Thông tư 17/2013/TT-BGTVT về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 17/2013/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 17/2013/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 05/08/2013 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 05/08/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.
Theo Thông tư này, 04 loại công trình đường thủy nội địa phải có quy trình bảo trì riêng gồm: luồng chạy tàu thuyền; cảng, bến thủy nội địa; âu tàu, kè, đập; báo hiệu, tín hiệu giao thông.
Trong đó, đối với các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo có áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới thì nhà thầu tư vấn khi thiết kế phải lập quy trình bảo trì; đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan lập, trình duyệt quy trình bảo trì công trình quốc gia; Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình địa phương.
Nội dung quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa phải đảm quy định các thông số kỹ thuật, công nghệ, xử lý kết quả quan trắc khi công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc; đối tượng, thời điểm, phương pháp và tuần suất kiểm tra công trình và các phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình...
Cũng tại Thông tư này, Bộ GTVT quy định, trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình cảng thủy nội địa, nhà Trạm quản lý đường thủy nội địa cấp I; âu, đập, dàn báo hiệu cấp đặc biệt, cấp I và các công trình có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc dấu hiệu bất thường khác có khả năng gâp sập đổ bắt buộc phải tiến hành quan trắc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10//2013.
Xem chi tiết Thông tư17/2013/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 17/2013/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 17/2013/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2013 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa,
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
QUY TRÌNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan lập, trình duyệt quy trình bảo trì công trình đường thủy nội địa quốc gia;
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan lập, trình duyệt quy trình bảo trì đối với công trình đường thủy nội địa địa phương;
- Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp thì cơ quan quản lý đường thủy nội địa báo cáo Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định sử dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình bảo trì riêng.
Chi phí cho việc lập quy trình bảo trì được tính trong nguồn kinh phí của kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm.
Cơ quan quản lý đường thủy nội địa lập hoặc thuê nhà thầu thiết kế, nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị khác lập quy trình bảo trì công trình sửa đổi, trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này để phê duyệt.
Nhà thầu lập quy trình bảo trì phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện và có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi những nội dung bất hợp lý trong quy trình bảo trì nếu do lỗi mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh những quy trình bảo trì không đúng quy định của cơ quan quản lý đường thủy nội địa.
QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
- Đối với luồng chạy tàu thuyền gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công công trình như bình đồ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, sơ đồ tuyến báo hiệu, tổ chức giao thông và hồ sơ các hệ thống mốc;
- Đối với các công trình âu tàu, kè, đập giao thông khi sửa chữa định kỳ phải lập hồ sơ quản lý và lập kế hoạch kiểm tra theo dõi riêng;
- Đối với báo hiệu, tín hiệu lập sổ lý lịch về báo hiệu, tín hiệu, hồ sơ bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ;
- Đối với công trình nạo vét luồng, thanh thải vật chướng ngại gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, tài liệu về địa chất, vị trí đổ bùn, cát, vật chướng ngại, hồ sơ hệ thống mốc; hồ sơ về tổ chức giao thông.
- Đối với công tác điều tra, khảo sát luồng chạy tàu thuyền gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang và hồ sơ các hệ thống mốc.
- Đối với công trình cảng, bến thủy nội địa gồm các tài liệu trích từ hồ sơ hoàn công.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa phải chủ động lập phương án, khẩn trương khắc phục hậu quả các sự cố do thiên tai gây ra và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp trên trực tiếp biết, hỗ trợ.
- Căn cứ vào thời gian đưa công trình đường thủy nội địa vào sử dụng và thực tế khai thác công trình, phải tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận kết cấu công trình, thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khai thác đề phòng xảy ra những hư hỏng, sự cố tiếp theo và đảm bảo tuổi thọ công trình.
- Dự toán kinh phí được xác định phù hợp với công việc bảo trì công trình đường thủy nội địa. Đơn giá, dự toán căn cứ vào định mức, đơn giá hiện hành. Trường hợp các định mức, đơn giá chưa có hoặc đã có nhưng chưa phù hợp, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.
- Căn cứ vào thời hạn quy định và trên cơ sở kết quả đánh giá, kiểm định hiện trạng công trình đường thủy nội địa (nếu có) về tình trạng xuống cấp của các bộ phận, kết cấu công trình và hư hỏng xuống cấp ở nhiều bộ phận công trình để lập và đề xuất các giải pháp sửa chữa (hoặc thay thế mới) nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình và đảm bảo sự làm việc bình thường, an toàn công trình;
- Trình tự thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình và các quy định khác có liên quan;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành.
- Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa hàng năm: Tổng hợp công trình, hạng mục công trình đường thủy nội địa đã sửa chữa khôi phục khẩn cấp kèm theo kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kế hoạch bảo trì công trình đường thủy nội địa trung hạn 5 năm (hoặc theo kỳ kế hoạch): dự phòng kinh phí tối đa 5%.
- Công trình, hạng mục công trình phát sinh nguy cơ sự cố hoặc xảy ra sự cố nguy hiểm, công trình mất an toàn phải xử lý khẩn cấp hoặc điều chỉnh cục bộ hạng mục công trình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thẩm tra, phê duyệt, thực hiện và báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
- Công trình, hạng mục công trình, kinh phí thực hiện phát sinh ngoài kế hoạch được duyệt, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trước khi thực hiện.
Các bộ phận công trình đường thủy nội địa cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.
Trường hợp số liệu quan trắc đạt tới giá trị giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì người có trách nhiệm bảo trì phải tổ chức đánh giá an toàn công trình, an toàn khai thác sử dụng và có biện pháp xử lý kịp thời;
Đối với các công trình chưa có quy trình bảo trì, cơ quan quản lý đường thủy nội địa hoặc chủ sở hữu tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo trình tự sau:
- Tiếp tục sử dụng công trình hoặc chuyển đổi công năng sử dụng, sửa chữa công trình nếu cần thiết;
- Sử dụng hạn chế một phần công trình;
- Hạn chế sử dụng công trình;
- Ngừng sử dụng hoàn toàn công trình.
- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đối với công trình đường thủy nội địa quốc gia và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Sở Giao thông vận tải đối với các công trình đường thủy nội địa địa phương.
Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khi nhận được báo cáo về tình huống công trình có thể sập đổ ngay, phải tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, kịp thời sau: ngừng sử dụng công trình, phong tỏa công trình và các biện pháp cần thiết khác theo quy định.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA NĂM…..
(Kèm theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Ước kinh phí (1.000đ) |
Thời gian thực hiện |
Mức độ ưu tiên |
Phương thức thực hiện |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
I |
Theo dõi quản lý kết cấu hạ tầng giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Cập nhật số lượng, chủng loại, quy mô, tính năng kỹ thuật, giá trị các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng hàng năm và tình hình bảo trì qua các năm |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Kiểm định đánh giá hiện trạng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đưa vào sử dụng theo chu kỳ khai thác sử dụng (khảo sát đăng ký, áp cấp kỹ thuật...) |
|
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Thu thập tài liệu phục vụ bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
1.4 |
Phối hợp với các cơ quan liên quan về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
… |
………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Bảo dưỡng thường xuyên |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Quản lý và bảo trì thường xuyên đường thủy nội địa |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Tuyến ĐTNĐ sông Hồng |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Tuyến ĐTNĐ sông Lô |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Tuyến ĐTNĐ sông Hậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
……………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Nạo vét duy tu |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Bãi, đoạn cạn ....sông.... |
m3 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Điều tiết, hướng dẫn giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Khu vực cầu ...hoặc ... km... sông... |
vị trí |
|
|
|
|
|
|
- |
Khu vực âu thuyền ... km... sông... |
|
|
|
|
|
|
|
... |
... Khu vực bãi cạn ... km... sông... |
|
|
|
|
|
|
|
III |
Các nhiệm vụ khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Sửa chữa định kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Báo hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
cái |
|
|
|
|
|
|
3.2 |
Nhà trạm, công trình kiến trúc |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trạm QLĐT... |
trạm |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
3.3 |
Công trình chỉnh trị giao thông |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Kè H1 km... sông... |
Kè |
|
|
|
|
|
|
- |
Âu tàu, km... sông... |
cái |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
3.4 |
Trang, thiết bị quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Tàu kiểm tra 6CT01... |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Máy đo sâu hồi âm... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy định vị GPS .. |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Sửa chữa đột xuất |
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Khắc phục lũ bão |
|
|
|
|
|
|
|
- |
Hạng mục cụ thể |
|
|
|
|
|
|
|
4.2 |
Thay thế báo hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
V |
Dự phòng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
Cột số 7 - Mức độ ưu tiên: Ghi mức độ ưu tiên 1 (rất cần thiết); 2 (cần thiết).
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA NĂM……
(Kèm theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
TT |
Hạng mục công việc |
Đơn vị |
Khối lượng |
Kinh phí (triệu đồng) |
Thời gian thực hiện |
Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao |
Mức độ hoàn thành (%) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3
CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA BẮT BUỘC THỰC HIỆN QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
(Kèm theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
STT |
Loại công trình |
Cấp công trình |
1 |
Cảng thủy nội địa |
Cấp I |
2 |
Nhà Trạm quản lý đường thủy nội địa |
Cấp l |
3 |
Âu, đập |
Cấp đặc biệt, cấp I |
4 |
Dàn báo hiệu |
Cấp đặc biệt, cấp I |
PHỤ LỤC 4
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ TIẾP TỤC XỬ LÝ CÔNG TRÌNH HẾT TUỔI THỌ THIẾT KẾ
(Kèm theo Thông tư số 17/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
V/v xử lý công trình hết tuổi thọ thiết kế
Kính gửi: ……………………………
1. Tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo trì:
- Người đại diện:............................................... Chức vụ:........................................
- Địa chỉ liên hệ:................................................ Số điện thoại:.................................
- Tên công trình:.......................................................................................................
- Địa điểm:................................................................................................................
- Loại công trình:............................................... Cấp công trình:..............................
4. Tên tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng công trình:
- Địa chỉ:........................................................... Điện thoại:......................................
5. Nội dung báo cáo và đề nghị xử lý công trình đường thủy nội địa hết tuổi thọ thiết kế:
(Ghi các nội dung đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Thông tư số...../2013/TT-BGTVT ngày.... tháng.... năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa).
|
……, ngày …… tháng …… năm …… |
Tài liệu gửi kèm:
- Báo cáo đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, kết quả sửa chữa công trình;
- Biên bản hoặc tài liệu thể hiện kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;
- Kết quả sửa chữa công trình nếu có hư hỏng để bảo đảm công năng và an toàn sử dụng trước khi xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng công trình;
- Hồ sơ xây dựng và bảo trì của công trình đường thủy nội địa.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây