Thông tư 329/2000/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông

thuộc tính Thông tư 329/2000/TT-BGTVT

Thông tư 329/2000/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 171/1999/NĐ-CP ngày 7/12/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:329/2000/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Quang Tuyến
Ngày ban hành:31/08/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 329/2000/TT-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 329/2000/TT-BGTVT

NGÀY 31 THÁNG 8 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 171/1999/NĐ-CP NGÀY 7-12-1999 CỦA CHÍNH PHỦ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ CÔNG TRÌNH

GIAO THÔNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SÔNG

Ngày 7 tháng 12 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường sông. Thực hiện Điều 43 của Nghị định Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể một số điểm như sau:

I- GIỚI HẠN HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN TRÊN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA:
Hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền trên đường thuỷ nội địa là phạm vi hai bên theo chiều rộng của luồng chạy tàu thuyền được xác định nhằm đảm bảo sự ổn định của luồng và an toàn cho hoạt động giao thông vận tải cũng như thuận lợi cho việc nâng cấp và quản lý khai thác luồng.
1. Hành lang bảo vệ luồng được xác định theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định (gọi là cấp quy hoạch). Bề rộng hành lang mỗi bên được quy định đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Luồng chạy tàu thuyền không sát bờ: Từ mép luồng trở ra mỗi phía là:
- Luồng trên sông, kênh cấp I, II và hồ, vịnh:   25m
- Luồng trên sông, kênh cấp III, IV:                 15m
- Luồng trên sông, kênh cấp V, VI:                  10m.
b) Luồng chạy tàu thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: Từ mép bờ cao trở vào (phía bờ) : 5m
Mép bờ cao được xác định là đỉnh của bờ sông, kênh sát với luồng chạy tàu thuyền.
c) Luồng chạy tàu thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ đê thì tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ đê.
d) Luồng chạy tàu thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.
e) Đối với những đoạn luồng sát bờ trên sông, kênh chưa có quy hoạch, việc xác định bề rộng hành lang bảo vệ cần căn cứ vào cấp kỹ thuật đang khai thác và tình hình thực tế khu vực cũng như định hướng nâng cấp giai đoạn tới để thực hiện.
2. Cấp kỹ thuật của các tuyến luồng được cơ quan có thẩm quyền công bố và quy định dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến luồng (độ sâu, bề rộng, bán kính cong, tĩnh không các công trình vượt sông) tương ứng theo TCVN 5664 - 92 ban hành theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23-5-1992 của Uỷ ban Khoa học Nhà nước.
 3. Các dự án đầu tư nâng cấp các tuyến luồng đang trong giai đoạn đầu tư nhưng chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn kỹ thuật của quy hoạch thì hành lang vẫn phải xác định theo cấp kỹ thuật của quy hoạch được duyệt và chủ đầu tư phải lập phương án, xin bổ sung kinh phí cho việc giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới trên bờ .Các dự án đầu tư, nâng cấp các tuyến luồng đã được duyệt nhưng chưa có hạng mục giải phóng mặt bằng, cắm mốc chỉ giới trên bờ theo đúng cấp quy hoạch thì chủ đầu tư phải bổ sung kinh phí phần việc trên và trình chủ quản đầu tư duyệt trước khi thi công.
 4. Việc xác định, cắm mốc chỉ giới phạm vi hành lang bảo vệ luồng chạy tàu thuyền được thực hiện theo nhiều bước và ưu tiên ở những khu vực trọng điểm như qua khu đô thị, dân cư sống ven sông ; khu vực cắm đăng đáy cá,nuôi trồng thuỷ sản... trên sông ; những tuyến sông đã được quy hoạch chuẩn bị đầu tư cải tạo, nâng cấp. Tại các khu vực này,các cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm  xác định phạm vi bảo vệ luồng và bố trí báo hiệu chỉ giới hạn mép  luồng phục vụ công tác quản lý,bảo vệ,đảm bảo giao thông.
5. Trường hợp cần thiết phải xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ luồng chạy tàu thuyền thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép  theo quy định hiện hành.
Trường hợp công trình đã xây dựng trước đây nằm trong hành lang bảo vệ luồng gây nguy hiểm cho hoạt động vận tải và nguy hại cho luồng thì phải kiên quyết dỡ bỏ ngay. Các công trình đã xây dựng trước ngày 1 tháng 9 năm 1996 (Nghị định 40/CP có hiệu lực) đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép nay phải di chuyển, giải toả sẽ được xem xét đền bù theo luật định.
Trường hợp các công trình đó chưa ảnh hưởng nhiều đến luồng và việc di chuyển, dỡ bỏ với chi phí quá lớn thì tạm thời cho tồn tại nhưng chủ công trình phải có cam kết với Uỷ ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý đường thuỷ có thẩm quyền về việc không cơi nới phát triển thêm và di chuyển ngay khi có yêu cầu.
6. Các tuyến luồng đã được cắm mốc hành lang bảo vệ theo Chỉ thị 236/CT ngày 21-7-1997 nếu hành lang bảo vệ lớn hơn so với quy định tại Nghị định 171/1999/NĐ-CP và hiện tại không có khiếu kiện, tranh chấp thì  giữ nguyên mốc giới. Nếu bề rộng hành lang bảo vệ theo Chỉ thị 236/CT nhỏ hơn bề rộng hành lang theo Nghị định 171/1999/NĐ-CP thì phải xác định và cắm mốc lại theo quy định của Nghị định 171/1999/NĐ-CP.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương chỉ đạo ,kiểm tra việc xác định và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địa và thường trực theo dõi , tổng hợp tình hình triển khai trên phạm vi cả nước .Nếu có vướng mắc báo cáo Bộ giải quyết kịp thời;
   Chỉ đạo các Đoạn Quản lý đường sông trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan địa chính và Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tiến hành đo đạc, cắm mốc, bố trí báo hiệu để xác định chỉ giới hành lang bảo vệ luồng chạy tàu trên phạm vi được giao quản lý.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bộ máy chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc xác định và cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên các tuyến do địa phương quản lý
. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp cùng các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa khu vực trong việc chống lấn chiếm và tổ chức giải toả các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa trên địa bàn.
3. Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các tuyến luồng theo các dự án nâng cấp, cải tạo, sửa chữa có trách nhiệm quản lý bảo vệ trong thời gian thi công cho đến khi bàn giao cho đơn vị quản lý khai thác.
Các chủ đầu tư khi bàn giao tuyến luồng đã hoàn công cho đơn vị quản lý phải bàn giao đầy đủ hồ sơ giải phóng mặt bằng, mốc chỉ giới.
4. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình của các địa phương, các ngành có ảnh hưởng đến công trình giao thông đường thuỷ nội địa đều phải được cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền đồng ý và có ý kiến bằng văn bản theo Điều 23 Nghị định 171/1999/NĐ-CP.
5.Các mốc chỉ giới sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương (kèm theo sơ đồ) làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo vệ hành lang. Quy cách mốc chỉ giới và cự ly giữa các mốc chỉ giới theo phụ lục kèm theo Thông tư này.
Để triển khai tốt công tác bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa, Cục Đường sông Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt Nghị định 171/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Phụ lục kèm theo Thông tư số 329/TT-BGTVT ngày 31/8/2000 
Kết cấu mốc chỉ giới
(Tỷ lệ 1/100)
1. Quy cách mốc chỉ giới:
- Cột mốc chỉ giới có hình dáng, kích thước, kết cấu như hình vẽ; được làm bằng bê tông cốt thép mác 200.
- Trên mốc đề chữ hai mặt: "Chỉ giới ĐTNĐ số.....".
- Chữ "Chỉ giới" cao 6 cm, nét chữ rộng 0,6 cm.
- Chữ "ĐTNĐ" cao 10 cm, nét chữ rộng 1,0 cm.
- "Số...." cao 6 cm, nét rộng 0,6 cm.
- Mốc được chôn sâu 50 cm, được đầm chặt.
2. Cự ly các mốc:
- Khu vực đô thị, dân cư tập chung: 100-200 m/mốc.
- Khu vực khác: 500-1000 m/mốc.
3. Lưu ý:
- Cột mốc phải đặt ở vị trí an toàn, ổn định, dễ thấy.
- Mỗi vị trí cột mốc phải được thể hiện trên bình đồ khu vực.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 329/2000/TT-BGTVT
Hanoi, August 31, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE No.171/1999/ND-CP OF DECEMBER 7, 1999 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PROTECTION OF TRAFFIC WORKS WITH REGARD TO RIVER TRAFFIC WORKS
On December 7, 1999 the Government issued Decree No.171/1999/ND-CP detailing the implementation of the Ordinance on the protection of traffic works with regard to river traffic works. In furtherance of Article 43 of the Decree, the Ministry of Communications and Transport hereby guides in detail a number of points as follows:
I. LIMITS OF THE PROTECTION CORRIDORS OF SHIP/BOAT LANES ON INLAND WATERWAYS
The protection corridor of ship/boat lane on inland waterways is the scope on both sides along the width of a ship/boat lane, determined to ensure the stability of the lane and safety for communications and transport activities as well as the convenience for lane upgrading and exploitation management.
1. The lane protection corridor is determined according to the technical grade of the inland waterway under the planning already decided by the competent body (called the planning grade). The width of the corridor on each side is stipulated for each specific case as follows:
a) Ship/boat lanes not close to the shores: from the lane edge to each side, it is:
- 25m for lanes on rivers, canals of grades I and II, lakes, bays;
- 15m for lanes on rivers, canals of grades III and IV;
- 10m for lanes on rivers, canals of grades V and VI.
b) Ship/boat lanes close to shores without dikes or roads: From the high edge toward the shore: 5m.
The high edge is determined as the peak of the river or canal bank close to the ship/boat lane.
c) For ship/boat lanes close to banks with dike, of which the protection corridor coincides with the dike protection limit, the current law provisions on dike protection shall apply.
d) For ship/boat lanes close to banks with roads and/or railways running thereon, the lane protection corridor shall be calculated from the high edge of the bank outwards to the river.
e) For lane sections running close to river or canal banks not yet planned, the width of the protection corridor shall be determined on the basis of the technical grades being under exploitation and the actual situation in the region as well as the orientation for upgrading in the coming period, for implementation.
2. The technical grades of lanes are announced and defined by competent bodies on the basis of the technical criteria of the lanes (the depth, the width, the curved radius, ship clearance of river-crossing works) corresponding to TCVN 5664-92, issued together with Decision No. 347/QD May 23, 1992 of the State Commission for Sciences.
3. For investment projects on lane upgrading, which are being in the period of investment and have not yet satisfied the technical criteria of the planning, the corridor must still be determined according to the technical grade of the approved planning and the investors shall have to draw up plans, ask for addition of fund for the ground clearance and the building of boundary markers ashore. For investment projects on lane upgrading, which have already been approved but still lacked the plans for ground clearance and building of marker post ashore in strict accordance with the planning grade, the investors shall have to supplement funding for the above-said work and submit it to the investment managing body before they are constructed.
4. The determination and post-marking of the ship/boat lane protection corridor limits shall be carried out through various steps, with priority given to key areas running through urban centers or population quarters along river banks; areas for fish trap placing or aquaculture on rivers; rivers which have been planned and prepared for investment in renovation and upgrading. In these areas, the inland waterways managing bodies shall have to determine the lane protection limits and arrange signals of lane boundaries in service of the traffic management, protection and assurance.
5. Where it is necessary to build works within the ship/boat lane protection limits, such must be permitted by the competent bodies under the current regulations.
Where a previously built work lies in the lane protection corridor, which causes danger to transport activities and harms to the lane, such work must be immediately dismantled. Works already built before September 1st, 1996 (when Decree No.40/CP took effect) with permission of the competent authorities, which are now removed and cleared off, shall be considered for compensation according to the provisions of law.
Where such works do not greatly affect the lanes while the removal and dismantlement thereof are very costly, they shall be temporarily left there but the work owners shall have to make commitment with the competent local People�s Committees and waterway managing bodies not to further expand or develop their works and to remove them immediately when so requested.
6. For lanes marked with protection corridors under Directive No. 236/CT of July 21, 1997, if the protection corridors are larger than the limits prescribed in Decree No.171/1999/ND-CP and are at present not complained about or disputed, their boundary markers shall be kept intact. If the width of the protection corridor under Directive No. 236/CT is smaller than the width of the corridor under Decree No. 171/1999/ND-CP, they must be re-determined and post-marked according to the provisions of Decree No. 171/1999/ND-CP.
II. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. The Vietnam Inland Waterway Bureau shall have to guide localities in directing and inspecting the determination and post-marking of the boundaries of protection corridors of inland waterway lanes and monitor and sum up the situation of implementation nationwide. If any problem arises, it shall report to the Ministry for timely settlement;
To direct the River Section Management Bodies under the Vietnam Inland Waterway Bureau to assume the prime responsibility and coordinate with the land administration bodies and People’s Committees of districts, provincial towns and cities, the People’s Committees of communes, wards and district towns in measuring, post-marking and arranging signals in order to determine the boundaries of protection corridors of ship lanes on the river sections assigned to them for management.
2. The People’s Committees of all levels shall have to organize apparatuses for directing their attached units in the determination and post-marking of the protection corridors of inland waterway traffic works on lanes under their respective management.
The district-level People’s Committees shall assume the prime responsibility and coordinate with units which manage the local inland waterways in combating the encroachment and organizing the clearance of violating objects in the protection limits of inland waterway traffic works in their localities.
3. The investors and contractors for construction of lanes under the renovation, repair or upgrading projects shall have to manage and protect them during the construction period till they are handed over to the exploitation management units.
Investors, when handing the completed lanes to the management units, shall have to hand over all dossiers on ground clearance and on boundary markers.
4. The planning and investment in the construction of projects of localities or branches, which affect the inland waterway traffic works must all be agreed upon by competent inland waterway management bodies and commented in writing according to Article 23 of Decree No.171/1999/ND-CP.
5. The boundary markers shall be handed over to the local administrations (enclosed with plans), which serve as basis for the management and protection of the corridors.
In order to well protect the inland waterway traffic works, the Vietnam Inland Waterway Bureau, the provincial/municipal Communications and Transport or Communications and Public Works Services, units managing inland waterways should closely coordinate with the local administration at all levels, concerned branches within the scope of their responsibility in well implementing the Government’s Decree No.171/1999/ND-CP.
This Circular takes effect 15 days after its signing.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Pham Quang Tuyen

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 329/2000/TT-BGTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất