Thông tư 77/2015/TT-BGTVT vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị

thuộc tính Thông tư 77/2015/TT-BGTVT

Thông tư 77/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:77/2015/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:07/12/2015
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tàu chậm quá 5 phút, hành khách được yêu cầu trả lại tiền vé

Đây là một trong những quyền của hành khách đi tàu đường sắt đô thị được quy định tại Thông tư số 77/2015/TT-BGTVT về việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị do Bộ Giao thông Vận tải ban hành ngày 07/12/2015, có hiệu lực từ ngày 01/02/2016.
Cụ thể, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị vận hành tàu chậm quá 05 phút so với biểu đổ chạy tàu mà không thông báo với hành khách; hoặc vi phạm quy định về an toàn vận hành tàu có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, làm hư hỏng, mất mát hành lý..., hành khách có thể từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại tiến vé. Hành khách bị ảnh hưởng sức khỏe hoặc tính mạng do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp gây ra có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về phía doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, Thông tư quy định các doanh nghiệp này có quyền từ chối vận chuyển hành khách nếu hành khách mang theo hành lý vượt quá số lượng, trọng lượng, kích thước và các hành lý không được theo người vào ga, lên tàu; trẻ em dưới 06 tuổi không có người lớn đi kèm, trường hợp không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,15m; Người say rượu, người mất trí, người có bệnh truyền nhiễm; Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của doanh nghiệp, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách khác…
Cũng theo Thông tư này, hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu bao gồm: Hàng nguy hiểm; Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ; Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe; Thi hài, hài cốt; Hàng hóa cấm lưu thông; Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe; Các loại động vật sống theo quy định riêng của từng doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị…

Xem chi tiết Thông tư77/2015/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
Số: 77/2015/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2015
 
 
 
 
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị.
 
 
Thông tư này quy định về việc vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị.
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị là đơn vị trực tiếp kinh doanh, khai thác các tuyến đường sắt đô thị, sau đây gọi tắt là doanh nghiệp.
2. Hành lý là vật dụng, hàng hóa của hành khách được phép mang theo vào ga, lên tàu trong cùng một chuyến đi.
3. Bảng chỉ dẫn hành trình tuyến là bảng thông tin được gắn tại các nhà ga và trên các toa tàu dùng để chỉ dẫn cho hành khách biết hành trình của tuyến bao gồm tất cả các ga đường sắt đô thị trên tuyến.
4. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, sau đây gọi tắt là vé.
5. Hàng nguy hiểm là hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Chương II
 
1. Yêu cầu hành khách đi tàu phải có vé hợp lệ.
2. Kiểm tra hành lý trước khi mang vào trong ga và lên tàu. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính an toàn, có quyền yêu cầu hành khách mở hành lý mang theo để kiểm tra.
3. Được quyền từ chối vận chuyển hành khách trong các trường hợp sau đây:
a) Mang các hành lý vượt quá số lượng, trọng lượng, kích thước và các hành lý không được mang theo người vào ga, lên tàu theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này;
b) Trẻ em từ 06 tuổi trở xuống, trường hợp không xác định được tuổi thì có chiều cao dưới 1,15 mét mà không có người lớn đi kèm;
c) Người say rượu; người mất trí; người có bệnh truyền nhiễm; người có bệnh tật mà bác sỹ chỉ định không di chuyển hoặc xét thấy có thể nguy hiểm đến bản thân người đó khi đi tàu (trừ trường hợp có người đi cùng trông nom và người có bệnh truyền nhiễm đã được cách ly an toàn);
d) Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của doanh nghiệp, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các hành khách khác hoặc có những hành vi không bảo đảm an toàn trong hành trình.
1. Cung cấp dịch vụ đảm bảo an toàn, thuận tiện, thông suốt, đúng giờ.
2. Thông báo và niêm yết công khai các quy định có liên quan đến vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bảng chỉ dẫn đặt tại các ga để hành khách hiểu rõ và áp dụng.
3. Ngoài việc bố trí các nhân viên và lắp đặt các trang thiết bị tại các ga đường sắt đô thị, trên tàu theo đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp còn phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Bố trí lực lượng chuyên trách được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ thích hợp để làm nhiệm vụ bảo vệ, kiểm tra an ninh hành khách, hành lý vào ga, lên tàu để đảm bảo an toàn, trật tự, an ninh trên tàu, dưới ga;
b) Thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp;
c) Lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn cho hành khách tại lối lên, xuống, cửa thoát hiểm; các toa tàu phải được lắp đặt loa phát thanh, bảng chỉ dẫn hành trình tuyến, bản đồ mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
d) Niêm yết và công bố công khai danh mục các loại hành lý cấm mang theo người vào ga, lên tàu.
4. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự và hỗ trợ hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai vào ga, lên tàu, xuống tàu, ra ga thuận lợi.
5. Hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh do lỗi của doanh nghiệp gây ra làm thiệt hại về sức khỏe và tài sản của hành khách.
6. Quy định việc bảo quản, lưu trữ và trả lại hành lý của hành khách để quên trên tàu, dưới ga.
7. Xây dựng và công bố công khai tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải để hành khách đi tàu biết.
8. Các quy định của doanh nghiệp về vận tải hành khách, hành lý phải phù hợp với các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan và phải được công bố công khai.
9. Chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra về việc thực hiện các quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt đô thị.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm cho hành khách (phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách).
2. Vé hành khách là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3. Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Được phục vụ theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp đã công bố.
2. Trong các trường hợp dưới đây, được quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại tiền vé theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này:
a) Doanh nghiệp vi phạm quy định về an toàn vận hành tàu có thể gây nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe; làm hư hỏng, mất mát hành lý.
b) Doanh nghiệp vận hành tàu chậm quá “5 phút” so với biểu đồ chạy tàu mà không có thông báo trước với hành khách.
3. Được bồi thường thiệt hại do lỗi kỹ thuật của doanh nghiệp gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của hành khách.
1. Mua vé theo đúng quy định của doanh nghiệp và giữ vé đến nhà ga cuối cùng của hành trình; xuất trình đầy đủ vé hợp lệ, giấy tờ hợp lệ cho doanh nghiệp khi có yêu cầu kiểm tra khi ra, vào ga, trên tàu.
2. Khi mua vé nhầm hoặc thiếu so với quy định, hành khách có trách nhiệm báo lại cho doanh nghiệp để đổi lại vé đúng lịch trình hoặc nộp đủ số tiền vé của hành trình theo quy định của doanh nghiệp.
3. Tuân thủ quy định, nội quy của doanh nghiệp, các chỉ dẫn trong ga, trên tàu và sự chỉ dẫn của nhân viên phục vụ tại nhà ga; trẻ em từ 06 tuổi trở xuống, trường hợp không xác định được độ tuổi mà có chiều cao dưới 1,15 mét thì phải có người lớn đi kèm.
 
 
1. Không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc của doanh nghiệp mà trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa đến an toàn vận hành, khai thác và vệ sinh môi trường đường sắt đô thị; có hành vi quấy rối hành khách, nhân viên trên tàu, dưới ga; các hành vi vi phạm về trật tự công cộng, gây rối trật tự công cộng khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp phải niêm yết công khai quy định về các hành vi vi phạm tại ga và trên tàu tại những vị trí dễ thấy để hành khách biết và thực hiện.
1. Các loại hành lý không vi phạm quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Số lượng, kích thước, trọng lượng hành lý được phép mang vào ga, lên tàu do doanh nghiệp quy định và niêm yết công khai.
1. Hàng nguy hiểm.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép sử dụng hợp lệ.
3. Những chất gây mất vệ sinh, làm bẩn toa xe.
4. Thi hài, hài cốt.
5. Hàng hóa cấm lưu thông.
6. Vật cồng kềnh làm trở ngại việc đi lại trên tàu, làm hư hỏng trang thiết bị toa xe.
7. Doanh nghiệp quy định cụ thể các loại động vật sống không được mang theo người và các quy định khác có liên quan đến việc vận tải động vật sống.
1. Hành khách có trách nhiệm tự bảo quản hành lý mang theo người.
2. Khi thấy nghi ngờ hành lý mang theo người vào ga, lên tàu vi phạm quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này, doanh nghiệp có quyền yêu cầu kiểm tra hành lý của hành khách đi tàu. Nếu phát hiện hành lý của hành khách không đúng quy định thì xử lý theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.
1. Doanh nghiệp phải thông báo và niêm yết công khai tại nhà ga các trường hợp hạn chế hoặc tạm ngừng vận chuyển để hành khách biết.
2. Trong các trường hợp hạn chế hoặc tạm ngừng vận chuyển, doanh nghiệp có trách nhiệm phải thông báo công khai và nêu rõ lý do việc hạn chế hoặc tạm ngừng vận chuyển cho hành khách tại các ga có liên quan biết và có quyền thực hiện một hoặc đồng thời các nội dung sau:
a) Hạn chế hoặc ngừng bán vé cho hành khách;
b) Hạn chế khu đoạn chạy tàu, hướng chạy tàu cũng như số lượng tàu chuyên chở hành khách.
Chương IV
 
1. Vé hợp lệ là vé do doanh nghiệp phát hành, còn đủ các thông tin phù hợp với quy định của từng loại vé.
2. Doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn và quy định cụ thể cho hành khách về cách sử dụng vé; quy định về vé hợp lệ, vé không hợp lệ; quy định và hướng dẫn cách giải quyết các phát sinh cho hành khách.
Các loại vé và giá vé do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đô thị quy định.
Vé được bán tại các địa điểm bán vé (có nhân viên hoặc máy bán vé tự động); thời gian bán vé, địa điểm bán vé do doanh nghiệp quy định.
1. Hành khách đã mua vé nhưng không có nhu cầu đi tàu thì có quyền trả lại vé.
2. Doanh nghiệp quy định cụ thể việc lại trả lại vé của hành khách.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc miễn giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội khi đi tàu theo quy định của pháp luật và theo quy định của doanh nghiệp (nếu có).
Hành khách phải ra hoặc vào ga tại vị trí quy định để được soát vé. Việc kiểm soát vé do doanh nghiệp quy định và thực hiện.
Chương V
 
1. Trong những trường hợp dưới đây hành khách sẽ coi là vi phạm và bị xử lý, cụ thể:
a) Không có vé;
b) Vé không hợp lệ.
2. Doanh nghiệp quy định hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Khi phát hiện hành lý mang theo người vào ga, lên tàu thuộc loại hành lý không được mang theo người thì xử lý như sau:
1. Phát hiện ở ga đi: doanh nghiệp từ chối vận chuyển.
2. Phát hiện khi đang vận chuyển thì giải quyết như sau:
a) Khi tàu đang chạy mà phát hiện có hành lý là hàng hóa nguy hiểm thuộc loại không được mang theo người thì phải từ chối tiếp tục vận chuyển và đưa ngay hành lý và hành khách mang hành lý đó xuống ga tàu đang đỗ hoặc ga gần nhất mà tàu sắp đến để xử lý tiếp;
b) Nếu hành lý là hàng không được mang theo người nhưng không phải là hàng nguy hiểm thì được phép vận chuyển tới ga đến và xử lý tiếp tại ga đến.
3. Trường hợp hành lý thuộc loại không được mang theo người vào ga, lên tàu thuộc loại hàng hóa nguy hiểm đe dọa đến an toàn chạy tàu thì ngoài việc xử lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, doanh nghiệp phải báo ngay cho các cơ quan chức năng biết để xử lý.
4. Khi có lệnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu giữ hành lý thì doanh nghiệp phải lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người đại diện cơ quan ra lệnh thu giữ.
5. Ngoài việc chịu các biện pháp xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hành khách vi phạm quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải:
a) Trả tiền phạt cước đối với toàn bộ số hành lý trên đoạn đường đã vận chuyển theo quy định của doanh nghiệp;
b) Bồi thường toàn bộ các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
c) Thanh toán các khoản chi phí phát sinh (nếu có).
1. Dừng vận hành tàu dọc đường
Doanh nghiệp phải đảm bảo vận tải để đưa hành khách xuống ga gần nhất để hành khách xuống tàu, ra ga an toàn, thuận tiện và phải hoàn lại tiền của phần vé chưa sử dụng cho hành khách.
2. Trường hợp hành khách phải xuống tàu, ra ga khi phải dừng vận hành tàu tại ga dọc đường thì doanh nghiệp phải hoàn lại tiền của phần vé chưa sử dụng cho hành khách.
3. Doanh nghiệp quy định cụ thể việc hoàn lại tiền của phần vé chưa sử dụng cho hành khách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Đối với hành khách có yêu cầu được tiếp tục vận tải từ ga gần nhất quy định tại khoản 1 Điều này hoặc từ ga dọc đường được quy định tại khoản 2 Điều này đến các ga khác mà doanh nghiệp có thể phục vụ được, thì doanh nghiệp được quyền thu tiền vé của hành khách trên đoạn tuyến vận tải.
Đối với trường hợp hành khách có hành vi phá hoại gây ảnh hưởng đến hoạt động vận hành tàu, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, hành khách còn phải bồi thường thiệt hại do lỗi của hành khách gây ra.
 
 
1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đô thị, các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng để tuyên truyền, phổ biến Thông tư này tới các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Tổ chức triển khai, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
1. Tổ chức quản lý, kinh doanh vận tải trên đường sắt đô thị; đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
2. Kiến nghị và đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung nội dung các quy định của Thông tư này trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tế để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
 
 
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2016.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 27;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đô thị;
- Các Thứ trư
ng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, Vtải.
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT

Circular No.77/2015/TT-BGTVT dated December 07, 2015 of the Ministry of Transport on transporting passengers and luggage by urban railways

Pursuant to the Civil Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Railway dated June 14, 2005;

Pursuant to the Decree No. 14/2015/ND-CP detailing on a number of articles of the Law on railway dated February 13, 2015 by the Government;

Pursuant to the Decree No. 107/2012/ND-CP regulating on functions, responsibilities, powers and organizational structure of the Department of Transport dated December 20, 2012 by the Government;

Upon the request of the Director of the Department of Vietnam Railways

The Minister of Transport issues this Circular providing regulations on passenger and luggage transport by urban railways.

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Circular provides regulations on transport of passengers and luggage on urban railway.

Article. Subject of application

This Circular shall be applied to organizations and individuals related to the transport of passengers and luggage by urban railways.

Article 3. Interpretation of terms

1.Urban rail companies (URC) are state-owned URC that directly operate the urban railways system.

2.Luggage is passenger’s items and/or goods which are permitted to bring on board into the station or on the same train with its owner.

3.Train schedule is notice board that put up at train stations and coaches and used for notifying passengers of the schedule including the route and all stations on this route.

4.Passenger tickets are considered as evidences of the agreement on passenger transport, hereinafter referred to as tickets.

5.Dangerous goods are goods on the list of dangerous goods compiled by competent authorities.

Chapter II.

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ENTITIES IN URBAN RAIL SECTOR

Article 4. Rights of URC

1.Require passengers to buy valid tickets.

2.Check passengers’ luggage before bringing it into train stations or on board. Request passengers to open their luggage to check if its safety is questionable.

3.Refuse to transport:

a) Passengers that bring carry-on luggage whose quantity, weight and/or dimension exceed the limits regulated in Article 10 and Article 11 of this Circular;

b) 06-year-old children or younger, or shorter 1.15 meters in height if their age cannot determined, who travel without being accompanied by any adult;

c) Passengers are drunker, people having mental-illness, people having infectious diseases, patients who are prescribed not to move by doctors or might be placed in dangerous situation on the train (they are accompanied by their guardians or the disease-infected patients who have been isolated);

d) Passengers who offend public order, hinder URC’ business, threaten to others’ life, health and property or the train safety.

Article 5. Obligations of URC

1.Provide services in a safe, comfortable, smooth and punctual manner.

2.Announce and put up rules related to transport of passengers and luggage by mass media and signal boards placed at stations.

3.Besides manpower arrangement and installation of equipment at urban stations and on trains under the regulations of laws, URC shall:

a) Provide security guards with proper equipment which can be used for performing security tasks, check passengers and luggage to ensure the security at the station and on the train;

b) Set up and publish hotlines numbers to receive and deal with customers feedbacks on the quality of URC’s services.

c) Install warning signs or signal boards at entrances, stairs or emergency exits; equip coaches with speakers, train schedules, the map of urban rail network in both English and Vietnamese;

d) Put up and publish the list of items banned from carry-on luggage.

4.Treat passengers in civilized manner, assist the disabled, elders, children and pregnant women get on or get off the train or stations.

5.Refund fare and/or compensate for any losses or damage to passengers’ health and property at URC’s faults.

6.Regulate preservation and storage of luggage which passengers left behind at stations and/or on trains.

7.Develop and make the standards of transport services publicly available to passengers.

8.URC’ rules for passengers and luggage transport shall comply with regulations of this Circular and other relevant regulations of laws and shall be made publicly available to passenger.

9.Obey Vietnam regulations of laws and enable regulatory bodies to inspect the adherence to regulations on urban rail transport.

Article 6. Urban rail transport insurance

1.URC shall buy civil liability insurance under laws on insurance business and buy insurance for passengers (the insurance premiums are included in the fare).

2.Tickets are considered as documentary evidence claiming insurance claim (if any).

3.Provision of insurance for passenger shall comply with laws on insurance business.

Article 7. Rights of urban rail passengers

1.Receive services as per the announced standards and quality.

2.Refuse to get on the train and claim a refund of the fare in the following cases:

a) URC violate regulations on operational safety which may directly or indirectly harm passenger’s health, life or property.

b) The train is delayed for more than 05 minutes according to the train schedule without any prior notice.

3.Receive indemnity for damage due to technical errors of URC which may be harmful to passengers’ health, life or property.

Article 8. Responsibilities of urban rail passengers

1.Buy a ticket under rules of URC and keep this ticket to the station of destination; present the valid ticket and documents to URC if requested.

2.If a passenger buys a wrong ticket, this passenger shall request URC to exchange for another ticket according to is/her schedule and pay for the difference as regulated by URC.

3.b) Passengers shall comply with regulations and rules of URC, instructions in stations and on trains of station workers; 6-year-old children or younger, or under 1.15 meters in height if the age can not determined, shall be accompanied by adults.

Chapter III.

TRANSPORT OF PASSENGERS AND LUGGAGE

Article 9. Regulations on violations on board and at stations

1.The following cases shall be considered as breaches of regulations of laws:
Failure to adhere to regulations of laws and/or URC which directly or indirectly threatens the operational safety, use and environmental sanitation in urban railways, harassing other passengers and/or train crew; public order offences or other violations against Vietnam laws.

2.URC shall publicly put up the rules of violation activities on trains and station at noticeable places.

Article 10. Carry-on luggage onboard

1.Carry-on luggage that does not violate regulations in Article 11 of this Circular.

2.The quantity, dimension and weight of carry-on luggage permitted to bring onboard shall be regulated and put up by URC.

Article 11. Items not permitted on board

1.Dangerous goods.

2.Weapons, combat gear without valid license.

3.Unhygienic items/substances.

4.Corpses or human remains.

5.Prohibited goods.

6.Bulky items that may hinder the movement on trains and damage facilities in the coaches.

7.URC shall specify types of living animals which shall not be carried on with passengers and other regulations related to conveyances of living animals.

Article 12. Preservation and examination of carry-on luggage

1.Passengers shall be responsible for their carry-on luggage preservation.

2.URC have the right to check any carry-on luggage bringing in stations and on board which is suspected to offend the regulations in Article 10 and Article 11 of this Circular. If any carry-on luggage in contravention of regulations shall be deal with in accordance with Article 21 of this Circular.

Article 13. Restriction or suspension of transport

1.URC shall announce and put up the list of goods restricted or suspended from transport at stations.

2.In cases of restrictions or suspension of transport, URC shall specify reasons for such restrictions or suspension of transport and make the publicly available to passengers at relevant stations, and URC have rights to take one or all of the measures below:

a) Restrict the quantity of tickets sold or temporarily stop selling tickets;

b) Restrict the rail segments, train directions and quantity of passenger trains.

Chapter IV.

TICKETS

Article 14. Regulations on tickets

1.Valid tickets are tickets with all information in accordance with regulations on types of tickets issued by train URC.

2.URC shall be responsible for providing passengers with guidance and specified instructions on the use of tickets; regulations on valid tickets and invalid tickets; regulations and guidance on solutions of unexpected issues.

Article 15. Types of tickets and rail fares

Types and price of tickets are decided by People’s Committees of provinces and central-affiliated cities where urban railways are located.

Article 16. Ticketing

Tickets are sold at ticket agents (by persons or automatic ticket vending machines); time and location for selling ticket shall be decided by URC.

Article 17. Ticket return

1.Passengers have the right to return their purchased tickets, if they no longer need to use such tickets.

2.URC shall issue specific regulations on ticket return.

Article 18. Exemption or reduction of fare

URC shall grant exemption and/or reduction of fares to social policy beneficiaries traveling by trains under regulations of laws and URC (if any).

Article 19. Ticket checking

Passengers shall go through checkpoints at stations to have their ticket checked. Ticket checking shall be prescribed and conducted by URC.

Chapter V.

HANDLING OF UNEXPECTED ISSUES IN TRANSPORT OF PASSENGERS AND LUGGAGE BY URBAN RAILWAYS

Article 20. Handling of passengers without valid tickets or using invalid tickets

1.A passenger shall be treated as an offender if he/she:

a) Does not have a ticket; or

b) Use an invalid ticket.

2.URC shall regulate action against the violations in clause 1 of this Article.

Article 21. Action against passengers having prohibited items in their carry-on luggage

Where the violation is found having prohibited items in his/her carry-on luggage:

1.If the violation is found at the departure station: the passenger shall be refused to be transported by URC.

2.If the violation is found on the route:

a) If a passenger’s carry-on luggage contains dangerous goods banned carry-on luggage, URC shall refuse to keep transporting this passenger and his/her luggage and remove them from the train at the current station or the next station for further actions;

b) If a passenger’s carry-on luggage contains items that are banned from carry-on luggage but not dangerous; this passenger shall be transported to the station of destination and dealt with there.

3.In case, the passenger’s carry-on luggage contains items that are banned from carry-on luggage and such items are on the list of dangerous goods which affect the train safety, this passenger shall be dealt with in accordance with regulations in clause 1 and clause 2 of this Article and URC shall promptly inform competent authorities.

4.When receiving an order from an authority competent to confiscate the luggage, URC shall make a record on such issues and transfer the case to the representative of such authority.

5.In addition to the penalties imposed by the competent State authorities, passengers who violate against the clause 1 and clause 2 of this Article shall be required to:

a) Pay a fine for the luggage which depends on the length of transport regulated by the URC;

b) Indemnify for losses or damage caused by their violations;

c) Pay arising costs (if any).

Article 22. Train suspension due to natural disasters and force majeure events

1.Stop along its route

URC shall safely and comfortably transport passengers to the nearest station and must refund the unused portion of ticket.

2.In case, passengers get off the train due to suspended operation at intermediate stations along its route, URC shall refund the unused portion of the ticket to these passengers.

3.URC shall specify the refund of the unused portion of the ticket to passengers as regulated in clause 1 and clause 2 of this Article.

4.With regard to passengers who would like to be transported from the nearest station mentioned in clause 1 of this Article or from an intermediate station mentioned in clause 2 of this Article to another station within URC s scope of service, URC has the right to charge for such distance.

Article 23. Action against vandalism affecting train operation

Passengers who commit vandalism that affects the train operation shall be dealt with in accordance with Vietnam Laws and indemnify for losses/damages they cause...

Chapter VI.

RESPONSIBILITIES OF MANAGEMENT BODIES

Article 24. Responsibilities of Department of Vietnam Railways

1.Take charge of and cooperate with authorities and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in which urban railways are located to announce this Circular to relevant organizations and individuals.

2.Publish this Circular and examine the implementation of this circular of relevant organizations and individuals.

Article 25. Responsibilities of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities where urban railways are located.

1.Manage and operate urban rail sector; promote and examine URC in the implementation of this Circular.

2.Request and propose to adjust and/or supplement regulations of this Circular during the implementation corresponding to the reality in order to improve its services and facilitate railway businesses operation.

Chapter VII.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26. Implementation effect

This Circular takes effect on February 01, 2016.

Article 27. Implementation organization

Chief of Officer, Chief Inspector of the Ministry and Departments of Vietnam railways, heads of relevant organizations, bodies and individuals shall implement this Circular.

The Minister of Transport

Dinh La Thang

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 77/2015/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất