Quyết định 28/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 28/2002/QĐ-TTg

Quyết định 28/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:28/2002/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:06/02/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 28/2002/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quyết định

của Thủ tướng chính phủ Số 28/2002 /QĐ-TTg
ngày 06 tháng 02 năm 2002 Về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành Rượu - Bia - Nước giải khát
Việt Nam đến năm 2010

 

Thủ tướng chính phủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các tờ trình số 1783/TT-KHĐT ngày 08 tháng 5 năm 2000 và số 5523/CV-KHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2001; của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 7355 BKH/VPTĐ ngày 28 tháng 11 năm 2000, số 8737 BKH-CN ngày 24 tháng 12 năm 2001 và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể và một số giải pháp phát triển ngành Rượu - Bia -Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

- Xây dựng ngành Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh. Sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước để phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, cải tiến bao bì, mẫu mã; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

- Xây dựng Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất rượu và bia; làm nòng cốt trong sản xuất nước giải khát chất lượng cao.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát đạt chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Định hướng phát triển:

a) Về công nghệ, thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

b) Về đầu tư: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn; phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến; đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.

c) Về nghiên cứu khoa học và đào tạo: Quy hoạch và xây dựng các phòng thí nghiệm, Trung tâm nghiên cứu; triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; đồng thời quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Về bia:

- Sản lượng:

Năm 2005: 1.200 triệu lít;

Năm 2010: 1.500 triệu lít.

- Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng uy tín thương hiệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thị phần trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Tập trung đầu tư các nhà máy công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành được người tiêu dùng chấp nhận, cụ thể:

+ Xây dựng mới 01 nhà máy bia tại Củ Chi thuộc Công ty Bia Sài Gòn với công suất 100 triệu lít/năm (giai đoạn 2002 - 2005) và có khả năng mở rộng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.

+ Sau năm 2005 xây dựng mới 01 nhà máy bia thuộc Công ty Bia Hà Nội với công suất 100 triệu lít/năm và có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào những năm tiếp theo.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo đúng giấy phép đầu tư, tập trung khai thác đủ công suất thiết kế đã được phê duyệt. Trong những năm tới, chưa xem xét cấp giấy phép thành lập liên doanh mới hoặc tăng năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có.

b) Về rượu:

- Sản lượng:

Năm 2005: 250 triệu lít;

Năm 2010: 300 triệu lít.

- Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại rượu đặc sản truyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu bằng phương pháp thủ công.

ư- Tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ rượu.

- Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao, giảm tối đa thành phần độc hại.

- Đề xuất việc hợp tác hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất một số loại rượu chất lượng cao sử dụng các loại nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu.

- Trong giai đoạn từ 2001 - 2005, Công ty Rượu Hà Nội, Công ty Rượu Bình Tây tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, để mỗi Công ty đạt công suất: cồn tinh bột 5 triệu lít/năm, rượu các loại 10 triệu lít/năm và tăng công suất lên gấp đôi ở giai đoạn sau.

c) Về nước giải khát:

Năm 2005: 800 triệu lít;

Năm 2010: 1.100 triệu lít.

- Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên tăng năng lực sản xuất nước quả, không đầu tư tăng năng lực sản xuất nước giải khát có gaz pha chế từ hương liệu nhập khẩu. 

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện; trách nhiệm các Bộ, ngành, Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam và của các địa phương liên quan

1. Bộ Công nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng lộ trình cổ phần hoá; xác định danh mục các doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với ngành Rượu, Bia, Nước giải khát; đồng thời, chỉ đạo thực hiện tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát hiện có.

- Bố trí các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch của từng vùng và từng địa phương.

- Chỉ đạo Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam phối hợp với các địa phương sắp xếp lại các nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát có thiết bị công nghệ tiên tiến, nhưng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm. Những nhà máy có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu cần nghiên cứu chuyển hướng sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc phá sản theo quy định.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.

- Căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu trong Quy hoạch ngành, chỉ đạo thực hiện, tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.

2. Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát trong toàn ngành; xây dựng một số đơn vị thành viên làm nòng cốt đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

 

- Phối hợp với địa phương nghiên cứu trồng mì mạch trong nước thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu, để từng bước có sản phẩm xuất khẩu.

3. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam:

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất và vùng nguyên liệu của ngành rượu, bia, nước giải khát.

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng rượu, bia, nước giải khát và phối hợp với các địa phương tổ chức việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

- Xây dựng Quy chế chống bán phá giá, hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhập lậu và về khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn mác hàng hoá đối với các sản phẩm rượu, bia, nước giải khát lưu hành trên thị trường trong nước.

- Tăng cường quản lý, thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu quy mô vừa và nhỏ.

- Xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài đối với các liên doanh với nước ngoài sản xuất rượu, bia, nước giải khát bị thua lỗ kéo dài.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát của địa phương thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Chú trọng phát triển ổn định các vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm bảo đảm nguyên liệu cho sản xuất; đồng thời tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ ngành liên quan và Tổng công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành Rượu, Bia, Nước giải khát trên địa bàn thuộc tỉnh, thành phố quản lý.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


PHỤ LỤC I

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH RƯỢU-BIA-NƯỚC GIẢI KHÁT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2002/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Đơn vị tính: Triệu lít

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010


I. Sản xuất bia

1.200

1.500

1. Tổng công ty RBNGKVN

550

780

- Công ty Bia Sài Gòn

350

430

- Công ty Bia Hà Nội

100

200

- Các nhà máy khác

100

150

2. Liên doanh và 100% vốn nước ngoài

350

400

3. Địa phương và các TP. kinh tế

300

320

- Địa phương

200

270

- Các thành phần kinh tế khác

100

50

II. Sản xuất rượu

250

300

1. Rượu sản xuất công nghiệp

120

220

2. Rượu dân tự nấu

130

80

III. Sản xuất nước giải khát

800

1.100

1. Nước giải khát có gaz

350

380

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

326

440

3. Nước quả

124

280

 


PHỤ LỤC II

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH RƯỢU - BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28 /2002/QĐ-TTg,
ngày 06tháng 02 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

I. Sản xuất bia

2.870

4.060

1. Tổng công ty RBNGKVN

2.730

3.780

- Công ty Bia Sài Gòn

1.680

2.100

- Công ty Bia Hà Nội

700

1.400

- Các nhà máy khác

350

280

2. Địa phương

140

280

II. Sản xuất rượu

600

1.080

1. Rượu sản xuất công nghiệp

600

1.080

III. Sản xuất nước giải khát

381

2.862

1. Nước giải khát có gaz

86

144

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

150

456

3. Nước quả

145

2.262

Cộng:

3.851

8.002

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 28/2002/QD-TTg

Hanoi, February 06, 2002

 

DECISION

RATIFYING THE GENERAL PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS BREWING INDUSTRY TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;

At the proposals of the Ministry of Industry in Reports No.1783/TT-KHDT of May 8, 2000 and No.5523/CV-KHDT of December 26, 2001, and of the Ministry of Planning and Investment in Official Dispatches No.7355-BKH/VPTD of November 28, 2000 and No.8737/BKH-CN of December 24, 2001, as well as opinions of the concerned ministries and branches regarding the ratification of the general planning on development of Vietnam’s brewing industry till 2010,

DECIDES:

Article 1.-To ratify the general planning on and a number of solutions to the development of Vietnam’s brewing industry till 2010, with the following principal contents:

1. Objectives:

- To build Vietnam’s brewing industry into a strong economic branch. To make full use of domestic raw materials in order to develop the production of high-quality products of diversified categories and with better packing and designs; to strive for lower production costs and higher competitiveness of products, with a view to meeting domestic demand and having products for export; to increase budget revenues and firmly integrate into the regional and international economies.

- To build Vietnam Beverage Corporation into a strong economic conglomerate, capable of playing the key role in liquor and beer brewing industry and acting as core in the production of high-quality soft drinks.

- To encourage various economic sectors to participate in the production of high-quality soft drinks from domestic raw materials, thus meeting domestic consumption and export demands.

2. Development orientations:

a/ Regarding technologies and equipment: To modernize technologies, step by step replace the existing technologies and equipment with the world’s advanced ones up to the Vietnamese and international standards on food and environmental quality, safety and hygiene and capable of turning out products with higher and higher competitiveness on the domestic and overseas markets.

b/ Regarding investment: To concentrate investment in breweries with high capacities; make the fullest use of capacities of production establishments furnished with advanced equipment and technologies; at the same time invest in the expansion of a number of existing breweries. To diversify the investment forms and capital mobilization modes, encouraging the mobilization of capital sources from the domestic economic sectors, issuing bonds and shares; and accelerate the equitization of enterprises where the State does not need to hold 100% capital.

c/ Regarding scientific research and training: To plan and build laboratories and research centers; deploy experiments in association with the scientific and technological application to the production; and at the same time work out planning on arrangement and training of the contingent of scientific personnel and technical workers, thus meeting the branch’s development requirements.

3. Main targets:

a/ Regarding beer:

- Output:

By 2005: 1,200 million liters;

By 2010: 1,500 million liters.

- Vietnam Beverage Corporation shall play the key role in promoting the trademark prestige of Vietnamese beers, thus ensuring that the production and sale thereof covers 60-70% of the domestic market and then making them exportable.

- To concentrate investment in breweries with high capacities, efficient production and business operations, and a tight management over food hygiene and safety of products, ensuring the quality and prices acceptable to consumers, more concretely:

+ To construct a new beer factory in Cu Chi district under Sai Gon Beer Company with an output of 100 million liters/year (in the 2002-2005 period), which can be raised to 300 million liters/year in the subsequent years.

+ After 2005, to construct a new beer factory under Ha Noi Beer Company with an output of 100 million liters/year, which can be raised to 200 million liters/year in the subsequent years.

- Foreign-invested enterprises shall strictly comply with their investment licenses and concentrate on fully exploiting their designed capacities as approved. In the years to come, the granting of licenses for establishment of new joint ventures or for raising the production capacities of the existing establishments shall not be considered.

b/ Regarding liquor:

- Output:

By 2005: 250 million liters;

By 2010: 300 million liters.

- Vietnam Beverage Corporation shall play the key role in the production of traditional specialty liquors and high-quality liquors to meet the domestic and export demands; and take appropriate measures to gradually reduce the percentage of liquors distilled manually.

- To enhance the State management over the liquor production and consumption.

- To concentrate investment in the renewal of equipment and technologies, boost the production of high-quality industrial liquors with minimized toxic content.

- To propose the cooperation or joint ventures with foreign countries in the production of a number of high-quality liquors from domestic raw materials to substitute for imports.

- In the 2001-2005 period, Ha Noi Liquor Company and Binh Tay Liquor Company shall make investment in the renewal of their technologies and equipment, in order to raise their respective capacity to 5 million liters of starch alcohol and 10 million liters of assorted liquors per year, which may be doubled in the subsequent period.

c/ Regarding soft drinks:

By 2005: 800 million liters;

By 2010: 1,100 million liters.

- Vietnam Beverage Corporation shall play the key role in raising the quality of soft drinks and lowering their production costs; and at the same time, encourage all economic sectors to participate in the production of soft drinks from domestic raw materials, with priority given to raising of the output of fruit juices, and no investment in raising the output of aerated soft drinks prepared from imported flavors.

Article 2.-Organization of implementation; responsibilities of the ministries, branches, Vietnam Beverage Corporation and concerned localities

1. The Ministry of Industry:

- To assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches, Vietnam Beverage Corporation and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in working out the equitization roadmap; drawing up the list of enterprises where the State holds controlling stakes in the brewing industry; and at the same time direct the reorganization of the existing brewing establishments.

- To dispose new investment projects in line with the planning of each region or each locality.

- To direct Vietnam Beverage Corporation in coordinating with localities in reorganizing the breweries equipped with advanced technologies but having conducted production and business operation with less efficiency, failed to meet the quality and food hygiene and safety standards or to fulfill the annual budgetary remittance obligation. Small-sized breweries or those with obsolete technologies should either to switch to new production and business lines or conduct their equitization, sale, contracting, lease, dissolution or bankruptcy according to regulations.

- To coordinate with the concerned ministries and branches in promulgating documents concerning activities of producing and trading in liquors, beers and soft drinks.

- To base itself on the objectives and targets set in the branch planning to direct the planning implementation, organize the periodical appraisal thereof and propose readjustment of the planning in conformity with specific socio-economic conditions of the whole country.

2. Vietnam Beverage Corporation:

- To assume the prime responsibility and coordinate with localities in reorganizing the production and trading of liquors, beer and soft drinks within the whole branch; build a number of member units to act as core foregoers in the technological and equipment renewal, production rationalization, production cost reduction and product quality raising in the provinces and centrally-run cities throughout the country.

- To coordinate with localities in studying the growing of wheat and rye in the country to partially substitute imported raw materials, in order to step by step turn out products for export.

3.The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Health, the State Bank of Vietnam, and the Development Assistance Fund shall, within the ambit of their respective functions, coordinate with the Ministry of Industry and Vietnam Beverage Corporation in:

- Studying and proposing policies on assisting and mobilizing investment capital sources for production projects and raw material areas of the brewing industry.

- Promulgating beverage quality standards and coordinating with localities in organizing the inspection of product quality, thus ensuring the observance of food safety and environmental hygiene standards as well as the industrial property legislation.

- Formulating the regulation against dumping sale, inferior-quality goods, counterfeit goods and smuggled goods as well as the regulation on sale promotion, advertising, marketing and goods labeling applicable to liquors, beers and soft drinks circulated on the domestic market.

- Enhancing management through the business registration and quality registration, thus ensuring the fulfillment of tax obligations by medium- and small-sized establishments producing and/or trading in liquors.

- Studying and handling joint ventures with foreign countries engaged in beverage production but having suffered prolonged loss.

4. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities:

- To direct local beverage enterprises to conduct their activities strictly according to the branchs set objectives and development orientations. To attach importance to sustainable development of local raw materials areas, with a view to sufficiently supplying raw materials for production and at the same time creating more jobs and raising living standards of laborers.

- To coordinate with the Ministry of Industry, the concerned ministries and branches and Vietnam Beverage Corporation in arranging enterprises and managing production and trading activities of the brewing branch in geographical areas managed by the provinces or centrally-run cities.

Article 3.-This Decision takes effect 15 days after its signing. To annul previous stipulations which are contrary to this Decision.

Article 4.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and Vietnam Beverage Corporation shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX 1

PRODUCTION OUTPUT OF THE BREWING INDUSTRY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.28/2002/QD-TTg of February 6, 2002)

Calculation unit: Million liters

Targets

By 2005

By 2010

I. Beer production

1,200

1,500

1. Vietnam Beverage Corporation

550

780

- Sai Gon Beer Company

350

430

- Ha Noi Beer Company

100

200

- Other breweries

100

150

2. Joint ventures and 100% foreign capital enterprises

350

400

3. Localities and other economic sectors

300

320

- Localities

200

270

- Other economic sectors

100

50

II. Liquor production

250

300

1. Industrially produced liquors

120

220

2. Liquors distilled by people

130

80

III. Production of soft drinks

800

1,100

1. Aerated soft drinks

350

380

2. Mineral water and purified water

326

440

3. Fruit juices

124

280

 

APPENDIX II

INVESTMENT CAPITAL DEMAND OF THE BREWING INDUSTRY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 28/2002/QD-TTg of February 6, 2002)

Calculation unit: Billion dong

Targets

By 2005

By 2010

I. Beer production

2,870

4,060

1. Vietnam Beverage Corporation

2,730

3,780

- Sai Gon Beer Company

1,680

2,100

- Ha Noi Beer Company

700

1,400

- Other breweries

350

280

2. Localities

140

280

II. Liquor production

600

1,080

1. Industrially produced liquors

600

1,080

III. Production of soft drinks

381

2,862

1. Aerated soft drinks

86

144

2. Mineral water and purified water

150

456

3. Fruit juices

145

2,262

Total:

3,851

8,002

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 
 
 
 
Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 28/2002/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất