Thông tư 21/2001/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn việc lưu hành xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích trên đường bộ

thuộc tính Thông tư 21/2001/TT-BGTVT

Thông tư 21/2001/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn việc lưu hành xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích trên đường bộ
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:21/2001/TT-BGTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Quang Tuyến
Ngày ban hành:10/12/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

Số : 21/2001/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2001

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc lưu hành xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích trên đường bộ

 

 

- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 06 năm 2001;

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Để đảm bảo an toàn và độ bền vững của cầu đường, không bị hư hỏng, phá hoại do hoạt động của các xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích chạy trên dường gây nên;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc lưu hành trên đường bộ của xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Việc lưu hành của xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cầu đường;

1.2. Tải trọng của đường bộ là năng lực chịu tải của cầu và đường;

1.3. Năng lực chịu tải của cầu được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được thể hiện qua việc công bố và các biển báo về tải trọng;

1.4. Năng lực chịu tải của đường được xác định theo tải trọng trục xe tính toán để thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường;

1.5. Khổ giới hạn an toàn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn;

1.6. Xe quá tải là xe có tổng trọng lượng bao gồm trọng lượng của xe và hàng hoá vượt quá năng lực chịu tải của cầu hoặc xe có tải trọng trục đơn vượt quá năng lực chịu tải của đường;

1.7. Xe quá khổ là xe có kích thước chiều cao hoặc chiều rộng bao gồm cả hàng hoá xếp trên xe vượt quá khổ giới hạn an toàn giao thông của đường hoặc cầu;

1.8. Xe bánh xích gây hư hại mặt đường  là loại xe khi chạy trên đường răng của bánh xích cắm xuống đường gây hư hỏng mặt đường, nền đường;

1.9. Xe máy chuyên dùng có tổng trọng lượng, tải trọng trục hoặc kích thước vượt quá tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ khi tham gia giao thông cũng là xe quá tải, quá khổl;

1.10. Đối với xe quá tải, quá khổ nêu ở điểm 1-6, điểm 1-7 trên đây, chủ phương tiện, chủ hàng cần tìm cách đi bằng đường sắt, đường thủy. Trường hợp thật đặc biệt buộc phải đi bằng đường bộ phải thảo luận  với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để giải quyết;

II. CÔNG BỐ TẢI TRỌNG VÀ KHỔ GIỚI HẠN CỦA ĐƯỜNG BỘ

2.1. Tải trọng và khổ giới hạn an toàn của đường bộ đối với từng tuyến đường, đoạn đường thuộc hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố. Tải trọng và khổ giới hạn an toàn của đường bộ đối với từng tuyến đường, đoạn đường địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương công bố.

2.2. Xe lưu hành trên đường bộ phải tuân theo tải trọng được công bố của xe bao gồm trọng lượng xe và hàng, tải trọng trục xe; khổ giới hạn của cầu đường tại những điểm khống chế.

III. QUY ĐỊNH VIỆC LƯU HÀNH ĐỐI VỚI XE QUÁ TẢI, QUÁ KHỔ, XE BÁNH XÍCH

3.1. Chủ hàng hoặc chủ phương tiện có xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích cần chạy trên đường bộ phải có đơn xin lưu hành theo mẫu quy định tại phụ lục 1 và phụ lục 2, kèm theo các giấy tờ liên quan của phương tiện.

Cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy lưu hành cho xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích theo mẫu quy định tại phụ lục 3 và phụ lục 4.

3.2. Thẩm quyền cấp giấy lưu hành đối với xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích được phân cấp như sau:

3.2.1. Các Tổng Giám đốc Khu Quản lý đường bộ cấp giấy lưu hành cho các xe hoạt động trên mạng lưới đường bộ của cả nước;

3.2.2. Các Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông công chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy lưu hành cho các xe hoạt động trong phạm vi địa phương bao gồm quốc lộ và các đường địa phương;

3.2.3. Chủ hàng hoặc chủ phương tiện đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy lưu hành nơi gần hoặc thuận tiện nhất để xin cấp giấy lưu hành;

3.2.4.Cục Đường bộ Việt Nam giải quyết cấp giấy lưu hành trong một số trường hợp đặc biệt.

3.3. Trường hợp phải gia cố tăng cường cầu, đường hoặc thực hiện các biện pháp khác và hướng dẫn cho xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích lưu hành, chủ hàng hoặc chủ phương tiện phải chịu chi phí để thực hiện các công việc đó.

3.4. Tường hợp chủ hàng hoặc chủ phương tiện không thực hiện đầy đủ giải pháp thống nhất về việc lưu hành, gây hư hỏng cầu đường thì phải bồi thường thiệt hại đã gây ra, nếu gây hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3.5. Cơ quan cấp giấy lưu hành phải chịu trách nhiệm về việc cấp giấy lưu hành đối với các xe quá tải, quá khổ và xe bánh xích, bảo đảm đúng đối tượng và giải pháp cho lưu hành phù hợp với tình trạng của cầu đường.

3.6. Các chủ đầu tư, chủ hàng hoặc chủ phương tiện có các lô hàng đặc biệt lớn phục vụ các công trình trọng điểm cần lưu hành trên đường bộ phải gửi trước đề án tới Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu có phương án chuẩn bị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Cục Đường bộ Việt Nam thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc cấp giấy lưu hành và hoạt động của xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích.

4.2. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm báo cáo tình hình cầu đường để Bộ Giao thông vận tải công bố tải trọng và khổ giới hạn an toàn các tuyến đường thuộc hệ thống quốc lộ. Các Sở GTVT, Sở GTCC có trách nhiệm báo cáo tình hình cầu đường để UBND cấp tỉnh công bố tải trọng và khổ giới hạn an toàn các tuyến đường thuộc các hệ thống đường địa phường quản lý.

4.3. Các Khu QLĐB, Sở GTVT, Sở GTCC có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, duy trì tình trạng cầu đường, kịp thời lắp đặt, bổ sung các biển báo về tải trọng và khổ giới hạn an toàn của đường bộ; báo cáo cấp trên tình hình về xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích hoạt động trên đường bộ; tổ chức kiểm tra các xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích tại vị trí kiểm tra tải trọng xe.

4.4. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Bãi bỏ thông thư số 112/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải và các quy định trước đây về việc lưu hành đối với xe quá tải, quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ trái với Thông tư này./.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Phạm Quang Tuyến

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất