Thông tư 48/2012/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ

thuộc tính Thông tư 48/2012/TT-BGTVT

Thông tư 48/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm dừng nghỉ đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:48/2012/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:15/11/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 48/2012/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ",

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đường bộ - Số hiệu: QCVN 43 : 2012/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2013; bãi bỏ Chương IV. Quy định về Trạm dừng nghỉ tại Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử CP;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

QCVN 43: 2012/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ
National technical regulation on Roadside Station

Lời nói đầu

QCVN 43 : 2012/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam soạn thảo, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2012.

MỤC LỤC

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định chung

2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản

2.2.1. Công trình dịch vụ công

2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại

2.2.3. Công trình bổ trợ

2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình

2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ

2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra vào bãi đỗ xe

2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách

2.3.4. Quy định về khu vệ sinh

2.3.5. Quy định về nơi cung cấp thông tin

2.3.6. Quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa

2.3.7. Quy định về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát

2.3.8. Quy định về trạm cấp nhiên liệu, xưởng BDSC và nơi rửa xe

2.3.9. Quy định về hệ thống cấp thoát nước

2.4. Quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Nội dung quản lý

3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý khai thác trạm dừng nghỉ

3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác

3.1.4. Quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm dừng nghỉ

3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước

3.2.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

3.2.2. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

3.2.3. Trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

3.3.3. Trách nhiệm của Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ

3.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư

3.3.2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ

3.3.3. Trách nhiệm của người sử dụng trạm dừng nghỉ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ TRẠM DỪNG NGHỈ ĐƯỜNG BỘ

National technical regulation on Roadside Station

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định điều kiện cơ sở vật chất; các yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ trong đầu tư, xây dựng mới, cải tạo hoặc nâng cấp các trạm dừng nghỉ đường bộ.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ đường bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng dịch vụ, kiểm tra, kiểm chuẩn công bố trạm dừng nghỉ đường bộ đủ điều kiện hoạt động và quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đường bộ trong phạm vi nước Việt Nam.

1.3. Tài liệu viện dẫn

- QCXDVN 01: 2002

“Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng’’ được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2002/QĐ-BXD ngày 17 tháng 01 năm 2002 của Bộ Xây dựng.

- QCXDVN 05: 2008/BXD

“Nhà ở và công trình công cộng- An toàn sinh mạng và sức khoẻ” được ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BXD ngày 06 tháng 06 năm 2008 của Bộ Xây dựng.

- QCVN 07: 2010/BXD

“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị" được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- QCVN 06:2010/BXD

"Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” được ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- QCVN 01: 2009/BYT

“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế.

- QCVN 02: 2009/BYT

“Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt” được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y Tế.

- TCVN 5687:2010

Thông gió, điều tiết không khí - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2010

- TCVN 2622:1995

Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế do Bộ Xây dựng công bố năm 1995

- TCXDVN 264:2002

Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng do Bộ Xây dựng công bố năm 2002

- TCXDVN 276:2003

“Công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" được ban hành kèm theo Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng.

- TCVN 4054:2005

Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2005

- TCVN 4530: 2011

Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 2011

- TCVN 5729:1997

Đường ô tô cao tốc. Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ KH-CN công bố năm 1997

Thông tư số 39/2011/TT- BGTVT

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1.4. Giải thích từ ngữ
a) Trạm dừng nghỉ đường bộ (sau đây gọi là trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.
b) Đường ra vào trạm dừng nghỉ là đường đấu nối từ đường giao thông chính, đường nhánh hoặc đường gom vào trạm dừng nghỉ.
c) Bãi đỗ xe: Là nơi dành cho các phương tiện giao thông đường bộ đỗ khi người điều khiển phương tiện và hành khách sử dụng dịch vụ tại trạm dừng nghỉ.
d) Nơi cung cấp thông tin là vị trí đặt, để các tài liệu, sách, báo, bản đồ và các trang thiết bị nghe, nhìn khác.
đ) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa là nơi trưng bày, giới thiệu và bán đồ lưu niệm, các sản phẩm của địa phương nơi đặt trạm dừng nghỉ và các hàng hóa khác.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.1.1. Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng theo Quy hoạch trạm dừng nghỉ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.2. Điểm đấu nối của đường ra vào trạm dừng nghỉ với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải. Điểm đấu nối của đường ra, vào trạm dừng nghỉ với các đường khác (trừ đường quốc lộ) phải được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp trạm dừng nghỉ được sử dụng cho phương tiện lưu thông trên cả hai chiều của đường cao tốc thì phải có đường đi trên cao hoặc đi ngầm tại nơi giao cắt với đường cao tốc để sang đường. (Theo quy định tại Điều 11, 13 của TCVN 4054: 2005).
2.1.3. Trạm dừng nghỉ có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp dịch vụ nghỉ ngơi;
b) Quản lý giao thông đường bộ;
c) Cung cấp thông tin;
d) Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương;
đ) Quảng bá bản sắc văn hóa địa phương.
2.1.4. Các công trình, thiết bị của trạm dừng nghỉ phải được xây dựng, lắp đặt đảm bảo chất lượng và sự bền vững tương ứng với cấp công trình theo quy định tại TCXDVN 276:2003 và các quy định liên quan khác.
2.1.5. Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc của trạm dừng nghỉ phải đảm bảo đồng bộ, hoàn chỉnh, tuân thủ theo các quy định để có thể cung cấp an toàn, liên tục và ổn định các dịch vụ cho người và phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại QCVN 07 : 2010/BXD và TCXDVN 276:2003.
2.1.6. Trạm dừng nghỉ phải có điện thoại cố định, được phủ sóng điện thoại di động và có hệ thống thiết bị truyền thanh.
2.2. Quy định về các hạng mục công trình cơ bản
Các hạng mục công trình cơ bản của trạm dừng nghỉ được chia làm 3 nhóm gồm: Các công trình dịch vụ công; các công trình dịch vụ thương mại và các công trình bổ trợ, trong đó bắt buộc phải có các công trình từ a đến e được quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này (tham khảo sơ đồ bố trí mặt bằng tại Phụ lục 1).
2.2.1. Công trình dịch vụ công (cung cấp các dịch vụ miễn phí)
a) Bãi đỗ xe;
b) Không gian nghỉ ngơi;
c) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe;
d) Khu vệ sinh;
đ) Nơi cung cấp thông tin;
e) Nơi tổ chức, phát động tuyên truyền về an toàn giao thông;
g) Nơi trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông.
2.2.2. Công trình dịch vụ thương mại
a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát;
b) Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa;
c) Trạm cấp nhiên liệu;
d) Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện;
đ) Nơi rửa xe;
e) Phòng ngủ cho lái xe và hành khách lưu trú qua đêm.
Bổ sung
2.2.3. Công trình bổ trợ (khuyến khích)
a) Biểu trưng của địa phương hoặc của trạm dừng nghỉ;
b) Nơi sản xuất, chế biến đặc sản của địa phương;
c) Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).
2.3. Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình
2.3.1. Phân loại và phạm vi áp dụng của từng loại trạm dừng nghỉ:

a) Trạm dừng nghỉ được chia làm 4 loại căn cứ vào diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình bắt buộc phải có đối với từng loại như trong bảng sau:

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Loại trạm dừng nghỉ

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

01

Tổng diện tích mặt bằng trạm (tối thiểu)

m2

10.000

5.000

3.000

1.000

02

Bãi đỗ xe (diện tích tối thiểu)

m2

5.000

2.500

1.500

500

03

Đường xe ra, vào

 

Đường ra, vào riêng biệt

Đường ra, vào chung rộng tối thiểu 7,5m.

04

Khu kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện

 

Khuyến khích có

05

Trạm cấp nhiên liệu

 

Khuyến khích có

06

Mặt sân khu vực bãi đỗ xe

 

Thảm nhựa hoặc bê tông có chiều dày tối thiểu 07 cm

07

Khu vệ sinh

m2

Có diện tích > 1% tổng diện tích xây dựng (có nơi vệ sinh phục vụ người khuyết tật - TCXDVN 264:2002)

08

Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe

m2

36

24

18

18

09

Không gian nghỉ ngơi (Khu vực có mái che và khu vực trồng cây xanh có ghế ngồi)

m2

Tối thiểu bằng 10% Tổng diện tích mặt bằng trạm (TCXDVN 276:2003)

10

Nơi cung cấp thông tin

 

11

Khu phục vụ ăn uống, giải khát

 

12

Khu vực giới thiệu và bán hàng hóa

 

13

Phòng trực của nhân viên cứu hộ, sơ cứu tai nạn giao thông

 

Theo quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT địa phương.

b) Phạm vi áp dụng đối với từng loại trạm dừng nghỉ:
Quy mô, năng lực cung cấp dịch vụ của trạm dừng nghỉ được tính toán thiết kế căn cứ vào lưu lượng phương tiện, hành khách thông qua tuyến đường và điều kiện cụ thể của khu vực nơi xây dựng trạm dừng nghỉ, đồng thời phải đáp ứng được quy định sau:
- Trên các tuyến tỉnh lộ hoặc huyện lộ xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 4 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 01 đến 02 làn xe mỗi chiều xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 3 trở lên.
- Trên các tuyến quốc lộ có từ 03 làn xe mỗi chiều trở lên xây dựng trạm dừng nghỉ từ Loại 2 trở lên.
2.3.2. Quy định về bãi đỗ xe và đường ra, vào bãi đỗ xe
a) Khu vực bãi đỗ xe: Thiết kế hướng đỗ xe hợp lý để đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện, đảm bảo an toàn, thuận tiện;
b) Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của xe ô tô khách, xe ô tô tải là 40 m2 và cho xe ô tô con là 25m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe. Có vị trí đỗ xe riêng cho người khuyết tật với diện tích tối thiểu 25m2 (Theo QCVN 07:2010/BXD);
c) Đường lưu thông trong trạm dừng nghỉ phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường; có bán kính quay xe phù hợp (nhưng bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường được quy định tại QCVN 07:2010/BXD để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực trạm dừng nghỉ;
d) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được thiết kế theo các quy định và tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo lưu thông, hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra và với người đi bộ.
2.3.3. Quy định về nơi nghỉ ngơi của lái xe và hành khách
a) Phòng nghỉ tạm thời cho lái xe phải được trang bị ghế ngả, quạt điện hoặc điều hòa nhiệt độ.
b) Không gian nghỉ ngơi là khu vực kết cấu kiến trúc có mái che hoặc khu vực trong cây xanh, thảm cỏ có bố trí ghế ngồi (không kể khu vực các công trình dịch vụ thương mại), số lượng ghế ngồi được tính toán căn cứ theo lưu lượng khách vào trạm dừng nghỉ, đảm bảo khách vào trạm dừng nghỉ có nơi nghỉ ngơi khi không sử dụng các dịch vụ thương mại của trạm dừng nghỉ.
2.3.4. Quy định về khu vệ sinh
a) Khu vệ sinh phải được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các khu vực ăn uống và nghỉ ngơi của hành khách. Khu vệ sinh phải bố trí vệ sinh nam, nữ riêng và đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận sử dụng; nơi vệ sinh dành cho người khuyết tật phải có biển báo theo quy ước quốc tế;
b) Khu vệ sinh phải đảm bảo chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị phải luôn sạch sẽ. Số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh phải phù hợp với quy định của từng loại công trình theo TCXDVN 276:2003;
c) Khu vệ sinh phải được thông gió tự nhiên trực tiếp; nếu thông gió tự nhiên không đáp ứng yêu cầu thì phải dùng thông gió cơ giới theo quy định tại TCVN 5687:2010;
d) Nền, mặt tường khu vệ sinh phải dùng loại vật liệu không hút nước, không hút bẩn, chịu xâm thực, dễ làm vệ sinh;
đ) Tại các vị trí bố trí chậu để rửa tay nên bố trí bàn, gương, móc treo.
2.3.5. Quy định về nơi cung cấp thông tin
a) Nơi cung cấp thông tin: Phải có bản đồ giao thông khu vực và kệ để sách báo để cung cấp cho lái xe, hành khách và người dân địa phương những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các sản phẩm và văn hóa đặc trưng của địa phương; về các điểm du lịch, tài nguyên thiên nhiên, tình hình giao thông, hệ thống trạm dừng nghỉ, mạng lưới đường bộ trong khu vực và các thông tin khác theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền;
b) Nơi cung cấp thông tin phải được bố trí ở vị trí thuận tiện để hành khách dễ nhận biết và tiếp cận dễ dàng;
c) Tùy theo việc bố trí không gian của trạm dừng nghỉ có thể bố trí phòng cung cấp thông tin riêng biệt hoặc sử dụng chung không gian với các khu vực khác.
2.3.6. Quy định về khu vực giới thiệu và bán hàng hóa
a) Việc bố trí nội thất, kệ, quầy bán hàng phải bảo đảm đồng thời hai yếu tố thẩm mỹ và thông thoáng. Việc bố trí không gian nội thất nên cơ động, linh hoạt, dễ dàng thay đổi khi cần thiết;
b) Không gian mua hàng của khách phải đảm bảo thuận tiện để hành khách đi lại, đứng xem, chọn hàng, thử hàng, mua hàng.
2.3.7. Quy định về khu vực phục vụ ăn uống, giải khát
a) Khu vực phục vụ ăn uống, giải khát cho hành khách và lái xe phải được bố trí một khu vực riêng;
b) Khu vực phục vụ ăn uống phải được bố trí bàn ăn, ghế ngồi và thùng rác đảm bảo vệ sinh môi trường;
c) Khu vực chế biến thức ăn và khu vực phục vụ hành khách được ngăn cách bằng vách ngăn lửng hoặc được bố trí khu vực riêng biệt;
d) Nền khu vực phục vụ ăn uống phải dùng loại vật liệu dễ làm vệ sinh;
đ) Khu vực phục vụ ăn uống phải được thông gió tự nhiên và trang bị hệ thống quạt mát, quạt hút mùi. Tùy theo yêu cầu cụ thể của từng trường hợp có thể thông gió bằng phương pháp cơ giới và thiết bị điều hòa nhiệt độ theo quy định tại TCVN 5687: 2010;
e) Khu vực ăn uống phải đảm bảo luôn sạch sẽ, đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh môi trường, các sản phẩm ăn uống phục vụ khách hàng phải đảm bảo các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2.3.8. Quy định về trạm cấp nhiên liệu, xưởng bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe.
a) Việc thiết kế, xây dựng, hoạt động của khu vực cấp nhiên liệu phải được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành có liên quan của nhà nước; Khoảng cách từ cột bơm và cụm bể chứa nhiên liệu của khu vực cấp nhiên liệu đến các công trình khác phải tuân thủ đúng theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4530:2011;
b) Khu vực cấp nhiên liệu, bảo dưỡng sửa chữa và nơi rửa xe phải được bố trí riêng biệt, có đường ra, vào thuận tiện không ảnh hưởng đến giao thông chung trong khu vực trạm dừng nghỉ.
2.3.9. Quy định về hệ thống cấp thoát nước.
a) Hệ thống cấp nước cho trạm dừng nghỉ phải đảm bảo hoạt động ổn định, có khả năng cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sử dụng của trạm dừng nghỉ;
b) Trong trường hợp trạm dừng nghỉ tự khai thác nguồn nước để sử dụng thì: chất lượng nước phục vụ cho ăn uống phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại QCVN 01: 2009/BYT và Chất lượng nước phục vụ cho sinh hoạt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại QCVN 02: 2009/BYT;
c) Hệ thống thoát nước của trạm dừng nghỉ bao gồm hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa và đấu nối với hệ thống thoát nước tại địa phương;
d) Hệ thống thoát nước phải đảm bảo không để ứ đọng nước làm gián đoạn hoạt động của trạm dừng nghỉ.
2.4. Quy định về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường
a) Trạm dừng nghỉ phải có hệ thống công trình thu gom, xử lý nước thải tập trung theo quy định; có hệ thống tiêu thoát nước mưa;
b) Có đủ thiết bị, phương tiện và lực lượng lao động thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
c) Bố trí đủ thùng rác tại tất cả các khu vực để đảm bảo vệ sinh môi trường;
d) Đối với trạm dừng nghỉ có xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phải có hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (bao gồm: ắc quy, dầu mỡ, săm lốp, linh kiện điện tử) theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Có biện pháp giảm thiểu bụi khí thải, hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt ảnh hưởng đến môi trường xung quanh theo quy định tại QCXDVN 05: 2008/BXD;
đ) Trạm dừng nghỉ phải được xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo đúng các quy định tại QCVN 06:2010/BXD và TCVN 2622:1995;
e) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh trong khu vực trạm dừng nghỉ.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Nội dung quản lý
3.1.1. Quy định về loại hình đơn vị quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ.
Đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác trạm dừng nghỉ phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.
3.1.2. Thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ vào khai thác;
b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý vào khai thác.
3.1.3. Thủ tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.
3.1.3.1. Thủ tục công bố lần đầu
Gồm 2 bước:
a) Bước 1: Trước khi xây dựng.
- Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ: Để đảm bảo phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, đơn vị đầu tư, xây dựng trạm dừng nghỉ phải gửi văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận vị trí xây dựng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với các trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường địa phương; việc chấp thuận vị trí xây dựng được thực hiện qua việc cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Riêng đối với các trạm dừng nghỉ được coi là một hạng mục công trình nằm trong dự án xây dựng đường cao tốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì không phải thực hiện bước này.
Chú thích:
1) Văn bản chấp thuận vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ chỉ xác định vị trí dự kiến xây dựng trạm là phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt, không thay thế cho văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông.
2) Đối với các trạm dừng nghỉ đã được xây dựng trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ thì vẫn được xem xét công bố hợp quy theo thủ tục quy định tại bước 2, nếu có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có trạm dừng nghỉ.
b) Bước 2: Sau khi hoàn thành việc xây dựng.
Đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền.
*) Hồ sơ đề nghị công bố gồm:
- Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2).
- Văn bản chấp thuận đấu nối đường ra, vào trạm dừng nghỉ với đường giao thông của cơ quan có thẩm quyền.
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật trạm dừng nghỉ.
- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
- Biên bản nghiệm thu xây dựng.
- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này với các công trình của trạm dừng nghỉ (theo mẫu quy định tại Phụ lục 3).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị kinh doanh khai thác trạm dừng nghỉ.
- Quy chế quản lý khai thác do trạm dừng nghỉ ban hành.
*) Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố.
- Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra. Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì các tiêu chí không đạt yêu cầu, phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra và được thông báo ngay cho đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ.
- Sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ đáp ứng đúng các quy định kỹ thuật của loại trạm dừng nghỉ, mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị, thì chậm nhất trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục 4). Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác có giá trị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký.
3.1.3.2. Thủ tục công bố lại
Trước khi hết hạn được phép kinh doanh, khai thác 60 ngày (theo thời hạn quy định tại quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác), đơn vị kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ nộp hồ sơ đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đến cơ quan có thẩm quyền.
a) Hồ sơ đề nghị công bố lại gồm:
- Giấy đề nghị tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại phụ lục 5).
- Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng, cải tạo trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước).
- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng, cải tạo của cơ quan có thẩm quyền (nếu có thay đổi so với lần công bố trước).
- Biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng, cải tạo (nếu có thay đổi so với lần công bố trước).
- Bản đối chiếu các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn này với các công trình của trạm dừng nghỉ (nếu có thay đổi so với lần công bố trước).
- Báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6).
b) Quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố lại: được thực hiện như quy trình xử lý hồ sơ đề nghị công bố lần đầu.
3.1.4. Quy định về kiểm tra, giám sát hoạt động của trạm dừng nghỉ
a) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và yêu cầu các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động, tình hình an ninh trật tự, việc duy trì, đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ và các nội dung cần thiết khác;
b) Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thiết lập đường dây nóng và công bố địa chỉ liên lạc, địa chỉ thư điện tử (Email) của cán bộ hoặc bộ phận tiếp nhận khiếu nại, tố cáo của người dân về hoạt động của các trạm dừng nghỉ. Các trạm dừng nghỉ phải niêm yết rõ ràng số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thư điện tử (Email) do Sở Giao thông vận tải cung cấp tại nơi cung cấp thông tin của trạm dừng nghỉ;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng Thanh tra đường bộ tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các trạm dừng nghỉ, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm nhằm đảm bảo các trạm dừng nghỉ luôn duy trì và thực hiện đúng các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ và các quy định pháp luật liên quan khác;
d) Tùy theo mức độ vi phạm các quy định của Quy chuẩn trạm dừng nghỉ, cơ quan công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác có quyền nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh hoặc thu hồi quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác đối với đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ có vi phạm;
đ) Cơ quan có thẩm quyền công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác định kỳ 3 năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các quy định của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác hoặc tiếp tục công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác.
3.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước
3.2.1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
a) Phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, khai thác, kinh doanh trạm dừng nghỉ.
3.2.2. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
a) Chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức xây dựng quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các quốc lộ trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của trạm dừng nghỉ trong phạm vi toàn quốc;
c) Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác trên các tuyến đường quốc lộ. Văn bản công bố được đồng thời gửi đến Sở Giao thông vận tải địa phương để phối hợp quản lý;
d) Thống kê, tổng hợp các dữ liệu, quy định và hướng dẫn cách đánh mã số đối với hệ thống trạm dừng nghỉ trong toàn quốc;
đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý các vi phạm đối với các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trong toàn quốc.
3.2.3. Trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Phê duyệt quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý.
b) Xác định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng trạm dừng nghỉ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
3.2.4. Trách nhiệm của Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Xây dựng quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ (trừ trạm dừng nghỉ trên các tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý;
b) Quyết định công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác trên các tuyến đường (trừ trạm dừng nghỉ trên tuyến quốc lộ) thuộc địa phương quản lý. Văn bản công bố được đồng thời gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phối hợp quản lý;
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với hoạt động của các trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ trên địa bàn địa phương.
3.3. Trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị khai thác và người sử dụng trạm dừng nghỉ
3.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
a) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phù hợp với quy hoạch hệ thống trạm dừng nghỉ đã được phê duyệt và phù hợp với các quy định của Quy chuẩn này;
b) Đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ phải tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây dựng và các quy định liên quan khác của pháp luật; bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường.
3.3.2. Trách nhiệm của đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ
a) Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ tại trạm dừng nghỉ;
b) Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường tại trạm dừng nghỉ;
c) Cung cấp các dịch vụ miễn phí tại mọi thời điểm cho người có nhu cầu sử dụng theo quy định tại điểm 2.2.1 của Quy chuẩn này;
d) Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của trạm dừng nghỉ, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về trạm dừng nghỉ;
đ) Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại trạm dừng nghỉ theo quy định; niêm yết nội quy của trạm dừng nghỉ;
e) Chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
g) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình hoạt động cho Sở, Giao thông vận tải địa phương. Báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu đột xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải địa phương.
3.3.3. Trách nhiệm của người sử dụng trạm dừng nghỉ
a) Giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực trạm dừng nghỉ;
b) Chấp hành nội quy, quy định và hướng dẫn của nhân viên tại trạm dừng nghỉ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.2. Trong quá trình áp dụng Quy chuẩn này, nếu có khó khăn vướng mắc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo vản bản mới.
4.4. Các trạm dừng nghỉ đã công bố trước ngày Quy chuẩn kỹ thuật này có hiệu lực phải hoàn tất các thủ tục để được công bố lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2013./
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

No:48/2012/TT-BGTVT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

HaNoi,November 15, 2012

 

CIRCULAR

PROMULGATION OF NATIONAL TECHNICAL REGULATION ONROADSIDE STATION

Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulation dated June 29, 2006;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP of August 1, 2007 of the Government detailing the implementation of a number of articles of the Law on Standards and Technical Regulation;

Pursuant to Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the proposal of the Director of Department of Science and Technology and the General Director of theDirectorate For Roads of Vietnam;

The Minister of Transport issues the Circular on "national technical regulation on roadside station",

Article 1.Issuing together with this Circular the national technical regulation on roadside station - Number: QCVN 43: 2012/BGTVT.

Article 2.This Circular takes effect from May 15, 2013; Annulling Chapter IV. Regulation on roadside station in Circular No.24/2010/TT-BGTVT of August 31, 2010 of the Minister of Transport regulating bus stations, car parks, roadside stations and road transport support services.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Ministry Chief Inspector, Directors of Departments, General Director of the Directorate For Roads of Vietnam, Heads of agencies, organizations and individuals concerned shall implement this Circular. /.

 

 

 

MINISTER




Đinh La Thang

 

QCVN 43: 2012/BGTVT

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON ROADSIDE STATION

Introduction

QCVN 43: 2012/BGTVT is written by the Directorate For Roads of Vietnam, assessed by the Ministry of Science and Technology, issued by the Ministry of Transport under Circular No. 48/2012/TT-BGTVT of November 15, 2012.

 

ANNEX

I.GENERAL PROVISION

1.1. Scope of adjustment

1.2. Subject of application

1.3. Reference

1.4. Explanation of terms

II. TECHNICAL REGULATION

2.1. General Regulation

2.2. Regulation on basic works items

2.2.1. Public service works

2.2.2. Commercial service works

2.2.3. Auxiliary works

2.3. Regulation on minimum and works items

2.3.1. Classification and scope of application of each type of roadside station.

2.3.2. Regulation on parking lotand the wayin andoutofparking lot

2.3.3. Regulation on the rest place for driver and passenger.

2.3.4. Regulation on toilet area

2.3.5. Regulation on information supply area

2.3.6. Regulation onproduct introduction and sale area.

2.3.7.Regulation onfood and beverage service area

2.3.8.Regulation on fuel stations, maintenance and repair workshop and car wash.

2.3.9. Regulation on water drainage and supply.

2.4.Regulation onfire prevention and environmental hygiene.

III. REGULATION ON MANAGEMENT

3.1. Content of management

3.1.1. Regulation on the type of unit management and operation of the roadside station.

3.1.2. Announcement authority to put the roadside station into operation.

3.1.3. Procedures for announcement of putting the roadside station into operation.

3.1.4. Regulation on inspection and monitoring activities of the roadside station.

3.2.Responsibilities of state management

3.2.1. Responsibility of the Ministry of Transport

3.2.2.Responsibilities of theDirectorate For Roads of Vietnam

3.2.3.Responsibilitiesof People s Committees of centrally affiliated provinces and cities.

3.3.3.Responsibilitiesof Service of Transport of centrally affiliated provinces and cities.

3.3.Responsibilities of investors, operating units and users ofroadside station.

3.3.1. Responsibilities of investors

3.3.2. Responsibilities of operating units of roadside station.

3.3.3. Responsibilities of users of roadside station.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

ANNEX

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION

ON ROADSIDE STATION

I. GENERAL PROVISION

1.1. Scope of adjustment

This Regulation stipulates the conditions of facilities; requirements to be complied with in the investment, new construction, renovation or upgrading of roadside station.

1.2.Subject of application

This regulation applies to organizations and individuals who invest, newly build, improve, upgrade, manage and operate roadside station; the agencies, organizations and individuals related to the use of services, testing and inspect standards and announce the eligibility for operation of roadside station system within Vietnam.

1.3. References

- QCXDVN 01: 2002

Regulation on works construction to ensure the disabled can have access to use” was issued with the Decision No. 01/2002/QD-BXD dated January 17, 2002 of the Ministry of Construction.

- QCXDVN 05: 2008/BXD

 “Housing and public works-safety of lives and health” was issued with Decision No. 09/2008/QD-BXD dated June 06, 2008 of the Ministry of Construction.

- QCVN 07: 2010/BXD

"National technical regulation on urban technical infrastructure" was issued together with Circular No. 02/2010/TT-BXD dated February 05, 2010 of the Ministry of Construction.

- QCVN 06:2010/BXD

"National technical regulation on fire safety for housing and works" was issued together with Circular No. 07/2010/TT-BXD dated July 28, 2010 of the Ministry of Construction.

- QCVN 01: 2009/BYT

"National technical regulation on drinking water quality" was issued together with Circular No. 04/2009/TT-BYTdatedJune 17, 2009 of the Ministry of Health.

- QCVN 02: 2009/BYT

"National technical regulation on domestic water quality" was issued together with Circular No. 05/2009/TT-BYT dated June 17, 2009 of the Ministry of Health.

- TCVN 5687:2010

Ventilation, air regulator - Design standards were published by the Ministry of Science and Technology in 2010

- TCVN 2622:1995

Fire prevention and fighting forhousing and works - Design requirements were published by the Ministry of Construction in 1995

- TCXDVN 264:2002

Housing and works - Basic principles of works construction to ensure the disabled can have access to use were published by the Ministry of Construction in 2002

- TCXDVN 276:2003

"Public Works - Basic principles for design" were issued together with Decision No. 08/2003/QD-BXD dated March 26, 2003 of the Ministry of Construction.

-TCVN 4054:2005

Motor road - Design requirements were published by the Ministry of Science and Technology in 2005

-TCVN 4530: 2011

Gasoline Store - Design requirements were published by the Ministry of Science and Technology in 2011

- TCVN 5729:1997

High-speed motorways. Design standardswerepublished by the Ministry of Science and Technology in 1997

Circular No.39/2011/TT- BGTVT

Guiding the implementation of some articles of Decree No. 11/2010/ND-CP dated February 24, 2010 of the Government stipulating the management and protection of road transport infrastructure

1.4.Explanation of terms

a)Roadside station is the works of road transport infrastructure, which is built along the highway or provincial road to provide the services for people and vehicles involved in traffic.

b)Way in and out of roadside station is the road connected from the main road, turnout or road leading to the roadside station.

c)Parking lot: A place for road vehicles parking when the drivers of vehicles and passengers using the service at the roadside station.

d)Information supply area is the place where documents, books, newspapers, maps and other audio, visual equipment are placed.

e)Product introduction and sale area is the place of display, introduction and sale of souvenirs, local products where located the roadside station and other goods.

II. TECHNICAL REGULATION

2.1.General regulation

2.1.1.Roadside station must be built according to roadside station plan approved by the competent authority.

2.1.2.The connection pointsof the way in and out of the roadside station with the national highway must be carried out in accordance with the provisions of Circular No. 39/2011/TT-BGTVT dated May 18, 2011 of the Ministry of Transport. The connection points of the of the way in and out of theroadside station with other roads (except national highway) must comply with the provisions of the competent state management agencies.  Where theroadside stations are used for vehicles c in both directions of the highway, there must be overhead or underground road at the intersection with the highway to cross the road. (Under the provisions of Articles 11 and 13 ofTCVN 4054: 2005).

2.1.3. Roadside stations have the following basic functions:

a) Supply of rest services;

b) Management of road transportation;

c) Supply of information;

d) Support of local social and economic development;

đ) Promotion of local cultural identity

2.1.4.The works and equipment ofroadside station must be built and installed to ensure the quality and sustainability corresponding to the works level as prescribed atTCXDVN 276:2003and other relevant Regulation.

2.1.5.System of electricity, water, lighting and communication of roadside station must ensure uniformity, completion and compliance with the Regulation to be able to provide safe, continuous and stable services for people and vehicles in traffic as prescribed inQCVN 07: 2010/BXDandTCXDVN 276:2003.

2.1.6.The roadside stationmusthavefixed phone,mobile phonewavecoverage and radio equipment system.

2.2. Regulation on basic works items

The basic works items of the roadside station are divided into three groups:Public service works; commercial service works and auxiliary works, including required works from a to e as specified at point 2.2.1 of this Regulation (refer to the ground layout in Annex 1).

2.2.1. Public service works (supply of free of charge services)

a) Parking lot;

b) Rest space;

c) Temporary rest room for driver;

d) Toilet area;

e)Information supply area;

f) Organization and propagation of traffic safety area;

g)Duty place of traffic accident rescue and first aid employee

2.2.2. Commercial service works

a) Food and beverage service area;

b)Product introduction and sale area;

c) Fuel supply station;

d) Vehicles maintenance and repair workshop;

e)Vehicle washing area;

f) Bedroom for drivers and passengers staying overnight.

2.2.3. Auxiliary works (incentive)

a) Logo of locality and roadside station.

b) Production and processing local speciality area;

c)Nơi sinh hoạt cộng đồng (tổ chức hội chợ, hoạt động văn hóa).

Community event area(fair organization and cultural activities).

2.3. Regulation on minimum area and works items

2.3.1. Classification and scope of application of each type ofroadside station:

a) Theroadside station is divided into 04 types based on the minimum area and required works items for each type as in the following table:

No.

Item

Unit

Type of roadside station

Type1

Type2

Type3

Type4

01

Total ground area of station (minimum)

m2

10.000

5.000

3.000

1.000

02

Parking lot ( minimum area)

m2

5.000

2.500

1.500

500

03

Way in and out

 

Separateway in and out

Way in and out7,5mwide.

04

Vehicle check, maintenance and repair area

 

Yes

incentive

05

Fuel supply station

 

Yes

Khuyến khích có incentive

06

Yard surface of parking area

 

07 cmAsphalt or concrete with minimum thickness coverage of 7cm

07

Toilet area

m2

With area> 1%of total construction area (with toilet area for the disabled -TCXDVN 264:2002)

08

Temporary rest room for driver

m2

36

24

18

18

09

Rest space  (roofed area and tree planting and seating areas)

m2

Minimally equivalent to 10% total area of station ground(TCXDVN 276:2003)

 

10

Information supply area

 

Yes

11

Eating and beverage area

 

Yes

12

Product introduction and sale area 

 

Yes

13

Duty room of traffic accident rescue and first aid employee 

 

Under the provisions of the Directorate For Roads of Vietnam or the local Service of Transport.

b) Scope of application for each type of roadside station:

Scale and servicesupplycapacity of the station is calculated based on designofvehicleandpassengerflowover the route and the specific conditions of the area where theroadsidestationisbuilt, at the same time meetsthe followingRegulation:

-On provincial roads or district roadswiththeconstruction of roadside station of type 4 or more.

- On national highways having 01-02 lanesin each waywiththeconstruction of roadside station of type 3 or more

- On national highways having 03 lane or more in each way withtheconstruction of roadside station of type 2 or more.

2.3.2. Regulation on parking lot and way in and out of parking lot

a) Parking area: Appropriate design of parking direction to meet the parking need of each type of vehicle to ensure safety and convenience;

b) The minimum area foroneparking of passenger cars, trucks is 40 m2and 25m2for cars.There arepainted markingsto clearly define each parking position. There is private parking place forthedisabledwith a minimum area of​​25m2(AccordingtoQCVN 07:2010 / BXD);

c)Trafficwayin theroadside station musthave warning signs,painted markings; appropriate vehicle turn radius (but theminimum radiusisnot less than 10 metersfromthe center of the road specified in QCVN 07:2010 / BXD to ensure the safety of vehicles circulating in theroadside stationarea;

d) Wayinand outparking lots shall be designed in accordance with current Regulation and standards,ensure circulationandminimize conflicts between the incoming and outgoing vehicles and pedestrians.

2.3.3. Regulation on rest place of drivers and passengers

a) Temporary accommodation for the driver must be equipped with areclining chair, electric fans or air conditioners.

b) Rest space is a roofedarchitectural structurearea or tree planting and grass area with seats(not including the area of commercial services), the number ofseats is calculated basedon the flow ofcustomers androadside station, ensure resting place for passengerswhen not usingcommercial services of theroadside station.

2.3.4. Regulation on toilet area

a)Toilet areamust be located in places easily observed, convenient for use, at the same time avoid affecting the dining and resting areaof the passengers.Toilet areashallbearranged withmenandwomentoilet separatelyand ensuresthatthedisabledcanhaveaccesstouse;the toilet areaforthedisabled musthave signs in accordance with international convention;

b)Toiletareamust bewaterproof, dampproof,free fromfoul smelling, ventilated.Walls, floors and equipmentmust be alwaysclean.The quantity and quality of sanitary equipment must conformwiththe provisions of eachkind of works in accordance withTCXDVN 276:2003;

c)The toilet areamust be directly andnaturallyventilated; if natural ventilation does not meet the requirements, themechanical ventilation must be used in accordance with TCVN 5687:2010;

d)Floor andwall toilets must usethe type ofmaterialwhich is watertight, dirt and erosionresistantandeasy tobecleaned;

e)Atlocations withsinkfor handwashing, there should betable, mirrorandhangers.

2.3.5. Regulation oninformation supply area

a) Information supply area: There must be area traffic map and book shelves to provide drivers, passengers and local people with information on the socio-economic situation, products and typical culture of localities, tourist sites, natural resources, traffic situation, roadside station system, the road network in the region and other information requested by the competent authorities.

b)Theinformationsupply areamust be locatedata convenient location for passengers toseeand easilyaccess;

c)Depending on the layout of theroadsidestation, the information supply room can be arranged separatelyor share space with other areas.

2.3.6. Regulation on product introduction and sale area

a)Thelayoutof furniture, shelvesandcounters mustensure 2 factors ofaestheticsand ventilation simultaneously. The layout of the interior spaceshould be movable, flexible andeasy to change when needed;

b)The purchasingspace must ensure convenienceforpassengersto travel, stand, look,choose,try andpurchaseproducts.

2.3.7. Regulation onfood and beverage service area

a)Food and beverage service area for passengers and drivers must be arranged in a separate area.

b)Food and beverage service area must be arranged dining table, chairs andlitter bin to ensure environmental hygiene.

c)Food processing area and passenger service are separated by a dwarf wall or arranged in separate area

d)Floor offood service area must use the material easy for cleaning;

e)The food service area must be naturally ventilated and equipped with cooling fan, smell exhauster. Depending on the specific requirements of each case, it is likely ventilated by mechanical methods and air conditioning equipment as specified in TCVN 5687: 2010;

f)The food service area must be clean and fully meet the environmental Regulation on hygiene. The food products for customer service must satisfy Regulation on hygiene and food safety.

2.3.8.Regulation on fuel station, repair and maintenance workshop and car wash area.

a)The design, construction and operation ofthe fuel supply area must be done in accordance with the relevant current Regulation of the State; the distance from the pump column and cluster of fuel tank of fuel supply area to other works must comply with the provisions of TCVN 4530:2011;

b)The fuel supply, maintenance and repair and car wash area must be arranged separately with the way in and out conveniently and not affect the common traffic inthe roadside station area.

2.3.9. Regulation onwater supply and drainage system.

a) The water supply and drainage system must ensure stable operation and be able to supply sufficient water for the use of the roadside station.

b)In case theroadside station operateswater resources to useby itself:thewater qualityfor food servicemust meet the quality criteria specified in QCVN 01: 2009/BYT andwater Qualityfor domesticservice must meet the quality criteria specified in QCVN 02: 2009/BYT;

c)The water drainage system of theroadside stationincludessewagedrainagesystem andrainwater drainage system and connectsto the localwaterdrainage system;

d) The water drainage system must ensurenostagnant water to interrupt the operation of theroadside station.

2.4. Regulation on fire prevention and environmental hygiene

a) The roadside station must have the concentrated system of wastewater collection and treatment as prescribed and rain water drainage system;

b)There are adequate equipment, facilities and labor forceto collectwastematerials andclean the environmentunderitsscope ofmanagement;

c) There are enough litter bins at all areas to ensure environmental hygiene.

d)For theroadside stationwith maintenance and repairworkshop, theremustbesystem for collection, storageandtreatment of hazardous waste (including: batteries, oil, tires, electronic components) specified in CircularNo.12/2011/TT-BTNMTof April14,2011 regulating thehazardous waste management.Having measures to minimize dust emissions, noise, light, and heatingrestrictions affectingthe surrounding environmentas specifiedin QCXDVN 05: 2008/BXD;

e)The roadside stationmustbe built and installed withfire fighting equipment in accordance with the provisions ofQCVN 06:2010 / BXD and TCVN 2622:1995;

f)PostingRegulation on hygienemaintenancein the roadside stationarea.

III. REGULATION ON MANAGEMENT

3.1. Management content

3.1.1. Regulation on type of management and operating unit of roadside station

The unit directly managing and operating roadside station must be enterprise or cooperative.

3.1.2. Announcement competence to put roadside station into operation.

a) The Directorate for Roads of Vietnam shall announce toputroadside station into operation.

b)Serviceof Transportofthecentrally affiliatedprovinces and citiesshallannounceto put roadside stations on all routes (excluding roadside stations on national highway)under local managementinto operation.

3.1.3. Procedure for announcement toroadside station into operation.

3.1.3.1.Procedure for 1stannouncement

Including 02 steps:

a) Step 1: Before construction

-For theroadside stationson thenational highways: To ensure compliance with the approved plan, the investmentandconstruction unit ofroadside station shallsend a written requestforapproval ofbuilding location to theDirectorate for Roads of Vietnam. Within 05 working days from the date of receipt of a written requestforapproval ofbuilding location, theDirectorate for Roads of Vietnam shall have written approval. In case of refusal, there must be a replyin writing stating the reasons.

-For theroadside stationson local routes, theapproval ofbuilding location is done by allowing the constructioninvestmentof the localcompetentauthorities.

- As for roadside stations as works items in the highway construction project approved by the competent authorities, it is not required to carry out this step.

Note:

1)The written approvalfortheroadside stationbuilding location onlydetermines the expectedlocation forstation construction is in accordance with the approved plan and doesnot replacethe written approvalfor theconnection of the way in and out of the roadside station with traffic roads.

2)For theroadside stations that arebuilt before thetime thecompetent authoritiesannouncethe roadside stationsystem planning shall still be considered forannouncement of conformity with theprocedures specified in step 2, if approvedinwriting by the localServiceof Transport where theroadside stations are located.

b) Step 2: After completion of construction.

The business and operating units of roadside station shall submit dossier to request the announcementto put the roadside station into operation to the competent authorities.

*)The dossier includes:

-Written announcement proposal to put the roadside station into operation (under the form prescribed in Annex 2)

-Written approvalforconnection of way in and out of roadside stationwith thetraffic roadof thecompetent authorities.

-General site plan and technical design of the roadside station.

- Decision onpermission for construction investment of thecompetent authorities.

- Record of construction acceptance.

-A comparison of the technical provisions of this Regulation with the worksof theroadside stations(underthe form prescribed in Annex3).

- Business registration certificate of the business and operating unit of theroadside station.

- Regulation on management and operation issued by the roadside station.

*)Handling process of announcement request dossier.

-Within 10 working daysfrom thereceipt ofcomplete dossieras prescribed,thecompetentauthorities shallinspect and record the inspection.In caseafter inspection, iftheroadside stationdoes not meet the technical Regulationfortheroadside station,whichthe operatingunithasproposed, the criteriawhichdo not meet the requirements, must be specified in the inspectionrecord andimmediatelynotified totheoperatingunitoftheroadside station.

-After inspection, if theroadside station complieswith the technical provisions of thetype of roadside station, whichthe operatingunithasproposed, within 05 working days from the end day of the inspection, the competent authorities shall issue decision on announcement to put the roadside station into operation (under form prescribed in Annex 4). This decision shall be valid within 03 years from the signing date.

3.1.3.2. Procedure for re-announcement

Beforethebusiness and operation time limit expires60 days (according to the terms stipulated in the decisiononannouncementtoputtheroadside station intooperation),thebusinessand operatingunits of roadside station shall submit dossier topropose furtherannouncementtoput the roadside station into operationto the competent authority.

a) Dossier requesting re-announcement includes:

- Written proposal for further announcement to put the roadside station into operation (under the form prescribed in Annex 5)

- General site plan and technical design of construction works, renovation of roadside station.

- Decision to allow the construction investment and renovation of the competent authority(if there is any change compared with previous announcement).

-Record of acceptance ofconstructionworksand renovation(if there is any change compared with previous announcement).

- A comparison of the technical provisions of this Regulation with the works of the roadside station (if there is any change compared with previous announcement).

- Report on operation result (under form prescribed in Annex 6).

b)The processto handledossiersrequesting re-announcementis implementedthe sameastheprocessto handledossierto propose dossiersfirstannounced.

3.1.4.Regulation on inspection, monitoring operation of roadside station

a)The Serviceof Transport and thecentrally-affiliatedprovinces and citiesshallguide and require theoperatingunitsofroadside station in the local area to make periodic reportonoperation result, situation of security and order, maintenance and investment, improvement of material facilities, the implementation of the provisions of regulationon roadside stationand other necessary contents;

b)The Serviceof Transport and thecentrally-affiliatedprovinces and citiesshallset up hotlines and announce contactande-mail address of staff or complaint and denunciationreceiving divisionof the people on the operation of theroadside station.Theroadside stationmust clearlylisthotline phone number, contactande-mail address provided by theServiceof Transportat theinformationsupply areaofroadside station;

c)The competentState management agencies, theroad inspectionforcesshall organize periodic and irregularinspection oftheroadside station, detect and promptly handle violations to ensure the roadside stations always maintain and comply with provisions of Regulationon roadside station and other relevant laws

d)Depending on the seriousness of the violation of the provisions of Regulationon roadside station,theagency announcing to putthe roadside station into operationhasthe right toremind  andrequire correctionor revoke the decisiononannouncementtoputtheroadside stationinto operation for the violation of the operating unit of theroadside station;

e)The competent authorities announcingtoputtheroadside station into operation shallperiodically inspect and assess the operation and compliance of Regulation of the operating unit of the roadside station for every3 years. Based on theinspectionresults, the authoritiesshallrevoke the decisiononannouncementtoputtheroadside station into operationor further announce toputtheroadside station into operation.

3.2. Responsibilities of state management

3.2.1. Responsibilities of the Ministry of Transport

a)Approval of theroadside stationsystem planning onnational highways;

b)Inspectionand examinationthe observance of the Regulation on management, operation and business of roadside station

3.2.2. Responsibilities of Directorate for Roads of Vietnam

a) Assuming the prime responsibility and coordinatingwith localities to develop the roadside stationsystem planning onnational highways for submissionto the Ministry of Transport for approval;

b)Performingspecialized state management functions for the operation of theroadside stationsin the country;

c)The decisiononannouncement to put roadsidestations into operation on thenational highways.The written announcement shall besimultaneously sent to the localServiceof Transportformanagement coordination;

d) Making statisticsandsynthesisof data, Regulation andguidance for the way of codingfor the systemofroadside stationin the country;

e)Organizing periodic and irregularinspection andexamination and handlingviolations of theoperatingunits of roadside stationin the country.

3.2.3.Responsibilities of People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities

a) Approvingroadside station planning system on road routes (excluding roadside stations on national highways) under local management.

b)Identifying and managing land reserve for the roadside station construction projects in accordance with the approved plans.

3.2.4. Responsibilities of Service of Transport of centrally-affiliated provinces and cities

a)Developing roadside station planning system on road routes (excludingroadside stationsonnational highways) underthelocal management;

b)Decisiononannouncement to putroadsidestations into operation on the routes(excludingroadsidestations onnational highways) under local management.The written announcement shall besimultaneously sent to theDirectorate for Roads of Vietnam formanagementcoordination;

c)Performingspecialized state management functions for the operation of theroadside stationsin thelocal area;

d) Organizing periodic and irregular inspection and examination for operating units of roadside stations in the local area.

3.3.Responsibilities of investors, operating units and users of roadside station

3.3.1. Responsibilities of investors

a)Investing in construction of roadside stations in accordance with roadside station system planning approved and in conformity with the provisions of this Regulation.

b) Investing in construction of roadside stations must ensure the compliance with the management order of construction investment and other relevant Regulation of the law; ensure the progress, works quality and environmental protection.

3.3.2. Responsibilities of operating units of roadside stations

a) Ensuring security and order, social safety, preventing fire and explosion at roadside station.

b) Ensuring food safety and hygiene, environmental sanitation at the roadside station;

c)Providingfree services at all times for people wishing to use as prescribedatpoint 2.2.1 of this Regulation;

d)Regularlymaintaining,repairing and supplementingequipment, facilities;publicizing and propagating law andimprove professional skills for employees to maintain andraiseservice qualityof roadside stations;strictlyimplementingtheState Regulation on roadside stations;

e)Listing price of products, business services at theroadside stations as prescribed, listing rules of roadside stations;

e) Being under management, inspection and examination of the competent State authorities;

g)Making monthly, quarterly and annual reports on thesituation ofactivitiestothelocal Service ofTransport.Making report onsituation ofactivities at theirregularrequest of theDirectorate for Roads of Vietnam and local Service ofTransport.

3.3.3. Responsibilities of the users of roadside stations

a) Maintaining security and order, environmental hygiene, preventing fighting and explosion in the roadside station area.

b) Complying with the rules, Regulation and guidelines of the employees at the roadside station.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

4.1. TheDirectorate for Roads of Vietnam shall assume the prime responsibility and coordinate with Department of Science and Technology –Ministry of Transport and relevant agencies to make guidance for implementation of this Regulation.

4.2. During the process of application of this Regulation, if there is any problem arising, the Directorate for Roads of Vietnam shall summarize and make proposal to the Ministry of Transport for amendment and supplementation.

4.3.Where the standards, Regulation, legal documents cited in thisRegulation havechanged, supplemented or replaced,the new text shall apply.

4.4. The roadside stations which have been announced before the effective date of this Regulation must complete procedures to be re-announced before December 31, 2013.

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 48/2012/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất