Thông tư 49/2014/TT-BGTVT an toàn công-ten-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 49/2014/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 49/2014/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 15/10/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công-te-nơ không được bảo dưỡng đúng hạn bị đình chỉ hoạt động
Đây là yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải tại Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT ngày 15/10/2014 quy định về kiểm tra an toàn công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam. Ngoài ra, công-te-nơ cũng sẽ bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp không gắn hoặc gắn Biển chứng nhận an toàn không đúng quy cách; không được kiểm tra đúng hạn hoặc bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn.
Trường hợp công-te-nơ bị đình chỉ hoạt động; chủ công-te-nơ phải tiến hành sữa chữa, khắc phục khiếm khuyết, khôi phục tình trạng an toàn của công-te-nơ tại cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ và gửi kết quả hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục đến Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi đưa công-te-nơ vào hoạt động.
Nếu chủ công-te-nơ đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết; việc đưa công-te-nơ ra cảng biển nước phải sữa chữa phải đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2014.
Xem chi tiết Thông tư49/2014/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 49/2014/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 49/2014/TT-BGTVT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN CÔNG-TE-NƠ ĐƯỢC VẬN CHUYỂN QUA CẢNG BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về An toàn công-te-nơ 1972;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm tra an toàn công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam,
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về kiểm tra an toàn đối với công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động kiểm tra an toàn công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công-te-nơ là một thành phần trong thiết bị vận tải có tính bền vững và đủ độ chắc phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần; cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác. Công-te-nơ được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn quy định.
2. Chủ công-te-nơ là tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng công-te-nơ hoặc người có trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ.
3. Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ là cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
Điều 4. Nội dung kiểm tra an toàn công-te-nơ
1. Kiểm tra Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ.
2. Kiểm tra tình trạng an toàn công-te-nơ.
Chương II. KIỂM TRA AN TOÀN CÔNG-TE-NƠ
Điều 5. Kế hoạch kiểm tra an toàn công-te-nơ
1. Cảng vụ hàng hải khu vực lập kế hoạch kiểm tra hoạt động của công-te-nơ tại khu vực.
2. Trước khi tiến hành kiểm tra, Giám đốc Cảng vụ hàng hải khu vực ra quyết định và thông báo cho chủ công-te-nơ hoặc cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ trong vùng nước cảng biển.
Điều 6. Kiểm tra Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ
1. Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ theo các nội dung sau:
a) Việc gắn Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ (công-te-nơ có gắn Biển hay không gắn Biển; việc gắn Biển có đúng quy cách hay không);
b) Kích thước của Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ;
c) Các thông số ghi trên Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ (bao gồm cả ngày kiểm tra, bảo dưỡng).
2. Mẫu Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
Điều 7. Kiểm tra tình trạng an toàn công-te-nơ
Cảng vụ hàng hải khu vực kiểm tra tình trạng an toàn công-te-nơ phù hợp với quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải theo các nội dung sau đây:
1. Kiểm tra các bộ phận kết cấu:
a) Biến dạng cục bộ đối với ray trên;
b) Biến dạng cục bộ vuông góc với ray dưới;
c) Biến dạng cục bộ của đáy.
d) Biến dạng cục bộ của ngưỡng cửa:
đ) Biến dạng cục bộ của thanh chống góc;
e) Góc và cơ cấu trung gian;
g) Kết cấu dưới;
h) Thanh khóa.
2. Kiểm tra vỏ công-te-nơ:
a) Bề mặt ngoài của công-te-nơ;
b) Bề mặt sàn trong công-te-nơ;
c) Độ kín nước.
Điều 8. Đình chỉ hoạt động của công-te-nơ
1. Công-te-nơ bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Công-te-nơ không gắn hoặc gắn Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ không đúng quy cách;
b) Công-te-nơ không được kiểm tra, bảo dưỡng đúng hạn;
c) Công-te-nơ bị hư hỏng, có nguy cơ gây mất an toàn theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải.
2. Cảng vụ hàng hải khu vực ra thông báo đình chỉ hoạt động của công-te-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
3. Đối với công-te-nơ bị đình chỉ hoạt động theo các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công-te-nơ phải thực hiện nghĩa vụ sau:
a) Tiến hành sửa chữa, khắc phục khiếm khuyết, khôi phục tình trạng an toàn của công-te-nơ tại cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng công-te-nơ và gửi kết quả hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục đến Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi đưa công-te-nơ vào hoạt động.
b) Trường hợp chủ công-te-nơ đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải khu vực biết. Việc đưa công-te-nơ ra cảng biển nước ngoài sửa chữa phải đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Điều 9. Công tác tổng hợp, báo cáo
Trong vòng 10 ngày đầu tiên của quý sau, Cảng vụ hàng hải khu vực phải gửi báo cáo quý trước về Cục Hàng hải Việt Nam kết quả tổng hợp kiểm tra công-te-nơ theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
a) Tổ chức thực hiện quy định tại Thông tư này;
b) Chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải khu vực phổ biến, hướng dẫn quy định tại Thông tư này đến các cảng biển khai thác công-te-nơ tại khu vực đồng thời phối hợp với Cục Hải quan, Chi Cục Đăng kiểm khu vực trong việc kiểm tra an toàn công-te-nơ.
2. Trách nhiệm của chủ công-te-nơ
a) Tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và chế tạo công-te-nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải;
b) Duy trì tình trạng an toàn của công-te-nơ, không làm sai lệch thông tin ghi trên Biển chứng nhận an toàn công-te-nơ.
Điều 11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2014.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
MẪU THÔNG BÁO VIỆC ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG-TE-NƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./TB-CVHH… | ……., ngày … tháng … năm 201… |
Kính gửi: …
Căn cứ nội dung quy định tại … của Thông tư số …/2014/TT-BGTVT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Cảng vụ hàng hải ………. đã tiến hành kiểm tra tình trạng của công-te-nơ với các khiếm khuyết sau:
STT | Số hiệu công-te-nơ | Địa điểm kiểm tra/khắc phục | Khiếm khuyết | Tham chiếu Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia | Hành động khắc phục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Yêu cầu chủ công-te-nơ khắc phục các khiếm khuyết trước khi đưa công-te-nơ vào sử dụng.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO |
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP KIỂM TRA CÔNG-TE-NƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/CVHH… | ……., ngày … tháng … năm 201… |
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam
Căn cứ nội dung quy định tại khoản … Điều … của Thông tư số …/2014/TT-BGTVT ngày … tháng … năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải … báo cáo tổng hợp kiểm tra công-te-nơ tại khu vực như sau:
STT | Số lượng công-te-nơ tại khu vực | Số lượng công-te-nơ được kiểm tra | Số khiếm khuyết | Số lượng công-te-nơ bị đình chỉ | Số lượng công-te-nơ được khắc phục | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cảng vụ hàng hải … trân trọng./.
Nơi nhận: | ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO |
THE MINISTRY OF TRANSPORT
Circular No. 49/2014/TT-BGTVT dated October 15, 2014, on safety inspection of containers carried through Vietnam ports
Pursuant to Decree No.107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 of the Government on defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to International Convention for Safe Containers, 1972;
At the request of the Director of Vietnam Maritime Administration and the Head of the Legal Department;
The Minister of Transport issues Circular on safety inspection of containers carried through Vietnam ports,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular stipulates safety inspection of containers carried through Vietnam ports.
Article 2. Subjects of application
This Circular applies to Vietnamese organizations or individuals, and foreign organizations or individuals related to safety inspection of containers carried through Vietnam ports.
Article 3. Interpretation of terms
For the purpose of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. Container means an article of transport equipment that is sturdy and strong enough to be used repeatedly; convenient for loading and unloading, especially transferring from one mode of transport to another. Containers are designed and manufactured following regulatory standards.
2. Container owners are any organizations or individuals managing or using containers or entities in charge of repair or maintenance of containers.
3. Container repair shops are any facilities repairing or maintaining containers in accordance with regulations of National Technical Regulation on inspection and manufacture of containers carried by means of transport.
Article 4. Content of safety inspection of containers
1. Inspect Safety Approval Plate.
2. Inspect safety condition of containers.
Chapter II
SAFETY INSPECTION OF CONTAINERS
Article 5. Safety inspection plan for containers
1. Local maritime administrations shall make inspection plan for containers in their administrative divisions.
2. Before an inspection, the Director of a local maritime administration shall send a decision to container owners or container repair shops in the seaport waters.
Article 6. Inspection of Safety Approval Plates
1. Local maritime administrations shall inspect Safety Approval Plate following procedures below:
a) Affixing Safety Approval Plate whether the containers have safety approval plates; whether the safety approval plates are affixed properly);
b) Dimension of Safety Approval Plates;
c) Information on Safety Approval Plates (including maintenance date).
2. An example of Safety Approval Plate is provided in National Technical Regulation on inspection and manufacture of containers carried by means of transport.
Article 7. Inspection of safety condition of containers
Local maritime administrations shall inspect safety condition of containers in accordance with regulations of National Technical Regulation on inspection and manufacture of containers carried by means of transport following procedures below:
1. Inspection of structural components:
a) Local deformation to the top rail;
b) Local deformation perpendicular to the bottom rail;
c) Local deformation to the header;
d) Local deformation to the sill;
dd) Local deformation to the corner posts;
e) Corner and intermediate fittings;
g) Understructure;
h) Locking rods.
2. Inspection of containers:
a) Outer side of containers;
b) Inner side of container s platform;
c) Water tightness.
Article 8. Suspension of container operations
1. A container shall be suspended in the following cases:
a) The container does not have a Safety Approval Plate, or the Safety Approval Plate is not affixed properly to the container;
b) The container has been not checked or maintained on schedule;
c) The container is damaged or unsafe as prescribed in National Technical Regulation on inspection and manufacture of containers carried by means of transport.
2. Local maritime administrations shall send notifications of suspension of container operations using the form as prescribed in Appendix I of this Circular.
3. If a container is suspended from operation in any of the cases mentioned in Clause 1 of this Article, the container owner must:
a) Repair the defects, and recover the safety condition of that container at a container repair shop and report the result to the local maritime administration before putting that container into operation.
b) If the container owner sends that container to foreign ports, he must notify the local maritime administration. The container sent to foreign ports for repair must satisfy requirements for marine safety and security, and environmental pollution prevention.
Article 9. Reporting
Within the first 10 days of the quarter, local maritime administrations must send report on general inspection of containers of the previous quarter to Vietnam Maritime Administration as prescribed in Appendix 2 of this Circular.
Chapter III
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 10. Responsibilities of agencies, organizations, and individuals
1. Vietnam Maritime Administration must:
a) Implement regulations of this Circular.
b) Direct local maritime administrations to provide guidance on this Circular to container ports in the administrative divisions and cooperate with Customs Department, Register Office in safety inspection of containers.
2. The container owners must:
a) Comply with regulations of this Circular and regulations of National Technical Regulation on inspection and manufacture of containers carried by means of transport.
b) Maintain safety condition of containers, do not falsify information on Safety Approval Plates.
Article 11. Implementation effect
This Circular shall take effect from December 15, 2014.
Article 12. Implementation organization
Chiefs of the Ministry Office, Ministerial Chief Inspector, Minister and Director of Vietnam Maritime Administration, Director of Local maritime administration and relevant entities are responsible for implementation of this Circular./.
The Minister of Transport
Dinh La Thang
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây