Quyết định 822/QĐ-TTCP 2007 Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 822/QĐ-TTCP
Cơ quan ban hành: | Thanh tra Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 822/QĐ-TTCP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 25/04/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 25/4/2007, Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 822/QĐ-TTCP về việc ban hành Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra.
Theo đó, việc báo cáo công tác thanh tra được thực hiện cho các tháng trong năm trừ tháng 3, 6, 9 và 12. Nội dung báo cáo bao gồm: Kết quả thực hiện thanh tra; Kết quả thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo; Kết quả thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Kết quả thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nội dung khác (nếu có).
Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định khi phát sinh vụ việc mới, bất thường, nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, liên quan đến chính trị, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh phải có trách nhiệm báo cáo (Báo cáo đột xuất) với Tổng Thanh tra để chỉ đạo, phối hợp xử lý.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/05/2007.
Xem chi tiết Quyết định822/QĐ-TTCP tại đây
tải Quyết định 822/QĐ-TTCP
THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 822/QĐ-TTCP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA.
----------
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật Thanh tra, ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998, Luật sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra”.
Điều 2. Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quy định này.
Chánh Văn phòng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; quá trình thực hiện có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung báo cáo Tổng Thanh tra quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TỔNG THANH TRA |
QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 822/QĐ-TTCP ngày 25/4/2007 của Tổng Thanh tra)
Chương 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Báo cáo công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng (sau đây gọi chung là báo cáo công tác thanh tra) tại quy định này là văn bản tổng hợp phải phản ảnh đầy đủ kết quả hoạt động thanh tra của bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình, phải bảo đảm chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời mọi hoạt động về thanh tra kinh tế xã hội, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, xây dựng lực lượng và các hoạt động khác theo chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra bộ, ngành Trung ương (sau đây gọi chung là thanh tra bộ), thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là thanh tra tỉnh), thanh tra sở ngành, thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thanh tra ở xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Vụ trưởng, thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ; Chánh thanh tra các cấp, các ngành; chủ tịch UBND xã có trách nhiệm lập báo cáo công tác thanh tra gửi tổ chức thanh tra cấp trên và thủ trưởng cơ quan cùng cấp theo quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và theo quy định này.
Điều 3. Các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ báo cáo các nội dung thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Thanh tra tỉnh báo cáo toàn diện các nội dung công tác thanh tra theo phạm vi quản lý nhà nước; Thanh tra bộ báo cáo nội dung công tác thanh tra do Thanh tra bộ trực tiếp tổ chức thực hiện.
Điều 4. Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân và báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Phòng, chống tham nhũng.
Chương 2: NỘI DUNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 5. Báo cáo công tác thanh tra tháng (báo cáo tháng).
Thực hiện cho các tháng trong năm (trừ tháng 3, 6, 9 và tháng 12).
Nội dung báo cáo:
Kết quả thực hiện Luật Thanh tra, bao gồm:
Số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội triển khai trong tháng;
Số cuộc thanh tra kinh tế - xã hội kết thúc, ban hành kết luận trong tháng, kết quả cụ thể (phân theo từng lĩnh vực, phát hiện sai phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự. Lưu ý báo cáo cụ thể vụ việc vi phạm có liên quan đến tham nhũng, lãng phí). Nêu cụ thể kết quả chỉ đạo xử lý về thanh tra của cấp có thẩm quyền;
Kết quả thực hiện các kiến nghị về kinh tế, hành chính, hình sự;
Kết quả thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo, bao gồm:
Tình hình tiếp công dân của trụ sở tiếp dân, của chủ tịch UBND và của thủ trưởng các cấp, các ngành; số đoàn đông người trong tháng (báo cáo cụ thể từng đoàn và nội dung khiếu tố)
Tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, kiến nghị phản ảnh;
Kết quả xác minh, kết luận, quyết định giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền (số vụ, số vụ tổ chức đối thoại trước khi kết luận, kết quả đúng sai và quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền).
Tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo (báo cáo cụ thể tố cáo có liên quan tham nhũng).
Kết quả xác minh, kết luận, quyết định giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền (số vụ, số vụ tổ chức đối thoại trước khi kết luận, kết quả đúng sai và quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền).
Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo;
Kết quả thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (về kinh tế, hành chính, hình sự);
Kết quả thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
Tiếp nhận và xử lý đơn tố cáo liên quan đến tham nhũng (phân tích cụ thể theo lĩnh vực và đối tượng bị tố cáo);
Kết quả rà soát, ban hành văn bản phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng (số văn bản được rà soát, số văn bản phải chỉnh sửa, ban hnàh mới phải cụ thể theo từng lĩnh vực…)
Kết quả xử lý các vụ tham nhũng (kỳ trước chuyển tiếp, vụ việc mới phát hiện, kết quả xử lý về kinh tế, hành chính, hình sự…).
Số vụ việc liên quan đến tham nhũng ở địa phương, bộ ngành các cơ quan báo chí nêu và kết quả xử lý.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành. Báo cáo cụ thể lĩnh vực thanh tra, số đối tượng được thanh tra (tập thể, cá nhân, doanh nghiệp). Nội dung kiến nghị xử lý (về kinh tế, hành chính, hình sự). Kết quả thực hiện các kiến nghị thanh tra.
Nội dung khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra; những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị (nếu có).
Báo cáo công tác thanh tra tháng gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 của tháng lập báo cáo.
Điều 6. Báo cáo công tác thanh tra quý, năm:
1. Báo cáo công tác thanh tra quý: là báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra tháng 3 và quý I; báo cáo tháng 6 và 6 tháng (tháng 01 đến tháng 6); báo cáo tháng 9 và 9 tháng (tháng 01 đến tháng 9). Nội dung báo cáo công tác thanh tra quý, có đề cương và biểu mẫu báo cáo hướng dẫn kèm theo;
Báo cáo công tác thanh tra quý gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20 của tháng cuối quý.
2. Báo cáo năm: là báo cáo tổng kết công tác thanh tra (tháng 01 đến tháng 12). Nội dung báo cáo tổng kết, có đề cương và biểu mẫu báo cáo hướng dẫn kèm theo.
Báo cáo tổng kết công tác thanh tra gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo.
Điều 7. Báo cáo đột xuất.
Báo cáo đột xuất là báo cáo khi trên địa bàn (tỉnh, thành phố), lĩnh vực (bộ, ngành) quản lý phát sinh vụ việc mới, bất thường, nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, liên quan đến chính trị, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự liên quan trực tiếp tới chức năng, nhiệm vụ của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh phải có trách nhiệm báo cáo Tổng Thanh tra để chỉ đạo, phối hợp xử lý.
Nội dung báo cáo đốt xuất nêu ngắn gọn, cụ thể diễn biến sự việc, nguyên nhân phát sinh, các biện pháp xử lý đã áp dụng, kết quả xử lý và các kiến nghị, nội dung phải xin ý kiến phối hợp, chỉ đạo của Tổng Thanh tra.
Điều 8. Báo cáo chuyên đề.
1. Báo cáo chuyên đề là báo cáo nhằm tổng kết kết quả hoạt động của ngành về một lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, xây dựng lực lượng; Báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật về Thanh tra, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Nội dung báo cáo chuyên đề có hướng dẫn riêng khi có yêu cầu .
2. Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng và theo Quy chế thi đua khen thưởng của ngành Thanh tra.
Điều 9. Báo cáo chương trình công tác thanh tra.
Chánh thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh dự kiến chương trình công tác thanh tra năm sau của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 15 tháng 11 năm báo cáo.
Báo cáo chương trình công tác thanh tra của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh phải được Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh có quyết định phê duyệt.
Báo cáo chương trình công tác thanh tra hàng năm và báo cáo đăng ký, giao ước thi đua của thanh tra bộ, thanh tra tỉnh gửi về Thanh tra Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 của năm báo cáo.
Điều 10. Các báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo.
Theo yêu cầu của Ban Bí thư, Bộ chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương, Thanh tra Chính phủ yêu cầu thanh tra bộ, thanh tra tỉnh báo cáo bằng văn bản trong thời hạn nhanh nhất, hoặc Thanh tra Chính phủ có yêu cầu cụ thể thời hạn gửi báo cáo đối với các báo cáo tháng, báo cáo quý để phục vụ các kỳ họp của Quốc hội, của Chính phủ.
Điều 11. Báo cáo của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh gửi Thanh tra Chính phủ là bản chính có dấu và chữ ký của Chánh thanh tra bộ, thanh tra tỉnh. Các báo cáo phải kèm theo đấy đủ các biểu mẫu theo quy định cho từng loại báo cáo.
Điều 12. Nội dung và chế độ báo cáo của các vụ, đơn vị.
Vụ trưởng, thủ trưởng đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, hàng tuần phải có báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ trong tuần và kế hoạch công tác tuần sau của đơn vị gửi Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trước 14 giờ ngày thứ 6 hàng tuần.
Báo cáo công tác tháng, quý của các vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, nội dung kiểm điểm, đánh gia kết quả thực hiện theo kế hoạch được giao, những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xử lý, đồng thời xác định nhiệm vụ của tháng sau, quý sau.
Báo cáo tháng, báo cáo quý gửi Tổng Thanh tra (qua Văn phòng) trước ngày 20 của tháng báo cáo.
Điều 13. Thanh tra Chính phủ khuyến khích việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác thông tin, báo cáo công tác thanh tra.
Điều 14. Việc chấp hành những quy định về chế độ thông tin báo cáo, thời hạn báo cáo là tiêu chuẩn được xem xét khi bình xét các danh hiệu thi đua của các tổ chức thanh tra.
Chương 3: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Việc quản lý và sao chụp báo cáo.
Văn phòng Thanh tra Chính phủ xử lý theo quy định về quản lý công văn, tài liệu; có trách nhiệm sau chụp báo cáo công tác thanh tra khi có yêu cầu.
Việc quản lý và sử dụng báo cáo công tác thanh tra theo quy định pháp luật về bảo vệ tài liệu lưu trữ nhà nước.
Điều 16. Chánh thanh tra bộ, thanh tra tỉnh căn cứ quy định về chế độ thông tin, báo cáo này quy định cụ thể công tác thông tin báo cáo cho các tổ chức thanh tra bộ, ngành, địa phương mình.
Điều 17. Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, các vụ đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định này.
Các quy định báo cáo công tác thanh tra trước đây đều bãi bỏ./.
| TỔNG THANH TRA |
THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày tháng năm 2007 |
HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TTCP ngày / /2007 ban hành quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra)
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm nhiều bước có mối quan hệ mật thiết với nhau như:
- Tiếp dân, nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Xem xét, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền;
- Công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo,
Yêu cầu thông tin báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác về tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của từng cấp, từng ngành, theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện những vấn đề, bất cập phát sinh nhiều khiếu kiện, trong quá trình thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và đề xuất, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Báo cáo được lập từ cấp cơ sở lên Trung ương: xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), huyện, quận, sở (gọi chung là huyện), tỉnh, thành phố (gọi chung là tỉnh), bộ, ngành TW (gọi chung là bộ) và Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp, làm báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
Nội dung báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, các loại báo cáo về công tác khiếu tố định kỳ gồm:
Báo cáo quý (3 tháng),
Báo cáo 6 tháng,
Báo cáo 9 tháng,
Báo cáo 1 năm
Để đạt được yêu cầu thông tin, báo cáo chính xác số vụ việc và kết quả giải quyết ở mỗi cấp hành chính và ở mỗi ngành, thì mẫu biểu thống kê báo cáo phải được xây dựng phù hợp với tham mưu quyền quản lý nhà nước và thẩm quyền giải quyết của cấp, ngành đó. Cụ thể:
BÁO CÁO CỦA CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(gọi chung là cấp xã)
Gồm các thông tin sau:
I. Công tác giải quyết khiếu nại
1. Tiếp dân:
- Số lượt người được tiếp:
- Số đơn thư nhận và xử lý:
2. Giải quyết khiếu nại
a). Số vụ việc khiếu nại tiếp nhận trong tháng:
- Khiếu nại về hành chính:
- Khiếu nại về tư pháp:
b). Số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của xã:
- Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết:
- Số vụ việc đã xem xét, có quyết định giải quyết:
- Số quyết định giải quyết đã được thực hiện (kết thúc khiếu nại):
- Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên:
3. Chấp hành thời gian giải quyết
- Số vụ việc giải quyết đúng thời gian quy định:
- Số vụ việc giải quyết kéo dài (vượt quá thời gian quy định):
4. Số vụ việc được giải quyết thông qua hòa giải, (kết thúc khiếu nại):
5. Kết quả giải quyết:
6. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị: nêu những nội dung khiếu nại chủ yếu và những kiến nghị với cấp trên.
II. Công tác giải quyết tố cáo
1. Số đơn thư tố cáo (nhận trong kỳ):
Nội dung tố cáo
- Tham ô tài sản:
- Nhận hối lộ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi:
- Không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật:
- Các nội dung khác:
2. Giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được quyết định xem xét, giải quyết:
- Số đơn đã có kết luận giải quyết:
+ Số đơn tố cáo đúng:
+ Số đơn tố cáo có đúng, có sai:
+ Số đơn tố cáo sai:
3. Kết quả giải quyết:
- Thu hòi cho ngân sách nhà nước
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Thu hồi trả lại cho công dân:
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Kiến nghị xử lý hành chính (người):
- Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người):
4. Chấp hành quy định về giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được xem xét, kết luận giải quyết đúng thời gian:
- Số đơn xem xét giải, kết luận quyết kéo dài quá thời gian:
- Số đơn chưa được xem xét, kết luận:
5. Nhận xét, đánh giá những nội dung, tính chất và đối tượng cán bộ bị tố cáo chủ yếu;
6. Kiến nghị những biện pháp nhằn hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
BÁO CÁO CỦA CẤP HUYỆN, QUẬN
(gọi chung là cấp huyện)
Gồm các thông tin, báo cáo sau:
Phần 1. Tổng hợp chung kết quả giải quyết của cấp xã
Phần 2. Báo cáo kết quả giải quyết của cấp huyện
I. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại
1. Tiếp dân
- Số lượt người được tiếp:
- Số đoàn nhiều người khiếu nại cùng một nội dung:
- Số đơn thư nhận và xử lý:
2. Giải quyết khiếu nại
a) Tổng số vụ việc khiếu nại tiếp nhận (trong kỳ báo cáo):
- Số vụ việc khiếu nại mới phát sinh:
+ Khiếu nại về hành chính:
+ Khiếu nại về tư pháp:
- Số vụ việc tiếp khiếu (cấp xã đã có quyết định giải quyết):
b). Tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện:
- Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết (đang xem xét, kết luận):
- Số vụ việc đã xem xét, kết luận, có quyết định giải quyết:
+ Số vụ việc giải quyết lần đầu:
+ Số vụ việc cấp xã giải quyết đúng (đồng ý với quyết định giải quyết của cấp xã):
+ Số vụ việc cấp xã giải quyết có đúng, có sai:
+ Số vụ việc cấp xã giải quyết sai:
- Số quyết định giải quyết đã được thực hiện (kết thúc khiếu nại):
- Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên:
3. Chấp hành thời hạn giải quyết
- Số vụ việc giải quyết đúng thời gian quy định:
- Số vụ việc giải quyết kéo dài (vượt quá thời gian quy định):
4. Số vụ việc được giải quyết thông qua hòa giải hoặc giải thích (kết thúc khiếu nại):
5. Kết quả về kinh tế, xã hội, xử lý sai phạm thu được qua giải quyết khiếu nại (ghi rõ từng nội dung);
6. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị (nêu những nội dung khiếu nại chủ yếu và những kiến nghị với cấp trên).
II. Công tác giải quyết tố cáo
1. Số đơn thư tố cáo (nhận trong kỳ):
a). Số đơn tố cáo mới phát sinh:
b). Số đơn thư tố cáo cấp xã đã xem xét giải quyết (tiếp tục tố cáo):
Nội dung tố cáo
- Tham ô tài sản:
- Nhận hối lộ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi:
- Không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật:
- Các nội dung khác:
2. Giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được quyết định xem xét, giải quyết:
- Số đơn đã có kết luận giải quyết:
+ Số đơn tố cáo đúng:
+ Số đơn tố cáo có đúng, có sai:
+ Số đơn tố cáo sai:
- Số đơn thư cấp xã giải quyết đúng:
- Số đơn thư cấp xã giải quyết sai:
- Số đơn thư cấp xã giải quyết có đúng, có sai:
3. Kết quả giải quyết:
- Thu hồi cho ngân sách nhà nước
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Thu hồi trả lại cho công dân:
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Kiến nghị xử lý hành chính (người):
- Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người):
4. Chấp hành quy định về giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được xem xét, kết luận giải quyết đúng thời gian:
- Số đơn xem xét giải, kết luận quyết kéo dài quá thời gian:
- Số đơn chưa được xem xét, kết luận:
5. Nhận xét, đánh giá những nội dung, tính chất và đối tượng cán bộ bị tố cáo chủ yếu;
6. Kiến nghị những biện pháp nhằn hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
Phần 3. Nhận xét chung về tình hình chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo
BÁO CÁO CỦA CẤP SỞ, NGÀNH THUỘC TỈNH
(gọi chung là sở)
Gồm các thông tin sau:
I. Công tác giải quyết khiếu nại.
1. Tiếp dân
- Số lượt người được tiếp:
- Số đoàn nhiều người khiếu nại cùng một nội dung:
- Số đơn thư nhận và xử lý:
2. Giải quyết khiếu nại
a). Tổng số vụ việc khiếu nại tiếp nhận (trong kỳ báo cáo):
- Số vụ việc khiếu nại mới phát sinh:
- Số vụ việc tiếp khiếu (cấp huyện đã có quyết định giải quyết):
b). Số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết sở:
- Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết (đang xem xét, kết luận):
- Số vụ việc đã có quyết định giải quyết:
+ Số vụ việc giải quyết lần đầu:
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết đúng (đồng ý với quyết định giải quyết của cấp huyện):
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết có đúng, có sai:
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết sai:
- Số quyết định giải quyết đã được thực hiện (kết thúc khiếu nại):
- Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên:
3. Chấp hành thời hạn giải quyết
- Số vụ việc giải quyết đúng thời gian quy định:
- Số vụ việc giải quyết kéo dài (vượt quá thời gian quy định):
4. Số vụ việc được giải quyết thông qua hòa giải hoặc giải thích (kết thúc khiếu nại):
5. Kết quả về kinh tế, xã hội, xử lý sai phạm thu được qua giải quyết khiếu nại (ghi rõ từng nội dung);
6. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị (nêu những nội dung khiếu nại chủ yếu và những kiến nghị với cấp trên).
II. Công tác giải quyết tố cáo
1. Số đơn thư tố cáo (nhận trong kỳ):
Nội dung tố cáo
- Tham ô tài sản:
- Nhận hối lộ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi:
- Không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật:
- Các nội dung khác:
2. Giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được quyết định xem xét, giải quyết:
- Số đơn đã có kết luận giải quyết:
+ Số đơn tố cáo đúng:
+ Số đơn tố cáo có đúng, có sai:
+ Số đơn tố cáo sai:
3. Kết quả giải quyết:
- Thu hòi cho ngân sách nhà nước
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Thu hồi trả lại cho công dân:
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Kiến nghị xử lý hành chính (người):
- Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người):
4. Chấp hành quy định về giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được xem xét, kết luận giải quyết đúng thời gian:
- Số đơn xem xét giải, kết luận quyết kéo dài quá thời gian:
- Số đơn chưa được xem xét, kết luận:
5. Nhận xét, đánh giá những nội dung, tính chất và đối tượng cán bộ bị tố cáo chủ yếu;
6. Kiến nghị những biện pháp nhằn hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
BÁO CÁO CỦA CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỤC THUỘC TW
(gọi chung là cấp tỉnh)
Gồm các thông tin, báo cáo sau:
Phần 1. Tổng hợp chung báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại của cấp xã
Phần 2. Tổng hợp chung kết quả giải quyết của cấp huyện,
Phần 3. Tổng hợp chung kết quả giải quyết của cấp sở
Phần 4. Báo cáo kết quả giải quyết của cấp tỉnh
I. Công tác giải quyết khiếu nại
1. Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại
Số văn bản ban hành về công tác giải quyết khiếu nại (nếu có, ghi rõ tên, loại văn bản):
Kết quả tập huấn và tuyên truyền pháp luật về khiếu nại (ghi rõ số lớp và số lượt người, nếu có):
Kết quả kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của các cấp, ngành thuộc tỉnh (số đơn vị được kiểm tra):
2. Tiếp dân
- Số lượt người được tiếp:
- Số đơn thư nhận và xử lý:
3. Giải quyết khiếu nại
a). Tổng số vụ việc khiếu nại tiếp nhận (trong kỳ báo cáo):
- Số vụ việc khiếu nại mới phát sinh:
+ Khiếu nại về hành chính:
+ Khiếu nại về tư pháp:
- Số vụ việc tiếp khiếu (cấp huyện đã có quyết định giải quyết):
- Số vụ việc tiếp khiếu (cấp sở đã có quyết định giải quyết):
c). Số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh:
- Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết (đang xem xét, kết luận):
- Số vụ việc đã xem xét, kết luận, có quyết định giải quyết:
+ Số vụ việc giải quyết lần đầu:
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết đúng (đồng ý với quyết định giải quyết của cấp huyện):
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết có đúng, có sai (đồng ý với một trong các nôi dung quyết định giải quyết của cấp huyện):
+ Số vụ việc cấp huyện giải quyết sai (không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp huyện):
+ Số vụ việc cấp sở giải quyết đúng (đồng ý với quyết định giải quyết của cấp huyện):
+ Số vụ việc cấp sở giải quyết có đúng, có sai (đồng ý với một trong các nôi dung quyết định giải quyết của cấp sở):
+ Số vụ việc cấp sở giải quyết sai (không đồng ý với quyết định giải quyết của cấp sở):
- Số quyết định giải quyết đã được thi hành (kết thúc khiếu nại):
- Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên:
4. Chấp hành thời hạn giải quyết
- Số vụ việc giải quyết đúng thời gian quy định:
- Số vụ việc giải quyết kéo dài (vượt quá thời gian quy định):
5. Số vụ việc được giải quyết thông qua hòa giải hoặc giải thích (kết thúc khiếu nại):
6. Kết quả về kinh tế, xã hội, xử lý sai phạm thu được qua giải quyết khiếu nại (ghi rõ từng nội dung);
7. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị (nêu những nội dung khiếu nại chủ yếu và những kiến nghị với cấp trên).
II. Công tác giải quyết tố cáo
1. Số đơn thư tố cáo (nhận trong kỳ):
a). Số đơn tố cáo mới phát sinh:
b). Số đơn thư tố cáo cấp huyện đã xem xét, kết luận (tiếp tục tố cáo):
c). Số đơn thư tố cáo cấp sở đã xem xét kết luận (tiếp tục tố cáo):
Nội dung tố cáo
- Tham ô tài sản:
- Nhận hối lộ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi:
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi:
- Không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật:
- Các nội dung khác:
2. Giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được quyết định xem xét, giải quyết:
- Số đơn đã có kết luận giải quyết:
+ Số đơn tố cáo đúng:
+ Số đơn tố cáo có đúng, có sai:
+ Số đơn tố cáo sai:
- Số đơn thư cấp huyện giải quyết đúng:
- Số đơn thư cấp huyện giải quyết sai:
- Số đơn thư cấp huyện giải quyết có đúng, có sai:
- Số đơn thư cấp sở giải quyết đúng:
- Số đơn thư cấp sở giải quyết sai:
- Số đơn thư cấp sở giải quyết có đúng, có sai:
3. Kết quả giải quyết:
- Thu hồi cho ngân sách nhà nước
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Thu hồi trả lại cho công dân:
+ Số tiền (triệu đồng):
+ Tài sản khác (ghi rõ loại tài sản):
+ Đất, nhà (m2):
- Kiến nghị xử lý hành chính (người):
- Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người):
4. Chấp hành quy định về giải quyết đơn thư tố cáo
- Số đơn được xem xét, kết luận giải quyết đúng thời gian:
- Số đơn xem xét giải, kết luận quyết kéo dài quá thời gian:
- Số đơn chưa được xem xét, kết luận:
5. Nhận xét, đánh giá những nội dung, tính chất và đối tượng cán bộ bị tố cáo chủ yếu; nhận xét, đánh giá và tình hình chấp hành luật pháp về khiếu nại, tố cáo
6. Kiến nghị những biện pháp nhằn hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
Phần 5. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo
BỘ, NGÀNH (UBND TỈNH) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-TTr | Hà Nội, ngày tháng năm |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC THANH TRA (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng)
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của địa phương, bộ ngành tác động tới quá trình thực hiện công tác thanh tra năm ….
Nêu tóm tắt kết quả về công tác thanh tra, bao gồm:
+ Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành trong kỳ; tổng số cuộc đã kết thúc, trong đó số cuộc của năm trước chuyển sang; tổng số lượt công dân đã tiếp; tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh đã tiến nhận; tổng số vụ việc đã giải quyết…
+ Tổng số các sai phạm về kinh tế, trong đó nêu rõ số liệu sai phạm do tham nhũng, lãng phí, thất thoát…
+ Tổng số kiến nghị thu hồi về kinh tế cho nhà nước, cơ quan tổ chức và công dân; kiến nghị xử lý hành chính bao nhiêu cơ quan, tổ chức cá nhân; đề xuất bao nhiêu kiến nghị chấn chỉnh quản lý…
+ Vụ việc, người sai phạm kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Kết quả thu hồi về kinh tế, xử lý hành chính, xử lý hình sự.
I – Công tác thanh tra kinh tế xã hội.
Đánh giá chung:
- Công tác chỉ đạo lãnh đạo của bộ, ngành (UBND) trong việc xây dựng kế hoạch và xử lý kết quả thanh tra.
- Công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thanh tra.
- Đổi mới phương pháp, phong cách chỉ đạo thanh tra kinh tế - xã hội.
1- Kết quả chung:
+ Tổng số cuộc thanh tra được tiến hành (số cuộc theo kế hoạch, số cuộc đột xuất, số cuộc đang thực hiện, số cuộc kết thúc).
+ Số đơn vị được thanh tra, số đơn vị sai phạm.
+ Tổng số sai phạm về kinh tế, trong đó: Sai phạm do tham nhũng, sai phạm do lãng phí, sai phạm khác.
+ Kiến nghị xử lý, bao gồm:
- Về kinh tế: Tiền, ngoại tệ, đất đai và các tài sản khác;
- Về hành chính: Kiến nghị xử lý đối với người sai phạm và kiến nghị chấn chỉnh quản lý;
- Về hình sự: Số vụ việc và số người chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Kết quả xử lý trong đó:
- Số thu hồi về kinh tế;
- Số vụ, số người, số cơ sở đã bị xử lý hành chính và đối tượng bị xử lý, bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép,…
- Số kiến nghị chấn chỉnh quản lý đã thực hiện, bao gồm: hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản; sửa chữa, khắc phục các tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình quản lý …
- Số vụ, số người đã xử lý hành chính.
2- Kết quả thanh tra theo các lĩnh vực:
Tài chính
Tín dụng ngân hàng
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý sử dụng đất đai
Văn hóa
Y tế
Giáo dục
Thực hiện chính sách lao động xã hội
An ninh, quốc phòng
Lĩnh vực khác (nếu có)
Các lĩnh vực trên phải nêu rõ số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra, số đơn vị có sai phạm và các sai phạm điển hình, kiến nghị xử lý (kinh tế, hành chính, hình sự), kết quả xử lý… Trong từng lĩnh vực cụ thể cần căn cứ vào tình hình và kết quả thanh tra, cung cấp thêm thông tin, số liệu cần thiết khác để làm rõ đặc điểm của kết quả thanh tra về lĩnh vực đó.
Ví dụ: lĩnh vực quản lý XDCB cần cung cấp thêm công trình được thanh tra, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình được thanh tra …; Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai cần phân biệt riêng sai phạm đối với đất đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp…;
Các lĩnh vực Y tế, Văn hóa, Môi trường chỉ nêu kết quả thanh tra kinh tế xã hội trên từng lĩnh vực. Kết quả thanh tra chuyên ngành báo cáo theo mục 4.
3- Kết quả thanh tra chuyên đề diện rộng (nếu có):
Nêu tóm tắt kết quả tổ chức, thực hiện từng cuộc thanh tra chuyên đề đã được tiến hành.
4. Thanh tra chuyên ngành theo chức năng quản lý của ngành, lĩnh vực (báo cáo của Thanh tra bộ, ngành cần đánh giá địa phương trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Bộ).
- Tổng số cuộc thanh tra chuyên ngành (nêu rõ tại bao nhiêu đơn vị và từng lĩnh vực cụ thể);
- Kiến nghị xử phạt hành hành chính (về kinh tế; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép,…).
II- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đánh giá khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo trong kỳ (tăng, giảm); nêu vụ việc điển hình, nguyên nhân; Việc chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền về tiếp dân, giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
1- Tình hình công tác tiếp dân:
Số lượt công dân đã tiếp; những vấn đề nổi cộm, điển hình phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo; kết quả xử lý các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của công dân.
Trong đó nêu rõ số lượt tiếp dân của các cấp (cấp tỉnh; cấp huyện, thị; cấp xã, phường, thị trấn); của lãnh đạo UBND các cấp; của thanh tra.
2- Tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại:
- Tình hình khiếu nại:
+ Tổng số đơn khiếu nại nhận được, đơn tồn kỳ trước chuyển sang; tăng giảm bao nhiêu so với kỳ trước; số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý hành chính, tăng giảm bao nhiêu % so với kỳ trước; số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị xã hội, tăng giảm bao nhiêu so với kỳ trước.
+ Các vụ khiếu nại phức tạp, đông người (nếu có);
+ Đánh giá, nhận xét về tình hình khiếu nại trong kỳ.
- Kết quả giải quyết khiếu nại: Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết/ tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ bao nhiêu %; tỷ lệ khiếu nại đúng, sai, có đúng có sai; Quyết định giải quyết đã được thi hành, chưa được thi hành; những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết.
3- Tình hình tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo:
- Tình hình tố cáo:
+ Tổng số đơn tố cáo nhận được, đơn tồn kỳ trước chuyển sang; tăng giảm bao nhiêu so với kỳ trước; số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý hành chính, tăng giảm bao nhiêu % so với kỳ trước; số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị xã hội, tăng giảm bao nhiêu so với kỳ trước.
+ Các vụ tố cáo phức tạp, đông người (nếu có);
+ Đánh giá, nhận xét về tình hình tố cáo trong kỳ.
- Kết quả giải quyết tố cáo: Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết / Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ bao nhiêu %; tỷ lệ tố cáo đúng, sai, có đúng có sai; quyết định giải quyết đã được thi hành, chưa được thi hành; những vụ tố cáo thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết;
- Qua thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho bao nhiêu người, số tiền, vàng bạc, đất đai và tài sản khác trả lại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; số người vi phạm bị xử lý;
- Nhận xét, đánh giá về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền.
4- Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
+ Tiến hành bao nhiêu cuộc thanh tra, kiểm tra ở đơn vị nào.
+ Tình hình thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo ở các đơn vị được thanh tra.
III- Công tác chống tham nhũng.
1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền.
2- Việc rà soát các văn bản liên quan đến phòng chống tham nhũng.
3- Tình hình công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; kết quả thực hiện các biện pháp chống tham nhũng.
4- Các vụ tham nhũng đã phát hiện (nêu các vụ tham nhũng điển hình).
5- Kết quả xử lý các hành vi tham nhũng.
6- Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất hướng giải quyết.
7- Đánh giá chung kết quả đạt được trong kỳ báo cáo.
IV- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng.
1- Công tác xây dựng, hướng dẫn, thực hiện pháp luật và nghiệp vụ thanh tra;
2- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra;
3- Đánh giá số lượng, chất lượng công chức thanh tra thuộc phạm vi quản lý của địa phương, ngành mình.
V- Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra.
- Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện quyền thanh tra, quản lý công tác khiếu nại, tố cáo và công tác chống tham nhũng 6 tháng đầu năm;
- Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, ổn định trật tự kỷ cương của địa phương và ngành mình như thế nào; nhận xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra.
Phần 2: Nhiệm vụ công tác thanh tra 6 tháng cuối năm
1- Nhiệm vụ công tác thanh tra;
2- Nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
3- Nhiệm vụ công tác chống tham nhũng;
4- Nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng lực lượng;
5- Công tác khác (nếu có).
Nơi nhận: | CHÁNH THANH TRA |
NGÀNH (UBND TỈNH) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-TTr | Hà Nội, ngày tháng năm |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THANH TRA NĂM ….
Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch của địa phương, bộ ngành tác động tới quá trình thực hiện công tác thanh tra năm ….
Phần thứ 1 – Kết quả thực hiện công tác thanh tra năm …
A- Tổng hợp kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành trong năm; tổng số cuộc đã kết thúc, trong đó số cuộc của năm trước chuyển sang; tổng số lượt công dân đã tiếp; tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh đã tiến nhận; tổng số vụ việc đã giải quyết…
+ Tổng số các sai phạm về kinh tế, trong đó nêu rõ số sai phạm do tham nhũng, lãng phí, thất thoát…
+ Tổng số kiến nghị thu hồi về kinh tế cho nhà nước, cơ quan tổ chức và công dân; kiến nghị xử lý hành chính bao nhiêu cơ quan, tổ chức cá nhân; đề xuất bao nhiêu kiến nghị chấn chỉnh quản lý…
+ Vụ việc, người sai phạm kiến nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Kết quả thu hồi về kinh tế, xử lý hành chính, xử lý hình sự.
B- Kết quả thực hiện công tác thanh tra.
I – Công tác thanh tra kinh tế xã hội.
Đánh giá chung:
- Công tác chỉ đạo lãnh đạo của bộ, ngành (UBND) trong việc xây dựng kế hoạch và xử lý kết quả thanh tra.
- Công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thanh tra.
- Đổi mới phương pháp, phong cách chỉ đạo thanh tra kinh tế - xã hội.
1- Tổng hợp kết quả thanh tra.
+ Tổng số cuộc thanh tra được tiến hành (số cuộc theo kế hoạch, số cuộc đột xuất, số cuộc đang thực hiện, số cuộc kết thúc);
+ Số đơn vị được thanh tra, số đơn vị sai phạm;
+ Tổng số sai phạm về kinh tế, trong đó: Sai phạm do tham nhũng, sai phạm do lãng phí, sai phạm khác;
+ Kiến nghị xử lý, bao gồm:
- Về kinh tế: Tiền, ngoại tệ, đất đai và các tài sản khác;
- Về hành chính: Kiến nghị xử lý đối với người sai phạm và kiến nghị chấn chỉnh quản lý;
- Về hình sự: Số vụ việc và số người chuyển cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Kết quả xử lý, trong đó:
- Số thu hồi về kinh tế;
- Số vụ, số người, số cơ sở đã bị xử lý hành chính và đối tượng bị xử lý, bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép,…
- Số kiến nghị chấn chỉnh quản lý đã thực hiện, bao gồm: hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản; sửa chữa, khắc phục các tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình quản lý …
- Số vụ, số người đã xử lý hành chính.
2- Kết quả thanh tra theo các lĩnh vực thực hiện trong năm:
Tài chính
Tín dụng ngân hàng
Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý sử dụng đất đai
Văn hóa
Y tế
Giáo dục
Thực hiện chính sách lao động xã hội
An ninh, quốc phòng
Lĩnh vực khác (nếu có)
Từng lĩnh vực trên phải nêu rõ: số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra, số đơn vị có sai phạm và các sai phạm điển hình, kiến nghị xử lý (kinh tế, hành chính, hình sự), kết quả xử lý… Trong từng lĩnh vực cụ thể cần căn cứ vào tình hình và kết quả thanh tra, cung cấp thêm thông tin, số liệu cần thiết khác để làm rõ đặc điểm của kết quả thanh tra về lĩnh vực đó.
Ví dụ: lĩnh vực quản lý XDCB cần cung cấp thêm công trình được thanh tra, số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công trình được thanh tra …; Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai cần phân biệt riêng sai phạm đối với đất đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp…;
Các lĩnh vực Y tế, Văn hóa, Môi trường chỉ nêu kết quả thanh tra kinh tế xã hội trên từng lĩnh vực. Kết quả thanh tra chuyên ngành báo cáo theo mục 4.
3- Kết quả thanh tra chuyên đề:
Nêu tóm tắt kết quả tổ chức, thực hiện từng cuộc thanh tra chuyên đề theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên (nếu có).
4. Thanh tra chuyên ngành theo chức năng quản lý của ngành, lĩnh vực (báo cáo của Thanh tra bộ, ngành cần đánh giá địa phương trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo chỉ đạo của Bộ).
- Tổng số cuộc thanh tra chuyên ngành (nêu rõ tại bao nhiêu đơn vị và từng lĩnh vực cụ thể);
- Kiến nghị xử phạt hành hành chính (về kinh tế; đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép,…).
II- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đánh giá khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo trong năm (tăng, giảm); nêu vụ việc điển hình, nguyên nhân; Việc chỉ đạo của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền về tiếp dân, giải quyết quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
1- Tình hình công tác tiếp dân:
Số lượt công dân đã tiếp; những vấn đề nổi cộm, điển hình phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo; kết quả xử lý các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của công dân.
Trong đó nêu rõ số lượt tiếp dân của các cấp (cấp tỉnh; cấp huyện, thị; cấp xã, phường, thị trấn); của lãnh đạo UBND các cấp.
2- Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
- Tình hình khiếu nại:
+ Tổng số đơn khiếu nại nhận được, đơn tồn năm trước chuyển sang; tăng giảm bao nhiêu so với năm trước; số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý hành chính, tăng giảm bao nhiêu % so với năm trước; số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị xã hội, tăng giảm bao nhiêu so với năm trước.
+ Các vụ khiếu nại phức tạp, đông người (nếu có);
+ Đánh giá, nhận xét về tình hình khiếu nại.
- Kết quả giải quyết khiếu nại: Tổng số vụ khiếu nại đã giải quyết/ tổng số vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ bao nhiêu %; tỷ lệ khiếu nại đúng, sai, có đúng có sai; Quyết định giải quyết đã được thi hành, chưa được thi hành; những vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết.
3- Tình hình tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo:
- Tình hình tố cáo:
+ Tổng số đơn tố cáo nhận được, đơn tồn năm trước chuyển sang; tăng giảm bao nhiêu so với năm trước; số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan quản lý hành chính, tăng giảm bao nhiêu % so với năm trước; số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tư pháp, tổ chức chính trị xã hội, tăng giảm bao nhiêu so với năm trước.
+ Các vụ tố cáo phức tạp, đông người (nếu có);
+ Đánh giá, nhận xét về tình hình tố cáo.
- Kết quả giải quyết tố cáo: Tổng số vụ tố cáo đã giải quyết / Tổng số vụ tố cáo thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ bao nhiêu %; tỷ lệ tố cáo đúng, sai, có đúng có sai; quyết định giải quyết đã được thi hành, chưa được thi hành; những vụ tố cóa thuộc thẩm quyền còn tồn đọng, đề xuất biện pháp giải quyết;
- Qua thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đã minh oan cho bao nhiêu người, số tiền, vàng bạc, đất đai và tài sản khác trả lại cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; số người vi phạm bị xử lý;
- Nhận xét, đánh giá về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền.
4- Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo:
+ Nêu tình hình triển khai thực hiện chuyên đề thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.
+ Tiến hành bao nhiêu cuộc thanh tra, kiểm tra ở đơn vị nào.
+ Tình hình thực hiện các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo ở các đơn vị được thanh tra.
5- Công tác đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo:
+ Tổ chức bao nhiêu cuộc đối thoại trực tiếp;
+ Số vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết thông qua công tác đối thoại.
6- Kết quả tình hình thực hiện các Quyết định của UBND tỉnh:
+ Tổng số Quyết định còn tồn đầu kỳ
+ Tổng số Quyết định phát sinh trong kỳ
+ Tổng số Quyết định đã thực hiện xong trong kỳ
+ Tổng số Quyết định còn tồn trong kỳ. Trong đó:
* Tổng số Quyết định đang tống đạt
* Tổng số Quyết định đang thực hiện còn vướng mắc
* Tổng số Quyết định chưa thực hiện
III- Công tác chống tham nhũng.
1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật phòng chống tham nhũng của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền.
2- Việc rà soát các văn bản liên quan đến phòng chống tham nhũng.
3- Tình hình công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; kết quả thực hiện các biện pháp chống tham nhũng.
4- Các vụ tham nhũng đã phát hiện (nêu các vụ tham nhũng điển hình).
5- Kết quả xử lý các hành vi tham nhũng.
6- Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng; đề xuất hướng giải quyết.
7- Đánh giá chung kết quả đạt được trong kỳ báo cáo.
IV- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng.
1- Công tác xây dựng, hướng dẫn, thực hiện pháp luật và nghiệp vụ thanh tra;
2- Công tác tổ chức xây dựng lực lượng: xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tra;
3- Đánh giá số lượng, chất lượng công chức thanh tra thuộc phạm vi quản lý của địa phương, ngành mình.
V- Đánh giá kết quả thực hiện công tác thanh tra.
- Đánh giá ưu điểm, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, thực hiện quyền thanh tra, quản lý công tác khiếu nại, tố cáo và công tác chống tham nhũng;
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác thanh tra năm….;
- Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, ổn định trật tự kỷ cương của địa phương và ngành mình như thế nào; nhận xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra.
- Kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác thanh tra năm …
Phần 2: Nhiệm vụ công tác thanh tra năm …
1- Nhiệm vụ công tác thanh tra;
2- Nhiệm vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
3- Nhiệm vụ công tác chống tham nhũng;
4- Nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng lực lượng;
5- Công tác khác (nếu có).
Nơi nhận: | CHÁNH THANH TRA |
.
THANH TRA ….
TỔNG HỢP KẾT QUẢ THANH TRA KINH TẾ, XÃ HỘI
(kèm theo báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm)
Biểu số 01
STT | LĨNH VỰC
DIỄN GIẢI NỘI DUNG | ĐƠN VỊ TÍNH | DỰ ÁN ĐẦU TƯ, XDCB | QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI | QUẢNLÝ NSNN& TÍN DỤNGNGÂN HÀNG | TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP | GIÁO DỤC, YTẾ. VĂN HÓA, TDTT | CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG, XÃ HỘI | GHI CHÚ | |||||
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU | ĐẦU TƯ TỪ NSNN | DN TỰ ĐẦU TƯ | ….. | CẤP GIẤY CN QSDĐD | KHU ĐÔ THỊ, KHU CN | ……… | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A. TRIỂN KHAI | ||||||||||||||
1 | Tổng số | Cuộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Theo kế hoạch | Cuộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đột xuất | Cuộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đã kết luận | Cuộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 Số đơn vị thanh tra |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
| - DNNN, |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CTCP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| DNTN&CTTNHH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sở, ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quận, huyện.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xã, phường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 Số đơn vị có sai phạm | ||||||||||||||
| - DNNN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CTCP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| DNTN&CTTNHH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Sở, ngành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Quận, huyện.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xã, phường… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. KẾT QUẢ THANH TRA. | ||||||||||||||
I | Sai phạm kinh tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Phát hiện sai phạm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Tiền (VNĐ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | USD |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 | …(ngoại tệ khác) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | - Sử dụng sai mục đích |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | - Trốn, lậu thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c | - Thu sai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d | - Chi sai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
e | - Tham ô |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… | ……. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Kiến nghị xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | - Điều chỉnh dự toán, quyết toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | - Ghi thu, ghi chi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | - Thu về ngân sách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 | - Thu về DN, TT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… | ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Kết quả xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Đã thu hồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2 | Điều chỉnh DT, QT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Đất đai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II.1 | Sai phạm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a | - Đất đô thị, đất ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b | - N,Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II.2 | Kiến nghị xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Thu hồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + đất đô thị, đất ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + Nông, lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đưa vào quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + đất đô thị, đất ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + Nông, lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II.3 | Kết quả xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Đã thu hồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + đất đô thị, đất ở |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| + Nông, lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | Xử lý hành chính | Người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III.1 | Kiến nghị(*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cán bộ huyện QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CB. diện tỉnh QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CB. diện TW QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III.3 | Đã xử lý(*) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Cán bộ huyện QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CB. diện tỉnh QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - CB. diện TW QL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | Xử lý hình sự |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV.1 | Kiến nghị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - số người. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV.2 | Đã xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - số người. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Trong báo cáo chi tiết phải nêu đầy đủ hình thức xử lý hành chính theo các đối tượng của cấp quản lý.
| …………..Ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | CHÁNH THANH TRA |
THANH TRA …………………..TỔNG HỢP VỤ VIỆC THAM NHŨNG QUA KẾT QUẢ THANH TRA, GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
(Kèm theo báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, báo cáo năm)
Biểu số 2
STT | Tên cơ quan đơn vị hoặc cá nhân vi phạm | Tên cơ quan đơn vị phát hiện vi phạm | Chức vụ (cá nhân vi phạm) | Đơn vị công tác | Đảng viên | Phát hiện sai phạm | Nội dung vi phạm | Hình thức kỷ luật | Ghi chú | ||
Hình thức | Giá trị tài sản | Kiến nghị hình thức xử lý | Kết quả xử lý | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …………..Ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | CHÁNH THANH TRA |
THANH TRA …………………..KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỐNG THAM NHŨNG NĂM …..
(Kèm theo báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, báo cáo năm)
Biểu số 3
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Tham nhũng | Buôn lậu | |||||
Tham ô | Hối lộ | Cố ý làm trái | Lãng phí | Tổng cộng | Vụ | Tiền | |||
1 | Số vụ tham nhũng | Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Số người tham nhũng | người |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Số tiền và tài sản: |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền VNĐ | Tr đ |
|
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
|
| - Đất | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Số tài sản phải thu hồi |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền VNĐ | Tr đ |
|
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
|
| - Đất | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Số tiền, tài sản đã thu |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền VNĐ | Tr đ |
|
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
|
| - Đất | m2 |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Số người đã kiến nghị xử lý hành chính | người |
|
|
|
|
|
|
|
7 | Số người đã xử lý hành chính, trong đó: | người |
|
|
|
|
|
|
|
| Cán bộ cấp Trung ương quản lý | người |
|
|
|
|
|
|
|
| Cán bộ cấp tỉnh quản lý | người |
|
|
|
|
|
|
|
| Cán bộ cấp huyện quản lý | người |
|
|
|
|
|
|
|
| Công chức, viên chức khác | người |
|
|
|
|
|
|
|
8 | Số vụ chuyển xử lý hình sự | Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
| Số người chuyển xử lý hình sự | Người |
|
|
|
|
|
|
|
9 | Số vụ đã được xử lý hình sự | Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
| Số người đã được xử lý hình sự | Người |
|
|
|
|
|
|
|
| …………..Ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | CHÁNH THANH TRA |
BÁO CÁO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(sử dụng cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm)
Biểu số 4
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Cấp xã | Cấp huyện | Cấp sở, ngành | Cấp tỉnh | Ghi chú |
I | Công tác giải quyết khiếu nại |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số văn bản về quản lý, chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo được ban hành | Văn bản |
|
|
|
|
|
|
| - Tập huấn, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo | người |
|
|
|
|
|
|
| - Kiểm tra trách nhiệm về thực hiện Luật KNTC | Đơn vị |
|
|
|
|
|
|
2 | Công tác tiếp dân |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số lượt người được tiếp | người |
|
|
|
|
|
|
| - Số đoàn nhiều người | Đoàn |
|
|
|
|
|
|
| Tổng số vụ việc khiếu nại nhận (trong kỳ b/c) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc khiếu nại mới phát sinh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết (tiếp khiếu) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Khiếu nại về hành chính | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Khiếu nại về tư pháp | Vụ |
|
|
|
|
|
|
3 | Công tác giải quyết khiếu nại |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc giải quyết lần đầu | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã kết luận và có QĐ giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết đúng (nhất trí với QĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết có đúng, có sai (nhất trí với một phần QĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết sai (không nhất trí vớiQĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số quyết định giải quyết đã được thi hành (kết thúc khiếu nại) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết bằng biện pháp hòa giải, thuyết phục (kết thúc khiếu nại) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
4 | Chấp hành thời gian giải quyết theo quy định |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết đúng và trước thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết chậm, vượt quá thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
II | Công tác giải quyết tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số đơn, thư tố cáo (vụ việc) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo tham ô, chiếm đoạt tài sản nhà nước | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc đưa, nhận hối lộ | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc lợi dung chức vụ, quyền hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc không thực hiện đúng chức trách | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc bao che hành vi vi phạm pháp luật | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo các nội dung khác | Vụ |
|
|
|
|
|
|
2. | Giải quyết tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc tố cáo mới phát sinh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có quyết định tiến hành xác minh, kết luận | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có kết luận, quyết định giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo đúng | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo có đúng, có sai | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo sai | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết đúng (đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết có đúng, có sai (đồng ý một phần với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết sai (không đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc chưa quyết định tiến hành xác minh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
3. | Kết quả giải quyết |
|
|
|
|
|
|
|
| Thu hồi cho nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền VN đồng | Tr. đồng |
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
| - Đất, nhà | m2 |
|
|
|
|
|
|
| - Kiến nghị xử lý sai phạm | người |
|
|
|
|
|
|
| + Xử lý hành chính | người |
|
|
|
|
|
|
| + Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người) | người |
|
|
|
|
|
|
| Thu hồi cho tập thể, cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền (VN đồng) | Tr. đồng |
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
| - Đất, nhà | m2 |
|
|
|
|
|
|
4. | Chấp hành quy định về trách nhiệm giải quyết |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết đúng thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết không đúng thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| …………..Ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | CHÁNH THANH TRA |
Ghi chú: Căn cứ yêu cầu thông tin, báo cáo trên, Thanh tra các tỉnh, thành phố hướng dẫn cấp huyện, sở lập báo cáo ở từng cấp
BÁO CÁO CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
(sử dụng cho cấp bộ, ngành TW báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và báo cáo năm)
Biểu số 5
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn vị thuộc bộ | Cấp sở | Cấp tỉnh | Cấp bộ | Ghi chú |
I | Công tác giải quyết khiếu nại |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số văn bản về quản lý, chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo được ban hành | Văn bản |
|
|
|
|
|
|
| - Tập huấn, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo | người |
|
|
|
|
|
|
| - Kiểm tra trách nhiệm về thực hiện Luật KNTC | Đơn vị |
|
|
|
|
|
|
2 | Công tác tiếp dân |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số lượt người được tiếp | người |
|
|
|
|
|
|
| - Số đoàn nhiều người | Đoàn |
|
|
|
|
|
|
| Tổng số vụ việc khiếu nại nhận (trong kỳ b/c) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc khiếu nại mới phát sinh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết (tiếp khiếu) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
3 | Công tác giải quyết khiếu nại |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có quyết định thụ lý giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc giải quyết lần đầu | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã kết luận và có QĐ giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết đúng (nhất trí với QĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết có đúng, có sai (nhất trí với một phần QĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới giải quyết sai (không nhất trí vớiQĐ giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số quyết định giải quyết đã được thi hành (kết thúc khiếu nại) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tiếp khiếu lên cấp trên | Vụ |
|
|
|
|
|
|
4 | Chấp hành thời gian giải quyết theo quy định |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết đúng và trước thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết chậm, vượt quá thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
II | Công tác giải quyết tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số đơn, thư tố cáo (vụ việc) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo tham ô, chiếm đoạt tài sản nhà nước | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc đưa, nhận hối lộ | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc lợi dung chức vụ, quyền hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc không thực hiện đúng chức trách | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo việc bao che hành vi vi phạm pháp luật | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Tố cáo các nội dung khác | Vụ |
|
|
|
|
|
|
2. | Giải quyết tố cáo |
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc tố cáo mới phát sinh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| + Số vụ việc cấp dưới đã giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có quyết định tiến hành xác minh, kết luận | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc đã có kết luận, quyết định giải quyết | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo đúng | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo có đúng, có sai | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc tố cáo sai | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết đúng (đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết có đúng, có sai (đồng ý một phần với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc cấp dưới giải quyết sai (không đồng ý với kết luận, quyết định giải quyết của cấp dưới) | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc chưa quyết định tiến hành xác minh | Vụ |
|
|
|
|
|
|
3. | Kết quả giải quyết |
|
|
|
|
|
|
|
| Thu hồi cho nhà nước |
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền VN đồng | Tr. đồng |
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
| - Đất, nhà | m2 |
|
|
|
|
|
|
| - Kiến nghị xử lý sai phạm | người |
|
|
|
|
|
|
| + Xử lý hành chính | người |
|
|
|
|
|
|
| + Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra (vụ/người) | người |
|
|
|
|
|
|
| Thu hồi cho tập thể, cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
| - Tiền (VN đồng) | Tr. đồng |
|
|
|
|
|
|
| - Ngoại tệ | USD |
|
|
|
|
|
|
| - Đất, nhà | m2 |
|
|
|
|
|
|
4. | Chấp hành quy định về trách nhiệm giải quyết |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết đúng thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| - Số vụ việc giải quyết không đúng thời hạn | Vụ |
|
|
|
|
|
|
| …………..Ngày tháng năm |
NGƯỜI LẬP BIỂU | CHÁNH THANH TRA |
THE GOVERNMENT INSPECTORATE | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No.822/QD-TTCP | Hanoi,April 25,2007 |
DECISION
ISSUINGREGULATIONONREGIME OF INSPECTION REPORTS
GENERAL INSPECTOR
Pursuant to the Law on Inspection,dated June15,2004;
Pursuant to the Law on Complaints and Denunciations dated December02,1998,the Law Amending, Supplementing the Law on Complaints and Denunciations in2004and2005;
Pursuant to the Prevention of Corruption dated November 29, 2005;
Pursuant to Decree No.55/2005/ND-CP dated April 25, 2005 of the Government regulating functions, duties, powers and apparatus organizational structure of the Government Inspectorate;
At the proposal of the Chief Inspector to the Government Inspectorate Office,
DECIDES:
Article 1.Issue together with this Decision the "Regulationonregime of inspection reports."
Article 2.Chief Inspectorof Ministries, Ministerial-level agencies, Governmentalagencies;Chief Inspectorsof provinces and cities directly under the Central Government;and the heads of departments and units under the Inspectorate of Government shall be responsible fortheimplementation ofthisprovisions.
Chief Officer ofInspectorate of Government shall be responsible for guidingandinspectingthe implementation;during theimplementationif anyproblems need tobeamendedand supplemented, it should be reported tothe Inspector Generalfordecision.
Article 3.This Decision shall take effect 15 days afteritssigningdate./.
| GENERAL INSPECTOR |
PROVISIONS
ONREGIME OF INSPECTION REPORT
(Issuing together with Decision No: 822/QD-TTCPdated25/4/2007of General Inspector)
Chapter1:
GENERAL PROVISIONS
Article 1.Reportof inspection,reception ofpeople, settlement ofcomplaints and denunciations, theprevention ofcorruption (hereinafter referred to as the inspection report) in this regulation is asummary documentto reflectfullythe results of inspection activities of ministries,branches,provinces and cities directly under the Central Government,ofthe agencies and units under themanagementof theirbranches and localities; it mustensure accuracy, objectivity, completeness, timelinessof allinspection activities on economyand society,people reception, settlement ofcomplaints and denunciations and the preventionofcorruption;build forces and other activities according to their functions and tasks of theinspectionorganizations of ministries and central branches(hereinafter referred to as theministerialinspection), inspections of provinces and cities under central authority (hereinafter referred to as the provincial inspector), inspectionofdepartments,branches;inspectionof urban and ruraldistricts, towns and provincially-run cities andinspectionin communes, wards and townships.
Article 2.Directors, Heads of units of the Government Inspectorate;Chief inspectorsat all levels andbranches; chairmenof commune People’s Committeesshallbe responsible formakingthe inspection reportsandsending to thesuperior inspection organizations and the heads of theagencies at the same level asprovided for by law for inspection, complaints and denunciations and preventionofcorruption and under this provision.
Article 3.The units of the Government Inspectorate report contentsof implementation according tothe functions and tasks assigned;provincial inspectorates report full contents ofinspection under the jurisdiction of state; ministerialinspectoratereports contents ofinspectiondirectlyimplementedbythis agency.
Article 4.Ministers,provincial People’s Committeesreport the receptionof peopleand settlement of complaints and denunciations of citizens and report results ofimplementingthe preventionofcorruption in accordance withprovisions ofthe Law on Complaints and Denunciations;and the Law on thePreventionof Corruption.
Chapter2:
CONTENTS AND REGIME OF REPORT
Article 5.Monthly inspection report (monthlyreport).
Made for the monthsof the year (exceptforMarch,June,Septemberand December).
Contents of the report:
Results of implementation of the Inspection Law, include:
Number oftheeconomic and social inspections deployedina month;
Number oftheeconomic and social inspections ended, issuance of conclusionin inthe month,specificresults (by each field, detection of violationsand proposal of handlingmeasures for economy, administration, crime.In particular, it should reportspecifically theviolations related to corruption and waste). Specify the resulttodirect the inspectionhandling ofthe competent authority;
The results of implementing the proposals on economy, administration, crime;
The results of implementing the Law on Complaints and Denunciations, include:
The situationof reception ofcitizens of thepeoplereceptionheadquarters,ofthe chairmenof People’s Committeesand the heads of all levels and sectors;number of delegationsofcrowdedpeople in a month (report specificallyeachdelegation andthe contentof complaints anddenunciations).
To receive and handlewrittencomplaints and petitions;
Verification results, conclusions and decisions of handling complaints under thejurisdiction(number of cases, number ofcases organized fordialoguebefore the conclusion, right and wrong results and settlement decisions of competent authorities).
To receive and handlewritten denunciations(specific reportson the denunciationsrelated to corruption).
Verification results, conclusions and decisions of handlingdenunciationsunder thejurisdiction(number of cases, number ofcases organized fordialoguebefore the conclusion, right and wrong results and settlement decisions of competent authorities).
Resultsof inspection,examination ofthe implementation of the Law on Complaints and Denunciations;
The results of implementing the decisionsto settle complaints and denunciations (economy, administration, crime);
Results of implementation of theLaw on Prevention of Corruption, include:
To receive and handlewrittendenunciations related to corruption (specific analysisby each fieldand subjectsdenunciated);
Results of review and issuance of documents for the preventionofcorruption (number of documents under review, number of documentsrequiredto edit, the newissuance must bespecific to eachfield...).
Resultsofdealing with corruption cases (transitionfrom the previous period, the detectionofnew case,handling resultsof economy, administration, crime...).
The number of cases related to corruption inthelocalities, ministries, branches,press agencies mentioned and handling results.
Results of implementation of specialized inspection tasks under the state management function of ministries, branches.Reportspecifically thefieldofinspection, thenumber ofinspected objects(group, individual,enterprise). Items recommended for treatment (economy, administration, crime). The results of implementing the inspection proposal.
Other contentsrelated to organizationand inspection activities; the difficulties and problems and recommendations (if any).
Monthly inspection reportshall besenttothe Government Inspectorate beforethe20thday of thereportmonth.
Article 6.Quarterly and annualinspection report:
1.Quarterlyinspection report:isa summary report on the inspection resultsofMarch and the first quarter, reportofJune and 6 months (from Januaryto June), reportofSeptember and 9 months (January to December). Contents of thequarterly inspection reportwiththe outline and report formstogetherwith instructions;
Thequarterly inspection reportshall besenttothe Government Inspectorate before before 20thof the lastmonth of the quarter.
2. Annual reports:isa summary report of inspection (Januaryto December). Contents of thesummaryreportwiththe outline and report formstogetherwith instructions.
Summary report on the inspection submitted to the Government Inspector before December 15 of report year.
Article 7. Irregular reports.
Irregular reports:are thereportsintheareas(provinces, cities), sectors(ministries, branches)ofmanagement arisingunusual, serious, complex,newcases ofthe fields of economy, social security, defense and relatedtopoliticaffectedsecurity and order directly related to the functions and tasks of theministerialinspectorate, provincial inspectorate which are required toreport to the Generalinspector fordirectingand coordinating to handle.
Content of theirregular reports should statebriefly, specifically the happeningofthe case, the cause, the remedial measures adopted, resultsoftreatmentandrecommendations, the contentsare required toconsultopinion forcoordination,anddirection of the General Inspector.
Article 8.Reportson special subjects
1.Reportson special subjects are thereports aimed at summing upthe results of operations of the branches ona fieldofinspection, settlement ofcomplaints and denunciations, prevention and fightagainst corruption, buildingofforces;Summary report on the implementation of the lawon Inspection, Law on Complaints and Denunciations, the Law on preventionofcorruption or by directionrequest of the Party and State.
The contents ofreportson special subjects shall beprovidedspecific guidance as required.
2. Summary report on the emulation,reward implemented according tothe Law on Emulation and Rewards andtheRegulationofemulationand rewardof the inspection
Article 9. The report onthe inspection program
Ministerial chiefinspectorandtheprovincialInspectoratesscheduletheinspection programofthe following yearof Ministerial Inspectorate,provincialInspectorates and submit tothe Government Inspectorate before November 15ofthe reportyear.
The report of the inspection program ofMinisterial Inspectorate,provincialInspectorates is required to have decision of approval ofministers, the provincial Chairmenof the People’s Committees.
Report on annual inspection programs and reportofregistration, emulation covenants of theMinisterial Inspectorate,provincialInspectorates sent tothe Government Inspectorate beforeJanuary31 of the report year.
Article 10. The reportuponrequestof leaders.
The Secretariat, the Politburo, National Assembly, the Government, central agencies, the Government Inspectorate require theMinisterial Inspectorate,provincialInspectorates to sendwritten report in the fastest timelimit, or the Government Inspectorate requiresspecific time limit for sending monthly,quarterly reportsforthe meetings of the National Assembly and the Government.
Article 11.Report of theMinisterial Inspectorate,provincialInspectorates sending tothe Government Inspectoratemust bethe originalwithseal and signaturesof the theMinisterial Inspectors,provincialInspectors. The reportsmust includethefull formsasprescribed for each type of report.
Article 12. The content and reportregimeofthe departments,units.
Directors, heads of units under the Government Inspectorate, must report weeklytheperformance oftasks in the week andthe workingplanof the following week ofthe units andsend toleadersofthe Government Inspectorate before14pm ofthe 6th day of the week.
Report the monthly,quarterly worksof thedepartmentsand units of the Government Inspectorate, contentof self-criticism;and evaluate the results of theperformance under theplanassigned, the difficulties, and problems, recommendations;suggest leadersofGovernment Inspectorateto settle, and identify the tasks of thefollowingmonth, quarter.
Monthly reports, quarterly reportssent toInspector General (viathe Office) before the 20th day of the report month.
Article 13.Government Inspectorate encourages the application of information technology in the informationwork, the inspection report.
Article 14.The observance of the provisions on report information regime, thereporttime limit is the standardto be considered to rewardthe emulation titles of the inspection organizations.
Chapter3:
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 15.The management and copyofreports.
OfficeofGovernment Inspectoratehandlingin accordance withprovisions onthe management of documents and materials; is responsible for thecopyof the inspection report upon request.
The management and use of inspection reports in accordance with the lawregulationson protection of State archives.
Article 16.Chief Inspectors of Ministries, the provincial inspectors based onprovisions of this regimeofinformation, report shall specify thecommunication,report to theorganizations ofinspectionof ministries, sectors andtheirlocalities.
Article 17.Chiefofficer ofGovernment Inspectorateis responsible for organizing, guiding, monitoring,urging,inspecting the inspectionorganizations of ministries, provincial inspectorate, thedepartments,units of Government Inspectorate in implementation of report,information regime according to thisprovision.
The provisions of the previous inspection reportareannulled./.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây