Thông tư 52/2017/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải

thuộc tính Thông tư 52/2017/TT-BGTVT

Thông tư 52/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bảo trì công trình hàng hải
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:52/2017/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Công
Ngày ban hành:29/12/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bắt buộc quan trắc cầu cảng, đê chắn sóng, công trình hàng hải đóng mới
Ngày 29/12/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT quy định về bảo trì công trình hàng hải với nhiều nội dung đáng chú ý như:

Danh mục công trình, bộ phận công trình hàng hải bắt buộc quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng: Cầu cảng, đèn biển, đăng tiêu, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ, công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển cấp đặc biệt và cấp I; Các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình. Nội dung quan trắc: Các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: Biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng…), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm hoặc theo kỳ kế hoạch gồm: Công tác bảo dưỡng công trình; Công tác sửa chữa định kỳ; Công tác sử chữa đột xuất. Trong đó, kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm phải được lập và gửi Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 30/05 hằng năm.

Đối với công trình hàng hải có nhiều chủ sở hữu: Chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác công trình hàng hải hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng công trình hàng hải phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình.

Thông tư này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 07/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 52/2017/TT-BGTVT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về bảo trì công trình hàng hải.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2018.

Từ ngày 15/02/2021, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2020/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư52/2017/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 52/2017/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về bảo trì công trình hàng hải.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về bảo trì công trình hàng hải. Đối với công trình hàng hải phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thì thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo trì công trình hàng hải trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình hàng hải bao gồm: bến cảng; cầu cảng; bến phao; khu neo đậu chuyển tải, tránh trú bão; hệ thống đài thông tin duyên hải; công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển: ụ tàu biển, âu tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng tàu); luồng hàng hải; đèn biển; đăng tiêu; bến phà; bến cảng và cầu cảng ngoài đảo; bến cảng chuyên dụng, công trình trên biển (bến phao, đê thủy khí, bến cảng nổi đa năng); hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); đê chắn sóng; đê chắn cát; kè hướng dòng; kè bảo vệ bờ.
2. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng công trình hàng hải.
3. Người quản lý, khai thác, sử dụng là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, chủ sở hữu giao quyền hoặc được cho thuê quản lý, khai thác, sử dụng công trình hàng hải.
4. Bảo trì công trình hàng hải là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.
5. Quy trình bảo trì công trình hàng hải là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình hàng hải.
6. Kiểm tra công trình hàng hải là việc xem xét bằng trực quan hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh giá hiện trạng công trình hàng hải nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.
7. Quan trắc công trình hàng hải là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình hàng hải và môi trường xung quanh theo thời gian.
8. Kiểm định chất lượng công trình hàng hải là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của công trình hoặc một bộ phận công trình thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với tính toán, phân tích.
9. Bảo dưỡng công trình hàng hải là các hoạt động (theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình) được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình hàng hải ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.
10. Sửa chữa công trình hàng hải là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm bảo đảm sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.
11. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, bảo đảm yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.
12. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, bảo đảm các yêu cầu về an toàn và công năng công trình.
Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ YÊU CẦU VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 3. Trình tự thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng hải.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải.
3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình hàng hải.
5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình hàng hải.
Điều 4. Trách nhiệm bảo trì công trình hàng hải
1. Đối với công trình hàng hải có một chủ sở hữu:
a) Đối với công trình hàng hải thuộc sở hữu nhà nước: người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm bảo trì công trình;
b) Đối với công trình hàng hải đầu tư theo hình thức đối tác công tư: nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian sử dụng theo hợp đồng dự án; hết thời gian sử dụng theo hợp đồng dự án, người được giao tiếp nhận quản lý, khai thác công trình từ nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm tiếp tục bảo trì công trình;
c) Đối với công trình hàng hải thuộc sở hữu khác, không quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm bảo trì công trình.
2. Đối với công trình hàng hải có nhiều chủ sở hữu: chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc do các chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.
3. Trường hợp công trình hàng hải đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì công trình.
4. Trường hợp công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang quản lý, khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
5. Chủ sở hữu khi cho tổ chức, cá nhân thuê khai thác công trình hàng hải hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng công trình hàng hải phải có nội dung thỏa thuận về trách nhiệm bảo trì công trình.
Điều 5. Yêu cầu về bảo trì công trình hàng hải
1. Công trình hàng hải sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý và bảo trì. Thời gian thực hiện bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, người quản lý, khai thác, sử dụng ký biên bản nghiệm thu đưa công trình hàng hải vào khai thác, sử dụng.
2. Công tác bảo trì công trình hàng hải được thực hiện theo quy định của Thông tư này, quy trình bảo trì, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì công trình hàng hải và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Quy trình bảo trì công trình hàng hải:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy trình bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình cho chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng;
c) Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì được phê duyệt: chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng hải, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2018, báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam. Trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình hàng hải làm cơ sở để lập quy trình bảo trì công trình hàng hải. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình;
d) Đối với các công trình hàng hải tạm (công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính): không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì nhưng chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của Thông tư này và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
4. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm rà soát, hướng dẫn và yêu cầu chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền lập quy trình bảo trì đối với các công trình hàng hải đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì.
Điều 6. Tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình hàng hải
1. Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì hàng hải bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hàng hải và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
b) Nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình hàng hải;
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
d) Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo);
đ) Các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan;
e) Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình hàng hải;
g) Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình hàng hải;
h) Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
i) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư;
k) Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình hàng hải cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
3. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình hàng hải.
Bổ sung
Bổ sung
Chương III
LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 7. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm (hoặc kế hoạch bảo trì theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền) trên cơ sở quy trình bảo trì công trình hàng hải được phê duyệt và hiện trạng công trình hàng hải.
2. Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải hằng năm hoặc theo kỳ kế hoạch, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
3. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải phải dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, báo cáo, đề xuất từ đơn vị cơ sở, phản ánh đúng các yêu cầu thực tế và hiện trạng công trình hàng hải, phù hợp với quy trình bảo trì công trình hàng hải theo nội dung công việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ (nạo vét duy tu đối với luồng hàng hải, khu neo đậu).
4. Nội dung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải bao gồm các thông tin cơ bản sau: tên công trình và hạng mục công trình (công việc) thực hiện; đơn vị, khối lượng, chi phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện; mức độ ưu tiên. Đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết): phải có thuyết minh. Đối với công tác sửa chữa đột xuất, nội dung kế hoạch bảo trì chỉ ghi dự phòng chi phí thực hiện. Kế hoạch bảo trì theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm hoặc theo kỳ kế hoạch bao gồm:
a) Công tác bảo dưỡng công trình;
b) Công tác sửa chữa định kỳ;
c) Công tác sửa chữa đột xuất.
6. Trình tự phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm:
a) Người quản lý, khai thác, sử dụng lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm và gửi Cục Hàng hải Việt Nam trước ngày 30 tháng 5 hằng năm;
b) Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 6 hằng năm;
c) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải trước ngày 15 tháng 7 hằng năm; tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 8 hằng năm;
d) Trên cơ sở Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải thông báo dự toán chi ngân sách nhà nước gửi Cục Hàng hải Việt Nam và người quản lý, khai thác, sử dụng;
đ) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức rà soát hạng mục và khối lượng công trình cấp thiết phải làm; chịu trách nhiệm về lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại điểm d khoản này;
e) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí bảo trì công trình hàng hải và tổng hợp, giao dự toán chi ngân sách cho Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình của Cục Hàng hải Việt Nam.
7. Trình tự phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo kỳ kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:
a) Người quản lý, khai thác, sử dụng lập kế hoạch bảo trì công trình hàng theo kỳ kế hoạch gửi Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp, lập kế hoạch và dự kiến kinh phí bảo trì công trình hàng hải, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
8. Việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình hàng hải cho phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam;
b) Đối với công trình, hạng mục công trình phát sinh nguy cơ sự cố hoặc xảy ra sự cố nguy hiểm, công trình mất an toàn phải xử lý khẩn cấp hoặc điều chỉnh cục bộ hạng mục công trình, Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai các thủ tục cần thiết để khắc phục và báo cáo Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh kế hoạch bảo trì;
c) Đối với công trình, hạng mục công trình, kinh phí thực hiện phát sinh ngoài kế hoạch được duyệt, Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước khi thực hiện.
9. Kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt là căn cứ để Cục Hàng hải Việt Nam và người quản lý, khai thác sử dụng triển khai thực hiện. Việc sửa chữa công trình, thiết bị thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
10. Quản lý, kiểm tra thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra hằng năm, đột xuất và tổ chức triển khai kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải được duyệt của các đơn vị và tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải về Bộ Giao thông vận tải (hằng quý trước ngày 22 cuối tháng mỗi quý; hằng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo);
b) Nội dung báo cáo phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được giao; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được phê duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình hàng hải. Báo cáo theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải do các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân khác quản lý
1. Chủ sở hữu công trình hàng hải hoặc người được ủy quyền tổ chức lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải thường xuyên, trung hạn, dài hạn theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại khoản 1 Điều này, chủ sở hữu công trình hàng hải hoặc người được ủy quyền gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản phê duyệt và kế hoạch bảo trì công trình hàng hải để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải quản lý chung.
Điều 9. Chi phí bảo trì công trình hàng hải
1. Chi phí bảo trì công trình hàng hải được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương) phân bổ hằng năm đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu phí sử dụng công trình hàng hải ngoài ngân sách nhà nước;
c) Nguồn vốn của chủ đầu tư, chủ sở hữu đối với các công trình hàng hải kinh doanh;
d) Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Việc xác định chi phí thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm cả chi phí xây dựng mới, điều chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình hàng hải.
2. Việc lập, phê duyệt chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm và quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán chi phí bảo trì công trình hàng hải thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.
Chương IV
THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 10. Thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng công trình hàng hải tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình hàng hải theo quy trình bảo trì công trình hàng hải được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
2. Kiểm tra công trình hàng hải thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hàng hải làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình hàng hải.
3. Bảo dưỡng công trình hàng hải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm và quy trình bảo trì công trình hàng hải được phê duyệt.
4. Sửa chữa công trình hàng hải bao gồm:
a) Sửa chữa định kỳ công trình hàng hải bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình hàng hải;
b) Sửa chữa đột xuất công trình hàng hải được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.
5. Quan trắc công trình hàng hải phục vụ công tác bảo trì được thực hiện theo Điều 11 Thông tư này.
6. Kiểm định chất lượng công trình hàng hải phục vụ công tác bảo trì được thực hiện theo Điều 13 Thông tư này.
7. Đối với các công trình hàng hải chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trình hàng hải và thực hiện việc bảo trì công trình hàng hải theo các nội dung quy định tại Điều này và Điều 39 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ bảo trì công trình hàng hải cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Điều 11. Quan trắc công trình, bộ phận công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Danh mục công trình, bộ phận công trình hàng hải bắt buộc quan trắc bao gồm:
a) Cầu cảng, đèn biển, đăng tiêu, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ, công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển cấp đặc biệt và cấp I;
b) Các công trình hàng hải có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc có dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.
2. Nội dung quan trắc đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều này được quy định trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm: các vị trí quan trắc, thông số quan trắc và giá trị giới hạn của các thông số này (ví dụ: biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng,...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập phương án quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; trong đó quy định về phương pháp đo, thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các mốc quan trắc, tổ chức thực hiện, phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác trình người có trách nhiệm bảo trì công trình phê duyệt;
b) Nhà thầu quan trắc phải thực hiện quan trắc theo phương án quan trắc được phê duyệt và báo cáo người có trách nhiệm bảo trì về kết quả quan trắc. Các số liệu quan trắc phải được so sánh, đánh giá với giá trị giới hạn do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.
Trường hợp số liệu quan trắc quy định tại khoản 2 Điều này vượt giá trị giới hạn cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời;
c) Các tổ chức khi tham gia thực hiện hoạt động quan trắc phải có đăng ký và được công nhận theo quy định.
Điều 12. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình hàng hải cấp đặc biệt và cấp I sau đây phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình: cầu cảng, đèn biển, đăng tiêu, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ, công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển.
2. Nội dung, tần suất đánh giá được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc trong quy trình bảo trì công trình hàng hải được duyệt.
3. Việc đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
Điều 13. Kiểm định chất lượng công trình hàng hải
1. Kiểm định chất lượng công trình hàng hải được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình hàng hải đã được phê duyệt;
b) Khi phát hiện thấy bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu hư hỏng nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì công trình hàng hải đối với những công trình hàng hải đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình hàng hải đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.
2. Lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng:
a) Tổ chức thực hiện kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định và được đăng tải thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử theo quy định. Người chủ trì thực hiện kiểm định phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phù hợp với lĩnh vực kiểm định;
b) Trường hợp kiểm định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này tuân thủ theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
3. Trình tự thực hiện kiểm định theo yêu cầu của cơ quan nêu tại điểm b khoản 2 Điều này như sau:
a) Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận;
b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng tổ chức phê duyệt đề cương, dự toán chi phí kiểm định do tổ chức kiểm định lập và ký hợp đồng với tổ chức này theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức kiểm định thực hiện theo đề cương kiểm định được phê duyệt và lập báo cáo kết quả kiểm định trình cơ quan yêu cầu và chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng;
d) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng và tổ chức kiểm định tiến hành nghiệm thu báo cáo kết quả kiểm định và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
4. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nội dung kiểm định;
b) Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Thông tin về năng lực của chủ trì và cá nhân thực hiện kiểm định; phòng thí nghiệm và thiết bị được sử dụng để thực hiện kiểm định (nếu có);
d) Quy trình và phương pháp thực hiện kiểm định;
đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;
e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
5. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồm các nội dung chính sau:
a) Căn cứ thực hiện kiểm định;
b) Thông tin chung về công trình và đối tượng kiểm định;
c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểm định;
d) Các kết quả thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;
đ) Kết luận về những nội dung theo yêu cầu của đề cương kiểm định được phê duyệt và các kiến nghị (nếu có).
6. Chi phí kiểm định được xác định bằng cách lập dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các quy định khác có liên quan phù hợp với khối lượng công việc của đề cương kiểm định, bao gồm một số hoặc toàn bộ các khoản chi phí sau:
a) Khảo sát hiện trạng đối tượng kiểm định;
b) Lập đề cương và dự toán kiểm định, thẩm tra đề cương và dự toán kiểm định;
c) Thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến việc kiểm định;
d) Thí nghiệm, tính toán, phân tích, quan trắc và đánh giá;
đ) Chi phí vận chuyển phục vụ việc kiểm định;
e) Lập báo cáo kết quả kiểm định;
g) Các chi phí cần thiết khác phục vụ việc kiểm định.
Điều 14. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải
Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương V
XỬ LÝ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI HẾT THỜI HẠN SỬ DỤNG CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG TIẾP
Điều 15. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng
1. Công trình, bộ phận công trình hàng hải không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ biểu hiện qua các dấu hiệu như nứt, võng, lún, nghiêng hoặc các dấu hiệu nguy hiểm khác đến giá trị giới hạn theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Khi phát hiện công trình, hạng mục công trình hàng hải có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình và tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
b) Quyết định thực hiện các biện pháp an toàn: hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản (nếu cần thiết) để bảo đảm an toàn và báo cáo ngay chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực;
c) Sửa chữa ngay những hư hỏng có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình.
3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về biểu hiện xuống cấp về chất lượng công trình hàng hải, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực có trách nhiệm:
a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
b) Quyết định áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không chủ động thực hiện;
c) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật khi chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.
4. Trường hợp công trình hàng hải có thể sập đổ ngay, người có trách nhiệm bảo trì phải di dời khẩn cấp toàn bộ người ra khỏi công trình này và các công trình lân cận bị ảnh hưởng, báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc Cảng vụ hàng hải tại khu vực để được hỗ trợ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn.
Khi nhận được báo cáo về tình huống công trình có thể sập đổ ngay, chính quyền địa phương, Cảng vụ hàng hải phải tổ chức thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn sau: ngừng sử dụng công trình, phong tỏa công trình và các biện pháp cần thiết khác theo quy định.
5. Chủ sở hữu, người quản lý, khai thác, sử dụng các công trình lân cận phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn theo quy định tại khoản 4 Điều này khi được yêu cầu.
6. Trường hợp công trình hàng hải xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
7. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết khi phát hiện bộ phận công trình, công trình hàng hải xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
Điều 16. Xử lý công trình hàng hải đang khai thác nhưng chưa xác định thời hạn sử dụng công trình
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng phải tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng còn lại công trình theo tuổi thọ thực tế đối với công trình hàng hải đang khai thác, sử dụng nhưng chưa xác định tuổi thọ thiết kế.
2. Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình hàng hải bị mất hoặc không quy định thời gian sử dụng của công trình hàng hải thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng phải tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng thực tế còn lại công trình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với công trình hoặc căn cứ theo thời gian sử dụng đã được xác định của công trình tương tự cùng loại và cùng cấp.
3. Sau khi hoàn thành việc xác định thời hạn sử dụng thực tế còn lại của công trình hàng hải, người quản lý, khai thác, sử dụng báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để theo dõi.
Điều 17. Quy định về sử dụng đối với công trình hàng hải hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp
1. Khi công trình hàng hải hết thời hạn sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng công trình phải thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
b) Gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình (nếu có) để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
c) Tự quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình cấp III, cấp IV sau khi thực hiện các công việc nêu tại điểm a, điểm b khoản này trên cơ sở kết quả kiểm định, đánh giá chất lượng của cơ quan chuyên môn;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình (nếu có) với các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này để được xem xét và chấp thuận việc kéo dài thời hạn sử dụng đối với công trình hàng hải cấp II trở lên theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
2. Trách nhiệm thông báo và thẩm quyền xử lý đối với công trình hàng hải hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với các công trình hàng hải cấp đặc biệt;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình hàng hải cấp I, cấp II trên địa bàn.
3. Việc quyết định thời hạn tiếp tục sử dụng của công trình hàng hải được căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, yêu cầu sử dụng cụ thể, loại và cấp của công trình.
4. Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hàng hải hết thời hạn sử dụng:
a) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng không có nhu cầu sử dụng tiếp;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng đã thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này nhưng công trình không đảm bảo an toàn.
5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, khai thác, sử dụng có trách nhiệm phá dỡ công trình quy định tại khoản 4 Điều này.
Chương VI
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
Điều 18. Kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra hằng năm, đột xuất và tổ chức kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải với những nội dung sau đây:
a) Việc lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình hàng hải theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Thông tư này;
b) Việc tuân thủ quy định bảo trì công trình hàng hải của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo các chế độ kiểm tra được quy định tại Điều 53 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Thông tư này;
c) Việc báo cáo thực hiện bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo quy định tại Thông tư này;
d) Việc thực hiện quan trắc đối với các công trình, bộ phận công trình bắt buộc phải quan trắc được quy định tại Điều 11 Thông tư này;
đ) Các nội dung khác liên quan đến thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định của pháp luật hoặc Bộ Giao thông vận tải giao.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Điều 19. Báo cáo việc thực hiện bảo trì công trình hàng hải
1. Đối với công trình hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, Cục Hàng hải Việt Nam và người quản lý, khai thác, sử dụng báo cáo việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình hàng hải theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Thông tư này.
2. Đối với công trình hàng hải từ cấp II trở lên: chậm nhất ngày 31 tháng 12 hằng năm, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam về kết quả thực hiện bảo trì công trình hàng hải và sự an toàn của công trình hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.
3. Đối với công trình hàng hải cấp III, IV: chậm nhất ngày 31 tháng 12 hằng năm, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải báo cáo Sở Giao thông vận tải nơi có công trình về kết quả thực hiện bảo trì công trình hàng hải và sự an toàn của công trình hàng hải. Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 và bãi bỏ Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bảo trì công trình hàng hải và Thông tư số 59/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định kiểm định chất lượng kết cấu hạ tầng bến cảng trong vùng nước cảng biển.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này 01 Phụ lục gồm 02 Mẫu tổng hợp, báo cáo bảo trì công trình hàng hải.
3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Văn phòng Bộ, Thanh
tra Bộ, các Vụ; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng giao thông; Cục Hàng hải Việt Nam;
- Công báo, Cổng TTĐT CP, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT(Quân).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Văn Công

PHỤ LỤC

DANH MỤC MỘT SỐ MẪU TỔNG HỢP, BÁO CÁO SỬ DỤNG TRONG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mu số 1

Bảng tng hp kế hoạch quản lý, bảo trì công trình hàng hải năm …….

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Dự toán Kinh phí

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Mức độ ưu tiên

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

2

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

3

Công trình C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Cột số 8: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).

Mu số 2

Báo cáo thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải năm……..

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao

Mức độ hoàn thành (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bổ sung
nhayMẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT theo quy định tại Khoản 3 Điều 2.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT 

Circular No. 52/2017/TT-BGTVT dated December 29, 2017 of the Ministry of Transport on maintaining the maritime works

Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 58/2017/ND-CP on guidelines for some articles of the Vietnam Maritime Code on management of maritime operations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2015/ND-CP on control of quality and maintenance of construction works;

At the request of the Director of the Department of Transport Infrastructure,

The Minister of Transport promulgates a Circular on maritime work’s maintenance;

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of adjustment and subjects of application

1. This Circular provides for maritime work’s maintenance. Regarding the maritime works used for the purpose of national defense and security, regulations of the Ministry of National Defense and Ministry of Public Security shall be complied with.

2. This Circular applies to organizations and individuals related to maritime work’s maintenance within Vietnam’s territory.

Article 2. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “Maritime works” include ports; wharves; floating terminals; transshipment areas, storm shelters; coastal communication systems; works used for building new ships and repairing ships: floating docks, locks and other ship raising-lowering works (building berth, beam, syncrolift); navigational channels; lighthouses; beacons; ferry terminals; ports and wharves at islands; special purpose ports, works constructed on sea (floating terminals, hydro-pneumatic dikes, multi-function floating ports); vessel traffic service (VTS); breakwaters; drift dikes; embankments.

2. “Investor” means an organization or individual owning, borrowing capital or assigned to directly manage and use capital to construct maritime works.

3. “Manager, operator or user” means a person who manages, operates or uses a maritime work by the competent authority’s, investor’s or owner’s delegation or under a lease agreement.

4. “Maritime work maintenance” means a collection of activities aimed at ensuring and maintaining the applicability and safety of the work according to the engineering plan during the operation..  The maintenance of construction works may include one, some or all of the following activities: inspection, monitoring, quality assessment, maintenance and repair of works, excluding the activities that cause change to the functions and scope of the works.

5. “Maritime work maintenance process” means the regulations on procedures, contents and instructions on performing the tasks related to maritime work maintenance.

6. “Maritime work inspection” means the inspection carried out visually or with special purpose equipment to evaluate the condition of a maritime work to detect signs of its damage.

7. “Maritime work monitoring” means the supervision, survey and recording of the geometrical change, the deformation, the movement and other technical parameters of maritime works and the surrounding environment.

8. “Inspection of maritime work quality” means the inspection and assessment of quality or causes for problems, value, useful life and other technical parameters of a work or a work part through the monitoring and experiment associating with calculation and analysis.

9. “Servicing of a maritime work” means the periodic activities (supervision, caring, and repair of minor damages or maintenance of equipment installed into a work) carried out to maintain applicability and safety of the work and minimize damages.

10. “Repair of a maritime work” means the implementation of remedial measures for damages found during the operation and use to maintain applicability and safety of the work.

11. “Design life of a work” (design life expectancy) means the period of time during which the work is expected to be used, ensuring the requirements for safety and functions.  The design life of the work is specified in relevant technical standards, applicable criteria and construction engineering plan of the work.

12. “Actual life of a work” (actual life expectancy) means the period of time during which the work is actually used, ensuring the requirements for safety and functions.

Chapter II

RESPONSIBILITY AND REQUIREMENTS FOR MARITIME WORK’SMAINTENANCE

Article 3. Procedures for maritime work’s maintenance

1. Establish and approve the maritime work maintenance process.

2. Formulate a plan and make an estimate of expenses for maritime work’s maintenance.

3. Carry out the maintenance and manage the quality of maintenance task.

4. Assess the bearing capacity safety and operational safety in operation of the maritime work.

5. Prepare and manage the documents about maritime work maintenance.

Article 4. Responsibility for maritime work’s maintenance

1. Regarding the maritime work owned by sole proprietor:

a) The manager, operator and user shall maintain the state-owned maritime works;

b) The investor and project enterprise shall maintain public–private partnership maritime works during use under the project contract. After the expiry of the project contract, the person designated to manage and operate the works by the investor and/or project enterprise shall continue to maintain the works.

c) The owner or the manager/operator/users shall maintain the maritime works other than those specified in Points a and b, Clause 1 of this Article.

2. Regarding the maritime works owned by multiple proprietors: the owner of the maritime work parts shall maintain their own parts and shared parts of such works. The responsibilities for maintenance of the shared parts of maritime works shall be assigned in accordance with relevant regulations of law or negotiated by owners or authorized persons in writing or sale, purchase or lease agreement.

3. In the event the maritime work has been put into operation but has yet to be transferred to the owner or the manager/operator/user, the investor shall maintain such work.

4. Regarding the maritime work whose owner is unidentified, the manager, operator or user thereof shall maintain such works.

5. When the owner leases out a maritime work to an organization or individual or authorizes an organization or individual to manage and use a maritime work, the responsibility for the maintenance must be included in an agreement.

Article 5. Requirements for maritime work’s maintenance

1. After being completely constructed, upgraded, renovated and repaired, the maritime work shall be commissioned, transferred, managed and maintained. The maintenance shall begin from the day on which the owner, manager, operator or user signs the commissioning record on opening of a maritime work.

2. The maritime work maintenance shall be carried out according to regulations of this Circular, maintenance process, technical regulations, socio - technical norms for management and maritime work’s maintenance and relevant regulations of law.

3. Maritime work maintenance process:

a) The maritime work maintenance process shall be established, assessed, approved and adjusted as prescribed in Article 38 of the Decree No. 46/2015/ND-CP;

b) The investor shall transfer documents serving maritime work maintenance to the owner or the authorized person before transferring and putting the work into use;

c) Regarding the maritime work that is put into operation without the approved maintenance process, the owner or the manager/operator/user of the work shall establish, approve, complete the construction maintenance process before December 31, 2018 and submit it to the Vietnam Maritime Administration.  If necessary, an inspection of maritime work quality may be carried out to form the basis for the establishment of maritime work maintenance process. The remaining useful life of the work shall be clearly specified in the maintenance process;

d) Regarding temporary maritime works (the works constructed for the purpose of construction of main works), it is not required to establish a maritime work maintenance process but the investor or the authorized person shall still maintain such works in accordance with regulations of this Circular and Decree No. 46/2015/ND-CP.

4. The Vietnam Maritime Administration shall review, instruct and request the owner or the authorized person to establish the process for maritime work’s maintenances that are being operated without the maintenance process.

Article 6. Documents serving maritime work maintenance

1. Documents serving maritime work maintenance include:

a) A decision on approval for maritime work project and feasibility study report or economic - technical report;

b) Survey objectives and maritime work surveying reports;

c) Engineering documents certified by the investor (enclosed with a list of drawings) and revisions to the design during construction;

d) As-built drawings (enclosed with the list of drawings);

dd) Results of monitoring, measurement and inspection of work quality, the bearing capacity of work structure (if any) during construction, list of equipment, components and reserved materials and other relevant documents;

e) A profile of the equipment installed into the maritime work;

g) Operation and maintenance manuals;

h) Maritime work incident records (if any);

i) The investor’s records on commissioning of construction works and work items prior to operation;

k) The construction authority’s written notifications of approval for commissioning of work items and construction works.

2. The investor shall transfer documents serving maritime work maintenance to the owner or the manager/operator/ user before transferring and putting the work into use.

3. The investor, owner or manager/operator/user shall retain documents serving maritime work maintenance and promptly supplement changes in maritime works.

Chapter III

FORMULATION, APPROVAL AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF MARITIME WORK MAINTENANCE PLAN

Article 7. Formulation, approval and organization of implementation of the plan for maritime work’s maintenance under the management of the Ministry of Transport

1. The owner or the manager/operator/user shall formulate an annual maritime work maintenance plan (or a maintenance plan according to the planning period at the request of a competent authority) on the basis of the approved maritime work maintenance process and current condition of the work.

2. The Vietnam Maritime Administration shall consolidate, formulate a plan and make an estimate of expenses for maritime work’s maintenance on an annual basis or according to the planning period, and submit them to the Ministry of Transport for approval.

3. The maritime work maintenance plan shall be formulated according to the data, reports and proposals from units, accurately reflects practical requirements and condition of the maritime work in conformity with the maintenance process in respect of regular maintenance and periodic repair (navigational channels and anchorages shall be dredged and maintained).

4. A maritime work maintenance plan includes the following basic contents: name of the work and work items (tasks) to be performed; units, workload, and expenses for task performance; duration of task performance; method for task performance and priority.  Regarding the works and item works to which first priority is given (very necessary), a description is required.  Regarding unscheduled repair, the maintenance plan shall only specify provision for such repair. The maintenance plan is formulated using the Form No. 01 provided in the Appendix enclosed herewith.

5. A maritime work maintenance plan on an annual basis or according to the planning period includes:

a) Work maintenance;

b) Periodic repair;

c) Unscheduled repair.

6. Procedures for approving the annual maritime work maintenance plan shall be carried out as follows:

a) The manager, operator or user shall formulate an annual maritime work maintenance plan and submit it to the Vietnam Maritime Administration before May 30;

b) The Vietnam Maritime Administration shall consolidate, formulate a plan and make an estimate of expenses for maritime work’s maintenance and submit them to the Prime Minister before June 15;

c) The Ministry of Transport shall assess and approve the plan and expense estimate before July 15; aggregate the plan and expense estimate with the annual state budget estimate of the Ministry of Transport and submit it to the Ministry of Finance before August 30;

d) According to the decision on state budget of the Ministry of Finance, the Ministry of Transport shall submit the budget estimate to the Vietnam Maritime Administration, operator, manager and user;

dd) The Vietnam Maritime Administration shall review the list of urgent work items and works; formulate a plan and make an estimate of expenses for maritime work’s maintenance and submit them to the Ministry of Transport within 15 days from the day on which the budget estimate specified in Point d of this Clause is received;

e) The Ministry of Transport shall assess and approve the plan and expense estimate, and aggregate and assign the budget estimate to the Vietnam Maritime Administration within 15 days from the day on which the written request submitted by the Vietnam Maritime Administration is received.

7. Procedures for approving the maritime work maintenance plan according to the planning period at the request of the competent authority shall be carried out as follows:

a) The manager, operator or user shall formulate a maritime work maintenance plan according to the planning period and submit it to the Vietnam Maritime Administration;

b) The Vietnam Maritime Administration shall consolidate, formulate a plan and make an estimate of expenses for maritime work’s maintenance and submit it to the Ministry of Transport for approval.

8. Amendments to the maritime work maintenance plan shall be made according to the following rules:

a) The Ministry of Transport adjusts and amends the maritime work maintenance plan according to actual conditions and reports of the Vietnam Maritime Administration;

b) Regarding the works and work items posing the risk of accidents or causing dangerous accidents or unsafe works against which urgent actions must be taken or whose partial items must be adjusted, the Vietnam Maritime Administration takes remedial measures and requests the Ministry of Transport to adjust the maintenance plan;

c) Regarding the work and work item construction for which expenses arise out of the approved plan, the Vietnam Maritime Administration requests the Ministry of Transport to approve them before construction.

9. The annual maritime work maintenance plan approved by the Ministry of Transport shall serve as a basis for the implementation thereof by the manager, operator or user. Works and equipment shall be repaired as prescribed in Clause 4, Article 39 of the Decree No. 46/2015/ND-CP.

10. The approved maritime work maintenance plan shall be managed and inspected as follows:

a) The Vietnam Maritime Administration shall formulate and introduce annual or unscheduled inspection plans and inspect the implementation of the approved maritime work maintenance plan by units and submit periodic or unscheduled consolidated reports on implementation of the maintenance plan to the Ministry of Transport (before the 22nd of the last month of each quarter; before January 15 of the next year)

b) The reports shall specify the names of works and work items; workload and expenses; ending date, adjustments and unexpected issues; assessment of the implementation (according to the approved plan); suggestions during the maritime work’s maintenance. The reports shall be made using the Form No. 02 in the Appendix hereof.

Article 8. Formulation, approval and organization of implementation of the plan for maritime work’s maintenance under the management of ministries, local governments and other organizations and individuals

1. The owner of the maritime work or the person authorized shall organize the formulation, approval and implementation of the regular, mid-term, and long-term plans for maritime work maintenance as prescribed in Article 39 of the Decree No. 46/2015/ND-CP, regulations of this Circular and other relevant regulations of law.

2. When approving the maritime work maintenance plan as prescribed in Clause 1 of this Article, the maritime work owner or the authorized person shall submit the written approval and maintenance plan to the Vietnam Maritime Administration, which will submit them to the Ministry of Transport.

Article 9. Expenses for maritime work maintenance

1. Expenses for maritime work maintenance are covered by the following sources:

a) The state budget (the central government budget, local government budget) that is annually allocated, applicable to the project funded by state budget;

b) Collected amount of fees for use of the maritime work not funded by state budget;

c) Capital of the investor or owner, applicable to the maritime work used for business purpose;

d) Contributions from organizations and individuals;

dd) Other legal capital sources.

2. Expenses for maritime work maintenance shall be determined as prescribed in the Circular No. 03/2017/TT-BXD dated March 16, 2017 of the Ministry of Construction on guidelines for determination of expenses for maintenance of construction works and applicable regulations of law, including expenses for establishment or adjustments to economic - technical norms for maritime work maintenance.

2. The determination and approval for the expenses for formulation of annual maritime work maintenance plan, and expenses for management, use, payment and settlement of expenses for maritime work maintenance shall be made in accordance with regulations of the Law on State Budget, Decree No. 46/2015/ND-CP and relevant regulations of law.

Chapter IV

MARITIME WORK MAINTENANCE

Article 10. Carrying out maritime work maintenance

1. The qualified owner or manager/operator /user of the maritime work shall inspect, maintain and repair the maritime work on his/her own according to the approved maritime work maintenance process; otherwise, an eligible organization may be hired to perform such tasks.

2. The maritime work shall be inspected on a regular or unscheduled basis to promptly discover the signs of degradation or breakdowns of the work and equipment installed into the work to form a basis for maritime work maintenance.

3. The maritime work maintenance shall be carried out according to the approved annual maintenance plan and maintenance process.

4. Repair of maritime works includes the following tasks:

a) Periodic repair of a maritime work includes the repair of damages or replacement of damaged work parts or equipment installed into the work that is carried out periodically according to the regulations on maritime work maintenance process;

b) Unscheduled repair of a maritime work is carried out when a work/work part is damaged due to unexpected impacts such as wind, storm, flood, earthquake, shock, fire and other unexpected impacts or when a work/work part is found threatening the operational safety of the work.

5. Maritime work monitoring serving maintenance shall be carried out as prescribed in Article 11 of this Circular.

6. Maritime work quality inspection serving maintenance shall be carried out as prescribed in Article 13 of this Circular.

7. Regarding the work that is yet to be transferred to its owner or manager/operator/user, the investor shall formulate a maritime work maintenance plan and carry out maintenance according this Article and Article 39 of the Decree No. 46/2015/ND-CP.  The investor shall transfer documents serving maritime work maintenance to the owner or the manager/operator/user before transferring and putting the work into use.

Article 11. Monitoring of maritime works/parts during operation

1. Maritime works/parts that must be monitored include:

a) Wharves, lighthouses, beacons, breakwaters, drift dikes, embankments, special class and class I works used for building new ships and repairing ships;

c) Maritime works having signs of subsidence, cracking, incline and other threats.

2. The monitoring of maritime works specified in Clause 1 of this Article is set forth in the maintenance process and includes the following contents: location and date of monitoring, monitoring indicators and their limits (for example, deformation, subsidence, incline, cracking, sagging, etc.), monitoring time, frequency and other necessary information.

3. General requirements for monitoring of maritime works during operation:

a) Monitoring contractors shall formulate a monitoring plan according to Clause 2 of this Article which specifies monitoring measures, equipment, site layout plan and structure of monitoring milestones, monitoring organization, monitoring data processing methods and other necessary aspects and submit it to the person in charge of maritime work’s maintenance for approval;

b) The monitoring contractor shall carry out monitoring according to the approved monitoring methods and inform the person in charge of maintenance of the monitoring results and compare monitoring data with the limits set by the design contractor or relevant applicable technical standards and regulations.

If the value of a monitoring data specified in Clause 2 of this Article exceeds its permissible limit or any suspicious sign is shown, the person in charge of maintenance shall assess the bearing capacity safety and operational safety of the maritime work during its operation and take timely remedial measures.

c) Any organization carrying out monitoring shall obtain registration and shall be recognized as prescribed.

Article 12. Assessment of bearing capacity safety and operational safety of maritime works during operation

1. During operation, the special class and class I works, including wharves, lighthouses, beacons, breakwaters, drift dikes, embankments, works used for building new ships and repairing must undergo assessment of bearing capacity safety and operational safety.

2. The scope and frequency of assessment shall be prescribed in the technical regulations or approved maritime work maintenance process.

3. The assessment of bearing capacity safety and operational safety shall be carried out by qualified assessment authority.

Article 13. Inspection of maritime work quality

1. Maritime work quality shall be inspected in the following cases:

a) Periodic inspection is carried out according to the approved maritime work maintenance process;

c) A number of works/work parts are found threatening operational safety;

c) A request for assessment of current condition of the work in service of establishment of the process for maintenance of the works that are operated without maintenance process is made;

d) It is necessary to form a basis for the decision to extend the useful life of the work, applicable to the works whose design life expires or form a basis for the renovation of the work;

dd) A request is made by the construction authority.

2. An inspecting authority shall be selected as follows:

a) The inspecting authority shall meet qualification requirements for inspection and may publish their construction capacity information on the website as prescribed.  The person taking charge of inspection shall meet qualification requirements;

b) In the event the inspection is carried out at the request of the construction authority specified in Point d, Clause 1 of this Article, regulations of the Decree No. 46/2015/ND-CP shall be complied with.

3. The procedures for carrying out inspection at the request of the authority specified in Point b, Clause 2 of this Article are as follows:

a) The inspecting authority shall submit an inspection draft to the requesting authority for consideration and approval;

b) The investor, owner or manager/operator/user shall approve the draft and inspection expense estimate made by the assessment authority and conclude a contract in accordance with regulations of law;

c) The inspecting authority shall carry out the inspection according to the approved draft and submit an inspection report to the requesting authority and investor, owner or manager/operator/user.

d) The investor, owner or manager/operator/user and inspecting authority shall commission inspection results and complete the contract in accordance with regulations of the law on contracts for construction activities.

4. An inspection draft includes:

a) Inspection purposes and requirements, inspected entities and contents;

b) A list of technical regulations and standards to be applied;

c) Information on the capacity of the presiding person and individual charged with inspection; laboratories and inspection equipment (if any);

d) Procedures and methods of inspection;

dd) Inspection schedule;

e) Other requirements for inspection.

5. An inspection report includes:

a) Bases for inspection;

b) General information of the work and inspected entities;

c) Procedures for inspection and inspected items;

d) Results of experiments, calculation, analysis, monitoring and assessment;

dd) Conclusion, according to the approved draft and proposals (if any).

6. The inspection expenses shall be determined by making an estimate in accordance with regulations on management of construction expenses and other relevant regulations according to the workload specified in the assessment draft. Expenses for inspection include:

a) Expenses for survey of inspected entities;

b) Expenses for preparation of inspection draft and estimate, verification of the inspection draft and estimate;

c) Expenses for collection and study of inspection-related documents;

d) Expenses for experiments, calculation, analysis, monitoring and assessment;

dd) Travel expenses;

e) Expenses for preparation of inspection reports;

g) Other expenses necessary for the inspection.

Article 14. Maintenance quality control

The owner or the authorized person shall control maintenance quality according to Article 41 of the Decree No. 46/2015/ND-CP and other relevant regulations of law.

Chapter V

ACTIONS AGAINST UNSAFE MARITIME WORKS AND EXPIRED MARITIME WORKS DEMANDED TO BE USED

Article 15. Actions against maritime works/work parts are found threatening operational safety

1. The maritime works/work parts that threaten operational safety mean dangerous ones that are in danger of collapse and have signs of subsidence, incline, cracking, sagging or other threats at the safety limits prescribed in relevant technical regulations and standards.

2. If a maritime work/work item is found threatening operational safety, the owner or manger/operator/user shall perform the following tasks:

a) Re-inspect the work’s current conditions (if necessary);

b) Decide to take safety measures including restricting or suspending operation of the work, evacuating assets and users (if any) to ensure safety and immediately informing the nearest local government or local port authority;

c) Immediately repair any damage that potentially affects the operational safety of the work.

3. If a maritime work/work item is found degraded in respect of quality, thereby threatening operational safety of the work,  the local government or local port authority shall:

a) carry out inspection, inform, request and instruct the owner or the authorized person to conduct survey, quality assessment, risk level assessment, repair or dismantlement of work/work parts (if necessary);

b) decide to take safety measures specified in Point b, Clause 2 of this Article if the owner or the authorized person fails to do so on his/her own initiative;

c) take actions against the owner or the authorized person in accordance with regulations of law if he/she fails to comply with the competent authority’s requirements that are specified in Clause 2, Article 17 of this Circular.

4. In the event a maritime work that may be in danger of imminent collapse, the person in charge of maintenance shall evacuate  all people from such work and the adjacent works that may be affected and immediately inform the nearest local government or local port authority to be provided with assistance in taking safety measures.

After being informed of imminent collapse of a maritime work, local governments and port authority shall immediately take the following safety measures: suspending the operation of the work, blocking the work and other necessary measures.

5. The owner or the investor/manager/operator/user of the adjacent works shall take safety measures prescribed in Clause 4 of this Article upon request.

6. As an accident occurs during operation of a maritime work, actions against such accident shall be taken in accordance with regulations of the law on construction quality control.

7. All organizations and individuals may inform the owner or the manager, operator, user, competent authorities or communications authorities of the maritime work/work part that has problems or is found threatening operational safety.

Article 16. Actions against maritime works that are being operated but are yet to have their useful life determined

1. The owner or the manager/operator/user of the maritime work which is being operated but is yet to have its design life determined shall determine the remaining useful life of such work according to its actual life.

2. In case the design documentation of such maritime work is lost or the useful life is not mentioned therein, the owner or the manager/operator/user shall determine the remaining actual life of the work in accordance with the technical regulations and standards applied to such work or according to the determined useful life of the work of the same type and class.

3. After the determination of remaining actual life of the maritime work, the manager, operator or user shall inform the Vietnam Maritime Administration.

Article 17. Use of expired maritime works demanded to be used

1. When the useful life of a maritime work is expired, the owner or the manager/operator/user shall:

a) Carry out inspection and assessment of the work’s current condition;

b) Consolidate, renovate and repair damages (if any) to ensure the functions and safety before considering to keep using the work;

c) Decide to continue to use class III and IV works themselves after performing the tasks specified in Points a and b of this Clause on the basis of results of quality inspection and assessment by the specialized authority;

d) Report the result of quality inspection and assessment, result of work repair (if any) to the authorities specified in Clause 2 of this Article for consideration and approval for the extension of useful life of the work of class II or higher according to Article 45 of the Decree No. 46/2015/ND-CP.

2. Responsibilities for notification and power over actions against expired maritime works demanded to be used are as follows:

a) The Ministry of Transport is responsible for special class maritime works;

b) The People’s Committees of provinces are responsible for class I and II works within their area;

3. The useful life of work after extension shall be decided according to its technical condition, specific requirements and type and class of work.

4. An expired maritime work is not kept operating in the following cases:

a) The owner or the manager/operator/user does not wish further operation;

b) The owner or the manager/operator/user has completed the tasks specified in Clause 1 of this Article but the work remains unsafe.

5. The owner or the manager/operator/user shall dismantle the work according to Clause 4 of this Article.

Chapter VI

MARITIME WORK MAINTENANCE INSPECTION AND REPORTING

Article 18. Inspection of maritime work maintenance

1. The Vietnam Maritime Administration shall formulate and introduce annual or unscheduled inspection plans and inspect the maritime work’s maintenance in respect of:

a) Establishment and approval for the maritime work maintenance process according to regulations of the Decree No. 46/2015/ND-CP and this Circular;

b) Compliance with maintenance-related regulations by the owner or the authorized person according to Article 53 of the Decree No. 46/2015/ND-CP and this Circular;

c) Compliance with reporting regime by the owner or the authorized person according to regulations of this Circular;

d) Monitoring of the works/work parts that must be monitored according to Article 11 of this Circular;

dd) Other aspects in relation to implementation of the maritime work maintenance plan in accordance with regulations of law or the Ministry of Transport.

2. Ministries, People’s Committees of provinces and competent authorities shall inspect maritime work maintenance as prescribed in Articles 53 and 54 of the Decree No. 46/2015/ND-CP.

Article 19. Reporting maritime work maintenance

1. Regarding the maritime works under the management of the Ministry of Transport, the Vietnam Maritime Administration and owners/managers/operators/users shall submit a report on implementation of maritime work maintenance plan as prescribed in Clause 10, Article 7 of this Circular.

2. Regarding the maritime work of class II or higher, the owner or the authorized person shall submit a report on maritime work maintenance and safety of the maritime work to the Vietnam Maritime Administration by December 31. The Vietnam Maritime Administration shall submit a consolidated report to the Ministry of Transport before January 15 of the succeeding year.

3. Regarding the maritime work of class III and IV, the owner or the authorized person shall submit a report on maritime work maintenance and safety of the maritime work to the Department of Transport of the area where the work is located by December 31. The Department of Transport shall submit a consolidated report to the People’s Committee of the province before January 15 of the succeeding year.

Chapter VII

IMPLEMENTATIONPROVISIONS

Article 20. Effect

1. This Circular takes effect on March 01, 2018 and replaces the Circular No. 14/2013/TT-BGTVT dated July 05, 2013 of the Minister of Transport on maritime work’s maintenance and Circular No. 59/2014/TT-BGTVT dated October 27, 2014 of the Ministry of Transport on assessment of quality of port infrastructure within seaport waters.

2. To attach with this Circular the Appendix including 02 Forms used for reporting maritime maintenance works.

3.  In the cases where any of the legislative documents referred to in this Circular is amended or replaced, the newest one shall apply.

Article 21. Implementationresponsibility

1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels, heads of organizations and relevant individuals are responsible for the implementation of this Circular.

2. Any difficulties arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Transport./.

For the Minister

The Deputy Minister

Nguyen Van Cong

 


APPENDIX

LIST OF FORMS USED FOR REPORTING MARITIME WORK MAINTENANCE
(Attached with the Circular No. 52/2017/TT-BGTVT dated December 29, 2017 of the Ministry of Transport)

Form No. 1

Annual maritime work maintenance and management plan of year ………

No.

Work item

Unit

Workload

Expense estimate

Duration

Method

Priority level

Notes

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Work A

 

 

 

 

 

 

 

2

Work B

 

 

 

 

 

 

 

3

Work C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Total

 

 

 

 

 

 

 

Note:Column 8: specified the first priority level (very necessary); second priority (necessary).

 

Form No. 2

Report on maritime infrastructure maintenance and management plan of year ………

No.

Work item

Unit

Workload

Expenses
(million dong)

Duration

Adjustments versus the assigned plan

Degree of readiness
(%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 52/2017/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất