Thông tư 37/2016/TT-BGTVT tiêu chuẩn chuyên môn thuyền viên

thuộc tính Thông tư 37/2016/TT-BGTVT

Thông tư 37/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:37/2016/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành:25/11/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Điều kiện cấp GCN khả năng chuyên môn thuyền trưởng

Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền trưởng, thuyền viên tàu biển. Cụ thể, thuyền trưởng từ 3.000GT trở lên phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định; có tiếng Anh hàng hải trình độ 3; có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3.000GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500GT đến dưới 3.000GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3.000GT trở lên tối thiểu 12 tháng…
Với máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3.000kW trở lên, phải có tiếng Anh hàng hải trình độ 3; tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ Giao thông Vận tải quy định; đạt kết quả kỳ thi máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 3.000kW trở lên; có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3.000kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750kW đến dưới 3.000kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3.000kW trở lên tối thiểu 12 tháng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017.

Từ ngày 15/04/2020, Thông tư này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 03/2020/TT-BGTVT.

Xem chi tiết Thông tư37/2016/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

Số: 37/2016/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010 (Công ước STCW) mà Việt Nam là thành viên;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với tàu công vụ trong những trường hợp có quy định cụ thể tại Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công ước STCW là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010.
2. Bộ luật STCW là Bộ luật kèm theo Công ước về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978 và các sửa đổi.
3. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở tàu.
4. Sỹ quan là một thành viên trong thuyền bộ nhưng không phải thuyền trưởng, có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển.
5. Đại phó là sỹ quan boong kế cận thuyền trưởng và là người chỉ huy tàu trong trường hợp thuyền trưởng không còn đủ khả năng chỉ huy tàu.
6. Sỹ quan boong là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II của Công ước STCW.
7. Thủy thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
8. Thủy thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc II/4, Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
9. Máy trưởng là sỹ quan máy cao cấp chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện và cơ khí của tàu.
10. Máy hai là sỹ quan máy kế cận máy trưởng, chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu và vận hành, bảo dưỡng các thiết bị điện, cơ khí của tàu trong trường hợp máy trưởng không còn đủ khả năng đảm nhiệm.
11. Sỹ quan máy là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/1, Quy tắc III/2 và Quy tắc III/3 của Công ước STCW.
12. Thợ máy trực ca Oiler là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
13. Thợ máy trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/4, Quy tắc III/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
14. Sỹ quan kỹ thuật điện là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/6 của Công ước STCW.
15. Thợ kỹ thuật điện là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Quy tắc III/7 của Công ước STCW.
16. Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS là sỹ quan có trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của các điều khoản của Chương IV của Công ước STCW.
17. Sỹ quan an ninh tàu biển là người làm việc trên tàu chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng, được công ty bổ nhiệm chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho tàu bao gồm cả việc thực hiện và duy trì kế hoạch an ninh tàu và liên lạc với sỹ quan an ninh của công ty và sỹ quan an ninh cảng.
18. Nhiệm vụ an ninh bao gồm tất cả công việc liên quan đến an ninh trên tàu được quy định tại Chương XI-2 của Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng trên biển năm 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi) và Bộ luật quốc tế về An ninh tàu biển và bến cảng (ISPS).
19. Tàu dầu là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và sử dụng để chuyên chở xô dầu thô và các sản phẩm dầu.
20. Tàu hóa chất là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô các sản phẩm ở dạng lỏng được liệt kê tại Chương 17 của Bộ luật quốc tế về chở xô hóa chất (IBC Code).
21. Tàu khí hóa lỏng là tàu biển được chế tạo hoặc hoán cải và được sử dụng để chở xô chất khí hóa lỏng được quy định tại Chương 19 của Bộ luật quốc tế về chở xô khí hóa lỏng (IGC Code).
22. Tàu khách là tàu biển được quy định tại Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi).
23. Tàu khách Ro-Ro là tàu khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt được quy định trong Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 sửa đổi (SOLAS 74 sửa đổi).
24. Hành trình gần bờ là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 500GT trong giới hạn bởi đất liền với các đường thẳng nối các điểm có tọa độ: 12°00’N, 100°00’E; 23°00’N, 100°00’E; 23°00’N, 114°20’E; 12°00’N, 114°00’E; 12°00’N, 116°00’E; 07°00’N, 116°00’E và 07°00’N, 102°30’E. Ngoài ra, hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ.
25. Sổ ghi nhận huấn luyện là sổ cấp cho thuyền viên có trình độ đại học thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên hoặc cấp cho học viên thực tập sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên, thực tập sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; thuyền viên có trình độ cao đẳng trở lên thực tập sỹ quan kỹ thuật điện theo yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW.
26. Thời gian thực tập là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo chương trình huấn luyện phù hợp với quy định Công ước STCW.
27. Thời gian tập sự là thời gian thực tập chức danh trên hạng tàu tương ứng với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn dưới sự giám sát của một sỹ quan.
28. Thời gian đảm nhiệm chức danh là thời gian làm việc theo chức danh phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp.
29. Thời gian đi biển là thời gian thuyền viên, học viên làm việc, thực tập trên tàu biển.
30. Tháng là tháng theo dương lịch hoặc 30 ngày, cấu thành từ những khoảng thời gian nhỏ hơn một tháng.
31. Chức năng là một nhóm công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định tại Bộ luật STCW, cần thiết cho việc vận hành tàu, an toàn sinh mạng trên biển hoặc bảo vệ môi trường biển.
32. Công ty là chủ tàu hoặc bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào khác như người quản lý hoặc người thuê tàu trần mà họ nhận trách nhiệm đối với việc vận hành tàu từ chủ tàu và những người đồng ý đảm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, trách nhiệm như vậy cho công ty theo các quy định đó.
33. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.
34. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ (sau đây viết tắt là GCNHLNV) là chứng chỉ được cấp cho thuyền viên theo quy định của Công ước STCW.
35. Giấy công nhận GCNKNCM là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài đã có GCNKNCM được cấp theo quy định của Công ước STCW để làm việc trên tàu biển Việt Nam.
36. Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận là văn bản do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên đã được cơ sở huấn luyện cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện theo quy định tại Quy tắc IV/2, Quy tắc V/1-1, Quy tắc V/1-2 của Công ước STCW.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-II/2, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau:
1. Hàng hải theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 5. Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ và thuyền trưởng tàu dưới 50 GT phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức quản lý.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
Sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/1, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-II/3, A-IV/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Hàng hải theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức vận hành.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
4. Thông tin liên lạc theo mức vận hành.
Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 và Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại các Mục A-III/1, A-III/2 và A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn của máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
Máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW và máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức quản lý.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức quản lý.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức quản lý.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức quản lý.
Điều 11. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/1 và Mục A-VIII/2 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 12. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
Sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật máy tàu biển theo mức vận hành.
2. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức vận hành.
3. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
4. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 13. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 và Mục A- III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Điều 14. Tiêu chuẩn chuyên môn của sỹ quan kỹ thuật điện
Sỹ quan kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/6 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức vận hành.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức vận hành.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức vận hành.
Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ kỹ thuật điện
Thợ kỹ thuật điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/7 của Bộ luật STCW quy định về các chức năng sau đây:
1. Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển theo mức trợ giúp.
2. Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
3. Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Chương III
CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN
MỤC 1. CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
Điều 16. Phân loại chứng chỉ chuyên môn
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu biển Việt Nam bao gồm các loại sau đây:
1. GCNKNCM.
2. GCNHLNV:
a) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (sau đây viết tắt là GCNHLNVCB);
b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (sau đây viết tắt là GCNHLNVĐB);
c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNHLNVCM).
3. Mẫu chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
Điều 17. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để đảm nhiệm các chức danh theo quy định của Thông tư này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNKNCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNKNCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 18. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
1. GCNHLNVCB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về kỹ thuật cứu sinh, phòng cháy, chữa cháy, sơ cứu y tế cơ bản, an toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội, nhận thức an ninh tàu biển phù hợp với quy định của Công ước STCW.
2. GCNHLNVCB có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 19. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. GCNHLNVĐB do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Cơ bản tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
b) Nâng cao tàu dầu, tàu hóa chất, tàu khí hóa lỏng;
c) Quản lý đám đông đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
d) Huấn luyện an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
đ) Huấn luyện an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro;
e) Quản lý khủng hoảng và phản ứng của con người trên tàu khách, và tàu khách Ro-Ro.
2. GCNHLNVĐB có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVĐB tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều 20. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
1. GCNHLNVCM do cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp cho thuyền viên đã hoàn thành một trong những chương trình huấn luyện nghiệp vụ, phù hợp với quy định của Công ước STCW như sau:
a) Quan sát và đồ giải Radar;
b) Thiết bị đồ giải rada tự động (ARPA);
c) Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS): hạng tổng quát (GOC), hạng hạn chế (ROC);
d) Chữa cháy nâng cao;
đ) Sơ cứu y tế;
e) Chăm sóc y tế;
g) Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn;
h) Xuồng cứu nạn cao tốc;
i) Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể;
k) Sỹ quan an ninh tàu biển;
l) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng lái;
m) Quản lý đội ngũ/nguồn lực buồng máy;
n) Tiếng Anh hàng hải;
o) Hải đồ điện tử;
p) Quản lý an toàn tàu biển;
q) Bếp trưởng, cấp dưỡng.
2. GCNHLNVCM có giá trị sử dụng là 05 năm, kể từ ngày cấp, trường hợp tuổi lao động của thuyền viên không còn đủ 05 năm thì thời hạn sử dụng của GCNHLNVCM tương ứng với tuổi lao động còn lại của thuyền viên theo quy định của pháp luật về lao động.
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN
Điều 21. Điều kiện chung
1. Có đủ độ tuổi lao động và tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.
2. Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển hoặc kỹ thuật điện tàu biển tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Các trường hợp sau đây phải bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này ở các trường khác;
b) Tốt nghiệp chuyên ngành cùng nhóm ngành quy định tại khoản 2 Điều này tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải;
c) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển phương tiện thủy nội địa, máy phương tiện thủy nội địa hoặc kỹ thuật điện phương tiện thủy nội địa tại các trường đào tạo chuyên ngành đường thủy nội địa.
4. Có đủ điều kiện về chuyên môn và thời gian đảm nhiệm chức danh tương ứng với từng chức danh quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 của Thông tư này.
Điều 22. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 3000 GT trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 3000 GT trở lên tối thiểu 12 tháng.
Điều 23. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến dưới 3000 GT tối thiểu 12 tháng.
Điều 24. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 25. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với đại phó: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với thuyền trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 24 tháng.
Điều 26. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng tàu dưới 50 GT
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành điều khiển tàu biển và đạt kết quả thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 27. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-II/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 500 GT trở lên, trong đó có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca;
b) Trường hợp đã làm sỹ quan boong trên tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu từ 500 GT trở lên.
Điều 28. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ
Sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT không hành trình gần bờ phải có GCNKNCM của sỹ quan boong tàu từ 500 GT trở lên theo quy định tại Điều 27 của Thông tư này.
Điều 29. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan boong tàu từ 50 GT đến dưới 500 GT.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 50 GT trở lên.
Điều 30. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ đại học; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 3;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 3000 kW trở lên tối thiểu 12 tháng.
Điều 31. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
d) Đạt kết quả kỳ thi máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW.
2. Điều kiện đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 12 tháng và đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW đến dưới 3000 kW tối thiểu 12 tháng.
Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng, máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Đối với máy hai: có thời gian đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng;
b) Đối với máy trưởng: có thời gian đảm nhiệm chức danh máy hai tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 24 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW tối thiểu 36 tháng.
Điều 33. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng tàu có tổng công suất máy chính dưới 75 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp trung học cơ sở;
b) Hoàn thành chương trình huấn luyện ngắn hạn chuyên ngành khai thác máy tàu biển và đạt kết quả thi do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp đã tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp nghề thì chỉ cần đạt kết quả thi.
2. Điều kiện thời gian đi biển: có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng.
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tốt nghiệp chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kw trở lên.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh:
a) Có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Mục A-III/1 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên trong đó phải có ít nhất 06 tháng đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca;
b) Trường hợp đã đảm nhiệm chức danh sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW thì phải có ít nhất 06 tháng đi biển trên tàu có tổng công suất máy chính từ 750 kW trở lên.
Điều 35. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên.
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 1 trở lên;
c) Đạt kết quả kỳ thi sỹ quan máy tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW đến dưới 750 kW.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng trên tàu có tổng công suất máy chính từ 75 kW trở lên.
Điều 36. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thủy thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.
2. Thủy thủ trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.
Điều 37. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca Oiler
1. Thợ máy:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên khai thác máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 12 tháng.
Điều 38. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan kỹ thuật điện
1. Điều kiện chuyên môn:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ cao đẳng trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có tiếng Anh hàng hải trình độ 2 trở lên;
c) Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và đạt kết quả kỳ thi sỹ quan kỹ thuật điện tàu biển.
2. Điều kiện thời gian đảm nhiệm chức danh: có thời gian thực tập được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện" tối thiểu 12 tháng theo chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu tại Bảng A-III/6 của Bộ luật STCW hoặc có thời gian đi biển tối thiểu 36 tháng.
Điều 39. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ kỹ thuật điện
1. Tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ trung cấp trở lên. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật điện tàu biển trình độ sơ cấp thì phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
2. Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
3. Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ kỹ thuật điện 03 tháng.
MỤC 3. TỔ CHỨC THI SỸ QUAN
Điều 40. Hội đồng thi sỹ quan
1. Hội đồng thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập, gồm từ 05 đến 07 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thi là lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam; các ủy viên là đại diện của một số phòng chức năng có liên quan của Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng cơ sở đào tạo, huấn luyện.
2. Hội đồng thi có nhiệm vụ:
a) Tham mưu để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định: danh sách thí sinh; thành lập Ban Giám khảo kỳ thi sỹ quan (sau đây viết tắt là Ban Giám khảo) để tổ chức coi thi và chấm thi; lựa chọn đề thi cho từng hạng chức danh; công nhận kết quả kỳ thi;
b) Tổ chức, kiểm tra, giám sát điều hành các kỳ thi;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả kỳ thi;
d) Xử lý các vi phạm quy chế thi.
Điều 41. Ban Giám khảo
1. Ban Giám khảo do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thi.
2. Số lượng thành viên Ban Giám khảo tùy thuộc vào số lượng thí sinh dự thi nhưng tối thiểu phải có 03 thành viên, trong đó ít nhất 1/3 số lượng thành viên giám khảo không tham gia trực tiếp giảng dạy. Thành viên Ban Giám khảo là thuyền trưởng, máy trưởng, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, lĩnh vực quản lý, nhà giáo có nghiệp vụ sư phạm, năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ và khả năng chuyên môn theo yêu cầu của mỗi khóa thi.
3. Nhiệm vụ của Ban Giám khảo:
a) Hỏi thi, chấm thi nghiêm túc, công minh, chính xác, đánh, giá đúng trình độ của thí sinh;
b) Phát hiện sai sót trong đề thi, đề nghị Hội đồng thi điều chỉnh kịp thời;
c) Phát hiện, kiến nghị Chủ tịch Hội đồng thi kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực trong kỳ thi.
MỤC 4. ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN
Điều 42. Huấn luyện viên chính
1. Huấn luyện viên chính là những người được đào tạo về nghiệp vụ huấn luyện theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính.
2. Huấn luyện viên chính phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và chứng chỉ huấn luyện phù hợp với khóa học tương ứng; trường hợp trong khóa học có sử dụng mô phỏng thì phải có chứng chỉ phù hợp với chương trình mô phỏng mà mình giảng dạy.
3. Huấn luyện viên chính hoặc người có Chứng chỉ huấn luyện viên do nước ngoài cấp phù hợp với Công ước STCW 1978 sửa đổi 2010 mới được cử làm nhiệm vụ huấn luyện cho các khóa học tương ứng; huấn luyện thuyền viên, ghi sổ huấn luyện thực tập trên tàu biển.
Điều 43. Huấn luyện nghiệp vụ cơ bản
1. Học viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hàng hải thì được cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản.
2. Trường hợp thuyền viên chưa qua huấn luyện nghiệp vụ cơ bản thì phải hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ cơ bản theo quy định và được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp giấy chứng nhận.
Điều 44. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt
1. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách và tàu khách Ro-Ro.
2. Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng bao gồm huấn luyện nghiệp vụ cơ bản và huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
3 . Huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt đối với thuyền viên làm việc trên tàu khách và tàu khách Ro-Ro bao gồm huấn luyện nghiệp vụ an toàn cho nhân viên phục vụ trực tiếp trên khoang hành khách; huấn luyện nghiệp vụ an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu; quản lý đám đông và quản lý khủng hoảng.
4. Đối với tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ làm quen được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ làm quen.
5. Đối với tàu dầu, tàu hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nâng cao được cấp cho thuyền trưởng, máy trưởng, đại phó, máy hai, sỹ quan và các thuyền viên khác chịu trách nhiệm về xếp dỡ và chăm sóc hàng hóa đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ nâng cao.
6. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, GCNHLNVĐB được cấp cho cá nhân hoàn thành một hoặc tất cả những nội dung huấn luyện sau đây:
a) Thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan và thuyền viên khác được giao nhiệm vụ giúp đỡ hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý đám đông;
b) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về việc lên xuống tàu của hành khách, bốc dỡ, chằng buộc hàng hóa, đóng mở cửa bên mạn, phía mũi, sau lái tàu đã hoàn thành, chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn hành khách, an toàn hàng hóa và tính nguyên vẹn của vỏ tàu;
c) Thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai và thuyền viên khác chịu trách nhiệm về an toàn của hành khách trong tình huống khẩn cấp đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về quản lý khủng hoảng, ứng xử trong tình huống khẩn cấp;
d) Thuyền viên trực tiếp phục vụ hành khách trong khu vực hành khách đã hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ về an toàn.
Điều 45. Huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn
1. Quan sát và đồ giải Radar: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quan sát và đồ giải Radar được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về quan sát và đồ giải Radar.
2. ARPA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về ARPA được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về ARPA.
3. GMDSS:
a) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A2, A3, A4 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hệ GMDSS hạng tổng quát;
b) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong làm việc trên tàu có trang bị GMDSS hoạt động trong vùng A1 đã hoàn thành khóa huấn luyện khai thác viên hệ GMDSS hạng hạn chế.
4. Hải đồ điện tử (ECDIS): Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về Hải đồ điện tử được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về hải đồ điện tử.
5. Quản lý nguồn lực buồng lái: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng lái được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý nguồn lực buồng lái.
6. Quản lý nguồn lực buồng máy: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý nguồn lực buồng máy được cấp cho máy trưởng, máy hai và sỹ quan máy đã hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý nguồn lực buồng máy.
7. Nhận thức an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về nhận thức an ninh tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện nhận thức an ninh tàu biển.
8. Thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện đối với thuyền viên có nhiệm vụ an ninh tàu biển cụ thể.
9. Sỹ quan an ninh tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sỹ quan an ninh tàu biển được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong đã hoàn thành khóa huấn luyện về sỹ quan an ninh tàu biển.
10. Chữa cháy nâng cao: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chữa cháy nâng cao được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chữa cháy nâng cao.
11. Sơ cứu y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về sơ cứu y tế được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về sơ cứu y tế.
12. Chăm sóc y tế: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về chăm sóc y tế được cấp cho thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế trên tàu đã hoàn thành chương trình huấn luyện về chăm sóc y tế.
13. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ, thợ máy đã hoàn thành chương trình huấn luyện về bè cứu sinh, xuồng cứu nạn.
14. Xuồng cứu nạn cao tốc: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc được cấp cho sỹ quan boong, sỹ quan máy, thủy thủ trưởng, thợ máy làm việc trên tàu có trang bị xuồng cứu nạn cao tốc đã hoàn thành chương trình huấn luyện về xuồng cứu nạn cao tốc.
Thuyền viên muốn được huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về xuồng cứu nạn cao tốc phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bè cứu sinh và xuồng cứu nạn.
15. Quản lý an toàn tàu biển: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về quản lý an toàn tàu biển được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện về quản lý an toàn tàu biển.
16. Tiếng Anh hàng hải: Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải được cấp cho thuyền viên đã hoàn thành, khóa huấn luyện về tiếng Anh hàng hải.
17. Bếp trưởng và cấp dưỡng: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về bếp trưởng, cấp dưỡng được cấp cho thuyền viên hoàn thành khóa huấn luyện về bếp trưởng, cấp dưỡng.
Điều 46. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên theo quy định của Chính phủ.
Điều 47. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên
1. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên hàng hải bao gồm:
a) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn để cấp GCNHLNV;
b) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để cấp GCNKNCM.
2. Căn cứ quy định tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tại Chương II, Chương III của Thông tư này và Chương trình mẫu của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO Model Course), các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng Chương trình đào tạo, huấn luyện trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
3. Căn cứ chương trình đào tạo, huấn luyện đã được ban hành, các cơ sở đào tạo, huấn luyện xây dựng, phê duyệt chương trình chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy.
MỤC 5. CẤP, CẤP LẠI, CÔNG NHẬN, XÁC NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
Điều 48. Cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. Đối tượng cấp là thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận GCNKNCM trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) Bản sao GCNKNCM;
c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
3. Cục Hàng hải Việt Nam nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy công nhận GCNKNCM theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp Giấy công nhận GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 49. Cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện
1. Đối tượng cấp là thuyền viên đảm nhiệm chức danh thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
đ) Giấy xác nhận thời gian tập sự trực ca (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục số XV của Thông tư này.
e) Đối với trường hợp đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ AB; thợ máy AB khi đã có GCNKNCM thủy thủ OS, thợ máy Oiler nộp: các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, c, d khoản này và Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu Sổ thuyền viên.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định:
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hảng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp GCNKNCM thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 50. Cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận
1. Thuyền viên Việt Nam đã được cơ sở đào tạo, huấn luyện cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tổng quát (GOC), Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng hạn chế (ROC) và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng được Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hảng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục V hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu tại Phụ lục VI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Giấy chứng nhận GOC, ROC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng;
c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định;
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận GOC, ROC, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ trên tàu chở dầu, tàu hóa chất hoặc khí ga hóa lỏng thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 51. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
1. Đối tượng cấp là các huấn luyện viên, thuyền viên đáp ứng điều kiện theo được quy định của Thông tư này và Công ước STCW.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính của huấn luyện viên theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư này hoặc văn bản đề nghị của trường, cơ sở huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu xác nhận hoàn thành khóa huấn luyện hoặc quyết định tốt nghiệp khóa huấn luyện dành cho huấn luyện viên chính;
c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định.
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 52. Cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính
1. Đối tượng cấp là thuyền viên có GCNKNCM, Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận, Giấy công nhận GCNKNCM, Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính bị mất, hỏng, sai thông tin hoặc hết thời hạn sử dụng thì được cấp lại. Đối với GCNKNCM hết thời hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện thuyền viên đã đảm nhiệm chức danh phù hợp với GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm tính từ ngày đề nghị cấp lại; trường hợp không đảm bảo đủ thời gian này thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại.
2. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại GCN trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản chính giấy chứng nhận, giấy xác nhận, giấy công nhận đối với các trường hợp hết hạn, sai thông tin hoặc bị hư hỏng (trường hợp thuyền viên đi công tác xa không thể nộp bản chính GCNKNCM hết hạn sử dụng, phải nộp trong vòng 07 ngày kể từ ngày thuyền viên trở về Việt Nam);
b) Giấy tờ có giá trị pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đối với trường hợp sai thông tin;
c) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
d) Bản sao có chứng thực hoặc bản chính Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế (trường hợp cấp lại GCNKNCM);
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản chính sổ thuyền viên (trường hợp cấp lại GCNKNCM).
3. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định, vào sổ và hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định
a) Trường hợp nộp trực tiếp, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam thông báo bằng văn bản chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phí và lệ phí: phí, lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 53. Thủ tục mở khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng
1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ của mỗi học viên tham dự khóa đào tạo khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; dự thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo, huấn luyện. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải, Giấy chứng nhận đào tạo nâng cao (nếu có);
c) Bản sao Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ tiếng Anh hàng hải;
d) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản khai thời gian đi biển (không cần xác nhận của tổ chức quản lý thuyền viên) theo mẫu quy định tại Phụ lục XII của Thông tư này;
e) Bản sao có chứng thực Sổ thuyền viên;
g) 02 ảnh màu, cỡ 3 cm x 4 cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất.
2. Cơ sở đào tạo, huấn luyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở đào tạo, huấn luyện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, huấn luyện về việc xét duyệt danh sách học viên tham dự khóa đào tạo nâng cao, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan; thuyền trưởng, máy trưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII của Thông tư này;
b) 01 bộ hồ sơ của học viên (gửi kèm).
4. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, duyệt hồ sơ và ra quyết định công nhận danh sách người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp không đủ điều kiện phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Căn cứ báo cáo kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng của Hội đồng thi sỹ quan, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp GCNKNCM.
Điều 54. Thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên
Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên bị thu hồi trong trường hợp thuyền viên giả mạo giấy tờ hồ sơ hoặc tẩy xóa, giả mạo, mua bán, cho thuê, cho mượn chứng chỉ chuyên môn. Cấp có thẩm quyền cấp, cấp lại chứng chỉ chuyên môn thì có trách nhiệm thu hồi.
Chương IV
ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN
Điều 55. Khung định biên an toàn tối thiểu
1. Quy định chung đối với tàu biển Việt Nam
a) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận boong theo tổng dung tích (GT):

Chức danh

Dưới 50 GT

Từ 50 GT đến dưới 500 GT

Từ 500 GT đến dưới 3000 GT

Từ 3000 GT trở lên

Thuyền trưởng

01

01

01

01

Đại phó

 

01

01

01

Sỹ quan boong

 

 

01

02

Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS (*)

 

 

01

01

Thủy thủ trực ca AB

01

01

02

02

Tổng cộng

02

03

06

07

(*) Trường hợp sỹ quan boong có chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đảm nhiệm nhiệm vụ khai thác thiết bị vô tuyến điện GMDSS trên tàu thì không phải bố trí chức danh Sỹ quan vô tuyến điện GMDSS.
b) Định biên an toàn tối thiểu bộ phận máy theo tổng công suất máy chính (kW):

Chức danh

Dưới 75 kW

Từ 75 kW đến dưới 750 kW

Từ 750 kW đến dưới 3000 kW

Từ 3000 kW trở lên

Máy trưởng

01

01

01

01

Máy hai

 

 

01

01

Sỹ quan máy

 

01

01

01

Thợ máy trực ca AB

 

01

02

03

Tổng cộng

01

03

05

06

2. Đối với tàu có thiết bị điện phức tạp, đa dạng thì chủ tàu có thể bố trí sỹ quan kỹ thuật điện, thợ kỹ thuật điện.
3. Đối với một số trường hợp đặc biệt (tàu biển có tuyến hoạt động ngắn, mức tự động hóa cao...), căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, mức độ tự động hóa và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu của tàu phù hợp với thực tế sử dụng, khai thác tàu.
4. Đối với tàu khách và tàu khách Ro-Ro, căn cứ vào đặc tính kỹ thuật, số lượng hành khách, vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu nhưng phải bố trí thêm ít nhất 01 thuyền viên phụ trách hành khách so với quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Đối với tàu công vụ, căn cứ vào cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu, Cơ quan đăng ký tàu biển quyết định định biên an toàn tối thiểu.
6. Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này.
Điều 56. Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải có GCNKNCM, GCNHLNV phù hợp với chức danh mà thuyền viên đó đảm nhiệm;
b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro thì ngoài GCNKNCM và các GCNHLNV cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có GCNHLNV tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.
3. Nguyên tắc bố trí chức danh trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với việc bố trí chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong, sỹ quan máy làm việc trên tàu lai dắt, tàu công trình, tàu tìm kiếm cứu nạn và các tàu công vụ khác thì Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ cỡ tàu, đặc tính kỹ thuật và vùng hoạt động của tàu hướng dẫn Cơ quan đăng ký tàu biển thực hiện;
b) Trong trường hợp tàu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tàu, người khai thác tàu có thể bố trí đại phó, máy hai thay thế thuyền trưởng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên;
c) Thuyền trưởng tàu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tàu không phải là tàu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tàu khách tối thiểu 24 tháng.
Chương V
THỰC TẬP TRÊN TÀU BIỂN
Điều 57. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên
1. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải xây dựng kế hoạch cho học viên thực tập trên tàu biển theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
2. Các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên nếu không có tàu huấn luyện thì phải liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo, huấn luyện khác hoặc các chủ tàu để có tàu phục vụ huấn luyện.
3. Liên hệ với các chủ tàu để tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển theo yêu cầu của chương trình đào tạo.
Điều 58. Trách nhiệm của chủ tàu đối với việc tiếp nhận học viên thực tập trên tàu biển
1. Cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng, tuyển dụng thuyền viên hằng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải.
2. Tổ chức đặt hàng với cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên để đào tạo, tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
3. Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, huấn luyện; tổ chức hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả thực tập của học viên tại doanh nghiệp; tiếp nhận học viên, giảng viên, huấn luyện viên đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao trình độ thông qua hợp đồng với cơ sở đào tạo, huấn luyện.
4. Tiếp nhận, bố trí nơi ăn, ở, tạo điều kiện cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên thực tập trên tàu biển. Trả tiền lương, tiền công cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên trực tiếp hoặc tham gia làm việc trên tàu trong thời gian đào tạo, thực tập trên tàu theo mức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 59. Trách nhiệm của thuyền trưởng, máy trưởng và sỹ quan hàng hải đối với học viên thực tập trên tàu biển
1. Chủ tàu phân công thuyền trưởng, máy trưởng và sĩ quan hàng hải đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn cho học viên, giảng viên, huấn luyện viên thực tập trên tàu.
2. Thuyền trưởng, máy trưởng và sĩ quan hàng hải có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện, xác nhận, đánh giá các nội dung, kết quả thực tập của học viên thực tập trên tàu biển theo tiến trình thực tập.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng có trách nhiệm xác nhận thời gian xuống, rời tàu của học viên thực tập trên tàu biển trong Sổ thuyền viên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình.
Điều 60. Trách nhiệm của học viên thực tập trên tàu biển
1. Học viên thực tập trên tàu biển phải có Sổ thuyền viên và chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với loại tàu thực tập.
2. Học viên thực tập phải tuân thủ nội quy, quy chế của chủ tàu, thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, máy trưởng, sỹ quan hàng hải, giảng viên và huấn luyện viên.
3. Chế độ và quyền lợi của học viên thực tập trên tàu biển làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 61. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ các Thông tư sau:
a) Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
b) Thông tư số 51/2013/TT-BGTVT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam;
c) Thông tư số 52/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
Điều 62. Tổ chức thực hiện
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 62;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản; Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Nđt).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC I

MẪU CÁC CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

1.1. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

CERTIFICATE OF COMPETENCY

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

 

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

1.2. Mẫu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

Cục Hàng hải Việt Nam chứng nhận: ………………
the Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận: ……………
Date of birth of the holder of /the certificate

Có đủ khả năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tắc: …………..
Has been found duly qualified in accordance with the provisions of regulation

Của Công ước nói trên, đã sửa đổi và có đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến: ………………
Of the Convention, as amended, and has been found competent to perform the following functions at the levels specified, subject to any limitations indicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy chứng nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của chính quyền:

The lawful holder of this certificate may serve in the following capacity or capacities specified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

Giấy chứng nhận số: ……………
Certificate No.

Cấp ngày: ………………………..
issued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu, bản gốc giấy chứng này phải luôn sẵn có theo Quy tắc I/2 khoản 11 của Công ước
The original of this certificate must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

2. Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn

2.1. Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CÔNG NHẬN
GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

CERTIFICATE OF ENDORSEMENT ATTESTING THE RECOGNITION OF THE CERTIFICATE OF COMPETENCY

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

2.2. Mẫu Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

Cục Hàng hải Việt Nam công nhận rằng Giấy chứng nhận số: ……..
The Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

được cấp cho: ……………………………………………………………..
issued to

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận: ……………
Date of birth of the holder of the certificate

bởi hoặc đại diện của Chính phủ: …………………………………..
by or on behalf of the Government of

được công nhận phù hợp với các điều khoản của quy tắc I/I0 của Công ước nói trên, đã sửa đổi, và người cầm giấy hợp pháp này được phép thực hiện các nhiệm vụ sau theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến: …..
is duly recognized in accordance with the provisions of I/I0 of the above Convention, as amended, and the lawful holder is authorized to perform the following function, at the levels specified, subject to any limitation indicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy công nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của chính quyền:

The lawful holder of this endorsement may serve in the following capacity or capacities specified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

Giấy xác nhận số: ……………
Endorsement No.

Cấp ngày: ………………………..
Issued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu bản gốc giấy công nhận này phải luôn sẵn có theo Quy tắc I/2 khoản 11 của Công ước
The original of this endorsement must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

3. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp Giấy chứng nhận

3.1. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY XÁC NHẬN
VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

ENDORSEMENT CERTIFICATE ATTESTING THE ISSUANCE OF THE CERTIFICATE

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

3.2. Mẫu Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam

Cục Hàng hải Việt Nam xác nhận rằng Giấy chứng nhận số: ……..
The Viet Nam Maritime Administration hereby certifies that

được cấp cho: ……………………………………………………………..
issued to

Ngày sinh của người được cấp giấy chứng nhận: ……………
Date of birth of the holder of the certificate

Có đủ khả năng chuyên môn phù hợp với các điều khoản của quy tắc: ………..

Who has been found duly qualified in accordance with the provisions of regulation

Của Công ước nói trên, đã sửa đổi và có đủ khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ sau theo trình độ quy định với những hạn chế đã nêu cho đến: ………………..

Of the Convention, as amended, and has been found competent to perform the following functions at the levels specified, subject to any limitation indicated until

CHỨC NĂNG

FUNCTION

MỨC TRÁCH NHIỆM

LEVEL

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người giữ hợp pháp giấy xác nhận này có thể đảm nhiệm chức danh hoặc các chức danh sau đã được nêu trong các yêu cầu định biên an toàn hiện hành của chính quyền:

The lawful holder of this endorsement may serve in the following capacity or capacities specified in the applicable safe manning requirements of the Administration:

CHỨC DANH

CAPACITY

HẠN CHẾ (NẾU CÓ)

LIMITATION APPLYING (IF ANY)

 

 

 

Giấy xác nhận số: ……………
Endorsement No.

Cấp ngày: ………………………..
Issued on

 

Ảnh

3 cm x 4 cm

……………………………….………
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

……………………………..
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

Ảnh của người được cấp giấy chứng nhận
Photograph of the holder of the certificate

Chữ ký của người được cấp giấy chứng nhận: …………..
Signature of the holder of the certificate

Khi phục vụ trên tàu bản gốc giấy xác nhận này phải luôn sẵn có theo Quy tắc I/2 khoản 11 của Công ước
The original of this endorsement must be kept available in accordance with regulation I/2 paragraph 11 of the Convention while serving on a ship

4. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính

4.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (mặt ngoài):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

CERTIFICATE OF INSTRUCTOR

CẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ TIÊU CHUẨN HUẤN LUYỆN, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TRỰC CA ĐỐI VỚI THUYỀN VIÊN 1978, SỬA ĐỔI 2010

ISSUED UNDER THE PROVISIONS OF THE INTERNATIONAL CONVENTION ON STANDARDS OF TRAINING, CERTIFICATION AND WATCHKEEPING FOR SEAFARERS 1978, AS AMENDED IN 2010

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM

VIET NAM MARITIME ADMINISTRATION

 

4.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính (mặt trong):

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF INSTRUCTOR

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of training, Certification and watchkeeping for seafarers, 1978, as amended in 2010

 

 

Ảnh 3 cm x 4 cm

 

 

 

Chữ ký người được cấp giấy chứng nhận: ……………..

Signature of the holder of the certificate

 

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam
By authorization of the Government of the Socialist Republic of Viet Nam, the Viet Nam Maritime Administration hereby

Chứng nhận: ……………………………………………………..
Certifies that

Ngày sinh: ………………………………………………………….
Date of birth

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện viên chính theo đúng quy định của Quy tắc…………. Công ước nói trên đã sửa đổi
Has completed and successfully passed the exam of the training course in instructor Under the provision of the Reg ……… of the above Convention, as amended

Giấy chứng nhận số ……………..
Certificate No.

Cấp ngày……………………..
Issued on

 

 

………………………………….
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

 

 

……………………………
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

 

 

 

 

5. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản

5.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. của IMO và được tổ chức từ ngày …………………

                                         and held                from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….

to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đề nghị tại văn bản số

This certificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng

No        dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.

(the Director) af the above Maritime University/School/Training center

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN BASIC TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

5.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CƠ BẢN

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN BASIC TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cấp: ……………..
Holder’s Signature

 

 

Trường/Trung tâm
The

chứng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                Nationality

đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên và các
under the provisions of the Regulation       of the above Convention

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
and applicable laws and regulations of Việt Nam

Giấy chứng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến:
valid until

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rector/ The Director

 

 

6. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt

6.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. của IMO và được tổ chức từ ngày …………………

                                         and held                from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….

to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đề nghị tại văn bản số

This certificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng

No        dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.

(the Director) af the above Maritime University/School/Training center

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐẶC BIỆT

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với Thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN SPECIAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

6.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ ĐẶC BIỆT

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với Thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN SPECIAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cấp: ……………..
Holder’s Signature

 

 

Trường/Trung tâm
The

chứng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                 Nationality

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo nội dung quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên
provided by the provisions of the Reg                   of the above

và các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
Convention and other regulations in force in the S.R. Vietnam

Giấy chứng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến: ……………………….
Valid until

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rector/ The Director

 

 

7. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn

7.1. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

GHI CHÚ (REMARKS)

1. Nội dung của khóa huấn luyện này dựa trên Giáo trình chuẩn

The syllabus of this Training course was based on IMO Model Course(s)

……………..….. của IMO và được tổ chức từ ngày …………………

                                         and held                from

đến ngày ………………………………………tại: …………………….
to                                                                    at

……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….

2. Giấy chứng nhận này được cấp theo đề nghị tại văn bản số
This certificate has been issued upon the proposal stated in the document

………. ngày …..tháng ………năm …….……….của Hiệu trưởng
No        dated                                                        of the Rector

(Giám đốc) Trường/Trung tâm huấn luyện nói trên.
(the Director) af the above Maritime University/School/Training center

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Cấp theo quy định của công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN PROFESSIONAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

 

7.2. Mẫu Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN

Cấp theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, Cấp giấy chứng nhận và Trực ca đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 2010

CERTIFICATE OF PROFICIENCY IN PROFESSIONAL TRAINING

Issued under the provisions of the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers 1978, as amended in 2010

 

Ảnh
3 cm x 4 cm

 

 

Chữ ký người được cấp: ……………..
Holder’s Signature

 

 

Trường/Trung tâm
The

chứng nhận ……………………………………
certifies that

Sinh ngày: ………………………..Quốc tịch …………………
Date of birth                                 Nationality

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
has completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

theo quy định của Quy tắc ……………. Công ước nói trên và các
under the provisions of the Reg               of the above Convention

quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam
and applicable laws and regulations of Việt Nam

Giấy chứng nhận số …………….. cấp ngày …………….
Certificate No                                 issued on

Có giá trị đến:
Valid until

 

 

Hiệu trưởng/ Giám đốc
The Rector/ The Director

 

 

8. Mẫu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải

8.1. Mẫu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải (mặt ngoài)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

GIẤY CHỨNG NHẬN
TIẾNG ANH HÀNG HẢI

CERTIFICATE OF MARITIME ENGLISH

 

 

 

 

Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện

 

 

8.2. Mẫu Giấy chứng nhận tiếng Anh hàng hải (mặt trong)

(Kích thước 14 cm x 20 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
TIẾNG ANH HÀNG HẢI

 

CERTIFICATE OF MARITIME ENGLISH

 

 

Ảnh
3 cm x 4 cm

 

 

 

 

Chữ ký người được cấp giấy chứng nhận: ……………..
Signature of the holder of the certificate

 

 

Trường/Trung tâm
The

Chứng nhận ……………………………………
Certifies that

Ngày sinh: ……………………………………….…………………
Date of birth

Đã hoàn thành và thi đạt yêu cầu của khóa huấn luyện về:
Has completed and successfully passed the exam of a training course in:

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Trình độ: …………………………………………………………………
Level

Giấy chứng nhận số ……………………..
Certificate No

Cấp ngày ………………………………….
Issued on

 

 

………………………………….
Chữ ký người được ủy quyền
Signature of duly authorized official

 

 

……………………………
Tên người được ủy quyền
Name of duly authorized official

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CÔNG NHẬN
GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………..

V/v …………………

………….., ngày ….. tháng ….. năm ……………..

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số …………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……. năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, Công ty (tên công ty)……….. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy công nhận Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên có tên sau:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quốc tịch

Chức danh

Số Giấy chứng nhận KNCM

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Cơ sở dữ liệu điện tử hoặc địa chỉ email của cơ quan cấp GCNKNCM

Thời hạn hợp đồng lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………… 2. Ngày sinh: ………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số …………………. ………………….. ngày cấp ………………………………….nơi cấp ……………………………………………………..

4. Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………….

5. Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp số:…………………. ngày cấp ………………………………………, nơi cấp ……………………………………………….

6. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản số: ……………………………………………… ngày cấp …………………………………… nơi cấp …………………………………………………..

7. Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ nhận thức an ninh tàu biển số  ………………………. ngày cấp …………………………………. nơi cấp ……………………………………………………..

8. Giấy chứng nhận học trái ngành (nếu có) số: …………………………………………………….. ngày cấp ……………………………………. nơi cấp …………………………………………………..

9. Giấy chứng nhận học nâng cao (nếu có) số: ………………………………………………………. ngày cấp ……………………………………. nơi cấp …………………………………………………..

10. Thời gian đi biển hoặc tập sự trên tàu biển:

TT

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Tổng dung tích

Tổng công suất máy chính

Chức danh

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …… năm ……. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp GCNKNCM cho tôi.

Tôi xin cam những điều khai trên là đúng sự thật./.

 

……., ngày …... tháng …... năm ……….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Các Mục 8, 9, bắt buộc khai đối với các trường hợp học sơ cấp hoặc trái ngành;

Các mục 5, 6, 7, 8, 9 không bắt buộc khai đối với trường hợp đề nghị cấp GCNKNCM chức danh AB.

PHỤ LỤC IV

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN THỦY THỦ TRỰC CA, THỢ MÁY TRỰC CA, THỢ KỸ THUẬT ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……… năm …………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên Công ty) …………. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn ……………………………… cho những thuyền viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Số CMT, ngày cấp, nơi cấp

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC V

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN
VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB

(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, HLNVĐB

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số: ………………………………………. ngày cấp ………………………….. nơi cấp …………………………………………………………….

4. Địa chỉ thường trú ……………………………………………………………………………………..

5. Giấy chứng nhận:

TT

Giấy chứng nhận GOC, ROC, HLNVĐB

Số GCN

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Nơi cấp

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ………/2016/TT-BGTVT ngày …… tháng …… năm ……. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận việc cấp giấy chứng nhận cho tôi./.

 

……….., ngày…….. tháng…….. năm ………….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày ……. tháng ……… năm …………. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam (tên Công ty) …………. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy xác nhận …………………………… cho những thuyền viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Số CMT, ngày cấp, nơi cấp

Số GCN, GOC, ROC, HLNVĐB

Ngày cấp

Ngày hết hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN CHÍNH

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………

3. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

4. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số ………………………………………. ngày cấp...................................... nơi cấp ……………………………………………………………

5. Địa chỉ thường trú …………………………………………………………………………………….

Tôi đã học và thi đạt yêu cầu khóa huấn luyện viên chính do (tên cơ sở đào tạo) tổ chức từ ngày ……… tháng …….. năm …….. đến ngày …….. tháng ……… năm ………..

Căn cứ Thông tư số ……………/2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …….. năm ……. của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, tôi đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, cấp Giấy chứng nhận Huấn luyện viên chính cho tôi./.

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VIII

 MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên Công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng ……… năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền Viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên cơ sở đào tạo, huấn luyện) ………. đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận huấn luyện viên chính cho các học viên có tên sau (có Quyết định công nhận kết quả thi kèm theo):

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Tên Khóa huấn luyện đã tham dự

Từ ngày đến ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC IX

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, GCNHLNVĐB, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, TÀU DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ GA HÓA LỎNG, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………

2. Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………

3. Chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) số ………………………………………. ngày cấp...................................... nơi cấp ……………………………………………………………

4. Sổ thuyền viên số: ……………………..ngày cấp …………..nơi cấp …………………………….

5. GCN số ……………….. ngày cấp …………………… ngày hết hạn……………………………..

6. Thời gian đảm nhận chức danh trên tàu biển:

TT

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Tổng dung tích

Tổng công suất máy chính

Chức danh

Thời gian (từ…. đến.....)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số ……………/2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng …… năm …… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, tôi đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy …………………………………. cho tôi.

Lý do: ……………………………………………………………………………………………………..

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC X

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GCNKNCM, GIẤY XÁC NHẬN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GOC, ROC, TÀU DẦU, HÓA CHẤT, KHÍ GA HÓA LỎNG, GIẤY CÔNG NHẬN GCNKNCM, GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN VIÊN CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên công ty
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………
V/v ………………..

…….., ngày …….. tháng ……. năm ………….

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số ………./2016/TT-BGTVT ngày …….. tháng ……… năm ……… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên công ty) ……………… đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam cấp lại Giấy ………………………………………. cho những thuyền viên của công ty chúng tôi có tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày sinh

Số GCNKNCM, GXN, GCN, GCNHLVC

Ngày cấp

Ngày hết hạn

Lý do đề nghị cấp lại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ sơ kèm theo gồm có: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng…….

Lãnh đạo công ty
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC XI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAM DỰ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ, DỰ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
THAM DỰ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ, DỰ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG

Kính gửi: ………………………………………………….

1. Họ và tên: …………………………………………… 2. Ngày sinh: ……………………………….

3. Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này kính đề nghị ……………………………………………… xét duyệt cho tôi được tham dự khóa đào tạo …………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC XII

MẪU BẢN KHAI THỜI GIAN ĐI BIỂN CHO SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

BẢN KHAI THỜI GIAN ĐI BIỂN CHO SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG

Mức: …………………...Ngành:……………………………

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

2. Ngày sinh: …………………………………………………………………………………………..

3. Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………

5. Thời gian đảm nhận chức danh trên tàu biển:

TT

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Chức danh

Tổng dung tích (GT)

Tổng công suất máy chính (kW)

Tổng số tháng làm việc trên tàu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC XIII

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN VỀ KHÓA ĐÀO TẠO NÂNG CAO, KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỂ THI SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG VÀ CẤP GIẤY CNKNCM SỸ QUAN, THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………….
V/v ………………

………., ngày ….. tháng …… năm …………..

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

Căn cứ Thông tư số …………../2016/TT-BGTVT ngày ………tháng …..năm …….của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam, (tên cơ sở đào tạo, huấn luyện) đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam xét duyệt danh sách khóa đào tạo nâng cao, khóa (bồi dưỡng nghiệp vụ, dự thi sỹ quan, thi thuyền trưởng, máy trưởng) cụ thể như sau:

1. Hồ sơ của học viên (danh sách và hồ sơ kèm theo).

2. Thời gian mở khóa đào tạo, huấn luyện ……………………………………

3. Địa điểm thi: ……………………………………………………………………………………………

(Cơ sở đào tạo, huấn luyện) đề Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Phòng.....

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC XIV

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TÀU BIỂN MINIMUM SAFE MANNING CERTIFICATE

Cấp theo quy định của Quy tắc 14 Chương V SOLAS 74 sửa đổi
Issued under the provisions of Regulation 14 of Chapter V of the SOLAS 74 as amended,

Được sự ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chứng nhận:

Under the authorization of the Government of the Socialist Republic of Vietnam, Administrator of the Vietnam Maritime Administration certifies:

Tên tàu (Ship's Name) ………………………… Hô hiệu (Call Sign) …………………………….

Loại tàu (Type of ship) ………………………… Số IMO (IMO number) …………………………..

Tổng dung tích (Gross Tonnage) …………….. Nơi đăng ký (Place of Registry) …………….

Vùng hoạt động (Trading Area) ……………….. Công suất máy chính (Main Propulsion Power) …………………………….

Buồng máy không được trực ca thường xuyên (Periodically unattended machinery space): đúng / không đúng (yes / no) ……………..

Doanh nghiệp quản lý, khai thác (Operating Company): ……………………………………

Tàu biển có tên trong Giấy chứng nhận này được xem xét bố trí định biên an toàn, bất kể khi nào tàu hành trình ra biển đều phải bố trí không được ít hơn số lượng chức danh và trình độ chuyên môn được chỉ ra ở bảng dưới đây:

The ship named in this Certificate is considered to be safely maned if, whenever she proceeds to sea, she carries not less than the number and grades/capacities of personnel specified in the table below:

Chức danh (Grade/ Capacity)

Số lượng (Number)

Chức danh (Grade/ Capacity)

Số lượng (Number)

Thuyền trưởng (Master)

 

Máy trưởng (Chief Engineer)

 

Đại phó (Chief Officer)

 

Máy hai (Second Engineer)

 

Sỹ quan boong (Deck Officer)

 

Sỹ quan máy (Engine Officer)

 

Thủy thủ trực ca AB (Able Seafarer Deck Rating)

 

Thợ máy trực ca AB (Able Seafarer Engine Rating)

 

Sỹ quan TTVT hoặc Sỹ quan boong có G.O.C (Radio Officer or Deck Officer holding G.O.C)

 

 

 

Ghi chú (Remark): ………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận này có giá trị theo Giấy chứng nhận Đăng ký tàu.

This Certificate is subject to the validity of the Ship’s Certificate of Registry.

 

Cấp tại _________, ngày _________
Issued at                 Date

Số:……………. /ĐKTB.
No

PHỤ LỤC XV

MẪU GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN TẬP SỰ TRÊN TÀU BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………………..

2. Ngày sinh: …………………………………………………………………………………………..

3. Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………….

4. Đơn vị công tác hiện nay: …………………………………………………………………………

5. Thời gian tập sự trực ca trên tàu biển:

TT

Thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm)

Tên tàu

Chủ tàu

Loại tàu

Chức danh

Tổng dung tích (GT)

Tổng công suất máy chính (kW)

Tổng số tháng làm việc trên tàu

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Xác nhận của Thuyền trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

………, ngày…….. tháng….. năm ……..
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORT 

Circular No.37/2016/TT-BGTVT dated November 25, 2016 of the Ministry of Transport on regulation on standards of competence and certificates of seafarer’s competency and proficiency and minimum safe manning levels for Vietnamese ships

Pursuant to the Vietnam Maritime Code dated November 25, 2015;

Pursuant to the Government s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, rights, obligations and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the 1978 International Convention on standards of training, certification and watch keeping for seafarers, amended in 2010 to which Vietnam is a signatory (hereinafter referred to as “STCW Convention");

Upon request of the Director of the Organization and Personnel Department and Department of Vietnam Maritime Administration;

The Minister of Transport hereby issues these Circular specifying regulations on standards of competence and certificates of seafarer’s competency and proficiency and minimum safe manning levels for Vietnamese ships.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

1.This Circular stipulates standards of competence and certificates of seafarer’s competency and proficiency and minimum safe manning levels for Vietnamese ships.

2.This Circular applies to official-duty vessels in specific circumstances as stipulated herein.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to entities to whom the standards of competence and certificates of seafarer’s competency and proficiency and minimum safe manning levels for Vietnamese ships apply.

Article 3. Interpretation

For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows;

1.STCW Convention is the 1978 International Convention on standards of training, certification and watch keeping for seafarers, amended in 2010.

2.STCW Code is a code of law issued together with the 1978 International Convention on standards of training, certification and watch keeping for seafarers and its amendments.

3.Master is the person having supreme command of a ship.

4.Officer is a member of the crew other than the master, definitely meeting eligibility requirements and standards for undertaking a capacity on board a ship.

5.Chief mate means the officer next in rank to the master and upon whom the command of the ship will fall in the event of the incapacity of the master.

6.Deck officer means an officer qualified in accordance with the provisions of chapter II of the STCW Convention

7.Ordinary Seaman (OS) is a person who is qualified in accordance with the provisions of regulation II/4 of the STCW Convention and completes the training course prescribed by the Minister of Transport.

8.Able Seaman (AB) is a person who is qualified in accordance with the provisions of regulation II/4 and II/5 of the STCW Convention and completes the training course prescribed by the Minister of Transport.

9.Chief engineer officer means the senior engineer officer responsible for the mechanical propulsion, operation and maintenance of the mechanical and electrical installations of the ship;

10.Second engineer officer means the engineer officer next in rank to the chief engineer officer and upon whom the responsibility for the mechanical propulsion, operation and maintenance of the mechanical and electrical installations of the ship will fall in the event of the incapacity of the chief engineer officer;

11.Engineer officer means an officer qualified in accordance with the provisions of regulation III/1, III/2 or III/3 of the STCW Convention;

12.Oiler is a person who is qualified in accordance with the provisions of regulation III/4 of the STCW Convention and completes the training course prescribed by the Minister of Transport.

13.AB Oiler is a person who is qualified in accordance with the provisions of regulation III/4 and III/5 of the STCW Convention and completes the training course prescribed by the Minister of Transport.

14.Electro-technical officer means an officer qualified in accordance with the provisions of regulation III/6 of the STCW Convention.

15.Electrician means a seafarer qualified in accordance with the provisions of regulation III/7 of the STCW Convention.

16.GMDSS radio operator is a person who is qualified in accordance with the provisions of chapter IV of the STCW Convention.

17.Ship security officer means the person on board the ship, accountable to the master, designated by the Company as responsible for the security of the ship including implementation and maintenance of the ship security plan and liaison with the company security officer and port facility security officers.

18.Security duties include all security tasks and duties on board ships as defined by chapter XI-2 of the International Convention for the Safety of Life at Sea (SOLAS 1974, as amended) and the International Ship and Port Facility Security (ISPS) Code

19.Oil tanker is a ship constructed and used for the carriage of petroleum and petroleum products in bulk.

20.Chemical tanker is a ship constructed or adapted and used for the carriage in bulk of any liquid product listed in chapter 17 of the International Bulk Chemical Code.

21.Liquefied gas tanker is a ship constructed or adapted and used for the carriage in bulk of any liquefied gas or other product listed in chapter 19 of the International Gas Carrier Code.

22.Passenger ship is a ship as defined in the International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974 (SOLAS 74), as amended.

23.Ro-Ro passenger ship is a passenger ship with Ro-Ro spaces or special category spaces as defined in the International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974 (SOLAS 74), as amended.

24.Near-coastal voyage is a voyage of a ship of less than 500 GT in the inland waters bordered with straight lines connecting with points at the following coordinates:12°00’N, 100°00’E; 23°00’N, 100°00’E; 23°00’N, 114°20’E; 12°00’N, 114°00’E; 12°00’N, 116°00’E; 07°00’N, 116°00’E and 07°00’N, 102°30’E. In addition, any voyage of a ship within the sovereignty, sovereign rights and continental shelf of Vietnam is defined as near-coastal voyage.

25.Training record book is a record book given to a person obtaining a bachelor degree in the period of internship as a deck officer on board a ship of at least 500 GT or as an engineer officer on board a ship powered by main propulsion machinery of at least 750 kW, or given to a trainee engineer officer on a ship powered by main propulsion machinery of at least 750 kW under a maritime officer training course approved by the Minister of Transport; and given to a seafarer obtaining an associate bachelor degree or higher in the period of internship as an electro-technical officer as required in Table A-III/6 of the STCW Code.

26.Internship period is a length of time during which a seafarer work on a ship under a training course in accordance with the STCW Convention.

27.Probationary period is a period of time during which a person apprentices at a certain capacity on a ship having the similar gross tonnage to that in his/her certificate of competency under the supervision of an officer.

28.Tenure is a period of time a person holding a job at a capacity corresponding to the granted the certificate of competency.

29.Period of seagoing service is duration of time during which a seafarer or trainee works or apprentices on board a ship.

30.Month is a calendar month or 30 days made up of periods of less than one month.

31.Function is a group of tasks, duties and responsibilities, as specified in the STCW Code, necessary for ship operation, safety of life at sea or protection of the marine environment.

32.Company is the owner of the ship or any other organization or person such as the manager, or the bareboat charterer, who has assumed the responsibility for operation of the ship from the ship owner and who, on assuming such responsibility, has agreed to take over all the duties and responsibilities imposed on the company by these regulations

33.Certificate of competency is a certificate issued to a seafarer as stipulated in the STCW Convention.

34.Certificate of proficiency is a certificate issued to a seafarer as stipulated in the STCW Convention.

35.Certificate of endorsement attesting the recognition of a certificate of competency is a written document issued to a seafarer who is granted a certificate of competency by the Director of the Vietnam Maritime Administration under the STCW Convention to work on board a Vietnamese ship.

36.Endorsement attesting the issue of a certificate is a written document the Director of the Vietnam Maritime Administration issues to a seafarer who already obtained a certificate of completion of a training course by the training facility in accordance with the regulation IV/2, V/1-1 and V/1-2 of the STCW convention.

Chapter II

STANDARDS OF SEAFARER’S COMPETENCE

Article 4. Standards of competence of masters and chief mates on ships of 500GT or more

Every master and chief mate on board any ship of 500GT or more shall meet all standards of competence specified in Section A-II/1, A-II/2, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in respect of the following functions:

1.Navigation, at the management level.

2.Cargo handling and stowage, at the management level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the management level.

4.Communications, at the operational level.

Article 5 .Standards of competence of masters and chief mate on ships of between 50GT inclusive and 500GT on near-coastal voyages and masters on ships of less than 50GT

Every master and chief mate on any ship of between 50 GT inclusive and 500 GT on a near-coastal voyage shall meet all standards of competence specified in Section AA-II/3, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in respect of the following functions:

1.Navigation, at the management level.

2.Cargo handling and stowage, at the management level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the management level.

4.Communications, at the operational level.

Article 6. Standards of competence of deck officers on ships of 500GT or more

Every deck officer on any ship of 500GT or more shall meet all standards of competence specified in Section A-II/1, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in respect of the following functions:

1.Navigation, at the operational level.

2.Cargo handling and stowage, at the operational level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the operational level.

4.Communications, at the operational level.

Article 7.Standards of competence of deck officers on ships of between 50GT inclusive and 500GT on near-coastal voyages

Every deck officer on any ship of between 50GT inclusive and 500 GT on a near-coastal voyage shall meet all standards of competence specified in Section A-II/3, A-IV/2 and A-VIII/2 of the STCW Code in respect of the following functions:

1.Navigation, at the operational level.

2.Cargo handling and stowage, at the operational level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the operational level.

4.Communications, at the operational level.

Article 8. Standards of competence of seamen

1.Standards of competence of OS

Every OS shall meet the standards of competence specified in Section A-II/4 of the STCW Code on navigation functions at the support level.

2.Standards of competence of AB

Every AB shall meet competence standards specified in Section A-II/4 and A-II/5 of the STCW Code on the following functions:

a) Navigation, at the support level;

Cargo handling and stowage, at the support level.

c) Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the support level.

d) Maintenance and repair at the support level.

Article 9. Standards of competence of chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more

Every chief engineer officer and second engineer officer on any ship powered by the main propulsion machinery of 750 kW or more shall meet all standards of competence specified in Section A-III/1, A-III/2 and A-VIII/2 of the STCW Code on the following functions:

1.Marine engineering, at the management level.

2.Electrical, electronic and control engineering, at the management level.

3.Maintenance and repair, at the management level.

4.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the management level.

Article 10.Standards of competence of chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW and chief engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of less than 75 kW

Chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW and chief engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of less than 75 kW shall meet competence standards under training courses prescribed by the minister of transport i the following functions:

1.Marine engineering, at the management level.

2.Electrical, electronic and control engineering, at the management level.

3.Maintenance and repair, at the management level.

4.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the management level.

Article 11. Standards of competence of engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more

Every engineer officer on any ship powered by the main propulsion machinery of 750 kW or more shall meet all standards of competence specified in Section -III/1 and A-VIII/2 of the STCW Code on the following functions:

1.Marine engineering, at the operational level.

2.Electrical, electronic and control engineering, at the operational level.

3.Maintenance and repair, at the operational level.

4.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the operational level.

Article 12. Standards of competence of engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW

 Engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW shall meet competence standards under training courses prescribed by the minister of transport on the following functions:

1.Marine engineering, at the operational level.

2.Electrical, electronic and control engineering, at the operational level.

3.Maintenance and repair, at the operational level.

4.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the operational level.

Article 13. Standards of competence of Oilers

1.Standards of competence of oilers:

Every Oiler shall meet competence standards specified in Section A-III/4 of the STCW Code on marine engineering at the support level.

2.Standards of competence of AB oilers:

Every AB oiler shall meet competence standards specified in Section A-III/4 and III/5 of the STCW Code on the following functions:

a) Marine engineering, at the support level;

b) Electrical, electronic and control engineering, at the support level;

c) Maintenance and repair, at the support level;

d) Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the support level.

Article 14. Standards of competence of electro-technical officers

Every electro-technical officershall meet the standards of competence specified in Section A-III/6 of the STCW Code on the following functions:

1.Electrical, electronic and control engineering, at the operational level.

2.Maintenance and repair, at the operational level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the operational level.

Article 15. Standards of competence of electricians

Every electrician shall meet competence standards specified in Section A-III/7 of the STCW Code on the following functions:

1.Electrical, electronic and control engineering, at the support level.

2.Maintenance and repair, at the support level.

3.Controlling the operation of the ship and care for persons on board, at the support level.

Chapter III

CERTIFICATE OF COMPETENCY ISSUED TO SEAFARERS

SECTION 1. TYPES OF PROFESIONAL CERTIFICATES

Article 16. Classification of professional certificates

The professional certificate is classified into:

1.Certificate of competency; and

2.Certificate of proficiency:

a) Certificate of proficiency in basic training;

b) Certificate of proficiency in special training; and

c) Certificate of proficiency in professional training;

3.Specimens of such certificates are presented in the Appendix I attached hereto.

Article 17.Certificate of competency

1.The certificate of competency shall be issued to a seafarer appropriate to his/her capacity by the Vietnam Maritime Administration under provisions hereof, other relevant regulations of Vietnam’s laws and in accordance with provisions of STCW Convention.

2.A certificate of competency shall remain valid for 05 years from the date of issue. Where a seafarer’s remaining working period until retirement is less than 05 years, the effective period of the certificate of competency shall equal to the remaining working period of that seafarer.

Article 18. Certificates of proficiency in basic training

1.The training facility shall issue the certificate of proficiency in basic training to any seafarer who completes the basic training courses in personal survival techniques, fire safety, medical first aid, personal safety, social responsibilities and ship security awareness in accordance with provisions of the STCW Convention.

2.A certificate of proficiency in basic training shall remain valid for 05 years from the date of issue. Where a seafarer’s remaining working period until retirement is less than 05 years, the effective period of the certificate of proficiency in basic training shall equal to the remaining working period of that seafarer as stipulated in the legislation on labor.

Article 19. Certificates of proficiency in special training

1.The training facility shall issue a certificate of proficiency in special training to a seafarer, in accordance with provisions of the STCW Convention, if (s) he completes one of the following special training courses:

a) Oil tanker, chemical tanker and liquefied petroleum gas tanker basic training;

b) Oil tanker, chemical tanker and liquefied petroleum gas tanker advanced training;

c) Crowd management for seafarers on passenger ships and Ro-Ro passenger ships;

d) Safety training for personnel providing direct service for passengers on passenger spaces of passenger ships and Ro-ro passenger ships;

dd) Passenger safety, cargo safety and hull integrity for passenger ships and Roro passenger ships;

e) Crisis management and human behaviors on passenger ships and Roro passenger ships.

2.A certificate of proficiency in special training shall remain valid for 05 years from the date of issue. Where a seafarer’s remaining working period until retirement is less than 05 years, the effective period of the certificate of proficiency in special training shall equal to the remaining working period of that seafarer as stipulated in the legislation on labor.

Article 20. Certificates of proficiency in professional training

1.The training facility shall issue a certificate of proficiency in professional training to a seafarer in accordance with provisions of the STCW Convention if (s) he completes one of the special training courses:

a) Radar observation and plotting;

b) Automatic radar plotting aids (ARPA);

c) Global maritime distress and safety system (GMDSS) including GOC (General Operator’s Certificate) and ROC (Restricted Operator’s Certificate) for GMDSS;

d) Advanced training in fire fighting;

dd) Medical first aid;

e) Medical care;

g) Survival crafts and rescue boats;

h) Fast rescue boats;

i) Designated ship security duties;

k) Ship security officer training;

l) Bridge team/resource management;

m) Engine room team/resource management;

n) Maritime English;

o) Electronic nautical chart display and information;

p) Ship safety management;

q) Chief cooks and cooks training;

2.A certificate of proficiency in professional training shall remain effective for 05 years from the date of issue. Where a seafarer’s remaining working period until retirement is less than 05 years, the effective period of the certificate of proficiency in professional training shall equal to the remaining working period of that seafarer as stipulated in the legislation on labor.

SECTION 2. MANDATORY REQUIREMENTS FOR ISSUE OF CERTIFICATES OF COMPETENCY

Article 21. General requirements

For certification of competency, a candidate shall:

1.Be in the range of the working age and meet health standards as prescribed in regulations of laws.

2.Hold a degree in control engineering, marine engineering or marine electric engineering from marine schools or a certificate as marine officer as stipulated in the Minister of Transport’s regulations.

3.In the following circumstances, a candidate shall complete the training programs or take additional subjects if(s) he:

a) graduates in majors specified in clause 2 of this Article from schools other than marine schools;

b) graduates in majors in the same category with those specified in clause 2 of this Article from marine schools;

c) Graduates in inland watercraft engineering or inland electrical engineering from schools specialized in inland waterways.

4.Meet standards of competence and undertake the position corresponding to the capacity prescribed in Article 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 and 39 hereof in a certain period of time.

Article 22. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to masters and chief mates on ships of 3000GT or more

1.Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Obtain a bachelor degree in control engineering. If a candidate only holds an associate degree in control engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire level 3 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated by the Minister of Transport;

d) Pass the examination for masters and chief mates on ships of 3000 GT or more.

2.Requirements for title holing:

a) For chief mates: undertake responsibilities of a deck officer on ships of 500GT in at least 24 months

b) For masters: undertake responsibilities in the capacity as a chief mate on ships of 3000GT or more for at least 24 months; or as a master on ships of between 500GT inclusive and 3000GT for at least 12 months and as a chief mate on ships of 3000GT or more for at least 12 months.

Article 23. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to masters and chief mates on ships of 500GT to less than 3000GT

1.Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold an associate degree in control engineering or higher. If a candidate obtains only a professional/vocational secondary education diploma in control engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire level 2 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated y the Minister of Transport;

d) Pass examinations for masters and chief mates on ships of between 500GT inclusive and 3000 GT.

2.Requirements for title holing:

a) For chief mates: undertake responsibilities in the capacity as a deck officer on ships of 500GT or more for at least 24 months;

b) For masters: undertake responsibilities in the capacity as a chief mate on ships of between 500GT inclusive and 3000GT for at least 24 months; or as a master on near-coastal ships of between 50GT inclusive and 500GT for at least 12 months and as a chief mate on ships of between 500GT inclusive and 3000GT for at least 12 months.

Article 24. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to masters and chief mates on ships of between 50GT inclusive and 500GT not for purposes of near-coastal voyages

Each master and chief mates on ships of between 50GT inclusive and 500GT not for the purpose of near-coastal voyages shall hold a certificate of competency as that of a master and chief mate on ships of 500GT or more.

Article 25. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to masters and chief mates on ships of between 50GT inclusive and 500GT for purposes of near-coastal voyages

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold a professional/vocational secondary education diploma in control engineering or higher;

b) Acquire level 1 in marine English proficiency;

c) Complete the shot-term advanced training program as stipulated by the Minister of Transport;

2. Requirements for title holing:

a) For chief mates: undertake responsibilities in the capacity as a deck officer on ships of between 50GT inclusive and 500GT for at least 24 months;

b) For masters: undertake responsibilities in the capacity as a chief mate on ships of between 50GT inclusive and 500GT used for near-coastal voyages for at least 24 months.

Article 26. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to masters on ships of less than 50GT

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold a lower secondary education completion certificate;

b) Complete a short-term training course in control engineering and pass the exam as stipulated by the Minister of Transport. Any candidate acquiring a certificate in elementary control engineering, (s) he may only be required to pass the exam.

2. The duration of approved seagoing service shall be at least 12 months.

Article 27. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to deck officers on ships of 500GT or more

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold an associate degree in control engineering or certificate of completion of control engineering officer training course as prescribed by the Minister of Transport. . If a candidate obtains only a professional/vocational secondary education diploma in control engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire level 2 in marine English proficiency;

c) Pass the licensure exam for deck officers on ships of 500GT or more.

2. Requirements for title holing:

a) Work as apprentice for at least 12 months as recorded in the training book record under the training program meeting requirements in Section A-II/1 of STCW Code or have the approved length of seagoing service on board ships of 500GT or more of at least 36 months including at least 06 months as a seaman;

b) Any candidate who has been a deck officer on near-coastal ships of between 50GT inclusive and 500GT shall have at least 06 month serving in seagoing service on board ships of 500GT or more.

Article 28. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to deck officers on ships of between 50GT inclusive and 500GT not serving near-coastal voyages

Every deck officer on ships of between 50GT inclusive and 500GT not serving near-coastal voyages must hold a certificate of competency granted to deck officer on ships of 500GT or more as stipulated in Article 27 hereof.

Article 29. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to deck officers on ships of between 50GT inclusive and 500GT serving near-coastal voyages

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Obtain a professional/vocational secondary education diploma in control engineering or higher;

b) Acquire at least level 1 in marine English proficiency;

c) Pass the licensure exam for deck officers on ships of between 50GT inclusive and 500GT.

2. Requirements for title holing: have at least 36 months serving in seagoing service on board ships of 50GT or more.

Article 30. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 3000 kW or more

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold a bachelor degree in ship operations. If a candidate obtains only an associate degree in ship operations, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire level 3 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated by the Minister of Transport;

d) Pass the exam for chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 3000 kW or more.

2. Requirements for title holing:

a) For second engineer officers: take on responsibilities in the capacity as an engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more for at least 24 months;

b) For chief engineer officers: take on responsibilities in the capacity as a second engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of 3000 kW or more for at least 24 months or take on responsibilities in the capacity as a chief engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 750 kW inclusive and 3000 kW for at least 12 months and as a second engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of 3000 kW or more for at least 12 months,

Article 31. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 750 kW inclusive and 3000 kW

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold an associate degree in ship operations or higher. If a candidate only obtains a professional/vocational secondary education diploma in ship operations, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire at least level 2 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated by the Minister of Transport;

d) Pass examinations for chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 750 kW inclusive and 3000 kW.

2.Requirements for title holing:

a) For second engineer officers: take on responsibilities in the capacity as an engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more for at least 24 months;

b) For chief engineer officers: take on responsibilities in the capacity as second engineer on ships powered by main propulsion machinery of between 750 kW inclusive and 3000 kW for at least 24 months or take on responsibilities in the capacity as chief engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW for at least 12 months and as a second engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 750 kW inclusive and 3000 kW for at least 12 months.

Article 32. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to chief engineer officers and second engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW

1. Requirements for competency:

Every candidate for certification shall:

a) Hold a professional/vocational secondary education degree in ship operations or higher.

b) Acquire at least level 1 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated by the Minister of Transport;

2. Requirements for title holing:

a) For second engineer officers: take on responsibilities in the capacity as an engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 75kW inclusive and 750 kW for at least 24 months;

b) For chief engineer officers: take on responsibilities in the capacity as second engineer on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW for at least 24 months; or take on responsibilities in the capacity as engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW for at least 36 months..

Article 33. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to chief engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of less than 75 kW

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold a lower secondary education completion certificate;

b) Complete short-term training courses in ship operations and pass examinations as stipulated by the Minister of Transport. Any candidate acquiring a certificate in elementary ship operations, (s) he may only be required to pass the exam.

2. The approved length of seagoing service shall be at least 12 months.

Article 34. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Hold an associate degree in ship operations or higher; or a certificate of completion of ship operations officer training course as prescribed by the Minister of Transport. If a candidate only obtains a professional/vocational secondary education diploma in ship operations, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire at least level 2 in marine English proficiency;

c) Pass examinations for engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more.

2. Requirements for title holing:

a) Work as an apprentice for at least 12 months as recorded in the training book record under the training program meeting requirements in Section A-III/1 of STCW Code or serve at least 36 months in seagoing service on board ships powered by main propulsion machinery of 75 kW or more including at least 06 months as a seaman;

b) Any candidate who held the title as an engineer officer on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW shall serve at least 06 months in the approved seagoing service on ships powered by main propulsion machinery of 750 kW or more.

Article 35. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and 750 kW

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Obtain a professional/vocational secondary education degree in ship operations or higher.

b) Acquire at least level 1 in marine English proficiency;

c) Pass examinations for engineer officers on ships powered by main propulsion machinery of between 75 kW inclusive and750 kW.

2. Requirements for title holing: serve in seagoing services on board ships powered by main propulsion machinery of 75 kW or more for at least 36 months.

Article 36. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to seamen

1. Every OS shall:

a) Hold a professional/vocational secondary education diploma in control engineering or certificate of completion of control engineering theory under maritime officer training program as prescribed by the Minister of Transport. If a candidate only obtains an elementary certificate in control engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire a certificate of proficiency in basic training;

c) Serve in approved seagoing services for 06 months or apprentice as a seaman in 02 months.

2. Every candidate for AB shall:

a) Obtain a professional/vocation secondary education diploma in control engineering. If a candidate obtains only an elementary certificate in control engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire a certificate of proficiency in basic training;

c) Serve in approved seagoing services for 18 months or apprentice as an AB in 12 months.

Article 37. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to Oilers

1. Every candidate for oiler shall:

a) Hold a professional/vocational secondary education diploma in ship operations or higher; or certificate of completion of ship operations theory as part of maritime officer training program as prescribed by the Minister of Transport. If a candidate obtain an elementary certificate, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire a certificate of proficiency in basic training;

c) Serve in approved seagoing services for 06 months or apprentice as an Oiler in 02 months.

2. Every candidate for AB shall:

a) Obtain a professional/vocational secondary education degree in ship operations or higher. If a candidate only obtains an elementary certificate, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire a certificate of proficiency in basic training;

c) Serve in approved seagoing services for 18 months or apprentice as an AB Oiler in 12 months.

Article 38. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to electro-technical officers

1. Requirements for competence:

Every candidate for certification shall:

a) Obtain an associate degree in marine electrical engineering or higher. If a candidate only obtains a professional/vocational secondary education diploma in marine electrical engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

b) Acquire at least level 2 in marine English proficiency;

c) Complete the advanced training as stipulated by the Minister of Transport and pass examinations for electro-technical officers;

2. Requirements for title holing: undergo an apprenticeship of at least 12 months as part of the training program meeting requirements in table A-III/6 of the STCW Code as recorded in the training book record; or serve in approved seagoing services at least 36 months.

Article 39. Mandatory requirements for issue of certificates of competency to electricians

1. Obtain a professional/vocational secondary education diploma in marine electrical engineering or higher. If a candidate only obtains a professional/vocational secondary education diploma in marine electrical engineering, (s) he must complete the advanced training courses as prescribed by the Minister of Transport;

2. Acquire a certificate of proficiency in basic training;

3. Serve in approved seagoing services for 06 months or apprentice as an electrician in 03 months.

SECTION 3. ORGANIZATION OF EXAMINATIONS FOR MARITIME OFFICERS

Article 40. Boards of examiners

1. The Director of the Vietnam Maritime Administration shall establish a Board of Examiners constituted by 05 to 07 members including the Head of the Vietnam Maritime Administration as chair of the Board of Examiners, representatives of relevant functional departments of the Vietnam Maritime Administration as and heads of training facilities as examiners.

2. The Board of examiner shall:

a) Consult the head of the Vietnam Maritime Administration about the establishment of the Jury for supervising and marking exam papers, reviewing the list of examinees, selecting exam questions appropriate for each title and recognizing exam results;

b) Organize, inspect and supervise the examination;

c) Aggregate report son examination results;

d) Take actions to deal with violations against examination regulations.

Article 41. Juries

1. The Director of the Vietnam Maritime Administration shall decide to set up a Jury on the basis of the request of the Chair of the Board of Examiners.

2. The number of members of the Jury depends on the number of examinees but there shall be at least 03 members including at least a third of number of members not directly teaching. The Jury shall be constituted by masters, chief engineer officers and specialists in marine and management, and qualified and experienced teachers appropriate to the qualifications requirements of the examination.

3. The Jury shall:

a) Give exam questions and mark exam papers seriously, transparently and precisely to properly evaluate the candidate s competency;

b) Request the Board of examiners to promptly correct the incorrectness (if any) in question sheets;

c) Detect and request the Chair of the Board of Examiners to punctually dealt with violations against examination regulations.

SECTION 4. SEAFARER EDUCATION AND TRAINING

Article 42. Instructors

1. An instructor is an individual who completes the coach training under the training program stipulated by the Minister of Transport and obtains a certificate of instructor.

2. Instructors must hold appropriate certificates and must be appropriately qualified and experienced for particular training courses; where the training course using simulation models, the instructor must hold a certificate appropriate for the training course.

3. Instructors or individuals obtaining the certificates of instructor issued by foreign countries in accordance with the 1978 STCW Convention amended in 2010 may be appointed to undertake responsibility in the capacity as instructors of respective training courses or training of seafarers and updating of onboard training book records.

Article 43. Basic training

1. Training facilities shall issue the certificate of proficiency in basic training to trainees graduating in marine majors.

2. Any seafarer who has yet to undergo a basic training shall complete the basis training as prescribed by regulations of laws and shall be granted a certificate of proficiency in basic training.

Article 44. Special training

1. Special training shall be provided for seafarers on board oil tankers, chemical tankers, liquefied gas tankers, passenger tankers and Roro passenger tankers.

2. Seafarers on board oil tankers, chemical tankers and liquefied gas tankers shall receive basic and advanced training courses.

3 .Seafarers on passenger ships and Roro passenger ships shall attend training courses in safety training (for personnel providing direct service for passengers on passenger spaces); passenger safety, cargo safety and hull integrity; crowd management and crisis management.

4. Seafarers on oil tankers, chemical tankers and liquefied gas tankers completing the familiarization training shall be granted the certificate of proficiency in familiarization training.

5. As for oil tankers, chemical tankers and liquefied gas tankers, the certificate of proficiency in advanced training may be granted to masters, chief engineer officers, second engineer officers, chief mates and other seafarers in charge of cargo stowage completing the advanced training.

6. As for passenger ships and Roro passenger ships, the certificate of proficiency in special training shall be granted to:

a) Masters, chief mates, officers and other seafarers who are responsible for care for passengers in emergency cases and complete the crowd management training.

b) Masters, chief mates, chief engineer officers, second engineer officers and other seafarers in charge of welcoming and discharge of passengers, cargo loading and lashing, close and opening of doors at ship’s sides and ship’s head completing training courses in passenger safety, cargo safety and hull integrity;

c) Masters, chief mates, chief engineer officers, second officer engineers and other seafarers in charge of passenger safety in case of emergency completing training courses in emergency and crisis management;

d) Seafarers providing direct services for passengers in passenger spaces completing the safety training.

Article 45. Professional training

1. Radar observation and plotting; The certificate of proficiency in professional training in radar observation and plotting shall be granted to masters, chief mates and deck officers completing training course in radar observation and plotting .

2. ARPA: The certificate of professional training in ARPA shall be granted to masters, chief mates, deck officers completing the training course in ARPA.

3. GMDSS:

a) The GMDSS GOC shall be granted to masters, chief mates and deck officers on board ships which are installed with GMDSS and operate in A2, A3 and A4 zones completing the GMDSS GOC training courses ;

b) The GMDSS ROC shall be granted to masters, chief mates and deck officers on board ships which are installed with GMDSS and operate in A1 zone completing the GMDSS ROC training courses;

4. Electronic chart display and information system (ECDIS): The certificate of proficiency in ECDIS shall be granted to masters, chief mates and deck officers completing the ECDIS training course.

5. Bridge resource management: The certificate of proficiency in bridge resource management shall be granted to asters, chief mates and deck officers completing the bridge resource management training course.

6. Engine room resource management: The certificate of proficiency in engine room resource management shall be granted to chief engineer officers, second engineer officers and engineer officers completing the training course in engine room resource management.

7. Ship security awareness: The certificate of proficiency in security awareness shall be granted to every seafarer completing the security awareness training course.

8. Designated security duties: The certificate of proficiency in designated security duties shall be granted to seafarers completing the training course in designated security duties.

9. Ship security officer training: The certificate of proficiency in professional training shall be granted to masters, chief mates and deck officers completing ship security officer training course.

10. Advanced training in fire fighting: The certificate of proficiency in advanced fire fighting shall be granted to deck officers and engineer officers completing the advanced training course in firefighting.

11. Medical first aid: The certificate of proficiency in medical first aid shall be granted to deck officers and engineer officers completing the training course in medical first aid.

12. Medical care: The certificate of proficiency in healthcare shall be granted to masters, chief mates and seafarers responsible for medical care on board completing the medical care training course.

13. Survival crafts and rescue boats: The certificate of proficiency in survival crafts and rescue boats shall be granted to deck officers, engineer officers, seafarers and oilers completing the training course in survival crafts and rescue boats.

14. Fast rescue boats: The certificate of proficiency in fast rescue boats shall be granted to deck officers, engineer officers, seafarers and oilers completing the training course in fast rescue boats

Every candidate for certification of proficiency in fast rescue boats must hold a certificate of proficiency in survival crafts and rescue boats.

15. Ship safety management: The certificate of proficiency in ship safety management shall be granted to seafarers completing the ship safety management training course.

16. Maritime English: The certificate of proficiency in maritime English shall be granted to seafarers completing the maritime English course.

17. Marine cooks The certificate of proficiency in marine cooks shall be granted to seafarers completing the marine cook training course.

Article 46. Seafarer training facilities

Seafarer training facilities shall meet standards in facility and lecturers as stipulated by the Government.

Article 47. Seafarer training and education

1. Seafarer training courses include:

a) Training programs for certification of proficiency; and

b) Training programs for certification of competency.

2. Based on standards of competence and certificates of competency issued to seafarers stipulated in Chapter II and Chapter III hereof and the IMO Model Course, training facilities shall compile and submit the training programs and courses to the Minister of Transport for approval.

3. According to the approved training programs and courses, the training facility shall develop and adopt the detailed curricula, syllabi and training documents.

SECTION 5. ISSUE, RE-ISSUE, RECOGNITION AND ENDORSEMENT OF CERTICATES OF COMPETENCY AND CERTIFICATES OF PROFICIENCY

Article 48. Issue of endorsements attesting the recognition of certificates of competency

1. Endorsements attesting the recognition of certificates of competency shall be granted to foreign seafarers on Vietnam’s ships.

2. Every candidate shall submit an application for recognition of the certificate of competency to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other appropriate means. The application includes:

A written request made by the seafarer’s management body using form in the Appendix II attached hereto;

b) A copy of the certificate of competency;

c) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months.

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and record the application package and quantity and give the candidate an appointment of release of results as stipulated below:

a) If the application directly submitted is incomplete, the receiving authority shall return it to the applicant and provide instructions on completion of the application in accordance with regulations of laws;

b) If the application submitted by post or other proper means is incomplete, the Vietnam Maritime Administration shall notify the applicant in writing within 02 working days from the date of receipt;

c) Within 02 working days from the date of receipt of a valid application, the Vietnam Maritime Administration shall issue the endorsement attesting the recognition of the certificate of competency made by using the specimen in Appendix I attached hereto. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the applicant in writing which specifies reasons for rejection.

4. Fees and charges for issue of the endorsements are prescribed by the Ministry of Finance.

Article 49. Issue of certificates of competency to seamen, oilers and electricians

1. The certificate of competency shall be issued to seamen, oilers and electricians under provisions hereof and STCW Convention.

2. Every candidate shall submit an application for the certificate of competency to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other appropriate means. The application includes:

a)A seafarer’s written request made by using form in the Appendix III attached hereto; or a written request prepared by seafarer s school or management body made by using the form in Appendix IV attached hereto;

b)Certified true copies or copies enclosed with the original copies of degrees or certificates of graduation or decision on graduation; certificate of completion of advanced training courses (if any) and certificate of proficiency in basic training;

c) An original or certified true copy of health examination form as stipulated by the Ministry of Health;

d) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months;

dd) A written confirmation of probation completion (for those attending advanced training courses or acquiring elementary level of proficiency) made by using the form in Appendix XV attached hereto.

e) Any candidate applying for the certificate of competency as AB seaman and AB oiler after obtaining the certificate of competency as OS seaman and oiler shall submit an application which includes package specified in point a, c and d of this clause and a certified true copies or copies of discharge book enclosed with its original discharge book for collation.

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and record the application package and quantity in writing and give the candidate an appointment of release of results as stipulated below:

a) If the application submitted directly is incomplete, the receiving authority shall return it to the candidate and provide instructions on completion of application in accordance with regulations of laws;

b) If the application submitted by post or via other proper means is incomplete, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing within 02 working days from the date of receipt;

c) Within 02 working days from the date of receipt of a valid application, the Vietnam Maritime Administration shall issue the certificate of competency as seaman, oiler and electrician made by using the specimen in Appendix I attached hereto. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing which specifies reasons for rejection.

4. Fees and charges for issue of certificates of competency are prescribed by the Ministry of Finance.

Article 50. Issue of endorsements attesting the issue of certificates

1. The Vietnam Maritime Administration shall grant endorsements attesting the issue of certificates to Vietnamese seafarers who are granted the certificate of proficiency in GMDSS GOC, certificate of GMDSS ROC and certificate of proficiency in oil tankers, chemical tankers or liquefied gas tankers.

2. Every candidate shall submit an application for endorsement attesting the issue of the certificate of competency to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other appropriate means. The application includes:

a)A seafarer’s written request made by using the form in Appendix V attached hereto; or a written request prepared by seafarer s management body made by using the form in Appendix VI attached hereto;

b)Certified true copies or copies enclosed with the original copies of GMDSS certificates (GOC or ROC), certificate of proficiency in oil tankers, chemical tankers or liquefied gas tankers; ;

c) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months.

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and record the application package and quantity in writing and give the candidate an appointment of release of results:

a) If the application submitted directly is incomplete, the receiving authority shall return it to the candidate and provide instructions on completion of application in accordance with regulations of laws;

b) If the application submitted by post or other proper means is incomplete, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing within 02 working days from the date of receipt;

c) Within 02 working days from the date of receipt of a valid application, the Vietnam Maritime Administration shall issue the endorsement made by using the specimen in Appendix I attached hereto. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing which specifies reasons for rejection.

4. Fees and charges for issue of endorsements attesting the issue of GMDSS certificates (GOC or ROC), certificates of proficiency in oil tankers, chemical tankers or liquefied gas tankers are prescribed by the Ministry of Finance.

Article 51.Issue of certificates of instructors

1. Trainers and seafarers who meet mandatory requirements stipulated herein and STCW Convention may be granted the certificates of instructor.

2. Every candidate shall submit an application for the certificate of instructor to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other appropriate means. The application includes:

a) An application form made by using the form in Appendix VII attached hereto (if it is submitted by the trainer) or a written request made by using the form in Appendix VIII (if it is submitted by the training facility or school);

b) An original or certified true copy or copy enclosed with the original certificate of completion of proficiency or decision on graduation in instructor training course;

c) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months.

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and record the application package and quantity in writing and give the candidate an appointment of release of results:

a) If the application submitted directly is incomplete, the receiving authority shall return it to the candidate and provide instructions on completion of the application in accordance with regulations of laws;

b) If the application submitted by post or other proper means is incomplete, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing within 02 working days from the date of receipt;

c) Within 02 working days from the date of receipt of a valid application, the Vietnam Maritime Administration shall issue the certificate of instructor as per the specimen in Appendix I attached hereto. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing which specifies reasons for rejection.

4. Fees and charges for issue of certificates of instructor are prescribed by the Ministry of Finance.

Article 52. Re-issue of certificates of competency, endorsements attesting the issue of certificates, endorsement attesting the recognition of certificates of competency and certificates of instructor

1. This Article applies to seafarers whose certificates of competency, endorsements attesting the issue of certificates, endorsement attesting the recognition of certificates of competency and certificates of instructor are lost, incorrect, damaged or expired.In order to be re-issued the certificate of competency which expired, the candidate must undertake the position in the proper capacity as stipulated the certificate of competency for at least 12 months altogether within 05 years from the date of application for re-issue; or undergo 03-month probationary period 06 months prior to application for re-issue of the certificate.

2. Every candidate shall submit an application for re-issue of the certificate to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other appropriate means. The application includes:

a) An original copy of the certificate or endorsement is it is incorrect, damaged or expired (in case of failure to submit the original copy of expired certificate of competency as the candidate is on the international voyage, such original copy shall be submitted within 07 days from the date of return to Vietnam);

b) Legal written proofs of revisions to incorrectness;

c) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months.

d) An original or certified true copy of health examination form as stipulated by the Ministry of Health (in case of application for re-issue of certificates of competency);

dd) A certified true copy or original copy of the discharge book (in case of application for re-issue of certificates of competency);

3. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and record the application package and quantity in writing and give the candidate an appointment of release of results:

a) If the application submitted directly is incomplete, the receiving authority shall return it to the candidate and provide instructions on completion of the application in accordance with regulations of laws;

b) If the application submitted by post or other proper means is incomplete, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing within 02 working days from the date of receipt;

c) Within 02 working days from the date of receipt of a valid application, the Vietnam Maritime Administration shall issue the new certificate made by using the specimen in Appendix I attached hereto. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the candidate in writing which specifies reasons for rejection.

4. Fees and charges for re- issue of certificates are prescribed by the Ministry of Finance.

Article 53. Procedure for provision of advanced training courses and issue of certificates of competency to officers, masters and chief engineer officers

1. Every candidate shall submit the training facility an application to attend the advanced training course; or application to take the examination for officers, masters and chief engineer officers directly, by post or via proper means. The application includes:

a) An application made by using the form in Appendix XI attached hereto;

b) Certified true copies of the degree or certificate of completion of training courses in maritime officer and certificate of completion of advanced training courses (if any) or copies enclosed with the original for collation;

c) A copy of the certificate of competency and certificate of maritime English;

d) An original or certified true copy of health examination form as stipulated by the Ministry of Health;

dd) A seagoing service testimonial (the confirmation of seafarer’s management authority is not necessary) made by using the Appendix XII attached hereto;

e) A certified true copy of the discharge book;

g) 02 color photos, size 3cm x4 cm like those used in ID card, taken within 06 last months.

2. The training facility shall receive and examine applications. If any application is unacceptable, the training facility shall instruct the applicant to complete the application.

3. Within 02 working days from the date of receipt, the training facility shall submit an application to the Vietnam Maritime Administration directly, by post or via other proper means. The application includes:

a) The training facility’s written request for approval for the list of trainees attending the advanced training courses or taking the examination for officers, chief engineer officers and master as per the form in Appendix XIII attached hereto;

b) An application of each trainee (attached)

4. The Vietnam Maritime Administration shall receive, examine and approve the application, and issue a decision on approval for the list of individuals eligible to attend the training courses and examination within 05 working days from the date of receipt of the complete application. In case of rejection, the Vietnam Maritime Administration shall notify the training facility in writing in which reasons for rejection shall be specified.

5. According to the report on result of examination for officers, masters and chief engineer officers submitted by the Board of examiners, the Vietnam Maritime Administration shall issue the decision on recognition of the examination results and certificate of competency within 05 working days.

Article 54. Revocation of seafarers’ certificates of competency

A certificate of competency which is forged, erased, traded, leased or borrowed shall be relocated by the competent authority that has the power to issue and re-issue such certificate.

Chapter IV

MINIMUM SAFE MANNING

Article 55. Minimum safe manning levels

1. The minimum safe manning levels of Vietnam’s ships are specified follows:

a) The minimum safe manning levels for deck departments of ships by gross tonnage (GT):

Grade/capacity

<500GT

Between 50GT inclusive and 500GT

Between 500GT inclusive and 3000GT

3000GT or more

Master

01

01

01

01

Chief mate

 

01

01

01

Deck officer

 

 

01

02

GMDSS radio operator (*)

 

 

01

01

Able Seaman (AB)

01

01

02

02

Total

02

03

06

07

(*) If deck officers having certificates of competency appropriate for the responsibilities as GMDSS radio operator, the grade of GMDSS radio operator is not necessary.

b) The minimum safe manning levels of engine departments by main propulsion machinery capacity (kW):

Grade/capacity

<75 kW

Between 75 kW inclusive and 750 kW

Between 750 kW inclusive and 3000 kW

 3000 kW or more

Chief engineer officer

01

01

01

01

Second engineer officer

 

 

01

01

Engineer officer

 

01

01

01

AB Oiler

 

01

02

03

Total

01

03

05

06

2. As for a ship having sophisticated electric installations, electro-technical officers and electricians may be necessary.

3. In some particular cases (such as, ships engaged on short voyages or highly-automated ships, etc.), the Shipping Registration Authority shall, according to the ship’s specifications, its degree of automations and trading areas, determine the minimum safe manning levels to facilitate the utilization of that ship.

4. As for passenger ships and Roro passenger ships, the shipping registration authority shall, according to ship specifications, quantity of passengers and trading areas, determine the minimum safe manning levels. However; at least 01 seafarer in charge of passengers shall be designated as stipulated in clause 1 of this Article.

5. As for official duty ships, the Shipping Registration Authority shall determine the minimum safe manning levels according to the ship s size, specifications and trading areas.

6. The minimum safe manning certificate shall be made as per the specimen in Appendix XIV attached hereto.

Article 56.Vietnamese ship’s complement

1. Ship owers shall assign seafarers who meet eligibility requirements specified in Article 59 of the Vietnam Maritime Code to work on board Vietnamese ships.

2. Every seafarer who is designated to undertake positions on aboard Vietnamese ships shall meet the following eligibility requirements:

a) The designated seafarer shall hold appropriate certificates of competency and certificates of proficiency;

b) Every seafarer who is designated to work on board oil tankers, chemical tankers, liquefied gas tankers, passenger ships and Roro passenger ships shall hold a certificate of proficiency appropriate for his/her capacity on the working ship besides the certificates of competency and proficiency required for working on board normal ships.

3. Principles of assignment of seafarers’ grades/capacity in particular cases:

a) Regarding the capacity as master, chief mate, chief engineer officer, second engineer officer, deck officer and engineer officer of any tugboat, special purpose ships, search and rescue vessels and other official duty ships, the Vietnam Maritime Administration shall give instructions on assignment of seafarers’ grade on board to the Shipping Registration Authority according to the ship’s specifications, size and trading areas;

b) In the event of incapacity of the master and chief engineer officer on a ship that is on her voyage, the ship owner and ship operator shall assign the chief mate and second engineer officer to take on responsibilities of the master and chief engineer officer in order to maneuver and handle the ship until she reaches the first port of destination.

c) Every master on any passenger ship shall have at least 24 months working as a master on board the ship having the same gross tonnage other than passenger ships or as a chief mate on board passenger ships.

Chapter V

ONBOARD INTERN

Article 57. Responsibilities of training facilities and instructors

1. Training facilities and instructors shall develop onboard internship plans upon requirements of the training programs.

2. In the absence of ships for training, training facilities and instructors shall cooperate with other facilities and instructors or owners in preparation of ships for the purpose of training.

3. Training facilities and instructors shall give recommendation to ship owners to ensure that their trainees are accepted to intern onboard.

Article 58. Responsibilities of ship owners for recruiting interns

1. Provide information on annual training and recruitment of seafarers to maritime management authorities.

2. Contact with training facilities and instructors in advance to provide training and to give notices of recruitment.

3. Develop training programs, curricula and provide training; provide instructions and assess interns’ performance; welcome trainees, lecturers, instructors to sightseeing and practice to improve the knowledge under contracts signed with training facilities and instructors.

4. Welcome, accommodate and facilitate trainees, lecturers and instructors onboard internship. Pay salaries and wages to trainees, lecturers and instructors directly working or participating in working onboard during the period of training and internship as agreed in the contract.

Article 59. Responsibilities of masters, chief engineer officers and maritime officers for onboard interns

1. Every ship owner shall assign masters, chief engineer officers and maritime officers to instruct trainees, lectures and instructors who are in their onboard internships.

2. Masters, chief engineer officers and maritime officers shall provide instructions, education and training, attest and assess interns’ duties and performance according to the internship program.

3. Masters and chief engineer officers shall record the time of leaving of interns in the discharge book as confirmation and shall take full responsibilities for the confirmation.

Article 60. Responsibilities of on board interns

1. Every on board intern shall have a discharge book and appropriate certificate of proficiency appropriate to the certain types of ships on which (s) he works as an intern.

2. Interns shall comply with ship owner’s regulations and rules, undertake designated tasks and follow the instructions of masters, chief engineer officers, maritime officers, lecturers and instructors.

3. On board interns’ interests and benefits shall be conformable to regulations of Vietnam s laws and relevant international agreement to which Vietnam is a signatory.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 61.Effect

1. This Circular takes effect July 01, 2017.

2. To annul the Circular as follows:

a) The Circular No. 11/2012/TT-BGTVT dated April 12, 2012 by the Minister of Transport specifying regulations on standards and certificates of competency of seafarers and minimum safe manning levels of Vietnamese ships;

b) The Circular No.  51/2013/TT-BGTVT dated December 11, 2013 on amendment and supplement to a number of articles of the Circular No. 11/2012/TT-BGTVT dated April 12, 2012 by the Minister of Transport specifying regulations on standards and certificates of competency of seafarers and minimum safe manning levels of Vietnamese ships;

c)The Circular No. 52/2014/TT-BGTVT dated October 10, 2014 on amendment and supplement to a number of articles of the Circular No. 11/2012/TT-BGTVT dated April 12, 2012 by the Minister of Transport specifying regulations on standards and certificates of competency of seafarers and minimum safe manning levels of Vietnamese ships;

Article 62. Implementation organizations

1. The Vietnam Maritime Administration shall take charge of and cooperate with relevant entities in implementation of this Circular.

2. The Chief of the Ministry Office, Chief Inspectors of Ministries, Directors of the Vietnam Maritime Administration. /.

For the Minister

Truong Quang Nghia

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 37/2016/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất