Thông tư 34/2012/TT-BGTVT an toàn phương tiện động lực chuyên dùng

thuộc tính Thông tư 34/2012/TT-BGTVT

Thông tư 34/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định danh mục, biện pháp đảm bảo an toàn đối với phương tiện động lực chuyên dùng khi khai thác, vận dụng trên đường sắt không bắt buộc phải có thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen)
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2012/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đinh La Thăng
Ngày ban hành:22/08/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt được di chuyển tối đa 30 km/h
Đây là yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải tại Thông tư số 34/2012/TT-BGTVT ngày 22/08/2012 về việc quy định danh mục, biện pháp đảm bảo an toàn đối với phương tiện động lực chuyên dùng khi khai thác, vận dụng trên đường sắt không bắt buộc phải có thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen).
Theo đó, nhằm đảm bảo an toàn, Thông tư quy định các phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt được phép tự hành đến địa điểm làm việc trong khu gian và ngược lại với tốc độ không quá 30 km/h và cảnh báo giảm tốc độ còn hiệu lực. Riêng các phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt không được phép tự hành ngoài khu gian xảy ra tai nạn mà phải lập vào trong đoàn tàu và do đầu máy kéo. Trường hợp di chuyển trong khu xảy ra tai nạn thì được phép tự hành nhưng tốc độ không được vượt quá 15 km/h và cảnh báo giảm tốc độ còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng quy định danh mục phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt khổ đường 1000 mm và 1435 mm, bao gồm: Cần cẩu, cần trục; máy công trình đa năng, máy chèn đường, máy thay tà vẹt, máy nâng giật, chèn đường, máy sàng đá, phá cốt và thiết bị nâng hạ đa năng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2012.

Xem chi tiết Thông tư34/2012/TT-BGTVT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
---------------
Số: 34/2012/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2012
 
 
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH DANH MỤC, BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN
ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐỘNG LỰC CHUYÊN DÙNG KHI KHAI THÁC, VẬN DỤNG
TRÊN ĐƯỜNG SẮT KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ THIẾT BỊ GHI TỐC ĐỘ VÀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐIỀU HÀNH CHẠY TÀU (HỘP ĐEN)
 
 
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam và Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định danh mục, biện pháp bảo đảm an toàn đối với phương tiện động lực chuyên dùng khi khai thác, vận dụng trên đường sắt không bắt buộc phải có thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen),
 
 
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về danh mục, biện pháp đảm bảo an toàn đối với các loại phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt không bắt buộc phải có thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen) khi khai thác, vận dụng trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng các phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt khi khai thác, vận dụng trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
 
Chương 2.
DANH MỤC VÀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KHAI THÁC, VẬN DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐỘNG LỰC CHUYÊN DÙNG ĐƯỜNG SẮT KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÓ HỘP ĐEN
 
Điều 3. Danh mục phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt
1. Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt gồm:
a) Cần cẩu, cần trục khổ đường 1000 mm;
b) Cần cẩu, cần trục khổ đường 1435 mm.
2. Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt gồm:
a) Máy công trình đa năng khổ đường 1000 mm và 1435 mm;
b) Máy chèn đường khổ đường 1000 mm và 1435 mm;
c) Máy thay tà vẹt khổ đường 1000 mm và 1435 mm;
d) Máy nâng giật, chèn đường khổ đường 1000 mm và 1435 mm;
e) Thiết bị nâng hạ đa năng khổ đường 1000mm và 1435mm.
3. Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ an ninh, quốc phòng.
Điều 4. Biện pháp bảo đảm an toàn khi khai thác, vận dụng đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt
1. Khi di chuyển ngoài khu gian nơi xảy ra tai nạn
a) Không được phép tự hành;
b) Phải lập vào trong đoàn tàu và đo đầu máy kéo.
2. Khi di chuyển trong khu gian có xảy ra tai nạn:
Được phép tự hành nhưng phải tuân theo các biện pháp sau:
a) Tốc độ không vượt quá 15 kilômét/giờ và cảnh báo giảm tốc độ còn hiệu lực;
b) Phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về chạy tàu cứu viện và khổ giới hạn quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt (số QCVN 08:2011/BGTVT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt (số QCVN 07:2011/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Biện pháp bảo đảm an toàn khi khai thác, vận dụng đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt để kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt
1. Được phép tự hành đến địa điểm làm việc trong khu gian và ngược lại; tốc độ di chuyển không vượt quá 30 kilômét/giờ và cảnh báo giảm tốc độ còn hiệu lực.
2. Khi di chuyển từ ga đầu khu gian đến địa điểm làm việc và ngược lại:
a) Phải bố trí nhân viên áp dẫn;
b) Phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về chạy tàu công trình quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt (số QCVN 08:2011/BGTVT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu và công tác dồn đường sắt (số QCVN 07:2011/BGTVT) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BGTVT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 6. Biện pháp bảo đảm an toàn khi khai thác, vận dụng đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ an ninh, quốc phòng
1. Việc di chuyển trên đường sắt áp dụng các quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sử dụng phương tiện phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ An toàn giao thông) để thống nhất các biện pháp bảo đảm an toàn cho từng phương tiện cụ thể.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ sử dụng phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt
Chủ sử dụng phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật của từng phương tiện động lực chuyên dùng cụ thể, căn cứ vào đặc điểm của từng địa điểm cứu viện, cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; địa điểm kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt, địa điểm phục vụ an ninh, quốc phòng để xây dựng các biện pháp khai thác, vận hành phương tiện bảo đảm hoạt động an toàn trong suốt quá trình cứu hộ, cứu viện, kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa đường sắt và phục vụ hoạt động an ninh, quốc phòng.
 
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2012.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Trường hợp phát sinh phương tiện ngoài danh mục quy định tại Điều 3 của Thông tư này hoặc có vướng mắc trong quá trình thực hiện cần phải báo cáo kịp thời về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải xem xét giải quyết.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 9;
- Văn phòng Chính phủ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- TcTy Thép VN: Tập đoàn Hóa chất VN, Tập đoàn CN Than và khoáng sản VN;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông vận tải; Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, ATGT (Huy).
BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất