Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT 2016 thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực trồng trọt
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4413/QĐ-BNN-TT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 28/10/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/10/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố 43 TTHC được chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, gồm: 38 TTHC cấp trung ương; 04 TTHC cấp tỉnh và 01 TTHC cấp xã.
Thủ tục hành chính cấp trung ương gồm: Cấp giấy xác nhận bảo mật dữ liệu thử nghiệm phân bón hóa học sử dụng trong trồng trọt; Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại VN; Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón; Công nhận chính thức giống cây trồng mới…
Thủ tục hành chính cấp tỉnh gồm: Thủ tục công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng.
Thủ tục hành chính cấp xã gồm: Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định4413/QĐ-BNN-TT tại đây
tải Quyết định 4413/QĐ-BNN-TT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 4413/QĐ-BNN-TT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực trồng trọt
___________
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
- Thủ tục hành chính cấp Trung ương: 38;
- Thủ tục hành chính cấp Tỉnh: 04;
- Thủ tục hành chính cấp xã: 01
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Cổng thông tin điện tử của Bộ; - Báo Nông nghiệp VN; - Lưu: VT, TT. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh |
PHỤ LỤC:
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4413/QĐ-BNN-TT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa)
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA
STT |
Tên TTHC |
Căn cứ pháp lý |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG |
1 |
Cấp giấy xác nhận bảo mật dữ liệu thử nghiệm phân bón hoá học sử dụng trong trồng trọt |
Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010. |
Cục Trồng trọt |
|
2 |
Sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ |
Quyết định số 16/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt. |
Cục Trồng trọt |
|
3 |
Cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam |
Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
Cục Trồng trọt |
|
4 |
Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón |
Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
Cục Trồng trọt |
|
5 |
Cấp giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật |
Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
Cục Trồng trọt |
|
6 |
Công nhận đặc cách giống cây trồng mới |
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới". |
Cục Trồng trọt |
|
7 |
Công nhận chính thức giống cây trồng mới |
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới". |
Cục Trồng trọt |
|
8 |
Chỉ định cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng |
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới". |
Cục Trồng trọt |
|
9 |
Công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử |
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới". |
Cục Trồng trọt |
|
10 |
Xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
11 |
Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
12 |
Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
13 |
Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
14 |
Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
15 |
Cấp thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
16 |
Cấp lại thẻ giám định viên quyền đối với giống cây |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
17 |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
18 |
Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
19 |
Khảo nghiệm DUS giống cây trồng do người nộp đơn tự thực hiện |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
20 |
Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
21 |
Cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
22 |
Chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
23 |
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
24 |
Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
25 |
Chỉ định tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm DUS giống cây trồng bảo hộ |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
26 |
Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
27 |
Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
28 |
Hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
29 |
Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
30 |
Cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
31 |
Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
32 |
Cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng |
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng |
Cục Trồng trọt |
|
33 |
Công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen |
Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Cục Trồng trọt |
|
34 |
Cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác |
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. |
Cục Trồng trọt |
|
35 |
Cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác |
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. |
Cục Trồng trọt |
|
36 |
Điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác |
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. |
Cục Trồng trọt |
|
37 |
Khảo nghiệm phân bón |
Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón. |
Cục Trồng trọt |
|
38 |
Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen |
Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. |
Cục Trồng trọt |
TTHC bổ sung so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC, ngày 11/01/2016 |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH |
||||
STT |
Tên TTHC |
Căn cứ pháp lý |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm |
Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. |
Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh |
|
2 |
Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm |
Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. |
Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh |
|
3 |
Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm |
Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. |
Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh |
|
4 |
Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng |
Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng. |
Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh |
Thay đổi căn cứ pháp lý so với Quyết định 63/BNN-PC. |
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ |
||||
1 |
Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa; |
Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa. |
Ủy ban nhân dân cấp xã |
TTHC mới so với Quyết định 63/QĐ-BNN-PC ngày 11/01/2016 Tên cũ “Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa” |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
STT |
Tên TTHC |
Căn cứ pháp lý |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa |
Điều 5 Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa |
Ủy ban nhân dân cấp xã |
Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT bị thay thế bởi Thông tư 19/2016/TT-BNNPTNT |
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
I. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy xác nhận bảo mật dữ liệu thử nghiệm phân bón hoá học sử dụng trong trồng trọt
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Hồ sơ có đăng ký bảo mật dữ liệu thử nghiệm được nộp cho Cục Trồng trọt
b) Bước 2: Cục Trồng trọt đóng dấu xác nhận ngày nhận hồ sơ có đơn đăng ký bảo mật dữ liệu thử nghiệm, vào sổ đăng ký bảo mật và gửi văn bản xác nhận đơn và hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
c) Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đơn đăng ký bảo mật, Cục Trồng trọt phải kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ có đơn đăng ký bảo mật và tiến hành thẩm định nội dung yêu cầu bảo mật trong đơn theo quy định;
- Trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu, Cục Trồng trọt từ chối và thông báo bằng văn bản cho người đăng ký bảo mật để kịp thời sửa chữa, bổ sung. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày, kể từ ngày người yêu cầu bảo mật nhận được thông báo bằng văn bản (theo dấu bưu điện nơi đến)
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu bảo mật dữ liệu thử nghiệm (Phụ lục số 6 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);
- Tài liệu, thông tin về dữ liệu thử nghiệm cần bảo mật;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn thẩm định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ có đơn đăng ký bảo mật.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
b) Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Văn bản xác nhận hoặc văn bản từ chối
b) Thời hạn hiệu lực của bảo mật dữ liệu thử nghiệm: 05 năm
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn yêu cầu bảo mật dữ liệu thử nghiệm (Phụ lục số 6 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
a) Người nộp đơn đăng ký kinh doanh nông hoá phẩm phải có văn bản yêu cầu bảo mật dữ liệu của sản phẩm đăng ký và nêu cụ thể thông tin cần bảo mật
b) Có đủ cơ sở, bằng chứng chứng minh tính mới và giá trị thương mại của dữ liệu thử nghiệm nếu bị lộ có thể gây cạnh tranh không lành mạnh.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định 69/2006/QĐ-BNN Quy định bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hoá phẩm.
- Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
PHỤ LỤC SỐ 06
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO MẬT DỮ LIỆU THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
...., ngày tháng năm 20
ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO MẬT DỮ LIỆU THỬ NGHIỆM
Kính gửi: (Cơ quan bảo mật)
1. Tên tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo mật dữ liệu thử nghiệm.
Địa chỉ:
Điện thoại:
Fax:
2. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Quyết định số 69/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy định bảo mật dữ liệu thử nghiệm nông hoá phẩm, chúng tôi nhận thấy cần bảo mật các dữ liệu thử nghiệm nông hoá phẩm sau:
(Thành phần hoá chất có tính mới trong sản phẩm).
3. Lý do bảo mật.
Đề nghị (Cơ quan bảo mật) xem xét và cấp giấy xác nhận bảo mật.
Đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo mật dữ liệu thử nghiệm
(Ký và ghi rõ họ, tên)
ANNEX 06
APPLICATION FORM FOR KEEPING THE CONFIDENTIALITY OF ANALYZING RESULTS
(Issued with the Decision No 17/2011/TT-BNNPTNT dated on April 06. th 2011 of Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development)
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Freedom - Hapiness
______________________________
....., Day .... Month year.......
APPLICATION FORM FOR KEEPING THE CONFIDENTIALITY OF ANALYSING RESULTS
To: (organization keeping the confidentiality of analysing results)
1. Name of person/organization related to keeping the confidentiality of analysing results.
Address:
Telephone number:
Fax number:
2. After studying the regulations regulated in Decision No 69/2006/QĐ-BNN dated on June 13th 2006 of Minister of Ministry of Agriculture and Rural Development about keeping the confidentiality of analysing results, we find out that our following analysing results need to be kept confidentially:
(Name of new chemical contens in products).
3. The reason of keeping the confidentential of analysing results.
To propose (the confidentential keeping person/organization) to assess and provide the confidentential paper of the analysing results.
Person/organization related to keep the confidential analyzing results
(Signature)
II. Tên thủ tục hành chính: Sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan bảo hộ giống cây trồng mới;
b) Bước 2: Cơ quan bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện:
- Tiếp nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và ban hành quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
- Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ thì ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
c) Bước 3: Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành
2. Cách thức thực hiện: Không quy định
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Văn bản yêu cầu sửa đổi về giá chuyển giao, lượng giống, phạm vi và thời gian chuyển giao; đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ;
- Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện;
- Chứng từ nộp lệ phí.
b) Số lượng hồ sơ: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cá nhân;
b) Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng trọt
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Trồng trọt
d) Cơ quan phối hợp: Không
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Điều 32 Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
III. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
b) Bước 2:
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân).
- Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;
- Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.
- Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam;
- Trường hợp nhập khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;
- Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung:
+ Bản sao chụp chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;
+ Riêng đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
Không quá 03 (ba) tháng để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
b) Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu
8. Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
-Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Mẫu số 03/TT: ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM |
Số ....................... |
………, ngày.......... .tháng…… năm …... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
REGISTRATION APPLICATION OF VARIETY IMPORTATION
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
To: Department of Crops Production - MARD
- Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống:
(Name of the Organization, individual applying the registration for variety importation):
- Địa chỉ (Address):
- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):
- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on variety
TT |
Tên giống (Variety Name) |
Tên khoa học (Scientific name) |
Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…) |
Đơn vị Tính (Unit) |
Số lượng nhập (The quantity of importation) |
Nơi xuất (original of exportation) |
|
Tổng (total) |
|
- Lần nhập khẩu (import time): £Lần đầu (first) £Lần thứ ( next)……
- Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):
£ Nghiên cứu (Research)
£ Khảo nghiệm (Evaluation)
£ Sản xuất thử (Test production)
£ Sản xuất hạt lai F1(F1 seed production)
£ Quà tặng (Gift)
£ Triển lãm (Exhibition)
£ Hợp tác quốc tế (International Cooperation)
£ Thực hiện Dự án đầu tư (Implementation of investment projects)
£ Mục đích khác (Other Purposes): .............................................................
- Quy mô, địa điểm dự kiến gieo trồng: (nếu nhiều giống, lập Danh sách kèm theo):
Estimation for planting scale and location: (If more than one variety, a variety list needs to be attached)
- Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):.....................................................
- Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation).............................................
- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):
£ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)
£ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)
£ Văn bản cho phép sản xuất thử (……………….)
£ Giấy tờ khác (Other papers)
- Chúng tôi xin cam kết (engagements):
+ Giống cây trồng đăng ký nhập khẩu trên không phải là cây trồng biến đổi gen (GMO); không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
(This varieties registrated for importation are not GMO or belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).
+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống về Cục Trồng trọt.
(Evaluation and importation result report of the variety to the Department of Crop Production)
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.
(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)
|
............, ngày....... tháng..... năm ........ |
Mẫu số 04/TT: TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI KỸ THUẬT
Technical Declaration
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number... ... ... ...day. month. year)
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân (Information of Organization, individual)
- Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống:
(Name of Organization, individual of registration to import plant variety):
- Địa chỉ (Address): ................................................................................................
- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):……………………………………….
2. Thông tin về giống (Basic Information of the variety)
- Tên giống: (Name of variety)
+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt
Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:
(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or Latin as well as the original name):
+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):
(Scientific name – exactly to spicy, family and group):
- Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics):
+ £ Cây trồng lâu năm (Perennial crops)
+ £ Cây trồng hàng năm (Annual crops)
+ Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị
sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì: (Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)
- Bộ phận sử dụng (Part used):
£ Thân (stem) £ Lá (leaves) £ Rễ (root) £ Củ (tuber) £ Hoa (flower)
£ Quả (fruit) £ Hạt (seed)
- Giá trị sử dụng (Using value):
£ Làm lương thực, thực phẩm (Food)
£ Làm dược liệu (Medical) £ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)
£ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)
£ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)
£ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):
3. Kỹ thuật gieo trồng (đối với giống cây trồng nhập khẩu lần đầu)
Growing techniques (for the first importation):
- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...)
Required ecological conditions (latitude, temperature, land ...)
- Thời vụ trồng (Planting season)
- Mật độ, lượng giống/ha: (Density, quantity of seed applied per hectare)
- Sâu bệnh hại chính (The main diseases and insects)
4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)
(Warnings: Specifying the negative impact of imported plants to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.
(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)
|
............, ngày....... tháng..... năm ........ |
IV. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt.
b) Bước 2:
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;
- Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;
- Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Không quá 03 (ba) tháng để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
c) Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu;
8. Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư so 04/2015/TT-BNNPTNT;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT;
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Mẫu số 05/TT: ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness
-----------------------------------------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
REGISTRATION APPLICATION TO IMPORT FERTILIZER
Kính gửi: Cục Trồng trọt
To: Department of Crop Production
1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của Thương nhân đăng ký nhập khẩu
(Name, address, tel., Fax of Organization, individual of registration for import):
2. Tên phân bón/nguyên liệu sản xuất phân bón
(Name of fertilizer/raw materials to produce fertilizer):
3. Số lượng nhập khẩu (Total quantity of import: ton/kg/lit):
4. Nhà sản xuất và nước xuất khẩu phân bón/nguyên liệu:
(Fertilizer/raw materials imported from which country and Producer):
5. Mục đích nhập khẩu (Purposes of import):
£ Để khảo nghiệm (For testing)
£ Chăm sóc sân thể thao (Care for sports field)
£ Cho khu vui chơi giải trí (Use for park/garden...)
£ Phục vụ sản xuất (For production)
£ Sử dụng trong các Dự án đầu tư (for projects)
£ Quà tặng (Gift)
£ Hàng mẫu (Samples)
£ Hàng hội chợ, triển lãm (Sample for fairs or exhibitions)
£ Phục vụ nghiên cứu khoa học (For scientific research)
£ Làm nguyên liệu sản xuất phân bón (As raw materials to produce fertilizer)
6. Thời gian nhập khẩu (Time of Import):
7. Cửa khẩu nhập khẩu (Border/gate for import):
8. Các tài liệu nộp kèm theo (Materials attached):
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến phân bón nhập khẩu (We commit to fulfil all the regulations according to the law in force concerned to import fertilizer).
Khi cần liên hệ theo địa chỉ: …, điện thoại: …, Fax: …., E-mail:….
(Please contact to address:…., telephone:…., Fax:…., E-mail:………):
|
Ngày (date) tháng (month) năm (year) …. |
Mẫu số 06/TT: TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI KỸ THUẬT
Technical Declaration
1. Tên phân bón, tên thương mại:
(Name of fertilizer, brand name)
Tên khác (Other name):
2. Nước sản xuất (Produced from which country):
3. Loại phân bón (Kind of fertilizers)
Vô cơ hoá học (Chemical inorganic) |
£ |
Vô cơ tự nhiên (Natural inorganic) |
£ |
Hữu cơ (Organic) |
£ |
Hữu cơ khoáng (Mineral organic) |
£ |
Sinh học (Bio-fertilizer) |
£ |
Hữu cơ sinh học (Bio-organic) |
£ |
Hữu cơ vi sinh (Micro-organic) |
£ |
Phân vi sinh vật (Microorganism fertilizer) |
£ |
Có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng (Fertilizer with supplementation of growth regulating substance) |
£ |
Có chất tăng hiệu suất sử dụng (with substance increasing efficient use of fertilizer) |
£ |
Có chất giữ ẩm (with moisture keeping substance) |
£ |
Có khả năng tăng miễn dịch cây trồng (with substance increasing the immune of crops) |
£ |
Đất hiếm (rare earth fertilizer) |
£ |
Chất cải tạo đất (Soil conditioner) |
£ |
Loại khác (Others) (ghi rõ loại/specify) |
£ |
4. Cách bón (Methods of applying):
Phân bón rễ (Root fertilizer) £
Phân bón lá (Foliar Fertilizer) £
5. Dạng phân bón (Form of fertilizer):
Dạng lỏng (Liquid) £ Dạng viên (Tablet) £ Dạng bột (Powder) £
Dạng hạt (Grain) £ Dạng khác, ghi rõ dạng gì (Others, specify): ........................
6. Mầu sắc (Color): ........................... Mùi phân bón (Odour):...............................
7. Bao bì, ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích
(Packing, specify type of packing, quantity or capacity):
8. Thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng đăng ký trên bao bì (Components, contents of nutrition substances registered on packing)
Tên phân bón/chỉ tiêu dinh dưỡng (Name of fertilizer/nutrition criteria) |
Đơn vị tính (Unit) |
Hàm lượng các chất dinh dưỡng đăng ký trên bao bì, nhãn... (Contents of nutrition registered on packing) |
Ví dụ (For example): Phân hữu cơ khoáng (Mineral organic) |
|
|
Hữu cơ (HC) |
% |
18.0 |
Nts |
% |
3.0 |
P2O5hh |
% |
2.5 |
K2O |
% |
3.0 |
|
|
|
Trường hợp chỉ tiêu các chất dinh dưỡng chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp phân tích nhà nhập khẩu cần nêu rõ phương pháp phân tích đối với từng chỉ tiêu (in case, Vietnam Standards or National technical regulation on methods of analysis for nutrient indicators have not been issued yet, the importer has to declare the method for analysis, specifically).
9. Các yếu tố hạn chế có trong phân bón (limiting substances)
Các yếu tố/Substances |
Đơn vị tính/Unit |
Hàm lượng/Content |
Asen (Arsenic-As) |
|
|
Cadimi (Cadmium-Cd) |
|
|
Chì (Lead-Pb) |
|
|
Thuỷ ngân (Mercury-Hg) |
|
|
Biuret trong Urê (Biuret in Urea) |
|
|
Axit tự do trong supe lân (Free Acid in supe phosphate) |
|
|
Vi khuẩn Salmonella |
|
|
Vi khuẩn E. coli |
|
|
Các yếu tố khác theo quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật (Other substances according to regulation or Vietnam standards) |
|
|
10. Hướng sử dụng (Direction using)
- Cây trồng sử dụng (Crop applied):
- Liều lượng sử dụng/đơn vị diện tích, ghi rõ cho từng loại cây trồng:
(Dosage use/unit of land, specify for each type of crops)
- Diện tích sử dụng ghi rõ cho từng loại cây trồng (Area applied, specify for each type of crops)
- Thời kỳ bón (Stage applied):
- Công dụng chính (Main use):
- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng (Other notes during use):
11. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khoẻ, môi trường (nếu có)
(Wanrings of negative impacts on health, environment (if any))
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến phân bón nhập khẩu.
(We commit and take responsibility for the accuracy, honesty of information in this technical declaration and commit to fulfill the provisions of existing laws related to the imported fertilizers.)
|
Thương nhân xin đăng ký |
V. Tên thủ tục hành chính: cấp giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt.
b) Bước 2:
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 07/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015HT-BNNPTNT;
- Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 08/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
- Bản chụp và bản dịch có ký đóng dấu xác nhận của đơn vị đăng ký xuất/nhập khẩu: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
c) Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu;
8. Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 07/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 08/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
-Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011
Mẫu số 07/TT: ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT/NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên thương nhân |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
.........., ngày ........ tháng ........ năm ............. |
ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT/NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG
(REGISTRATION APPLICATION FOR EXPORT/IMPORTOF PLANT GENETIC RESOURCES)
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
To: Department of Crop Production - MARD
1. Tên của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu giống:
(Name of Organization, individual of registration for importration variety):
2. Địa chỉ (Address):
Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):
3. Tên nguồn gen đề nghị xuất/nhập khẩu
(Names of Genetic Resources proposed to import / export):
4. Nguồn gen xuất khẩu thuộc Danh mục nào dưới đây (đối với việc xuất khẩu nguồn gen): (Exporting of genetic resources on the list of the following (for the export of genetic resources)
£ Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu;
(The list of rare plants that are banned to export)
£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt; (The list of rare plant genetic resources for international exchange in special cases)
£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế;
(The list of rare plant genetic resources for international exchange restrictions)
£ Không thuộc các Danh mục trên. (Does not belong to the above lists).
5. Mục đích xuất/nhập khẩu nguồn gen (The purpose of export /import of genetic resources):
£ Phục vụ hợp tác nghiên cứu khoa học (ghi rõ nhằm thực hiện Đề tài, Dự án, Chương trình hợp tác quốc tế nào)
For study purpose (describe cleary the title of the program, project or international cooperation program)
£ Làm vật liệu lai tạo giống (Breeding materials)
£ Mục đích khác (ghi cụ thể) (Other purposes):
6. Tên tổ chức, cá nhân nước tiếp nhận nguồn gen
(Name of individual receiving genetic resources):
7. Tóm tắt số lượng nguồn gen cây trồng quí hiếm xuất/nhập: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen cây trồng quí hiếm) Summary of the number of rare plant genetic resources imported/ exported (details provided in the list of rare plant genetic resources)
8. Thời gian xuất/nhập: (Imported/exported time)
9. Cửa khẩu xuất/nhập: (Imported/exported through border/gate)
10. Cam đoan (Engagements)
a. Đối với đơn xin xuất khẩu:..................................... Xin cam đoan nguồn gen cây trồng xin xuất trên đây không phải là những nguồn gen quí hiếm thuộc bí mật quốc gia. (Application for exported………………………engagements to plant genetic resources of the above are not the rare genetic resources under national secrets)
b. Đối với đơn xin nhập khẩu:.................................... Cam kết nguồn gen cây trồng trên đây không phải là sinh vật biến đổi gen (GMO); không gây hại cho sức khoẻ con người và không ảnh hướng xấu đến môi trường sinh thái.
Importing application form :.................................... engagements to plant genetic resources of the above list are not (GMO, not be harmful to human health and ecological environment
11. Kèm theo đây là tài liệu tóm tắt thông tin về nguồn gen cây trồng xuất/nhập khẩu. (Enclosed attachment is a summary document of information on plant genetic resources export / import)
Kính đề nghị Cục xem xét giải quyết./.
Proposal and submittment to the Department of Crop Production./.
|
Thương nhân xin đăng ký |
Mẫu số 08/TT: THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN CÂY TRỒNG ĐỀ NGHỊ XUẤT (HOẶC NHẬP KHẨU)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
THÔNG TIN VỀ NGUỒN GEN CÂY TRỒNG ĐỀ NGHỊ XUẤT (HOẶC NHẬP)
INFORMATION OF THE PLANT GENETIC SOURCE PROPOSED TO BE EXPORTED/IMPORTED
(Kèm theo Đơn số: ngày tháng năm 20 ) Enclosed with the letter No. ……date……………..)
TT |
Tên nguồn gen xuất/nhập(1) |
Tên khoa học |
Thuộc loài |
Nguồn gốc(2) |
Tháng, năm thu thập, nhập nội, lai tạo |
Cơ quan đang lưu giữ giống |
Vật liệu trao đổi |
|
Thể loại(3) (cây, mắt ghép, hạt, củ, quả, hom….) |
Số lượng |
|||||||
1 |
|
Scientific name |
Species |
Original |
Date collected, imported, created |
Conservation Organization |
Material: seeds, budwood, plant, cuttings…) |
Quantity of import/export |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
(1) Nguồn gen thuộc (Genetic source belonged to):
£ Danh mục nguồn gen (giống) cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) (List (variety) of the special crops forbidden to be exported)
£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt (ban hành kèm theo Quyết định số… ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT); (List of special crops that can be exchange internationally only in special case (promulgating enclosed with the Decree No. ………of Minister of Ministry of the Agriculture and Rural Development)
£ Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế (ban hành kèm theo Quyết định số…, ngày… của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT); (List of special crops that are limited to be exchanged internationally)
£ Không thuộc các Danh mục trên (Not belong to above list)
(2) - Nguồn gen thu thập trong nước: Huyện, tỉnh nơi thu thập. (Crops source collected in Vietnam)
- Nguồn gen nhập nội: Nhập từ cơ quan quốc tế hoặc vùng lãnh thổ nào. (Imported crops – from where it is imported)
- Nguồn gen lai tạo trong nước: Tên tổ hợp lai và thế hệ (F) nào. (Released in country: name of crossing lines and generation)
(2) - Nguồn gen trao đổi bằng hạt: Số gam hoặc số hạt. (Genetic source exchanged by true seed: weight or number of seed)
- Nguồn gen trao đổi bằng các bộ phận khác: số cây, mắt ghép, hom, củ, quả, ống nghiệm (với nguồn gen lưu giữ in-vitro).
(Genetic source exchanged by other parts of the plants: number of plants, haulm, tuber, pod….or number of tubes- used for the genetic sources conservated by in-vitro.
VI. Tên thủ tục hành chính: Công nhận đặc cách giống cây trồng mới
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
2. Cách thức thực hiện:
a) Trực tiếp;
b) Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng trọt;
- Quy trình kỹ thuật trồng trọt;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS tối thiểu của vụ thứ nhất cho thấy giống có tính khác biệt và tính đồng nhất (bắt buộc đối với cây trồng chính);
- Biên bản họp của Hội đồng khoa học cơ sở;
- Văn bản đề nghị công nhận đặc cách giống cây trồng mới của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm sản xuất.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm. Căn cứ đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cây trồng mới.
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
b) Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Quyết định công nhận đặc cách giống cây trồng mới
b) Văn bản thông báo lý do không ban hành Quyết định công nhận đặc cách giống cây trồng mới
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Không
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
Phụ lục 5
(Ban hành theo Quyết định số: 95/2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
..... ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận:
3. Mức đề nghị công nhận:
4. Nguồn gốc của giống:
5. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử:
6. Đề xuất vùng sinh thái được công nhận:
Đề nghị Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm các thủ tục công nhận giống cây trồng mới./.
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên và đóng dấu)
VII. Tên thủ tục hành chính: Công nhận chính thức giống cây trồng mới
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
2. Cách thức thực hiện:
a) Trực tiếp;
b) Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007;
- Báo cáo kết quả sản xuất thử;
- Quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống đề nghị công nhận;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS (bắt buộc đối với cây trồng chính);
- Biên bản họp của Hội đồng khoa học cơ sở đề nghị công nhận chính thức;
- Ý kiến đánh giá giống bằng văn bản của địa phương, nơi sản xuất thử.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định và trình Bộ thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả sản xuất thử. Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục Trồng trọt trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức giống cây trồng nông nghiệp mới.
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
b) Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Quyết định công nhận giống cây trồng mới
b) Văn bản thông báo lý do không ban hành Quyết định công nhận giống cây trồng mới
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị công nhận giống cây trồng mới theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007;
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
Phụ lục 5
(Ban hành theo Quyết định số: 95/2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
...., ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Kính gửi: Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận:
4. Mức đề nghị công nhận:
4. Nguồn gốc của giống:
5. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử:
6. Đề xuất vùng sinh thái được công nhận:
Đề nghị Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm các thủ tục công nhận giống cây trồng mới./.
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(Ký tên và đóng dấu)
VIII. Tên thủ tục hành chính: Chỉ định cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Cơ sở có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 gửi hồ sơ đăng ký hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
2. Cách thức thực hiện:
a) Trực tiếp
b) Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị được chỉ định là cơ sở khảo nghiệm tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007;
- Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tư.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời gian 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, nếu đủ điều kiện thì quyết định chỉ định cơ sở khảo nghiệm.
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở khảo nghiệm
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Quyết định chỉ định cơ sở khảo nghiệm;
b) Văn bản thông báo lý do không ban hành Quyết định chỉ định cơ sở khảo nghiệm.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị được chỉ định là cơ sở khảo nghiệm tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
PHỤ LỤC 1
(Ban hành theo Quyết định số: 95/2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
.........., ngày...... tháng ......năm 200....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH LÀ CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên tổ chức đăng ký:
Địa chỉ:........................................................................................................................
Điện thoại:................................................ Fax:......................................E-mail:............
2. Hình thức khảo nghiệm
Khảo nghiệm VCU: |
|
Khảo nghiệm DUS: |
|
3. Loài cây trồng đề nghị được tiến hành khảo nghiệm:
4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
a) Đất đai
- Địa điểm....................................................................................................................
- Diện tích (ha)..............................................................................................................
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)................................................................
- Địa hình: (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển...)................................................................
- Loại đất, thành phần cơ giới: (đất ruộng, đất bãi, đất đồi)...............................................
- Tưới tiêu: (tự chảy, bằng máy)....................................................................................
b)Trang thiết bị
- Thiết bị chung:............................................................................................................
- Thiết bị chuyên ngành:................................................................................................
c) Nhân viên kỹ thuật
TT |
Trình độ chuyên môn |
Số lượng |
Thời gian, công tác chuyên môn |
1 |
Tiến sỹ |
|
|
2 |
Thạc sỹ |
|
|
3 |
Kỹ sư |
|
|
4 |
CBKT (Trung cấp) |
|
|
5 |
Công nhân kỹ thuật |
|
|
Tổng số |
|
|
d) Bộ mẫu giống chuẩn (đối với khảo nghiệm DUS): Loài cây…. Số mẫu……….
5. Cơ quan xin cam kết chấp hành đúng các quy định của nhà nước trong lĩnh vực khảo nghiệm giống cây trồng.
|
Tổ chức đăng ký |
IX. Tên thủ tục hành chính: Công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử
1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân có giống cây trồng mới đề nghị được công nhận cho sản xuất thử gửi hồ sơ đăng ký hồ sơ trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc gửi qua đường bưu điện;
b) Bước 2: Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp nộp Tổ chức, cá nhân hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
2. Cách thức thực hiện:
a) Trực tiếp;
b) Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận giống sản xuất thử tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngay 27/11/2007;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm VCU;
- Biên bản họp của Hội đồng Khoa học cơ sở đề nghị cho sản xuất thử;
- Kết quả khảo nghiệm DUS trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc tổ chức, cá nhân khảo nghiệm có nghi ngờ về tính khác biệt của giống.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời hạn 30 ngày (ba mươi ngày) kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì quyết định thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả khảo nghiệm. Căn cứ đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định công nhận giống cho sản xuất thử.
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức;
b) Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Quyết định công nhận giống cho sản xuất thử;
b) Văn bản thông báo lý do không ban hành Quyết định công nhận giống cho sản xuất thử
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị được chỉ định là cơ sở khảo nghiệm tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 95/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
PHỤ LỤC 5
(Ban hành theo Quyết định số: 95/2007/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
……………, ngày tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
Kính gửi : Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT
1. Tên cơ quan, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:........................................................................................................................
Điện thoại:………………………………… Fax:……………………. E-mail: ..........................
2. Tên giống cây trồng đề nghị công nhận:
Mức đề nghị công nhận:
4. Nguồn gốc của giống:
5. Tóm tắt kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử:
6. Đề xuất vùng sinh thái được công nhận:
Đề nghị Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm các thủ tục công nhận giống cây trồng mới./.
|
Tổ chức, cá nhân đề nghị |
X. Tên thủ tục hành chính: Xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Ý kiến phản đối của người thứ ba được gửi về Cục Trồng trọt.
- Bước 2: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của người thứ ba, Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ
- Bước 3: Người nộp đơn đăng ký bảo hộ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản tới Cục Trồng trọt trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo của Cục Trồng trọt;
- Bước 4: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn đăng ký bảo hộ, nếu thấy cần thiết, Cục Trồng trọt có thể tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc thông báo ý kiến phản hồi cho người thứ ba
- Bước 5. Người thứ ba có trách nhiệm trả lời bằng văn bản tới Cục Trồng trọt trong thời hạn tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ký thông báo của Cục Trồng trọt;
- Bước 6: Trường hợp có đủ căn cứ kết luận ý kiến của người thứ ba là không có cở sở: trong thời hạn là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét, có nêu rõ lý do;
Trường hợp chưa đủ căn cứ kết luận ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở: trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt thông báo để người thứ ba yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày ra thông báo, nếu không nhận được trả lời bằng văn bản của người thứ ba về việc đã nộp đơn cho Toà án thì Cục Trồng trọt coi như người thứ ba đã rút bỏ ý kiến phản đối. Nếu nhận được trả lời của người thứ ba, Cục Trồng trọt tạm dừng việc xử lý đơn đăng ký bảo hộ để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Toà án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Toà án, việc xử lý đơn đăng ký bảo hộ sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó và thông báo bằng văn bản cho người thứ ba trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc.
2. Cách thức thực hiện:
a) Trực tiếp;
b) Qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Ý kiến phản đối của người thứ ba làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT,
- Thuyết minh về căn cứ, lý do phản đối;
- Các chứng cứ khác (nếu có).
b) Số lượng: không quy định.
4. Thời hạn giải quyết:
- Thông báo cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ: 30 ngày làm việc;
- Người nộp đơn trả lời bằng văn bản: 30 ngày làm việc
- Tổ chức đối thoại trực tiếp (nếu cần thiết) hoặc thông báo ý kiến phản hồi cho người thứ ba: 15 ngày làm việc;
- Người thứ ba trả lời bằng văn bản: trong thời hạn là mười lăm 15 ngày làm việc;
- Từ chối xem xét khi có đủ căn cứ: 15 ngày làm việc
- Thông báo để người thứ ba yêu cầu toà án giải quyết: 30 ngày làm việc;
- Thông báo cho người thứ ba việc xử lý đơn đăng ký bảo hộ sau khi có kết quả giải quyết của Toà án: 15 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cá nhân;
b) Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo bằng văn bản cho người thứ 3
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Ý kiến phản đối của người thứ ba làm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2012 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồ
Phụ lục 2
MẪU TỜ KHAI Ý KIẾN PHẢN ĐỐI CỦA NGƯỜI THỨ BA
VỀ VIỆC CHẤP NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
.........., ngày tháng năm
TỜ KHAI Ý KIẾN PHẢN ĐỐI CỦA NGƯỜI THỨ BA VỀ VIỆC CHẤP NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân bên thứ ba) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHẢN ĐỐI - Số đơn: Thông báo/ Quyết định số: ngày tháng năm - Nội dung phản đối: - Lý do: |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm.......trang x .......bản Bản thuyết minh về căn cứ, lý do phản đối gồm...trang x ...bản Giấy uỷ quyền Tài liệu, chứng cứ khác, cụ thể là: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Khai tại: ... ngày ... tháng ... năm... Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XI. Tên thủ tục hành chính: Chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối đơn, thông báo chấp nhận đơn, quyết định cấp Bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ, người nộp đơn có quyền nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt đề nghị sửa chữa sai lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả giống, tên giống cây trồng hoặc đổi tên giống cây trồng, sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn nhưng không làm thay đổi bản chất của đơn. Trường hợp người nộp đơn khi thay đổi bản chất của đơn (thay đổi chủ sở hữu, tác giả giống, giống đăng ký) thì phải nộp lại đơn từ đầu theo quy định.
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo. Trường hợp không giải quyết phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Bản sao có chứng thực hoặc có bản gốc xuất trình để đối chiếu: Quyết định đổi tên, địa chỉ hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ hoặc các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người nộp đơn, tác giả giống cây trồng (trường hợp sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả giống cây trồng);
- Bản giải trình về đổi tên giống (trường hợp sửa đổi tên giống);
- Bản tài liệu mới đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu trong đơn đã nộp (trường hợp sửa đổi, bổ sung các tài liệu trong đơn);
- Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (trường hợp thay đổi đại diện);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 05 ngày làm việc;
- Thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn: 30 ngày .
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo chấp nhận sửa đổi, bổ sung đơn
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo mẫu tại Phụ lục 7 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (trường hợp thay đổi đại diện);
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 7
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ
BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ) Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail: |
||||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn
Tên đầy đủ:
Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||||
ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ: |
Số đơn: |
|||
NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Tên chủ đơn/tác giả giống/ người đại diện Địa chỉ của chủ đơn/tác giá giống/ người đại diện Tên giống Nội dung khác: |
Đề nghị sửa lại thành: |
|||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm…….trang Tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp, bằng tiếng……. Bản dịch tiếng Việt, gồm …….trang Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…… Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||||
Phụ lục 1
MẪU GIẤY UỶ QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
GIẤY UỶ QUYỀN
1. Bên uỷ quyền (chủ đơn)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu:
Ngày cấp: Ngày còn giá trị: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Bên được uỷ quyền (đại diện của chủ đơn)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu:
Ngày cấp: Ngày còn giá trị: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Nội dung uỷ quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được uỷ quyền)
4. Thời hạn uỷ quyền
Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy uỷ quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện bên uỷ quyền (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có) |
Đại diện bên được uỷ quyền (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có) |
XII. Tên thủ tục hành chính: Chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ đơn (bên chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ) nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt.
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót và có ý kiến phản hồi. Quá thời hạn trên, nếu người nộp đơn không sửa chữa, bổ sung thì Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối hồ sơ, có nêu rõ lý do;
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao chứng thực) làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;
- Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 05 ngày làm việc;
- Thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn: 30 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn
- Công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 3
MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN
ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển nhượng đơn hoặc Bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
Tên giống cây trồng: Số đơn/số bằng bảo hộ: |
|
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm …….trang x …….bản Hợp đồng chuyển nhượng Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu Bằng bảo hộ (trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ) Tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định đối với giống tạo ra bằng ngân sách nhà nước Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
XIII. Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức có yêu cầu ghi nhận là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ra thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, vào sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 21 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (bản sao có chứng thực hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu), trong đó có người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại điện quyền đối với giống cây trồng: 15 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
- Lệ phí đăng ký tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/tổ chức/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 21 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 21
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU GHI NHẬN TỔ CHỨC DỊCH VỤ
ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU GHI NHẬN TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng của tổ chức) Họ và tên: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Danh sách thành viên được ghi nhận đủ điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn bản ủy quyền của người đứng đầu tổ chức cho một trong các thành viên (nếu cần) Chứng từ phí, lệ phí |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ……… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XIV. Tên thủ tục hành chính: Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng có yêu cầu ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức hoặc thành viên trong danh sách người đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ra thông báo ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, vào sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 22 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (đối với tổ chức);
- Quyết định tuyển dụng hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với thành viên của tổ chức (đối với thành viên trong danh sách người đại diện quyền đối với giống cây trồng của tổ chức);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Thông báo ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức dịch vụ đại điện quyền đối với giống cây trồng: 10 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
Lệ phí sửa đổi thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/tổ chức/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin về tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 22 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 22
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU GHI NHẬN SỬA ĐỔI THÔNG TIN
VỀ TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU GHI NHẬN SỬA ĐỔI THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
THÔNG TIN CẦN SỬA ĐỔI Tên tổ chức Địa chỉ Thay đổi liên quan đến danh sách Người đại diện quyền đối với giống cây trồng |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Bản sao chụp Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi
Quyết định tuyển dụng Người đại diện quyền đối với giống cây trồng Quyết định chấm dứt HĐLĐ với người đại diện quyền đối với GCT Chứng từ phí, lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ………… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XV. Tên thủ tục hành chính: cấp thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân theo quy định tại Khoản 10 Biểu mẫu này phải nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp Thẻ giám định viên cho người đủ điều kiện; ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về giám định quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo mẫu tại Phụ lục 23 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân;
- Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành giống cây trồng hoặc nông học (bản sao có chứng thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu);
- Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ năm (05) năm trở lên;
- 02 ảnh 3x4;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Cấp thẻ giám định viên: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính :
- Thẻ giám định viên
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ghi nhận vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng 100.000 đồng/người/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo mẫu tại Phụ lục 23 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú tại Việt Nam đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng, chưa bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 23
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP THỂ GIÁM ĐỊNH VIÊN
QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
...., ngày tháng năm
TỜ KHAIYÊU CẦU CẤP THỂ GIÁM ĐỊNH VIÊNQUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
||
CHỦ ĐƠN (Cá nhân yêu cầu cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng)
Họ và tên: Địa chỉ: Điện thoại: E-mail: |
|||
NỘI DUNG YÊU CẦU Đào tạo nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng |
|||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Bản sao chụp chứng minh thư nhân dân Bản sao chụp Bằng tốt nghiệp đại học Bản sao chụp chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng (nếu có) Tài liệu chứng minh đã trực tiếp làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực giống cây trồng từ 5 năm trở lên 02 ảnh 3 x 4 Chứng từ nộp lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
||
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:………….. ngày … tháng ... năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XVI. Tên thủ tục hành chính: cấp lại thẻ giám định viên quyền đối với giống cây
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người có Thẻ giám định viên bị mất hoặc bị rách, bẩn, phai mờ đến mức không thể sử dụng được hoặc người bị thu hồi Thẻ giám định viên đã hết thời gian bị tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên nếu có yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên phải nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp lại Thẻ giám định viên. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại Chứng chỉ miễn phí trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên theo mẫu tại Phụ lục 25 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Thẻ giám định viên (trường hợp thẻ bị hỏng);
- 02 ảnh 3x4;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Cấp lại thẻ giám định viên: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thẻ giám định viên
8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp lại thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng 100.000 đồng/người/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên theo mẫu tại Phụ lục 25 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 25 MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊNQUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
||
TỜ KHAIYÊU CẦU CẤP LẠI THẺ GIÁM ĐỊNH VIÊNQUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Cá nhân nộp đơn yêu cầu cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng)
Họ và tên: Địa chỉ: Điện thoại: E- mail: |
||
LÝ DO CẤP LẠI CHỨNG CHỈ Thẻ bị mất Thẻ bị hỏng |
CHỨNG CHỈ CŨ Số Thẻ:
|
|
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Thẻ cũ (trường hợp thẻ bị hỏng) Hai ảnh 3 x 4 Chứng từ phí, lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ………… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XVII. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 10 Điều 1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP, nếu có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng nộp 01 (một) bộ hồ sơ cùng với phí và lệ phí theo quy định cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn ba mười (30) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng, vào sổ đăng ký quốc gia về giám định quyền đối với giống cây trồng; công bố trên trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 26 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên hoạt động cho tổ chức (bản sao có chứng thực hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư (bản sao có chứng thực hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu), trong đó có ghi chức năng thực hiện hoạt động giám định về giống cây trồng;
- Bảng thống kê về trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định (danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh, danh mục giống được bảo hộ, các quy chuẩn kỹ thuật của UPOV và Việt Nam);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng
- Công bố trên website
- Ghi nhận vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/tổ chức/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 26 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;
- Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;
- Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 26
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬNĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng) Tên tổ chức: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Bản sao chụp Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên hoạt động cho tổ chức; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư Bảng thống kê về trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định Chứng từ phí, lệ phí |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ……… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
||
XVIII. Tên thủ tục hành chính: Ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức giám định có yêu cầu ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức hoặc thành viên trong danh sách giám định viên nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo ghi nhận sửa đổi thông tin tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, vào sổ đăng ký quốc gia về giám định quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nồng thôn. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do..
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin về Tổ chức giám định theo mẫu tại Phụ lục 28 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức giám định (đối với tổ chức);
- Quyết định tuyển dụng hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với giám định viên của tổ chức (đối với thành viên trong đanh sách giám định viên của tổ chức);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Ra thông báo ghi nhận sửa đổi thông tin Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo ghi nhận sửa đổi thông tin Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ghi nhận vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
- Lệ phí sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/tổ chức/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin về Tổ chức giám định theo mẫu tại Phụ lục 28 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013ATT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 28
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU GHI NHẬN SỬA ĐỔI THÔNG TIN
VỀ TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU GHI NHẬN SỬA ĐỔI THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng yêu cầu ghi nhận sửa đổi thông tin) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
THÔNG TIN CẦN SỬA ĐỔI Tên tổ chức Địa chỉ Thay đổi liên quan đến danh sách thành viên hoặc người đại diện quyền đối với giống cây trồng |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Bản sao chụp Giấy chứng nhận ĐKKD/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi Quyết định tuyển dụng giám định viên Quyết định chấm dứt HĐLĐ với giám định viên Chứng từ phí, lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ………… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XIX. Tên thủ tục hành chính: Khảo nghiệm DUS giống cây trồng do người nộp đơn tự thực hiện
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân muốn được tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống cây trồng của mình phải nộp bổ sung các tài liệu theo quy định tại Khoản 3 Biểu mẫu này cùng với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;
- Bước 2: Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ, khi cần thiết kiểm tra tại thực địa, thông báo cho người nộp đơn được tự khảo nghiệm đối với giống đăng ký bảo hộ tại thông báo chấp nhận đơn quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua đường bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Giấy uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
- Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
- Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
- Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
- Bản kê khai chi tiết điều kiện để được tự khảo nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 11 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT phù hợp với yêu cầu cụ thể tại quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loài cây trồng;
- Kế hoạch khảo nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo chấp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản kê khai chi tiết điều kiện để được tự khảo nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 11 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Kế hoạch khảo nghiệm theo mẫu tại Phụ lục 12 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 11
MẪU BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
.........., ngày tháng năm
BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS
1. Tên tổ chức, cá nhân kê khai:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/ Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):
3. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm: thuộc loài cây trồng:
4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
4.1. Đất đai
- Địa điểm.
- Diện tích (m2)
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)
- Địa hình (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... )
- Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi.. )
- Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...):
- Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt... )
4.2.Trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm:
a) Trường hợp tự phân tích:
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Tình trạng hoạt động |
Chỉ tiêu phân tích |
|
|
|
|
|
b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm )
4.3. Nhân viên kỹ thuật
TT |
Họ và tên |
Thời gian công tác |
Chuyên môn |
Chứng chỉ đào tạo |
|
|
|
|
|
4.3. Các giống tương tự với giống đăng ký khảo nghiệm:
TT |
Tên giống |
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu |
Các tính trạng khác biệt với giống đăng ký bảo hộ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
4.5. Các tài liệu khác (nếu có)
5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)
Phụ lục 12
MẪU KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS
DO NGƯỜI NỘP ĐƠN THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
.
........., ngày tháng năm
KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS
DO NGƯỜI NỘP ĐƠN THỰC HIỆN
1. Tên tổ chức, cá nhân lập kế hoạch:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/ Chứng minh nhân dân (đối với cá nhân):
3. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm: thuộc loài cây trồng:
4. Kế hoạch khảo nghiệm:
4.1. Thời vụ:
Vụ: Ngày gieo: Ngày trồng:
4.2. Đất đai
- Địa điểm:
- Diện tích (m2):
4.3. Giống đối chứng: Số giống: Tên từng giống
4.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
4.5. Quy phạm khảo nghiệm DUS (theo QCVN hoặc UPOV)
4.6. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc (theo QCVN, TCCS)
4.7. Cán bộ khảo nghiệm (họ và tên):
4.8. Thông tin khác (nếu có)
Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)
XX. Tên thủ tục hành chính: Chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng được bảo hộ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi quyết định chỉ định tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng hết hạn hiệu lực 90 ngày, tổ chức, cá nhân muốn được chỉ định lại phải gửi đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Bước 2: Căn cứ đơn đề nghị, kết quả kiểm tra hoạt dộng trong thời gian được chỉ định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định chỉ định lại hoặc không chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng, nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị chỉ định/chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
8. Lệ phí:
Lệ phí cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/người/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị chỉ định/chỉ định lại tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 8 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
Phụ lục 8
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH/CHỈ ĐỊNH LẠI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
.........., ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH/CHỈ ĐỊNH LẠI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHẢO NGHIỆM DUS
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân):
3. Loài cây trồng đề nghị được chỉ định/chỉ định lại khảo nghiệm:
4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
4.1. Địa điểm, đất đai
- Địa điểm:
- Diện tích (ha)
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)
- Địa hình: (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... )
- Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi)
- Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...):
- Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt...)
4.2.Thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm:
a) Trường hợp tự phân tích:
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Tình trạng hoạt động |
Chỉ tiêu phân tích |
|
|
|
|
|
b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm ):
4.3. Nhân viên kỹ thuật
TT |
Trình độ chuyên môn |
Số lượng |
Thời gian công tác |
Chuyên môn |
Chứng chỉ đào tạo |
1 |
Tiến sỹ |
|
|
|
|
2 |
Thạc sỹ |
|
|
|
|
3 |
Kỹ sư |
|
|
|
|
4 |
Trung cấp |
|
|
|
|
5 |
Công nhân kỹ thuật |
|
|
|
|
4.4. Bộ mẫu giống chuẩn:
- Loài cây…. Số mẫu…… (có danh sách kèm theo).
4.5. Các tài liệu khác (nếu có)
5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
. Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)
XXI. Tên thủ tục hành chính: cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp Đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng cho Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt.
- Bước 2: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hình thức Đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn như sau:
+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
+ Thông báo cho người đăng ký khắc phục những thiếu sót trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ và ấn định trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người đăng ký phải khắc phục các thiếu sót đó;
+ Thông báo từ chối chấp nhận đơn, nếu người đăng ký không khắc phục thiếu sót hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ
+ Thông báo chấp nhận đơn, yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm để tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật và thực hiện thủ tục quy định tại Điều 178 của Luật này nếu đơn hợp lệ hoặc người đăng ký khắc phục thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối thông báo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Bước 3: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
- Bước 4 Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);
- Bước 5: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới làm thủ tục cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua đường bưu điện
- Qua mạng công nghệ thông tin
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm: Đơn đăng ký bảo hộ gồm:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng
- Ảnh chụp mẫu giống: 03 ảnh mẫu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9cm x 15 cm.
- Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Bản hợp đồng chuyển giao quyền chủ sở hữu cây trồng đó (bản chính hoặc sao chứng thực) bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:
- Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
- Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
- Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác
b) Số lượng: 02 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;
- Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;
- Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ;
- Cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ: Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính :
- Kết quả 1: Quyết định cấp Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới
- Kết quả 2: Bằng Bảo hộ giống cây trồng mới
- Thời hiệu của kết quả: từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác.
8. Lệ phí:
Phí, lệ phí được quy định tại Thông tư số 180/2011/TT-BTC, ngày 14/12/2011.
- Tên và mức phí, lệ phí 1: Phí bảo hộ giống cây trồng. Mức phí tuỳ thuộc từng hoạt động (Phụ lục kèm theo Biểu mẫu này)
- Tên và mức phí, lệ phí 2: Lệ phí bảo hộ giống cây trồng. Mức phí tuỳ thuộc từng hoạt động (Phụ lục kèm theo Biểu mẫu này)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Giấy uỷ quyền theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Điều kiện 1: Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 Luật số 50/2005/QH11, ngày 29/11/2005; Khoản 18 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12 ngày ):
- Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng;
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng
* Điều kiện 2: Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ (Điều 158, 159, 160, 161, 162, 163 Luật số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Khoản 19, 20 Điều 1 Luật số 3 6/2009/QH12 ngày 19/6/2009):
- Điều kiện chung đối với giống cây trồng: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp
- Tính mới của giống: Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.
- Tính khác biệt của giống:
+ Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.
+ Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;
b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;
c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.”
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 5
MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2013/TT-BNNPTNT
Ngày tháng năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi:
Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
|
DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
1. Tên chủ đơn (chủ sở hữu giống cây trồng):
Địa chỉ:
Địa chỉ liên hệ (khi cần thiết):
Quốc tịch (chủ đơn là cá nhân) :
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..
Fax: ………………………………………….. E-mail: ………………………………………………..
2. Tên đại diện của chủ đơn (trường hợp nộp đơn qua đại diện):
Địa chỉ:
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
Fax: ………………………………………….. E-mail: ………………………………………………..
3. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh):
4. Tên giống đăng ký bảo hộ (viết chữ in hoa): ..................................................................................................................................................
5. Tác giả của giống đăng ký bảo hộ:
a. Tác giả chính:
Địa chỉ:
Điện thoại: ...................................................................................................
Fax: ...................................................................... E-mail:……………………………………
b. Đồng tác giả (Lập danh sách: họ và tên, quốc tịch, địa chỉ, điện thoai, fax, email)
6. Địa điểm chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống đăng ký bảo hộ (ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ hoặc địa điểm):
7. Giống đăng ký bảo hộ được chuyển nhượng cho chủ đơn thông qua hình thức sau:
[ ] hợp đồng chuyển nhượng
[ ] thừa kế
[ ] hình thức khác
8. Các đơn đã nộp liên quan đến quyền đối với giống đăng ký bảo hộ
Hình thức bảo hộ |
Nơi nộp đơn (quốc gia/vùng lãnh thổ) |
Số đơn |
Tình trạng đơn |
Tên giống ghi trong đơn |
- Bảo hộ theo UPOV |
|
|
|
|
- Sáng chế (Patent) |
|
|
|
|
- Khác |
|
|
|
|
9. Giống đăng ký bảo hộ có trong Danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh tại Việt nam:
Không [ ];
Có [ ] tại Thông tư số.......... ngày.......tháng...... năm. ... với tên giống là:
10. Đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên nộp tại:
Ngày........tháng ..........năm ........... với tên giống là:
11. Tính mới về thương mại
a) Giống đã được kinh doanh trên thị trường Việt Nam: chưa bán [ ], bán lần đầu tiên [ ] vào ngày ... tháng ... năm ............với tên giống là :
b) Giống đã được kinh doanh ở nước ngoài chưa bán [ ], bán lần đầu tiên [ ] từ ngày..................... tại ........................................ với tên giống là
12. Khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS)
a) Đã thực hiện:....................................................................................................................... ..
- Tổ chức, cá nhân thực hiện:
- Thời gian thực hiện: vụ/năm:....................................................................................................
- Địa điểm thực hiện:...................................................................................................................
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS:.........................................................................................
- Đề nghị:.....................................................................................................................................
b) Đang thực hiện:.................................................................................................................... ..
- Tổ chức, cá nhân thực hiện:......................................................................................................
- Thời gian thực hiện:..................................................................................................................
- Địa điểm thực hiện:...................................................................................................................
- Đề nghị: ....................................................................................................................................
c) Chưa thực hiện:.......................................................................................................................
- Đề nghị hình thức khảo nghiệm DUS:
13. Vật liệu nhân của giống đăng ký bảo hộ
a) Chúng tôi cam đoan các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn này là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn.
b) Chúng tôi đồng ý để Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới sử dụng các thông tin cần thiết và vật liệu nhân giống trao đổi với các cơ quan liên quan có thẩm quyền của các nước thành viên UPOV, với điều kiện là quyền của chúng tôi được bảo đảm.
14. Các tài liệu có trong đơn
Phần xác nhận của chủ đơn |
Kiểm tra danh mục tài liệu (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|||
a |
Tờ khai đăng ký BHGCT gồm: trang x bản |
£ |
|
£ |
b |
Tờ khai kỹ thuật gồm trang x bản |
£ |
|
£ |
c |
Ảnh mô tả giống gồm: ảnh |
£ |
|
£ |
d |
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký |
£ |
|
£ |
đ |
Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên |
£ |
|
£ |
e |
Giấy ủy quyền |
£ |
|
£ |
f |
Chứng từ nộp phí nộp đơn |
£ |
|
£ |
g |
Chứng từ nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên |
£ |
|
£ |
h |
Tài liệu khác (nếu có) gồm: trang x bản |
£ |
|
£ |
15. Cam kết của chủ đơn: Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
Phụ lục 1
MẪU GIẤY UỶ QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
GIẤY UỶ QUYỀN
1. Bên uỷ quyền (chủ đơn)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu:
Ngày cấp: Ngày còn giá trị: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Bên được uỷ quyền (đại diện của chủ đơn)
Tên (tổ chức, cá nhân):
Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu:
Ngày cấp: Ngày còn giá trị: Nơi cấp:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
3. Nội dung uỷ quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được uỷ quyền)
4. Thời hạn uỷ quyền
Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy uỷ quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Đại diện bên uỷ quyền Đại diện bên được uỷ quyền
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có) (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có)
XXII. Tên thủ tục hành chính: Chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ đơn (bên chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ) nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Trồng trọt thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót và có ý kiến phản hồi. Quá thời hạn trên, nếu người nộp đơn không sửa chữa, bổ sung thì Cục Trồng trọt ra thông báo từ chối hồ sơ, có nêu rõ lý do;
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký thông báo hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
- Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao chứng thực) làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;
- Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 05 ngày làm việc;
- Thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn: 30 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Thông báo chấp nhận chuyển nhượng đơn
- Công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT;
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 3
MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN
ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển nhượng đơn hoặc Bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
Tên giống cây trồng: Số đơn/số bằng bảo hộ: |
|
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm …….trang x …….bản Hợp đồng chuyển nhượng Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu Bằng bảo hộ (trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ) Tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định đối với giống tạo ra bằng ngân sách nhà nước Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
XXIII. Thủ tục thủ tục hành chính: Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt và phải nộp lệ phí theo quy định ;
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định hồ sơ và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng, cấp Bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua đường bưu điện
- Qua mạng công nghệ thông tin
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Một (01) bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu) làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
- Bằng bảo hộ giống cây trồng (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản gốc để đối chiếu);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung (Bản chính);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng;
- Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP.
b) Số lượng: Không quy định
4. Thời hạn giải quyết:
- Hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định: năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng, cấp Bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng/ Bằng bảo hộ cho chủ sở hữu mới.
8. Lệ phí:
- Phí đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ: 250.000 đ/lần (Thong tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng Đơn/Bằng bảo hộ giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 3 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 3
MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN
ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN ĐĂNG KÝ/BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân đăng ký chuyển nhượng đơn hoặc Bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail:
|
|
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG
Tên giống cây trồng: Số đơn/số bằng bảo hộ: |
|
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm …….trang x …….bản Hợp đồng chuyển nhượng Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu Bằng bảo hộ (trường hợp chuyển nhượng bằng bảo hộ) Tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định đối với giống tạo ra bằng ngân sách nhà nước Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
XXIV. Tên thủ tục hành chính: Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc tới Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới - Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới tiếp nhận một (01) bộ hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều này và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho các tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ;
- Bước 3: Trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật sở hữu trí tuệ: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo quyết định cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thi hành;
Trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc sử dụng giống cây trồng. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản;
Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định và thông báo quyết định cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thi hành;
Trường hợp yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.”
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua đường bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
- Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định;
- Tài liệu chứng minh yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
- Bản sao chụp biên lai thu lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ,
- Ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng: mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ trường hợp chuyển giao theo điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật sở hữu trí tuệ;
- Thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng : 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản: 30 ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo;
- Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản: 15 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
d) Cơ quan phối hợp: Không có
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính :
- Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng
- Văn bản thông báo từ chối có nêu rõ lý do
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;
b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 4
TỜ KHAI YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO
QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...., ngày tháng năm
TỜ KHAIYÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân đề nghị nhận chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng)
Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mai |
||
CHỦ SỞ HỮU BẰNG BẢO HỘ HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC CHUYỂN GIAO ĐỘC QUYỀN Tên đầy đủ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NHẬN CHUYỂN GIAO - Đối tượng: Tên giống cây trồng được bảo hộ: Số bằng: Ngày cấp: - Phạm vi chuyển giao: - Thời gian nhận chuyển giao: |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm.......trang Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng Báo cáo năng lực tài chính Tài liệu chứng minh cơ sở đề nghị chuyển giao bắt buộc, gồm......trang Giấy uỷ quyền Chứng từ lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:……….ngày…… tháng……năm… Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
||
XXV. Chỉ định tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm DUS giống cây trồng bảo hộ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: tổ chức, cá nhân muốn được chỉ định thực hiện khảo nghiệm DUS gửi 01 bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;.
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, hướng dẫn bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt thành lập Đoàn thẩm định gồm 2-3 người đánh giá tại chỗ các điều kiện thực hiện khảo nghiệm DUS giống cây trồng;
- Bước 4: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, sau khi Cục Trồng trọt nhận được biên bản thẩm định của đoàn đánh giá và báo cáo khắc phục của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm, Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định chỉ định tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký Quyết định. Trường hợp không giải quyết phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị được chỉ định khảo nghiệm DUS theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT.
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc Giấy phép đầu tư của tổ chức; chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của cá nhân (bản sao có chứng thực hoặc có bản chính xuất trình để đối chiếu)
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 05 ngày làm việc;
- Thành lập đoàn thẩm định, đánh giá tại chỗ: 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định;
- Ra quyết định chỉ định tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS: 10 ngày làm việc sau khi nhận được biên bản thẩm định của đoàn đánh giá và báo cáo khắc phục của tổ chức, cá nhân
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định chỉ định
- Công bố trên Website
- Thời hạn hiệu lực của Quyết định Chỉ định 10 năm.
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị được chỉ định khảo nghiệm DUS theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng;
- Có địa điểm và diện tích đất phù hợp để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm theo yêu cầu khảo nghiệm đối với loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm;
- Có thiết bị chuyên ngành hoặc có hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm đối với loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm;
- Có ít nhất một (01) cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt, giống cây trồng hoặc đã trực tiếp làm công tác khảo nghiệm kỹ thuật ít nhất hai (02) năm;
- Có bộ mẫu chuẩn của các giống cây trồng được biết đến rộng rãi thuộc loài cây trồng được chỉ định khảo nghiệm.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 8
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH/CHỈ ĐỊNH LẠI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________________________
.........., ngày tháng năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỈ ĐỊNH/CHỈ ĐỊNH LẠI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHẢO NGHIỆM DUS
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Quyết định thành lập/Giấy phép kinh doanh/Chứng minh thư nhân dân (đối với cá nhân):
3. Loài cây trồng đề nghị được chỉ định/chỉ định lại khảo nghiệm:
4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:
4.1. Địa điểm, đất đai
- Địa điểm:
- Diện tích (ha)
- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)
- Địa hình: (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... )
- Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi)
- Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...):
- Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt...)
4.2.Thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm:
a) Trường hợp tự phân tích:
TT |
Tên thiết bị |
Số lượng |
Tình trạng hoạt động |
Chỉ tiêu phân tích |
|
|
|
|
|
b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm ):
4.3. Nhân viên kỹ thuật
TT |
Trình độ chuyên môn |
Số lượng |
Thời gian công tác |
Chuyên môn |
Chứng chỉ đào tạo |
1 |
Tiến sỹ |
|
|
|
|
2 |
Thạc sỹ |
|
|
|
|
3 |
Kỹ sư |
|
|
|
|
4 |
Trung cấp |
|
|
|
|
5 |
Công nhân kỹ thuật |
|
|
|
|
4.4. Bộ mẫu giống chuẩn:
- Loài cây…. Số mẫu…… (có danh sách kèm theo).
4.5. Các tài liệu khác (nếu có)
5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
. Đại diện tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)
XXVI. Tên thủ tục hành chính: Đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ cho Cục Trồng trọt với lý do giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Bước 2: Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, Cục Trồng trọt phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu; nếu có đủ căn cứ thì thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; nếu không đủ căn cứ thì thông báo cho bên thứ ba và nêu rõ lý do. Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nộp phí khảo nghiệm lại;
- Bước 3: Sau ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo dự kiến đình chỉ của cơ quan bảo hộ giống cây trồng mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Cục Trồng trọt ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và thông báo cho bên thứ ba. Thời điểm đình chỉ có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ và được công bố trên website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới;
- Bước 4: Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối, trong vòng ba mươi (30) ngày thì kể từ khi nhận được đơn phản đối, Cục Trồng trọt yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP; việc khảo nghiệm lại do cơ quan khảo nghiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP thực hiện.
- Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt làm thủ tục đình chỉ và trả lại phí khảo nghiệm lại cho người yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ.
- Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt thông báo cho bên thứ ba biết.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Đơn đề nghị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ;
- Bản sao chụp biên lai thu phí khảo nghiệm lại và bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ: 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu đình chỉ;
- Ra quyết định đình chỉ: sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho chủ Bằng mà không nhận được đơn phản đối của chủ Bằng;
- Yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại: trong vòng ba mươi (30) ngày thì kể từ khi nhận được đơn phản đối;
- Ra quyết định đình chỉ: trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng;
- Thông báo cho bên thứ ba nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng: trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt biết.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng trọt
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
d) Cơ quan phối hợp: Không có
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định đình chỉ Bằng bảo hộ giống cây trồng
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Đơn đề nghị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính : Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
Phụ lục 17
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÌNH CHỈ/HỦY BỎ HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÌNH CHỈ/HỦY BỎ HIỆU LỰC BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
BẰNG BẢO HỘ BỊ YÊU CẦU ĐÌNH CHỈ/HUỶ BỎ Tên giống cây trồng: |
Số bằng bảo hộ:
|
|
NỘI DUNG YÊU CẦU Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ Lý do:
|
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm……. trang x …….bản Chứng cứ chứng minh lý do yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong đơn trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm…Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
||
XXVII. Tên thủ tục hành chính: Phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Cục trưởng Cục Trồng trọt ký thông báo đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ, chủ bằng bảo hộ có quyền gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Cơ quan bảo hộ giống cây trồng mới thực hiện như sau:
a) Trường hợp lý do đình chỉ là do không nộp phí duy trì hiệu lực, không đổi tên giống cây trồng, không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có bằng chứng cho thấy chủ bằng bảo hộ đã thực hiện cậc hành động khắc phục, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định;
b) Trường hợp lý do đình chỉ là do giống không đáp ứng được tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày chủ bằng bảo hộ chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 18 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Chứng cứ chứng minh chủ bằng bảo hộ đã khắc phục được các lý do đình chỉ;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Ra quyết định phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ: trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có bằng chứng cho thấy chủ bằng bảo hộ đã thực hiện các hành động khắc phục;
- Ra quyết định phục hồi hiệu lực Bằng bảo hộ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày chủ bằng bảo hộ chứng minh được giống đã đáp ứng các điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định phục hồi Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Vào sổ đăng ký Quốc gia
- Công bố trên Website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 18 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 18
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI HIỆU LỰC BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI Tên giống cây trồng: |
Số bằng bảo hộ:
|
|
LÝ DO ĐỀ NGHỊ PHỤC HỒI - Lý do bị đình chỉ:
- Lý do đề nghị phục hồi:
|
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Đơn, gồm……. trang x …….bản Chứng cứ chứng minh chủ bằng bảo hộ đã khắc phục được các lý do đình chỉ Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong đơn trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: , ngày … tháng … năm…Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
||
XXVIII. Tên thủ tục hành chính: Huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ cho Cục Trồng trọt nếu thấy có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Bước 2: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
- Bước 3: Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thực hiện như sau:
a) Trường hợp lý do đề nghị huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ là do giống cây trồng không đáp ứng tính mới hoặc chủ bằng bảo hộ là người không có quyền nộp đơn: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia hoặc thông báo từ chối đề nghị hủy bỏ, có nêu rõ lý do và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Trường hợp lý do đề nghị huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ là do giống cây trồng không đáp ứng tính khác biệt hoặc tính đồng nhất hoặc tính ổn định: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc thẩm định kết quả khảo nghiệm lại, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và công bố trên website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Chứng cứ chứng minh lý do yêu cầu hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ;
- Bản sao chụp biên lai thu phí khảo nghiệm lại hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt (trường hợp lý do đề nghị hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ là do giống cây trồng không đáp ứng tính khác biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 171 hoặc không đáp ứng được tính đồng nhất hoặc tính ổn định trong trường hợp Bằng bảo hộ được cấp dựa trên kết quả khảo nghiệm kỹ thuật do người đăng ký tự thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ).
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ;
- Ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi kết thúc thẩm định kết quả khảo nghiệm lại.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định huỷ bỏ Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Vào sổ đăng ký quốc gia
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Phụ lục 17
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÌNH CHỈ/HỦY BỎ HIỆU LỰC
BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÌNH CHỈ/HỦY BỎ HIỆU LỰC BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
||
BẰNG BẢO HỘ BỊ YÊU CẦU ĐÌNH CHỈ/HUỶ BỎ Tên giống cây trồng: |
Số bằng bảo hộ:
|
|
NỘI DUNG YÊU CẦU Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ Lý do:
|
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm……. trang x …….bản Chứng cứ chứng minh lý do yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong đơn trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm…Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
||
XXIX. Tên thủ tục hành chính: Sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ bằng bảo hộ có yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi thông báo yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ký quyết định sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định hoặc Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp khồng giải quyết phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
Trường hợp Bằng bảo hộ giống cây trồng bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại Bằng bảo hộ trong 03 ngày làm việc kể từ ngày được yêu cầu.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Tờ khai yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 15 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản chính Bằng bảo hộ;
- Bản sao (có chứng thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu) quyết định đổi tên, địa chỉ hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ hoặc các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ của chủ Bằng bảo hộ;
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
- Bản sao chụp biên lai thu lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 03 ngày làm việc;
- Ra quyết định sửa đổi Bằng bảo hộ: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định sửa đổi Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Vào sổ đăng ký quốc gia
- Công bố trên Website
8. Lệ phí: Lệ phí sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng: 100.000 đồng/Bằng
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu sửa đổi Bằng bảo hộ theo mẫu tại Phụ lục 15 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 15
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU SỬA ĐỔI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
|||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
|||
BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI
Tên giống cây trồng: |
Số bằng bảo hộ:
|
||
THÔNG TIN CẦN SỬA ĐỔI Tên của chủ bằng bảo hộ Địa chỉ của chủ bằng bảo hộ |
|||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm…….trang x …….bản Bản sao quyết định đổi tên, địa chỉ hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh Tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ của chủ bằng Bảo hộ Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm …Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
|||
XXX. Tên thủ tục hành chính: cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ bằng bảo hộ có yêu cầu cấp lại Bằng bảo hộ nộp một (01) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;.
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định;
- Bước 3: Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia. Trường hợp không giải quyết phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do;
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 16 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
- Bằng bảo hộ bị hỏng, rách, bẩn, phai mờ.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: 03 ngày làm việc;
- Ra quyết định sửa đổi Bằng bảo hộ: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân;
- Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thií tục hành chính:
- Quyết định cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
- Vào sổ đăng ký Quốc gia
8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng: 100.000 đồng/Bằng
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 16 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 16
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAIYÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn) |
||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
|||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: E-mail: |
|||
BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI Tên giống cây trồng: |
Số bằng bảo hộ:
|
||
NỘI DUNG YÊU CẦU Cấp lại bằng bảo hộ (số lần đã được cấp:…….) Lý do xin cấp lại: Bằng bảo hộ bị mất Bằng bảo hộ bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ…)
|
|||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm…….trang x …….bản Bản gốc bằng bảo hộ bị hỏng Giấy uỷ quyền Chứng từ phí, lệ phí Tài liệu khác, cụ thể: |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: … ngày … tháng … năm …Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
|||
XXXI. Tên thủ tục hành chính: cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân đáp ứng điều kiện quy định tại điểm 5 khoản 21 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi có yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do
- Bước 3: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục trồng trọt ra quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề cho người có hồ sơ hợp lệ và có tên trong danh sách đạt yêu cầu về kiểm tra nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Website của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân;
- Bằng tốt nghiệp đại học (bản sao có chứng thực hoặc bản chính xuất trình để đối chiếu);
- Bản sao Chứng chỉ đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng hoặc bản chính của một trong các tài liệu sau: Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo về việc người nộp hồ sơ đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài quyền đối với giống cây trồng; Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký bảo hộ tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng hoặc đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm (05) năm trở lên.
- 02 ảnh 3x4;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
- Vào sổ đăng ký Quốc gia
- Công bố trên website hoặc Tạp chí Nông nghiệp và PTNT
8. Lệ phí:
- Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/người/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo mẫu tại Phụ lục 19 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp đại học;
- Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
- Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng;
- Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 19
MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT
Ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
..., ngày tháng năm
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CHỦ ĐƠN (Cá nhân yêu cầu đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng)
Họ và tên: Địa chỉ: Điện thoại: E-mail: |
||
NỘI DUNG YÊU CẦU Đào tạo về pháp luật quyền đối với giống cây trồng Đào tạo về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng Chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng |
||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Bản sao chụp chứng minh thư nhân dân Bản sao chụp Bằng tốt nghiệp đại học Bản sao chụp chứng chỉ tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại điểm 5 khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật SHTT: Tài liệu xác nhận thời gian công tác và công việc đã làm Tài liệu xác nhận của trường ĐH về luận văn tốt nghiệp Hai ảnh 3 x 4 Chứng từ nộp lệ phí |
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại:………….. ngày … tháng ... năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
||
XXXII. Cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người có yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt;
- Bước 2: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định
- Bước 3: Cục Trồng trọt thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp lại Chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng;
b) Trường hợp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại Chứng chỉ miễn phí trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- 01 bản Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
- 02 ảnh 3x4;
- Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:
- Xác định tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Cấp lại chứng chỉ hành nghề: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ;
- Trường hợp Chứng chỉ hành nghề bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại Chứng chỉ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp Chúng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
8. Lệ phí:
Lệ phí cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: 100.000 đồng/người/lần
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 2 năm 2013 hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Phụ lục 20 MẪU TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 16 /2013/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
||
TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) |
|
CHỦ ĐƠN (Cá nhân nộp đơn yêu cầu cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng)
Họ và tên: Địa chỉ: Điện thoại: E- mail:
|
||
LÝ DO CẤP LẠI CHỨNG CHỈ Chứng chỉ bị mất Chứng chỉ bị hỏng |
CHỨNG CHỈ CŨ Số Chứng chỉ:
|
|
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai theo mẫu Chứng chỉ cũ (trường hợp chứng chỉ bị hỏng) Chứng từ phí, lệ phí
|
KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
|
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: ………… ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
|
XXXIII. Công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Mục 3 Biểu mẫu này.
- Bước 2: Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, thành lập Hội đồng đánh giá công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen;
- Bước 5: Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký đã được hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng, Cục Trồng trọt gửi Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hồ sơ trình Bộ trưởng cho ý kiến về việc công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen;
- Bước 6: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình Bộ trưởng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế thẩm tra, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; việc thực hiện trình tự, thời gian công nhận đặc cách
- Bước 7: Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng có ý kiến chấp thuận, Cục Trồng trọt ban hành Quyết định công nhận đặc cách tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là giống cây trồng biến đổi gen.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen;
- Báo cáo kết quả khảo nghiệm so sánh giống cây trồng biến đổi gen và giống nền;
- Các tải liệu khác liên quan (nếu có).
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ: 05 ngày làm việc.
- Thành lập Hội đồng đánh giá: 20 ngày làm việc;
- Thẩm tra, thẩm định tính đầy đủ hợp lệ của Hồ sơ: 5 ngày làm việc;
- Ra Quyết định công nhận đặc cách: 05 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Vụ Khoa học, Vụ Pháp chế.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định công nhận;
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu được đính kèm ngay sau thủ tục 1)
- Đơn đăng ký;
- Báo cáo.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký là giống cây trồng đã nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là giống nền) có chứa một hoặc tổ hợp một số sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi là giống cây trồng biến đổi gen) được xem xét công nhận đặc cách khi giống cây trồng biến đổi gen đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng các điều kiện: Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn so với kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm đang sử dụng phổ biến trong sản xuất; Phù hợp yêu cầu sản xuất (cơ cấu cây trồng, mùa vụ; giảm mức độ nhiễm sâu bệnh; sản xuất sạch, thân thiện môi trường, thích ứng, né tránh điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có tính cạnh tranh cao hơn, bảo vệ sức khoẻ con người, phát triển ngành nghề truyền thống, chất lượng sản phẩm tốt hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất, phong tục tập quán và một số lợi thế khác).
- Giống cây trồng biến đổi gen tương đồng với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu, trừ những tính trạng bị tác động bởi sự kiện chuyển gen.
b) Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen đã được khảo nghiệm so sánh với giống nền đồng thời với quá trình khảo nghiệm đánh giá rủi ro: Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định tại điểm 3 thủ tục này.
c) Trường hợp giống cây trồng biến đổi gen chưa được khảo nghiệm so sánh với giống nền:
- Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen xây dựng kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu được đính kèm ngay sau nội dung này gửi về Cục Trồng trọt;
- Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm được chỉ định để thực hiện khảo nghiệm so sánh diện hẹp ít nhất 01 vụ sản xuất tại 02 địa điểm;
- Tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen thực hiện khảo nghiệm so sánh diện rộng tại các vùng sinh thái nông nghiệp khuyến cáo sử dụng giống, mỗi vùng ít nhất 01 vụ, tại 01 địa điểm, quy mô tối thiểu 01 hecta/01 điểm;
- Khảo nghiệm so sánh diện hẹp có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với khảo nghiệm so sánh diện rộng;
- Trong quá trình khảo nghiệm so sánh, Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra và lập biên bản tại địa điểm khảo nghiệm;
- Kết thúc khảo nghiệm, tổ chức có giống cây trồng biến đổi gen lập hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách theo quy định về hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 4 năm 2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
PHỤ LỤC 8
MẪU ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN ĐẶC CÁCH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
Kính gửi: Cục Trồng trọt
Tổ chức đăng ký: .....................................................................................................
Tên người đứng đầu tổ chức:..................................................................................
Địa chỉ liên hệ:..........................................................................................................
Điện thoại: ……….. Fax:…….. E-mail:……………… Website: ………………………
Căn cứ Thông tư số……., ngày….tháng….năm ……của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư số 23/2010/TT-BNNPTNT ngày 07/4/2010 về công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, (tổ chức đăng ký………..) lập kế hoạch khảo nghiệm giống cây trồng biến đổi gen như sau:
1. Tên giống cây trồng biến đổi gen:
2. Nguồn gốc:
- Giống cây trồng là giống nền (Tên, số Quyết định công nhận, số Quyết định hoặc Thông tư ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam);
- Sự kiện chuyển gen (Tên gen được chuyển, tác giả của tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học).
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (số, ngày tháng năm, cơ quan ban hành).
3. Địa bàn và thời vụ đề nghị áp dụng:
4. Hồ sơ đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng biến đổi gen bao gồm (kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Thông tư này).
5. Cam kết các thông tin, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký là đúng sự thực.
Đề nghị Cục Trồng trọt làm các thủ tục công nhận đặc cách đối với giống cây trồng biến đổi gen để được áp dụng vào sản xuất./.
|
………,ngày….tháng….năm…. |
PHỤ LỤC 9
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG NỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SO SÁNH GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN VÀ GIỐNG NỀN
1. Thông tin chung
1.1. Tên giống cây trồng biến đổi gen:.............................................................................
1.2. Nguồn gốc:
- Giống nền (Tên, số Quyết định công nhận, số Quyết định hoặc Thông tư ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam);
- Sự kiện chuyển gen (Tên gen được chuyển, tác giả của tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học).
- Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (số, ngày tháng năm, cơ quan ban hành).
1.3. Tổ chức đăng ký:
- Địa chỉ:...................................................................................................................
- Điện thoại:…………..Fax:…………………E-mail:..................................................
2. Tóm tắt quá trình nghiên cứu, phát triển của giống cây trồng biến đổi gen.
3. Bố trí khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng (cơ sở khảo nghiệm, địa điểm, thời gian, quy mô diện tích khảo nghiệm...)
4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
5. Kết quả khảo nghiệm:
5.1. Kết quả khảo nghiệm so sánh diện hẹp:
- Về sự tương đồng giữa giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền về các tính trạng hình thái đặc trưng chủ yếu;
- Về giá trị sử dụng (năng suất, chất lượng, thời gian sinh trưởng, giá trị ưu việt của giống cây trồng biến đổi gen so với giống nền).
5.2. Kết quả khảo nghiệm so sánh diện rộng (thời gian sinh trưởng, năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, ngoại cảnh bất lợi);
5.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của giống chuyển gen;
5.4. Khả năng mở rộng giống ra sản xuất: vùng sinh thái, vụ sản xuất;
5.5. Quy trình sản xuất giống cây trồng biến đổi gen.
6. Kết luận và đề nghị.
7. Phụ lục:
7.1. Quyết định thành lập Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở; Biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ cấp cơ sở;
7.2. Biên bản kiểm tra đối với trường hợp quy định tại điểm đ, khoản 4 Điều 7 Thông tư này;
7.3. Hình ảnh về khảo nghiệm so sánh;
7.4. Nhận xét đánh giá của cơ sở khảo nghiệm, tài liệu khác (nếu có).
|
………,ngày….tháng….năm…. |
XXXIV. Cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Mục 3 Biểu mẫu này.
- Bước 2: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt.
- Bước 3: Trường hợp nộp trực tiếp, Cục Trồng trọt trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chỉnh sửa hoặc bổ sung;
- Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Trồng trọt chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014;
- Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định;
- Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ theo quy định;
- Bản sao chụp Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động theo quy định;
- Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo quy định.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ: 03 ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép: 10 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở (tổ chức, cá nhân).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác: không thời hạn
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu được đính kèm ngay sau thủ tục 2)
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Danh sách quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
10.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón.
10.2. Cơ sở vật chất - Kỹ thuật:
- Địa điểm sản xuất phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Công suất sản xuất phân bón phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất.
- Diện tích phục vụ sản xuất:
+ Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất.
+ Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
- Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
+ Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất.
+ Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ.
+ Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
- Máy móc, thiết bị sản xuất
+ Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hoá hoặc tự động hóa:
Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ;
Nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột;
Khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng;
Dây chuyền vận chuyển;
Hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột;
Hệ thống cân, đóng gói thành phẩm.
+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hũu cơ vi sinh.
+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
- Quy trình công nghệ sản xuất: Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
- Quản lý chất lượng: Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 - 2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
- Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón:
+ Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất.
+ Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia.
- Phòng kiểm nghiệm
+ Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất.
+Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
10.3. Nhân lực
- Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng”.
- Người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Có hệ thống xử lý chất thải theo quy chuẩn quốc gia về môi trường
Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khi, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên cơ sở sản xuất:
Tên tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):..........................................................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có):..........................................................................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): Mã số doanh nghiệp (nếu có):
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................................................ Fax:............................................................................................
E-mail:...................................................................... Website:............................................................................................
3. Người đại diện pháp lý của cơ sở sản xuất phân bón:
Họ và tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa):................................................ Giới... tính: ............................................................................................................................
Chức danh:..........................................................................................................................................
Sinh ngày: ... /.../.... Dân tộc: .................. Quốc tịch: ...........................
Chứng minh nhân dân số:..........................................................................................................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Nơi cấp:..............................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ..........................................................................................................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: ..........................................................................................................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Ngày hết hạn: ............................. /....... /......... Nơi cấp: ..............................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:..........................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại (Tel):: ....................................................... Fax:....................................................................................................
Email: ....................................................................... Website:....... ...........................................................................................................
4. Tình trạng đăng ký cấp Giấy phép sản xuất phân bón (đánh dấu X vào ô thích hợp)
4.1. Đăng ký cấp Giấy phép sản xuất lần đầu |
|
4.2. Đăng ký cấp lại Giấy phép sản xuất: |
|
- Do sai sót: nêu rõ điểm sai sót và lý do |
|
- Do hư hỏng: nêu rõ lý do |
|
- Do bị mất: nêu rõ lý do và thời gian mất |
|
4.3. Đăng ký điều chỉnh Giấy phép sản xuất: |
|
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký |
|
- Thay đổi về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất |
|
- Thay đổi về loại phân bón |
|
- Thay đổi về tên phân bón: nêu rõ tên phân bón cũ, tên phân bón mới và lý do thay đổi |
|
- Loại bỏ tên phân bón khỏi Giấy phép sản xuất phân bón: nêu rõ lý do loại bỏ |
|
5. Địa điểm và danh mục phân bón đăng ký sản xuất:
Địa chỉ: .....................................................................................................
Điện thoại: ............................................................... Fax:...........................................................................................
E-mail:..................................................................... Website:...........................................................................................
Danh mục phân bón sản xuất (thống kê theo từng địa điểm sản xuất phân bón): Các loại phân bón đăng ký sản xuất là những loại phân bón được quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
Loại phân bón |
Tên phân bón |
Công suất sản xuất |
Phương thức bón (rễ/lá) |
Màu sắc, mùi, dạng phân bón |
Tiêu chuẩn công bố áp dụng (thành phần, hàm lượng) |
Cảnh báo an toàn (nếu có) |
|
|
|
6. Cam kết: Cơ sở sản xuất phân bón cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón nêu trên.
...., ngày tháng năm
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất phân bón
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Tên cơ sở sản xuất ________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
DANH SÁCH VỀ NHÂN LỰC
1. Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Chuyên ngành |
Văn bằng *) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: *) Kèm theo bnh sao cho bnhhsao cho bnhbsao chhứng chỉ của từng người chao chhứng chỉ của từng người NAMcơ sở ch nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung xin cấp Giấy
2. Danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Công việc được giao |
Nơi làm việc |
Huấn luyện từ ngày.... đến ngày.... |
Kết quả huấn luyện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng (Ký tên, đóng dấu) |
Người lập danh sách (Ký tên) |
XXXV. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mục 3 Biểu mẫu này.
- Bước 2: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt.
- Bước 3: Trường hợp nộp trực tiếp, Cục Trồng trọt trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chỉnh sửa hoặc bổ sung;
- Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, trừ trường hợp bị mất.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ: 02 ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép: 05 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở (tổ chức, cá nhân).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác được cấp lại;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác: không thời hạn
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu được đính kèm ngay sau thủ tục hành chính này)
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép;
- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, trừ trường hợp bị mất.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: duy trì và thực hiện các quy định sau khi được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên cơ sở sản xuất:
Tên tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):..........................................................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có):..........................................................................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): Mã số doanh nghiệp (nếu có):
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................................................ Fax: ............................................................................................
E-mail: ..................................................................... Website:............................................................................................
3. Người đại diện pháp lý của cơ sở sản xuất phân bón:
Họ và tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa):................................................ Giới tính: ............................................................................................................................
Chức danh:..........................................................................................................................................
Sinh ngày: .../.../.... Dân tộc: ................... Quốc tịch: ..............................
Chứng minh nhân dân số:..........................................................................................................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Nơi cấp:..............................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ..........................................................................................................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .... ........................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Ngày hết hạn: ............................. /........ /......... Nơi cấp: ..............................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:..........................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại (Tel):: ....................................................... Fax:.............................................................................................
Email: ...................................................................... Website:.............................................................................................
4. Tình trạng đăng ký cấp Giấy phép sản xuất phân bón (đánh dấu X vào ô thích hợp)
4.1. Đăng ký cấp Giấy phép sản xuất lần đầu |
|
4.2. Đăng ký cấp lại Giấy phép sản xuất: |
|
- Do sai sót: nêu rõ điểm sai sót và lý do |
|
- Do hư hỏng: nêu rõ lý do |
|
- Do bị mất: nêu rõ lý do và thời gian mất |
|
4.3. Đăng ký điều chỉnh Giấy phép sản xuất: |
|
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký |
|
- Thay đổi về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất |
|
- Thay đổi về loại phân bón |
|
- Thay đổi về tên phân bón: nêu rõ tên phân bón cũ, tên phân bón mới và lý do thay đổi |
|
- Loại bỏ tên phân bón khỏi Giấy phép sản xuất phân bón: nêu rõ lý do loại bỏ |
|
5. Địa điểm và danh mục phân bón đăng ký sản xuất:
Địa chỉ: .....................................................................................................
Điện thoại: ................................................................ Fax: ............................................................................................
E-mail: ..................................................................... Website:............................................................................................
Danh mục phân bón sản xuất (thống kê theo từng địa điểm sản xuất phân bón): Các loại phân bón đăng ký sản xuất là những loại phân bón được quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
Loại phân bón |
Tên phân bón |
Công suất sản xuất |
Phương thức bón (rễ/lá) |
Màu sắc, mùi, dạng phân bón |
Tiêu chuẩn công bố áp dụng (thành phần, hàm lượng) |
Cảnh báo an toàn (nếu có) |
6. Cam kết: Cơ sở sản xuất phân bón cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón nêu trên.
....., ngày tháng năm
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất phân bón
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Tên cơ sở sản xuất ________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
DANH SÁCH VỀ NHÂN LỰC
1. Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Chuyên ngành |
Văn bằng *) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: *) Kèm theo bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của từng người chứng minh giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về hóa, lý, sinh học;
2. Danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Công việc được giao |
Nơi làm việc |
Huấn luyện từ ngày.... đến ngày.... |
Kết quả huấn luyện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng (Ký tên, đóng dấu) |
Người lập danh sách (Ký tên) |
XXXVI. Tên thủ tục hành chính: Điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Trình tự thực
- Bước 1: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh lại Giấy phép theo Mục 3 Biểu mẫu này.
- Bước 2: Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh lại trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt.
- Bước 3: Trường hợp nộp trực tiếp, Cục Trồng trọt trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chỉnh sửa hoặc bổ sung;
- Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp điều chỉnh lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký: nộp Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được sửa đổi;
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất: nộp Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh các nội dung đề nghị điều chỉnh đáp ứng quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về chủng loại, danh mục tên phân bón sản xuất: nộp quyết định của cơ sở có phân bón hữu cơ và phân bón khác về việc đưa phân bón hữu cơ và phân bón khác đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc Bản sao chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón hữu cơ và phân bón khác từ tổ chức, cá nhân khác;
- Trường hợp đề nghị đổi tên phân bón sản xuất khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu phân bón từ tổ chức, cá nhân khác: nộp bản sao chứng thực hợp đồng chuyển nhượng phân bón từ tổ chức, cá nhân khác;
- Trường hợp phân bón bị loại bỏ trên thị trường: nộp bản sao chứng thực quyết định loại bỏ phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác trên thị trường của cơ quan có thẩm quyền;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân tự đề nghị loại bỏ: nộp đơn đề nghị loại bỏ đối với loại phân bón hữu cơ và phân bón khác không tiếp tục sản xuất.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ: 02 ngày làm việc.
- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép: 05 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cơ sở (tổ chức, cá nhân).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác được cấp lại;
- Thời hạn hiệu lực của Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác: không thời hạn
8. Lệ phí: Không.
9. Tên mẫu đơn, tờ khai: (theo mẫu được đính kèm ngay sau thủ tục 2)
- Đơn đề nghị cấp điều chỉnh lại Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác ;
- Bản chính Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, trừ trường hợp bị mất.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: duy trì và thực hiện các quy định sau khi được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Có đầy đủ các cơ sở để điều chỉnh Giấy phép.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số Điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC
Kính gửi: Cục Trồng trọt
1. Tên cơ sở sản xuất:
Tên tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa):..........................................................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có):..........................................................................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): Mã số doanh nghiệp (nếu có):
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại: ................................................................ Fax: ............................................................................................
E-mail: ..................................................................... Website:............................................................................................
3. Người đại diện pháp lý của cơ sở sản xuất phân bón:
Họ và tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa):................................................ Giới tính: ............................................................................................................................
Chức danh:..........................................................................................................................................
Sinh ngày: .../.../.... Dân tộc: ................... Quốc tịch: ..............................
Chứng minh nhân dân số:..........................................................................................................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Nơi cấp:..............................
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ..........................................................................................................................................
Số giấy chứng thực cá nhân: .... ........................................................
Ngày cấp:.. /...... /........ Ngày hết hạn: ............................. /........ /......... Nơi cấp: ..............................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:..........................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Điện thoại (Tel):: ....................................................... Fax:.............................................................................................
Email: ...................................................................... Website:.............................................................................................
4. Tình trạng đăng ký cấp Giấy phép sản xuất phân bón (đánh dấu X vào ô thích hợp)
4.1. Đăng ký cấp Giấy phép sản xuất lần đầu |
|
4.2. Đăng ký cấp lại Giấy phép sản xuất: |
|
- Do sai sót: nêu rõ điểm sai sót và lý do |
|
- Do hư hỏng: nêu rõ lý do |
|
- Do bị mất: nêu rõ lý do và thời gian mất |
|
4.3. Đăng ký điều chỉnh Giấy phép sản xuất: |
|
- Thay đổi đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký |
|
- Thay đổi về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất |
|
- Thay đổi về loại phân bón |
|
- Thay đổi về tên phân bón: nêu rõ tên phân bón cũ, tên phân bón mới và lý do thay đổi |
|
- Loại bỏ tên phân bón khỏi Giấy phép sản xuất phân bón: nêu rõ lý do loại bỏ |
|
5. Địa điểm và danh mục phân bón đăng ký sản xuất:
Địa chỉ: .....................................................................................................
Điện thoại: ................................................................ Fax: ............................................................................................
E-mail: ..................................................................... Website:............................................................................................
Danh mục phân bón sản xuất (thống kê theo từng địa điểm sản xuất phân bón): Các loại phân bón đăng ký sản xuất là những loại phân bón được quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
Loại phân bón |
Tên phân bón |
Công suất sản xuất |
Phương thức bón (rễ/lá) |
Màu sắc, mùi, dạng phân bón |
Tiêu chuẩn công bố áp dụng (thành phần, hàm lượng) |
Cảnh báo an toàn (nếu có) |
6. Cam kết: Cơ sở sản xuất phân bón cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón nêu trên.
....., ngày tháng năm
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất phân bón
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)
Tên cơ sở sản xuất ________ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
DANH SÁCH VỀ NHÂN LỰC
1. Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Chuyên ngành |
Văn bằng *) |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: *) Kèm theo bản sao chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của từng người chứng minh giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về hóa, lý, sinh học;
2. Danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Công việc được giao |
Nơi làm việc |
Huấn luyện từ ngày.... đến ngày.... |
Kết quả huấn luyện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng (Ký tên, đóng dấu) |
Người lập danh sách (Ký tên) |
XXXVIII. Cấp phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Bước 2: Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 09/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 10/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;
e) Kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014.
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cục Trồng trọt phải cấp Giấy phép nhập khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu;
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản cho phép hoặc không cho phép nhập khẩu;
- Giấy phép nhập khẩu;
- Văn bản thông báo lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu
8. Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 09/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 10/TT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
-Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
Mẫu số 09/TT: ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM |
Số ....................... |
………, ngày.......... .tháng…… năm …... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
REGISTRATION APPLICATION OF GM VARIETY IMPORTATION
Kính gửi: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
To: Department of Crops Production - MARD
- Tên của tổ chức đăng ký nhập khẩu:
(Name of the Organization applying the registration for GM variety importation):
- Địa chỉ (Address):
- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):
- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on GM variety
TT |
Tên giống (Variety Name) |
Tên khoa học (Scientific name) |
Loại hình (hạt, cây, hom, mắt ghép…) Material: (seeds, plan, cutting, budwood…) |
Đơn vị Tính (Unit) |
Số lượng nhập (The quantity of importation) |
Nơi xuất (original of exportation) |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng (total) |
|
- Lần nhập khẩu (import time): £Lần đầu (first) £Lần thứ ( next)……
- Mục đích nhập khẩu (Purposes of importation):
£ Khảo nghiệm (Evaluation)
£ Sản xuất thử (Test production)
£ Mục đích khác (Other Purposes): .............................................................
- Cửa khẩu nhập (Border/gate for importation):.....................................................
- Thời hạn nhập khẩu (permited time of importation).............................................
- Kèm theo đây là các tài liệu liên quan (Attached with related documents):
£ Tờ khai kỹ thuật (Technical Declaration)
£ Giấy chứng nhận ĐKKD (Certificate of Business Registration)
£ Giấy chứng nhận đầu tư (Certificate of Investment )
£ Giấy tờ khác (Other papers) …………………………………………………………
- Chúng tôi xin cam kết (engagements):
+ Giống cây trồng biến đổi gen đăng ký nhập khẩu trên không thuộc nhóm cây có chứa chất ma tuý; không gây hại cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
(This GM varieties registered for importation are not belong to the group of opium containing plants; not be harmful to human health and ecological environment).
+ Báo cáo kết quả nhập khẩu và kết quả sử dụng giống biến đổi gen về Cục Trồng trọt.
(Evaluation and importation result report of the GM variety to the Department of Crop Production)
Đề nghị Cục Trồng trọt xem xét và giải quyết./.
(Proposal and submittment to the Department of Crop Production. /.)
|
Tổ chức đăng ký |
Mẫu số 10/TT: TỜ KHAI KỸ THUẬT GIỐNG CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TỜ KHAI KỸ THUẬT
Technical Declaration
(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu số…… ngày… tháng…. năm…) (Enclosed with the registrating application form on the import of number... ... ... ...day. month. year)
1. Thông tin về tổ chức đăng ký nhập khẩu giống (Information of Organization)
- Tên của tổ chức đăng ký nhập khẩu giống:
(Name of the Organization applying the registration for GM variety importation):
- Địa chỉ (Address):
- Điện thoại, Fax, Email (Tel, Fax, Email):
- Thông tin về giống nhập khẩu: Basic information on GM variety
2. Thông tin về giống (Basic Information of the GM variety)
- Tên giống: (Name of GM variety)
+ Tên giống cây trồng ghi bằng tiếng Việt, nếu cây trồng chưa có ở Việt
Nam thì ghi bằng tiếng Anh hoặc phiên âm La tinh tiếng bản địa nơi nhập về:
(Variety names in Vietnamese. If those are not available in Vietnam, named in English or Latin as well as the original name):
+ Tên khoa học (cụ thể đến loài, họ, bộ):
(Scientific name – exactly to spicy, family and group):
- Đặc điểm thực vật học chủ yếu (Main botanical characteristics): Miêu tả rõ đặc điểm thực vật học của cây (thân, lá, rễ, hoa quả…); giá trị sử dụng của cây; cách chế biến, sử dụng để làm gì: (Description of botanical characteristics (stem, leaf, flower, roots and fruits, …); using value; processing method, using purpose)
- Bộ phận sử dụng (Part used):
£ Thân (stem) £ Lá (leaves) £ Rễ (root) £ Củ (tuber) £ Hoa (flower)
£ Quả (fruit) £ Hạt (seed)
- Giá trị sử dụng (Using value):
£ Làm lương thực, thực phẩm (Food)
£ Làm dược liệu (Medical) £ Thức ăn chăn nuôi (Animal feed)
£ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (raw materials for processing industry)
£ Cải tạo môi trường (Environmental improvement)
£ Các giá trị khác (ghi rõ) (The other value (specified):
3. Kỹ thuật gieo trồng
Growing techniques
- Yêu cầu điều kiện sinh thái (vĩ độ, nhiệt độ, đất đai...)
Required ecological conditions (latitude, temperature, land ...)
- Thời vụ trồng (Planting season)
- Mật độ, lượng giống/ha: (Density, quantity of seed applied per hectare)
- Sâu bệnh hại chính (The main diseases and insects)
4. Cảnh báo các tác hại: Nêu rõ những dự báo tác động xấu của loại cây trồng nhập khẩu đến môi trường sinh thái như đất, nước, sinh vật khác và sức khỏe con người (nếu có)
(Warnings: Specifying the negative impact of imported GM variety to ecological environment, including soil, water, other organisms and human health (if yes))
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này.
(We are egaging and undertaking full responsibility for the accurate and truth of the information provided in this declaration form)
|
............, ngày....... tháng..... năm ........ |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
I. Tên thủ tục hành chính: Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận cây đầu dòng gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có cây đầu dòng;
- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận cây đầu dòng theo trình tự sau:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định thành lập Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng;
+ Trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng bình tuyển tiến hành thẩm định cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng; trường hợp không công nhận phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012);
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về nguồn giống; kết quả nghiên cứu, hội thi (nếu có).
Báo cáo về nguồn giống phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; các chi tiêu về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng (số liệu của 03 năm liên tục gần nhất)
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận cây đầu dòng;
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: 05 năm
8. Lệ phí:
- Phí thẩm định cây đầu dòng: 2.000.000 đ/cây (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đề nghị công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011
Phụ lục 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012//TT-BNNPTNT
Ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP………………
1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
Annex 01
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent – Freedom – Happiness
APPLICATION FOR RECOGNITION SOURCES OF PLANTING MATERIALS
OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS
To: Department of Agriculture and Rural Development Provincial/City ……
1.Name of organizations/individuals...................................................................
2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail...........................................
Number of identify card (individuals):…………………………………………
3. Names of varieties:
Scientific name:………………………….; Vietnamese name:………………...
4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:
Hamlet…………Commune………….District………Province/ City................
5. More details for Sources of planting materials:
- Planted years:...................
- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………..
- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):
- Productivity, quality of varieties (the main criteri):
For the Budwood orchards, additional informations follow:
- Codes of varieties (Elite trees):
- Garden area (m2):
- Distance in (m x m):
6. Other related documents attached
- Map orchard;
- Summary of findings or history of cultivation;
- Research results, evaluation or had contests;
- The situation of growth and development of varieties sources;
We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.
(days ... months ... years…...)
Representative units *
(Signature and stamp)
(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)
II. Tên thủ tục hành chính: Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có vườn cây đầu dòng;
- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng theo trình tự sau:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng;
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012);
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cảo về vườn cây đầu dòng.
Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
Annex 01
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent – Freedom – Happiness
APPLICATION FOR RECOGNITION SOURCES OF PLANTING MATERIALS
OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS
To: Department of Agriculture and Rural Development Provincial/City ……
1.Name of organizations/individuals...................................................................
2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail...........................................
Number of identify card (individuals):…………………………………………
3. Names of varieties:
Scientific name:………………………….; Vietnamese name:………………...
4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:
Hamlet…………Commune………….District………Province/ City................
5. More details for Sources of planting materials:
- Planted years:...................
- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………..
- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):
- Productivity, quality of varieties (the main criteri):
For the Budwood orchards, additional informations follow:
- Codes of varieties (Elite trees):
- Garden area (m2):
- Distance in (m x m):
6. Other related documents attached
- Map orchard;
- Summary of findings or history of cultivation;
- Research results, evaluation or had contests;
- The situation of growth and development of varieties sources;
We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.
(days ... months ... years…...)
Representative units *
(Signature and stamp)
(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)
II. Tên thủ tục hành chính: Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có vườn cây đầu dòng;
- Bước 2: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận vườn cây đầu dòng theo trình tự sau:
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và PTNT ra Quyết định thành lập Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng;
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thành lập, Tổ thẩm định tiến hành thẩm định vườn cây đầu dòng, lập biên bản gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản đánh giá của Tổ thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng; trường hợp không công nhận phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012);
- Các tài liệu liên quan gồm: Sơ đồ vườn cây; báo cáo về vườn cây đầu dòng.
Báo cáo về vườn cây đầu dòng phải có các nội dung: nguồn gốc xuất xứ; thời gian, vật liệu gieo trồng; nhận xét về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất lợi về sâu bệnh hại, khô hạn, ngập úng, rét hại, nắng nóng
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức;
- Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc không cấp Giấy công nhận vườn cây đầu dòng;
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: 05 năm
8. Lệ phí:
- Phí thẩm định vườn cây đầu dòng: 500.000 đ/vườn (Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 01 hoặc Annex 01 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012)
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011
Phụ lục 01
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2012//TT-BNNPTNT
Ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
CÂY ĐẦU DÒNG/VƯỜN CÂY ĐẦU DÒNG
CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/TP………………
1.Tên tổ chức, cá nhân:……………………………………..............................
2. Địa chỉ:…………………………Điện thoại/Fax/E-mail……………………
3. Tên giống:............................................
4. Vị trí hành chính và địa lý của cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng
Thôn………………xã……………huyện……………tỉnh/TP:……………..
5. Các thông tin chi tiết về cây đầu dòng/vườn cây đầu dòng đăng ký công nhận:
- Năm trồng:
- Nguồn vật liệu giống trồng ban đầu (cây ghép, cây giâm hom, cây chiết cành và vật liệu nhân giống khác):...............
- Tình hình sinh trưởng (chiều cao, đường kính tán cây, tình hình sâu bệnh hại và một số chỉ tiêu liên quan đến sinh trưởng):........
- Năng suất, chất lượng của giống (nêu những chỉ tiêu chủ yếu):
Đối với vườn cây đầu dòng, cần có thêm những thông tin sau:
- Mã hiệu nguồn giống (cây đầu dòng):
- Diện tích vườn (m2):
- Khoảng cách trồng (m x m):
6. Các tài liệu liên quan khác kèm theo:
- Sơ đồ vườn cây;
- Tóm tắt quá trình phát hiện hoặc lịch sử trồng trọt;
- Kết quả nghiên cứu, đánh giá hoặc hội thi đã có;
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của nguồn giống.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện nộp phí bình tuyển, thẩm định theo đúng quy định./.
Ngày … tháng … năm 20…..
Đại diện đơn vị*
(ký tên, đóng dấu)
(*Cá nhân phải có bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân gửi kèm theo đơn)
Annex 01
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent – Freedom – Happiness
APPLICATION FOR RECOGNITION SOURCES OF PLANTING MATERIALS
OF PERENNIAL INDUSTRIAL AND FRUIT CROPS
To: Department of Agriculture and Rural Development Provincial/City ……
1.Name of organizations/individuals...................................................................
2. Address:………………Telephone / Fax / E-mail...........................................
Number of identify card (individuals):…………………………………………
3. Names of varieties:
Scientific name:………………………….; Vietnamese name:………………...
4. Administrative positions and geographic on varieties of Industrial and fruit crops:
Hamlet…………Commune………….District………Province/ City................
5. More details for Sources of planting materials:
- Planted years:...................
- Source of original material cultivars (grafted trees, tree cuttings, tree branches and extract other propagating materia): …………………..
- The situation of growth (height, canopy diameter, pest status and some indicators related to growt):
- Productivity, quality of varieties (the main criteri):
For the Budwood orchards, additional informations follow:
- Codes of varieties (Elite trees):
- Garden area (m2):
- Distance in (m x m):
6. Other related documents attached
- Map orchard;
- Summary of findings or history of cultivation;
- Research results, evaluation or had contests;
- The situation of growth and development of varieties sources;
We would commit to pay fees for selection and evaluation as prescribed./.
(days ... months ... years…...)
Representative units *
(Signature and stamp)
(* Individuals must have a photocopy of identify card attached with)
III. Tên thủ tục hành chính: cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi hết hạn 03 (ba) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết;
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống;
- Bản sao quyết định lần công nhận gần nhất;
- Sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính :
- Tổ chức;
- Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Sở Nông nghiệp và PTNT.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Giấy công nhận lại
- Thời hạn hiệu lực của kết quả: 05 năm
8. Lệ phí:
- Phí thẩm định, công nhận lại cây đầu dòng: 1.400.000 đ/cây;
- Phí thẩm định, công nhận lại vườn cây đầu dòng: 350.000 đ/vườn
(Thông tư số 180/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2011)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Thông tư số 180/2011/TT-BTC ngày 14/12/2011.
IV. Tên thủ tục hành chính: Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng
1. Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ lưu tại tổ chức, cá nhân công bố hợp quy; 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
- Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT;
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định, trong thời gian 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Qua bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Đối với giống nhập khẩu: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
d) Đối với giống sản xuất trong nước: Bản sao từ giấy chứng nhận hợp quy gốc của một giống theo từng cấp giống do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp.
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, thành phần hồ sơ gồm:
a) Bản công bố hợp quy theo nội dung tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;
c) Bản sao biên bản kiểm định đồng ruộng của một lô ruộng giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống;
d) Bản sao 01 phiếu kết quả thử nghiệm mẫu từ bản gốc của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được chỉ định đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố gồm: Quy trình sản xuất giống và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
e) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đã được chứng nhận phù hợp ISO 9001, hồ sơ công bố hợp quy có bản sao từ giấy chứng nhận phù hợp ISO 9001;
g) Báo cáo đánh giá hợp quy của một lô giống đại diện cho một giống theo từng cấp giống trong vòng 6 tháng tính từ ngày phát hành theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết:
- Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định: 07 ngày làm việc;
- Nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định: 05 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng;
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản công bố hợp quy;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Báo cáo đánh giá hợp quy.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng.
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và thủ tục công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
PHỤ LỤC V
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CÔNG BỐ HỢP QUY
Số …………………………..
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………….………. Fax: ……………………………………………...........
E-mail: …………………………………………………………………………………………
CÔNG BỐ:
Giống cây trồng (loài, tên, cấp giống, đặc tính của giống)
………………………………………………………………………………………
Phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp quy (kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận/tự đánh giá), phương thức đánh giá sự phù hợp: phương thức 5/phương thức 7...):
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
…. (Tên tổ chức, cá nhân) .... cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của chất lượng (loài, tên, cấp giống) do mình sản xuất, nhập khẩu.
|
……., ngày ... tháng ... năm .... |
PHỤ LỤC 14
MẪU KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 55 /2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
Sản phẩm, hàng hoá, quá trình, dịch vụ, môi trường:....................................................
Các quá trình sản xuất cụ thể |
Kế hoạch kiểm soát chất lượng |
||||||
Các chỉ tiêu kiểm soát |
Quy định kỹ thuật |
Tần suất lấy mẫu/cỡ mẫu |
Thiết bị thử nghiệm/kiểm tra |
Phương pháp thử/kiểm tra |
Biểu ghi chép |
Ghi chú |
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............., ngày....... tháng ........ năm ..... Đại diện doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu) |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ___________ Số: .................... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ ......, ngày ... tháng .... năm |
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ HỢP QUY GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Tổ chức, cá nhân báo cáo:....................................................................................
Địa chỉ, Điện thoại, Fax, Email, Website
2. Tên giống cây trồng, cấp giống:
3. Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:.....................................................................
4. Mã lô giống được đánh giá hợp quy:
5. Kết quả đánh giá:
5.1. Kiểm định ruộng giống
- Ngày kiểm định:
- Địa điểm kiểm định: - Diện tích lô ruộng giống kiểm định:
- Họ và tên người kiểm định: Điện thoại: Mã số:
- Đơn vị quản lý người kiểm định:
- Biên bản kiểm định số: ngày tháng năm
- Kết quả kiểm định: Diện tích lô ruộng giống kiểm định đạt yêu cầu theo QCVN: ha; Sản lượng dự kiến (tạ/tấn):
5.2. Thử nghiệm mẫu
- Ngày lấy mẫu :
- Địa điểm lấy mẫu: - Khối lượng lô giống:
- Họ và tên người lấy mẫu: Điện thoại: Mã số:
- Đơn vị quản lý người lấy mẫu:
- Tên phòng thử nghiệm:
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu giống số: ngày tháng năm
- Kết quả thử nghiệm: Các chi tiêu chất lượng đạt yêu cầu theo QCVN:
6. Các nội dung khác (nếu có):..................................................................................
7. Kết luận:
Giống ..., cấp giống ... có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật số ............ do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành (tên) ngày tháng năm.
Người lập báo cáo (ký và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của lãnh đạo tổ chức/cá nhân (ký tên, chức vụ, đóng dấu) |
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
I. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi chuẩn bị hồ sơ.
- Bước 2: Người sử dụng đất, nộp 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký chuyển đổi về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
- Bước 3: Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi nhận được đăng ký chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xác nhận “Đồng ý cho chuyển đổi” đóng dấu vào bản đăng ký gửi lại người sử dụng đất, vào sổ theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa; Trường hợp đơn không hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho người sử dụng đất, chỉnh sửa, bổ sung đơn đăng ký;
- Bước 4: Trường hợp không đồng ý cho chuyển đổi, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng đất, nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
b) Số lượng: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Tổ chức hoặc cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã vào Đơn đăng ký chuyển đổi cơ câu cây trồng trên đất trồng lúa;
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa (phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT).
- Thông báo không tiếp nhận bản đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất chuyên trồng lúa (phụ lục II kèm theo Thông tư số 19 /2016/TT-BNNPTNT).
10. Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người sử dụng đất được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: không làm mất đi hoặc biến dạng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa (mặn hóa, chua hóa...); không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa).
- Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.........., ngày tháng năm
ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG
TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn….
1. Tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:
2. Địa chỉ:
3. Số CMND/Thẻ căn cước……………Ngày cấp:………..
Nơi cấp…………
3. Diện tích chuyển đổi … (m2, ha), thuộc thửa đất số … ,tờ bản đồ số......khu vực, cánh đồng......
4. Mục đích và thời gian chuyển đổi
4.1. Mục đích
- Trồng cây hàng năm:
+ Chuyển đổi 1vụ lúa/năm: tên cây trồng…., vụ…,
+ Chuyển đổi các vụ lúa/năm: tên cây trồng…,
- Kết hợp nuôi trồng thủy sản: Loại thủy sản…, vụ lúa chuyển đổi…,
4.2. Thời gian chuyển đổi:
+ Từ ngày….tháng ….năm…. đến ngày….tháng ….năm….
5. Cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
UBND cấp xã tiếp nhận (Ký, họ tên và đóng dấu) |
Người đại diện tổ chức/hộ gia đình/cá nhân (Ký, họ tên và đóng dấu, nếu có) |
PHỤ LỤC II
MẪU THÔNG BÁO KHÔNG TIẾP NHẬN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT CHUYÊN TRỒNG LÚA NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … |
..…, ngày tháng năm ..… |
THÔNG BÁO
Không tiếp nhận đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa
Căn cứ quy định tại Thông tư số /2016/TT- BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa và các quy định khác của pháp luật liên quan, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…….thông báo:
Không tiếp nhận bản đăng ký chuyển đổi cây trồng trên đất chuyên trồng lúa nước của …(họ, tên người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình), địa chỉ …
Lý do không tiếp nhận:………………………………………………………
Yêu cầu ông/bà… ………..thực hiện Thông báo này và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.
Nơi nhận: |
T/M.Ủy ban nhân dân cấp xã (Ký, họ tên và đóng dấu) |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây