Thông tư 06/2021/TT-BGTVT Quy chuẩn khí thải mức 5 với ô tô sản xuất, nhập khẩu mới
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 06/2021/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 06/2021/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 06/04/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/4/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã ra Thông tư 06/2021/TT-BGTVT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Theo đó, Quy chuẩn quy định mức giới hạn khí thải, các phép thử và phương pháp thử, các yêu cầu về quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm tra khí thải mức 5 trong kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe ô tô nhập khẩu mới. Các loại ô tô được áp dụng trong Quy chuẩn bao gồm các loại xe ô tô có ít nhất bốn bánh, được phân loại thành các xe ô tô khối lượng chuẩn thấp, xe ô tô khối lượng chuẩn cao.
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất lắp ráp hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe ô tô và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
Ngoài ra, đối với việc kiểm tra khí thải và độ khói trên động cơ mẫu, theo yêu cầu của cơ sở thử nghiệm, cơ sở sản xuất lắp ráp hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm cung cấp các trang thiết bị phụ, vật tư cần thiết cho việc lắp đặt động cơ mẫu lên thiết bị thử nghiệm để đảm bảo cho việc thử nghiệm khí thải phù hợp với yêu cầu của TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006 và đặc điểm kỹ thuật riêng của động cơ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.
Xem chi tiết Thông tư06/2021/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 06/2021/TT-BGTVT
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 06/2021/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2021 |
THÔNG TƯ
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới
__________
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Mã số đăng ký: QCVN 109:2021/BGTVT.
Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Các cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ Khoa học và Công nghệ (để đăng ký); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, MT(H.Lưu). |
KT. BỘ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 109:2021/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 5 ĐỐI VỚI XE Ô TÔ SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẲU MỚI National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for new assembled, manufactured and imported automobiles
Hà Nội - 2021
|
Lời nói đầu
QCVN 109:2021/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số ......./2021/TT-BGTVT ngày.... tháng ... năm 2021.
Quy chuẩn này được biên soạn trên cơ sở:
- Các Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006;
- Các Quy định của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc: ECE 83 - Rev. 04 và ECE 49 - Rev. 05;
- Các Chỉ thị của Hội đồng Nghị viện Châu Âu: DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC và DIRECTIVE 2007/46/EC.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI MỨC 5 ĐỐI VỚI XE Ô TÔ SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI
National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for new assembled, manufactured and imported automobiles
1. Phạm vi điều chỉnh
Các loại xe ô tô được áp dụng trong Quy chuẩn này bao gồm các xe ô tô có ít nhất bốn bánh, được phân loại thành các xe ô tô khối lượng chuẩn thấp, xe ô tô khối lượng chuẩn cao được giải thích tại các điểm 4.1 và 4.2 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này.
Các xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg (được coi là xe ô tô theo TCVN 6211:2003) được kiểm tra khí thải theo QCVN O4:2009/BGTVT và QCVN 77:2014/BGTVT.
- Xe ô tô được thiết kế, chế tạo để chạy trên các loại địa hình và đường không thuộc hệ thống giao thông đường bộ;
- Xe ô tô điện (ô tô chỉ sử dụng điện làm nguồn động lực).
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở SXLR hoặc tổ chức, cá nhân nhập khẩu (tổ chức, cá nhân nhập khẩu sau đây viết tắt là “cơ sở nhập khẩu“) xe ô tô và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (sau đây được viết tắt là “xe”).
QCVN 04:2009/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy SXLR và nhập khẩu mới;
QCVN 77:2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh SXLR và nhập khẩu mới;
TCVN 6529:1999 (ISO 1176: 1990): Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng - Thuật ngữ, định nghĩa và mã hiệu;
TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977): Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa;
TCVN 6565:2006: Phương tiện giao thông đường bộ - Khí thải nhìn thấy được (khói) từ động cơ cháy do nén - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu.
TCVN 9725:2013: Phương tiện giao thông đường bộ - Đo công suất hữu ích của động cơ đốt trong và công suất lớn nhất trong 30 min của hệ động lực điện - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
TCVN 6567:2015: Phương tiện giao thông đường bộ - Động cơ cháy do nén, động cơ cháy cưỡng bức sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng và động cơ sử dụng khí tự nhiên lắp trên ô tô - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
TCVN 6785:2015: Phương tiện giao thông đường bộ - Phát thải chất gây ô nhiễm từ ô tô theo nhiên liệu dùng cho động cơ - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu;
4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.2. Xe khối lượng chuẩn cao (Heavy reference mass vehicles): bao gồm các xe loại M1, M2, N1, N2 có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.610 kg và các xe M3, N3;
4.3. Xe loại M (Category M of Motor Vehicles): xe được dùng để chở người và có ít nhất 04 bánh, bao gồm các loại xe từ M1 đến M3 dưới đây:
4.3.1.M1: xe được dùng để chở không quá 09 người, kể cả lái xe;
4.3.2.M2: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 5.000 kg;
4.3.3.M3: xe được dùng để chở quá 09 người, kể cả lái xe; khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 5.000 kg.
4.3.4. Các xe M2 và M3 có thể phân thành các nhóm như sau:
4.3.4.1. Đối với xe chở quá 22 người, không kể lái xe, được phân làm 03 nhóm:
4.3.4.1.1. Nhóm I (Class I): xe được thiết kế có khu vực dành cho hành khách đứng cho phép hành khách di chuyển thường xuyên;
4.3.4.1.2. Nhóm II (Class II): xe được thiết kế chủ yếu để chở hành khách ngồi và được thiết kế cho phép chở hành khách đứng trên lối đi hoặc trong khu vực có diện tích không vượt quá không gian dành cho 02 ghế đôi;
4.3.4.1.3. Nhóm III (Class III): xe được thiết kế dành riêng cho việc chở hành khách ngồi.
4.3.4.2. Đối với xe chở không quá 22 người, không kể lái xe, được phân thành 02 nhóm:
4.3.4.2.1. Nhóm A (Class A): xe được thiết kế để chở hành khách đứng;
4.3.4.2.1. Nhóm B (Class B): xe không được thiết kế để chở hành khách đứng.
4.4.1.N1: xe được dùng để chở hàng, có khối lượng toàn bộ lớn nhất không lớn hơn 3.500 kg;
4.4.2.N2: xe được dùng để chở hàng, có khối lượng toàn bộ lớn nhất lớn hơn 3.500 kg nhưng không lớn hơn 12.000 kg;
4.6. Xe sử dụng nhiên liệu khí đơn (Mono-fuel gas vehicles): là loại xe được thiết kế chủ yếu để chạy bằng một trong các loại nhiên liệu: khí thiên nhiên (NG) hoặc khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), nhưng cũng có thể có hệ thống nhiên liệu xăng chỉ để khởi động xe hoặc các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, dung tích thùng xăng không được vượt quá 15 lít.
4.7. Xe sử dụng nhiên liệu kép (Bi-fuel vehicles): là loại xe có thể sử dụng xen kẽ 02 loại nhiên liệu: xăng và NG hoặc xăng và LPG.
4.8.1. Định nghĩa chung về xe Hybrid (Hybrid Vehicles).
Xe Hybrid (HV) là loại xe có ít nhất 02 bộ chuyển hóa năng lượng khác nhau và 02 hệ thống tích trữ năng lượng khác nhau (ở trên xe) để tạo ra chuyển động cho xe.
4.8.2. Định nghĩa về xe Hybrid điện (Hybrid Electric Vehicles).
Xe Hybrid điện (HEV) là loại xe sử dụng hai loại năng lượng từ hai nguồn năng lượng được tích trữ trên xe sau đây:
4.8.2.1. Nhiên liệu;
4.8.2.2. Thiết bị tích điện năng (ắc quy, tụ điện ...).
Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt, có thể chạy bằng nhiên liệu điêzen hoặc hỗn hợp điêzen và điêzen sinh học.
4.10. Xe sử dụng nhiên liệu thay thế (Alternative fuel vehicle):
Loại xe được thiết kế có thể chạy ít nhất bằng một loại nhiên liệu dạng khí khi ở nhiệt độ và áp suất môi trường hoặc nhiên liệu mà thực chất không được chiết xuất từ dầu mỏ.
4.11. Xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt (Flex fuel vehicle):
Loại xe có một hệ thống nhiên liệu nhưng có thể chạy bằng các hỗn hợp khác nhau của hai hay nhiều loại nhiên liệu.
4.12. Xe sử dụng nhiên liệu ethanol linh hoạt (Flex fuel ethanol vehicle):
Loại xe sử dụng nhiên liệu linh hoạt có thể chạy bằng xăng hoặc hỗn hợp nhiên liệu xăng và ethanol, trong đó ethanol (E85) có thể chiếm đến 85%.
4.13. Xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội (Vehicles designed to fulfil specific social needs): các xe điêzen loại M1 dưới đây:
4.13.1. Xe chuyên dùng, có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000 kg;
4.13.2. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.000 kg và được thiết kế để chở 07 người trở lên (gồm cả người lái);
4.13.3. Xe có khối lượng chuẩn lớn hơn 1.760 kg, có nội thất được thiết kế đặc biệt để phù hợp với việc có sử dụng xe lăn bên trong xe.
4.14. Kiểu loại xe (Vehicle type): loại xe trong đó gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau đây:
4.14.1. Đối với xe khối lượng chuẩn thấp;
4.14.1.1. Khối lượng quán tính tương đương được xác định theo khối lượng chuẩn (định nghĩa tại điểm 4.16 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này);
4.14.1.2. Các đặc điểm của xe và động cơ, được xác định tại Phụ lục A Quy chuẩn này.
4.14.2. Đối với xe khối lượng chuẩn cao: các đặc điểm của xe và động cơ được xác định tại Phụ lục C Quy chuẩn này.
4.15. Khối lượng bản thân (Unladen mass): là khối lượng của xe hoàn chỉnh với trang thiết bị tiêu chuẩn và nhiên liệu (tối thiểu 90% thể tích thùng nhiên liệu) ở trạng thái sẵn sàng hoạt động; không bao gồm lái xe, hành khách, hàng hóa.
4.16. Khối lượng chuẩn (Reference mass - Rm): khối lượng bằng khối lượng bản thân của xe cộng thêm 100 kg để thử khí thải theo các quy định tại Phụ lục Q TCVN 6785:2015.
4.17. Khối lượng toàn bộ lớn nhất(1) (Maximum mass): khối lượng lớn nhất cho phép về mặt kỹ thuật do cơ sở SXLR quy định (khối lượng này có thể lớn hơn khối lượng lớn nhất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định).
Chú thích:(1) thuật ngữ này còn được gọi là “Khối lượng toàn bộ thiết kế lớn nhất (Maximum design total mass)" và cũng được định nghĩa như trên trong TCVN 6529:1999.
4.18. Mức 5 (Level 5): là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 5 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (ECE) áp dụng đối với xe cơ giới SXLR và nhập khẩu mới.
4.19. Nhiên liệu sử dụng của động cơ (Fuel requirement by the engine): loại nhiên liệu thường dùng của động cơ, bao gồm:
4.19.1. Xăng (xăng không chì, xăng E5, xăng E10, ...);
4.19.2. Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG);
4.19.3. Khí tự nhiên (NG, biomethane, ...);
4.19.4. Nhiên liệu điêzen (điêzen DO, điêzen B5, điêzen B7, ...);
4.19.5. Ethanol (E85, E75, ...);
4.19.6. Hỗn hợp của ethanol và xăng ;
4.19.7. Hỗn hợp của nhiên liệu điêzen sinh học và nhiên liệu điêzen;
4.19.8. Hydrô.
4.20. Khí gây ô nhiễm (Gaseous pollutants): cacbon monoxit (CO), các nitơ oxit (NOx) được biểu thị tương đương là nitơ dioxit (ký hiệu là NO2) và hydro cacbon (HC), mê tan (CH4), hydro cacbon không bao gồm mê tan (NMHC) có công thức hoá học giả thiết là:
4.20.1. Đối với nhiên liệu xăng: C1H1,89O0,016 (E5), C1H1.93O0.033 (E10);
4.20.2. Đối với nhiên liệu điêzen: C1H1,86O0,005 (B5), C1H1.86O0.007 (B7);
4.20.3. Đối với LPG: C1H2,525 hoặc C1H2,61 đối với động cơ xe khối lượng chuẩn cao;
4.20.4. Đối với NG: CH4 hoặc C1H3,76 đối với động cơ xe khối lượng chuẩn cao;
4.20.5. Đối với xăng ethanol (E85): C1H2,74O0,385 (E85), C1H2,61O0,329 (E75).
4.21. Hạt gây ô nhiễm (Particulate pollutants): các thành phần được lấy ra từ khí thải đã được pha loãng bằng các bộ lọc ở nhiệt độ lớn nhất 325 K (52oC).
4.22. Khói (Smoke): các hạt lơ lửng trong dòng khí thải của động cơ điêzen có khả năng hấp thụ, phản xạ hoặc khúc xạ ánh sáng.
4.23. Khí thải từ đuôi ống xả (Tail emissions):
4.23.1. Đối với động cơ cháy cưỡng bức: bao gồm khí gây ô nhiễm và hạt gây ô nhiễm (“khí gây ô nhiễm” sau đây viết tắt là “khí”, “hạt gây ô nhiễm” sau đây viết tắt là ‘hạt’ ký hiệu là PM).
4.23.2. Đối với động cơ cháy do nén: bao gồm khói, khí và hạt.
4.24. Khí thải do bay hơi (Evaporative emissions): khí HC bị thất thoát khi bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe, khác với khí HC phát thải tại đuôi ống xả (sau đây được gọi chung là “hơi nhiên liệu”) theo 02 dạng sau:
4.24.1. Bay hơi từ thùng nhiên liệu (Tank breathing losses): khí HC bay hơi từ thùng nhiên liệu do sự thay đổi nhiệt độ ở bên trong thùng (công thức hoá học giả thiết là C1H2,33).
4.24.1. Bay hơi do xe ngấm nóng (Hot soak losses): khí HC bay hơi từ hệ thống nhiên liệu của xe đỗ sau khi đã chạy được một khoảng thời gian (công thức hoá học giả thiết là C1H2,20).
4.25. Các te động cơ (Engine crankcase): các khoang trong hoặc ngoài động cơ được thông với bình hứng dầu bôi trơn bằng các ống dẫn bên trong hoặc ngoài động cơ, các loại khí và hơi trong các-te có thể thoát ra ngoài qua các ống dẫn đó.
4.26. Thiết bị khởi động nguội (Cold start device): thiết bị làm giàu tạm thời hỗn hợp không khí - nhiên liệu để động cơ dễ khởi động.
4.27. Thiết bị trợ giúp khởi động (Starting aid): thiết bị giúp cho động cơ khởi động mà không cần làm giàu hỗn hợp không khí - nhiên liệu của động cơ, ví dụ: bugi sấy, thay đổi thời gian phun v.v...
4.28. Thể tích làm việc động cơ (Engine capacity):
4.28.1. Đối với động cơ có pít tông chuyển động tịnh tiến: là thể tích làm việc danh định của động cơ.
4.28.2. Đối với các động cơ có pít tông quay (Wankel): là thể tích bằng 02 lần thể tích làm việc danh định của động cơ.
4.29. Lam đa (A) (Lambda): là hệ số dư lượng không khí.
4.30. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm (Pollution control device or Anti-poluttion Device): các thiết bị của xe có chức năng kiểm soát, hạn chế khí thải từ ống xả và hơi nhiên liệu.
4.31. Hệ thống xử lý sau xả (Exhaust afftertreatment system): bao gồm bộ biến đổi xúc tác, lọc hạt, hệ thống khử NOx và hạt hoặc bất kỳ hệ thống giảm phát thải khác được lắp trên động cơ. Hệ thống này không bao gồm thiết bị thiết bị tuần hoàn khí thải (EGR).
4.32. Lỗi chức năng (Malfunction): sự suy giảm hoặc lỗi (gồm cả lỗi về điện) của hệ thống kiểm soát khí thải dẫn đến:
4.32.1. Khí thải vượt quá giới hạn ngưỡng OBD;
4.32.2. Các hệ thống xử lý sau xả không đạt dải tính năng theo quy định dẫn đến phát thải chất ô nhiễm nào đó vượt quá giới hạn ngưỡng OBD (nếu có).
Tất cả các trường hợp mà hệ thống OBD không thể đáp ứng yêu cầu giám sát trong Quy chuẩn này đều được coi là lỗi chức năng.
4.33. Thiết bị báo lỗi chức năng (Malfunction Indicator - MI): thiết bị chỉ báo bằng tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh hoặc cả hai để cảnh báo rõ ràng cho người lái biết có lỗi chức năng của bộ phận liên quan đến phát thải được nối với hệ thống OBD hoặc của chính hệ thống OBD.
4.34. Hệ thống OBD (On-Board diagnostic System): hệ thống chẩn đoán trên xe để kiểm soát khí thải với khả năng phát hiện được lỗi chức năng nhờ sử dụng mã lỗi được lưu trong hệ thống máy tính của xe.
4.35. Phép thử loại I (Type I - test): phép thử để kiểm tra khối lượng trung bình của khí thải ở đuôi ống xả sau khi khởi động động cơ ở trạng thái nguội.
4.36. Phép thử loại II (Type II - test): phép thử để kiểm tra nồng độ của CO ở chế độ tốc độ không tải nhỏ nhất của động cơ.
4.37. Phép thử loại III (Type III - test): phép thử để kiểm tra khí thải từ các te động cơ.
4.38. Phép thử loại IV (Type IV - test): phép thử để kiểm tra hơi nhiên liệu đối với động cơ cháy cưỡng bức.
4.39. Phép thử loại V (Type V - test): phép thử để thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm.
4.40. Phép thử OBD (On Board Diagnosis test): phép thử để kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe.
4.41. Phép thử ESC (European Stationary Cycle test): phép thử theo chu trình gồm 13 chế độ có trạng thái ổn định được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.42. Phép thử ELR (European Load Response test): phép thử theo chu trình gồm một chuỗi các bước thử có tải ở tốc độ động cơ không đổi được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.43. Phép thử ETC (European Transient test): phép thử theo chu trình gồm 1800 chế độ chuyển tiếp diễn ra rất nhanh theo từng giây một, được áp dụng theo TCVN 6567:2015.
4.44. Kiểu loại động cơ (Engine type): loại động cơ trong đó bao gồm các động cơ có cùng những đặc điểm chủ yếu quy định trong Phụ lục C của Quy chuẩn này.
4.45. Động cơ cháy cưỡng bức (Positive ignition (P.I.) engine): động cơ làm việc theo nguyên lý cháy cưỡng bức, sau đây viết tắt là động cơ P.I. (động cơ xăng, ...).
4.46. Động cơ cháy do nén (Compression ignition (C.I.) engine): động cơ làm việc theo nguyên lý cháy do nén, sau đây viết tắt là động cơ C.I. (động cơ điêzen,...).
4.47. Động cơ nhiên liệu khí (Gas engine): động cơ sử dụng nhiên liệu là khí tự nhiên (NG) hoặc khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG).
4.48. Công suất hữu ích (Net power): công suất ở cuối trục khuỷu của động cơ, đo được trên băng thử (kW) bằng phương pháp đo quy định trong TCVN 9725:2013.
4.49. Tốc độ danh định (Rated speed): tốc độ lớn nhất ở chế độ toàn tải của động cơ do bộ điều tốc khống chế theo quy định của cơ sở SXLR. Trường hợp không có bộ điều tốc thì đó là tốc độ tương ứng với công suất lớn nhất của động cơ theo quy định của cơ sở SXLR.
4.50. Phần trăm tải (Percent load): tỉ lệ phần trăm giữa giá trị mômen xoắn hữu ích và mômen xoắn hữu ích lớn nhất ở một giá trị tốc độ động cơ xác định.
4.51. Công suất lớn nhất theo công bố Pmax (Declared maximum power): công suất lớn nhất tính theo kW (công suất hữu ích) theo công bố của cơ sở SXLR trong tài liệu kỹ thuật.
4.52. Tốc độ tại mômen xoắn lớn nhất (Maximum torque speed): tốc độ động cơ mà ở đó mô men xoắn của động cơ có giá trị lớn nhất theo quy định của cơ sở SXLR.
4.53. Tốc độ động cơ A, B và C (Engine speed A, B và C): các tốc độ thử nằm trong dải tốc độ hoạt động của động cơ được sử dụng cho thử ESC và thử ELR như quy định tại Phần II Phụ lục B - Phụ lục B.1 TCVN 6567:2015.
4.54. Tốc độ cao ncao (High speed nhigh): tốc độ cao nhất của động cơ mà tại đó công suất động cơ bằng 70% công suất cực đại theo công bố.
4.55. Tốc độ thấp nth (Low speed nlow): tốc độ thấp nhất của động cơ mà tại đó công suất động cơ bằng 50% công suất cực đại theo công bố.
4.56. Tốc độ chuẩn nch (Reference speed nref): tốc độ được sử dụng để tính toán các giá trị tốc độ tương đối của phép thử ETC, tốc độ này được xác định như quy định tại Phần II Phụ lục B - Phụ lục B1 TCVN 6567:2015.
4.57. Miền kiểm soát (Control area): miền nằm giữa tốc độ động cơ A và C và nằm giữa các giá trị 25% và 100% tải.
4.58. Hệ thống tái sinh định kỳ (Periodically regenerating system): là thiết bị chống ô nhiễm (bộ biến đổi xúc tác, bẫy hạt, ...) cần phải có một quá trình tái sinh định kỳ nhỏ hơn 4.000 km dưới điều kiện hoạt động bình thường của xe. Trong các chu kỳ xảy ra quá trình tái sinh, khí thải có thể không đạt tiêu chuẩn. Nếu quá trình tái sinh của một thiết bị chống ô nhiễm xảy ra trong quá trình thực hiện phép thử loại I và cũng xảy ra trong chu trình chuẩn bị xe, hệ thống này sẽ được coi là hệ thống tái sinh liên tục.
Phần này quy định mức giới hạn khí thải và các yêu cầu kỹ thuật liên quan đối với các loại xe khác nhau theo 03 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015 và TCVN 6565:2006; Quy định của Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên hợp quốc (ECE) ECE 83-Rev04, ECE 49-Rev05; Chỉ thị của Hội đồng Nghị viện Châu Âu DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC và DIRECTIVE 2007/46/EC nêu tại Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Phần này.
2.1.1. Các loại xe áp dụng Quy chuẩn này bao gồm các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc động cơ cháy do nén (bao gồm cả xe hybrid điện) được phân loại tại điểm 4.3 đến điểm 4.13 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này, sử dụng riêng hoặc kết hợp các loại nhiên liệu.
2.1.2. Việc áp dụng các phép thử đối với các loại xe khối lượng chuẩn thấp được quy định chi tiết tại điểm 3.1.1 và điểm 3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
Khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại I nêu tại điểm 3.2.1 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của các khí CO, THC, NMHC, NOx và PM từ xe lắp động cơ cháy cưỡng bức (dùng xăng, LPG hoặc NG); của các khí CO, THC + NOx, NOX và PM từ xe lắp động cơ cháy do nén dùng nhiên liệu điêzen phải nhỏ hơn giá trị giới hạn đối với từng loại chất nêu trong Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây.
Bảng 1. Giá trị giới hạn khí thải cho xe lắp động cơ cháy cưỡng bức - Mức 5
Loại xe |
Khối lượng chuẩn, Rm (kg) |
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
PM(1)(2) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
Mi , M2 |
Tất cả |
1,00 |
0,1 |
0,068 |
0,06 |
0,005/ 0,0045 |
|
N1 |
Nhóm I |
Rm < 1305 |
1,00 |
0,1 |
0,068 |
0,06 |
0,005/ 0,0045 |
Nhóm II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
1,81 |
0,13 |
0,090 |
0,075 |
0,005/ 0,0045 |
|
Nhóm III |
1.760 < Rm |
2,27 |
0,16 |
0,108 |
0,082 |
0,005/ 0,0045 |
|
N2 |
Tất cả |
2,27 |
0,16 |
0,108 |
0,082 |
0,005/ 0,0045 |
Chú thích:
(1) chỉ áp dụng cho xe lắp động cơ phun nhiên liệu trực tiếp;
(2) giá trị đứng trước tương ứng với phương pháp cân hạt bằng cân điện tử nhưng quan sát kết quả bằng mắt thường. Giá trị đứng sau tương ứng phương pháp cân hạt tự động thông qua một thiết bị cân và chương trình phần mềm (PMP).
Loại xe |
Khối lượng chuẩn, Rm (kg) |
CO |
THC + NOx |
NOx |
PM(1) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
M1, M2 |
Tất cả |
0,5 |
0,23 |
0,18 |
0,005/ 0,0045 |
|
N1 |
Nhóm I |
Rm < 1305 |
0,5 |
0,23 |
0,18 |
0,005/ 0,0045 |
Nhóm II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
0,63 |
0,295 |
0,235 |
0,005/ 0,0045 |
|
Nhóm III |
1.760 < Rm |
0,74 |
0,35 |
0,28 |
0,005/ 0,0045 |
|
N2 |
Tất cả |
0,74 |
0,35 |
0,28 |
0,005/ 0,0045 |
Chú thích: (1) giá trị đứng trước tương ứng với phương pháp cân hạt bằng cân điện tử nhưng quan sát kết quả bằng mắt thường. Giá trị đứng sau tương ứng phương pháp cân hạt tự động thông qua một thiết bị cân và chương trình phần mềm (PMP).
2.3. Quy định đối với phép thử loại II: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại II nêu tại điểm 3.2.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, hàm lượng CO lớn nhất được quy định như sau:
2.3.1. Ở tốc độ không tải thường, hàm lượng CO lớn nhất cho phép phải theo giá trị được cơ sở SXLR công bố. Tuy nhiên, hàm lượng CO lớn nhất này không được vượt quá 0,3% thể tích.
2.3.2. Ở tốc độ không tải cao (≥ 2.000 r/min), hàm lượng CO của khí thải từ động cơ không được vượt quá 0,2% thể tích, trong điều kiện giá trị Lambda phải nằm trong khoảng 01 ± 0,03 hoặc theo số liệu do cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu cung cấp.
2.4. Quy định đối với phép thử loại III: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại III nêu tại điểm 3.2.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, hệ thống thông gió các-te động cơ không được cho bất kỳ khí nào từ các-te động cơ thải ra ngoài không khí.
2.5. Quy định đối với phép thử loại IV: khi kiểm tra khí thải trong phép thử loại IV quy định tại điểm 3.2.4 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, lượng hơi nhiên liệu phải nhỏ hơn 02 gam/ lần thử.
2.6. Quy định đối với phép thử loại V: phép thử loại V thực hiện theo quy định tại điểm 3.2.5 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này. Cơ sở SXLR vẫn có thể chọn dùng các hệ số suy giảm trong Bảng 3 dưới đây để thay thế cho các hệ số suy giảm đo được trong thử nghiệm:
Bảng 3 - Hệ số suy giảm theo mức 5
Loại động cơ |
Các hệ số suy giảm |
|||||
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
HC +NOx |
PM |
|
(i) Cháy cưỡng bức |
1,5 |
1,3 |
1,3 |
1,6 |
- |
1,0 |
(ii) Cháy do nén |
1,5 |
- |
- |
1,1 |
1,1 |
1,0 |
2.7. Quy định đối với phép thử OBD
2.7.1.1. Có thiết bị báo lỗi chức năng (MI);
2.7.1.2. Có kiểm soát lỗi các cảm biến liên quan đến khí thải nếu được lắp lên xe như:
2.7.1.2.2. Các cảm biến: ô xy, NOx, nhiệt độ, áp suất nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu, khí nạp;
2.7.1.4. Có kiểm soát tình trạng hoạt động, không hoạt động của EGR (nếu có);
2.7.1.5. Có kiểm soát tình trạng hoạt động, không hoạt động của bộ phun không khí phụ (nếu có);
2.7.1.6. Có khả năng lưu và xóa mã lỗi.
2.8. Quy định đối phép thử độ khói
Khi kiểm tra hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải từ ô tô chạy trên băng thử xe trong phép thử nêu tại điểm 3.2.7 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, xe phải phù hợp với các yêu cầu nêu tại Điều 12 Phần III của TCVN 6565:2006.
2.9. Quy định khác:
2.9.2. Các loại xe M1 sử dụng chất xúc tác cho hệ thống xử lý khí thải thì phải đáp ứng các yêu cầu được nêu trong Phụ lục K Quy chuẩn này.
3.1.1. Các loại xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ xăng hoặc động cơ nhiên liệu kép phải thực hiện các phép thử loại II và loại III theo các yêu cầu nêu tại điểm 2.3 và điểm 2.4 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.1.2. Việc áp dụng các phép thử đối với các loại xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ cháy do nén và động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu khí được quy định chi tiết tại điểm 3.1.2 và điểm 3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
3.2. Quy định đối với phép thử ESC, phép thử ELR và phép thử ETC
3.2.1. Khi kiểm tra khí thải trong phép thử nêu tại điểm 3.3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, khối lượng trung bình đo được của các khí CO, HC, NOx và PM từ động cơ không được lớn hơn giá trị giới hạn tương ứng được quy định trong Bảng 4 và Bảng 5.
Bảng 4. Giá trị giới hạn trong khí thải của từng chất khí và hạt đối với các phép thử ESC và ELR mức 5
ESC |
ELR |
|||
Khối lượng các chất (g/kWh) |
Độ khói (m-1) |
|||
CO |
HC |
NOx |
PM |
|
1,5 |
0,46 |
2,0 |
0,02 |
0,5 |
3.2.2. Khối lượng của NOx được đo tại từng điểm kiểm tra ngẫu nhiên trong miền kiểm soát của phép thử ESC không lớn hơn giá trị lớn nhất trong hai giá trị sau:
3.2.2.1. Giá trị nội suy từ các chế độ thử liền kề x 1,1 (xem điểm 5.6 Phần II Phụ lục B - Phụ lục B1, TCVN 6567:2015);
3.2.2.2. Giá trị giới hạn NOx nêu trong Bảng 4 điểm 3.2 Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.3. Giá trị độ khói (hệ số hấp thụ ánh sáng) ở tốc độ thử ngẫu nhiên của phép thử ELR không được lớn hơn giá trị độ khói cao nhất của hai giá trị tại hai tốc độ thử liền kề 20% hoặc 5% giá trị giới hạn, chọn giá trị lớn hơn.
Bảng 5. Giá trị giới hạn khí thải của từng chất khí và hạt đối với phép thử ETC mức 5
Khối lượng các chất (g/kWh) |
||||
CO |
NMHC |
CH4(1) |
NOx |
PM(2) |
4,0 |
0,55 |
1,1 |
2,0 |
0,03 |
Chú thích:
(1) chỉ cho động cơ NG;
(2) không áp dụng cho động cơ nhiên liệu khí.
3.2.4. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có thể chọn đo THC trong phép thử ETC thay cho việc đo NMHC. Trong trường hợp này, giá trị giới hạn của THC bằng giá trị giới hạn của NMHC trong Bảng 5 nêu trên.
3.3. Quy định đối với phép thử OBD
3.3.1.1. Có thiết bị báo lỗi chức năng (MI);
3.3.1.2. Có kiểm soát lỗi các cảm biến liên quan đến khí thải nếu được lắp lên xe như:
3.4. Quy định đối phép thử độ khói
Khi kiểm tra hệ số hấp thụ ánh sáng của khí thải (đặc trưng cho độ khói) trong phép thử nêu tại điểm 3.3.4 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này, kết quả đo hệ số hấp thụ ánh sáng không được lớn hơn các giá trị giới hạn được quy định trong Bảng 6 dưới đây:
Bảng 6. Giá trị giới hạn của hệ số hấp thụ ánh sáng - Thử ở chế độ tốc độ ổn định trên đường đặc tính toàn tải của động cơ
Lưu lượng khí danh định (G) (l/s) |
Hệ số hấp thụ ánh sáng (K) (m -1) |
42 |
2,260 |
45 |
2,190 |
50 |
2,080 |
55 |
1,985 |
60 |
1,900 |
65 |
1,840 |
70 |
1,775 |
75 |
1,720 |
80 |
1,665 |
85 |
1,620 |
90 |
1,575 |
95 |
1,535 |
100 |
1,495 |
105 |
1,465 |
110 |
1,425 |
115 |
1,395 |
120 |
1,370 |
125 |
1,345 |
130 |
1,320 |
135 |
1,300 |
140 |
1,270 |
145 |
1,250 |
150 |
1,225 |
155 |
1,205 |
160 |
1,190 |
165 |
1,170 |
170 |
1,155 |
175 |
1,140 |
180 |
1,125 |
185 |
1,110 |
190 |
1,095 |
195 |
1,080 |
200 |
1,065 |
Chú thích: - Mặc dù các giá trị giới hạn nêu trong Bảng 6 đã được làm tròn đến 0,01 hoặc 0,005 nhưng các kết quả thử nghiệm không nhất thiết phải có độ chính xác đến 0,01 hoặc 0,005; - Việc xác định lưu lượng khí danh định được nêu tại Phụ lục C TCVN 6565:2006. |
3.5. Cơ sở SXLR phải bảo đảm việc lắp đặt động cơ lên xe trong quá trình SXLR đảm bảo quy định sau:
3.5.1. Không được làm tăng các giá trị của độ giảm áp suất nạp, áp suất ngược của khí thải và công suất hấp thụ của các thiết bị do động cơ dẫn động được công bố trong bản đăng ký thông số kỹ thuật quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn này;
3.5.2. Phù hợp với các yêu cầu nêu tại các điều 4.1, 4.2 và 4.3 Phần I TCVN 6565:2006 và yêu cầu về lắp đặt động cơ đã kiểm tra độ khói lên xe trong quá trình SXLR nêu tại Phần II TCVN 6565:2006.
4. Yêu cầu đối với phần mềm điều khiển động cơ (EECU)
4.1. Có mã hiệu nhận dạng EECU;
4.2. Có công bố hướng dẫn và phương pháp đọc dữ liệu từ EECU.
Xe SXLR và nhập khẩu mới phải được kiểm tra khí thải theo các quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong SXLR và nhập khẩu ô tô.
2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử
2.1.1. Đối với xe khối lượng chuẩn thấp: theo Phụ lục A Quy chuẩn này. Nếu xe lắp động cơ cháy cưỡng bức thì phải nêu rõ là áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.1 TCVN 6785:2015 hoặc áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.2 TCVN 6785:2015; trong trường hợp áp dụng yêu cầu nêu tại điểm 6.1.2.2 TCVN 6785:2015 thì phải kèm theo một bản mô tả ký hiệu bổ sung.
2.1.2. Đối với xe khối lượng chuẩn cao: theo Phụ lục C Quy chuẩn này.
2.1.3. Đối với xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006 để kiểm tra độ khói: theo Phụ lục Đ Quy chuẩn này.
2.2. Mẫu thử
2.2.2. Riêng đối với các loại xe khối lượng chuẩn cao là các loại xe lắp động cơ cháy do nén và động cơ cháy cưỡng bức sử dụng nhiên liệu khí: mẫu thử là động cơ.
2.2.3. Xe hoặc động cơ cần được chạy rà để đưa về điều kiện kỹ thuật tốt trước khi thử. Tổ chức, cá nhân đăng ký thử nghiệm có thể tự quyết định quãng đường chạy rà (hoặc thời gian chạy rà đối với động cơ) theo khuyến cáo của cơ sở SXLR.
3. Phép thử
3.1.1.1. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc các xe Hybrid điện lắp động cơ cháy cưỡng bức:
Phép thử loại I |
(Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội); |
Phép thử loại II Phép thử loại III Phép thử loại IV Phép thử loại V Phép thử OBD |
(Kiểm tra CO ở tốc độ không tải); (Kiểm tra phát thải khí cacte); (Kiểm tra bay hơi nhiên liệu); (Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm); (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe). |
3.1.1.2. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy cưỡng bức hoặc xe Hybrid điện lắp động cơ cháy cưỡng bức, sử dụng LPG hoặc NG (nhiên liệu đơn hoặc kép):
Phép thử loại I |
(Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội); |
Phép thử loại II Phép thử loại IV Phép thử loại V Phép thép OBD |
(Kiểm tra CO ở tốc độ không tải) (Kiểm tra bay hơi nhiên liệu); (Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm); (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe). |
3.1.1.3. Phải thực hiện các phép thử sau đối với các xe lắp động cơ cháy do nén hoặc xe hybrid điện lắp động cơ cháy do nén:
Phép thử loại I |
(Kiểm tra phát thải trung bình ở đuôi ống xả sau khi khởi động ở trạng thái nguội); |
Phép thử loại V Phép thử OBD Độ khói |
(Thử nghiệm độ bền các thiết bị chống ô nhiễm); (Kiểm tra chức năng của hệ thống chẩn đoán trên xe). (Trừ xe Hybrid) |
Chú ý: xe sử dụng nhiên liệu kép, xe sử dụng nhiên liệu khí đơn nêu trên là các xe sử dụng nhiên liệu như đã được nêu tại điểm 4.6 và điểm 4.7 Điều 4 Phần I Quy chuẩn này.
Bảng 7. Áp dụng các phép thử thử nghiệm cho chứng nhận kiểu loại và mở rộng chứng nhận kiểu loại đối với xe khối lượng chuẩn thấp
Tiêu chuẩn và Phép thử |
Xe lắp động cơ cháy cưỡng bức, gồm cả xe Hybrid |
Xe lắp động cơ cháy do nén, gồm cả xe Hybrid |
||||||||
TCVN 6785 |
Nhiên liệu đơn |
Nhiên liệu kép(1) |
Nhiên liệu linh hoạt |
Nhiên liệu linh hoạt |
Nhiên liệu đơn |
|||||
Nhiên liệu thử |
Xăng(2) |
LPG |
NG/ Biomethane |
Hydro |
Xăng(2) và LPG |
Xăng(2) và NG/ Biomethane |
Xăng(2) và Hydro |
Xăng(2) và Ethanol(2) |
Điêzen(2) và Điêzen sinh học |
Điêzen(2) |
Chất ô nhiễm dạng khí (Phép thử loại I) |
X |
X |
X |
- |
X (thử cả hai loại) |
X (thử cả hai loại) |
X (chỉ thử xăng) |
X (thử cả hai loại) |
X (chỉ thử Điêzen) |
X |
Chất ô nhiễm dạng hạt (Phép thử loại I) |
X (phun trực tiếp) |
- |
- |
- |
X (phun trực tiếp) (chỉ thử xăng) |
X (phun trực tiếp) (chỉ thử xăng) |
X (phun trực tiếp) (chỉ thử xăng) |
X (phun trực tiếp) (thử cả hai loại) |
X (chỉ thử Điêzen) |
X |
Khí thải khi chạy không tải (Phép thử loại II) |
X |
X |
X |
- |
X (cả hai loại) |
X (cả hai loại) |
X (chỉ thử xăng) |
X (cả hai loại) |
- |
- |
Khí cacte (Phép thử loại III) |
X |
X |
X |
- |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (xăng) |
- |
- |
Bay hơi nhiên liệu (Phép thử loại IV) |
X |
- |
- |
- |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
- |
- |
Độ bền thiết bị chống ô nhiễm (Phép thử loại V) |
X |
X |
X |
- |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (chỉ thử xăng) |
X (xăng) |
X (chỉ thử Điêzen) |
X |
Phép thử OBD |
X |
X |
X |
- |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
Đo khói TCVN 6565 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
X (trừ Hybrid) |
X (trừ Hybrid) |
(1) Khi xe sử dụng nhiên liệu kép được kết hợp với một xe nhiên liệu linh hoạt, áp dụng các yêu cầu của cả hai phép thử.
(2) Yêu cầu kỹ thuật của nhiên liệu như quy định tại Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.1.2. Xe khối lượng chuẩn cao
3.1.2.1.1. Đối với xe dùng xăng hoặc xe sử dụng nhiên liệu kép: áp dụng các phép thử loại II, loại III, OBD nêu tại các điểm 3.2.2, 3.2.3 và 3.2.6 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
3.1.2.1.2. Đối với xe chỉ dùng LPG hoặc NG: áp dụng phép thử ETC và OBD nêu tại các điểm 3.3.2, 3.3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này nhưng không kiểm tra phát thải dạng hạt (PM).
Các phép thử ESC, ELR và ETC theo TCVN 6567:2015 nêu tại điểm 3.3.2 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này; phép thử OBD theo quy định tại điểm 3.3.3 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này và kiểm tra độ khói theo TCVN 6565:2006 nêu tại điểm 3.3.4 Điều 3 Phần III Quy chuẩn này.
3.1.2.4. Các chất gây ô nhiễm và các phép thử phải kiểm tra cho từng loại động cơ và nhiên liệu được nêu trong Bảng 8 dưới đây.
Bảng 8. Quy định về áp dụng các phép thử theo tiêu chuẩn tương ứng cho các loại xe
|
Động cơ cháy cưỡng bức |
Động cơ cháy do nén |
|||
Xăng hoặc nhiên liệu kép |
NG |
LPG |
Điêzen |
Ethanol |
|
Các chất gây ô nhiễm dạng khí |
X(1) |
X |
X |
X |
X |
Hạt (PM) |
- |
- |
- |
X |
X |
Độ khói |
- |
- |
- |
X |
X |
Phép thử OBD |
X |
X |
X |
X |
X |
Ghi chú:
(1) Chỉ thực hiện các phép thử loại II và loại III.
X: Có áp dụng;
-: Không áp dụng.
3.1.3.2. Đối với xe sát-xi có buồng lái: các quy định về tiêu chuẩn áp dụng đối với xe sát-xi có buồng lái được nêu trong Bảng 9 dưới đây:
Bảng 9. Quy định về tiêu chuẩn áp dụng đối với xe sát-xi có buồng lái
Khối lượng chuẩn xe sát-xi có buồng lái (kg) |
Khối lượng chuẩn xe thành phẩm khi đăng ký thử nghiệm xe sát-xi (kg) (1)(2) |
Tiêu chuẩn áp dụng |
> 2.610 |
Tất cả |
- Xe lắp động cơ xăng: nêu tại điểm 3.2 Phần III Quy chuẩn này. - Xe lắp động cơ nhiên liệu khí và điêzen: nêu tại điểm 3.3 Phần III Quy chuẩn này. |
≤ 2.610 |
> 2.610 |
|
≤ 2.610 |
Nêu tại điểm 3.2 Phần III Quy chuẩn này |
Chú thích:
(1) Trường hợp xe thành phẩm có khối lượng chuẩn sau khi được SXLR từ loại ô tô sát-xi tương ứng phù hợp với khối lượng chuẩn đã đăng ký thì xe thành phẩm sẽ được thừa nhận kết quả kiểm tra khí thải từ xe sát-xi.
(2) Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có thể đăng ký ở thử nghiệm ở mức tải lớn nhất của xe thành phẩm mà xe đáp ứng được yêu cầu về khí thải.
3.2.1.4. Chu trình thử được bắt đầu ngay sau khi động cơ được khởi động.
3.2.1.5. Đối với xe lắp hệ thống xử lý sau xả dựa trên quá trình tái sinh định kỳ, kết quả sau khi thử nghiệm phải nhân với hệ số tái sinh Ki. Ki được xác định bằng một trong những phương pháp như sau:
3.2.1.5.1. Chấp nhận hệ số Ki từ cơ sở SXLR nếu cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có đủ tài liệu chứng việc xác định Ki phù hợp với quy định tại Phụ lục M TCVN 6785:2015;
3.2.1.5.2. Thử nghiệm để xác định Ki;
3.2.1.5.3. Lấy Ki bằng 1,05 cho tất cả các chất ô nhiễm theo đề nghị của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu.
3.2.1.5.4. Theo yêu cầu của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu, quy trình thử dành riêng cho hệ thống tái sinh định kỳ sẽ không áp dụng cho xe lắp thiết bị tái sinh nếu cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu chứng minh được trong quá trình tái sinh, lượng khí thải vẫn ở dưới mức cho phép như được nêu tại điểm 2.2 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này (lượng khí thải này tùy thuộc vào từng loại xe).
3.2.1.6. Đối với hệ thống tái sinh liên lục, việc thử nghiệm khí thải áp dụng như đối với xe không có hệ thống tái sinh.
3.2.1.7. Phép thử phải được tiến hành 03 lần. Các kết quả thu được từ mỗi lần thử bằng giá trị đo nhân với các hệ số suy giảm thích hợp nêu tại Bảng 3 Phần II Quy chuẩn này. Trong trường hợp có trang bị hệ thống tái sinh định kỳ, thì phải nhân với hệ số Ki nêu trên. Khối lượng các loại khí và PM (xe lắp động cơ cháy do nén) thu được trong mỗi lần thử phải nhỏ hơn các giới hạn tương ứng nêu trong Bảng 1 hoặc Bảng 2 Phần II Quy chuẩn này cho mỗi loại xe. Tuy nhiên, đối với mỗi loại khí hoặc PM thì một trong ba kết quả đo được (mỗi kết quả đo là của một lần thử) có thể lớn hơn nhưng không được quá 10% mức giới hạn quy định của mỗi loại khí và PM nêu tại Bảng 1 hoặc Bảng 2 Phần II Quy chuẩn này với điều kiện là giá trị trung bình cộng của ba kết quả đo phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định.
3.2.1.8. Số lần thử quy định nêu trên sẽ được giảm trong các điều kiện xác định sau đây:
3.2.1.8.1. Chỉ phải thử một lần, nếu tất cả các khí và PM đều có: V1 ≤ 0,70 L;
3.2.1.8.2. Chỉ phải thử hai lần, nếu kết quả thử V1 của mỗi khí và PM không thoả mãn điều kiện nêu trên nhưng vẫn thoả mãn yêu cầu sau: V1 ≤ 0,85 L; V1 + V2 ≤ 1,70 L và V2 ≤ L, trong đó:
V1 là kết quả của lần thử thứ nhất, V2 là kết quả của lần thử thứ hai và L là giá trị giới hạn đối với mỗi loại khí và PM.
3.2.1.8.3. Quy trình đo khí thải từ một đến ba lần thử trong phép thử loại I được nêu trong Phụ lục H Quy chuẩn này.
3.2.2.1. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu thực hiện phép thử theo quy định tại Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.2.2.1. Kết quả đo khí thải của phép thử này phải thoả mãn quy định về nồng độ CO nêu tại điểm 2.3 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.3. Phép thử loại III: theo Phụ lục F TCVN 6785:2015.
3.2.3.1. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu thực hiện phép thử theo quy định tại Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.2.3.1. Kết quả kiểm tra của phép thử này phải thoả mãn quy định nêu tại điểm 2.4 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.4. Phép thử loại IV: theo Phụ lục G TCVN 6785:2015 (không áp dụng cho xe xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ xăng).
3.2.4.1. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu thực hiện phép thử theo quy định tại Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.2.4.2. Kết quả kiểm tra của phép thử này phải thoả mãn quy định nêu tại điểm 2.5 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.5.2. Ngoài ra, cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có thể cung cấp hệ số suy giảm và tài liệu chứng minh việc thử xác định hệ số suy giảm phù hợp với Phụ lục L Quy chuẩn này.
3.2.6.1. Kiểm tra các tính năng của OBD theo khai báo và tài liệu minh chứng kèm theo do cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu cung cấp theo các yêu cầu nêu tại điểm 2.7 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.2.6.2. Thử hiệu quả của OBD thông qua thiết bị báo lỗi chức năng (MI) và mã lỗi khi ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời 04 cảm biến hoặc linh kiện bất kỳ liên quan đến khí thải (nếu được lắp) như: bộ biến đổi xúc tác khí thải, ô xy, NOx, các ngắt kết nối điện (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời của các cảm biến khác. Việc lựa chọn các cảm biến hoặc linh kiện để ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời có thể thực hiện theo khuyến nghị của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường của mẫu thử sau khi kiểm tra, thử nghiệm. Tuy nhiên, phải lựa chọn ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời ít nhất một cảm biến hoặc linh kiện (nếu được lắp) thuộc các hệ thống kiểm soát ô nhiễm sau xả. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện việc ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời các cảm biến hoặc linh kiện và bảo đảm cơ sở thử nghiệm tiếp cận kiểm tra được các lỗi chức năng (MI) và mã lỗi. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo bảo tình trạng hoạt động bình thường của mẫu thử sau khi kiểm tra, thử nghiệm.
3.2.7.1. Việc kiểm tra được thực hiện trên xe mẫu như quy định tại điểm 2.2 Điều 2 Phần III Quy chuẩn này.
3.2.7.2. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu để đo độ khói theo quy định trong Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.2.7.3. Kết quả kiểm tra của phép thử này phải thoả mãn quy định nêu tại điểm 2.8 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
3.3.1. Việc đo công suất và mô men xoắn của động cơ được thực hiện theo TCVN 9725:2013, sai số công suất giữa kết quả đo được với giá trị khai báo của cơ sở SXLR động cơ phù hợp với quy định tại Phụ lục K TCVN 6565:2006.
3.3.2.2. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu thực hiện phép thử khí thải theo quy định tại Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.3.2.3. Kết quả kiểm tra của các phép thử này phải thoả mãn quy định nêu tại điểm 3.2 Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
3.3.2.4. Đối với xe lắp hệ thống xử lý sau xả dựa trên quá trình tái sinh liên tục phải được thử nghiệm theo quy định tại điểm B.2.8.1 Phụ lục B TCVN 6567:2015.
Phép thử có thể thực hiện như sau:
3.3.2.5.1. Nếu cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có thể cung cấp dữ liệu thể hiện được lượng khí thải không đổi (+/-15 %) giữa các giai đoạn tái sinh, có thể thực hiện một phép thử ETC trong quá trình tái sinh và một phép thử ETC không trong quá trình tái sinh và kết quả được tính toán theo quy định tại điểm 5.5.1 Phụ lục B - Phụ lục B2 TCVN 6567:2015. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu phải cung cấp hệ thống xử lý sau xả đã hấp thụ một lượng phát thải sát với thời điểm tái sinh để chuẩn bị cho phép thử ETC trong quá trình tái sinh hoặc như quy định tại điểm 3.3.2.5.2 dưới đây.
3.3.2.5.2. Có thể sử dụng kết quả phép thử ETC trong quá trình tái sinh theo tài liệu do cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu cung cấp để miễn phép thử ETC của quá trình tái sinh.
3.3.3.1. Kiểm tra các tính năng của OBD theo khai báo và tài liệu minh chứng kèm theo do cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu cung cấp theo các yêu cầu nêu tại điểm 3.3 Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
3.3.3.2. Thử hiệu quả của OBD thông qua thiết bị báo lỗi chức năng (MI) và mã lỗi khi ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời 04 cảm biến hoặc linh kiện bất kỳ liên quan đến khí thải (nếu được lắp) như: bộ biến đổi xúc tác khí thải, ô xy, NOx, các ngắt kết nối điện (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời của các cảm biến khác. Việc lựa chọn các cảm biến hoặc linh kiện để ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời có thể thực hiện theo khuyến nghị của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường của mẫu thử sau khi kiểm tra, thử nghiệm. Tuy nhiên, phải lựa chọn ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời ít nhất một cảm biến hoặc linh kiện (nếu được lắp) thuộc các hệ thống kiểm soát ô nhiễm sau xả. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện việc ngắt kết nối (hoặc ngừng kích hoạt) tạm thời các cảm biến hoặc linh kiện và đảm bảo Cơ sở thử nghiệm tiếp cận kiểm tra được các lỗi chức năng (MI) và mã lỗi. Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo bảo tình trạng hoạt động bình thường của mẫu thử sau khi kiểm tra, thử nghiệm.
3.3.4.1. Việc kiểm tra được thực hiện trên xe mẫu như quy định tại điểm 2.2 Điều 2 Phần III Quy chuẩn này.
3.3.4.2. Yêu cầu về đặc tính nhiên liệu để đo độ khói theo quy định trong Điều 4 Phần III Quy chuẩn này.
3.3.4.3. Kết quả kiểm tra của phép thử này phải thoả mãn quy định nêu tại điểm 3.4 Điều 3 Phần II Quy chuẩn này.
Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo thử nghiệm khí thải có nội dung ít nhất bao gồm các điều quy định trong Phụ lục B, Phụ lục D và Phụ lục E Quy chuẩn này tương ứng với từng loại thử nghiệm và tiêu chuẩn áp dụng.
Việc mở rộng thừa nhận kết quả thử nghiệm chỉ áp dụng cho kiểu loại xe M1, N1, M2, N2 đã kiểm tra khí thải theo TCVN 678 5:2015 và cho kiểu loại xe đã kiểm tra độ khói theo TCVN 6565:2015.
Các kiểu loại xe SXLR từ xe cơ sở nếu thỏa mãn điều kiện mở rộng thừa nhận kết quả nêu trên thì được thừa nhận kết quả kiểm tra khí thải từ xe cơ sở tương ứng.
6.2.2.2. Trường hợp 2
6.2.2.2.1. Đối với từng tỉ số truyền được sử dụng trong Phép thử loại I, tỉ số E không được lớn hơn 08%, E được tính như sau:
E = |
v2 - v1 |
v1 |
Trong đó:
v1 - vận tốc xe thuộc kiểu loại xe được chứng nhận khi tốc độ động cơ bằng 1.000 r/min;
v2 - vận tốc xe thuộc kiểu loại xe đang được xét khi tốc độ động cơ bằng 1.000 r/min.
Bảng 10. Khối lượng chuẩn Rm và khối lượng quán tính tương đương của xe
Khối lượng chuẩn (Rm) |
Khối lượng quán tính tương đương (kg) |
|
Cấp quán tính |
Khối lượng quán tính |
|
Rm < 480 |
1 |
455 |
480 < Rm ≤ 540 |
2 |
510 |
540 < Rm ≤ 595 |
3 |
570 |
595 < Rm ≤ 650 |
4 |
625 |
650 < Rm ≤ 710 |
5 |
680 |
710 < Rm ≤ 765 |
6 |
740 |
765 < Rm ≤ 850 |
7 |
800 |
850 < Rm ≤ 965 |
8 |
910 |
965 < Rm ≤ 1.080 |
9 |
1.020 |
1.080 < Rm ≤ 1.190 |
10 |
1.130 |
1.190 < Rm ≤ 1.305 |
11 |
1.250 |
1.305 < Rm ≤ 1.420 |
12 |
1.360 |
1.420 < Rm ≤ 1.530 |
13 |
1.470 |
1.530 < Rm ≤ 1.640 |
14 |
1.590 |
1.640 < Rm ≤ 1.760 |
15 |
1.700 |
1.760 < Rm ≤ 1.870 |
16 |
1.810 |
1.870 < Rm ≤ 1.980 |
17 |
1.930 |
1.980 < Rm ≤ 2.100 |
18 |
2.040 |
2.100 < Rm ≤ 2.210 |
19 |
2.150 |
2.210 < Rm ≤ 2.380 |
20 |
2.270 |
2.380 < Rm ≤ 2.610 |
21 |
2.270 |
2.610 < Rm |
22 |
2.270 |
6.2.2.2.2. Nếu E của ít nhất một tỉ số truyền lớn hơn 08% và đồng thời E của tất cả các tỉ số truyền không lớn hơn 13% thì vẫn phải lặp lại phép thử loại I. Tuy nhiên, phép thử này có thể thực hiện tại bất kỳ cơ sở thử nghiệm nào được Cơ quan cấp giấy chứng nhận chấp thuận, không nhất thiết phải là cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe đã chứng nhận. Kết quả thử khí thải phải phù hợp với quy định tại điểm 2.2 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này. Báo cáo thử nghiệm này phải được gửi cho cơ sở thử nghiệm xe mẫu của kiểu loại xe đã chứng nhận.
6.2.2.3. Trường hợp 3
Kiểu loại xe khác cả Rm và tỷ số truyền nhưng đáp ứng được tất cả các điều kiện trong cả hai trường hợp trên.
Chú ý: kiểu loại xe đã được thừa nhận mở rộng kết quả thử khí thải theo các quy định trên không được sử dụng để mở rộng cho các kiểu loại xe tiếp theo khác theo các quy định trên.
6.2.2.4. Trường hợp 4:
6.2.2.4.1. Có thể mở rộng chứng nhận từ một kiểu xe sang các kiểu xe khác cùng sử dụng hệ thống tái sinh định kỳ, nếu các thông số được nêu dưới đây giống nhau hoặc ở trong giới hạn cho phép.
6.2.2.4.2. Các thông số giống nhau để mở rộng chứng nhận:
a. Động cơ;
b. Quá trình cháy;
c. Hệ thống tái sinh định kỳ (bộ biến đổi xúc tác, bẫy hạt);
d. Cấu trúc (loại vỏ bao bọc, loại kim loại quý, loại chất nền, mật độ);
đ. Kiểu và nguyên lý hoạt động;
e. Hệ thống định lượng và bổ sung;
g. Thể tích: ± 10%;
h. Vị trí của hệ thống (nhiệt độ trong khoảng ± 500C ở tốc độ 120 km/h hoặc chênh lệch nhiệt độ hoặc áp suất lớn nhất trong khoảng 5%);
6.2.2.4.3. Sử dụng hệ số Ki cho xe khác về khối lượng chuẩn:
Hệ số Ki áp dụng cho xe sử dụng hệ số tái sinh định kỳ được nêu trong Phụ lục M TCVN 6785:2015, có thể áp dụng cho mẫu xe khác nếu đáp ứng các thông số được nêu ở trên và có khối lượng chuẩn ở trong hai dải quán tính tương đương cao hơn tiếp theo hoặc trong bất kỳ dài quán tính tương đương nào thấp hơn.
6.2.3. Đối với phép thử loại IV
6.2.3.1. Nguyên lý cơ bản của việc định lượng không khí hoặc nhiên liệu phải giống nhau (kim phun đơn (single point injection), ...).
6.2.3.2. Hình dạng thùng nhiên liệu, vật liệu của thùng nhiên liệu và của các ống mềm dẫn nhiên liệu lỏng phải như nhau. Mặt cắt ngang và độ dài của ống mềm phải như nhau. Cơ sở thử nghiệm chịu trách nhiệm thử khí thải để chứng nhận phải quyết định xem có thể chấp nhận được các bộ phận tách hơi hoặc chất lỏng có khác nhau không.
6.2.3.3. Sai số thể tích thùng nhiên liệu phải nằm trong khoảng ± 10%. Thông số chỉnh đặt van an toàn của thùng nhiên liệu phải bằng nhau.
6.2.3.4. Phương pháp giữ hơi nhiên liệu phải giống nhau. Cụ thể: phải giống nhau về hình dáng và thể tích bẫy (các-bon ...), phương tiện (chất ...) giữ hơi, bộ làm sạch không khí (nếu được sử dụng cho việc kiểm soát hơi nhiên liệu).
6.2.3.5. Phương pháp làm sạch hơi nhiên liệu đọng lại phải giống nhau (dùng dòng không khí thổi ...).
6.2.3.6. Tuy nhiên, cho phép có các trường hợp sau:
6.2.3.6.1. Động cơ có các kích cỡ khác nhau;
6.2.3.6.2. Động cơ có các công suất khác nhau;
6.2.3.6.3. Có các hộp số tự động và cơ khí, truyền động loại 02 và 04 bánh chủ động;
6.2.3.6.4. Các kiểu thân xe khác nhau;
6.2.3.6.5. Khối lượng chuẩn khác nhau nhưng phải theo quy định tại điểm 6.2.2.1 Điều 6 Phần III Quy chuẩn này;
6.2.3.6.6. Các kích cỡ bánh và lốp khác nhau.
6.2.4. Đối với phép thử loại V
6.2.4.1. Việc mở rộng kết quả thử nghiệm sẽ được áp dụng cho các kiểu loại xe khác nhau, miễn là các thông số hệ thống kiểm soát ô nhiễm, động cơ hoặc ô nhiễm được chỉ định dưới đây là giống nhau hoặc vẫn nằm trong dung sai quy định:
6.2.4.1.1. Cấp quán tính: hai cấp quán tính liền kề cao hơn hoặc thuộc có bất kỳ cấp quán tính nào thấp hơn.
6.2.4.1.2. Tổng lực cản trên đường tại 80 km/h: + 05% ở trên và mọi giá trị bên dưới.
6.2.4.1.3. Các thông số hệ thống kiểm soát ô nhiễm:
a. Bộ chuyển đổi xúc tác và bộ lọc hạt:
- Số bộ chuyển đổi, bộ lọc và các yếu tố xúc tác;
- Kích thước bộ chuyển đổi xúc tác và bộ lọc (khối lượng nguyên khối ± 10%);
- Loại hoạt động xúc tác (oxy hóa, ba chiều, bẫy NOx, SCR, bộ biến đổi xúc tác NOx hoặc loại khác);
- Tải trọng kim loại quý (giống hoặc cao hơn);
- Loại và tỷ lệ kim loại quý (± 15%);
- Chất nền (cấu trúc và vật liệu);
- Mật độ lỗ;
- Biến đổi nhiệt độ không quá 50K ở đầu vào của bộ chuyển đổi hoặc bộ lọc xúc tác. Sự thay đổi nhiệt độ này phải được kiểm tra trong điều kiện ổn định ở tốc độ 120 km/h và cài đặt tải của Phép thử loại I.
b. Phun khí:
- Có hoặc không có;
- Loại (phun không khí phụ, bơm không khí, khác...).
c. EGR:
- EGR hoặc không có;
- Loại (làm mát hoặc không làm mát, điều khiển chủ động hoặc thụ động, áp suất cao hoặc áp suất thấp).
6.2.4.1.3. Việc thử nghiệm độ bền có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một mẫu xe có kiểu dáng thân xe, hộp số khác nhau (tự động hoặc bằng tay) và kích thước của bánh xe hoặc lốp xe, từ những loại xe được yêu cầu chứng nhận kiểu loại.
6.2.5. Phần mở rộng cho hệ thống chẩn đoán xe (OBD)
Việc mở rộng kết quả thử nghiệm sẽ được áp dụng cho các kiểu loại xe khác nhau có hệ thống kiểm soát khí thải và động cơ giống nhau như được định nghĩa trong Phụ lục K - Phụ lục K2 TCVN 6785:2015. Việc mở rộng kết quả thử nghiệm có thể áp dụng cho các xe có các đặc điểm khác nhau sau đây:
6.2.5.1. Phụ tùng động cơ;
6.2.5.2. Lốp;
6.2.5.3. Quán tính tương đương;
6.2.5.4. Hệ thống làm mát;
6.2.5.5. Tỷ số truyền cuối cùng;
6.2.5.6. Loại truyền dẫn;
6.2.5.7. Loại thân xe.
6.3. Đối với xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006
Áp dụng Điều 5 hoặc Điều 9 hoặc Điều 13 quy định trong TCVN 6565:2006 tương ứng với từng trường hợp.
7. Kiểm tra giám sát khí thải xe khi SXLR hàng loạt
7.1. Các xe, động cơ thuộc kiểu loại xe, động cơ đã được chứng nhận kiểu loại và được SXLR hàng loạt phải phù hợp với kiểu loại xe, động cơ đã được chứng nhận về khí thải nêu tại Phần II Quy chuẩn này.
7.2. Tần suất kiểm tra giám sát khí thải xe khi SXLR hàng loạt quy định tại điểm 7.1 Điều này thực hiện theo quy định hiện hành về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô SXLR và nhập khẩu mới của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
7.3. Việc kiểm tra phải dựa trên cơ sở các nội dung trong hồ sơ chứng nhận và phải thực hiện các phép thử tương ứng nêu tại Điều 3 Phần III Quy chuẩn này đối với xe (trường hợp xe khối lượng chuẩn thấp) hoặc động cơ (trường hợp xe khối lượng chuẩn cao hoặc xe áp dụng Phần I TCVN 6565:2006) lấy từ loạt xe hoặc động cơ kiểm tra. Kết quả đo khí thải phải phù hợp với yêu cầu về mức giới hạn khí thải quy định tại Phần II Quy chuẩn này.
7.4. Nếu kết quả thử nghiệm khí thải không thỏa mãn yêu cầu nêu tại tại Phần II Quy chuẩn này thì cơ sở SXLR có thể đề nghị thử nghiệm lại các xe hoặc động cơ khác được lấy từ loạt xe hoặc động cơ SXLR hàng loạt. Số lượng xe hoặc động cơ được xác định như sau:
7.4.1. Đối với xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6785:2015 hoặc TCVN 6567:2015: số lượng xe hoặc động cơ sẽ được thử nghiệm (n) do cơ sở SXLR xác định; trong số xe hoặc động cơ này phải có cả xe hoặc động cơ đã thử nghiệm khí thải không thỏa mãn yêu cầu. Đối với từng chất khí thải, sau khi thử nghiệm phải xác định giá trị trung bình cộng của các kết quả thử nghiệm từ các xe hoặc động cơ thử nghiệm trên và sai lệch chuẩn S (xem công thức dưới đây). Loạt xe hoặc động cơ đó sẽ được coi là phù hợp với Quy chuẩn này nếu đáp ứng được điều kiện sau:
Trong đó:
L là giá trị giới hạn đối với mỗi loại khí, các hạt và khói được xét đến;
là giá trị trung bình cộng của các kết quả đo từng chất của tất cả n xe mẫu;
Sai lệch chuẩn , xi là kết quả đo khí thải của xe mẫu thứ i, k là trọng số thống kê phụ thuộc vào n và được cho trong Bảng 11 sau đây:
Bảng 11. Trọng số thống kê k
n |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
k |
0,973 |
0,613 |
0,489 |
0,421 |
0,376 |
0,342 |
0,317 |
0,296 |
0,279 |
n |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
k |
0,265 |
0,253 |
0,242 |
0,233 |
0,224 |
0,216 |
0,210 |
0,203 |
0,198 |
Nếu n ≥ 20 thì:
7.4.2. Đối với xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006 để kiểm tra độ khói: số lượng xe hoặc động cơ được xác định và thực hiện kiểm tra theo quy định tại điểm 6.2 Điều 6 hoặc điểm 10.2 Điều 10 TCVN 6565:2006 tương ứng với từng trường hợp.
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chuẩn này.
2. Trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định nêu tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế mới.
-----------------------
Phụ lục A
Bản đăng ký thông số kỹ thuật chính của động cơ và xe (Cho xe khối lượng chuẩn thấp)
A.1. |
Xe (Vehicle) |
A.1.1. |
Loại xe (Category of the vehicle) (M1, N1, M2, N2, xe sát-xi cho loại M1/M2/N1/N2): ....................................................................................................... |
A.1.2. |
Nhãn hiệu (Trade name or mark of the vehicle): |
A.1.3. |
Tên thương mại, nếu có (Commercial name, if avaiable): |
A.1.3.1. |
Kiểu (số) loại (Vehicle type/ model code): |
A.1.3.2. |
Số nhận dạng xe (VIN): |
A.1.4. |
Cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu (Manufacturer or Importer): |
A.1.4.1. |
Tên và địa chỉ cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu (Assembly plant's/ Importer’s name and address): |
A.1.4.2. |
Tên và địa chỉ đại diện của cơ sở SXLR (nếu có) (name and address of manufacturer's representative (If applicable)): |
A.1.5. |
Ảnh chụp hoặc bản vẽ của xe mẫu đại diện (Photographs or drawings of a representative vehicle): |
A.1.6. |
Khối lượng bản thân xe (Unladen mass of the vehicle): kg |
A.1.8. |
Khối lượng toàn bộ lớn nhất của xe (Maximum mass of the vehicle): ......................... kg |
A.1.9. |
Số chỗ ngồi (kể cả lái xe) (Number of seats (including the driver)): ............................... |
A.1.10. |
Hệ thống truyền động (Transmission): |
A.1.10.1. |
Ly hợp (Clutch) |
A.1.10.1.1. |
Kiểu loại (type): |
A.1.10.2. |
Hộp số (Gearbox) |
A.1.10.2.1. |
Kiểu loại (Type): |
A.1.10.2.2. |
Vị trí lắp đặt so với động cơ (Location relative to the engine): |
A.1.10.2.3. |
Truyền động điều khiển: bằng tay/ tự động/vô cấp/khác(1)(Manual/automatic/ continuously variable transmission / other)): |
A.1.10.3. |
Tỷ số truyền (Gear ratios) |
|
Tỷ số truyền của hộp số (Gearbox ratios) |
Tỷ số truyền của truyền lực chính (Final drive ratios) |
Tỷ số truyền toàn bộ (Total ratios) |
Lớn nhất (của CVT) (Maximum for CVT) |
|
|
|
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4, 5 hoặc nhiều hơn (4, 5, others) |
|
|
|
Nhỏ nhất (của CVT) (Minimum for CVT) |
|
|
|
Số lùi (Reverse) |
|
|
|
Chú thích: * CVT: Hộp số vô cấp (Continuously variable transmission) |
A.1.11. Hệ thống treo (Suspension)
A.1.11.1. Lốp xe và vành xe (Tyres and wheels)
A.1.11.1.1. Lốp/ bánh xe (Đối với lốp: ghi rõ kích thước lốp, khả năng chịu tải tối thiểu, ký hiệu tốc độ tối thiểu. Đối với bánh xe: ghi rõ kích thước vành và khoảng cách từ mặt phẳng đối xứng dọc của bánh xe đến bề mặt lắp ráp giữa bánh xe và trục). (Tyre/wheel combination(s) (for tyres indicate size designation, minimum load capacity index, minimum speed category symbol; for wheels, indicate rim size(s) and off-set(s)):
A.1.11.1.1.1. Trục 1 (Axle1) .................................................................
A.1.11.1.1.2. Trục 2 (Axle2) .................................................................
A.1.11.1.1.3. Trục 3 (Axle3) .................................................................
A.1.11.2. Giới hạn trên và dưới của chu vi vòng lăn bánh xe (Upper and lower limit of rolling circumference):
A.1.11.2.1. Trục 1 (Axle1) mm
A.1.11.2.2. Trục 2 (Axle2) mm
A.1.11.2.3. Trục 3 (Axle3) mm
A.1.11.3. Áp suất lốp do cơ sở SXLR yêu cầu (Tyre pressure(s) recommended by the manufacturer): ........................................................... kPa
A.1.11.4. Số lượng lốp lắp và lốp dự phòng (number of tyres and spare tyre
A.1.12. Trục chủ động (số lượng, vị trí, liên kết) (Powered axles (number, position, interconnection): ....................................................................
A.1.13. Vận tốc lớn nhất của xe (max speed of vehicle) (km/h):
A.1.14. Hệ số cản của xe, nếu có (Coefficient of resistance, if any)
A.1.14.1. Hệ số cản lăn (Coefficient of Rolling resistance) F0 (N):
A.1.14.2. |
Hệ số ma sát (Coefficient of friction) F1 (N/(km/h): - Hệ số cản không khí (Coefficient of air resistance) F2 (N/(km/h)2): |
A.1.15. |
Chiều dài cơ sở của xe (wheel base of vehicle) (m): |
Ảnh chụp hoặc bản vẽ của mẫu xe đại diện (Photographs or drawings of a representative vehicle:) ...................................... |
A.2. |
Động cơ (Engine) Nếu có các trang thiết bị điều khiển điện tử thì ngoài các thông tin dưới đây, cơ sở SXLR phải cung cấp các thông tin về đặc điểm và cách sử dụng các trang thiết bị điện tử này (In the case of microprocessor-controlled functions, appropriate operating information shall be supplied) . |
A.2.1. |
Cơ sở SXLR (Manufacturer): |
A.2.1.1. |
Nhận dạng động cơ của cơ sở SXLR (như được ghi nhãn trên động cơ hoặc bằng các phương pháp nhận dạng khác) (Manufacturer's engine identification (as marked on the engine, or other means of identification)): |
A.2.1.1.1. |
Nhãn hiệu động cơ (mark or make of engine): |
A.2.1.1.2. |
Kiểu (số) loại động cơ (Engine type): |
A.2.1.1.3. |
Số động cơ (Engine number): |
A.2.2. |
Động cơ đốt trong (Internal combustion engine): |
A.2.2.1. |
Các thông tin chi tiết về động cơ (Specific engine information): |
A.2.2.1.1. |
Nguyên lý làm việc: cháy cưỡng bức/cháy do nén, 4 kỳ/2 kỳ(1) (Working principle: positive-ignition/compression-ignition, four stroke/two stroke)): |
A.2.2.1.2. |
Số lượng, cách bố trí và thứ tự nổ của các xy lanh (Number, arrangement and firing order of cylinders): |
A.2.2.1.2.1. |
Đường kính lỗ xy lanh(3) (Bore): mm |
A.2.2.1.2.2. |
Hành trình pit-tông(3) (Stroke): mm |
A.2.2.1.2.3. |
Thứ tự đánh lửa (Firing order):....................................................................... |
A.2.2.1.3. |
Thể tích làm việc động cơ(4) (Engine capacity): cm3 |
A.2.2.1.4. |
Tỷ số nén (Volumetric compression ratio)(2) : ................................................... |
A.2.2.1.5. |
Các bản vẽ mô tả buồng cháy và đỉnh pittông (Drawings of combustion chamber and piston crown): |
A.2.2.1.6. |
Tốc độ không tải (Idle speed) (2): Tốc độ không tải cao (High idle engine speed) r/min (r.p.m. or min-1): ............................................................................. |
A.2.2.1.7. |
Nồng độ CO (% thể tích) trong khí thải của động cơ ở chế độ tốc độ không tải (theo quy định của cơ sở SXLR))(2) (Carbon monoxide content by volume in the exhaust gas with the engine idling (according to the manufacturer's specifications)): ...................................................................... |
A.2.2.1.8. Công suất có ích lớn nhất (Maximum net power): .................... kW tại tốc độ động cơ (at engine speed): ......................... r/min (r.p.m. or min-1)
A.2.2.1.9. Tốc độ tối đa cho phép của động cơ theo quy định của cơ sở SXLR (Maximum permitted engine speed as prescribed by the manufacturer): .................... r/min
A.2.2.1.10. Mô men xoắn hữu ích lớn nhất của động cơ trên băng thử (maximum net torque of engine on bench): ........................ (Nm) tại tốc độ động cơ (at engine speed): ................ r/min (r.p.m. or min-1)
A.2.2.2. Nhiên liệu: xăng không chì/ điêzen/ LPG/ NG/ ethanol, điêzen sinh học/ hydrô(1)
(Fuel: Diesel/ petrol/ LPG/ NG-Biomethane/ Ethanol (E85)/Biodiesel/Hydrogen)
A.2.2.3. Trị số ốc tan RON của xăng không chì (RON of unleaded petrol):...................
A.2.2.4. Cung cấp nhiên liệu (Fuel feed): Cung cấp nhiên liệu (Fuel feed):
A.2.2.4.1.1. Mô tả hệ thống (Sơ đồ nguyên lý) (System description):
A.2.2.4.1.2. Nguyên lý làm việc: phun trực tiếp/ buồng cháy phụ/ buồng cháy xoáy lốc(1) (Working principle: direct injection/pre-chamber/swirl chamber): ...............................................
b. Kiểu (Type(s)): ...................................................................................................................
tại tốc độ bơm (at a pump speed) (r.p.m): r/min
hoặc đường đặc tính (or characteristic diagram)
d. Thời điểm phun (Injection timing): (2)
đ. Đặc tính phun sớm (Injection advance curve): (2)
e. Phương pháp hiệu chuẩn (Calibration procedure): băng thử/ động cơ (test bench/ engine)(1) .............................................................................
c. Khi có tải (Cut-off point under load):...................... r/min (r.p.m. or min-1)
d. Khi không tải (without load): ...................................... r/min (r.p.m. or min-1)
đ. Tốc độ không tải (Idling speed): ................................................. r/min (r.p.m. or min-1)
b. Kiểu (Type(s)):
d. hoặc đường đặc tính (or characteristic diagram):
b. Kiểu (Type(s)):
b. Kiểu (Type(s)):
A.2.2.4.2.4. Kiểu (Type(s)):
a. Áp suất mở (Opening pressure)2 kPa:
hoặc đường đặc tính (or characteristic diagram) (2):
c. Kiểu (Type(s)):
b. Giới hạn làm việc/ Thông số chỉnh đặt (Operating limits/settings): (1) (2) ........................
Áp suất (Pressure): (2) kPa hoặc đường đặc tính (or characteristic diagram)
b. Kiểu (Type):
a. Mô tả việc bảo vệ bộ biến đổi xúc tác khi chuyển từ xăng sang LPG hoặc ngược lại (Description of the safeguarding of the catalyst at switch-over from petrol to LPG or back): ...............................................................
b. Sơ đồ hệ thống (các bộ nối điện, bộ nối chân không, các ống mềm bù) (System lay-out electrical connections, vacuum connections compensation hoses, etc): ...................................................................................................
c. Bản vẽ mô tả các ký hiệu (Drawing of the symbol):
A.2.2.4.5.2. Bộ điều khiển điện tử việc cấp nhiên liệu NG cho động cơ (Electronic Engine Management Control Unit for NG-fuelling):
a. Nhãn hiệu (Make(s) or mark):
b. Kiểu (Type):
c. Khả năng điều chỉnh liên quan đến khí thải (Emission related adjustment possibilities): ........................................................
a. Mô tả việc bảo vệ bộ biến đổi xúc tác khi chuyển từ xăng sang LPG hoặc ngược lại (Description of the safeguarding of the catalyst at switch-over from petrol to LPG or back): ...............................................................
b. Sơ đồ hệ thống (các bộ nối điện, bộ nối chân không, các ống mềm bù) (System lay-out electrical connections, vacuum connections compensation hoses, etc): ...................................................................................................
c. Bản vẽ mô tả các ký hiệu (Drawing of the symbol):
A.2.2.5.2. Kiểu (Type(s)):
A.2.2.5.4. Đặc tính đánh lửa sớm (Ignition advance curve):(2)
A.2.2.5.5. Thời điểm đánh lửa tĩnh (Static ignition timing): (2) ............... độ trước ĐCT (degrees before TDC).................................
A.2.2.5.6. Khe hở tiếp điểm (Contact-pointgap)®: mm
A.2.2.5.7. Góc đóng tiếp điểm (Dwell-angle)(2):
A.2.2.5.8.2. Kiểu (Type):
A.2.2.5.9.1. Nhãn hiệu (Make or mark):
A.2.2.5.9.2. Kiểu (Type):
A.2.2.5.10. Tụ điện đánh lửa (Ignition condenser)
A.2.2.5.10.1. Nhãn hiệu (Make or mark):
A.2.2.5.10.2. Kiểu (Type):
A.2.2.7.1.2. Kiểu (Type(s)):
A.2.2.7.3.2. Lọc không khí, các bản vẽ mô tả (Air filter, drawings.........,) ................ hoặc (or): ......
a. Nhãn hiệu (Make(s) or mark):
b. Kiểu (Type(s)):
A.2.2.7.3.3. Bộ giảm âm ống nạp, các bản vẽ mô tả (Intake silencer, drawing ..................,) ............. hoặc (or)
a, Nhãn hiệu (Make(s) or mark):
b. Kiểu (Type(s)):
Mô tả và các bản vẽ hệ thống xả (Description and drawings of the exhaust system):
A.2.2.9.1. Độ nâng lớn nhất của các van, các góc đóng và mở hoặc chi tiết về thời điểm của các hệ thống phân phối luân phiên, liên quan với các điểm chết (Maximum lift of valves, angles of opening and closing, or timing details of alternative distribution systems, in relation to dead centres):
A.2.2.9.2. Chuẩn hoặc dải thông số chỉnh đặt (Reference or setting ranges))(1) .......................................................................................................
A.2.2.10.1. Nhãn hiệu (Make or mark):
A.2.2.10.2. Kiểu (Type):
A.2.2.11.2. Thiết bị tuần hoàn khí các-te (Mô tả và các bản vẽ) (Device for recycling crankcase gases (description and drawings)):
a. Số lượng bộ chuyển đổi xúc tác và các bộ phận (Number of catalytic converters and elements):
b. Kích thước và hình dáng các bộ chuyển đổi xúc tác (thể tích, ...)(5) (Dimensions and shape of the catalytic converter(s)(volume,...)):....................
c. Kiểu phản ứng xúc tác(5) (Type of catalytic action):
d. Tổng lượng nạp của kim loại quí(5) (Total charge of precious metal):
đ. Nồng độ tương đối(5) (Relative concentration):
e. Chất cơ bản (cấu trúc và vật liệu)(5) (Substrate (structure and material)):
g. Mật độ lỗ(5) (Cell density):
h. Kiểu vỏ bọc các bộ chuyển đổi xúc tác (5) (Type of casing for catalytic converter(s)): ................................................................................
i. Vị trí các bộ chuyển đổi xúc tác (chỗ lắp và các khoảng cách tham chiếu trong hệ thống xả) (Positioning of the catalytic converter(s) (place and reference distances in the exhaust system)):
k. Hệ thống/ phương pháp tái sinh hệ thống xử lý sau xả, mô tả (5) (Regeneration systems/ method of exhaust after-treatment systems, description):
l. Số lượng chu trình của phép thử loại 1 hoặc số chu trình trên băng thử động cơ tương đương, giữa hai chu trình tái sinh trong những điều kiện tương đương với phép thử loại 1 (Phụ lục M TCVN 6785:2015)(5) (The number of Type I operating cycles, or equivalent engine test bench cycles, between two cycles where regenerative phases occur under the conditions equivalent to Type I test (Annex M TCVN 6785:2015):
m. Mô tả phương pháp xác định số lượng chu trình thử giữa hai chu trình tái sinh(5) (Description of method employed to determine the number of cycles between two cycles where regenerative phases occur):
n. Các thông số xác định mức chất thải yêu cầu trước khi diễn ra quá trình tái sinh
(VD: nhiệt độ, áp suất v.v...)(5) (Parameters to determine the level of loading required before regeneration occurs (i.e. temperature, pressure etc.): ..........................................
o. Mô tả phương pháp được sử dụng để chất tải cho hệ thống trong quy trình thử được mô tả chi tiết trong Phụ lục M TCVN 6785:2015(5) (Description of method used to load system in the test procedure described in Annex M TCVN 6785:2015):..........................................
p. Dải nhiệt độ sử dụng bình thường (K) (5)(Normal operating temperature range (K)): ...........................................................
q. Chất xúc tác được sử dụng (nếu có) (Consumable reagents (where appropriate)): ..................................................
r. Kiểu loại và nồng độ chất xúc tác cần cho việc phản ứng xúc tác (nếu có)(5) (Type and concentration of reagent needed for catalytic action (where appropriate)):
s. Dải nhiệt độ sử dụng bình thường của chất xúc tác l5"'(Normal operational temperature range of reagent (where appropriate):
t. Tiêu chuẩn quốc tế (nếu có) (International standard (where appropriate)):
u. Tần suất nạp chất xúc tác: liên tục/ định kỳ (nếu có) (Frequency of reagent refill: continuous/maintenance (where appropriate):...............................
v. Nhãn hiệu bộ chuyển đổi xúc tác (Make of catalytic converter): ...............
x. Cảm biến ôxy - kiểu(5) (Oxygen sensor: type)
- Vị trí lắp cảm biến ôxy(5): (Location of oxygen sensor):
- Dải kiểm soát của cảm biến ôxy(5): (Control range of oxygen sensor): ..............................
- Nhãn hiệu cảm biến ôxy (Make of oxygen sensor):
- Mã linh kiện (Identifying part number):
Kiểu (không khí phun kiểu xung, bơm không khí,...) (Type (pulse air, air pump,...))............................................
A.2.2.11.3.3. Tuần hoàn khí thải (EGR): Có/ Không (1) (EGR exhaust gas recycle: Yes/No) Các đặc điểm: (Lưu lượng, (Characteristics: (flow,..........)...........)
a. Bản vẽ hệ thống kiểm soát bay hơi (Drawing of the evaporative control system)
b. Bản vẽ hộp các-bon (Drawing of the carbon canister):
c. Bản vẽ thùng nhiên liệu có chỉ rõ dung tích và vật liệu (Drawing of the fuel tank with indication of capacity and material):.............................................
b. Kiểu bẫy và kết cấu(5) (Type of particulate trap and design):
d. Hệ thống/phương pháp tái sinh bẫy hạt. Mô tả và bản vẽ(5) (Regeneration system/method. Description and drawing): ...................................
đ. - Hệ thống/ phương pháp tái sinh hệ thống xử lý sau xả, mô tả(5) (Regeneration systems/method of exhaust after-treatment systems, description):
g. Mô tả phương pháp xác định số lượng chu trình thử giữa hai chu trình tái sinh(5)
(Description of method employed to determine the number of cycles between two cycles where regenerative phases occur):
h. Các thông số xác định mức tải yêu cầu trước khi diễn ra quá trình tái sinh(5) (VD: nhiệt độ, áp suất v.v...) (Parameters to determine the level of loading required before regeneration occurs (i.e. temperature, pressure etc.): .......................................
k. Mã linh kiện(5) (Identifying part number):
A.2.2.11.3.6. Các hệ thống khác (mô tả và vận hành) (Other systems (description and working)):
b. Mô tả bằng chữ hoặc bản vẽ thiết bị cảnh báo lỗi(5) (Written description or drawing of the malfunction indicator (MI)): .................................................
c. Danh sách và chức năng mọi thành phần được hệ thống OBD theo dõi (List and purpose of all components monitored by the OBD system):..............................
d. Mô tả bằng chữ (Nguyên lý làm việc chung) của (Written description (general working principles) for):
- Động cơ cháy cưỡng bức (Positive-ignition engines)
+ Theo dõi bộ biến đổi xúc tác (Catalyst monitoring):
+ Phát hiện lỗi bỏ lửa (Misfire detection):
+ Theo dõi cảm biến ô xy (Oxygen sensor monitoring):
+ Các thành phần khác được hệ thống OBD theo dõi(5) (Other components monitored by the OBD system):
- Động cơ cháy do nén (Compression-ignition engines)
+ Theo dõi bộ biến đổi xúc tác (Catalyst monitoring):
+ Theo dõi bẫy hạt (Particulate trap monitoring):
+ Theo dõi hệ thống phun điện tử (Electronic fuelling system monitoring): ....................................................................................................
+ Các thành phần khác được hệ thống OBD theo dõi(5) (Other components monitored by the OBD system):
đ. Tiêu chí kích hoạt MI(5) (số chu trình chạy được công bố hoặc phương pháp thống kê) (Criteria for MI activation (fixed number of driving cycles or statistical method)):
e. Danh sách tất cả mã đầu ra và định dạng OBD được sử dụng(5) (List of all OBD output codes and formats used (with explanation of each)):
* Những thông tin yêu cầu trong Phụ lục này có thể được nêu theo dạng bảng sau(5) (The information required by this paragraph may, for example, be defined by completing a table as follows, which shall be attached to this annex):
Bộ phận (Component) |
Mã lỗi (Fault code) |
Phương thức theo dõi (Monitoring strategy) |
Tiêu chí phát hiện lỗi (Fault detection criteria) |
Tiêu chí kích hoạt MI (MI activation criteria) |
Các tham số thứ cấp (Secondary parameters) |
Chu trình thuần hoá sơ bộ (Preconditioning) |
Mô phỏng tại phép thử (Demonstration test) |
Bộ biến đổi xúc tác (Catalyst) |
P0420 |
Tín hiệu cảm biến ô xy 1 và 2 (Oxygen sensor 1 and 2 signals) |
Sai lệch giữa tín hiệu cảm biến 1 và 2 (Difference between sensor 1 and sensor 2 signals) |
Chu trình thứ 3 (3rd cycle) |
Tốc độ động cơ, tải động cơ, tỷ lệ hoà khí, nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác (Engine speed, engine load, A/F mode, catalyst temperature) |
Hai chu trình phép thử loại I (Two Type I cycles) |
Phép thử loại I (Type I) |
...............................................................................................................
A.2.2.11.4.2. Kiểu loại (Type):
A.2.2.11.4.3. Mã phần mềm(5) (Software calibration number(s)):
A.2.2.14. Mô men xoắn hữu ích lớn nhất của động cơ trên băng thử(5) (maximum net torque of engine on bench): ................... (N.m) tại tốc độ động cơ (at engine speed):..................r/min
Chúng tôi cam kết bản khai này phù hợp với kiểu loại xe đã đăng ký kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản khai này (We undertake that this declaration document is in compliance with vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration).
Ngày......tháng............năm............(Date)
Tổ chức/ cá nhân lập bản khai (Applicant)
(Ký tên, đóng dấu (Signature, stamp))
Chú thích:
(1) Gạch phần không áp dụng (Strike out what does not apply).
(2) Kèm theo quy định dung sai (Specify the tolerance).
(3) Giá trị này phải được làm tròn tới chữ số thập phân hàng phần mười của 1 mm (This value must be rounded off to the nearest tenth of a millimetre) .
(4) Giá trị này phải được tính với π = 3,1416 và được làm tròn tới cm3 (This value must be calculated with π = 3,1416 and rounded off, to the nearest cm3).
Phụ lục A - Phụ lục A1
Thông tin cho thử nghiệm(1)
(Annex A - Appendix A1)
(Information on test conditions)
1. Bugi (Spark plug)
1.1. Nhãn hiệu (Make):
1.2. Kiểu loại (Type):
1.3. Khe hở bugi (Spark-gap setting):
2. Cuộn dây đánh lửa (Ignition coil)
2.1. Nhãn nhiệu (Make):
2.2. Kiểu loại (Type):
3. Dầu bôi trơn (Lubricant used)
3.1. Nhãn hiệu (Make):
3.2. Kiểu loại (ghi rõ phần trăm dầu trong hỗn hợp dầu/ nhiên liệu) (Type: (state percentage of oil in mixture if lubricant and fuel mixed))............................
4. Thông tin chỉnh đặt tải của băng thử (lặp lại thông tin trong mỗi lần thử) (Dynamometer load setting information (repeat information for each dynamometer test))
4.1. Kiểu thân xe (biến thể/ phiên bản) ((Vehicle bodywork type (variant/version)):
4.2. Kiểu hộ số (cơ khí/ tự động/ vô cấp) (Gearbox type (manual/automatic/CVT)):
4.3. Thông tin chỉnh đặt băng thử có đặc tính tải cố định (nếu sử dụng) (Fixed load curve dynamometer setting information (if used)): ..............................
4.3.1. Sử dụng phương pháp đặt tải băng thử thay thế (có/ không) (Alternative dynamometer load setting method used (yes/no)):.............................
4.3.2. Khối lượng quán tính (Inertia mass) (kg):
4.3.3. Công suất có ích tại tốc độ 80 km/h bao gồm tổn thất khi chạy xe trên băng thử (Effective power absorbed at 80 km/h including running losses of the vehicle on the dynamometer (kW))
4.3.4. Công suất có ích tại tốc độ 50 km/h bao gồm tổn thất khi chạy xe trên băng thử (Effective power absorbed at 50 km/h including running losses of the vehicle on the dynamometer (kW))
4.4. Thông tin chỉnh đặt băng thử có đặng tính tải điều chỉnh được (Nếu sử dụng) (Adjustable load curve dynamometer setting information (if used)):..............................................
4.4.1. Thông tin chạy theo quán tính (Coast down) trên đường thử (Coast down information from the test track)...................................................
4.4.2. Nhãn hiệu và kiểu loại lốp (Tyres make and type):
4.4.3. Kích thước lốp (trước/ sau) (Tyre dimensions (front/rear)):
4.4.4. Áp suất lốp (trước/ sau) (Tyre pressure (front/rear) (kPa):
4.4.5. Khối lượng xe thử (gồm cả lái xe) (Vehicle test mass including driver) (kg):
4.4.6. Dữ liệu chạy theo quán tính (coast down) (nếu sử dụng) (Road coast down data (if used))
V (km/h) |
V1 (km/h) |
V2 (km/h) |
Thời gian chạy theo quán tính (coast down) trung bình đã được hiệu chỉnh (s) (Mean corrected coast down time (s)) |
120 |
|
|
|
100 |
|
|
|
80 |
|
|
|
60 |
|
|
|
40 |
|
|
|
20 |
|
|
|
4.4.7. Công suất trung bình đã được hiệu chỉnh (CP - Corrected road power)
V (km/h) |
CP (kW) |
120 |
|
100 |
|
80 |
|
60 |
|
40 |
|
20 |
|
Chú thích: (1) Không áp dụng cho xe nhập khẩu đơn chiếc, không vì mục đích kinh doanh xe (Not apply for individual imported vehicles, not for commercial purpose)
Phụ lục B
Báo cáo thử nghiệm khí thải xe
(Cho xe khối lượng chuẩn thấp)
(Annex B - for light reference weight vehicles)
(Test report of emission from vehicle)
B.1.2. Nhãn hiệu (Trade name or mark):
B.1.3. Tên thương mại (Commercial name):
B.1.3.1. Kiểu (số) loại (Vehicle type or model code):
B.1.3.2. Số nhận dạng xe (VIN):
B.1.4. Động cơ (Engine)
B.1.4. 1. Nhãn hiệu (Trade name or mark of the engine):
B.1.4. 2. Kiểu (số) loại động cơ (Engine type or engine code):
B.1.4.3. Số động cơ (engine number):
B.1.5. Tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu (Importer's name and address):
B.1.6. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR (Manufacturer's name and address):
Khối lượng bản thân lớn nhất xe thành phẩm (lắp ráp từ xe sát-xi) theo đăng ký của cơ sở SXLR (Maximum unladen mass of the completed vehicle as registed by the manufacturer (in the case of an incomplete vehicle)) ................. kg
Khối lượng chuẩn lớn nhất của xe thành phẩm (lắp ráp từ xe sát-xi) (Maximum reference mass of the completed vehicle (in the case of an incomplete vehicle)) kg
B.1.10. Số chỗ ngồi (kể cả lái xe) (Number of seats (including the driver)):
B.1.11. Truyền động (Transmission)
B.1.11.1. Truyền động: điều khiển bằng tay hoặc tự động hoặc vô cấp hoặc khác:
(Manual /automatic /continuously variable transmission / other)
B.1.11.2. Số lượng tỷ số truyền (Number of gear ratios):
B.1.11.3. Tỷ số truyền của hộp số (Transmission ratio of gearbox):
Số 1 (First gear):
Số 2 (Second gear):
Số 3 (Third gear):
Số 4 (Fourth gear):
Số 5 (Fifth gear):
Số 6 (Sixth gear):
Số lùi (Reserve)
Đối với hộp số vô cấp CVT (for CVT - continuously variable transmission)
Lớn nhất (Max):
Nhỏ nhất (Min):
B.1.11.4. Tỷ số truyền cuối cùng (Final drive ratio):
B.1.11.5. Lốp (Tyres):
B.1.11.5.1. Ký hiệu kích cỡ lốp (Dimensions):
Trục 1 (Axle1):
Trục 2 (Axle2):
B.1.11.5.2. Chu vi vòng lăn động lực học (Dynamic rolling circumference):
Nhỏ nhất (min): mm; lớn nhất (max): mm
B.1.11.6. Bánh chủ động: Trước, sau, 4 x 4 (Wheel drive: front, rear, 4 x 4):
B.1.11.7. Xe thuần điện: Có/ không (Pure electric vehicle: yes/no)
B.1.11.8. Xe điện Hybrid: Có/ không (Hybrid electric vehicle: yes/no)
B.1.11.8.1. Loại xe điện Hybrid: Nạp điện ngoài (OVC)/không nạp điện ngoài (NOVC) (Category of Hybrid Electric vehicle: Off Vehicle Charging (OVC)/Not Off Vehicle charging (NOVC)). ...
B.1.11.8.2. Công tắc chuyển chế độ: Có/ không (Operating mode switch: with/without)
B.1.12. Xe mẫu để thử nghiệm (Vehicle submitted for test on):
B.1.13. Số kỳ làm việc của động cơ (Cycle):
B.1.14. Dung tích xi lanh (Cylinder capacity): cm3
B.1.15. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm bổ sung (nếu có) (Additional control pollution Devices (if any):
B.1.15.1. Loại thiết bị (Kind of device):
B.1.15.1.1. Tuần hoàn khí thải (Exhaust gas recirculation- EGR): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.1.2. Bộ chuyển đổi xúc tác (Catalystic converter): Có/ không (Yes/no)
Hệ thống tái sinh (Regeneration systems): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.1.3. Phun không khí (Air injection): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.1.4. Hệ thống kiểm soát bay hơi (Evaporative emission control system): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.1.5. Bẫy hạt (Particulate trap): Có/ không (Yes/no)
Hệ thống tái sinh (Regeneration systems): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.1.6. Kiểu khác (other): Có/ không (Yes/no)
B.1.15.2. Mô tả vị trí lắp đặt thiết bị (Description of instalation position):
B.1.16. Hệ thống cung cấp nhiên liệu (Air Intake and Fuel Feed)
B.1.16.1. Bằng bộ chế hoà khí (by carburetor(s):
B.1.16.1.1. Nhãn hiệu (Make or mark):
B.1.16.1.2. Kiểu (Type):
B.1.16.2. Bằng hệ thống phun nhiên liệu (By injection): Có/ không (Yes/no)
B.1.16.2.1. Đối với động cơ cháy cưỡng bức (For positive-ignition engine)
B.1.16.2.1.1. Nhãn hiệu (Make or mark):
B.1.16.2.1.2. Kiểu (Type):
B.1.16.2.1.3. Mô tả chung (General description):
B.1.16.2.2. Đối với động cơ cháy do nén (For compression-ignition engine)
B.1.16.2.2.1. Nhãn hiệu bơm cao áp (Make or mark):
B.1.16.2.2.2. Kiểu loại bơm cao áp (Type):
B.1.16.2.2.3. Mô tả chung (General description):
B.1.16.3. Nhiên liệu thử nghiệm, bao gồm thông số về đặc tính nhiên liệu (Testing fuel including specifications for fuel):
B.1.16.4. Phương pháp chỉnh đặt băng thử (Method of setting dynamometer):
B.1.17. Thiết bị tăng áp (Supercharging equipment): Có/không (Yes/No)
B.1.18. Tốc độ không tải của động cơ (Idling engine speed): r/min............(rpm. or min-1)
B.1.18.1. Tốc độ không tải cao của động cơ (High Idling engine speed): ........... r/min (rpm. or min-1)
B.1.21. Hệ động lực (cho xe thuần điện hoặc xe hybrid điện) (Power train (for pure electric vehicle or hybrid electric vehicle))
B.1.21.1. Công suất có ích lớn nhất: kW, tại: đến min-1
(Maximum net power: kW, at: to .............. min-1)
B.1.21.2. Công suất 30 phút lớn nhất: kW
(Maximum thirty minutes power: kW)
B.1.22. Ắc quy kéo (cho xe thuần điện hoặc xe hybrid điện) (Traction battery (for pure electric vehicle or hybrid electric vehicle))
B.1.22.1. Hiệu điện thế danh định (Nominal voltage): V
B.1.22.2. Dung lượng (mức 2 giờ) (Capacity (2 h rate)): Ah
B.2. Kiểm tra khí thải (Emission test):
B.2.1. Quy chuẩn áp dụng (Applied regulation):
B.2.2. Kết quả kiểm tra tại đuôi ống xả (Tailpipe emissions test results)
B.2.2.1. Phép thử loại I (Type I)
Khí thải (Gaseous pollutants) |
Giá trị giới hạn - Mức 5 (Limits Level 5) |
Hệ số suy giảm(4) (Deterioration factor) |
Hệ số tái sinh(1)(5) (Regen- aration factor) |
Kết quả đo (Results) (a) |
Kết luận (Conclusion) |
|||
Lần 1 (No.1) |
Lần 2 (No.2) |
Lần 3 (No.3) |
Trung bìn(1)(6) (Mean) |
|||||
CO (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
THC (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
NMHC (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
NOx (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
THC + NOx (mg/km) |
|
(2) |
(2) |
|
|
|
(3) |
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
PM (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
Chú thích:
(а) Kết quả đo của mỗi lần đo trong bảng này bằng giá trị đo tương ứng nhân với hệ số suy giảm tương ứng của từng chất, từng loại động cơ và nhân tiếp hệ số tái sinh. (Results in this calculated with regeneration factor and deterioration factor)
(1) Nếu áp dụng;
(2) Không áp dụng;
(3) Giá trị trung bình bằng trung bình cộng của (THC + NOx) sau khi THC, NOx đã nhân với hệ số suy giảm (DF) và hệ số tái sinh (Ki, nếu có);
(4) Làm tròn đến 2 chữ số thập phân;
(5) Làm tròn đến 4 chữ số thập phân;
(б) Làm tròn đến số chữ số thập phân nhiều hơn 1 so với số chữ số thập phân của giá trị giới hạn;
Vị trí của quạt làm mát động cơ trong khi thử: độ cao của mép dưới quạt so với mặt đỗ xe: ................ cm.
Vị trí theo lệch ngang của tâm quạt: ................ cm trái/phải so với mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
Thông số về quá trình tái sinh (Information about regeneration strategy)
D - Số lượng chu trình thử giữa 2 chu trình tái sinh (D - number of operating cycles between 2 cycles where regenerative phases occur) |
|
d - Số lượng chu trình thử được yêu cầu để tái sinh (d - number of operating cycles required for regeneration) |
|
B.2.2.2. Phép thử loại II (Type II):
CO: ................ % thể tích (% in volume)
Tốc độ động cơ khi đo (Engine speed when measuring): ............. r/min (rpm. or min-1)
B.2.2.3. Phép thử loại III (Type III): Đánh giá kết quả đo áp suất ở các điều kiện (trạng thái) thử quy định tại điểm F.3.2 Phụ lục F TCVN 6785:2015 (Evaluating the measurement results of pressures at measurement conditions specified in point F.3.2 Annex F TCVN 6785:2015)
Trạng thái (Condition) |
Áp suất trong các-te (Induction manifold depression) (kPa) |
Giá trị giới hạn (Limit) (kPa) |
Kết luận (Conclusion) |
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass/Failure) |
B.2.2.4. Phép thử loại IV (Type IV)
Phép đo (Test) |
HC (g/lần thử) (g/test) |
Giá trị giới hạn (limit) (g/test) |
Kết luận (Conclusion) |
Bay hơi từ thùng nhiên liệu (Tank breath loss) |
|
|
--- |
Bay hơi do xe ngấm nóng (Hot soak loss) |
|
|
--- |
Tổng lượng nhiên liệu bay hơi (Total loss of evaporative fuel) |
|
|
Đạt/ Không đạt (Pass/Failure) |
B.2.2.5. Phép thử loại V (Type V):
Loại phép thử độ bền: thử toàn xe/thử trong buồng già hoá/không thử (Durability test type: whole vehicle test/bench ageing test/none)
B.2.2.5.1. Hệ số suy giảm: tính toán/theo quy định (Deterioration factorDF: calculated/assigned)
B.2.2.5.1. Hệ số tính toán cụ thể (Specify the values):
B.2.2.5. Phép thử OBD (OBD test)
Hạng mục kiểm tra (Test Item) |
Yêu cầu (Requirements) |
Kết quả kiểm tra (Test results) |
Đánh giá (Evaluation) |
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
|
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
|
|
|
.... |
B.3.1. Các phép thử được thực hiện theo đề nghị (Test required):
TT (No.) |
Loại phép thử (Test type) |
Kết luận (Conclusion) |
1 |
Phép thử loại I (Type I test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
2 |
Phép thử loại II (Type II test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
3 |
Phép thử loại III (Type III test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
4 |
Phép thử loại IV (Type IV test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
5 |
Phép thử loại V (Type V test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
6 |
Phép thử OBD (OBD test) |
Đạt/Không đạt/Không áp dụng (Pass/Failure/Not Applicable) |
B.4. Chú ý (Remark):
B.4.1. Kết quả kiểm tra tại điểm B.2.2 chỉ đúng cho xe mẫu có số nhận dạng và số động cơ nêu trong báo cáo này (The results of the test in item B.2.2 refer exclusively to sample vehicle with VIN and engine number mentioned in this report).
B.4.2. Báo cáo này đi kèm bản khai thông số kỹ thuật của xe và động cơ (this report accompanies with essential characteristic of vehicle and engine)
|
....., ngày .... tháng ..... năm .... (Date) |
|
GIÁM ĐỐC (Director) (Ký và đóng dấu (Signature and stamp)) |
Phụ lục C
Các thông số kỹ thuật chính của động cơ và thông tin liên quan đến thực hiện phép thử Mức 5(1)
(Cho xe khối lượng chuẩn cao)
(Annex C - Essential characteristics of engine and information concerning the conduct of test for Level 5 test)
(For heavy reference weight vehicles)
C.1. Mô tả động cơ (Description of engine)
C.1.1. Cơ sở SXLR (manufacturer):
C.1.1.1. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR động cơ (Name and address of engine manufacturer): ....................................................
C.1.1.2. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR/ cơ sở nhập khẩu (Name and address of manufacturer/Importer): .......................................
C.1.2. Mã động cơ của cơ sở SXLR (như được ghi nhãn trên động cơ hoặc bằng các phương pháp nhận dạng khác) (Manufacturer's engine code (as marked on the engine, or other means of identification)): .................................
C.1.2.1. Nhãn hiệu động cơ (Trade name/ Mark or Make of engine):
C.1.2.2. Kiểu (số) loại động cơ (Engine Type/Model code/Engine model):
C.1.2.3. Số động cơ (Engine number):
C.1.3. Chu kỳ (stroke): 04 kỳ/ 02 kỳ(2) (Four stroke/two stroke)):
C.1.4. Số lượng và bố trí xi lanh (Number and arrangement of cylinders):
C.1.4.1. Đường kính lỗ xy lanh (Bore): .........mm
C.1.4.2. Hành trình pit-tông (Stroke): ..........mm
C.1.4.3. Thứ tự nổ (Firing order):
C.1.5. Thể tích làm việc động cơ (Engine capacity): cm3
C.1.6. Tỷ số nén (Volumetric compression ratio)(3):
C.1.7. Các bản vẽ mô tả buồng cháy và đỉnh pittông (Drawings of combustion chamber and piston crown): .....................................
C.1.8. Diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất của các cửa nạp và cửa xả: (Minimum cross-sectional area of inlet and outlet ports): ................... cm2
C.1.9. Tốc độ không tải (Idling speed): .................. r/min (rpm. or min-1)
C.1.10. Công suất hữu ích lớn nhất (Maximum net power): ............ kW tại (at) (r.p.m. or min-1) .......................... r/min (rpm. or min-1)
C.1.11. Tốc độ cho phép lớn nhất (Maximum permitted engine speed): ................ r/min (rpm. or min-1)
C.1.12. Mô men xoắn lớn nhất (Maximum net torque): ................. Nm
tại (at) (r.p.m. or min-1): ..................... r/min (rpm. or min-1)
C.1.13. Mô tả hệ thống cháy: Cháy do nén/ Cháy cưỡng bức(2) (Combustion system description: compression ignition/positive ignition) ..............................
C.1.14. Nhiên liệu: Nhiên liệu điêzen/ LPG/ NG/ khác(2) (Fuel: Diesel/LPG /NG/others)
C.1.15. Hệ thống làm mát (Cooling system)
C.1.15.1. Làm mát bằng chất lỏng (Liquid):
C.1.15.1.1. Loại chất lỏng (Nature of liquid):
C.1.15.1.2. Bơm tuần hoàn: Có/ Không(2) (Circulating pump(s) Yes/No):
C.1.15.1.3. Đặc tính hoặc nhãn hiệu và kiểu bơm (Nếu dùng bơm tuần hoàn) (Characteristics or Make(s) or mark and type(s) (if applicable)):
C.1.15.1.4. Tỉ số truyền (nếu dùng bơm tuần hoàn) (Drive ratio(s) (if applicable)):
C.1.15.2. Làm mát bằng không khí (Air)
C.1.15.2.1. Quạt gió: Có/ Không(2) (Blower: Yes /No):
C.1.15.2.2. Đặc điểm hoặc nhãn hiệu và kiểu quạt (Nếu dùng quạt gió) (Characteristics or Make(s) or mark and type(s) (if applicable):
C.1.15.2.3. Tỉ số truyền (nếu có thể áp dụng) (Drive ratio(s) (if applicable)):
C.1.16. Nhiệt độ cho phép bởi cơ sở SXLR (Temperature permitted by the manufacturer)
C.1.16.1. Làm mát bằng chất lỏng: Nhiệt độ lớn nhất ở cửa ra (Liquid cooling: Maximum temperature at outlet) .................. 0C
C.1.16.2. Làm mát bằng không khí (Air cooling)
C.1.16.2.1. Điểm chuẩn (Reference point):
C.1.16.2.2. Nhiệt độ lớn nhất tại điểm chuẩn (Maximum temperature at reference point) ... 0C
C.1.16.3. Nhiệt độ lớn nhất của không khí nạp tại đầu ra của bộ làm mát trung gian (Nếu có) Maximum temperature of the air at the outlet of the intake intercooler (if applicable): ................0C
C.1.16.4. Nhiệt độ khí thải lớn nhất tại điểm trong (các) ống xả ở sát (các) mặt bích ngoài của (các) ống góp khí thải/tua bin tăng áp (Maximum exhaust temperature at the point in the exhaust pipe(s) adjacent to the outer flange(s) of the exhaust manifold (s)/Turbocharger)): ................ 0C
C.1.16.5. |
Nhiệt độ nhiên liệu (Đối với động cơ cháy do nén đo tại đầu vào của bơm cao áp, và đối với các động cơ khí tại mức (cấp) cuối cùng của bộ điều chỉnh áp suất) (Fuel temperature (For C.I. engine at the injection pump inlet, for gas fuelled engines at pressure regulator final stage.)) |
C.1.16.5.1. |
Nhỏ nhất (min): oC |
C.1.16.5.2. |
Lớn nhất (max): oC |
C.1.16.6. |
Đối với các động cơ khí thiên nhiên: Áp suất nhiên liệu tại mức (cấp) cuối cùng của bộ điều chỉnh áp suất (bộ giảm áp) (For NG engines: Fuel pressure at pressure regulator final stage) |
C.1.16.6.1. |
Nhỏ nhất (min): kPa |
C.1.16.6.2. |
Lớn nhất (max): kPa |
C.1.16.7. |
Nhiệt độ dầu bôi trơn (Lubricant temperature) |
C.1.16.7.1. |
Nhỏ nhất (min): oC |
C.1.16.7.2. |
Lớn nhất (max): oC |
C.1.17 |
Thiết bị tăng áp: Có/ Không(2) (Pressure charger: Yes/No) |
C.1.17.1 |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark): |
C.1.17.2 |
Kiểu (Type(s)): |
C.1.17.3 |
Mô tả hệ thống (VD: áp suất nạp lớn nhất, tổn thất (nếu có)) (Description of the system (e.g. max. charge pressure, wastegate, if applicable)): |
C.1.17.4 |
Bộ làm mát khí nạp trung gian: Có/ Không(2) (Intercooler: Yes/No) |
C.1.18. |
Hệ thống nạp: Độ giảm áp suất nạp cho phép lớn nhất tại tốc độ động cơ danh định và 100% tải như quy định trong và dưới các điều kiện hoạt động của TCVN 6565:2006 (Intake system: Maximum allowable intake depression at rated engine speed and at 100 per cent load as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006) .......................... kPa |
C.1.19. |
Hệ thống xả: Áp suất ngược trong ống xả cho phép lớn nhất ở tốc độ động cơ danh định và tại 100% tải như quy định trong và dưới các điều kiện hoạt động của TCVN 6565:2006 (Exhaust system: Maximum allowable exhaust back - pressure at rated engine speed and at 100 per cent load as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006) kPa Thể tích hệ thống xả (Exhaust system volume): .................. dm3 |
C.1.20. |
Bộ điều khiển điện tử của động cơ (tất cả các loại động cơ) (Engine Electronic Control Unit (EECU) (all engine types)): |
C.1.20.1. |
Nhãn hiệu (Mark): |
C.1.20.2. |
Kiểu loại (Type): |
C.1.20.3. |
Mã phần mềm (Software calibration number(s)): |
C.1.20.4. |
Phương pháp truy cập (Access method of EECU) |
C.2. |
Các biện pháp chống ô nhiễm không khí (Measures taken against air pollution) |
C.2.1. |
Thiết bị quay vòng khí các-te (mô tả và bản vẽ) (Device for recycling crankcase gases (description and drawings)): |
C.2.2. |
Các thiết bị kiểm soát ô nhiễm bổ sung (Nếu có, và nếu không thì được viết bằng một tên khác) (Additional pollution control devices (if any, and if not covered by another heading) |
C.2.2.1. |
Bộ chuyển đổi xúc tác (Catalytic converter): có/ không(2) (Yes/No) |
C.2.2.1.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark): |
C.2.2.1.2. |
Kiểu Type(s): |
C.2.2.1.3. |
Số lượng bộ chuyển đổi xúc tác và các bộ phận (Number of catalytic converters and elements): |
C.2.2.1.4 |
Kích thước và hình dáng các bộ chuyển đổi xúc tác (thể tích, ........) (Dimensions and shape of the catalytic converter(s) (volume,...)) |
C.2.2.1.5. |
Kiểu phản ứng xúc tác (Type of catalytic action) |
C.2.2.1.6. |
Tổng lượng nạp kim loại quí (Total charge of precious metal): |
C.2.2.1.7. |
Mật độ tương đối (Relative concentration) |
C.2.2.1.8. |
Chất cơ bản (cấu trúc và vật liệu) (Substrate structure and material)) |
C.2.2.1.9. |
Mật độ lỗ (Cell density) |
C.2.2.1.10. |
Kiểu vỏ bọc các bộ chuyển đổi xúc tác (Type of casing for catalytic converter(s)) |
C.2.2.1.11. |
Vị trí lắp các bộ chuyển đổi xúc tác (vị trí và các khoảng cách tham chiếu trong hệ thống xả) (Positioning of the catalytic converter(s) (place and reference distances in the exhaust system)): |
C.2.2.1.12. |
Dải nhiệt độ hoạt động bình thường (Normal operating temperature range) ..................... oC |
C.2.2.1.13. |
Các bộ biến đổi xúc tác có thể tiêu hao (nếu có) (Consumable reagents (where appropriate): ......................... |
C.2.2.1.14. |
Tần xuất bổ sung bộ biến đổi xúc tác: Liên tục/ kỳ bảo dưỡng (Frequency of reagent refill continuous/ maintenance) |
C.2.2.2. |
Cảm biến ôxy: kiểu, có/ không(2) (Oxygen sensor: type, yes/no) |
C.2.2.2.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark): |
C.2.2.2.2. |
Kiểu (Type(s)): |
C.2.2.2.3. |
Vị trí lắp cảm biến ôxy (Location of oxygen sensor): |
C.2.2.3. |
Phun không khí: Có/ Không(2) (Airinjection: Yes/No) Kiểu (không khí phun kiểu xung, bơm không khí,...) (Type (pulse air, air pump,...)) ...................................................... |
C.2.2.4. |
EGR (tuần hoàn khí thải): Có/ Không(2) (EGR exhaust gas recycle: Yes/No) |
C.2.2.4.1. |
Các đặc tính (Nhãn hiệu, kiểu, lưu lượng,..) (Characteristics (make, type, Flow,..)) |
C.2.2.5. |
Bẫy hạt: có/ không(2) (Particulate trap: yes/no) |
C.2.2.5.1. |
Kích thước, hình dạng và kích thước của bẫy hạt (Dimensions, shape and capacity of the particulate trap): |
C.2.2.5.2. |
Kiểu và thiết kế của bẫy hạt (Type and design of the particulate trap): |
C.2.2.5.3. |
Vị trí (khoảng cách chuẩn trong đường ống xả) (Location (reference distance in the exhaust line)):............................ |
C.2.2.5.4. |
Phương pháp hoặc hệ thống tái sinh, mô tả hoặc bản vẽ (Method or system of regeneration, description or drawing): |
C.2.2.5.5 |
Dải nhiệt độ (°C) và áp suất (kPa) hoạt động bình thường (Normal operating temperature (°C) and pressure (kPa) range): |
C.2.2.5.6. |
Trong trường hợp tái sinh định kỳ (In case of periodic regeneration) |
C.2.2.5.6.1. |
Số lượng chu trình thử ETC giữa hai lần tái sinh (n1) (Number of ETC test cycles between 2 regenerations (n1)): |
C.2.2.5.6.2. |
Số lượng chu trình thử ETC trong quá trình tái sinh (n2) (Number of ETC test cycles during regeneration (n2)): |
C.2.2.6. |
Các hệ thống khác: có/ không(2) (Other systems: yes/no) Mô tả và sự làm việc (description and working) |
C.3. |
Cung cấp nhiên liệu (Fuel feed) |
C.3.1. |
Động cơ điêzen (Diesel engine) |
C.3.1.1. |
Bơm cung cấp (Feed pump): Áp suất(3) (Pressure) hoặc đường đặc tính(2) (or characteristic diagram) ......................... kPa |
C.3.1.2. |
Hệ thống phun (Injection system) |
C.3.1.2.1. |
Bơm cao áp (Pump) |
C.3.1.2.1.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark): |
C.3.1.2.1.2. |
Kiểu (Type(s)): |
C.3.1.2.1.3. |
Lượng cấp của mỗi hành trình hoặc chu trình khi phun hoàn toàn (3) (Delivery per stroke or cycle at full injection) ...................... mm3 |
a. ở tốc độ bơm (at pump speed) r/min (rpm. or min-1)
hoặc đường đặc tính(2) (3) (or characteristic diagram)
b. Nêu phương pháp áp dụng: Trên động cơ/ Trên băng thử bơm (1) (Mention the method used: On engine/ on pump bench)...........................
c. Nếu có điều khiển tăng áp, nêu đặc tính cung cấp nhiên liệu và áp suất tăng áp theo tốc độ động cơ (If boost control is supplied, state the characteristic fuel delivery and boost pressure versus engine Speed) .............. kPa
C.3.1.2.1.4. Phun sớm (Injection advance)
a. Đặc tính phun sớm(3) (Injection advance curve):
b. Thời điểm phun ở trạng thái tĩnh(3) (Static injection Timing):
C.3.1.2.2. Ống phun (Injection piping)
C.3.1.2.2.1. Độ dài (Length) mm
C.3.1.2.2.2. Đường kính trong (Internal diameter): mm
C.3.1.2.2.3. Ống tích áp, nhãn hiệu và kiểu loại (Common rail, make and type)
C.3.1.2.3. Vòi phun (Injector(s))
C.3.1.2.3.1. Nhãn hiệu (Make(s) or mark) ..............................
C.3.1.2.3.2. Kiểu (Type(s))
C.3.1.2.3.3. Áp suất mở (Opening pressure) ...................... kPa(3)
hoặc đường đặc tính(2) (3) (or characteristic diagram)
C.3.1.2.4. Bộ điều tốc (Governor)
C.3.1.2.4.1. Nhãn hiệu (Make(s) or mark)
C.3.1.2.4.2. Kiểu (Type(s))
C.3.1.2.4.3. Tốc độ khi bắt đầu trạng thái tới hạn ở toàn tải (Speed at which cut-off starts under full loa) r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.2.4.4. Tốc độ không tải lớn nhất (Maximum no-load speed) ................ r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.2.4.5. Tốc độ không tải (Idling speed) ............... r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.3. Hệ thống khởi động ở trạng thái nguội (Cold start system)
C.3.1.3.1. Nhãn hiệu (Make(s) or mark)
C.3.1.3.2. Kiểu (Type(s))
C.3.1.3.3. Mô tả (Description)
C.3.1.3.4. Thiết bị trợ giúp khởi động phụ (Auxiliary starting aid)
C.3.1.3.4.1. Nhãn hiệu (Make(s) or mark)
C.3.1.3.4.2. Kiểu (Type(s))
C.3.2. |
Động cơ dùng nhiên liệu khí(4) (Gas fuelled engines) |
|
C.3.2.1. |
Nhiên liệu: NG/ LPG(2) (Fuel: Natural gas/LPG) |
|
C.3.2.2. |
Bộ giảm áp hoặc bộ bay hơi/ bộ giảm áp(3) (Pressure regulator(s) or vaporiser/ pressure regulator(s)) |
|
C.3.2.2.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.2.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.2.3. |
Số lượng giai đoạn giảm áp (Number of pressure reduction stages) |
|
C.3.2.2.4. |
Áp suất ở cấp cuối cùng (Pressure in the final stage) |
|
C.3.2.2.4.1. |
Lớn nhất (max) kPa |
|
C.3.2.2.4.2. |
Nhỏ nhất (min) kPa |
|
C.3.2.2.5. |
Số điểm điều chỉnh chính (Number of main adjustment points) |
|
C.3.2.2.6. |
Số điểm điều chỉnh không tải (Number of idle adjustment points) |
|
C.3.2.2.7. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.3. |
Hệ thống nhiên liệu: Thiết bị trộn/phun khí/phun chất lỏng/phun trực tiếp(2) (mixing unit/ gas injection/ liquid injection/ direct injection) |
|
C.3.2.3.1. |
Điều chỉnh nồng độ hỗn hợp (Mixture strength regulation) |
|
C.3.2.3.2. |
Mô tả hệ thống hoặc sơ đồ và bản vẽ (System description or diagram and drawings) |
|
C.3.2.3.3. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.4. |
Thiết bị trộn (Mixing unit) |
|
C.3.2.4.1. |
Số lượng (Number) |
|
C.3.2.4.2. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.4.3. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.4.4. |
Vị trí (Location) |
|
C.3.2.4.5. |
Khả năng điều chỉnh (Adjustment possibilities) |
|
C.3.2.4.6. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.5. |
Phun trên đường ống nạp (Inlet manifold injection) |
|
C.3.2.5.1. |
Phun: đơn điểm/ nhiều điểm(2) (Injection: single/multi-point) |
|
C.3.2.5.2. |
Phun: liên tục/ đồngthời/ trình tự(2) (Injection: continuous/simultaneously timed/ sequentially timed) |
|
C.3.2.5.3. |
Thiết bị phun (Injection equipment) |
|
C.3.2.5.3.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.5.3.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.5.3.3. |
Khả năng điều chỉnh (Adjustment possibilities) |
|
C.3.2.5.3.4. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.5.4. |
Bơm cung cấp (nếu có) (Supply pump (if applicable)) |
|
C.3.2.5.4.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.5.4.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.5.4.3. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.5.5. |
Vòi phun (Injector(s)) |
|
C.3.2.5.5.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.5.5.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.5.5.3. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.6. |
Phun trực tiếp (Direct injection) |
|
C.3.2.6.1. |
Bơm phun/ bộ giảm áp(2) (Injection pump/pressure regulator) |
|
C.3.2.6.1.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.6.1.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.6.1.3. |
Thời điểm phun (Injection timing) |
|
C.3.2.6.2. |
Vòi phun (Injector(s)) |
|
C.3.2.6.2.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.6.2.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.6.2.3. |
Áp suất mở/ đặc tính(3) (Opening pressure or characteristic diagram) |
|
C.3.2.6.2.4. |
Số chứng nhận (Certification number): |
|
C.3.2.7. |
Bộ điều khiển điện tử (Electronic control unit (ECU)) |
|
C.3.2.7.1. |
Nhãn hiệu (Make(s) or mark) |
|
C.3.2.7.2. |
Kiểu (Type(s)) |
|
C.3.2.7.3 |
Khả năng điều chỉnh (Adjustment possibilities) |
|
C.3.2.8. |
Thiết bị riêng của nhiên liệu NG (NG fuel-specific equipment) |
|
C.3.2.8.1. |
Biến thể 1 (dành cho trường hợp phê duyệt động cơ đối với một vài thành phần nhiên liệu cụ thể) (Variant 1 (only in the case of approvals of engines for several specific fuel compositions)) |
|
C.3.2.8.1.1. |
Thành phần nhiên liệu (Fuel composition) |
|
a. |
Mêtan (CH4): Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) ...............% mol; lớn nhất (max) ....................% mol |
|
b. |
Êtan (C2H6): Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) ................. % mol; lớn nhất (max)............... % mol |
|
c. |
Prôpan (C3H8): Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) ........... % mol; lớn nhất (max) .................... % mol |
|
d. Butan (C4H10): Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) % mol; lớn nhất (max) .................. % mol
đ. C5/C5+: Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) .......... % mol; lớn nhất (max) ...................% mol
e. Ô xy (O2): Cơ bản (Basis) % mol; nhỏ nhất (min) .........% mol; lớn nhất (max) ................. % mol
g. Khí trơ (N2, He): Cơ bản (Basis) ............ % mol; nhỏ nhất (min) ............. % mol; lớn nhất (max) ................... % mol
C.3.2.8.1.2. Vòi phun (Injector(s))
a. Nhãn hiệu (Make(s) or mark)
b. Kiểu (Type(s))
c. Các bộ phận khác (nếu có) (Others (if applicable))
C.3.2.8.2. Biến thể 2 (dành cho trường hợp phê duyệt một vài thành phần nhiên liệu cụ thể)
(Variant 2 (only in the case of approvals for several specific fuel compositions)
C.4. Xác định thời điểm đóng/ mở van (Valve timing)
C.4.1. Độ nâng lớn nhất của các van và các góc mở và đóng van theo các điểm chết hoặc số liệu tương đương (Maximum lift of valves and angles of opening and closing in relation to dead centres or equivalent Data).....................
C.4.2. Các khoảng chuẩn hoặc khoảng chỉnh đặt(2) (Reference or setting ranges)
C.5. Hệ thống đánh lửa (động cơ cháy cưỡng bức) (Ignition system) (Spark ignition engines only)
C.5.1. Kiểu hệ thống đánh lửa: Cuộn dây đánh lửa và bugi chung/cuộn dây đánh lửa và bugi riêng biệt / cuộn dây trên bugi/ kiểu khác (quy định) (Ignition system type common coil and plugs /individual coil and plugs / coil on plug / other (specify) ...
C.5.2. Bộ đìêu khiển đánh lửa (Ignition control unit)
C.5.2.1. Nhãn hiệu (Make or mark)
C.5.2.2. Kiểu (Type)
C.5.3. Đặc tính đánh lửa sớm/ sơ đồ đánh lửa sớm(2) (3) (Ignition advance curve/advance map) .............................
C.5.4. Thời điểm đánh lửa (3) (Ignition timing: degrees) (độ):
trước điểm chết trên tại tốc độ (before TDC at a speed of )
r/min (rpm. or min-1)
và áp suất tuyệt đối tại cổ góp (and a MAP of ) kPa
C.5.5. Bu-gi (Spark plugs)
C.5.5.1. Nhãn hiệu (Make or mark)
C.5.5.2. Kiểu (Type)
C.5.5.3. Chỉnh đặt khe hở bu-gi (Spark plug gap setting) mm
C.5.6. Cuộn dây đánh lửa (Ignition Coil)
C.5.6.1. Nhãn hiệu (Make or mark)
C.5.6.2. Kiểu (Type)
C.6. Thiết bị do động cơ dẫn động (Engine- driven equipment)
Động cơ thử phải có trang bị phụ cần thiết cho động cơ hoạt động (ví dụ: quạt, bơm nước............) như quy định và trong điều kiện hoạt động nêu tại tiêu chuẩn TCVN 6565:2006 (The engine must be submitted for testing with the auxiliaries needed for operating the engine (e.g. fan, water pump, etc.), as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006)
C.6.1. Thiết bị phụ được lắp vào để thử nghiệm (Auxiliaries to be fitted for the test)
Nếu không thể hoặc không thích hợp để lắp thiết bị phụ lên băng thử thì phải xác định công suất hấp thụ bởi chúng và phải trừ công suất này ra khỏi công suất động cơ đo được trong toàn bộ miền làm việc của chu trình thử (If it is impossible or inappropriate to install the auxiliaries on the test bench, the power absorbed by them must be determined and subtracted from the measured engine power over the whole operating area of the test cycle(s))
C.6.2. Thiết bị phụ được tháo ra khi thử nghiệm (Auxiliaries to be removed for the test) Các thiết bị phụ chỉ cần cho hoạt động của xe (máy nén khí, hệ thống điều hoà...) phải được tháo ra để thử. Những chỗ không thể tháo được, có thể xác định công suất hấp thụ bởi chúng và được cộng vào công suất động cơ đo được trong toàn bộ miền làm việc của chu trình thử (Auxiliaries needed only for the operation of the vehicle (e.g. air compressor, airconditioning system etc.) must be removed for the test. Where the auxiliaries cannot be removed, the power absorbed by them may be determined and added to the measured engine power over the whole operating area of the test cycle(s))
C.7. Thông tin bổ sung về điều kiện thử (Additional information on test condition)
C.7.1. Dầu bôi trơn được sử dụng (Lubricant used)
C.7.1.1. Nhãn hiệu (Make or mark)
C.7.1.2. Loại (Type)
(tỉ lệ phần trăm công bố của dầu bôi trơn trong hỗn hợp dầu bôi trơn và nhiên liệu) (State percentage of oil in mixture if lubricant and fuel are mixed)
C.7.2. Thiết bị do động cơ dẫn động (nếu có) (Engine-Driven Equipment (if Applicable)) Công suất hấp thụ bởi thiết bị phụ chỉ cần thiết được xác định nếu (The power absorbed by the auxiliaries needs only be determined):
Các thiết bị phụ cần cho vận hành động cơ, không được lắp vào động cơ (if auxiliaries needed for operating the engine, are not fitted to the engine) .............
Các thiết bị phụ không cần cho vận hành động cơ, được lắp vào động cơ (if auxiliaries not needed for operating the engine, are fitted to the engine) .................
C.7.2.1. Đánh số và nhận dạng các chi tiết (Enumeration and identifying details)
C.7.2.2. Công suất hấp thụ tại các tốc độ chỉ thị của động cơ (theo quy định của cơ sở SXLR) (Power absorbed at indicated engine speeds (as specified by the manufacturer))
Thiết bị |
Công suất hấp thụ (kW) tại các tốc độ động cơ khác nhau (Equipment Power absorbed (kW) at various engine speeds) |
||||||
Không tải (Idle speed) |
Thấp (Low speed) |
Cao (High speed) |
A(6) (Speed A) |
B(6) (Speed B) |
C(6) (Speed C) |
Chuẩn(7) (Ref. speed) |
|
P(a) Thiết bị phụ cần cho vận hành động cơ (được trừ đi khỏi công suất động cơ) (Auxiliaries needed for operating the engine (to be subtracted from measured engine power) |
|
|
|
|
|
|
|
P(b) Thiết bị phụ không cần cho vận hành động cơ (được cộng vào công suất động cơ) (Auxiliaries not needed for operating the engine (to be added to measured engine power) |
|
|
|
|
|
|
|
C.8. Đặc tính động cơ (Engine performence)
C.8.1. Tốc độ động cơ(5) (Engine Speeds)
C.8.1.1. Tốc độ thấp (Low speed nlo ) .................. r/min (rpm or min-1)
C.8.1.2. Tốc độ cao (high speed nhi) ............ r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3. Đối với chu trình thử ESC và ELR (for ESC and ELR Cycles)
C.8.1.3.1. Không tải (Idle speed) ............ r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.2. Tốc độ A (speed A) ........................... r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.3. Tốc độ A (speed B) ........................... r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.4. Tốc độ A (speed C) ........................... r/min (rpm or min-1)
C.8.1.4. Đối với chu trình thử ETC (for ETC Cycle)
Tốc độ chuẩn (Reference speed) r/min (rpm or min-1)
C.8.2. Công suất động cơ được đo theo TCVN 6567:2015 (Engine Power: measured in accordance with the provisions of TCVN 6567:2015) ............ kW
|
Tốc độ động cơ (engine speed) |
||||
Không tải (Idle speed) |
A(6) |
B(6) |
C(6) |
Chuẩn(7) (Ref. speed) |
|
P(m): Công suất được đo trên băng thử (Power measured on test bed) |
|
|
|
|
|
P(a): Công suất hấp thụ bởi thiết bị phụ được lắp khi thử nêu tại K.5.1.1 Phụ lục K TCVN 6565:2006 (Power absorbed by auxiliaries to be fitted for test as mentioned in K.5.1.1 Annex K TCVN 6565:2006): - Nếu được lắp (if fitted) - Nếu không được lắp (if not fitted) |
|
|
|
|
|
P(b): Công suất hấp thụ bởi thiết bị phụ được tháo ra khi thử tại K.5.1.1 Phụ lục K TCVN 6565:2006 (Power absorbed by auxiliaries to be removed for test as mentioned in K.5.1.2 Annex K TCVN 6565:2006): - Nếu được lắp (if fitted) - Nếu không được lắp (if not fitted) |
|
|
|
|
|
P(n): Công suất hữu ích của động cơ (engine net power) P(n) = P(m) - P(a)+ P(b) |
|
|
|
|
|
C.8.3. Chỉnh đặt băng thử động cơ (Dynamometer settings (kW))
Các thông số chỉnh đặt băng thử cho thử ESC và ELR và cho chu trình chuẩn của thử ETC phải dựa vào công suất hữu ích P(n) nêu tại điểm C.8.2 nêu trên. Nên lắp động cơ lên băng thử trong điều kiện thực. Trong trường hợp này, P(m) và P(n) là một. Nếu không thể hoặc không thích hợp cho việc vận hành động cơ trong điều kiện thực, các thông số chỉnh đặt băng thử phải được hiệu chỉnh theo điều kiện thực bằng cách sử dụng công thức trên.
(The dynamometer settings for the ESC and ELR tests and for the reference cycle of the ETC test must be based upon the net engine power P(n) of Article C.8.2 above. It is ecommended to install the engine on the test bed in the net condition. In this case, P(m) and P(n) are identical. If it is impossible or inappropriate to operate the engine under net conditions, the dynamometer settings must be corrected to net conditions using the above formula)
C.8.3.1. Thử ESC và ELR (ESC and ELR tests)
Các thông số chỉnh đặt băng thử phải được tính theo công thức trong điểm 1.2 Phần II Phụ lục B - Phụ lục B1 TCVN 6567:2015 (The dynamometer settings must be calculated according to the formula in paragraph 1.2 Part II Annex B1 TCVN 6567:2015)...........................
Phần trăm tải (per cent load) |
Tốc độ động cơ (Engine speed) |
|||
Không tải (Idle speed) |
A (speed A) |
B (speed B) |
C (speed C) |
|
10 |
|
|
|
|
25 |
|
|
|
|
50 |
|
|
|
|
75 |
|
|
|
|
100 |
|
|
|
|
C.8.3.2. Thử ETC (ETC test)
Nếu động cơ không được thử trong điều kiện thực thì công thức hiệu chỉnh để biến đổi công suất hoặc công chu trình được đo như được xác định tại Điều 2 Phụ lục B - Phụ lục B2 TCVN 6567:2015 thành công suất hoặc công chu trình hữu ích phải do cơ sở SXLR động cơ quy định cho toàn bộ miền hoạt động của chu trình và được cơ sở thử nghiệm đồng ý.
(If the engine is not tested under net conditions, the correction formula for converting the measured power or measured cycle work, as determined according to Item 2 Annex B2 TCVN 6567:2015 to net power or net cycle work must be submitted by the engine manufacturer for the whole operating area of the cycle, and approved by the Technical Service)
C.9. Các thông số động cơ cần thiết cho lắp đặt và thử
(Additional characteristics of the engine related to install on dyno and test)
C.9.1. Tốc độ nhỏ nhất của động cơ (Min. engine speed) .............. r/min (rpm. or min-1)
C.9.2. Chiều quay của động cơ (Direction of rotation of the engine)
C.9.3. Áp suất nước làm mát lớn nhất tại đầu ra (Liquid cooling: max pressure at outlet)....................kPa
C.9.4. Nhiệt độ nước làm mát ở chế độ làm việc ổn định (Normal operating temp. of liquid cooling) ................... oC
C.9.5. Áp suất dầu bôi trơn lớn nhất (Max lubricant pressure) ............ kPa
C.9.6. Áp suất dầu bôi trơn nhỏ nhất (Min lubricant pressure) kPa
C.9.7. Nhiệt độ dầu bôi trơn ở chế độ làm việc ổn định (Normal operating temp. of lubricant) .................... oC
C.9.8. Mô men quán tính của động cơ và bánh đà (Rotating moment of inertia of the engine including flywheel) ........................ kgm2
C.10. Hệ thống chẩn đoán trên xe (OBD) (On-board diagnostic (OBD) system)
C.10.1. Mô tả bằng chữ hoặc bản vẽ thiết bị cảnh báo lỗi(4) (Written description or drawing of the malfunction indicator (MI)):.....................
C.10.2. Danh sách và chức năng mọi thành phần được hệ thống OBD theo dõi (List and purpose of all components monitored by the OBD system): ................
C.10.3. Mô tả bằng chữ (nguyên lý làm việc chung) của (Written description (general working principles) for):.....................
C.10.3.1. Động cơ điêzen/ khí
C.10.3.1.1. Theo dõi bộ biến đổi xúc tác (Catalyst monitoring):
C.10.3.1.2. Theo dõi hệ thống khử NOx (deNOx system monitoring):
C.10.3.1.3. Theo dõi bộ lọc hạt của động cơ điêzen (Diesel particulate filter monitoring):
C.10.3.1.4 Theo dõi hệ thống phun điện tử (Electronic fuelling system monitoring):
C.10.3.1.5. Các thành phần khác được hệ thống OBD theo dõi (Other components monitored by the OBD system):.................................
C.10.4. Tiêu chí kích hoạt MI (số chu trình chạy được công bố hoặc phương pháp thống kê) (Criteria for MI activation (fixed number of driving cycles or statistical method)): ...........................................................................
C.10.5. Danh sách tất cả mã đầu ra và định dạng OBD được sử dụng (List of all OBD output codes and formats used (with explanation of each)): ..........................
C.11. Cơ cấu hạn chế mômen (Torque limiter)
C.11.1. Mô tả sự kích hoạt cơ cấu hạn chế mômen (Description of the torque limiter activation)
C.11.2. Mô tả giới hạn của đường đặc tính toàn tải (Description of the full load curve limitation)
Chúng tôi cam kết bản khai này phù hợp với kiểu loại xe, động cơ đã đăng ký kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản khai này (We undertake that this declaration document is in compliance with engine, vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration).
Ngày. ..... tháng ..... năm ..........(Date)
Tổ chức/cá nhân lập bản khai (Applicant)
(Ký tên, đóng dấu (Signature, stamp))
Chú thích:
(1) Đối với động cơ và hệ thống không thông dụng, các đặc điểm kỹ thuật tương đương với các đặc điểm nêu ở đây phải do cơ sở SXLR cung cấp (In the case of non-conventional engines and systems, particulars equivalent to those referred to here shall be supplied by the manufacturer);
(2) Xoá phần không áp dụng (Strike out what does not apply).;
(3) Quy định dung sai (Specify the tolerance);
(4) Đối với hệ thống được bố trí khác, phải cung cấp thông tin tương đương (In the case of systems laid out in a different manner, supply equivalent information);
(5) Quy định dung sai; trong phạm vi ± 3% giá trị do cơ sở SXLR công bố (Specify the tolerance; to be within ± 3% of the values declared by the manufacturer)
(6) Phép thử ESC (ESC test);
(7) Chỉ cho phép thử ETC (ETC test only).
Phụ lục C - Phụ lục C1
Thông tin liên quan đến OBD lắp trên động cơ
(Cho xe khối lượng chuẩn cao)
(Annex C - Appendix C1. OBD-related information on engine)
(for heavy reference weight vehicles)
1. Các cơ sở SXLR phải cung cấp thông tin bổ sung sau đây nhằm được phép sản xuất các bộ phận thay thế tương thích OBD hoặc phụ tùng, các dụng cụ chẩn đoán và thiết bị kiểm tra, trừ khi thông tin đó được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ hoặc cấu thành nên bí quyết cụ thể của cơ sở SXLR hoặc của các nhà cung cấp OEM. Thông số được nêu trong Phụ lục này phải được nêu lại trong Phụ lục D - Phụ lục D1 Quy chuẩn này.
1.1. Bản mô tả loại và số chu trình thuần hoá sơ bộ được sử dụng cho phê duyệt kiểu ban đầu của động cơ.
1.2. Bản mô tả loại chu trình mô phỏng OBD được sử dụng cho phê duyệt kiểu ban đầu của xe đối với bộ phận được theo dõi bởi hệ thống OBD.
1.3. Tài liệu mô tả toàn diện các bộ phận được theo dõi lỗi và được kích hoạt MI (số chu trình chạy được công bố hoặc phương pháp thống kê) bao gồm một danh sách các tham số cảm biến thứ cấp có liên quan cho từng bộ phận được theo dõi bởi hệ thống OBD. Danh sách tất cả mã đầu ra và định dạng OBD được sử dụng (có giải thích từng mã) liên kết các bộ phận hệ động lực có liên quan đến phát thải và các bộ phận không liên quan đến phát thải, việc theo dõi các bộ phận này nhằm xác định việc kích hoạt MI.
1.3.1. Những thông tin yêu cầu trong Phụ lục này có thể được nêu theo dạng bảng sau:
Bộ phận |
Mã lỗi |
Phương thức theo dõi |
Tiêu chí phát hiện lỗi |
Tiêu chí kích hoạt MI |
Các tham số thứ cấp |
Chu trình thuần hoá sơ bộ |
Mô phỏng tại phép thử |
Bộ biến đổi xúc tác |
Pxxxx |
Tín hiệu của cảm biến NOx 1 và 2 |
Sự khác nhau giữa tín hiệu của cảm biến 1 và 2 |
Chu trình thứ 3 |
Tốc độ động cơ, tải của động cơ, chế độ gió/ nhiên liệu, nhiệt độ bộ xúc tác |
Ba chu trình thử OBD (3 chu trình ESC ngắn) |
Chu trình thử OBD (chu trình ESC ngắn) |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
... |
1.3.2. Các thông tin được yêu cầu trong Phụ lục này có thể được giới hạn trong danh sách mã lỗi hoàn chỉnh được ghi lại bởi hệ thống OBD khi không áp dụng được quy định trong điểm D.5.1.2.1 Phụ lục D trong TCVN 6567:2015 trong trường hợp thay thế hoặc bảo dưỡng các bộ phận. Vì vậy, những thông tin đó có thể được mô tả bằng việc nêu trong 2 cột đầu tiên của bảng trên tại điểm 1.3.1 Điều này.
Hồ sơ thông tin hoàn chỉnh phải được gửi đến Cơ quan cấp chứng nhận dưới dạng một phần của những thông tin bổ sung được yêu cầu nêu tại điểm 5.1.7 TCVN 6567:2015.
1.3.3. Thông số được nêu trong Phụ lục này phải được nêu lại trong Phụ lục D - Phụ lục D1 Quy chuẩn này.
Khi không áp dụng được quy định trong điể D.5.1.2.1 của Phụ lục D TCVN 6567:2015 trong trường hợp thay thế hoặc bảo dưỡng các bộ phận, thông tin cung cấp trong Phụ lục D - Phụ lục D1 có thể được giới hạn như nội dung tại điểm 1.3.2 nêu trên.
Phụ lục D
Báo cáo thử nghiệm khí thải động cơ
(Cho xe khối lượng chuẩn cao)
(Annex D - Test Report of emission from engine)
(for heavy reference weight vehicles)
D.1. Tên và địa chỉ của cơ sở SXLR/ tổ chức (cá nhân) nhập khẩu (Name and address of manufacturer/ Importer):
D.2. Động cơ (Engine)
D.2.1. Nhãn hiệu động cơ (Mark or make of engine):
D.2.2. Cơ sở SXLR động cơ (engine manufacture):
D.2.3. Kiểu (số) loại động cơ (Engine Type/Model code/Engine model):
D.2.4. Số động cơ (engine number):
D.2.5. Nguyên lý làm việc của động cơ (Engine working principle):
D.2.6. Số kỳ (cycles):
D.2.7. Số lượng và cách bố trí xy lanh (Number and layout of cylinders):
D.2.8. Thể tích làm việc (Capacity of cylinder): cm3
D.2.9. Cung cấp nhiên liệu (fuel feed):
D.2.9.1. Phun nhiên liệu (fuel injection): Có/không (Yes/No)
D.2.9.2. Bơm cao áp (Pump): Có/không (Yes/No)
D.2.9.2.1. Nhãn hiệu (Make(s) or mark):
D.2.9.2.2. Kiểu (Type(s)):
D.2.10. Thiết bị tăng áp (Supercharging equipment): Có/không (Yes/No)
D.2.11. Bộ làm mát khí nạp trung gian (intercooler): Có/không (Yes/No)
D.2.12. Tốc độ không tải của động cơ ( idle speed): r/min (rpm. or min-1)
D.2.13. Công suất hữu ích lớn nhất được công bố (Stated net maximum power): kW
tại (at) r/min (rpm. or min-1)
D.2.14. Momen xoắn hữu ích lớn nhất (Maximum net torque): ............. Nm tại (at) ................. r/min (rpm. or min-1)
D.2.15. Mô tả động cơ bao gồm ảnh chụp kèm theo (Description of engine including photographs):
D.2.16. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm bổ sung (nếu có) (Additional pollution control devices (if any))
D.2.16.1. Loại thiết bị (Device Kind):
D.2.16.1.1. Tuần hoàn khí thải (Exhaust gas recirculation- EGR): có/ không (Yes/No)
D.2.16.1.2. Bộ chuyển đổi xúc tác (Catalystic converter): có/ không (Yes/No)
D.2.16.1.3. Phun không khí (Airinjection): có/không (Yes/No)
D.2.16.1.4. Bẫy hạt (Particulate trap): có/không (Yes/No)
D.2.16.1.5. Loại khác (other): Có/không (Yes/No)
D.2.16.2. Mô tả vị trí lắp đặt thiết bị (Description of instalation position):
D.3. Kiểm tra khí thải (Emission test):
D.3.1. Quy chuẩn áp dụng (Applied regulation):
D.3.2. Nhiên liệu thử nghiệm (Testing fuel):
D.3.3. Kết quả kiểm tra (Test results)
D.3.3.1. Kết quả các phép thử ESC và ELR (Test cycle ESC and ELR)
|
Phép thử (Test) |
Giá trị giới hạn - Mức 5 (Limits Level 5) |
Kết quả kiểm tra (Test results) |
Đánh giá (Evaluation) |
CO (g/kwh) |
ESC |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
HC (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
|
NOx (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
|
PM (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
|
Smoke (1/m) |
ELR |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
PM được xác định bằng hệ thống lưu lượng toàn phần (determined by a full flow system) |
Đối với phép thử ESC: Kết quả kiểm tra NOx ở các chế độ 14, 15 và 16 (measured results NOx at mode 14, mode 15 and mode 16, ESC Test)
Kết quả NOx (g/kwh) |
Sai lệch (%) (Tolerance) |
Giới hạn (Limits) |
Kết luận (Conclusion) (Pass/Failure) |
||
|
Giá trị đo (measured values) |
Giá trị nội suy (interpolated values) |
|||
Chế độ 14 (Mode 14) |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
Chế độ 15 (Mode 15) |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
Chế độ 16 (Mode 16) |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
Đối với phép thử ESC: Kết quả đo chu trình 4, chu trình ELR (measured results of 4-th cycle, ELR Test)
|
Giá trị giới hạn - Mức 5 (Limits Level 5) |
Kết quả kiểm tra (test results) |
Kết luận (Conclusion) (Pass/Failure) |
Smoke (1/m) |
-- |
-- |
-- |
D.3.3.2 Kết quả thử ETC (Test cycle ETC)
|
Giá trị giới hạn Mức 5 (Limits Level 5) |
Kết quả kiểm tra (Test results) |
Đánh giá (Evaluation) |
CO (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
NMHC (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
CH4 (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
NOx (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
PM (g/kwh) |
|
|
Đạt/Không đạt (Pass /Failure) |
D.3.3.3. Phép thử OBD (OBD Test)
Hạng mục kiểm tra (Test Item) |
Yêu cầu (Requirements) |
Kết quả kiểm tra (Test results) |
Đánh giá (Evaluation) |
.... |
|
|
Đạt/Không đạt |
|
|
|
(Pass /Failure) |
.... |
|
|
.... |
.... |
|
|
|
D.4. Kết luận (Conclusion):
D.4.1. Các phép thử được thực hiện theo đề nghị (Test required):
TT (No.) |
Chu trình thử (Test cycle) |
Kết luận (Conclusion) |
1 |
Chu trình thử ESC (Test cycle ESC) |
Đạt/ Không đạt/ Không áp dụng (Pass/ Failure/ Not Applicable) |
2 |
Chu trình thử ELR (Test cycle ELR) |
Đạt/ Không đạt/ Không áp dụng (Pass/ Failure/ Not Applicable) |
3 |
Chu trình thử ETC (Test cycle ETC) |
Đạt/ Không đạt/ Không áp dụng (Pass/ Failure/N ot Applicable) |
4 |
Phép thử OBD (OBD Test) |
Đạt/ Không đạt/ Không áp dụng (Pass/ Failure/ Not Applicable) |
D.4.2. Xe được thử nghiệm theo quy chuẩn QCVN 109:2021/BGTVT về khí thải mức 5 đối với xe ô tô SXLR và nhập khẩu mới (This vehicle was tested according to regulation QCVN 109:2021/BGTVT with regard to the emission gaseous pollutants at level 5 for assembly - manufactured automobiles and new imported automobiles).
D.5. Chú ý (Remark):
D.5.1. Kết quả kiểm tra trong điểm D.3.3 Phụ lục này chỉ đúng cho động cơ mẫu có số động cơ nêu trong báo cáo này (the results of the test in item D.3.3 refer exclusively to sample engine with engine number mentioned in this report)
D.5.2. Báo cáo này đi kèm bản khai thông số kỹ thuật của xe và động cơ (this report accompanies with essential characteristic of vehicle and engine).
....., ngày .... tháng ... năm .....(Date)
GIÁM ĐỐC ...
(Director)
(ký và đóng dấu (signature and stamp))
Phụ lục D - Phụ lục D1
Thông tin liên quan đến OBD
(Cho xe khối lượng chuẩn cao)
(Annex D - Appendix D1 - For heavy reference weight vehicles)
(Information related to OBD)
1. Như đã nêu trong Phụ lục C - Phụ lục C1 Quy chuẩn này, thông tin trong Phụ lục này được cung cấp bởi cơ sở SXLR động cơ hoặc xe với mục đích cho phép sản xuất các bộ phận hoặc phụ tùng thay thế tương thích OBD, các công cụ chẩn đoán và thiết bị kiểm tra. Những thông tin đó không cần phải được cung cấp bởi cơ sở SXLR động cơ hoặc xe nếu nó được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ hoặc cấu thành bí quyết cụ thể của cơ sở SXLR hoặc nhà cung cấp OEM.
2. Theo yêu cầu, Phụ lục này phải được cung cấp cho bất kỳ cơ sở SXLR bộ phận, công cụ chẩn đoán hoặc thiết bị thử nghiệm quan tâm nào, trên cơ sở không phân biệt đối xử.
3. Theo quy định tại điểm 1.3.3 Phụ lục C - Phụ lục C1, thông tin theo yêu cầu dưới đây phải giống với thông tin được cung cấp trong Phụ lục C - Phụ lục C1.
3.1. Mô tả về kiểu loại và số chu kỳ thuần hóa được sử dụng để chứng nhận kiểu loại ban đầu của xe.
3.2. Mô tả về loại chu trình mô phỏng OBD được sử dụng để chứng nhận kiểu loại ban đầu của xe cho các bộ phận được giám sát bởi hệ thống OBD.
3.3. Bộ tài liệu mô tả tất cả các bộ phận được cảm biến với phương pháp phát hiện lỗi và kích hoạt MI (số chu kỳ chạy xe cố định hoặc phương pháp thống kê), bao gồm danh sách các thông số cảm biến thứ cấp có liên quan cho từng bộ phận được theo dõi bởi hệ thống OBD. Một danh sách tất cả các mã và định dạng đầu ra OBD được sử dụng (với phần giải thích từng loại) liên quan đến các thành phần hệ thống truyền động liên quan đến phát thải riêng lẻ và các thành phần không liên quan đến phát thải riêng lẻ, trong đó giám sát thành phần được sử dụng để xác định kích hoạt MI.
Phụ lục Đ
Đặc tính kỹ thuật chính của xe và động cơ
(Cho xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006)
(Annex Đ - Essential characteristic of vehicle and engine)
(For vehicles or engines applying TCVN 6565:2006)
Đ.1. Mô tả xe (Description of the vehicle)
Đ.1.1. Loại (Category of vehicle (M1, N2, ...)):
Đ.1.2. Nhãn hiệu (Mark/ make):
Đ.1.3. Kiểu (số) loại (Type/model code):
Đ.1.4. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR (Name and address of manufacturer):
Đ.2. Mô tả động cơ (Description of engine)
Đ.2.1. Nhãn hiệu (Mark/ make of engine):
Đ.2.2. Nhãn hiệu thương mại (Trade mark):
Đ.2.3. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR (Name and address of manufacturer):
Đ.2.4. Kiểu (số loại) (Engine Type/ Model code/Engine model):
Đ.2.5. Số kỳ (Cycle): 4 kỳ/ 2 kỳ/ khác (Four stroke/two stroke/others):
Đ.2.6. Đường kính lỗ xy lanh (Bore): mm
Đ.2.7. Hành trình pít tông (Stroke): mm
Đ.2.8. Thể tích làm việc (Cylinder capacity): cm3
Đ.2.9. Số, kiểu bố trí xy lanh và thứ tự đánh lửa (Number and layout of cylinders and firing order):
Đ.2.10. Hệ thống cháy (Combustion system ): mô tả (description)
Đ.2.11. Bản vẽ mô tả buồng cháy và đỉnh pít tông (Drawings of combustion chamber and piston crown):
Đ.2.12. Tỷ số nén (Compression ratio):
Đ.2.13. Diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất của cửa hút và cửa xả
(Minimum cross-section area of inlet and outlet ports)
Đ.3. Hệ thống làm mát (Cooling system): Chất lỏng/ Không khí (Liquid/air)
Đ.3.1. Đặc điểm của hệ thống làm mát bằng chất lỏng (Characteristics of Liquid-Cooling System)
Đ.3.1.1. Loại chất lỏng (Nature of liquid):
Đ.3.1.2. Bơm tuần hoàn: Mô tả khái quát hoặc nhãn hiệu và kiểu:
(Circulating pump: description or make(s) and type(s))
Đ.3.1.3. Bộ tản nhiệt/ Hệ thống quạt gió (Radiator/fan system): Mô tả (description):
Đ.3.1.4. Tỷ số truyền (Drive ratio(s))
Đ.3.1.5. Nhiệt độ lớn nhất tại cửa ra (Max. temperature at outlet): .............. oC
Đ.3.2. Đặc điểm của hệ thống làm mát bằng không khí (Characteristics of air-cooling system)
Đ.3.2.1. Hệ thống quạt gió: Đặc điểm hoặc nhãn hiệu và kiểu:
(Blower system: characteristics or make(s) and type(s)
Đ.3.2.2. Tỷ số truyền (Drive ratio(s))
Đ.3.2.3. Hệ thống điều chỉnh nhiệt: Có/không. Mô tả khái quát:
(Temperature regulating system: Yes/No. Brief description)
Đ.3.2.4. Ống dẫn khí (Airducting): Mô tả (Description):
Đ.3.2.4. Nhiệt độ lớn nhất tại vị trí đặc trưng: oC
(Max. temperature at a characteristic place)
Đ.4. Hệ thống nạp và cung cấp nhiên liệu (Air intake system and fuel feed)
Đ.4.1. Hệ thống nạp không khí (Air Intake System)
Đ.4.1.1. Bản miêu tả và các bản vẽ sơ đồ hệ thống nạp và thiết bị phụ (thiết bị sấy nóng, bộ giảm âm, bộ lọc khí v.v..) hoặc nhãn hiệu và kiểu nếu phép thử được tiến hành trên xe/ băng thử với hệ thống hoàn chỉnh do cơ sở SXLR xe cung cấp (Description and drawings of air intake system and its accessories (heating device, intake silencers air filter, etc) or make(s) and type(s) if the test is made with complete system as supplied by the vehicle manufacturer, in a vehicle or on a test bench):
Đ.4.1.2. Độ giảm áp suất khí nạp cho phép lớn nhất tại vị trí đặc trưng (quy định điểm đo): ............. kPa
(Maximum permitted depression of air intake at a characteristic place (specify location of measurement))
Đ.4.2. Bộ tăng áp (Pressure charger): Có/không (Yes/No)
Đ.4.2.1. Mô tả hệ thống máy tăng áp (Description of the pressure charger system):
Đ.4.2.2. Đặc điểm hoặc nhãn hiệu và kiểu (Characteristics or make(s) and type(s)):
Đ.4.2.3. Nhiệt độ lớn nhất của không khí ở đầu ra của bộ làm mát trung gian ................ oC
(Max. temperature of the air at the outlet of the intake intercooler)
Đ.4.3. Hệ thống phun nhiên liệu (Injection System)
Đ.4.3.1. Phần áp suất thấp (Low Pressure Section)
Đ.4.3.1.1. Cung cấp nhiên liệu (Fuel feed)
Đ.4.3.1.2. Áp suất đặc trưng hoặc nhãn hiệu và kiểu:
(Characteristic pressure or make(s) and type(s)
Đ.4.3.2. Phần áp suất cao (High Pressure Section)
Đ.4.3.2.1. Mô tả hệ thống phun (Description of the injection system):
Đ.4.3.2.1.1. Bơm cao áp: Mô tả hoặc nhãn hiệu và kiểu:
(Pump: description or make(s) and type(s))
Đ.4.3.2.1.2. Lượng cung cấp .......... mm3 của mỗi hành trình pittông tại tốc độ động cơ ............r/min khi phun đầy đủ hoặc đường đặc tính: .............................
(Delivery.... mm3 per stroke at engine speed of.... rpm at full injection or characteristic diagram)
a. Nêu phương pháp đã dùng: Trên động cơ/ trên băng thử:
(Mention the method used: on engine/on pump bench )
b. Nếu có điều khiển tăng áp, nêu đặc tính cung cấp nhiên liệu và tăng áp suất theo tốc độ động cơ (If boost control is supplied, state the characteristic fuel delivery and boost pressure versus engine speed)
Đ.4.3.2.1.3. Thời gian phun tĩnh (Static injection timing):
Đ.4.3.2.1.4. Khoảng phun sớm tự động (Automatic injection advance range)
Đ.4.3.3. Ống phun (Injection Piping)
Đ.4.3.3.1. Độ dài (Length):
Đ.4.3.3.2. Đường kính trong (Internal diameter)-
Đ.4.3.4. Vòi phun (Injector(s))
Đ.4.3.4.1. Nhãn hiệu (Make(s)):
Đ.4.3.4.2. Kiểu (Type(s)):
Đ.4.3.4.3. Áp suất mở (Opening pressure): MPa
Đ.4.3.5. Bộ điều tốc (Governor)
Đ.4.3.5.1. Mô tả hệ thống điều khiển hoặc nêu nhãn hiệu và kiểu:
(Description of the governor system or make(s) and type(s))
Đ.4.3.5.2. Tốc độ cắt chế độ đầy tải: ............. r/min (tốc độ danh định lớn nhất): .....................................
(Speed at which cut-off starts under full-load: rpm (maximum rated speed))
Đ.4.3.5.3. Tốc độ không tải lớn nhất (Maximum no-load speed): r/min
Đ.4.3.5.4. Tốc độ không tải nhỏ nhất (Idling speed): r/min
Đ.4.4. Hệ thống khởi động ở trạng thái nguội (Cold start system):
Mô tả đặc tính hoặc nhãn hiệu và kiểu hệ thống (Description or make(s) and type(s)): ..........................................................................................
Đ.4.3.5. Thiết bị bổ sung chống ô nhiễm khói (nếu có và nếu không được nêu tại mục khác): Mô tả đặc điểm:
(Additional anti-smoke devices (if any, and if not covered by another heading) Description of characteristics))
Đ.5. Thời điểm đóng mở van (Valve timing)
Độ nâng lớn nhất của van và góc mở và đóng van theo các điểm chết (giá trị danh định):
(Maximum lift of valves and angles of opening and closing in relation to dead centres) (nominal values))
Đ.6. Hệ thống khí thải (Exhaust system)
Đ.6.1. Mô tả hệ thống khí thải nếu phép thử được tiến hành với hệ thống khí thải hoàn chỉnh do cơ sở SXLR động cơ hoặc xe cung cấp (Description of exhaust equipment if the test is made with the complete equipment provided by the engine or vehicle manufacturer)
Đ.6.1.1. Quy định áp suất ngược tại công suất hữu ích lớn nhất và vị trí đo: (Specify the back pressure at maximum net power and the location of measurement): ...................... kPa
Đ.6.1.2. Thể tích hiệu quả của hệ thống khí thải (Indicate the effective volume of the exhaust):..................cm3
Đ.6.2. Nếu sử dụng băng thử, quy định áp suất ngược khi công suất hữu ích lớn nhất và vị trí đo: ................... kPa
(If the test bench equipment is used, specify the back pressure at maximum net power and the location of measurement)
Thể tích hiệu quả của hệ thống khí thải (1)(2): cm3
(Indicate the effective volume of the exhaust)
Đ.7. Hệ thống bôi trơn (Lubrication system)
Đ.7.1. Mô tả hệ thống (Description of system):
Đ.7.2. Bơm tuần hoàn (Circulating pump) Có/ không (Yes/No)
Mô tả hoặc nhãn hiệu và kiểu (Description or make(s) and type(s)):
Đ.7.3. Thiết bị làm mát dầu (Oil cooler): Có/không (Yes/No)
Mô tả hoặc nhãn hiệu và kiểu (Description or make(s) and type(s)):
Đ.7.4. Hỗn hợp với nhiên liệu (Mixture with fuel): Có/ không (Yes/No)
Tỷ lệ dầu bôi trơn/ nhiên liệu (Lubrication oil/fuel ratio):
Đ.8. Thiết bị phụ khác do động cơ dẫn động (Other engine driven auxiliariers)
Đ.8.1. Các thiết bị phụ cần thiết cho việc vận hành động cơ trên băng thử, trừ quạt (Auxiliaries necessary for an operation of the engine on test bench, other than the fan)
Nêu đặc tính, hoặc nhãn hiệu và kiểu (State characteristics, or make(s) and type(s)): ...................................................................................................
Đ.8.1.1. Máy phát điện (Generator/Alternator) Có/ không (Yes/No):
Đ.8.1.2. Các thiết bị khác (Others):
Đ.8.2. Các thiết bị phụ trong vận hành khi phép thử được tiến hành trên xe (Additional auxiliaries in operation when test is conducted in a vehicle)
Nêu đặc điểm, hoặc nhãn hiệu và kiểu (State characteristics, or make(s) and type(s)): ...................................................................................................
Đ.8.3. Truyền lực: (Transmission)
Nêu mô men quán tính của liên hợp bánh đà và hệ truyền lực khi không gài số (State moment of inertia of combined flywheel and transmission at condition when no gear is engaged):
Hoặc bản mô tả, nhãn hiệu và kiểu (đối với bộ chuyển mô men xoắn) (or description, make(s) and type(s) (for torque converter):
Đ.9. Đặc tính động cơ (do cơ sở SXLR khai) (Engine performance (declared by the manufacturer))
Đ.9.1 Tốc độ không tải nhỏ nhất (Idling speed): ............ r/min
Đ.9.2. Tốc độ danh định lớn nhất (Maximum rated speed): r/min
Đ.9.3. Tốc độ danh định nhỏ nhất (Minimum rated speed): ............. r/min
Đ.9.4. Mô men xoắn hữu ích lớn nhất của động cơ trên băng thử: ............ Nm tại .............. r/min (Max. net torque of engine on bench ............. Nm at ................. rpm)
Đ.9.5. Công suất hữu ích lớn nhất của động cơ trên băng thử: kW tại ............ r/min (Max. net power of engine on bench ............ Nm at ............ rpm)
Công suất hấp thụ bởi quạt (Indicate power absorbed by fan): ............ kW
Đ.9.6. Thử trên băng thử (Test on Bench)
Kết quả đo công suất tại các điểm đo nêu tại C2.2 Phụ lục C TCVN 6565:2006 phải được ghi trong Bảng 1 (Declared powers at the points of measurement referred to in Annex C Paragraph C2.2 standard TCVN 6565:2006 shall bestated in Table 1)
Bảng 1. Bảng khai tốc độ và công suất động cơ/ xe mẫu(3) để kiểm tra
(Tốc độ có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra)
Table 1: Declared speeds and powers of the engine/vehicle submitted for approval
(Speeds to be agreed with the test authority)
Điểm đo(5) (Measurement Point) |
Tốc độ động cơ (r/min) (Engine speed) |
Công suất(4) (kW) (Power) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết bản khai này phù hợp với kiểu loại xe, động cơ đã đăng ký kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề phát sinh do khai sai hoặc khai không đủ nội dung trong bản khai này (We undertake that this declaration document is in compliance with engine, vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration).
Ngày ...... tháng ..... năm .....(Date)
Tổ chức/ cá nhân lập bản khai (Applicant)
(Ký tên, đóng dấu (Signature, stamp))
Phụ lục E
Báo cáo thử nghiệm độ khói
(Cho xe hoặc động cơ áp dụng TCVN 6565:2006)
(Annex E - for vehicles or engines applying TCVN 6565:2006)
(Test Report of opacity)
E.1. Xe và động cơ (Vehicles and Engines)
E.1.1. Loại xe (Category of vehicle):
E.1.2. Nhãn hiệu xe (Mark or make of vehicle):
E.1.2.1. Số nhận dạng xe (VIN):
E.1.3. Nhãn hiệu động cơ (Mark or make of engine):
E.1.3.1. Số động cơ (engine number):
E.1.4. Kiểu (số) loại xe (Vehicle type/model code):
E.1.5. Kiểu (số) loại động cơ (Engine Type/Model code/Engine model):
E.1.6. Tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu (Importer's name and address):
E.1.7. Tên và địa chỉ cơ sở SXLR (Manufacturer's name and address):
E.1.8. Xe/ Động cơ mẫu được nộp để thử (Engine submittes for tests on):
E.1.9. Nhiên liệu thử nghiệm, bao gồm bản đặc tính nhiên liệu (Testing fuel, including specifications for fuel):
E.1.10. Thiết bị kiểm soát ô nhiễm bổ sung (nếu có) (Additional pollution control devices) (if any)
E.1.10.1. Loại thiết bị (Device kind):
E.1.10.1.1. Tuần hoàn khí thải (Exhaust gas recirculation- EGR): Có/ Không (Yes/No)
E.1.10.1.2. Bộ chuyển đổi xúc tác (Catalystic converter): Có/ Không (Yes/No)
E.1.10.1.3. Phun không khí (Airinjection): Có/ Không (Yes/No)
E.1.10.1.4. Bẫy hạt (Particulate trap): Có/ Không (Yes/No)
E.1.10.1.5. Loại khác (other): Có/ Không (Yes/No)
E.1.10.2. Mô tả vị trí lắp đặt thiết bị (Description of instalation position):
E.2. Kiểm tra độ khói (Opacity test)
E.2.1. Quy chuẩn áp dụng (Applied Regulation): QCVN 109:2021/BGTVT
E.2.2. Kết quả kiểm tra (Test results)
E.2.2.1. Độ khói (Opacity)
E.2.2.1.1. Thử ở tốc độ ổn định (Test at steady speed): Xe trên băng thử xe/ Động cơ trên băng thử động cơ (Vehicle on roler dynamometer/Engine on test bench)
Điểm đo (Measurement points) |
Tốc độ động cơ (Engine Speed) (r/min) |
Công suất (Power) (kW) |
Lưu lượng danh định G (Norminal flow) (l/s) |
Trị số hấp thụ đo được (Measured absorb values) (m-1) |
Giá trị giới hạn (Limits) |
Kết luận (Conclusion) (Pass/ Failure) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
Công suất hấp thụ bởi quạt trong quá trình thử (đối với thử để cấp giấy chứng nhận) (For engine type approval, power absorbed by the fan during the tests): ....................... kW
E.2.2.1.1. Thử ở chế độ gia tốc tự do (Test at free acceleration):
E.2.2.1.1.1. Thử động cơ theo Phụ lục D TCVN 6565:2006 (Engine test in accordance with Annex D TCVN 6565:2006)
Phần trăm của tốc độ lớn nhất (Percentage of maximum speed) |
Phần trăm của mô men xoắn lớn nhất tại tốc độ đã định (Percentage of maximum torque at stated speed) |
Trị số hấp thụ ánh sáng đo được (Measured absorb values) (m-1) |
Trị số hấp thụ ánh sáng hiệu chỉnh (Corrected absorb values) (m-1) |
100 |
100 |
|
|
90 |
100 |
|
|
100 |
90 |
|
|
90 |
90 |
|
|
100 |
80 |
|
|
90 |
80 |
|
|
E.2.2.1.1.2. Thử động cơ theo Phần I hoặc thử xe theo Phần III của TCVN 6565:2006 (Engine test according to Part I, or vehicle test according to Part III TCVN 6565:2006)
a. Trị số hấp thụ đã hiệu chỉnh (Corrected absorb values): .......... m-1
b. Tốc độ khi khởi động (Speed at start): .................. r/min
E.2.2.2. Công suất hữu ích lớn nhất được công bố (Stated net maximum power):
.............. kW tại (at) ............... r/min (rpm)
E.3. Nhãn hiệu và kiểu thiết bị đo độ khói (Make and type of opacimeter):
E.4. Đặc điểm nguyên lý của kiểu loại động cơ (Principle characteristics of engine type)
E.4.1. Nguyên lý làm việc của động cơ (Engine working principle):
E.4.2. Số kỳ làm việc của động cơ (Cycle):
E.4.3. Số và cách bố trí xy lanh (Number and layout of cylinders):
E.4.4. Thể tích làm việc (Capacity of cylinder): cm3
E.4.5. Cung cấp nhiên liệu (Fuel feed):
E.4.6. Thiết bị tăng áp (Supercharging equipment): Có/ Không (Yes/No)
E.5. Chú ý (remark): Kết quả kiểm tra tại điểm E.2.2.1.1.1 và điểm E.2.2.1.1.2 chỉ đúng cho xe hoặc động cơ mẫu có số nhận dạng VIN (đối với thử trên xe) hoặc có số động cơ (đối với thử trên động cơ) nêu trong báo cáo này (the results of the test in item E.2.2.1.1.1 and E.2.2.1.1.2 refer exclusively to sample vehicle or engine with VIN and engine number (for vehicle) or engine number (for engine) mentioned in this report).
...., ngày .... tháng .... năm ...... (Date)
GIÁM ĐỐC
(Director)
(Ký và đóng dấu (signature and stamp))
Phụ lục G
Nhiên liệu chuẩn thử khí thải
(Annex G)
(Reference test fuel)
G.1. Xăng E5
Thông số |
Đơn vị |
Giới hạn (1) |
Phương pháp thử |
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|||
Chỉ số ốc tan nghiên cứu, Ron |
|
95,0 |
- |
EN 25164 prEN ISO 5164 |
Chỉ số ốc tan động cơ, Mon |
|
85,0 |
- |
EN 25163 prEN ISO 5163 |
Tỉ trọng ở 15o C |
kg/m3 |
743 |
756 |
EN ISO 3675 EN ISO 12185 |
Áp suất hơi Reid |
kPa |
56 |
60 |
EN-ISO 13016-1 (DVPE) |
Thành phần nước chưng cất: |
% thể tích |
- |
0,015 |
ASTM E 1064 |
Bay hơi ở 70 °C |
oC |
24 |
44 |
EN-ISO 3405 |
Bay hơi ở 100oC |
% thể tích |
48,0 |
60,0 |
|
Bay hơi ở 150oC |
% thể tích |
82,0 |
90,0 |
|
Điểm sôi cuối |
oC |
190 |
210 |
|
Cặn |
% thể tích |
- |
2,0 |
EN-ISO 3405 |
Phân tích Hydrocacbon: |
|
|
|
|
- Olefin |
% thể tích |
3,0 |
13 |
ASTM D 1319 |
- Chất thơm |
29,0 |
35,0 |
||
- Benzen |
- |
1,0 |
EN 12177 |
|
- Chất bão hòa |
báo cáo |
ASTM 1319 |
||
Tỷ lệ Cacbon/ Hydro |
|
báo cáo |
|
|
Tỷ lệ Cacbon/ ôxy |
|
báo cáo |
|
|
Giai đọan cảm ứng(2) |
phút |
480 |
- |
EN-ISO 7536 |
Hàm lượng ô xy(4) |
% khối lượng |
Báo cáo |
EN 1601 |
|
Keo |
mg/ml |
- |
0,04 |
EN-ISO 6246 |
Hàm lượng lưu huỳnh(3) |
mg/kg |
- |
10 |
EN ISO/ 20846 EN ISO 20884 |
Ăn mòn đồng |
|
- |
cấp độ 1 |
EN-ISO 2160 |
Hàm lượng chì |
mg/l |
- |
5 |
EN 237 |
Hàm lượng phốt pho |
mg/l |
- |
1,3 |
ASTM D 3231 |
Ethanol(5) |
% thể tích |
4,7 |
5,3 |
EN 1601 EN 13132 |
Chú thích:
(1) Các giá trị được nêu trong yêu cầu kỹ thuật là "Các giá trị thực". Để thiết lập các giá trị giới hạn của chúng theo ISO 4259 "Sản phẩm dầu mỏ - Xác định và áp dụng dữ liệu độ chính xác theo các phương pháp thử" và khi ấn định một giá trị nhỏ nhất, đã tính đến chênh lệch nhỏ nhất bằng 2R trên 0; trong việc ấn định một giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, chênh lệch nhỏ nhất là 4R (R- độ tái lặp).
Mặc dù có biện pháp này là cần thiết vì lý do kỹ thuật, tuy nhiên nhà sản xuất nhiên liệu phải hướng tới giá trị 0 trong đó giá trị lớn nhất quy định là 2R và hướng tới giá trị trung bình trong trường hợp thể hiện các giới hạn nhỏ nhất và lớn nhất. Nếu cần phải làm rõ nhiên liệu có đáp ứng được yêu cầu của thông số kỹ thuật hay không, cần áp dụng các quy định theo ISO 4259.
(2) Nhiên liệu có thể chứa các chất ngừa ôxy hóa và các chất khử hoạt tính kim loại thường được sử dụng để làm ổn định các luồng hơi xăng lọc, nhưng không được thêm vào các phụ gia dạng bột phân tán và dầu kết tủa.
(3) Hàm lượng lưu huỳnh thực của nhiên liệu sử dụng trong Phép thử loại I phải được báo cáo
(4) Ethanol đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của prEn 15376 là thành phần ôxy hóa duy nhất được chủ ý thêm vào nhiên liệu chuẩn.
(5) Không được cố ý bổ sung vào nhiên liệu chuẩn các thành phần hữu cơ có chứa phốt pho, sắt, magiê, chì.
G.2. Nhiên liệu LPG
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Nhiên liệu A |
Nhiên liệu B |
Phương pháp thử |
Thành phần |
|
|
|
ISO 7941 |
Hàm lượng C3 |
% thể tích |
30 ± 2 |
85 ± 2 |
|
Hàm lượng C4 |
% thể tích |
Cân bằng |
Cân bằng |
|
< C3; > C4 |
% thể tích |
Lớn nhất 2 |
Lớn nhất 2 |
|
Olefin |
% thể tích |
Lớn nhất 12 |
Lớn nhất 15 |
|
Bã bay hơi |
ppm |
Lớn nhất 50 |
Lớn nhất 50 |
ISO 13757 |
Hàm lượng nước ở 0oC |
|
Không có |
Không có |
Quan sát |
Hàm lượng lưu huỳnh |
mg/kg (1) |
Lớn nhất 50 |
Lớn nhất 50 |
EN 24260 |
Sunphua Hydro |
|
Không có |
Không có |
ISO 8819 |
Ăn mòn đồng |
Xếp loại |
Cấp 1 |
Cấp 1 |
ISO 6251(2) |
Mùi |
|
Đặc trưng |
Đặc trưng |
|
MON |
|
≥ 89 |
≥ 89 |
EN 589 Annex B |
(1) Giá trị được xác định trong điều kiện tiêu chuẩn 293,2 K (20 oC) và 101,3 kPa;
(2) Phương pháp này có thể xác định không chính xác sự có vật liệu ăn mòn nếu mẫu chứa chất ức chế ăn mòn hoặc chất khác mà nó giảm bớt tính ăn mòn của mẫu đối với miếng đồng. Vì vậy việc cho thêm các hợp chất như vậy nhằm gây ảnh hưởng xấu đến phương pháp này là bị cấm.
G.3. Nhiên liệu NG
G.3.1. Nhiên liệu G20
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Giá trị cơ bản |
Giá trị giới hạn |
Phương pháp thử |
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
||||
Thành phần: |
|
|
|
|
|
Mê tan |
% mole |
100 |
99 |
100 |
ISO 6974 |
Cân bằng(1) |
% mole |
- |
- |
1 |
|
N2 |
% mole |
|
|
|
|
Hàm lượng lưu huỳnh |
mg/m3 (2) |
- |
- |
10 |
ISO 6326-5 |
Chỉ số Wobbe (net) |
MJ/m3 (3) |
48,2 |
47,2 |
49,2 |
|
G.3.2. Nhiên liệu G25
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Giá trị cơ bản |
Gía trị giới hạn |
Phương pháp thử |
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
||||
Thành phần: |
|
|
|
|
|
Mê tan |
% mole |
86 |
84 |
88 |
ISO 6974 |
Cân bằng(1) |
% mole |
- |
- |
1 |
|
N2 |
% mole |
14 |
12 |
16 |
|
Hàm lượng lưu huỳnh |
mg/m3 (2) |
- |
- |
10 |
ISO 6326-5 |
Chỉ số Wobbe (net) |
MJ/m3 (3) |
39,4 |
38,2 |
40,6 |
|
Chú thích:
(1) Khí trơ (khác N2) + C2 + C2+.
(2) Giá trị được xác định trong điều kiện tiêu chuẩn 293,2 K (20oC) và 101,3 kPa.
(3) Giá trị được xác định trong điều kiện tiêu chuẩn 273,2 K (0oC) và 101,3 kPa.
Chỉ số Wobbe là tỉ số của nhiệt trị của một đơn vị thể tích khí và căn bậc hai của tỉ trọng tương đối của nó trong điều kiện chuẩn:
Trong đó:
Hgas = Nhiệt trị của nhiên liệu MJ/m3 ở 0oC
Pair = Tỉ trọng không khí ở 0oC
Pgas = Tỉ trọng nhiên liệu ở 0oC
Chỉ số Wobbe được gọi là chỉ số tổng hoặc chỉ số tinh tương ứng với nhiệt trị là nhiệt trị tổng hay nhiệt trị tinh.
G.4. Nhiên liệu Điêzen B5
Thông số |
Đơn vị |
Giới hạn (1) |
Phương pháp thử |
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|||
Số xê tan (2) |
|
52,0 |
54,0 |
EN-ISO 5165 |
Tỉ trọng ở 15oC |
kg/m3 |
833 |
837 |
EN-ISO 3675 |
Chưng cất: |
|
|
|
|
- Điểm 50% |
oC |
245 |
|
EN-ISO 3405 |
- Điểm 95% |
oC |
345 |
350 |
|
- Điểm sôi cuối |
oC |
- |
370 |
|
Điểm chớp cháy |
oC |
55 |
- |
EN 22719 |
CFPP |
oC |
- |
-5 |
EN 116 |
Độ nhớt ở 40oC |
mm2/s |
2,3 |
3,3 |
EN-ISO 3104 |
Hydrocacbon thơm polycyclic |
% khối lượng |
2,0 |
6,0 |
IP 391 |
Hàm lượng lưu huỳnh(3) |
mg/kg |
- |
10 |
Pr. EN ISO/DIS 14596 |
Ăn mòn đồng |
|
- |
Cấp độ 1 |
EN-ISO 2160 |
Cặn các-bon (10% DR ) |
% khối lượng |
- |
0,2 |
EN-ISO 13070 |
Hàm lượng tro |
% khối lượng |
- |
0,01 |
EN-ISO 6145 |
Hàm lượng nước |
% khối lượng |
- |
0,02 |
EN-ISO 12937 |
Số trung hoà (A xít mạnh) |
mg KOH/g |
- |
0,02 |
ASTM D 97495 |
Tính ổn định ô xi hoá (4) |
mg/ml |
- |
0,025 |
EN-ISO 12205 |
Tính bôi trơn (đường kính vết ăn mòn ở 60 oC) |
µm |
- |
400 |
CEC F-06-A-96 |
Tính ổn định ô xy hóa |
Giờ |
20 |
|
EN 14112 |
|
% thể tích |
4,5 |
5,5 |
EN 14078 |
FAME (5) |
|
|
|
|
Chú thích
(1) Các giá trị được nêu trong yêu cầu kỹ thuật là "Các giá trị thực". Để thiết lập các giá trị giới hạn của chúng theo ISO 4259 "Sản phẩm dầu mỏ - Xác định và áp dụng dữ liệu độ chính xác theo các phương pháp thử" và khi ấn định một giá trị nhỏ nhất, đã tính đến chênh lệch nhỏ nhất bằng 2R trên 0; trong việc ấn định một giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, chênh lệch nhỏ nhất là 4R (R - độ tái lặp).
Mặc dù có biện pháp này là cần thiết vì lý do kỹ thuật, tuy nhiên nhà sản xuất nhiên liệu phải hướng tới giá trị 0 trong đó giá trị lớn nhất quy định là 2R và hướng tới giá trị trung bình trong trường hợp thể hiện các giới hạn nhỏ nhất và lớn nhất. Nếu cần phải làm rõ nhiên liệu có đáp ứng được yêu cầu của thông số kỹ thuật hay không, cần áp dụng các quy định theo ISO 4259.
(2) Dải số xê tan không phù hợp với yêu cầu của dải nhỏ nhất là 4R. tuy nhiên, trong các trường hợp có tranh chấp giữa người cung cấp và người sử dụng nhiên liệu, các thuật ngữ trong ISO 4529 có thể được sử dụng để giải quyết những tranh chấp như thế này, những phép đo mô phỏng được cung cấp với số lượng đủ để đạt độ chính xác cần thiết được ưu tiên thực hiện hơn những xác định đơn lẻ
(3) Hàm lượng lưu huỳnh thực của nhiên liệu sử dụng trong Phép thử loại I phải được báo cáo
(4) Mặc dù tính chống ô xy hoá được kiểm soát, thời gian còn dùng được của nó có thể sẽ bị hạn chế. Người cung cấp cần tư vấn về các điều kiện cất giữ và thời hạn sử dụng
(5) Thành phần FAME thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định của EN 14214.
(6) Tính ổn định ôxy hóa có thể được chứng minh bằng EN-ISO 12205 hoặc EN 14112. Yêu cầu này phải được đánh giá dựa trên CEN/TC19 về khả năng ổn định ôxy hóa và các giới hạn phép thử.
G.5. Ethanol E85
Thông số |
Đơn vị |
Giới hạn (1) |
Phương pháp thử(2) |
|
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|||
Chỉ số ốc tan nghiên cứu, Ron |
|
95,0 |
- |
ISO 5164 |
Chỉ số ốc tan động cơ, Mon |
|
85,0 |
- |
ISO 5163 |
Tỉ trọng ở 15o C |
kg/m3 |
Báo cáo |
ISO 3675 |
|
Áp suất hơi Reid |
kPa |
40,0 |
60,0 |
EN-ISO 13016-1 (DVPE) |
Hàm lượng lưu huỳnh(3)(4) |
mg/kg |
- |
10 |
ISO 20846 ISO 20884 |
Tính ổn định ô xy hóa |
min |
360 |
- |
ISO 7536 |
Keo |
mg/ml |
- |
0,05 |
ISO 6246 |
Hình dạng Tại nhiệt độ môi trường hoặc 15oC |
|
Rõ ràng, có thể quan sát được các chất bẩn lơ lửng hoặc kết tủa |
Kiểm tra bằng mắt thường |
|
Ethanol(7) |
% thể tích |
83 |
85 |
EN 1601 EN 13132 EN 14517 |
Thành phần cồn cao hơn (C3-C8) |
% thể tích |
- |
2,0 |
|
Mêtan |
% thể tích |
- |
0,5 |
|
Xăng (5) |
% thể tích |
Cân bằng |
EN 228 |
|
Phốt pho |
mg/l |
0,3(6) |
ASTM D 3231 |
|
Thành phần nước |
% thể tích |
- |
0,3 |
ASTM E 1064 |
Thành phân clo vô cơ |
mg/l |
- |
1 |
ISO 6227 |
pHe |
|
6,5 |
9,0 |
ASTM D 6423 |
Độ ăn mòn đồng (3 giờ tại 50oC) |
Đánh giá |
Cấp độ 1 |
- |
ISO 2160 |
Tính axít (như axít CH3COOH) |
%m/m (mg/l) |
- |
0,005 (40) |
ASTM D 1613 |
Tỷ lệ cacbon/ hydro |
|
Báo cáo |
|
|
Tỷ lệ cacbon/ ô xy |
|
Báo cáo |
|
Chú thích:
(1) Các giá trị được nêu trong yêu cầu kỹ thuật là "Các giá trị thực". Việc thiết lập các giá trị giới hạn của chúng đã áp dụng các thuật ngữ của ISO 4259 "Sản phẩm dầu mỏ - Xác định và áp dụng dữ liệu chính xác liên quan đến phương pháp thử" và trong việc cố định một giá trị nhỏ nhất, đã tính đến một sai khác nhỏ nhất bằng 2R ở trên điểm 0; trong việc cố định một giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, sai khác nhỏ nhất là 4R (R - khả năng tái sinh).
Mặc dù có biện pháp này, cần thiết vì những lý do kỹ thuật, cơ sở SXLR nhiên liệu vẫn hướng đến một giá trị 0 mà ở đó trị số lớn nhất được quy định là 2R và hướng đến giá trị trung bình trong trường hợp trích dẫn các giới hạn nhỏ nhất và lớn nhất. Cần phải chứng minh nhiên liệu có đáp ứng được yêu cầu của quy định không, cần áp dụng các thuật ngữ của ISO 4259.
(2) Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, phải sử dụng quy trình được quy định trong ISO 4259 và cách giải quyết tranh cãi và việc giải thích kết quả dựa trên độ chính xác của phương pháp thử nghiệm.
(3) Trường hợp xảy ra tranh chấp về hàm lượng lưu huỳnh, phải áp dụng ISO 20846 và ISO 20884.
(4) Hàm lượng lưu huỳnh thực của nhiên liệu sử dụng trong Phép thử loại I phải được báo cáo
(5) Hàm lượng xăng không chì chỉ có thể tính bằng cách lấy 100 trừ đi tổng thể tích của nước và cồn.
(6) Không được cố ý thêm vào nhiên liệu chuẩn các thành phần hữu cơ có chứa phốt pho, sắt, magiê, chì.
(7) Ethanol đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của prEn 15376 là thành phần ôxy hóa duy nhất được thêm vào nhiên liệu chuẩn có chủ ý
Phụ lục H
(Annex H)
Quy trình đo khí thải của Phép thử loại I cho xe khối lượng chuẩn thấp
Phụ lục K
Các yêu cầu đối với xe sử dụng chất xúc tác cho hệ thống xử lý sau xả
(Annex K)
(Requirements for vehicles that use a reagent for the exhaust after-treatment system)
Phụ lục này đưa ra các yêu cầu đối với xe sử dụng chất xúc tác cho hệ thống xử lý sau xả để giảm sự phát thải.
Mỗi xe phải có đèn báo riêng biệt trên bảng đồng hồ nhằm thông báo đến người lái khi lượng chất xúc tác trong bình chứa xuống mức thấp và khi nào bình chứa bộ chất xúc tác cạn kiệt.
K.3.2. Hệ thống cảnh báo phải tăng dần về cường độ khi chất xúc tác dần cạn kiệt. Việc cảnh báo cho người lái phải lên tới mức người lái không thể bỏ qua tính trạng cạn chất xúc tác. Đồng thời hệ thống cảnh báo không thể tắt được cho đến khi chất xúc tác được bổ sung.
K.3.3. Cảnh báo hình ảnh phải hiển thị thông báo thể hiện mức chất xúc tác đang thấp. Cảnh báo không được giống với cảnh báo sử dụng cho hệ thống OBD hoặc việc bảo dưỡng động cơ. Cảnh báo phải đủ rõ ràng để người lái có thể hiểu rằng mức chất xúc tác đang thấp (Ví dụ: “Mức urê thấp (Urea level low)”, “Mức AdBlue thấp (AdBlue level low)” hoặc “Mức chất xúc tác thấp (Reagent low)”).
K.3.4. Hệ thống cảnh báo không cần phải hoạt động liên tục, tuy nhiên tần suất cảnh báo phải tăng dần và sẽ trở thành liên tục khi mức chất xúc tác đạt đến điểm mà hệ thống hướng dẫn người lái được mô tả tại Điều K.8 Phụ lục này bắt đầu khởi động. Một cảnh báo rõ ràng phải được hiển thị (Ví dụ: “Nạp thêm urê (Fill up urea)”, “Nạp thêm AdBlue (Fill up AdBlue)”, “Nạp thêm chất xúc tác (Fill up reagent)”). Hệ thống cảnh báo liên tục có thể bị gián đoạn tạm thời để nhường chỗ cho các tín hiệu cảnh báo liên quan đến sự an toàn.
K.4.1. Xe phải có phương tiện để xác định chất xúc tác có trên xe là phù hợp với các tính chất được cơ sở SXLR công bố như tại Phụ lục A Quy chuẩn này.
K.4.2. Nếu chất xúc tác trong bình chứa không phù hợp với yêu cầu tối thiểu do cơ sở SXLR công bố, hệ thống cảnh báo cho người lái nêu tại Điều K.3 Phụ lục này phải được kích hoạt và hiển thị thông báo phù hợp với cảnh báo (VD: “phát hiện chất urê không phù hợp (incorrected urea detected)”, “phát hiện chất AdBlue không phù hợp (incorrect AdBlue detected)”, “phát hiện chất xúc tác không phù hợp (incorrect reagent detected)”). Nếu chất lượng của chất xúc tác không được điều chỉnh trong vòng 50 km kể từ khi hệ thống cảnh báo hoạt động, thì các yêu cầu về hướng dẫn người lái theo Điều K.8 Phụ lục này phải được áp dụng.
K.5. Kiểm soát lượng tiêu thụ chất xúc tác
K.5.1. Xe phải được trang bị phương tiện nhận biết lượng tiêu thụ chất xúc tác và cho phép truy cập thông tin về lượng tiêu thụ từ ngoài xe.
K.5.2. Lượng tiêu thụ chất xúc tác trung bình và lượng tiêu thụ chất xúc tác trung bình yêu cầu của hệ thống động cơ phải truy cập được thông qua cổng dữ liệu của giắc chẩn đoán tiêu chuẩn. Dữ liệu phải đầy đủ về giai đoạn 2.400 km đã chạy ngay trước đó của xe.
K.5.3. Nhằm mục đích kiểm soát lượng tiêu thụ chất xúc tác, ít nhất các thông số sau đây của xe phải được hiện thị:
K.5.3.1. Lượng chất xúc tác hiện có trong bình chứa trên xe.
K.5.3.2. Lưu lượng của chất xúc tác hoặc thông số phun của chất xúc tác gần nhất có thể với thời điểm phun vào hệ thống xử lý sau xả.
K.5.4. Sai số lớn hơn 50% giữa lượng tiêu thụ trung bình và lượng tiêu thụ trung bình yêu cầu của hệ thống động cơ, diễn ra quá 30 phút khi xe hoạt động, sẽ dẫn đến việc kích hoạt của hệ thống cảnh báo người lái, như nêu tại Điều K.3 Phụ lục này và nó phải hiển thị nội dung cảnh báo phù hợp (VD: “Lỗi định lượng urê (Urea dosing malfunction)”, “Lỗi định lượng AdBlue (AdBlue dosing malfunction)” hoặc “Lỗi định lượng chất xúc tác (Reagent dosing malfunction)”). Nếu lượng tiêu thụ chất xúc tác không được điều chỉnh trong vòng 50 km kể từ khi hệ thống cảnh báo làm việc, các yêu cầu về hướng dẫn người lái theo Điều K.8 Phụ lục này sẽ được áp dụng.
K.5.5. Trong trường hợp việc tiêu thụ chất xúc tác bị gián đoạn, hệ thống cảnh báo người lái, như được nêu tại Điều K.3 Phụ lục này phải được kích hoạt và hiển thị cảnh báo thích hợp. Việc kích hoạt này không bắt buộc phải thực hiện nếu ECU thực hiện việc gián đoạn, do xe đang hoạt động trong những điều kiện mà việc kiểm soát khí thải của xe không cần sử dụng đến chất xúc tác, miễn là cơ sở SXLR thông báo rõ ràng khi nào những điều kiện hoạt động đó diễn ra.
K.6. Kiểm soát phát thải NOx
K.6.1. Một cách khác để kiểm tra theo yêu cầu nêu tại Điều K.4 và Điều K.5 Phụ lục này là cơ sở SXLR có thể sử dụng cảm biến khí thải để đo trực tiếp lượng NOx tại ống xả.
K.6.2. Cơ sở SXLR phải chứng minh được rằng việc sử dụng các cảm biến trên và các cảm biến khác trên xe sẽ kích hoạt hệ thống cảnh báo người lái và hiển thị nội dung cảnh báo phù hợp (“Khí thải quá cao - Kiểm tra urê (Emission too high - Check urea)”, “Khí thải quá cao - Kiểm tra AdBlue (Emission too high - Check AdBlue)” hoặc “Khí thải quá cao - Kiểm tra chất xúc tác (Emission too high - Check reagent)”,...) và có hệ thống hướng dẫn người lái như quy định tại Điều K.3 Phụ lục này khi các tình huống nêu tại các điểm K.4.2; K.5.4 và K.5.5 Phụ lục này xảy ra.
K.7. Lưu trữ thông tin các lỗi đã xuất hiện (theo khuyến cáo của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu)
K.7.1. Một thiết bị nhận dạng thông số PID không thể xóa sẽ được dùng để lưu trữ nguyên nhân kích hoạt thiết bị hướng dẫn người lái. Mỗi xe sẽ phải có một thiết bị PID để lưu lại những lần khởi động của thiết bị hướng dẫn người lái trong ít nhất 800 ngày hoặc 30.000 km xe chạy. Việc truy cập vào thiết bị PID sẽ thông qua cổng dữ liệu của giắc chẩn đoán tiêu chuẩn theo yêu cầu của dụng cụ quét chung.
K.7.2. Lỗi hệ thống tiêu thụ chất xúc tác gây ra lỗi kỹ thuật (lỗi cơ học hoặc điện, .) cũng phải được liệt kê vào yêu cầu của hệ thống OBD tại Phụ lục K TCVN 6785:2015.
K.8. Hệ thống hướng dẫn người lái (theo khuyến cáo của cơ sở SXLR hoặc cơ sở nhập khẩu)
K.8.1. Mỗi xe phải được trang bị hệ thống hướng dẫn người lái nhằm đảm bảo xe luôn vận hành trong tình trạng hệ thống kiểm soát khí thải hoạt động tốt. Hệ thống hướng dẫn người lái phải được thiết kế để đảm bảo xe không thể hoạt động được khi bình chứa chất xúc tác cạn kiệt.
K.8.2. Hệ thống hướng dẫn người lái phải khởi động chậm nhất là khi mức chất xúc tác trong bình chứa chỉ đủ cung cấp cho xe chạy thêm số km tương đương với khoảng cách xe có thể chạy được khi đầy bình xăng.
K.8.3. Cơ sở SXLR phải lựa chọn loại hệ thống hướng dẫn để lắp đặt. Các phương án cho hệ thống này được nêu tại các các điểm K.8.3.1, K.8.3.2, K.8.3.3 và K.8.3.5 Phụ lục này.
K.8.3.1. Phương án “Không khởi động được động cơ sau khi đếm ngược” cho phép đếm ngược số lần khởi động lại hoặc đếm ngược khoảng cách có thể đi được khi hệ thống hướng dẫn người lái được kích hoạt. Không tính đếm ngược đối với các động cơ được khởi động bằng hệ thống điều khiển như hệ thống start-stop. Sau khi hệ thống hướng dẫn người lái được kích hoạt, việc khởi động lại động cơ sẽ bị ngăn chặn ngay lập tức nếu xảy ra một trong hai trường hợp sau đây, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước:
K.8.3.1.1. Bình chứa chất xúc tác trên xe cạn;
K.8.3.1.2. Xe đã đi được quãng đường nhiều hơn quãng đường mà xe có thể đi được khi đổ đầy bình xăng.
K.8.3.2. Phương án một hệ thống “Không khởi động được sau khi đổ nhiên liệu” không cho xe khởi động lại sau khi đi đổ nhiên liệu nếu hệ thống hướng dẫn người lái đã được kích hoạt trước đó.
K.8.3.3. Phương án “Khóa nhiên liệu” là không cho đổ nhiên liệu bằng cách khóa hệ thống nắp bình xăng sau khi hệ thống hướng dẫn người lái hoạt động. Hệ thống khóa phải được gia cường để ngăn chặn sự can thiệp, thay đổi.
K.8.3.4. Phương án “Hạn chế tính năng” là sự hạn chế tốc độ của xe sau khi hệ thống hướng dẫn người lái được kích hoạt. Mức độ giới hạn tốc độ sẽ được thông báo tới người lái và tốc độ tối đa của xe phải bị giảm đáng kể. Việc giảm tốc độ này phải được tiến hành từ từ hoặc sau khi xe nổ máy. Ngay trước khi việc khởi động lại động cơ bị ngăn chặn, tốc độ của xe không được vượt quá 50 km/h. Sau khi hệ thống hướng dẫn người lái được khởi động, việc khởi động lại động cơ phải bị ngăn chặn ngay lập tức sau khi bình chứa chất xúc tác cạn kiệt hoặc xe đã chạy được quãng đường tương đương với khoảng cách có thể chạy khi sử dụng hết bình nhiên liệu đầy, tùy theo trường hợp nào xảy ra trước.
K.8.4. Một khi hệ thống hướng dẫn người lái được kích hoạt và làm cho xe không hoạt động được, xe chỉ có thể khởi động lại được nếu lượng chất xúc tác được đổ thêm vào bình chứa cho phép xe có thể chạy ít nhất 2.400 km, hoặc các lỗi được nêu tại các điều K.4, K.5 hoặc K.6 Phụ lục này được sửa chữa. Sau khi tiến hành sửa chữa lỗi do hệ thống OBD được kích hoạt như nêu tại điểm K.7.2 Phụ lục này, hệ thống hướng dẫn người lái có thể được điều chỉnh về trạng thái ban đầu thông qua cổng kết nối OBD (bằng cách sử dụng thiết bị chẩn đoán) nhằm mục đích khởi động lại xe phục vụ cho việc chẩn đoán. Xe chỉ được phép chạy tối đa 50 km để đi tới nơi sửa chữa. Hệ thống hướng dẫn người lái sẽ tự khởi động lại nếu sau 50 km này lỗi vẫn chưa được sửa chữa.
K.8.5. Hệ thống cảnh báo người lái được nêu tại Điều K.3 Phụ lục này phải hiển thị thông báo:
K.8.5.1. Số lần cho phép khởi động lại hoặc quãng đường còn lại;
K.8.5.1. Những điều kiện mà xe được phép khởi động lại.
K.8.6. Hệ thống hướng dẫn người lái phải ngừng hoạt động khi các các điều kiện cho phép nó kích hoạt không còn. Hệ thống hướng dẫn người lái không được tự động ngừng hoạt động mà không có lý do.
K.8.7. Thông tin chi tiết mô tả đầy đủ đặc điểm chức năng hoạt động của hệ thống hướng dẫn người lái phải được cung cấp trong thời điểm chứng nhận.
K.8.8. Cơ sở SXLR phải giải thích sự hoạt động của hệ thống cảnh báo và hệ thống hướng dẫn người lái. Đây là một phần trong yêu cầu chứng nhận của Quy chuẩn này.
K.9. Thông tin yêu cầu
K.9.1. Cơ sở SXLR phải cung cấp cho chủ xe mới tài liệu thông tin về hệ thống kiểm soát khí thải. Thông tin này phải tuyên bố rằng nếu hệ thống kiểm soát khí thải không hoạt động đúng, hệ thống cảnh báo sẽ thông báo lỗi tới người lái và hệ thống hướng dẫn sẽ làm cho xe không thể khởi động được.
K.9.2. Bản hướng dẫn phải nêu các yêu cầu về việc sử dụng và bảo dưỡng đúng, trong đó có việc sử dụng đúng các chất xúc tác.
K.9.3. Bản hướng dẫn phải chỉ rõ rằng chất xúc tác tiêu hao phải được đổ đầy trong mỗi lần bảo dưỡng định kỳ bởi người lái. Chúng phải hướng dẫn người lái cách đổ đầy bình chứa chất xúc tác. Thông tin hiển thị cũng phải chỉ ra mức tiêu thụ chất xúc tác tương đối và khoảng thời gian bổ sung.
K.9.4. Bản hướng dẫn phải chỉ rõ việc sử dụng, đổ đầy và loại chất xúc tác đúng với yêu cầu kỹ thuật là điều kiện bắt buộc đối với từng xe để tuân theo chứng nhận về sự phù hợp được cấp cho kiểu loại xe đó.
K.9.5. Bản hướng dẫn phải tuyên bố rằng việc không sử dụng chất xúc tác trên xe cần sử dụng chất xúc tác để giảm thiểu khí thải là hành động phạm pháp.
K.9.6. Bản hướng dẫn phải giải thích cách thức hoạt động của hệ thống cảnh báo và hệ thống hướng dẫn. Thêm vào đó, hệ quả của việc bỏ qua hệ thống cảnh báo và không bổ sung chất xúc tác cũng phải được giải giải thích.
K.10. Điều kiện hoạt động của hệ thống xử lý sau xả
Cơ sở SXLR phải đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát khí thải luôn hoạt động dưới mọi điều kiện của môi trường bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp. Đồng thời, phải có phương pháp ngăn sự đông cứng của chất xúc tác khi đỗ xe trong 07 ngày dưới nhiệt độ 258 K (-15°C) và bình chứa chất xúc tác còn 50%. Nếu chất xúc tác bị đông cứng, cơ sở SXLR phải đảm bảo rằng những chất xúc tác này sẽ sẵn sàng để sử dụng sau 20 phút kể từ khi khởi động máy ở nhiệt độ 258 K(-15°C), nhằm đảm bảo việc hoạt động chính xác của hệ thống xử lý sau xả.
Phụ lục L
Phép thử loại V đối với xe khối lượng chuẩn thấp
(Annex L)
(Test type V for Light reference mass vehicles)
Mô tả thử nghiệm độ bền để xác định độ bền của thiết bị kiểm soát ô nhiễm
(Description of the endurance test for verifying the durability of pollution control devices)
L.1. Giới thiệu
L.1.1. Phụ lục này quy định phép thử để kiểm trra độ bền của các thiết bị chống ô nhiễm trang bị cho xe lắp động cơ cháy cưỡng bức và cháy do nén. Các yêu cầu về độ bền phải được thể hiện bằng một trong các tùy chọn được nêu tại các điểm L.1.2, L.1.3 và L.1.4 Phụ lục này.
L.1.2. Phép thử độ bền toàn xe bằng cách già hóa 160.000 km. Phép thử này được thực hiện trên đường thử, trên đường giao thông hoặc trên băng thử động lực.
L.1.3. Cơ sở SXLR có thể lựa chọn áp dụng phương pháp thử độ bền bằng cách già hóa xe trên băng thử (Sau đây viết tắt là “già hóa trên băng thử”).
L.1.4. Để thay thế cho thử nghiệm độ bền, cơ sở SXLR có thể chọn áp dụng các hệ số suy giảm nêu tại Bảng 3 điểm 2.6 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này.
L.1.5. Theo yêu cầu của cơ sở SXLR, cơ sở thử nghiệm có thể thực hiện phép thử loại I trước khi hoàn thành phép thử độ bền toàn xe hoặc phương pháp già hóa trên băng thử hoặc sử dụng các hệ số suy giảm được nêu tại Bảng 3 điểm 2.6 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này. Sau khi kết thúc thử nghiệm độ bền toàn xe hoặc hoặc phương pháp già hóa trên băng thử, cơ sở thử nghiệm sau đó có thể sửa đổi kết quả chứng nhận kiểu loại được nêu trong Phụ lục B Quy chuẩn này bằng cách thay thế các hệ số suy giảm được thiết lập trong bảng trên bằng các hệ số đo được trong phép thử độ bền toàn xe hoặc trong phương pháp giá hóa trên băng thử.
L.1.6. Các hệ số suy giảm được xác định bằng cách sử dụng một trong các phương pháp nêu tại các điểm L.1.2 và L.1.3 Phụ lục này hoặc sử dụng các giá trị hệ số suy giảm nêu tại điểm L. 1.4 Phụ lục này. Các hệ số suy giảm được sử dụng để thiết lập sự phù hợp các yêu cầu của giới hạn phát thải tương ứng được nêu trong Bảng 1 và Bảng 2 của Quy chuẩn này trong tuổi thọ hữu ích của xe.
L.2. Yêu cầu kỹ thuật
L.2.1. Thay thế cho chu trình thử nghiệm được mô tả tại điểm L.6.1 Phụ lục này đối với thử nghiệm độ bền toàn xe, cơ sở SXLR xe có thể sử dụng Chu trình đường tiêu chuẩn (SRC) được mô tả trong Phụ lục L - Phụ lục L3 Quy chuẩn này. Chu trình thử nghiệm này phải được thực hiện cho đến khi xe chạy được tối thiểu 160.000 km.
L.2.2. Phép thử độ bền bằng già hóa trên băng thử
L.2.2.1. Ngoài các yêu cầu kỹ thuật của phép thử được nêu tại điểm L.1.3 Phụ lục này, các yêu cầu kỹ thuật được nêu trong Điều L.2 Phụ lục này phải được áp dụng.
L.2.2.2. Nhiên liệu được sử dụng trong quá trình thử nghiệm phải là một trong các nhiên liệu quy định trong Điều L.4 Phụ lục này.
L.2.2.3. Xe lắp động cơ cháy cưỡng bức
L.2.2.3.1. Quy trình già hóa trên băng thử sau đây sẽ được áp dụng cho các loại xe lắp đặt động cơ cháy cưỡng bức (gồm cả xe Hybrid) có trang bị bộ biến đổi xúc tác, được coi là thiết bị xử lý sau xả của xe.
Quy trình già hóa trên băng thử yêu cầu phải lắp đặt hệ thống biến đổi xúc tác có cảm biến ô xi trên băng thử già hóa bộ biến đổi xúc tác.
Việc già hóa trên băng thử phải được thực hiện theo chu trình già hoá trên băng thử tiêu chuẩn (SBC) trong khoảng thời gian được tính từ phương trình thời gian già hóa trên băng thử (BAT). Phương trình BAT yêu cầu (tham số đầu vào) dữ liệu nhiệt độ theo thời gian của bộ biến đổi xúc tác được đo trên chu trình trên đường tiêu chuẩn (SRC), được quy định trong Phụ lục L - Phụ lục L3 Quy chuẩn này.
L.2.2.3.2. Chu trình già hoá trên băng thử tiêu chuẩn (SBC).
Quá trình già hóa bộ biến đổi xúc tác tiêu chuẩn phải được tiến hành theo SBC. SBC phải được chạy trong khoảng thời gian được tính từ phương trình BAT. SBC được quy định trong Phụ lục L - Phụ lục L1 Quy chuẩn này.
L.2.2.3.3. Dữ liệu “nhiệt độ theo thời gian” của bộ biến đổi xúc tác.
Nhiệt độ của bộ biến đổi xúc tác phải được đo trong suốt ít nhất hai chu trình SRC đầy đủ như quy định trong Phụ lục L - Phụ lục L3 Quy chuẩn này.
Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được đo ở vị trí có nhiệt độ cao nhất trong bộ biến đổi xúc tác nóng nhất trên xe thử nghiệm. Ngoài ra, nhiệt độ có thể được đo ở một vị trí khác với điều kiện là nó được điều chỉnh để biểu thị nhiệt độ được đo ở vị trí nóng nhất bằng cách sử dụng phương pháp phán đoán kỹ thuật tốt.
Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được đo ở tần suất tối thiểu là một Hz (một lần đo/ giây). Các kết quả nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác đo được phải được lập thành biểu đồ với các nhóm nhiệt độ không lớn hơn 25°C.
L.2.2.3.4. Thời gian già hóa trên băng thử.
Thời gian già hóa trên băng thử sẽ được tính bằng phương trình thời gian già hóa trên băng thử (BAT) như sau:
te cho một khoang nhiệt độ = th * ((R / Tr) - (R / Tv))
Tổng te là tổng số te trên tất cả các nhóm nhiệt độ
Thời gian già hóa trên băng thử = A * (Tổng te)
Trong đó:
A là giá trị hiệu chỉnh thời gian già hóa của bộ biến đổi xúc tác tính theo độ suy giảm của các nguồn khác ngoài già hóa nhiệt của bộ biến đổi xúc tác. A = 1,1.
R là hoạt tính nhiệt của bộ biến đổi xúc tác = 17.500
th là thời gian (giờ) được đo trong khoảng nhiệt độ quy định của biểu đồ nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác được điều chỉnh đến trọn tuổi thọ cơ sở. VD: biểu đồ hiển thị 400 km và độ bền là 160.000 km, vậy tổng số thời gian biểu đồ nhân với 400 (=160.000/400)
Tổng te là thời gian tương đương (tính bằng giờ) để làm già hóa bộ biến đổi xúc tác tại nhiệt độ của Tr trên băng thử già hóa bộ biến đổi xúc tác, sử dụng chu trình già hóa bộ biến đổi xúc tác để tính ra độ suy giảm giống với mức độ suy giảm của bộ biến đổi xúc tác do sự khử nhiệt tại nhiệt độ Tv tính trên cả chặng đường 160.000 km.
Thời gian tương đương (tính bằng giờ) để làm già chất xúc tác ở nhiệt độ Tr trên băng ghế lão hóa chất xúc tác bằng cách sử dụng chu trình lão hóa chất xúc tác để tạo ra cùng một lượng suy giảm chất xúc tác do quá trình khử hoạt tính nhiệt trên 160.000 km.
te cho một khoang tính bằng thời gian tương đương (tính bằng giờ) để làm già bộ biến đổi xúc tác tại nhiệt độ của Tr trên băng thử già hóa bộ biến đổi xúc tác sử dụng chu trình già hóa bộ biến đổi xúc tác để tạo ra cùng một lượng suy giảm bộ biến đổi xúc tác do quá trình khử hoạt tính nhiệt trên 160.000 km.
Tr là nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng (tính bằng K) của bộ biến đổi xúc tác trên băng thử già hóa bộ biến đổi xúc tác trong chu trình già hóa bộ biến đổi xúc tác. Nhiệt độ hiệu dụng là nhiệt độ không đổi, tạo ra sự già hóa tương tự như sự già hóa được tạo ra tại các nhiệt độ khác nhau trong chu trình già hóa trên băng thử.
Tv là nhiệt độ điểm giữa (K) của khoang nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác khi xe chạy trên đường.
L.2.2.3.5. Nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng trong chu trình SBC.
Nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng trong chu trình SBC phải được xác định cho thiết kế thực của hệ thống biến đổi xúc tác và phương pháp thử già hóa trên băng thử thực mà nó sẽ được sử dụng theo quy trình sau:
L.2.2.3.5.1. Đo nhiệt độ theo thời gian của hệ thống bộ biến đổi xúc tác trong phương pháp thử già hóa bộ biến đổi xúc tác trên băng thử theo chu trình SBC. Nhiệt độ của bộ biến đổi xúc tác phải được đo tại điểm có nhiệt độ cao nhất của bộ biến đổi xúc tác nóng nhất trong hệ thống biến đổi xúc tác. Hoặc nhiệt độ có thể được đo tại điểm khác miễn là được điều chỉnh để tương ứng với nhiệt độ đo tại điểm nóng nhất.
Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được đo với tần số thấp nhất là 1Hz (01 lần đo/ giây) trong ít nhất 20 phút theo phương pháp thử già hóa trên băng thử. Giá trị nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác đo được phải được lập thành biểu đồ cột với các nhóm không lớn hơn 10°C.
L.2.2.3.5.2. Phương trình BAT phải được sử dụng để tính nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng bằng cách lặp lại sự thay đổi nhiệt độ tham chiếu (Tr) cho đến khi thời gian già hóa tính toán không nhỏ hơn thời gian thực thể hiện trong biểu đồ cột nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác. Kết quả nhiệt độ tính được là nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng trong chu trình SBC đối với hệ thống bộ biến đổi xúc tác và phương pháp thử già hóa trên băng thử đó.
L.2.2.3.6. Phương pháp thử già hóa bộ biến đổi xúc tác trên băng thử
Phương pháp thử già hóa bộ biến đổi xúc tác trên băng thử phải dựa theo chu trình SBC và cung cấp lưu lượng khí thải, thành phần khí thải và nhiệt độ khí thải phù hợp tại đầu vào của bộ biến đổi xúc tác.
Tất cả thiết bị của phương pháp thử già hóa trên băng thử và quy trình phải được lưu lại những thông tin phù hợp (Ví dụ như tỷ lệ hòa khí đo được và giá trị nhiệt độ theo thời gian của bộ biến đổi xúc tác) để đảm bảo việc già hóa thực sự diễn ra.
L.2.2.3.7. Yêu cầu thử nghiệm
Để tính toán các hệ số suy giảm, ít nhất phải thực hiện hai phép thử loại I trước khi thực hiện già hóa phần cứng thiết bị kiểm soát ô nhiễm trên băng thử, sau khi thực hiện già hóa xong, lắp phần cứng thiết bị kiểm soát ô nhiễm vào lại xe và tiếp tục thực hiện ít nhất hai phép thử loại I nữa.
Cơ sở SXLR có thể thực hiện thêm phép thử. Việc tính toán hệ số suy giảm được dựa trên phương pháp tính toán nêu trong Điều L.7 Phụ lục này.
L.2.2.4. Xe lắp động cơ cháy do nén
L.2.2.4.1 Quy trình già hóa trên băng thử dưới đây áp dụng cho xe lắp động cơ cháy do nén (gồm cả xe Hybrid).
Quy trình già hóa trên băng thử yêu cầu lắp đặt hệ thống xử lý sau xả lên băng thử già hóa hệ thống xử lý sau xả.
Việc già hóa trên băng thử được thực hiện theo chu trình băng thử điêzen tiêu chuẩn (SDBC) với số lần tái sinh/ khử lưu huỳnh được tính từ phương trình độ bền già hóa trên băng thử (BAD).
L.2.2.4.2. Chu trình tiêu chuẩn cho xe điêzen (SDBC).
Việc già hóa trên băng thử tiêu chuẩn được tiến hành theo chu trình SDBC. Chu trình SDBC phải được chạy trong khoảng thời gian được tính từ phương trình BAD. Chu trình SDBC được mô tả trong Phụ lục L - Phụ lục L2 Quy chuẩn này.
L.2.2.4.3. Dữ liệu tái sinh
Khoảng thời gian giữa các lần tái sinh phải được đo trong ít nhất 10 chu trình đầy đủ của chu trình SRC như được mô tả trong Phụ lục L - Phụ lục L3 Quy chuẩn này. Thay vào đó, các khoảng xác định Ki có thể được sử dụng. Nếu có thể, khoảng thời gian giữa các lần khử lưu huỳnh cũng sẽ được xem xét dựa trên dữ liệu của cơ sở SXLR.
L.2.2.4.4. Thời gian già hóa trên băng thử xe điêzen
Thời gian già hóa trên băng thử được tính bằng phương trình BAD như sau:
Thời gian già hóa trên băng thử = thời gian của số lần tái sinh hoặc chu kỳ khử lưu huỳnh (tùy theo thời gian nào dài hơn) tương đương với chặng đường 160.000 km.
L.2.2.4.5. Phương pháp thử già hóa trên băng thử
Phương pháp thử già hóa trên băng thử phải tuân theo chu trình SDBC và cung cấp lưu lượng khí thải, thành phần khí thải và nhiệt độ khí thải phù hợp đến đầu vào bộ biến đổi xúc tác.
Cơ sở SXLR phải ghi lại số lần tái sinh hoặc khử lưu huỳnh (nếu có) để đảm bảo rằng sự già hóa đã thực sự xảy ra.
L.2.2.4.6. Yêu cầu thử nghiệm
Để tính toán các hệ số suy giảm, ít nhất phải thực hiện hai phép thử loại I trước khi già hóa phần cứng kiểm soát ô nhiễm trên băng thử, sau khi thực hiện già hóa xong, lắp phần cứng thiết bị kiểm soát ô nhiễm trở lại xe và tiếp tục thực hiện ít nhất hai phép thử loại I nữa.
Việc thử nghiệm bổ sung có thể được thực hiện bởi cơ sở SXLR. Việc tính toán các hệ số suy giảm phải được thực hiện theo phương pháp tính được nêu trong Điều L.7 Phụ lục này.
L.3. Xe thử nghiệm
Xe thử nghiệm phải trong tình trạng tốt về mặt cơ khí; động cơ và các thiết bị kiểm soát ô nhiễm phải là mới. Xe có thể là xe dùng cho phép thử loại I; phép thử này phải được thực hiện sau khi xe đã chạy ít nhất 3.000 km trong chu trình được nêu tại điểm L.6.1 Phụ lục này.
L.4. Nhiên liệu
Phép thử độ bền phải được thực hiện với nhiên liệu phù hợp với Quy chuẩn nhiên liệu hiện hành và có bán trên thị trường.
L.5. Bảo dưỡng và điều chỉnh xe
Bảo dưỡng, điều chỉnh cũng như sử dụng các cơ cấu điều khiển của xe thử nghiệm phải tuân theo khuyến cáo của cơ sở SXLR.
L.6. Xe vận hành trên đường thử, trên đường bộ hoặc trên băng thử
L.6.1. Chu trình vận hành
Trong quá trình vận hành xe trên đường thử, trên đường bộ hoặc trên băng thử, quãng đường chạy phải theo lịch trình điều khiển xe như Hình L.1 dưới đây:
L.6.1.1. Lịch trình thử độ bền bao gồm 11 chu trình bao gồm 6 km mỗi chu trình.
L.6.1.2. Trong 09 chu trình đầu tiên, xe bị dừng 04 lần ở giữa chu trình, với động cơ chạy không tải mỗi lần trong 15 giây.
L.6.1.3. Tăng tốc và giảm tốc bình thường.
L.6.1.4. Năm lần giảm tốc ở giữa mỗi chu trình, giảm từ vận tốc lớn nhất của mỗi chu trình xuống vận tốc 32 km/h và xe được tăng tốc dần trở lại cho đến khi đạt được vận tốc lớn nhất chu trình.
L.6.1.5. Chu trình thứ 10 phải được thực hiện với tốc độ ổn định 89 km/h.
L.6.1.7. Chu trình thứ 11 phải bắt đầu với khả năng tăng tốc tối đa từ điểm dừng lên tới 113 km/h. Ở nửa đường, đạp phanh bình thường cho đến khi xe dừng lại. Tiếp theo là khoảng thời gian không tải là 15 giây và tăng tốc tới vận tốc lớn nhất lần thứ 02.
Sau đó, lịch trình được bắt đầu lại từ đầu.
Tốc độ tối đa của mỗi chu trình được đưa ra trong Bảng sau:
Bảng L.1. Vận tốc tối đa mỗi chu trình
Chu trình |
Vận tốc chu trình (km/h) |
1 |
64 |
2 |
48 |
3 |
64 |
4 |
64 |
5 |
56 |
6 |
48 |
7 |
56 |
8 |
72 |
9 |
56 |
10 |
89 |
11 |
113 |
L.6.2. Thử nghiệm độ bền, hoặc nếu cơ sở SXLR đã chọn, thử nghiệm độ bền được sửa đổi phải được tiến hành cho đến khi xe được bảo đảm đã chạy ít nhất 160.000 km.
L.3. Thiết bị thử nghiệm
L.6.3.1. Băng thử
L.6.3.1.1. Khi thử nghiệm độ bền được thực hiện trên băng thử, băng thử phải cho phép thực hiện được chu trình như quy định tại điểm L.6.1 Phụ lục này. Đặc biệt, nó phải được trang bị các hệ thống mô phỏng được quán tính và sức cản khi xe chạy.
L.6.3.1.2. Cơ cấu phanh trên băng thử phải được điều chỉnh để hấp thụ được công suất sử dụng trên các bánh chủ động ở vận tốc ổn định bằng 80 km/h. Các phương pháp áp dụng để xác định công suất này và để điều chỉnh cơ cấu phanh phải giống như các phương pháp mô tả trong Phụ lục D - Phụ lục D7 TCVN 6785:2015.
L.6.3.1.3. Hệ thống làm mát của xe phải cho phép xe hoạt động ở các nhiệt độ tương tự với nhiệt độ khi chạy trên đường bộ (dầu bôi trơn, nước, hệ thống khí thải...).
L.6.3.1.4. Những phép điều chỉnh và đặc điểm của băng thử khác phải được đảm bảo giống nhau, nếu cần thiết, theo các phép điều chỉnh và đặc điểm được nêu trong Phụ lục D TCVN 6785:2015 (quán tính, có thể là quán tính cơ hoặc điện tử).
L.6.3.2. Vận hành trên đường bộ hoặc đường thử
Khi phép thử độ bền được hoàn thành trên đường thử hoặc đường bộ, khối lượng chuẩn của xe ít nhất phải bằng khối lượng chuẩn được dùng cho các phép thử được thực hiện trên băng thử.
L.7. Đo lượng phát thải chất ô nhiễm
Khi bắt đầu thử nghiệm (0 km) và cứ sau 10.000 km (± 400 km) hoặc nhiều hơn, trong khoảng thời gian đều đặn cho đến khi đạt được 160.000 km, lượng khí thải được đo theo phép thử loại I như được quy định tại điểm 5.3.1 TCVN 6785:2015. Các giá trị giới hạn phải thỏa mãn yêu cầu giới hạn nêu trong Bảng 1 và Bảng 2 Điều 2 Phần II Quy chuẩn này. Trong trường hợp xe được trang bị hệ thống tái sinh định kỳ như được định nghĩa tại điểm 4.58 Phần I Quy chuẩn này, phải đảm bảo rằng mẫu thử không đến gần thời kỳ tái sinh. Nếu gặp trường hợp trên, mẫu thử phải được chạy cho đến khi kết thúc quá trình tái sinh. Nếu quá trình tái sinh xảy ra trong quá trình đo phát thải, một thử nghiệm mới (bao gồm cả thuần hoá sơ bộ) phải được thực hiện và kết quả đầu tiên không được tính đến.
Tất cả các kết quả phát thải phải được vẽ dưới dạng hàm của khoảng cách chạy trên hệ thống, làm tròn đến km gần nhất và đường thẳng phù hợp nhất được áp dụng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất phải được vẽ đi qua tất cả các điểm dữ liệu này. Phép tính này không tính đến kết quả thử nghiệm ở 0 km.
Dữ liệu có thể được chấp nhận để sử dụng trong tính hệ số suy giảm chỉ khi các điểm 6.400 km và 160.000 km được nội suy trên đường thẳng này nằm trong giới hạn nêu trên.
Dữ liệu vẫn được chấp nhận khi đường thẳng phù hợp nhất vượt qua giới hạn áp dụng có độ dốc âm (điểm nội suy 6.400 km cao hơn điểm nội suy 160.000 km) nhưng điểm dữ liệu thực tế 160.000 km lại thấp hơn giới hạn.
Hệ số suy giảm phát thải bội số được tính toán cho từng chất ô nhiễm như sau:
DEF = |
Mi2 |
Mi1 |
Trong đó:
Mi1 = Khối lượng phát thải chất ô nhiễm i tính bằng g/km được nội suy với điểm 6.400 km;
Mi2 = Khối lượng phát thải chất ô nhiễm i tính bằng g/km được nội với điểm 160.000 km.
Các giá trị nội suy này được thực hiện ở mức tối thiểu 4 chữ số thập phân trước khi đưa vào công thức để xác định hệ số suy giảm. Kết quả sẽ được làm tròn đến 3 chữ số thập phân.
Hệ số suy giảm nhỏ hơn 01 được coi là bằng 01. Theo yêu cầu của cơ sở SXLR, hệ số suy giảm khí thải thêm vào phải được tính cho từng chất ô nhiễm như sau:
D. E. F. = Mi2 - Mi
Phụ lục L - Phụ lục L1
Chu trình già hoá trên băng thử tiêu chuẩn (SBC)
(Annex L - Appendix L1)
(Standard Bench Cycle (SBC))
1. Mở đầu
Quy trình già hóa tiêu chuẩn bao gồm quá trình già hóa hệ thống bộ biến đổi xúc tác, cảm biến ôxy theo chu trình già hoá trên băng thử tiêu chuẩn (SBC) được mô tả trong Phụ lục này. Chu trình SBC yêu cầu sử dụng thiết bị già hóa và một động cơ cung cấp khí thải cho bộ biến đổi xúc tác. Chu trình SBC diễn ra trong 60 giây và được lặp lại cho đến khi đạt đủ thời gian già hóa theo yêu cầu. Chu trình SBC được xác định dựa trên nhiệt độ của bộ biến đổi xúc tác, tỷ lệ hòa khí (A/F), lượng phun không khí phụ ở phía trước bộ biến đổi xúc tác đầu tiên
2. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác
2.1. Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được đo tại điểm có nhiệt độ cao nhất ở không gian bên trong bộ biến đổi xúc tác nóng nhất. Hoặc có thể đo nhiệt độ khí thải rồi suy ra nhiệt độ của bộ biến đổi xúc tác bằng cách tính toán tuyến tính dữ liệu tương quan trên thiết kế bộ biến đổi xúc tác và băng thử già hóa được sử dụng.
2.2. Để điều khiển nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác trong quá trình hoạt động lý tưởng (giây thứ 01 đến 40 của chu trình) đạt nhiệt độ tối thiểu 800°C (±10°C) bằng cách chọn tốc độ, tải và thời điểm đánh lửa phù hợp cho động cơ. Để điều khiển bộ biến đổi xúc tác đạt nhiệt độ tối đa 890°C (±10°C) trong chu trình, phải lựa chọn tỷ lệ hòa khí phù hợp trong giai đoạn “giàu” được mô tả ở bảng dưới đây.
2.3. Nếu nhiệt độ tối thiểu của bộ biến đổi xúc tác khác với giá trị 800°C được chấp nhận, thì nhiệt độ tối đa phải cao hơn nhiệt độ tối thiểu 90°C.
Thời gian (giây) |
Tỉ lệ không khí/ nhiên liệu động cơ |
Bộ phun không khí phụ |
01 - 40 |
Điều khiển tải, tốc độ, thời điểm đánh lửa của động cơ đến giá trị lý tưởng để đạt nhiệt độ tối thiểu của bộ biến đổi xúc tác 800°C |
Không |
41 - 45 |
"Giàu" (Tỷ lệ A/ F được chọn để đạt được nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác tối đa trong toàn bộ chu kỳ 890°C hoặc cao hơn 90°C so với nhiệt độ điều khiển thấp hơn) |
Không |
46 - 55 |
"Giàu" (Tỷ lệ A/ F được chọn để đạt được Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác tối đa trong toàn bộ chu kỳ 890°C hoặc cao hơn 90°C so với nhiệt độ điều khiển thấp hơn) |
03% (±01%) |
56-60 |
Điều khiển tải, tốc độ, thời điểm đánh lửa của động cơ đến giá trị lý tưởng để đạt nhiệt độ tối thiểu của bộ biến đổi xúc tác 800°C |
03% (±01%) |
Chu trình già hóa tiêu chuẩn
3. Quy trình và thiết bị già hóa
3.1. Chỉnh đặt thiết bị già hóa
Thiết bị già hóa phải cung cấp được lưu lượng khí thải, nhiệt độ, tỷ lệ hòa khí, thành phần khí thải và lượng phun không khí phụ phù hợp tại cửa vào của bộ biến đổi xúc tác.
Thiết bị già hóa tiêu chuẩn bao gồm: động cơ, bộ điều khiển động cơ, băng thử động cơ. Các phương án chỉnh đặt khác có thể được chấp nhận (Ví dụ: lắp xe lên băng thử hoặc sử dụng thiết bị tạo khí thải), miễn là đáp ứng các điều kiện về đầu vào bộ biến đổi xúc tác và chức năng điều khiển được nêu trong Phụ lục này.
Thiết bị già hóa đơn có thể chia lưu lượng khí thải ra làm nhiều dòng, miễn là từng dòng khí thải đó đáp ứng các yêu cầu được nêu trong Phụ lục này. Nếu thiết bị có thể tạo ra nhiều dòng khí thải, hệ thống nhiều bộ biến đổi xúc tác có thể được già hóa một cách đồng thời.
3.2. Lắp đặt hệ thống khí thải
Toàn bộ hệ thống (các) bộ biến đổi xúc tác và (các) cảm biến ôxy cùng với đường ống khí thải phải được lắp trên thiết bị già hóa. Đối với những động cơ có nhiều dòng khí thải (như động V6 hoặc V8), mỗi dàn xy lanh phải được lắp riêng rẽ trên băng thử xếp song song.
Đối với hệ thống khí thải gồm nhiều bộ biến đổi xúc tác xếp thẳng hàng, toàn bộ hệ thống bộ biến đổi xúc tác, bao gồm: toàn bộ bộ biến đổi xúc tác, toàn bộ cảm biến ôxy, và các ống xả liên quan, sẽ được lắp đặt thành một khối thống nhất để già hóa. Hoặc, mỗi bộ biến đổi xúc tác có thể được già hóa riêng rẽ trong một khoảng thời gian phù hợp.
3.3. Đo nhiệt độ
Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được đo bằng một cặp nhiệt ngẫu đặt tại điểm có nhiệt độ cao nhất ở bên trong bộ biến đổi xúc tác nóng nhất. Hoặc, có thể đo nhiệt độ khí cung cấp tại điểm ngay trước khi vào cửa hút của bộ biến đổi xúc tác, rồi chuyển hóa thành nhiệt độ bên trong bộ biến đổi xúc tác bằng cách biến đổi tuyến tính từ dữ liệu tương quan được thu thập được dựa trên thiết kế của bộ biến đổi xúc tác và phương pháp thử già hóa trên băng thử được sử dụng. Nhiệt độ bộ biến đổi xúc tác phải được lưu với tốc độ 01 Hz (01 lần đo/giây).
3.4. Đo tỷ lệ hòa khí A/F
Phải có sự chuẩn bị để có thể đo được tỷ lệ hòa khí A/F (Ví dụ: cảm biến ôxy dải rộng) gần nhất có thể với mặt bích của cửa vào và cửa ra của bộ biến đổi xúc tác. Dữ liệu từ các cảm biến phải được lưu với tốc độ 01 Hz (01 lần đo/giây).
3.5. Cân bằng lưu lượng khí thải
Phải chuẩn bị để đảm bảo khối lượng khí thải hợp lý (đo bằng gam/giây với dung sai là ±05 gam/giây) thổi qua mỗi hệ thống bộ biến đổi xúc tác được già hóa trên băng thử .
Lưu lượng hợp lý dựa trên lưu lượng khí thải thực tế của động cơ gốc lắp trên xe, tại tốc độ động cơ trong trạng thái ổn định và tải được chọn trước theo điểm 3.6 Phụ lục này.
3.6. Cài đặt
Tốc độ, tải, thời điểm đánh lửa của động cơ được định trước sao cho nhiệt độ nền bên trong của bộ biến đổi xúc tác đạt 800°C (±10°C) ở trạng thái hoạt động tối ưu ổn định.
Hệ thống phun không khí được đặt để cung cấp lưu lượng cần thiết nhằm tạo ra 03% ôxy (±0,1%) trong dòng khí thải tối ưu ổn định ở ngay phía trước bộ biến đổi xúc tác đầu tiên. Trị số đặc trưng tại phía trước điểm đo hòa khí (Yêu cầu tại Điều 5 Phụ lục này) là Lambda bằng 1,16 (xấp xỉ 03% ôxy).
Với việc phun không khí phụ, đặt tỷ lệ hóa khí A/F ”giàu” để tạo ra nhiệt độ nền bên trong bộ biến đổi xúc tác đạt 890°C (±10°C). Giá trị hòa khí A/F đặc trưng tại bước này là 0,94 (xấp xỉ 02% CO).
3.7. Chu trình già hóa
Quy trình già hóa tiêu chuẩn trên băng thử sử dụng Chu trình già hoá trên băng thử tiêu chuẩn (SBC). Chu trình SBC được lặp lại cho đến khi đạt được lượng già hóa được tính toán bằng phương trình thời gian già hóa trên băng (BAT).
3.8. Đảm bảo chất lượng
Nhiệt độ và tỷ lệ hòa khí A/F tại các điểm 3.3 và 3.4 Phụ lục này phải được đánh giá định kỳ (ít nhất 50 giờ/ lần) trong quá trình già hóa. Những điều chỉnh cần thiết phải được thực hiện để đảm bảo chu trình SBC được tuân thủ trong suốt giai đoạn già hóa.
Sau khi quá trình giá hóa kết thúc, giá trị nhiệt độ theo thời gian của bộ biến đổi xúc tác thu được trong quá trình già hóa phải được lập bảng dạng biểu đồ cột với các nhóm nhiệt độ không lớn hơn 10°C. Phương trình BAT và các giá trị nhiệt độ tham chiếu hiệu quả tính toán được trong chu trình già hóa nêu tại điểm L.2.2.3.4 Phụ lục L phải được dùng xác định xem lượng nhiệt già hóa bộ biến đổi xúc tác đã đạt yêu cầu hay chưa. Việc già hóa trên băng thử phải kéo dài nếu như lượng nhiệt tính toán không đạt 95% lượng nhiệt già hóa yêu cầu.
3.9. Khởi động và tắt máy
Phải chú ý để đảm bảo trong quá trình khởi động và tắt máy, nhiệt độ không tăng lên mức tối đa của bộ biến đổi xúc tác do sự biến chất liên tục (Ví dụ: 1.050°C). Quy trình khởi động và tắt máy ở nhiệt độ đặc biệt thấp có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề này.
4. Thí nghiệm xác định hệ số R cho quy trình độ bền già hóa trên băng thử
Hệ số R là hệ số phản ứng nhiệt của bộ biến đổi xúc tác, được dùng trong phương trình thời gian già hóa trên băng (BAT). Có thể xác định hệ số R qua thực nghiệm bằng chu trình sau:
4.1. Sử dụng chu trình già hóa trên băng thử và phần cứng của phương pháp thử già hóa trên băng thử phù hợp, già hóa một vài bộ biến đổi xúc tác (tối thiểu 03 bộ, có cùng thiết kế) tại các nhiệt độ khác nhau giữa nhiệt độ hoạt động bình thường và nhiệt độ giới hạn gây hư hỏng. Đo lượng phát thải hoặc đo sự vô hiệu bộ biến đổi xúc tác (hiệu quả bộ biến đổi xúc tác) của mỗi thành phần khí thải. Đảm bảo rằng lần thử cuối cùng sẽ có kết quả nằm trong khoảng giá trị từ một đến hai lần tiêu chuẩn khí thải.
4.2. Ước lượng giá trị của R và tính toán nhiệt độ tham chiếu hiệu dụng (Tr) cho chu trình già hóa trên bằng thử đối với mỗi nhiệt độ điều khiển nêu tại điểm L.2.2.3.4 Phụ lục L.
4.3. Vẽ đường phát thải (hoặc độ không hiệu quả của bộ biến đổi xúc tác) theo thời gian già hóa cho từng bộ biến đổi xúc tác. Tính đường thẳng phù hợp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông qua dữ liệu. Để bộ dữ liệu hữu ích cho mục đích này, dữ liệu phải có khoảng chặn phổ biến trong khoảng từ 0 đến 6.400 km. Xem minh họa ở biểu đồ dưới đây.
4.4. Tính toán độ dốc hợp lý nhất cho từng nhiệt độ già hóa.
4.5. Vẽ đường logarit tự nhiên (ln) (trục tung) của từng độ dốc của từng đường hợp lý nhất (xác định theo bước tại điểm 4.4 Phụ lục này), theo nghịch đảo của nhiệt độ già hóa (1/(nhiệt độ già hóa (độ K)) (trục hoành); tính đường thẳng phù hợp theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông qua dữ liệu. Đường chéo chính là giá trị R. Xem minh họa ở hình dưới đây.
4.6. So sánh hệ số R với giá trị ban đầu được sử dụng theo bước nêu tại điểm 4.1.2 Phụ lục này. Nếu hệ số R được tính toán khác với giá trị ban đầu quá 05%, chọn hệ số R mới nằm giữa giá trị ban đầu và giá trị tính toán, rồi lặp lại các bước từ điểm 4.1.2 đến 4.1.6 để suy ra hệ số R mới. Lặp lại quá trình này cho đến khi giá trị R tính toán nằm trong khoảng sai khác 05% so với hệ số R giả định ban đầu.
4.7. So sánh hệ số R được xác định riêng rẽ cho từng chất phát thải. Sử dụng hệ số R thấp nhất (trường hợp xấu nhất) để tính toán cho phương trình BAT.
Phụ lục L - Phụ lục L2
Chu trình phòng thử điêzen tiêu chuẩn (SDBC)
(Annex L - Appendix L2)
(Standard Diesel Bench Cycle (SDBC))
1. Giới thiệu
Đối với các bộ lọc hạt, số lần tái sinh rất quan trọng với quá trình già hóa. Đối với các hệ thống yêu cầu chu trình khử lưu huỳnh (bộ biến đổi xúc tác chứa NOx, ...) quá trình này cũng rất quan trọng.
Quy trình thử độ bền già hóa trên băng thử điêzen tiêu chuẩn bao gồm việc già hóa hệ thống xử lý sau xả theo phương pháp thử già hóa trên băng thử sử dụng chu trình SDBC, được quy định trong Phụ lục này. Chu trình SDBC yêu cầu sử dụng phương pháp thử già hóa trên băng thử có động cơ để làm nguồn cung cấp khí cho hệ thống.
Trong chu trình SDBC, các phương thức tái sinh hoặc khử lưu huỳnh của hệ thống phải ở điều kiện hoạt động bình thường
2. Chu trình băng thử điêzen tiêu chuẩn tái lập điều kiện tốc độ động cơ và tải đã gặp trong chu trình SRC để phù hợp với giai đoạn xác định độ bền. Để đẩy nhanh quá trình già hóa, thông số của động cơ trên băng thử có thể được điều chỉnh để giảm số lần chất tải của hệ thống. Có thể được thay đổi thời điểm phun nhiên liệu hoặc phương thức tuần hoàn khí thải EGR.
3. Thiết bị của phương pháp thử già hóa trên băng thử và quy trình
3.1. Phương pháp thử già hóa trên băng thử tiêu chuẩn bao gồm: 01 động cơ, thiết bị điều khiển động cơ và băng thử. Các chỉnh đặt khác có thể được chấp nhận (ví dụ: đặt toàn xe lên băng thử xe hoặc bộ đốt để đảm bảo các điều kiện của khí thải) miễn là đáp ứng được các điều kiện đầu vào của hệ thống xử lý sau xả và đặc điểm điều khiển quy định trong Phụ lục này.
Một phương pháp thử già hóa trên băng thử đơn có thể có dòng khí khí thải được chia thành nhiều dòng nhỏ miễn là mỗi dòng khí thải đáp ứng được các yêu cầu của Phụ lục này. Nếu băng thử có nhiều hơn một dòng khí thải, nhiều hệ thống xử lý sau xả sẽ được già hóa đồng thời.
3.2. Lắp đặt hệ thống khí thải
Toàn bộ hệ thống xử lý sau xả cùng với các ống xả được nối với những thiết bị này phải được lắp trên băng thử. Đối với các động cơ có nhiều dòng khí thải (như động cơ V6 và V8), mỗi dàn của hệ thống khí thải sẽ được lắp đặt riêng rẽ trên băng.
Toàn bộ hệ thống xử lý sau xả sẽ được lắp thành một khối thống nhất để già hòa. Hoặc mỗi thiết bị này có thể được già hóa riêng rẽ trong một khoảng thời gian phù hợp
Phụ lục L - Phụ lục L3
Chu trình đường tiêu chuẩn (SRC)
(Annex L - Appendix L3)
(Standard Road Cycle (SRC))
Chu trình đường tiêu chuẩn (SRC) là chu trình tích lũy ki-lô-mét. Xe có thể chạy trên đường thử hoặc một băng thử động học tích lũy ki-lô-mét.
Chu trình bao gồm 07 chặng trên tổng 06 km. Chiều dài của các chặng có thể thay đổi để phù hợp với chiều dài quãng đường tích lũy của đường thử.
Chặng |
Mô tả |
Gia tốc m/s2 |
1 |
(Khởi động động cơ) Chạy không tải trong 10 s |
0 |
1 |
Tăng tốc độ trung bình lên 48 km/h |
1,79 |
1 |
Giữ tốc độ 48 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
1 |
Giảm tốc độ trung bình xuống 32 km/h |
-2,23 |
1 |
Tăng tốc độ trung bình lên 48 km/h |
1,79 |
1 |
Giữ tốc độ 48 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
1 |
Giảm tốc độ trung bình cho đến khi dừng lại |
-2,23 |
1 |
Chạy không tải trong 05 giây |
0 |
1 |
Tăng tốc độ trung bình lên 56 km/h |
1,79 |
1 |
Giữ tốc độ 56 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
1 |
Giảm tốc độ trung bình xuống 40 km/h |
-2,23 |
1 |
Tăng tốc độ trung bình lên 56 km/h |
1,79 |
1 |
Giữ tốc độ 56 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
1 |
Giảm tốc độ trung bình cho đến khi dừng lại |
-2,23 |
2 |
Chạy không tải trong 10 giây |
0 |
2 |
Tăng tốc độ trung bình lên 64 km/h |
1,34 |
2 |
Giữ tốc độ 64 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
2 |
Giảm tốc độ trung bình 48 km/h |
-2,23 |
2 |
Tăng tốc trung bình lên 64 km/h |
1,34 |
2 |
Giữ tốc độ 64 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
2 |
Giảm tốc độ trung bình cho đến khi dừng lại |
-2,23 |
2 |
Chạy không tải trong 05 s |
0 |
2 |
Tăng tốc độ trung bình lên 72 km/h |
1,34 |
2 |
Giữ tốc độ 72 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
2 |
Giảm tốc độ trung bình xuống 56 km/h |
-2,23 |
2 |
Tăng tốc trung bình lên 72 km/h |
1,34 |
2 |
Giữ tốc độ 72 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
2 |
Giảm tốc trung bình cho đến khi dừng lại |
-2,23 |
3 |
Chạy không tải trong 10 s |
0 |
3 |
Tăng tốc nhanh lên 88 km/h |
1,79 |
3 |
Giữ tốc độ 88 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
3 |
Giảm tốc trung bình xuống 72 km/h |
-2,23 |
3 |
Tăng tốc trung bình lên 88 km/h |
0,89 |
3 |
Giữ tốc độ 88 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
3 |
Giảm tốc trung bình xuốn 72 km/h |
-2,23 |
3 |
Tăng tốc trung bình lên 97 km/h |
0,89 |
3 |
Giữ tốc độ 97 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
3 |
Giảm tốc trung bình xuống 80 km/h |
-2,23 |
3 |
Tăng tốc trung bình lên 97 km/h |
0,89 |
3 |
Giữ tốc độ 97 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
3 |
Giảm tốc trung bình cho đến khi dừng lại |
-1,79 |
4 |
Chạy không tải trong 10 giây |
0 |
4 |
Tăng tốc nhanh lên 129 km/h |
1,34 |
4 |
Coastdown xuống113 km/h |
-0,45 |
4 |
Giữ tốc độ 113 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
4 |
Giảm tốc trung bình xuống 80 km/h |
-1,34 |
4 |
Tăng tốc trung bình lên 105 km/h |
0,89 |
4 |
Giữ tốc độ 105 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
4 |
Giảm tốc trung bình xuống 80 km/h |
-1,34 |
5 |
Tăng tốc trung bình lên 121 km/h |
0,45 |
5 |
Giữ tốc độ 121 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
5 |
Giảm tốc trung bình xuống 80 km/h |
-1,34 |
5 |
Tăng tốc chậm lên 113 km/h |
0,45 |
5 |
Giữ tốc độ 113 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
5 |
Giảm tốc 80 km/h |
-1,34 |
6 |
Tăng tốc trung bình lên 113 km/h |
0,89 |
6 |
Coastdown xuống 97 km/h |
-0,45 |
6 |
Giữ tốc độ 97 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
6 |
Gia tốc trung bình xuống 80 km/h |
-1,79 |
6 |
Tăng tốc trung bình lên 104 km/h |
0,45 |
6 |
Giữ tốc độ 104 km/h trong 1/2 chặng |
0 |
6 |
Giảm tốc trung bình cho đến khi dừng lại |
-1,79 |
7 |
Chạy không tải trong 45 giây |
0 |
7 |
Tăng tốc nhanh lên 88 km/h |
1,79 |
7 |
Giữ tốc độ 88 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
7 |
Giảm tốc trung bình xuống 64 km/h |
-2,23 |
7 |
Tặng tốc trung bình lên 88 km/h |
0,89 |
7 |
Giữ tốc độ 88 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
7 |
Giảm tốc trung bình xuống 64 km/h |
-2,23 |
7 |
Tăng tốc trung bình lên 80 km/h |
0,89 |
7 |
Giữ tốc độ 80 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
7 |
Giảm tốc trung bình xuống 64 km/h |
-2,23 |
7 |
Tăng tốc trung bình lên 80 km/h |
0,89 |
7 |
Giữ tốc độ 80 km/h trong 1/4 chặng |
0 |
7 |
Giảm tốc trung bình cho đến khi dừng lại |
-2,23 |
Chu trình đường tiêu chuẩn đường thể hiện bằng hình vẽ dưới đây:
Phụ lục M
Phân tích hồi quy
(Đối với xe khối lượng chuẩn cao lắp động cơ điêzen và động cơ khí)
(Annex M)
(Regression analysis)
(For heavy reference weight vehicles equipped with gas or diesel engines)
M.1. Sai số của kết quả phân tích hồi quy phải thỏa mãn giới hạn được nêu trong bảng sau:
|
Tốc độ |
Mô men |
Công suất |
Sai số ước lượng chuẩn (SE) của y theo x |
Lớn nhất: 100 r/min |
Lớn nhất: 13% (15%)(1) mô men lớn nhất của động cơ lập mô hình đặc tính công suất |
Lớn nhất: 08% (15%)(1) công suất lớn nhất của động cơ lập mô hình đặc tính công suất |
Độ dốc của đường hồi quy, m |
0,95 đến 1,03 |
0,83 đến 1,03 |
0,89 đến 1,03 (0,83 đến 1,03)(1) |
Hệ số xác định (r2) |
nhỏ nhất: 0,9700 (nhỏ nhất: 0,9500)(1) |
nhỏ nhất: 0,8800 (nhỏ nhất: 0,7500)(1) |
nhỏ nhất: 0,9100 (nhỏ nhất: 0,7500)(1) |
Phần đoạn bị chắn y của đường hồi quy, b |
nhỏ nhất: 50 r/min |
± 20 Nm hoặc ± 02% (± 20 Nm hoặc ± 3%)(1) mô men lớn nhất (chọn giá trị lớn hơn) |
± 4 kW hoặc ± 02% (± 4 kW hoặc ±3%)(1) công suất lớn nhất (chọn giá trị lớn hơn) |
(1) Các số liệu trong ngoặc có thể được sử dụng để thử nghiệm trong phê duyệt kiểu loại đối với động cơ sử dụng nhiên liệu khí (gas engine). |
M.2. Khi thực hiện phép phân tích hồi quy, cho phép xóa (không tính đến) các điểm sau đây:
Điều kiện |
Các điểm được xóa |
Chế độ yêu cầu toàn tải và giá trị mô men phản hồi < 95% mô men chuẩn |
Mô men, công suất |
Chế độ yêu cầu toàn tải và tốc độ phản hồi < 95% tốc độ chuẩn |
Tốc độ, công suất |
Không chất tải (no load), không phải điểm không tải nhỏ nhất, và mô men phản hồi > mô men chuẩn |
Mô men, công suất |
Không chất tải, tốc độ phản hồi ≤ tốc độ không tải nhỏ nhất + 50 vòng/phút và mô men phản hồi = mô men khai báo của cơ sở SXLR/ mô men đo tại điểm không tải nhỏ nhất +/- 02% mô men lớn nhất |
Tốc độ, công suất |
Không chất tải (no load), tốc độ phản hồi > tốc độ không tải nhỏ nhất + 50 vòng/phút và mô men phản hồi > 105% của chuẩn mô men |
Mô men, công suất |
Không chất tải (no load) và tốc độ phản hồi > 105% tốc độ chuẩn |
Tốc độ, công suất |
THE MINISTRY OF TRANSPORT No. 06/2021/TT-BGTVT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, April 06, 2021 |
CIRCULAR
On promulgation of the National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for newly assembled, manufactured and imported automobiles
Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Technical Regulations and Standards dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Promulgation of Legal Documents dated June 03, 2008;
Pursuant to Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017, of the Government, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to Decision No. 49/2011/QD-TTg dated September 1, 2011, of the Prime Minister, stipulating the roadmap for applying exhaust emission standards to newly manufactured, assembled and imported vehicles and two-wheeled motorbikes;
At the proposal of the Director General of the Vietnam Register and the Director of the Department of Environment;
The Minister of Transport hereby issues a Circular on promulgation of the National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for newly assembled, manufactured and imported automobiles.
Article 1. To promulgate together with this Circular the National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for newly assembled, manufactured and imported automobiles.
Number: QCVN 109:2021/BGTVT.
Article 2. This Circular takes from January 01, 2022. Facilities manufacturing and/or assembling automobiles; organizations and/or individuals importing automobiles, and concerned organizations and individuals are encouraged to apply this Circular before its effective date.
Article 3. Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors, Director General of Vietnam Register, heads of agencies and units under the Ministry of Transport and concerned organizations and individuals shall implement this Circular./.
|
FOR THE MINISTER |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
QCVN 109:2021/BGTVT
National technical regulation on the fifth level of gaseous pollutants emission for newly assembled, manufactured and imported automobiles
Hanoi - 2021
Foreword
QCVN 109:2021/BGTVT is drafted by the Vietnam Register, submitted for approval by the Department of Environment, appraised by the Ministry of Science and Technology and promulgated together with Circular No. ……../2021/TT-BGTVT dated …., 2021 by the Minister of Transport.
This Regulation is drafted based on:
- National standards: TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006;
- Regulations of the United Nations Economic Commission for Europe (UNECE): ECE 83 - Rev. 04 and ECE 49 - Rev. 05;
- Directives of the European Parliament and of the Council: DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC and DIRECTIVE 2007/46/EC.
NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON THE FIFTH LEVEL OF GASEOUS POLLUTANTS EMISSION FOR NEWLY ASSEMBLED, MANUFACTURED AND IMPORTED AUTOMOBILES
PART I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope of regulation
This Regulation prescribes the emissions limits, tests and test methods, requirements for management and organization of testing of the fifth level of gaseous pollutants emission in technical and environmental safety inspection of newly assembled, manufactured and imported automobiles.
Automobiles specified in this Regulation include at those with least four wheels, classified into light reference mass automobiles and heavy reference mass automobiles, as specified at Points 4.1 and 4.2 Article 4 Part I of this Regulation.
Under QCVN 04:2009/BGTVT and QCVN 77:2014/BGTVT, three-wheeled automobiles with an unladen mass of more than 400 kg—which are classified as automobiles under TCVN 6211:2003—must pass exhaust emission testing.
The following automobiles are exempt from this regulation:
- Automobiles built and intended for off-road usage;
- Electric automobiles (which get power from electric motors).
2. Subjects of application
This Regulation applies to facilities manufacturing and assembling automobiles (hereinafter referred to as manufacturers), organizations and individuals importing automobiles (hereinafter referred to as importers), and agencies, organizations and individuals involved in testing and inspection of technical safety quality and environmental protection for vehicles (hereinafter referred to as vehicles ).
3. References
QCVN 04:2009/BGTVT: National technical regulation on emission of gaseous pollutants from assembly – manufactured motorcycles, mopeds and new imported motorcycles, mopeds;
QCVN 77:2014/BGTVT: National technical regulation on the third level of gaseous pollutant emission for new assembled, manufactured and imported two-wheeled motorcycles;
TCVN 6529:1999 (ISO 1176: 1990): Road vehicles - Masses - Vocabulary and codes;
TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977): Road vehicles - Types - Terms and definitions;
TCVN 6565:2006: Road vehicles - Emission of visible pollutants (smoke) from compression ignition engines - Requirements and test methods in type approval.
TCVN 9725:2013: Road vehicles - Measurement of the net power of internal combustion engines and the maximum 30 minutes power of electric drive trains - Requirements and test methods in type approval;
TCVN 6567:2015: Road vehicles - The of emission of pollutants emitted from compression ignition engines, positive - ignition engines fueled with liquefied petroleum gas or natural gas equipped for automobiles - Requirements and test method in type approval;
TCVN 6785:2015: Road vehicles - The emission of pollutants emitted from automobiles according to engines fuel requirements - Requirements and test methods in type approval;
4. Interpretation of terms
In this Regulation, the bellow terms shall be construed as follows:
4.1. Light reference mass vehicles include vehicles of categories M1, M2, N1 and N2 that have a reference mass of not more than 2,610 kg;
4.2. Heavy reference mass vehicles include vehicles of categories M1, M2, N1 and N2 that have a reference mass of more than 2,610 kg and all vehicles of categories M3 and N3;
4.3. Category M of Motor Vehicles mean vehicles used for passenger transportation with at least 04 wheels, including the categories from M1 to M3 as follows:
4.3.1. M1: vehicles with a driver's seat and no more than nine seats that are intended for passenger transportation;
4.3.2. M2: vehicles used to transport more than 9 people, including the driver; maximum mass not greater than 5,000 kg;
4.3.3. M3: vehicles used to transport more than 9 people, including the driver; maximum mass greater than 5,000 kg.
4.3.4. M2 and M3 vehicles may be classified into the following categories:
4.3.4.1. Vehicles carrying more than 22 people, excluding the driver, are classified into 3 classes:
4.3.4.1.1. Class I: vehicles with spaces for standing passengers to facilitate frequent passenger mobility.
4.3.4.1.2. Class II: vehicles designed primarily to carry seated passengers and is designed to allow the carriage of standing passengers in the aisle or in an area not more than the space for two double seats;
4.3.4.1.3. Class III: vehicles designed specifically to carry seated passengers.
4.3.4.2. Vehicles having a capacity not more than 22 passengers apart from the driver, shall be classified into two classes:
4.3.4.2.1. Class A: vehicles that are designed specifically to carry standing passengers;
4.3.4.2.1. Class B: vehicles that are not designed to carry standing passengers.
4.4. Category N of motor vehicles refers to vehicles used for cargo carriage, with at least 04 wheels, including categories from N1 to N3 as follows:
4.4.1. N1: vehicles designed for the cargo carriage with a maximum mass of not more than 3,500 kg;
4.4.2. N2: vehicles designed for the cargo carriage with a maximum mass of more than 3,500 kg but not more than 12,000 kg;
4.4.3. N3: vehicles designed for the cargo carriage with a maximum mass of more than 12.000 kg.
4.5. Incomplete vehicle refers to a semi-finished vehicle that can move on its own, with or without a cockpit, without a cargo container, without a passenger compartment, or without specialized equipment.
4.6. Mono-fuel gas vehicle refers to a vehicle that is designed primarily to run on one of the following fuels: natural gas (NG) or liquefied petroleum gas (LPG), but may also have a gasoline fuel system for starting the vehicle only or emergencies. However, the fuel tank capacity must not exceed 15 liters.
4.7. Bi-fuel vehicle refers to a vehicle that can alternately use two types of fuel: gasoline and NG or gasoline and LPG.
4.8. Hybrid vehicles.
4.8.1. General definition of hybrid vehicles.
Hybrid vehicle (HV) refers to a vehicle with at least 02 different energy converters and 02 different energy storage systems (on the vehicle) to create movement for the vehicle.
4.8.2. Definition of hybrid electric vehicles
Hybrid electric vehicle (HEV) refers to a vehicle that use two types of energy from the following two energy sources stored on the vehicle:
4.8.2.1. Fuel;
4.8.2.2. Electrical energy storage devices (battery, capacitor, etc.).
4.9. Flex fuel biodiesel vehicle refers to a flex fuel vehicle, which can run on diesel fuel or a mixture of diesel and biodiesel
4.10. Alternative fuel vehicle refers to a vehicle designed to run on at least one gaseous fuel at ambient temperature and pressure or on fuel that is not substantially derived from petroleum.
4.11. Flex fuel vehicle refers to a vehicle with a single fuel system that can run on different mixtures of two or more fuels.
4.12. Flex fuel ethanol vehicle refers to a flex fuel vehicle that can run on petrol or a blend of gasoline and ethanol up to 85% (E85).
4.13. Vehicles designed to fulfil specific social needs refers to the following M1 category diesel vehicles:
4.13.1. Specialized vehicles that have reference mass of more than 2,000 kg;
4.13.2. Vehicles that have a reference mass of more than 2,000 kg and are designed to carry 07 or more passengers (including the driver);
4.13.3. Vehicles that have a reference mass of more than 1,760 kg, and have a specially designed interior to accommodate the use of a wheelchair inside the vehicle.
4.14. Vehicle type refers to a type of vehicles which includes vehicles with the following basic characteristics:
4.14.1. Regarding vehicles with light reference mass:
4.14.1.1. The equivalent inertia mass shall be determined according to the reference mass (as specified at Point 4.16 Article 4 Part I of this Regulation);
4.14.1.2. The characteristics of the engine and vehicle are specified in Annex A attached to this Regulation.
4.14.2. Regarding heavy reference mass vehicles: the characteristics of the engine and vehicle are specified in Annex C attached to this Regulation.
4.15. Unladen mass refers to the mass of the vehicle complete with standard equipment and fuel (minimum 90% of fuel tank volume) in a ready-to-operate state; excluding driver, passengers, or cargos;
4.16. Reference mass - Rm equals to unladen mass of the vehicle plus 100 kg for emissions testing according to the regulations in Appendix Q attached to TCVN 6785:2015.
4.17. Maximum mass(1) refers the largest technically permissible mass prescribed by the manufacturer (this mass may be larger than the maximum mass set by the competent State agency).
Note:(1) This term is also known as Maximum design total mass and similarly specified in TCVN 6529:1999.
4.18. Level 5 refers to a standard for tests and limits for emissions of gaseous pollutants equivalent to Euro 5 that is specified in technical regulations on motor vehicle emission of the Economic Commission for Europe (ECE) of the United Nations, applied to newly manufactured, assembled and imported motor vehicles.
4.19. Fuel requirement by the engine refers to the type of fuel normally used of the engine, including:
4.19.1. Petrol (unleaded petrol, petrol E5, petrol E10, etc.);
4.19.2. Liquefied petroleum gas (LPG);
4.19.3. Natural gas (NG, biomethane, etc.);
4.19.4. Diesel (DO, B5, B7, etc.);
4.19.5. Ethanol (E85, E75, etc.);
4.19.6. Mixture of ethanol and petrol;
4.19.7. Mixture of biodiesel and diesel;
4.19.8. Hydrogen.
4.20. Gaseous pollutants: carbon monoxide (CO), nitrogen oxides (NOx) expressed equivalently as nitrogen dioxide (symbolized as NO2) and hydrogen carbon (HC), methane (CH4), hydrogen carbon does not include methane (NMHC) whose chemical formula is assumed to be:
4.20.1. For petrol: C1H1,89O0,016 (E5), C1H1.93O0.033 (E10);
4.20.2. For diesel: C1H1,86O0,005 (B5), C1H1.86O0.007 (B7);
4.20.3. For LPG: C1H2,525 or C1H2,61 for engine of heavy reference mass vehicles;
4.20.4. For NG: CH4 or C1H3,76 for engine of heavy reference mass vehicles;
4.20.5. For ethanol petrol (E85): C1H2,74O0,385 (E85), C1H2,61O0,329 (E75).
4.21. Particulate matters components removed from exhaust gases that have been diluted by filters at a maximum temperature of 325 K (52oC).
4.22. Smoke: suspended particles in the exhaust stream of a diesel engine that have the ability to absorb, reflect or refract light.
4.23. Tail emissions:
4.23.1. For positive-ignition engines: including emissions of gaseous pollutants (hereinafter referred to as gas ) and particulate matters (hereinafter referred to as matters - PM).
4.23.2. For compression-ignition engines: including smoke, emissions of gaseous pollutants and PM.
4.24. Evaporative emissions: HC gases that are lost when evaporating from the vehicle's fuel system, different from HC gases emitted at the tail of the exhaust pipe (hereinafter collectively referred to as emission ) according to 02 following forms:
4.24.1. Tank breathing losses: HC gas evaporates from the fuel tank due to temperature changes inside the tank (assumed chemical formula is C1H2,33).
4.24.2. Hot soak losses: HC gas evaporates from the fuel system of a parked vehicle after running for a period of time (assumed chemical formula is C1H2,20).
4.25. Engine crankcase refers to the spaces in or external to an engine connected to the oil sump by internal or external ducts through which gases and vapor can escape.
4.26. Cold start device refers to a device temporarily enriching the air - fuel mixture, assisting the engine to start.
4.27. Starting aid refers to a device assisting engine start up without enrichment of the air - fuel mixture of the engine, for example, glow plug, injection timing change, etc.
4.28. Engine capacity:
4.28.1. For reciprocating piston engines: Engine capacity is the nominal engine swept volume.
4.28.2. For rotary piston engines (Wankel): Engine capacity equal to twice the nominal swept volume of a combustion chamber per piston
4.29. Lambda (A): refers to excess air ratio.
4.30. Pollution control devices or anti-pollution device refers to those components of a vehicle with the function of controlling and/or limiting exhaust and evaporative emissions.
4.31. Exhaust aftertreatment system refers to a catalyst, particulate filter, deNOx system, combined deNOx-particulate filter or any other emission-reducing device that is installed downstream of the engine. This definition excludes exhaust gas recirculation.
4.32. Malfunction refers to any deterioration or failure, including electrical failures, of the emission control system, that would result in:
4.32.1. emissions more than the OBD threshold limits;
4.32.2. After-treatment systems that do not meet the prescribed performance range result in emissions of certain pollutants exceeding OBD threshold limits (if any).
All cases where the OBD system cannot meet the monitoring requirements in this Regulation are considered functional errors.
4.33. Malfunction indicator (MI) refers to a visible or audible indicator clearly informing the driver of the vehicle of a malfunction of any emission-related component connected to the OBD system, or the OBD system itself.
4.34. On-Board diagnostic (OBD) System refers to an on-board diagnostic system for emission control with the capability of identifying the likely area of malfunction by refers to of fault codes stored in computer memory.
4.35. Type I - Test: refers to a test for verifying the average exhaust emissions after a cold start.
4.36. Type II - Test: refers to a carbon monoxide emission test at idling speed.
4.37. Type III - Test: refers to a test for verifying emissions of crankcase gases.
4.38. Type IV - Test: refers to a test for determination of evaporative emissions from vehicles with positive-ignition engines.
4.39. Type V - Test: refers to a test for durability of anti-pollution devices.
4.40. On Board Diagnostics (OBD) test: refers to a test for functional aspects of the on-board diagnostic system.
4.41. European Stationary Cycle (ESC) test refers to a test cycle consisting of 13 steady state modes applied under TCVN 6567:2015.
4.42. European Load Response (ELR) test refers to a test cycle consisting of a sequence of load steps at constant engine speeds applied under TCVN 6567:2015.
4.43. European Transient test (ETC) test refers to a test cycle consisting of 1,800 second-by-second transient modes applied under TCVN 6567:2015.
4.44. Engine type refers to a category of engines not differing in such essential respects as engine characteristics as specified in Annex C attached to this Regulation.
4.45. Positive ignition (P.I.) engine refers to an engine working under the principles of the positive ignition process which is abbreviated as P.I engine (for example, petrol engine, etc.).
4.46. Compression ignition (P.I.) engine refers to an engine working under the principles of the compression-ignition process which is abbreviated as C.I engine (for example, diesel engine, etc.).
4.47. Gas engine refers to an engine fueled with NG or LPG.
4.48. Net power refers to the power in kW obtained on a test bench at the end of the crankshaft, which is measured in accordance with TCVN 9725: 2013.
4.49. Rated speed refers to the maximum full load speed that is allowed by the governor as specified by the manufacturer, or, if a governor is not present, the speed at which the maximum net power is attained from the engine, as specified by the manufacturer.
4.50. Percent load refers to the percentage between net torque and maximum net torque at a specified speed of the engine.
4.51. Declared maximum power refers to the maximum power in kW (net power) which is declared by the manufacturer in the application for approval.
4.52. Maximum torque speed refers to the engine speed at which the maximum torque is obtained from the engine, as specified by the manufacturer.
4.53. Engine speeds A, B and C refers to the test speeds within the engine operating speed range used for the ESC and ELR tests, as specified in Part II of Annex B - Appendix B1 attached to TCVN 6567:2015.
4.54. High speed nhigh refers to the highest engine speed where 70 % of the declared maximum power occurs.
4.55. Low speed nlow refers to the highest engine speed where 50 % of the declared maximum power occurs.
4.56. Reference speed nref refers to the speed used to calculate the relative speed values of the ETC test, this speed is determined as specified in Part II Annex B - Appendix B1 of TCVN 6567:2015.
4.57. Control area refers to the area between the engine speeds A and C and between 25 to 100 % load.
4.58. Periodically regenerating system refers to an anti-pollution device (catalytic converter, particle trap, etc.) that requires a periodic regeneration process of less than 4,000 km under normal operating conditions of a vehicle. During cycles where regeneration occurs, emissions may not meet standards. If regeneration of an anti-pollution device occurs during the performance of a type I test and also occurs during the vehicle preparation cycle, the system shall be considered a continuously regenerative system.
PART II. TECHNICAL REQUIREMENTS
1. General introduction
This part prescribes emissions limits and relevant technical requirements for different types of vehicles according to 03 TCVN 6785:2015, TCVN 6567:2015 and TCVN 6565:2006; Regulations of the United Nations Economic Commission for Europe (UNECE): ECE 83 - Rev. 04 and ECE 49 - Rev. 05; Directives of the European Parliament and of the Council: DIRECTIVE 2005/78/EC, DIRECTIVE 715/2007/EC and DIRECTIVE 2007/46/EC mentioned in Articles 2, 3 and 4 of this part.
2. Regarding light reference mass vehicles
2.1. General provisions
2.1.1. Vehicles that apply this Regulation include positive ignition engine- or compression ignition engine-powered vehicles (including hybrid electric vehicles) classified in Articles 4.3 to 4.13 Article 4 Part I of this Regulation, running on a separate fuel type or in combination with another fuel.
2.1.2. Tests carried out on light reference mass vehicles are specified in Articles 3.3.1 and 3.2 Article 3 Part III of this Regulation.
2.2. Regarding type I tests
When being tested in the Type I test specified at Point 3.2.1 Article 3 of this Regulation, the average mass of CO, THC, NMHC, NOx and PM from positive ignition engine-powered vehicles (fueled with petrol, LPG or NG); of CO, THC + NOx, NOX and PM emitted by compression ignition engine-powered vehicles fueled with diesel fuel must not exceed the limits mentioned in Tables 1 and 2 below.
Table 1. Emissions limit values for positive ignition engine-powered vehicles - level 5
Category |
Reference mass, Rm (kg) |
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
PM(1)(2) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
M1, M2 |
All |
1.00 |
0.1 |
0,068 |
0.06 |
0.005/ 0.0045 |
|
N1 |
Class I |
Rm ≤ 1305 |
1.00 |
0.1 |
0,068 |
0.06 |
0.005/ 0.0045 |
Class II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
1.81 |
0.13 |
0,090 |
0.075 |
0.005/ 0.0045 |
|
Class III |
1.760 < Rm |
2.27 |
0.16 |
0.108 |
0.082 |
0.005/ 0.0045 |
|
N2 |
All |
2.27 |
0.16 |
0.108 |
0.082 |
0.005/ 0.0045 |
Notes:
(1) applied only to vehicles with direct injection engines;
(2) The previous value corresponds to the method of weighing particles with an electronic scale but observing the results with the naked eye. The following value corresponds to the automatic grain weighing method through a weighing device and particulate measurement program (PMP).
Table 2. Emissions limit values for compression ignition engine-powered vehicles - level 5
Category |
Reference mass, Rm (kg) |
CO |
THC + NOx |
NOx |
PM(1) |
|
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
(g/km) |
|||
M1, M2 |
All |
0.5 |
0.23 |
0.18 |
0.005/ 0.0045 |
|
N1 |
Class I |
Rm ≤ 1305 |
0.5 |
0.23 |
0.18 |
0.005/ 0.0045 |
Class II |
1.305 < Rm ≤ 1.760 |
0.63 |
0.295 |
0.235 |
0,005/ 0.0045 |
|
Class III |
1.760 < Rm |
0.74 |
0.35 |
0.28 |
0.005/ 0.0045 |
|
N2 |
All |
0.74 |
0.35 |
0.28 |
0.005/ 0.0045 |
(1) The previous value corresponds to the method of weighing particles with an electronic scale but observing the results with the naked eye. The following value corresponds to the automatic grain weighing method through a weighing device and particulate measurement program (PMP).
2.3. Type II test: When being tested in the Type II test specified at Point 3.2.2 Article 3 Part III of this Regulation, the maximum CO content shall be specified as follows:
2.3.1. At normal engine idling speed, the maximum permissible CO content in the exhaust gases be according to the value announced by the vehicle manufacturer. However, the maximum CO content must not exceed 0.3 % volume.
2.3.2. At high idle speed (≥ 2,000 r/min), the CO content of the exhaust gas from the engine must not exceed 0.2% volume, under the condition that the Lambda value must be within the range of 01 ± 0.03 or according to data provided by the manufacturer.
2.4. Type III test: When being tested in the Type III test specified at Point 3.2.3 Article 3 Part III of this Regulation, the engine's crankcase ventilation system shall not permit the emission of any of the crankcase gases into the atmosphere.
2.5. Type IV test: When being tested in the Type IV test specified at Point 3.2.4 Article 3 Part III of this Regulation, the evaporative emissions shall be less than 2 g/test.
2.6. For type V test: this test shall comply with the provisions of Point 3.2.5 Article 3 Part III of this Regulation. A manufacturer may choose to have the deterioration factors from the following table used as an alternative to testing:
Table 3 - Level 5 deterioration factors
Engine category |
Deterioration factors |
|||||
CO |
THC |
NMHC |
NOx |
HC +NOx |
PM |
|
Positive-ignition |
1.5 |
1.3 |
1.3 |
1.6 |
– |
1.0 |
(ii) Compression-ignition |
1.5 |
– |
– |
1.1 |
1.1 |
1.0 |
2.7. OBD test
2.7.1. The vehicle must be equipped with an OBD system that meets the following requirement:
2.7.1.1. There is a malfunction indicator (MI);
2.7.1.2. Having error control for sensors related to emissions if installed on the vehicle such as:
2.7.1.2.1. Sensors relating to emission treatment units: catalyst; NOx reduction system or particulate traps for diesel vehicles;
2.7.1.2.2. Oxygen, NOx, temperature, coolant pressure, lubricant, fuel and intake air sensors;
2.7.1.3. Having controlled ignition features (positive ignition engine-powered vehicles);
2.7.1.4. Controlling the operating and inactive status of EGR (if any);
2.7.1.5. Having ability to control over the operating and inoperative status of the auxiliary air injector (if any);
2.7.1.6. Having ability to record and erase fault codes.
2.7.2. The test shall comply with the provisions of Point 3.2.6 Article 3 Part III of this Regulation.
2.8. Smoke test
When checking the light absorption coefficient of exhaust gases from a car running on the vehicle test bench in the test mentioned in Point 3.2.7, Article 3, Part III of this Regulation, the vehicle must comply with the requirements stated in Article 12, Part III of TCVN 6565:2006.
2.9. Other requirements:
2.9.1. Apart from the aforesaid requirements concerning emissions limit, light reference mass vehicles shall satisfy other relevant technical requirements for exhaust and evaporative emissions specified in Articles 6.1.1 to 6.1.3 of TCVN 6785:2015.
2.9.2. Vehicles of category M1 using a reagent for the exhaust treatment system must comply with the requirements specified in Annex K attached to this Regulation.
3. Regarding heavy reference mass vehicles
3.1. General provisions
3.1.1. Heavy reference mass vehicles equipped with a petrol or bi-fuel engine must carry out the Type II and Type III tests according to the requirements set out in Articles 2.3 and 2.4 Article 2 Part II of this Regulation.
3.1.2. Tests carried out on heavy reference mass vehicles equipped with gas fueled compression ignition and positive ignition engines are specified in Articles 3.1.2 and 3.3 Article 3 Part III of this Regulation.
3.2. ESC, ELR and ETC tests
3.2.1. When being tested in the Type I test specified at Point 3.3.2 Article 3 Part III of this Regulation, the average mass of CO, HC, NOx and PM from engine must not exceed the limits mentioned in Tables 4 and 5 below.
Table 4. Emissions limit values of each gaseous pollutant and particulate for ESC and ELR tests
ESC |
ELR |
|||
Mass (g/kWh) |
Smoke (m-1) |
|||
CO |
HC |
NOx |
PM |
|
1.5 |
0.46 |
2.0 |
0.02 |
0.5 |
3.2.2. The specific mass of the oxides of nitrogen measured at the random check points within the control area of the ESC test must not greater than the largest of the following two values:
3.2.2.1. Interpolated value from adjacent test modes x 1.1 (see point 5.6, Part II, Annex B - Appendix B1, TCVN 6567:2015);
3.2.2.2. The NOx limit value is stated in Table 4, point 3.2, Article 3, Part II of this Regulation.
3.2.3. The opacity value (light absorption coefficient) at the random test speed of the ELR test must not be greater than the highest opacity value of the two values at two adjacent test speeds by 20% or 5% of the limit value, the larger value shall be selected.
Table 5. Emissions limit values of each gaseous pollutant and particulate for level 5 ETC test
Mass (g/kWh) |
||||
CO |
NMHC |
CH4(1) |
NOx |
PM(2) |
4.0 |
0.55 |
1.1 |
2.0 |
0.03 |
Notes:
(1) For NG engines only;
(2) Not apply to gas fueled engines.
3.2.4. A manufacturer may choose to measure the mass of Total Hydrocarbons (THC) on the ETC test instead of measuring the mass of non-methane hydrocarbons (NMHC). In this case, the limit for the mass of THC is equal that shown in Table 5 for the mass of NMHC.
3.3. OBD test
3.3.1. A vehicle or engine must be equipped with an OBD system that meets the following requirements:
3.3.1.1. Having a malfunction indicator (MI);
3.3.1.2. Having ability to control emission-related sensor faults if fitted to the vehicle, such as:
3.3.1.2.1. Sensors involved in emission treatment units: catalyst; NOx reduction system or particulate traps for diesel vehicles;
3.3.1.2.2. Oxygen, NOx, temperature, coolant pressure, lubricant, fuel and intake air sensors;
3.3.1.3. Having ability to detect misfires (positive ignition engine-powered vehicles);
3.3.1.4. Having ability to control status (active/not active) of EGR (if any);
3.3.1.5. Having ability to control status (active/not active) of the secondary air system (if any);
3.3.1.6. Having ability to record and erase fault codes.
3.3.2. The test shall comply with the provisions of Point 3.3.3 Article 3 Part III of this Regulation.
3.4. Smoke test
When checking the light absorption coefficient of exhaust gas (characteristic of smoke level) in the test mentioned in point 3.3.4 Article 3 Part III of this Regulation, the light absorption coefficient measurement result must not be greater than the Limit values are specified in Table 6 below:
Table 6. Limit values of light absorption coefficient applicable for the test at different steady speeds over the full load curve
Nominal flow (G) (l/s) |
Light absorption coefficient (K) (m -1) |
||
42 |
2.260 |
||
45 |
2.190 |
||
50 |
2.080 |
||
55 |
1.985 |
||
60 |
1.900 |
||
65 |
1.840 |
||
70 |
1.775 |
||
75 |
1.720 |
||
80 |
1.665 |
||
85 |
1.620 |
|
|
90 |
1.575 |
|
|
95 |
1.535 |
|
|
100 |
1.495 |
|
|
105 |
1.465 |
|
|
110 |
1.425 |
|
|
115 |
1.395 |
|
|
120 |
1.370 |
|
|
125 |
1.345 |
|
|
130 |
1.320 |
|
|
135 |
1.300 |
|
|
140 |
1.270 |
|
|
145 |
1.250 |
|
|
150 |
1.225 |
|
|
155 |
1.205 |
|
|
160 |
1.190 |
|
|
165 |
1.170 |
|
|
170 |
1.155 |
|
|
175 |
1.140 |
|
|
180 |
1.125 |
|
|
185 |
1.110 |
|
|
190 |
1.095 |
|
|
195 |
1.080 |
|
|
200 |
1.065 |
|
|
Notes: - The test findings are not always accurate to 0.01 or 0.005, even when the limit values in Table 6 are rounded to those values; - The determination of the nominal flow is specified in Annex C attached to TCVN 6565:2006. |
|
||
3.5. The manufacturer must ensure that the installation of an engine during manufacture meeting the following requirements:
3.5.1. Not increasing the value of charge pressure, exhaust back pressure and power absorbed by the engine-driven equipment as specified in the essential characteristics specified in Annex C attached to this Regulation.
3.5.2. Conforming to the requirements specified in Articles 4.1, 4.2 and 4.3 Part I of TCVN 6565:2006 and requirements for installation of engines subject to the opacity test during manufacture and assembly as specified in Part II of TCVN 6565:2006.
4. Requirements for Engine Electronic Control Unit (EECU)
4.1. Having an EECU identification number;
4.2. Having instructions and methods for reading data from the EECU.
PART III. MANAGEMENT REQUIREMENTS
1. Methods of testing gaseous pollutants from new assembled, manufactured and imported vehicles
New assembled, manufactured and imported vehicles shall be subject to exhaust emission tests according to applicable regulations laid down by the Minister of Transport on inspection of technical and environmental safety during manufacture, assembly and import of vehicles.
2. Application for approval and test samples
2.1. Essential characteristics of vehicles and engines
2.1.1. For light reference mass vehicles: see Annex A attached to this Regulation. In case of positive ignition engine-powered vehicles, specify that the requirements in Point 6.1.2.1 or 6.1.2.2 of TCVN 6785:2015 are applied; if the requirements in 6.1.2.2 are applied, a drawing of the symbol shall be accompanied.
2.1.2. For heavy reference mass vehicles: see Annex C attached to this Regulation.
2.1.3. For vehicles or engines applying TCVN 6567:2006 to carry out a smoke test: See Annex DD attached to this Regulation.
2.2. Test samples
2.2.1. Test samples must conform to prevailing regulations on inspection of technical and environmental safety of assembled, manufactured and newly imported (unused) vehicles laid down by the Minister of Transport.
2.2.2. For heavy reference mass vehicles equipped with gas fueled compression ignition and positive ignition engines: the test sample is engine.
2.2.3. The vehicle or engine shall be in good mechanical condition and have been run in before the test. The applicant for the test may decide on the distance over which the vehicle is run in (or running-in time for the engine) as recommended by the manufacturer.
2.2.4. For exhaust and opacity tests on engine samples, at the request of the test facility, the manufacturer or importer shall provide auxiliaries and supplies necessary for the installation of sample engines on the test equipment to ensure the tests are carried out in accordance with requirements of TCVN 6567:2015, TCVN 6565:2006 and technical characteristics of the engines.
3. Tests
3.1. Application of tests
3.1.1. For light reference mass vehicles: specified in Table 7 below.
3.1.1.1. Positive ignition engine-powered vehicles and hybrid electric vehicles equipped with a positive-ignition engine shall be subject to the following tests:
Type I test (Verifying the average exhaust emissions after a cold start);
Type II test (Carbon monoxide emission test at idling speed);
Type III test (emission of crankcase gases);
Type IV test (evaporation emissions);
Type V test (durability of anti-pollution devices);
OBD test (verifying functional aspects of the on-board diagnostic system).
3.1.1.2. Positive ignition engine-powered vehicle and hybrid electric vehicles equipped with positive-ignition engine fueled with LPG or NG (mono or bi-fuel) shall be subject to the following tests:
Type I test (Verifying the average exhaust emissions after a cold start);
Type II test (Carbon monoxide emission test at idling speed);
Type IV test (evaporation emissions);
Type V test (durability of anti-pollution devices);
OBD test (verifying functional aspects of the on-board diagnostic system).
3.1.1.3. Compression ignition engine-powered vehicles and hybrid electric vehicles equipped with a compression ignition engine shall be subject to the following tests:
Type I test (Verifying the average exhaust emissions after a cold start);
Type V test (durability of anti-pollution devices);
OBD test (verifying functional aspects of the on-board diagnostic system).
Smoke (except for hybrids)
Note: The aforesaid bi fuel vehicles and mono fuel vehicles are those specified in Articles 4.6 and 4.7 Article 4 Part I of this Regulation.
Table 7. Application of test requirements for type approval and extensions for light reference mass vehicles
Standards and tests |
Vehicles with positive ignition engines including hybrids |
Vehicles with C.I. engines including hybrids |
||||||||
TCVN 6785 |
Mono fuel |
Bi fuel(1) |
Flex fuel |
Flex fuel |
Mono fuel |
|||||
Reference fuel |
Petrol(2) |
LPG |
NG/ Biomethane |
Hydro |
Petrol(2) and LPG |
Petrol(2) and NG/Biomethane |
Petrol(2) and Hydrogen |
Petrol(2) and Ethanol(2) |
Diesel(2) and biodiesel |
Diesel(2) |
Gaseous pollutants Type I test |
X |
X |
X |
– |
X (both fuels) |
X (both fuels) |
X (petrol only) |
X (both fuels) |
X (diesel only) |
X |
Particulates Type I test |
X (direct injection) |
– |
– |
– |
X (direct injection) (petrol only) |
X (direct injection) (petrol only) |
X (direct injection) (petrol only) |
X (direct injection) (both fuels) |
X (diesel only) |
X |
Idle emissions Type II test |
X |
X |
X |
– |
X (both fuels) |
X (both fuels) |
X (petrol only) |
X (both fuels) |
– |
– |
Crankcase emissions Type III test |
X |
X |
X |
– |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol) |
– |
– |
Evaporative emissions Type IV test |
X |
– |
– |
– |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
– |
– |
Durability Type V test |
X |
X |
X |
– |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol only) |
X (petrol) |
X (diesel only) |
X |
On-board diagnostics |
X |
X |
X |
– |
X |
X |
X |
X |
X |
X |
Opacity test TCVN 6565 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
X (exept Hybrid) |
X (except Hybrid) |
(1) When a bi fuel vehicle is combined with a flex fuel vehicle, both test requirements are applicable.
(2) Technical requirements for these fuels are specified in Article 4 Part III of this Regulation.
Note: For Type I test, if M1, M2, N1 and N2 vehicles fueled with diesel has a reference mass not more than 2,840 kg and meet the conditions for extension to type approvals set out in Article 7 Part III of this Regulation, Type I test under TCVN 6785 on corresponding M1, M2, N1 and N2 vehicles shall be applicable.
3.1.2. Heavy reference mass vehicles
3.1.2.1. Heavy reference mass vehicles with positive ignition engines
3.1.2.1.1. Vehicles fueled with petrol or bi fuel engine shall be subject to Type II, Type III and OBD tests mentioned in Articles 3.2.2, 3.2.3 and 3.2.6 Article 3 Part II of this Regulation.
3.1.2.1.2. Vehicles fueled with LPG or NG only shall be subject to ETC and OBD tests mentioned in Articles 3.3.2 and 3.3.3 Article 3 Part III of this Regulation and shall not be subject to particulate mass emission test.
3.1.2.2. Heavy reference mass vehicles with compression ignition engines
These vehicles shall be subject to ESC, ELR and ETC tests under TCVN 6567:2015 specified at Point 3.3.2 Article 3 Part III of this Regulation; OBD test specified at Point 3.3.3 Article 3 Part III of this Regulation and opacity test under TCVN 6565:2006 specified at Point 3.3.4 Article 3 Part III of this Regulation.
3.1.2.3. Extension of approvals for M1, N1, M2 and N2 that have a reference mass of not more than 2,840 kg
3.1.2.3.1. If these vehicles conform to the requirements specified in Article 7 Part III of this Regulation for extension to type approvals, at the manufacturer’s or importer’s request, results from type I test (TCVN 6785) for M1, M2, N1 and N2 vehicles may be used as an alternative to ESC, ELR and ETC tests according to TCVN 6567:2015.
3.1.2.3.1. Vehicles that are fueled with LPG or NG shall be tested for variation in the composition of LPG or NG, as specified in Annex L attached to TCVN 6785:2015. Bi-fuel vehicles shall be tested on both the fuels for variation in the composition of LPG or NG as specified in Annex L attached to TCVN 6785:2015. However, for mono-fuel vehicles, only type I test using gaseous fuels shall be carried out.
3.1.2.4. Pollutants must be tested for and tests must be carried out on each engine and fuel mentioned in Table 8 below.
Table 8. Application of tests under respective standards to vehicles
|
Positive ignition engine |
Compression ignition engine |
|||
Petrol or bi fuel |
NG |
LPG |
Diesel |
Ethanol |
|
Gaseous pollutants |
X(1) |
X |
X |
X |
X |
PM |
- |
- |
- |
X |
X |
Smoke |
- |
- |
- |
X |
X |
On-board diagnostics |
X |
X |
X |
X |
X |
Note:
(1) only Type II and Type III tests carried out.
X: Applicable.
-: Not applicable.
3.1.3. Incomplete vehicles: emission tests on incomplete vehicles are applied similarly to complete vehicles (stated in Table 7 and Table 8, Part III of this Regulation) manufactured from the corresponding type. The application is regulated as follows:
3.1.3.1. For incomplete vehicles without cab: tests are carried out only on complete vehicles manufactured from incomplete vehicles without cab which are heavy reference mass vehicles. The application of corresponding tests shall comply with Point 3.2 and 3.3 Part III of this Regulation.
3.1.3.2. For incomplete vehicles with cab, the standards applicable thereto are specified in Table 9 below:
Table 9. Standards applicable to incomplete vehicles with cab
Reference mass of incomplete vehicles with cab (kg) |
Reference mass of complete vehicles applying for incomplete vehicle test (kg) (1)(2) |
Standards applied |
> 2,610 |
All |
- Vehicles equipped with petrol engines: specified at Point 3.2 Part III of this Regulation. - Vehicles fueled with gaseous fuel and diesel: specified at Point 3.3 Part III of this Regulation. |
≤ 2,610 |
> 2,610 |
|
≤ 2,610 |
Specified at Point 3.2 Part III of this Regulation |
Notes:
(1) If the complete vehicle has a reference mass after being manufactured from the corresponding vehicle type in accordance with the registered reference mass, the complete vehicle shall be granted the type approval on the basis of results of testing of emissions from the incomplete vehicle.
(2) The manufacturer or importer may register to test at the maximum load of the complete vehicle which meets the emission requirements.
3.2. Tests on light reference mass vehicles or heavy reference mass vehicles equipped with petrol engines(*)
3.2.1. Type I test: under Annex Q attached to TCVN 6785:2015 (not applicable to heavy reference mass vehicles equipped with petrol engines).
3.2.1.1. Requirements for characteristics of fuel for performance of tests are provided in Article 4 Part III of this Regulation. The method used to collect and analyze the gases and particulates shall be adopted in accordance with regulations
3.2.1.2. Vehicles equipped with a compression ignition engine must undergo a conditioning run before testing. For vehicles equipped with positive ignition engines using engines without direct fuel injection, conditioning is carried out if requested by the manufacturer or importer.
3.2.1.3. For vehicles subject to more than one test, the conditioning run needs to be repeated if the time from the end of the previous test to the next test is greater than 36 hours.
3.2.1.4. The test cycle is started immediately after the engine is started.
3.2.1.5. For vehicles equipped with an after-exhaust treatment system based on periodic regeneration, the results after testing must be multiplied by the regeneration factor Ki. Ki is determined by one of the following methods:
3.2.1.5.1. Accept the Ki coefficient from the manufacturer if the manufacturer or importer has sufficient documents to prove that the determination of Ki is in accordance with the provisions in Annex M attached to TCVN 6785:2015;
3.2.1.5.2. Carry out a test to determine Ki;
3.2.1.5.3. Use Ki 1.05 for all pollutants as requested by the manufacturer or importer.
3.2.1.5.4. At the request of the manufacturer or importer, the test procedure specific to periodically regenerating systems will not apply to a regenerative device if the manufacturer or importer proves that, during cycles where regeneration occurs, emissions remain below the standards given in Point 2.2 Article 2 Part II of this Regulation (the emissions depend on each category of vehicle).
3.2.1.6. For the continuously regenerating system, the emission test is the same as that carried out on vehicles without the periodically regenerating system.
3.2.1.7. The test shall be repeated three times. The results are multiplied by the appropriate deterioration factors obtained from Table 3 Part II of this Regulation, in case of periodically regenerating systems, also must be multiplied by the factors Ki obtained from Annex 12 attached to this Regulation. The resulting masses of gaseous emissions and PM (in case of vehicles equipped with compression-ignition engines) obtained in each test shall be less than the limits shown in the Table 1 or Table 2 Part II of this Regulation for each category of vehicle. However, for each pollutant or PM, one of the three resulting masses obtained may exceed, by not more than 10%, the limit specified in Table 1 or Table 2 Part II of this Regulation, provided the arithmetical mean of the three results is below the specified limit.
3.2.1.8. The number of tests mentioned above is reduced in the conditions hereinafter defined:
3.2.1.8.1. Only one test is performed if the test results for all the pollutants and PM are less than or equal to 0.70 L: V1 ≤ 0.70 L;
3.2.1.8.2. If the requirement mentioned is not satisfied, only two tests are performed if, for each pollutant or PM, the following requirements are met: V1 £ 0.85 L, V1 + V2 £ 1.70 L and V2 £ L, In which:
V1 is the result of the first test, V2 the result of the second test and L is the limit value for each pollutant or PM.
3.2.1.8.3. The routes for Type I test are illustrated in Annex H attached to this Regulation.
3.2.2. Type II test: under Annex E attached to TCVN 6785:2015.
3.2.2.1. Requirements for characteristics of fuel for performance of tests are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.2.2.2. The exhaust emission test result obtained from this test shall comply with the regulation on CO content specified at Point 2.3 Article 2 Part II of this Regulation.
3.2.3. Type III test: under Annex F attached to TCVN 6785:2015.
3.2.3.1. Requirements for characteristics of fuel for performance of tests are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.2.3.1. The test result obtained from this test shall comply with the regulation specified at Point 2.4 Article 2 Part II of this Regulation.
3.2.4. Type IV test: under Annex G attached to TCVN 6785:2015 (not applicable to heavy reference mass vehicles equipped with petrol engines).
3.2.4.1. Requirements for characteristics of fuel for performance of tests are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.2.4.2. The test result obtained from this test shall comply with the regulation specified at Point 2.5 Article 2 Part II of this Regulation.
3.2.5. Type V test (not applicable to heavy reference mass vehicles equipped with petrol engines) shall be carried out as follows:
3.2.5.1. This test represents an ageing test of 160,000 km driven in accordance with the program specified in Annex L attached to this Regulation on a test track, on the road or on a chassis dynamometer. The manufacturer or importer shall drive the vehicle themself according to standard within the corresponding distance. Vehicles that can be fueled either with petrol or with LPG or NG/biomethane should be tested in the Type V test on petrol only. In that case the deterioration factor found with petrol will also be taken for LPG or NG.
3.2.5.2. In addition, the manufacturer or importer may provide deterioration factors and documents proving that the determination of deterioration factors conforms to the regulations specified in Annex L attached to this Regulation.
3.2.5.3. At the request of the manufacturer or importer, the test facility may conduct type V test using the deterioration factors from Table 3 Point 2.6 Article 2 Part II of this Regulation.
Note: (*) For electric hybrid vehicles, apart from carry outing type I, type II, type III and type IV tests as specified at Points 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3 and 3.2.4 Article 3 part III of this Regulation, the corresponding regulations specified in Annex N attached to TCVN 6785:2015 shall be complied with.
3.2.6. OBD test:
3.2.6.1. Check the functional operation characteristics of the OBD system as declared and accompanying documentary evidences provided by the manufacturer or importer according to the requirements enshrined in Point 2.7 Article 2 Part II of this Regulation.
3.2.6.2. Test the effectiveness of OBD through the functional error indicator (MI) and error code when temporarily disconnecting (or deactivating) any 04 sensors or components related to emissions (if installed) as follows: exhaust catalytic converter, oxygen, NOx, temporary electrical disconnection (or deactivation) of other sensors. The selection of sensors or components to temporarily disconnect (or deactivate) can be done according to the recommendations of the manufacturer or importer to ensure the normal operating condition of the test sample after testing and check. However, the option must be to temporarily disconnect (or deactivate) at least one sensor or component (if installed) of the post-exhaust pollution control systems. It is the responsibility of the manufacturer or importer to perform temporary disconnection (or deactivation) of sensors or components and ensure the Testing Facility has access to testing for functional errors (MI) and error code. The manufacturer or importer is responsible for ensuring the normal operating condition of the test sample after inspection and testing.
3.2.7. Opacity test: under TCVN 6565:2006.
3.2.7.1. This test shall be carried out on sample vehicles in accordance with Point 2.2 Article 2 Part III of this Regulation.
3.2.7.2. Requirements for characteristics of fuel for performance of the test are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.2.7.3. The test result obtained from this test shall comply with the regulation specified at Point 2.8 Article 2 Part II of this Regulation.
3.3. Tests on heavy reference mass vehicles equipped with compression ignition engines
3.3.1. The measurement of power and torque of engines shall comply with TCVN 9725:2013, difference in power between measured values and values declared by the engine manufacturer shall conform to the regulations specified in Annex K to TCVN 6565:2006.
3.3.2. ESC, ELR and ETC tests: under Annex B to TCVN 6567:2015.
3.3.2.1. For ETC test, standards and permitted point deletions (omitted) when making assessment in relation to regression line tolerances specified in Annex M attached to this Regulation.
3.3.2.2. Requirements for characteristics of fuel for performance of tests are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.3.2.3. The test result obtained from this test shall comply with the regulation specified at Point 3.2 Article 3 Part II of this Regulation.
3.3.2.4. For vehicles fitted with an aftertreatment system based on a continuous regeneration process, the test must be carried out in accordance with Article B.2.8.1 Annex B to TCVN 6567:2015.
3.3.2.5. For vehicles fitted with an aftertreatment system based on a periodical regeneration process, the test must be carried out in accordance with Article B.2.8.2 Annex B to TCVN 6567:2015. To be specific:
3.3.2.5.1. If the manufacturer or importer provides data to show that the emissions remain constant (±15 %) between regeneration phases, one ETC test during and outside a regeneration event may be carried out and the results shall be calculated as specified in Article 5.5.1 Annex B - Appendix B2 to 6567:2015. The manufacturer or importer shall provide an aftertreatment system that has been loaded in order to achieve regeneration during an ETC test or as specified in Article 3.3.2.5.2 below.
3.3.2.5.2. The results of the ETC test during the regeneration process can be used according to the documentation provided by the producer or importer to exempt the ETC test of the regeneration process.
3.3.3. OBD test
3.3.3.1. Check the functional operation characteristics of the OBD system as declared and accompanying documentary evidences provided by the manufacturer or importer according to the requirements enshrined in Point 3.3 Article 3 Part II of this Regulation.
3.3.3.2. Test the effectiveness of OBD through the functional error indicator (MI) and error code when temporarily disconnecting (or deactivating) any 04 sensors or components related to emissions (if installed) as follows: exhaust catalytic converter, oxygen, NOx, temporary electrical disconnection (or deactivation) of other sensors. The selection of sensors or components to temporarily disconnect (or deactivate) can be done according to the recommendations of the manufacturer or importer to ensure the normal operating condition of the test sample after testing and check. However, the option must be to temporarily disconnect (or deactivate) at least one sensor or component (if installed) of the post-exhaust pollution control systems. It is the responsibility of the manufacturer or importer to perform temporary disconnection (or deactivation) of sensors or components and ensure the Testing Facility has access to testing for functional errors (MI) and error code. The manufacturer or importer is responsible for ensuring the normal operating condition of the test sample after inspection and testing.
3.3.4. Opacity test: under TCVN 6565:2006.
3.3.4.1. This test shall be carried out on sample vehicles in accordance with Point 2.2 Article 2 Part III of this Regulation.
3.3.4.2. Requirements for characteristics of fuel for performance of the test are provided in Article 4 Part III of this Regulation.
3.3.4.3. The test result obtained from this test shall comply with the regulation specified at Point 3.4 Article 3 Part II of this Regulation.
4. Test fuel: the following fuels may be used:
4.1. Common fuels for testing satisfying applicable regulations fuels level 5 imposed by the Minister of Science and Technology.
4.2. Reference fuels specified in Annex G attached to this Regulation or fuels whose characteristics are equivalent to reference fuels.
5. Test reports
Every Technical Service responsible for the type approval tests shall prepare a test report including at least the particulars specified in Annexes B, D and E attached to this Regulation corresponding to each type of test and standard applied.
6. Extensions to type approvals
6.1. For vehicles M1, M2, N1, N2 with a standard mass of not more than 2,840 kg and satisfying the extended conditions for accepting the results specified in Points 6.2 and 6.3, Article 6, Part III of this Regulation, the test results will be applied, for tests of vehicles M1, M2, N1, N2 respectively at the request of the manufacturer or importer.
The extension of recognition of test results only applies to vehicle types M1, N1, M2, N2 that have been tested for emissions according to TCVN 678 5:2015 and to vehicle types that have been tested for smoke levels according to TCVN 6565:2015.
If vehicles manufactured from base vehicles satisfy the above-mentioned conditions for extension to type approvals, results of emission test on the corresponding base vehicles may be accepted.
3.2. For light reference mass vehicles or heavy reference mass vehicles not more than 2,840 kg
6.2.1. Type approval may be extended to a vehicle granted type approval as type approval granted to a type of vehicle whose essential characteristics specified in Annex A attached to this Regulation are different from those of the vehicle granted type approval according to one of the two following regulations: Sample vehicle emissions test results of a certified vehicle type (hereinafter referred to as “certified vehicle type”) may be extended to be recognized as test results for a specific type of vehicle. The vehicle has a registration of parameters specified in Annex A of this Regulation that is different from the registration of parameters of the vehicle type that has been certified according to one of the two regulations below:
6.2.1.1. Differ only in the model code or trade name specified at Point A.1.3 Annex A attached to this Regulation;
6.2.1.2. Differ only in the model code or trade name, maximum mass (not changing the category of vehicle) and parameters in each case specified at Points 6.2.2 to 6.2.5 Article 6 Part III of this Regulation.
6.2.2. For Type I, Type II and Type III tests
6.2.2.1. Case 1
6.2.2.1.1. The reference mass is different from the reference mass of the certified vehicle type but correspondingly has an inertia level of one of the two adjacent higher inertia levels or any lower inertia level in Table 10 of this Regulation.
6.2.2.1.2. For vehicle types of categories N1 and N2: the reference mass is lower than the reference mass of the vehicle model that has been certified for emissions and the emission measurement results from the certified vehicle model do not exceed the limit values. The emission limits prescribed for the vehicle type being considered acknowledge this result.
6.2.2.2. Case 2
6.2.2.2.1. For each gear ratio used in the Type I Test, the ratio E shall not be greater than 08%, E being calculated as follows:
In which:
- vehicle speed of the certified vehicle type when the engine speed is 1,000 r/min;
- vehicle speed of the vehicle type under consideration when the engine speed is 1,000 r/min.
Table 10. Reference mass Rm and equivalent inertial mass of vehicles
Reference mass (Rm) |
Equivalent inertial mass (kg) |
|
Inertia class |
Inertial mass |
|
Rm ≤ 480 |
1 |
455 |
480 < Rm ≤ 540 |
2 |
510 |
540 < Rm ≤ 595 |
3 |
570 |
595 < Rm ≤ 650 |
4 |
625 |
650 < Rm ≤ 710 |
5 |
680 |
710 < Rm ≤ 765 |
6 |
740 |
765 < Rm ≤ 850 |
7 |
800 |
850 < Rm ≤ 965 |
8 |
910 |
965 < Rm ≤ 1,080 |
9 |
1,020 |
1,080 < Rm ≤ 1,190 |
10 |
1,130 |
1,190 < Rm ≤ 1,305 |
11 |
1,250 |
1,305 < Rm ≤ 1,420 |
12 |
1,360 |
1,420 < Rm ≤ 1,530 |
13 |
1,470 |
1,530 < Rm ≤ 1,640 |
14 |
1,590 |
1,640 < Rm ≤ 1,760 |
15 |
1,700 |
1,760 < Rm ≤ 1,870 |
16 |
1,810 |
1,870 < Rm ≤ 1,980 |
17 |
1,930 |
1,980 < Rm ≤ 2,100 |
18 |
2,040 |
2,100 < Rm ≤ 2,210 |
19 |
2,150 |
2,210 < Rm ≤ 2,380 |
20 |
2,270 |
2,380 < Rm ≤ 2,610 |
21 |
2,270 |
2,610 < Rm |
22 |
2,270 |
6.2.2.2.2. If E of at least one transmission ratio is greater than 08% and at the same time E of all transmission ratios is not greater than 13%, the type I test shall still be repeated. However, this test may be carried out at any testing facility approved by the Certification Authority, which need not be a model vehicle testing facility of the certified vehicle type. The results of the exhaust gas test must comply with the provisions of Point 2.2, Article 2, Part II of this Regulation. This test report must be submitted to the model vehicle testing facility of the certified vehicle type.
6.2.2.3. Case 3
The vehicle type is different in both Rm and gear ratio but meets all the conditions in both cases above.
Note: Vehicle types that have been approved to extend emissions test results according to the above regulations cannot be used to extend other subsequent vehicle types according to the above regulations.
6.2.2.4. Case 4:
6.2.2.4.1. It is possible to extend certification from one vehicle model to other vehicle models using the same periodic regeneration system, if the parameters stated below are the same or within the allowable limits.
6.2.2.4.2. Identical parameters for extending approval are:
a. Engine;
b. Combustion process;
c. Periodically regenerating system (i.e. catalyst, particulate trap);
d. Construction (i.e. type of enclosure, type of precious metal, type of substrate, cell density);
dd. Type and working principle;
e. Dosage and additive system;
g. Volume: ±10%;
h. Location (temperature ±50°C at 120 km/h or 5% difference of max. temperature/pressure);
6.2.2.4.3. Use of Ki factors for vehicles with different reference masses:
The Ki coefficient applies to vehicles using the periodic regeneration coefficient stated in Annex M attached to TCVN 6785:2015, can be applied to other vehicle models if they meet the parameters stated above and have a reference mass of in the next two higher equivalent inertia ranges or in any lower equivalent inertia range.
6.2.3. For type IV tests
6.2.3.1. The basic principle of air or fuel dosing must be the same (single point injection, etc.).
6.2.3.2. The shape of the fuel tank, the material of the fuel tank and of the liquid fuel hoses must be the same. The cross-section and length of the hose must be the same. The testing facility responsible for emissions testing for certification must decide whether different vapor or liquid separators are acceptable.
6.2.3.3. The fuel tank volume is within a range of ±10%. The setting of the fuel tank relief valve is identical.
6.2.3.4. Method of storage of the fuel vapor is identical, i.e. trap form and volume, storage medium, air cleaner (if used for evaporative emission control), etc.
6.2.3.5. The method of purging the stored vapor is identical (for example, air flow, etc.).
6.2.3.6. However, the following cases are allowed:
6.2.3.6.1. Different engine sizes;
6.2.3.6.2. Different engine powers;
6.2.3.6.3. Automatic and manual gearboxes, two- and four-wheel transmissions;
6.2.3.6.4. Different body styles;
6.2.3.6.5. Reference masses may be different but must be in accordance with Article 6.2.2.1 Article 6 Part III of this Regulation.
6.2.3.6.6. Different wheel and tyre sizes.
6.2.4. For type V tests
6.2.4.1. The extension of the test results shall be applicable to different vehicle models, provided that the engine, pollution control or pollution control system parameters specified below are the same or remain within the prescribed tolerances:
6.2.4.1.1. Inertia category: the two inertia categories immediately above and any inertia category below.
6.2.4.1.2. Total road load at 80 km/h: +05 % above and any value below.
6.2.4.1.3. Pollution control system parameters:
a. Catalytic converters and particulate filters:
- Number of catalytic converters, filters and elements;
- Size of catalytic converters and filters (volume of monolith ±10 per cent);
- Type of catalytic activity (oxidizing, three-way, lean NOx trap, SCR, lean NOx catalyst or other);
- Precious metal load (identical or higher);
- Precious metal type and ratio (±15 per cent);
- Substrate (structure and material);
- Cell density;
- Temperature variation is not more than 50K at the inlet of the catalytic converter or filter. This temperature variation shall be tested under steady-state conditions at a speed of 120 km/h and a Type I Test load setting.
b. Air injection:
- With or without;
- Type (pulsair, air pumps, other(s)).
c. EGR:
- With or without;
- Type (cooled or uncooled, active or passive control, high pressure or low pressure).
6.2.4.1.3. Durability testing can be performed using a vehicle model with different body styles, transmissions (automatic or manual) and wheel or tire sizes, from those type certifications are required.
6.2.5. Extensions for on-board diagnostics
The extension of the test results will be applicable to different vehicle models with the same engine and emission control systems as defined in Appendix K - Appendix K2 attached to TCVN 6785:2015. The extension of the test results can be applied to vehicles with the following different characteristics:
6.2.5.1. Engine accessories;
6.2.5.2. Tyres;
6.2.5.3. Equivalent inertia;
6.2.5.4. Cooling system;
6.2.5.5. Overall gear ratio;
6.2.5.6. Transmission type;
6.2.5.7. Type of bodywork.
6.3. For vehicles or engines applying TCVN 6567:2006
Article 5 or Article 9 or Article 13 specified in TCVN 6565:2006 shall apply to each case respectively.
7. Conformity of production of series
7.1. Vehicles and engines of vehicle types and engines that have been type-certified and mass-produced must be compatible with vehicle types and engines that have been certified for emissions as stated in Part II of this Regulation.
7.2. The frequency of inspection and monitoring of vehicle emissions during mass production is specified in Point 7.1 of this Article in accordance with current regulations on inspection of technical safety quality and environmental protection for newly assembled, manufactured and imported automobiles by the Minister of Transport.
7.3. The verification shall be based on certification documentation and involve performance of corresponding tests as specified in Article 3 Part III of this Regulation on vehicles (for light reference mass vehicles) or engines (for heavy reference mass vehicles or vehicles that are applying TCVN 6567:2006) taken from the series. Exhaust emission test results shall meet requirements concerning exhaust limits specified in Part II of this Regulation.
7.4. If the emissions test results do not satisfy the requirements stated in Part II of this Regulation, the manufacturer may request to retest other vehicles or engines taken from the series of vehicles or engines. The number of vehicles or engines is determined as follows:
7.4.1. With regard to the vehicles or engines that are applying TCVN 6785:2015 or TCVN 6567:2015, the manufacturer shall determine the size n of the vehicles or engines; such vehicles or engines shall include those specified in Article 7.4. The arithmetical mean of the results obtained with the sample and the standard deviation S of the sample shall be determined for each gaseous pollutant. The production of the series shall be deemed to conform if meeting the following conditions:
In which:
L is the limit value for each gaseous pollutant, particulate and smoke considered;
is any of the individual results obtained with the sample n;
The standard deviation S2 = , xi is the result obtained with the sample i; k is a statistical factor depending on n and given in Table 11 below:
Table 11. Statistical factor k
n |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
k |
0,973 |
0,613 |
0,489 |
0,421 |
0,376 |
0,342 |
0,317 |
0,296 |
0,279 |
n |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
k |
0,265 |
0,253 |
0,242 |
0,233 |
0,224 |
0,216 |
0,210 |
0,203 |
0,198 |
If n ³ 20:
7.4.2. With regard to vehicles or engines that are applying TCVN 6565:2006 for opacity test: the number of vehicles or engines shall be determined and the tests as specified in Article 6.2 Article 6 or Article 10.2 Article 10 of TCVN 6565:2006 shall be carried out corresponding to each case.
Part IV. IMPLEMENTATION
1. The Vietnam Register shall be responsible for implementing this Regulation.
2. In case any of the standards, regulations and provisions referred to in this Regulation are amended or replaced, the newest one shall prevail.
Annex A
Essential characteristic of vehicle and engine
(For light reference weight vehicles)
A.1. Vehicle
A.1.1. Category of the vehicle (M1, N1, M2, N2, incomplete vehicle for categories M1/M2/N1/N2):
................................................................................................................................
A.1.2. Trade name or mark of the vehicle: ..................................................
A.1.3. Commercial name, if available: ....................................
A.1.3.1. Vehicle type/ model code: ............................................................
A.1.3.2. VIN: .........................................................................................
A.1.4. Manufacturer or Importer:
A.1.4.1. Assembly plant's/ Importer’s name and address: .............................................................................................
A.1.4.2. Name and address of manufacturer's representative (If applicable): .....................................................
A.1.5. Photographs or drawings of a representative vehicle: .........................................................................................
A.1.6. Unladen mass of the vehicle: ................................. kg
A.1.7. Maximum unladen mass of the completed vehicle as registered by the manufacturer (in case of an incomplete vehicle): .......................................... kg
A.1.8. Maximum mass of the vehicle: ................. kg
A.1.9. Number of seats (including the driver): ....................
A.1.10. Transmission:
A.1.10.1. Clutch
A.1.10.1.1. Type: ...................................................................................
A.1.10.1.2. Maximum torque conversion: ....................
A.1.10.2. Gearbox
A.1.10.2.1. Type: ........................................................................................
A.1.10.2.2. Location relative to the engine: .............................
A.1.10.2.3. Manual/automatic/ continuously variable transmission/ other) (1): ........................................................
A.1.10.3. Gear ratios
|
Gearbox ratios |
Final drive ratios |
Total ratios |
Maximum for CVT |
|
|
|
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
4, 5, others |
|
|
|
Minimum for CVT |
|
|
|
Reverse |
|
|
|
Note: * CVT: Continuously variable transmission |
A.1.11. Suspension
A.1.11.1. Tyres and wheels
A.1.11.1.1. Tyre/wheel combination(s) (for tyres indicate size designation, minimum load capacity index, minimum speed category symbol; for wheels, indicate rim size(s) and off-set(s):
A.1.11.1.1.1. Axle1 ........................................................................................................
A.1.11.1.1.2. Axle2 ........................................................................................................
A.1.11.1.1.3. Axle3 ........................................................................................................
A.1.11.2. Upper and lower limit of rolling circumference:
A.1.11.2.1. Axle1 ................................................................................................ mm
A.1.11.2.2. Axle2 ................................................................................................ mm
A.1.11.2.3. Axle3 ................................................................................................ mm
A.1.11.3. Tyre pressure(s) recommended by the manufacturer: ............................................................................................... kPa
A.1.11.4. Number of tyres and spare tyre
A.1.12. Powered axles (number, position, interconnection): ............................................................................................
A.1.13. Max speed of vehicle (km/h):.......................................
A.1.14. Coefficient of resistance, if any
A.1.14.1. Coefficient of Rolling resistance F0 (N): .....................................
A.1.14.2. Coefficient of friction F1 (N/(km/h): ..............................................
- Coefficient of air resistance F2 (N/(km/h)2): ..................
A.1.15. Wheel base of vehicle (m): ...........................................
A.1.16. Photographs or drawings of a representative vehicle:
................................................................................................................................
A.2. Engine
In case of microprocessor-controlled functions, appropriate operating information shall be supplied.
A.2.1. Manufacturer: .............................................................................
A.2.1.1. Manufacturer's engine identification (as marked on the engine, or other refers to of identification):
A.2.1.1.1. Mark or make of engine: ..............................................
A.2.1.1.2. Engine type: ............................................................
A.2.1.1.3. Engine number: .......................................................................
A.2.2. Internal combustion engine:
A.2.2.1. Specific engine information:
A.2.2.1.1. Working principle: positive-ignition/ compression-ignition, four stroke/ two stroke (1): …………………
A.2.2.1.2. Number, arrangement and firing order of cylinders:
A.2.2.1.2.1. Bore(3): ................................................................. mm
A.2.2.1.2.2. Stroke(3): ................................................................... mm
A.2.2.1.2.3. Firing order: ..................................................................
A.2.2.1.3. Engine capacity(4): .............................................. cm3
A.2.2.1.4. Volumetric compression ratio(2): .....................................................
A.2.2.1.5. Drawings of combustion chamber and piston crown: ..............................................................................................
A.2.2.1.6. Idle speed (2): .......................................................................
High idle engine speed r/min (r.p.m. or min-1):
................................................................................................................................
A.2.2.1.7. Carbon monoxide content by volume in the exhaust gas with the engine idling (according to the manufacturer's specifications)(2): .....................................................................................................
A.2.2.1.8. Maximum net power: ....................................... kW at engine speed:.............................r/min (r.p.m. or min-1)
A.2.2.1.9. Maximum permitted engine speed as specified by the manufacturer: ................. r/min
A.2.2.1.10. Maximum net torque of engine on bench: ................................................................................... (Nm) at engine speed: ..............................r/min (r.p.m. or min-1)
A.2.2.2. Fuel: Diesel/ petrol/ LPG/ NG-Biomethane/ Ethanol (E85)/Biodiesel/Hydrogen
A.2.2.3. RON of unleaded petrol: ...................
A.2.2.4. Fuel feed:
A.2.2.4.1. By fuel injection (compression-ignition only): Yes/no(1)
A.2.2.4.1.1. System description:....................................
A.2.2.4.1.2. Working principle: direct injection/pre-chamber/swirl chamber(1): ......................
A.2.2.4.1.3. Injection pump:
a. Make(s) or mark or mark: ...............................................................
b. Type(s): ....................................................................................................
c. Maximum fuel delivery: mm3/ stroke or cycle: ..................................................................................................................
at a pump speed (r.p.m): .................................................. r/min
or characteristic diagram ...............................................
d. Injection timing: (2) ...................................................................
dd. Injection advance curve: (2) ................................................
e. Calibration procedure: test bench/ engine(1) .................................................................................................
A.2.2.4.1.4. Governor:
a. Type: ..........................................................................................................
b. Cut-off point: ....................................................................
c. Cut-off point under load: .................................. r/min (r.p.m. or min-1)
d. Without load: ............................................. . r/min (r.p.m. or min-1)
dd. Idling speed: ........................................ r/min (r.p.m. or min-1)
A.2.2.4.1.5. Injector(s)
a. Make(s) or mark: ..............................................................................
b. Type(s): .....................................................................................................
c. Opening pressure: (2) ................................................. kPa
d. or characteristic diagram: ...............................................
A.2.2.4.1.6. Cold start system/device:
a. Make(s) or mark: ..............................................................................
b. Type(s): .....................................................................................................
c. Description: ..............................................................................................
A.2.2.4.1.7. Auxiliary starting aid:
a. Make(s) or mark: ..............................................................................
b. Type(s): .....................................................................................................
c. Description: ..............................................................................................
A.2.2.4.2. By fuel injection (positive-ignition only): Yes / No (1)
A.2.2.4.2.1. System description: ................................
A.2.2.4.2.2Working principle: intake manifold (single/multi-point)/ direct injection/other (specify): .......................................................................
a. Control unit - type (or No.) b. Fuel regulator – type c. Air flow sensor – type d. Fuel distributor – type dd. Pressure regulator – type e. Microswitch - Type g. Idle adjusting screw - Type h. Throttle housing - Type i. Water temperature sensor - Type k. Air temperature sensor - Type l. Air temperature switch - Type m. Electromagnetic interference protection: Description or drawing |
Information to be given in case of continuous injection; in case of other systems, equivalent details |
A.2.2.4.2.3. Make(s) or mark): .........................................................................
A.2.2.4.2.4. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.4.2.5. Injectors:
a. Opening pressure(2) kPa: .........................................................
or characteristic diagram (2): ......................................
b. Make(s) or mark: .........................................................................
c. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.4.2.6. Injection timing: ..................................................................
A.2.2.4.2.7. Cold start system/device: .....
a. Operating principle(s)): .......................................................
b. Operating limits/ settings:(1) (2) .............
A.2.2.4.3. Feed pump: ...............................................................
Pressure: (2) ........ kPa or characteristic diagram
A.2.2.4.4. By LPG fueling system: yes/no(1)
A.2.2.4.4.1. Approval number according to TCVN 7467:2005 (ECE 67) or equivalent standard: .............................................................................................................
A.2.2.4.4.2. Electronic Engine Management Control Unit for LPG-fueling: .......................................................
a. Make(s) or mark: ..............................................................................
b. Type: ..........................................................................................................
c. Emission related adjustment possibilities: ..........................................................................................................
A.2.2.4.4.3. Further documentation:
a. Description of the safeguarding of the catalyst at switch-over from petrol to LPG or back: .......................................................................................................
b. System lay-out electrical connections, vacuum connections compensation hoses, etc.: ...............................................................................................................................
c. Drawing of the symbol: .............................................
A.2.2.4.5. By NG fueling system: Yes/ No(1)
A.2.2.4.5.1. Approval number according to TCVN 7465:2005 (ECE 110) or equivalent regulation: .....................................................................................
A.2.2.4.5.2. Electronic Engine Management Control Unit for NG-fueling: ....................................................
a. Make(s) or mark: .........................................................................
b. Type: .....................................................................................................
c. Emission related adjustment possibilities: ....................................................................................................
A.2.2.4.5.3. Further documentation:
a. Description of the safeguarding of the catalyst at switch-over from petrol to NG or back: ....................................................................................................
b. System lay-out electrical connections, vacuum connections compensation hoses, etc.:
..........................................................................................................................
c. Drawing of the symbol: .......................................
A.2.2.5. Ignition
A.2.2.5.1. Make(s) or mark: .........................................................................
A.2.2.5.2. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.5.3. Working principle: .........................................................
A.2.2.5.4. Ignition advance curve:(2) .......................................
A,2.2.5.5. Static ignition timing:(2) ......... degrees before TDC......................................................................................................
A.2.2.5.6. Contact-point gap(2): .................................................. mm
A.2.2.5.7. Dwell-angle(2): ...............................................................
A.2.2.5.8. Spark plugs:
A.2.2.5.8.1 Make or mark: .............................................................................
A.2.2.5.8.2. Type: ………………………………………………………………………..
A.2.2.5.8.3. Spark plug gap Setting: ....................
A.2.2.5.9. Ignition coil
A.2.2.5.9.1. Make or mark: .............................................................................
A.2.2.5.9.2. Type: .....................................................................................................
A.2.2.5.10. Ignition condenser
A.2.2.5.10.1. Make or mark: .............................................................................
A.2.2.5.10.2. Type: .....................................................................................................
A.2.2.6. Cooling system: liquid/air (1)
A.2.2.7. Intake system
A.2.2.7.1. Pressure charger: Yes/ No(1)
A.2.2.7.1.1. Make(s) or mark: .........................................................................
A.2.2.7.1.2. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.7.1.3. Description of the system (maximum charge pressure: ………. kPa, wastegate ………...)
A.2.2.7.2 Intercooler(5): Yes/ No(1)
A.2.2.7.3 Description and drawings of inlet pipes and their accessories (plenum chamber, heating device, additional air intakes, etc.)
A.2.2.7.3.1. Intake manifold description (include drawings or photographs): ………………………….…………………
A.2.2.7.3.2. Air filter, drawings......, ........ (or): ………
a. Make(s) or mark: .........................................................................
b. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.7.3.3. Intake silencer, drawing......,... or
a. Make(s) or mark: .........................................................................
b. Type(s): ................................................................................................
A.2.2.8. Exhaust system
Description and drawings of the exhaust system: ...........................................................................................................
A.2.2.9. Valve timing or equivalent data: ..............................................................................................
A.2.2.9.1. Maximum lift of valves, angles of opening and closing, or timing details of alternative distribution systems, in relation to dead centres: ..........................................
A.2.2.9.2. Reference or setting ranges:(1)
..........................................................................................................................
A.2.2.10. Lubricant used: ................................................
A.2.2.10.1. Make or mark: .............................................................................
A.2.2.10.2. Type: .....................................................................................................
A.2.2.11. Measures taken against air pollution
A.2.2.11.1. The crankcase emission pollution control method) (description): .........................................................
A.2.2.11.2. Device for recycling crankcase gases (description and drawings): ...............................................
A.2.2.11.3. Additional pollution control devices (if any, and if not covered by another heading)
A.2.2.11.3.1. Catalytic converter: yes/no (1)
a. Number of catalytic converters and elements: ................................................................................................
b. Dimensions and shape of the catalytic converter(s)(volume,...) (5): ......................................
c. Type of catalytic action(5): .......................................
d. Total charge of precious metal(5): ...........
dd. Relative concentration: ..............................................
e. Substrate (structure and material) (5): .....
g. Cell density (5): ...............................................................................
h. Type of casing for catalytic converter(s) (5): ...................................................................................................
i. Positioning of the catalytic converter(s) (place and reference distances in the exhaust system): .................................................................
k. Regeneration systems/ method of exhaust after-treatment systems, description (5): ………….
l. The number of Type I operating cycles, or equivalent engine test bench cycles, between two cycles where regenerative phases occur under the conditions equivalent to Type I test (Annex M attached to TCVN 6785:2015 (5): .........................................................................
m. Description of method employed to determine the number of cycles between two cycles where regenerative phases occur (5): ........................................ ………
n. Parameters to determine the level of loading required before regeneration occurs (i.e. temperature, pressure etc. (5): .......................................................................................................... ………….
o. Description of method used to load system in the test procedure specified in Annex M attached to TCVN 6785:2015(5): .....................................................................................................
p. Normal operating temperature range (K)(5): ..................................................................................................................
q. Consumable reagents (where appropriate): ...................................................................................................
r. Type and concentration of reagent needed for catalytic action (where appropriate)(5):
s. Normal operational temperature range of reagent (where appropriate(5): .......................................
t. International standard (where appropriate):
..........................................................................................................................
u. Frequency of reagent refill: continuous/ maintenance (where appropriate): ...............................................
v. Make of catalytic converter: ....................
x. Oxygen sensor: type(5) ................................................
- Location of oxygen sensor(5): ...............................
- Control range of oxygen sensor(5): ........
- Make of oxygen sensor: ......................................
- Identifying part number: ..........................................................
A.2.2.11.3.2. Air injection: Yes/ No(1): ...................................
Type (pulse air, air pump, etc.) .........................................................................................................
A.2.2.11.3.3. EGR exhaust gas recycle: Yes/No(1)
Characteristics: (flow, ................)....................
A.2.2.11.3.4. Evaporative emission control system. Complete detailed description of the devices and their state of tune: ...........................
a. Drawing of the evaporative control system
..........................................................................................................................
b. Drawing of the carbon canister: ..................................
c. Drawing of the fuel tank with indication of capacity and material: ........................................................
A.2.2.11.3.5. Particulate trap: Yes/ No(1)
a. Dimensions and shape of the particulate trap (capacity)(5): .............................................................................
b. Type of particulate trap and design (5): ..........................
c. Location of the particulate trap (reference distances in the exhaust system)(5): ......................
d. Regeneration system/method. Description and drawing(5): .....................................................
dd. - Regeneration systems/method of exhaust after-treatment systems, description(5): .....................................................................................................
e. The number of Type I operating cycles, or equivalent engine test bench cycles, between two cycles where regenerative phases occur under the conditions equivalent to Type I test (Annex M attached to TCVN 6785:2015)(5): ........................................................................
g. Description of method employed to determine the number of cycles between two cycles where regenerative phases occur(5): ..............................................
h. Parameters to determine the level of loading required before regeneration occurs (i.e. temperature, pressure etc.(5): .......................
i. Make of particulate trap(5): .............................................
k. Identifying part number(5): .............................................................
A.2.2.11.3.6. Other systems (description and working): ..........................................................................................................
a. On-board-diagnostic (OBD) system: (Yes/ no): ......................................................................................
b. Written description or drawing of the malfunction indicator (MI)(5): .....................................................
c. List and purpose of all components monitored by the OBD system: ..........................
d. Written description (general working principles) for:
- Positive-ignition engines
+ Catalyst monitoring: ....................................
+ Misfire detection: .......................................................
+ Oxygen sensor monitoring: ................................
+ Other components monitored by the OBD system(5):.......................................................................
- Compression-ignition engines
+ Catalyst monitoring: ....................................
+ Particulate trap monitoring: ...........................................
+ Electronic fueling system monitoring: ..
+ Other components monitored by the OBD system(5):.......................................................................
dd. Criteria for MI activation(5) (fixed number of driving cycles or statistical method): .........................................................................................................
e. List of all OBD output codes and formats used (with explanation of each)(5): ..........................
* The information required by this Article may, for example, be defined by completing a table as follows, which shall be attached to this annex(5):
Component |
Fault code |
Monitoring strategy |
Fault detection criteria |
MI activation criteria |
Secondary parameters |
Preconditi oning |
Demonstr ation test |
Catalyst |
P0420 |
Oxygen sensor 1 and 2 signals |
Difference between sensor 1 and sensor 2 signals |
3rd cycle |
Engine speed, engine load, A/F mode, catalyst temperature |
Two Type I cycles |
Type I |
A.2.2.11.3.7. Other systems (description and working)
.............................................................................................................................
A.2.2.11.4. Engine electronic control unit (EECU)(all engine types)
A.2.2.11.4.1. Makes: ............................................................................................
A.2.2.11.4.2. Type): .................................................................................................
A.2.2.11.4.3. Software calibration number(s)(5): ...........................................
A.2.2.11.4.4. Access method of EECU(5): ............................
A.2.2.12. The crankcase emission pollution control method) (description): ............................................................
A.2.2.13. Maximum permitted engine speed as specified by the manufacturer: .................. r/min
A.2.2.14. Maximum net torque of engine on bench(5): ………….… (N.m) at engine speed: ………..…..r/min
We undertake that this declaration document is in compliance with vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration.
|
(Date) |
Note:
(1) Strike out what does not apply.
(2) Specify the tolerance.
(3) This value must be rounded off to the nearest tenth of a millimeter.
(4) This value must be calculated with π = 3,1416 and rounded off, to the nearest cm3.
(5) Not apply for individual imported vehicles, not for commercial purpose.
Annex A
Appendix A1
Information on test conditions(1)
1. Spark plug
1.1. Make: ................................................................................................................
1.2. Type: ...................................................................................................................
1.3. Spark-gap setting: .........................................................................................
2. Ignition coil
2.1. Make: ..............................................................................................................
2.2. Type: ...................................................................................................................
3. Lubricant used
3.1. Make: ................................................................................................................
3.2. Type: (state percentage of oil in mixture if lubricant and fuel mixed) ....................................................................................
4. Dynamometer load setting information (repeat information for each dynamometer test)
4.1. Vehicle bodywork type (variant/version): .................
4.2. Gearbox type (manual/automatic/CVT): ................
4.3. Fixed load curve dynamometer setting information (if used): ...............................................................................
4.3.1. Alternative dynamometer load setting method used (yes/ no): ...........................................................................................
4.3.2. Inertia mass (kg): .........................................................................
4.3.3. Effective power absorbed at 80 km/h including running losses of the vehicle on the dynamometer (kW)
......................................................................................................................................................
4.3.4. Effective power absorbed at 50 km/h including running losses of the vehicle on the dynamometer (kW)
......................................................................................................................................................
4.4. Adjustable load curve dynamometer setting information (if used): …………………..
4.4.1. Coast down information from the test track .......................................................................................................................
4.4.2. Tyres make and type: ..........................................................
4.4.3. Tyre dimensions (front/rear): .............................................
4.4.4. Tyre pressure (front/rear) (kPa): ..............................................
4.4.5. Vehicle test mass including driver (kg): ..................
4.4.6. Coast down Road coast down data (if used)
V (km/h) |
V1 (km/h) |
V2 (km/h) |
Mean corrected coast down time (s) |
120 |
|
|
|
100 |
|
|
|
80 |
|
|
|
60 |
|
|
|
40 |
|
|
|
20 |
|
|
|
4.4.7. CP - Corrected road power
V (km/h) |
CP (kW) |
120 |
|
100 |
|
80 |
|
60 |
|
40 |
|
20 |
|
Note: (1) Not apply for individual imported vehicles, not for commercial purpose
Annex B
For light reference weight vehicles
(Test report of emission from vehicle)
B.1. Vehicle
B.1.1. Category of the vehicle: (M1, N1, M2, N2, incomplete vehicle for category M1/M2/N1/N2)
B.1.2. Trade name or mark: ...............................................................................
B.1.3. Commercial name: ..........................................................................
B.1.3.1. Vehicle type or model code: .............................................................
B.1.3.2. VIN: .............................................................................................
B.1.4. Engine
B.1.4. 1. Trade name or mark of the engine: .....................................................
B.1.4. 2. Engine type or engine code: .............................................
B.1.4.3. Engine number: ...................................................................................
B.1.5. Importer's name and address: ...............................
B.1.6. Manufacturer's name and address: ..............................
B.1.7. Unladen mass of the vehicle: ......................................... kg
Maximum unladen mass of the completed vehicle as registered by the manufacturer (in case of an incomplete vehicle) .................................................................................................. kg
B.1.8. Reference mass of the vehicle: ………….………………… kg
Maximum reference mass of the completed vehicle (in case of an incomplete vehicle) ...................................... kg
B.1.9. Maximum mass of the vehicle: ................... kg
B.1.10. Number of seats (including the driver): .........................
B.1.11. Transmission
B.1.11.1. Transmission: Manual / automatic / continuously variable transmission / other: ............
B.1.11.2. Number of gear ratios: .....................................................
B.1.11.3. Transmission ratio of gearbox:
First gear: ...............................................................................................................
Second gear: .............................................................................................................
Third gear: ..............................................................................................................
Fourth gear: .............................................................................................................
Fifth gear: ..............................................................................................................
Sixth gear: ..............................................................................................................
.................................................................................................................................................
Reserve .......................................................................................................................
For CVT - continuously variable transmission
Max: ..........................................................................................................
Min: ...........................................................................................................
B.1.11.4. Final drive ratio: ……………………………………………
B.1.11.5. Tyres:
B.1.11.5.1. Dimensions:
Axle1: ...............
Axle2: ...............
B.1.11.5.2. Dynamic rolling circumference:
Min: ......................................... mm; max: .................................. mm
B.1.11.6. Wheel drive: front, rear, 4 x 4: ......................
B.1.11.7. Pure electric vehicle: yes/ no
B.1.11.8. Hybrid electric vehicle: yes/ no
B.1.11.8.1. Category of Hybrid electric vehicle: Off Vehicle Charging (OVC)/Not Off Vehicle charging (NOVC). …
B.1.11.8.2. Operating mode switch: with/without
B.1.12. Vehicle submitted for test on): ...........................................
B.1.13. Cycle: .........................................................................
B.1.14. Cylinder capacity: ................................................................. cm3
B.1.15. Additional control pollution Devices (if any):
B.1.15.1. Kind of device:
B.1.15.1.1. Exhaust gas recirculation- EGR: Yes/ no
B.1.15.1.2. Catalystic converter: Yes/ no
Regeneration systems: Yes/ no
B.1.15.1.3. Air injection: Yes/ no
B.1.15.1.4. Evaporative emission control system: Yes/no
B.1.15.1.5. Particulate trap: Yes/ no
Regeneration systems: Yes/ no
B.1.15.1.6. Other: Yes/ no
B.1.15.2. Description of installation position: ..............................
B.1.16. Air Intake and Fuel Feed
B.1.16.1. By carburetor(s):
B.1.16.1.1. Make or mark: ...................................................................................
B.1.16.1.2. Type: .........................................................................................................
B.1.16.2. By injection: Yes/ no
B.1.16.2.1. For positive-ignition engine
B.1.16.2.1.1. Make or mark: ................................................................................
B.1.16.2.1.2. Type: ...................................................................................................... .
B.1.16.2.1.3. General description:
B.1.16.2.2. For compression-ignition engine
B.1.16.2.2.1. Make or mark: ...........................................................
B.1.16.2.2.2. Type: ............................................................................
B.1.16.2.2.3. General description: ...................................................................
B.1.16.3. Testing fuel including specifications for fuel: .............................................................................................................
B.1.16.4. Method of setting dynamometer: ...................
B.1.17. Supercharging equipment: Yes/No
B.1.18. Idling engine speed: …………… r/min (rpm. or min-1)
B.1.18.1. High Idling engine speed: …….…r/min (rpm. or min-1)
B.1.19. Engine speed at maximum power: ………… r/min (rpm. or min-1)
B.1.20. Maximum power: ……………….. kW
B.1.21. Power train (for pure electric vehicle or hybrid electric vehicle)
B.1.21.1. Maximum net power: ………kW, at: ……………… to . ........ min-1
B.1.21.2. Maximum thirty minutes power: .............................. ...................................................... kW
B.1.22. Traction battery (for pure electric vehicle or hybrid electric vehicle)
B.1.22.1. Nominal voltage: .......................................................... V
B.1.22.2. Capacity (2 h rate): .................................................. Ah
B.2. Emission test:
B.2.1. Applied regulation: ....................................................................
B.2.2. Tailpipe emissions test results
B.2.2.1. Type I
Gaseous pollutants |
Limits Level 5 |
Deterio- ration facto r(4) |
Regen- aration factor (1)(5) |
Results (a) |
Conclusion |
|||
No.1 |
No.2 |
No.3 |
Mean (1)(6) |
|||||
CO (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
THC (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
NMHC (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
NOx (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
THC + NOx (mg/km) |
|
(2) |
(2) |
|
|
|
(3) |
Pass/Failure |
PM (mg/km) |
|
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
Note:
(a) Results in this calculated with regeneration factor and deterioration factor
(1) Where applicable;
(2) Not applicable;
(3) Mean value calculated by adding mean values (M.Ki) calculated for THC and NOx;
(4) Round to 2 decimal places;
(5) Round to 4 decimal places;
(6) Round to 1 decimal place more than limit value;
Position of the engine cooling fan during the test: Height of the lower edge above ground……… cm.
Lateral position of fan centre: ……cm Right/left of vehicle centre-line.
Information about regeneration strategy
D - number of operating cycles between 2 cycles where regenerative phases occur |
|
d - number of operating cycles required for regeneration |
|
B.2.2.2. Type II:
CO: .................. % in volume
Engine speed when measuring: …….... r/min (rpm. or min-1)
B.2.2.3. Type III: Evaluating the measurement results of pressures at measurement conditions specified at Point F.3.2 Annex F attached to TCVN 6785:2015
Condition |
Induction manifold depression (kPa) |
Limit (kPa) |
Conclusion |
|
|
|
(Pass/Failure) |
|
|
|
(Pass/Failure) |
|
|
|
(Pass/Failure) |
B.2.2.4. Type IV
Test |
HC (g/test) |
limit (g/test) |
Conclusion |
Tank breath loss |
|
|
--- |
Hot soak loss |
|
|
--- |
Total loss of evaporative fuel |
|
|
(Pass/Failure) |
B.2.2.5. Type V:
Durability test type: whole vehicle test/bench ageing test/none
B.2.2.5.1. Deterioration factor DF: calculated/assigned
B.2.2.5.1. Specify the values: ....................................................
B.2.2.5. OBD test
Test Item |
Requirements |
Test results |
Evaluation |
|
|
|
Pass/Failure |
|
|
|
Pass/Failure |
|
|
|
…. |
B.3. Conclusion:
B.3.1. Test required:
No. |
Test type |
Conclusion |
1 |
Type I test |
Pass/Failure/Not Applicable |
2 |
Type II test |
Pass/Failure/Not Applicable |
3 |
Type III test |
Pass/Failure/Not Applicable |
4 |
Type IV test |
Pass/Failure/Not Applicable |
5 |
Type V test |
Pass/Failure/Not Applicable |
6 |
OBD test |
Pass/Failure/Not Applicable |
B.3.2. This vehicle was tested according to regulation QCVN 109:2021/BGTVT with regard to the emission gaseous pollutants at level 5 for newly assembly - manufactured vehicles and newly imported vehicles.
B.4. Remark:
B.4.1. The results of the test in item B.2.2 refer exclusively to sample vehicle with VIN and engine number mentioned in this report.
B.4.2. This report accompanies with essential characteristic of vehicle and engine
. |
……. (Date) |
|
DIRECTOR |
Annex C
Essential characteristics of engine and information concerning the conduct of test for Level 5 test (1)
(For heavy reference weight vehicles)
C.1. Description of engine
C.1.1. Manufacturer: ..............................................................................
C.1.1.1. Name and address of engine manufacturer:
..............................................................................................................................
C.1.1.2. Name and address of manufacturer/ Importer: .............................................................................................................
C.1.2. Manufacturer's engine code (as marked on the engine, or other refers to of identification): .........................................................
C.1.2.1. Trade name/ Mark or Make of engine: ..............................
C.1.2.2. Engine Type/Model code/Engine model: .....................
C.1.2.3. Engine number: ..............................................................................
C.1.3. Stroke: Four stroke/ two stroke (2): ...............................
C.1.4. Number and arrangement of cylinders: ...................
C.1.4.1. Bore: ....................................................................... mm
C.1.4.2. Stroke: .......................................................................... mm
C.1.4.3. Firing order: .....................................................................................
C.1.5. Engine capacity: ............................................... cm3
C.1.6. Volumetric compression ratio(3): .......................................................
C.1.7. Drawings of combustion chamber and piston crown: ................................................................................................
C.1.8. Minimum cross- sectional area of inlet and outlet ports: ......................................................... cm2
C.1.9. Idling speed: ......................................... r/min (rpm. or min-1)
C.1.10. Maximum net power: ...................................... kW at (r.p.m. or min-1) …………………… r/min (rpm. or min-1)
C.1.11. Maximum permitted engine speed: ……………… r/min (rpm. or min-1)
C.1.12. Maximum net torque: ..............................................Nm at (r.p.m. or min-1): ....................................................... r/min (rpm. or min-1)
C.1.13. Combustion system description: compression ignition/ positive ignition(2) ............................................
C.1.14. Fuel: Diesel / LPG / NG/ others(2)
...............................................................................................................................
C.1.15. Cooling system
C.1.15.1. Liquid: ........................................................................
C.1.15.1.1. Nature of liquid: ..........................................................................
C.1.15.1.2. Circulating pump(s) Yes/No(2): ..............................
C.1.15.1.3. Characteristics or Make(s) or mark and type(s) (if applicable): ..................................................
C.1.15.1.4. Drive ratio(s) (if applicable): .................
C.1.15.2. Air
C.1.15.2.1. Blower: Yes / No(2): ……………………
C.1.15.2.2. Characteristics or Make(s) or mark and type(s) (if applicable): ........................................................
C.1.15.2.3. Drive ratio(s) (if applicable): ........................
C.1.16. Temperature permitted by the manufacturer
C.1.16.1. Liquid cooling: Maximum temperature at outlet ……………………0C
C.1.16.2. Air cooling
C.1.16.2.1. Reference point: ……………………
C.1.16.2.2. Maximum temperature at reference point …0C
C.1.16.3. Maximum temperature of the air at the outlet of the intake intercooler (if applicable): ………..…0C
C.1.16.4. Maximum exhaust temperature at the point in the exhaust pipe(s) adjacent to the outer flange(s) of the exhaust manifold (s)/Turbocharger: ……………………0C
C.1.16.5. Fuel temperature (For C.I. engine at the injection pump inlet, for gas fueled engines at pressure regulator final stage.)
C.1.16.5.1. Min: ……………………oC
C.1.16.5.2. Max: ……………………oC
C.1.16.6. For NG engines: Fuel pressure at pressure regulator final stage
C.1.16.6.1. Min: …………………… kPa
C.1.16.6.2. Max: …………………… kPa
C.1.16.7. Lubricant temperature
C.1.16.7.1. Min: ……………………oC
C.1.16.7.2. Max: ……………………oC
C.1.17 Pressure charger: Yes/ No(2) ……………………
C.1.17.1 Make(s) or mark: ……………………
C.1.17.2 Type(s): ……………………
C.1.17.3 Description of the system (for example, max. charge pressure, wastegate, if applicable): ……………………
C.1.17.4 Intercooler: Yes/ No(2) ……………
C.1.18. Intake system: Maximum allowable intake depression at rated engine speed and at 100 % load as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006 …………………… kPa
C.1.19. Exhaust system: Maximum allowable exhaust back – pressure at rated engine speed and at 100 % load as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006 …………………… kPa
Exhaust system volume: …………………… dm3
C.1.20. Engine Electronic Control Unit (EECU) (all engine types): ……………………
C.1.20.1. Mark: ……………………
C.1.20.2. Type: ……………………
C.1.20.3. Software calibration number(s): ……………………
C.1.20.4. Access method of EECU
C.2. Measures taken against air pollution
C.2.1. Device for recycling crankcase gases (description and drawings): ………………………………….…
C.2.2. Additional pollution control devices (if any, and if not covered by another heading)
C.2.2.1. Catalytic converter): Yes/ No(2) ………………
C.2.2.1.1. Make(s) or mark: ……………………
C.2.2.1.2. Type(s): ……………………
C.2.2.1.3. Number of catalytic converters and elements: ……………………
C.2.2.1.4 Dimensions and shape of the catalytic converter(s) (volume,...) ……………………
C.2.2.1.5. Type of catalytic action ……………………
C.2.2.1.6. Total charge of precious metal: ……………………
C.2.2.1.7. Relative concentration ……………………
C.2.2.1.8. Substrate structure and material)
C.2.2.1.9. Cell density ……………………
C.2.2.1.10. Type of casing for catalytic converter(s)
……………………………………………………………………………………………..
C.2.2.1.11. Positioning of the catalytic converter(s) (place and reference distances in the exhaust system): ……………………
C.2.2.1.12. Normal operating temperature range …… oC
C.2.2.1.13. Consumable reagents (where appropriate): ……………………
C.2.2.1.14. Frequency of reagent refill continuous/ maintenance ……………………
C.2.2.2. (Oxygen sensor: type, yes/no(2) ……………………
C.2.2.2.1. Make(s) or mark: ……………………
C.2.2.2.2. Type(s): ……………………
C.2.2.2.3. Location of oxygen sensor: ……………………
C.2.2.3. Air injection: Yes/ No(2) ……………………
Type (pulse air, air pump,...
……………………………………………………………………………………
C.2.2.4. EGR exhaust gas recycle: Yes/ No(2)
C.2.2.4.1. Characteristics (make, type, Flow,..)
…………………………………………………………………………………….
C.2.2.5. Particulate trap: yes/no(2) ……………………..………
C.2.2.5.1. Dimensions, shape and capacity of the particulate trap: ……………………
C.2.2.5.2. Type and design of the particulate trap: …………
C.2.2.5.3. Location (reference distance in the exhaust line): ……………………
C.2.2.5.4. Method or system of regeneration, description or drawing: ……………………
C.2.2.5.5 Normal operating temperature (oC) and pressure (kPa) range: ……………………
C.2.2.5.6. In case of periodic regeneration
C.2.2.5.6.1. Number of ETC test cycles between 2 regenerations (n1): ……………………
C.2.2.5.6.2. Number of ETC test cycles during regeneration (n2): ……………………
C.2.2.6. Other systems: yes/no(2) ……………………
Description and working
C.3. Fuel feed
C.3.1. Diesel engine
C.3.1.1. Feed pump: ……………………
Pressure(3) or characteristic diagram(2) ……… kPa
C.3.1.2. Injection system
C.3.1.2.1. Pump
C.3.1.2.1.1. Make(s) or mark: ……………………
C.3.1.2.1.2. Type(s): ……………………
C.3.1.2.1.3. Delivery per stroke or cycle at full injection(3) …………………… mm3
a. at pump speed …………………… r/min (rpm. or min-1)
or characteristic diagram(2)(3) ……………………
b. Mention the method used: On engine/ on pump bench(1) ……………………
c. If boost control is supplied, state the characteristic fuel delivery and boost pressure versus engine Speed …………………… kPa
C.3.1.2.1.4. Injection advance
a. Injection advance curve(3): ……………………
b. Static injection Timing(3): ……………………
C.3.1.2.2. Injection piping
C.3.1.2.2.1. Length …………………… mm
C.3.1.2.2.2. Internal diameter: …………………… mm
C.3.1.2.2.3. Common rail, make and type …………
C.3.1.2.3. Injector(s)
C.3.1.2.3.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.1.2.3.2. Type(s) ……………………
C.3.1.2.3.3. Opening pressure …………………… kPa(3)
or characteristic diagram(2)(3) ……………………
C.3.1.2.4. Governor
C.3.1.2.4.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.1.2.4.2. Type(s) ……………………
C.3.1.2.4.3. Speed at which cut-off starts under full load …………………… r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.2.4.4. Maximum no-load speed ……… r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.2.4.5. Idling speed ……………… r/min (rpm. or min-1)
C.3.1.3. Cold start system
C.3.1.3.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.1.3.2. Type(s) ……………………
C.3.1.3.3. Description ……………………
C.3.1.3.4. Auxiliary starting aid
C.3.1.3.4.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.1.3.4.2. Type(s) ……………………
C.3.2. Gas fueled engines(4)
C.3.2.1. Fuel: Natural gas/LPG(2) ……………………
C.3.2.2. Pressure regulator(s) or vaporizer/ pressure regulator(s)(3)
C.3.2.2.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.2.2. Type(s) ……………………
C.3.2.2.3. Number of pressure reduction stages ………
C.3.2.2.4. Pressure in the final stage
C.3.2.2.4.1. Max …………………… kPa
C.3.2.2.4.2. Min …………………… kPa
C.3.2.2.5. Number of main adjustment points ……………………
C.3.2.2.6. Number of idle adjustment points …………
C.3.2.2.7. Certification number: ……………………
C.3.2.3. Fuel system: mixing unit/ gas injection/ liquid injection/ direct injection (2) ……………………
C.3.2.3.1. Mixture strength regulation ……………………
C.3.2.3.2. System description or diagram and drawings ……………………
C.3.2.3.3. Certification number: ……………………
C.3.2.4. Mixing unit
C.3.2.4.1. Number ……………………
C.3.2.4.2. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.4.3. Type(s) ……………………
C.3.2.4.4. Location ……………………
C.3.2.4.5. Adjustment possibilities ……………………
C.3.2.4.6. Certification number: ……………………
C.3.2.5. Inlet manifold injection
C.3.2.5.1. Injection: single/multi-point(2) ……………………
C.3.2.5.2. Injection: continuous/ simultaneously timed/ sequentially timed(2) ……………………
C.3.2.5.3. Injection equipment
C.3.2.5.3.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.5.3.2. Type(s) ……………………
C.3.2.5.3.3. Adjustment possibilities ……………………
C.3.2.5.3.4. Certification number: ……………………
C.3.2.5.4. Supply pump (if applicable)
C.3.2.5.4.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.5.4.2. Type(s) ……………………
C.3.2.5.4.3. Certification number: ……………………
C.3.2.5.5. Injector(s)
C.3.2.5.5.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.5.5.2. Type(s) ……………………
C.3.2.5.5.3. Certification number: ……………………
C.3.2.6. Direct injection
C.3.2.6.1. Injection pump/ pressure regulator(2) …………………
C.3.2.6.1.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.6.1.2. Type(s) ……………………
C.3.2.6.1.3. Injection timing ……………………
C.3.2.6.2. Injector(s) ……………………
C.3.2.6.2.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.6.2.2. Type(s) ……………………
C.3.2.6.2.3. Opening pressure or characteristic diagram(3) …………
C.3.2.6.2.4. Certification number: ……………………
C.3.2.7. Electronic control unit (ECU)
C.3.2.7.1. Make(s) or mark ……………………
C.3.2.7.2. Type(s) ……………………
C.3.2.7.3 Khả năng DDiều chỉnh (Adjustment possibilities) ……………………
C.3.2.8. NG fuel-specific equipment
C.3.2.8.1. Variant 1 (only in case of approvals of engines for several specific fuel compositions)
C.3.2.8.1.1. Fuel composition
a. Methane (CH4): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
b. Ethane (C2H6): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
c. Propane (C3H8): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
d. Butane (C4H10): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
DD. C5/C5+: Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
e. Oxygen (O2): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
g. Inert gas (N2, He): Basis …..… % mol; Min ……… % mol; Max ……… % mol
C.3.2.8.1.2. Injector(s)
a. Make(s) or mark ……………………
b. Type(s) ……………………
c. Others (if applicable) ……………………
C.3.2.8.2. Variant 2 (only in case of approvals for several specific fuel compositions
C.4. Valve timing
C.4.1. Maximum lift of valves and angles of opening and closing in relation to dead centres or equivalent Data ……………………
C.4.2. Reference or setting ranges(2)
……………………………………………….…
C.5. Ignition system (Spark ignition engines only)
C.5.1. Ignition system type common coil and plugs / individual coil and plugs / coil on plug / other (specify) …
C.5.2. Ignition control unit
C.5.2.1. Make or mark ……………………
C.5.2.2. Type ……………………
C.5.3. Ignition advance curve/advance map(2)(3) ……………………
C.5.4. Ignition timing(3): degrees: …………………… before TDC at a speed of….. …………………… r/min (rpm. or min-1) and a MAP of .......... …………………… kPa
C.5.5. Spark plugs
C.5.5.1. Make or mark ……………………
C.5.5.2. Type ……………………
C.5.5.3.. Spark plug gap setting …………………… mm
C.5.6. Ignition Coil
C.5.6.1. Make or mark ……………………
C.5.6.2. Type ……………………
C.6. Engine- driven equipment
The engine must be submitted for testing with the auxiliaries needed for operating the engine (for example, fan, water pump, etc.), as specified in and under the operating conditions of TCVN 6565:2006
C.6.1. Auxiliaries to be fitted for the test
If it is impossible or inappropriate to install the auxiliaries on the test bench, the power absorbed by them must be determined and subtracted from the measured engine power over the whole operating area of the test cycle(s) ……………………
C.6.2. Auxiliaries to be removed for the test. Auxiliaries needed only for the operation of the vehicle (for example, air compressor, air conditioning system etc.) must be removed for the test. Where the auxiliaries cannot be removed, the power absorbed by them may be determined and added to the measured engine power over the whole operating area of the test cycle(s) ……………………
C.7. Additional information on test condition
C.7.1. Lubricant used
C.7.1.1. Make or mark ……………………
C.7.1.2. Type ……………………
(State percentage of oil in mixture if lubricant and fuel are mixed ………
C.7.2. Engine-Driven Equipment (if Applicable)
The power absorbed by the auxiliaries needs only be determined:
If auxiliaries needed for operating the engine, are not fitted to the engine ……
If auxiliaries not needed for operating the engine, are fitted to the engine ………
C.7.2.1. Enumeration and identifying details ………
C.7.2.2. Power absorbed at indicated engine speeds (as specified by the manufacturer)
Equipment |
Equipment Power absorbed (kW) at various engine speeds |
||||||
Idle speed |
Low speed |
High speed |
Speed A(6) |
Speed B(6) |
Speed C(6) |
Ref. speed (7) |
|
P(a) Auxiliaries needed for operating the engine (to be subtracted from measured engine power |
|
|
|
|
|
|
|
P(b) Auxiliaries not needed for operating the engine (to be added to measured engine power |
|
|
|
|
|
|
|
C.8. Engine performance
C.8.1. Engine Speeds(5)
C.8.1.1. Low speed nlo ………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.1.2. High speed nhi ………………… .r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3. For ESC and ELR Cycles
C.8.1.3.1. Idle speed ………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.2. Speed A …………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.3. Tốc DDộ B (speed B) …………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.1.3.4. Speed C …………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.1.4. For ETC Cycle
Reference speed …………………… r/min (rpm or min-1)
C.8.2. Engine Power: measured in accordance with the provisions of TCVN 6567:2015) …………………… kW
|
Engine speed |
||||
Idle speed |
A(6) |
B(6) |
C(6) |
Ref. speed (7) |
|
P(m): Power measured on test bed |
|
|
|
|
|
P(a): Power absorbed by auxiliaries to be fitted for test as mentioned in K.5.1.1 Annex K TCVN 6565:2006): - if fitted if not fitted |
|
|
|
|
|
P(b): Power absorbed by auxiliaries to be removed for test as mentioned in K.5.1.2 Annex K TCVN 6565:2006: - if fitted - if not fitted |
|
|
|
|
|
P(n): Engine net power P(n) = P(m) - P(a)+ P(b) |
|
|
|
|
|
C.8.3. Dynamometer settings (kW)
The dynamometer settings for the ESC and ELR tests and for the reference cycle of the ETC test must be based upon the net engine power P(n) of Article C.8.2 above. It is recommended to install the engine on the test bed in the net condition. In this case, P(m) and P(n) are identical. If it is impossible or inappropriate to operate the engine under net conditions, the dynamometer settings must be corrected to net conditions using the above formula
C.8.3.1. ESC and ELR tests
The dynamometer settings must be calculated according to the formula in Point 1.2 Part II Annex B1 TCVN 6567:2015 ……………………
Per cent load |
Engine speed |
|||
Idle speed |
A (speed A) |
B (speed B) |
C (speed C) |
|
10 |
|
|
|
|
25 |
|
|
|
|
50 |
|
|
|
|
75 |
|
|
|
|
100 |
|
|
|
|
C.8.3.2. ETC test
If the engine is not tested under net conditions, the correction formula for converting the measured power or measured cycle work, as determined according to Item 2 Annex B2 TCVN 6567:2015 to net power or net cycle work must be submitted by the engine manufacturer for the whole operating area of the cycle, and approved by the Technical Service
C.9. Additional characteristics of the engine involved in install on dyno and test
C.9.1. Min. engine speed ………… r/min (rpm. or min-1)
C.9.2. Direction of rotation of the engine …………………
C.9.3. Liquid cooling: max pressure at outlet ………………… kPa
C.9.4. Normal operating temp. of liquid cooling …………………oC
C.9.5. Max lubricant pressure ………………… kPa
C.9.6. Min lubricant pressure ………………… kPa
C.9.7. Normal operating temp. of lubricant ……………oC
C.9.8. Rotating moment of inertia of the engine including flywheel ………………… kgm2
C.10. On-board diagnostic (OBD) system
C.10.1. Written description or drawing of the malfunction indicator (MI)(4): ..............
C.10.2. List and purpose of all components monitored by the OBD system: ..................
C.10.3. Written description (general working principles) for: ............................
C.10.3.1. Diesel/gas engine
C.10.3.1.1. Catalyst monitoring: ...............................
C.10.3.1.2. deNOx system monitoring: ......................................
C.10.3.1.3. Diesel particulate filter monitoring:.........
C.10.3.1.4 Electronic fueling system monitoring: ……….…
C.10.3.1.5. Other components monitored by the OBD system: .............................................................................................
C.10.4. Criteria for MI activation (fixed number of driving cycles or statistical method):
…………………………………………………………………………………………....
C.10.5. List of all OBD output codes and formats used (with explanation of each): ………………………………
C.11. Torque limiter
C.11.1. Description of the torque limiter activation
C.11.2. Description of the full load curve limitation
We undertake that this declaration document is in compliance with engine, vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration.
Date)
Applicant
(Signature, stamp))
Note:
(1) In case of non-conventional engines and systems, particulars equivalent to those referred to here shall be supplied by the manufacturer;
(2) Strike out what does not apply;
(3) Specify the tolerance;
(4) In case of systems laid out in a different manner, supply equivalent information;
(5) Specify the tolerance; to be within ± 3% of the values declared by the manufacturer;
(6) ESC test;
(7) ETC test only.
Annex C - Appendix C1.
OBD-related information on engine
(For heavy reference weight vehicles)
1. The following additional information must be provided by the vehicle manufacturer for the purposes of enabling the manufacture of OBD-compatible replacement or service parts and diagnostic tools and test equipment, unless such information is covered by intellectual property rights or constitutes specific know-how of the manufacturer or the OEM supplier(s). The information required by this appendix shall be repeated in Annex D - Appendix D1 attached to this Regulation.
A description of the type and number of the pre-conditioning cycles used for the original type approval of the vehicle.
1.2. A description of the type of the OBD demonstration cycle used for the original type approval of the vehicle for the component monitored by the OBD system.
1.3. A comprehensive document describing all sensed components with the strategy for fault detection and MI activation (fixed number of driving cycles or statistical method), including a list of relevant secondary sensed parameters for each component monitored by the OBD system. A list of all OBD output codes and format used (with an explanation of each) associated with individual emission related power-train components and individual non-emission related components, where monitoring of the component is used to determine MI activation.
1.3.1. This information may be provided in the form of a table, as follows:
Component |
Fault code |
Monitoring strategy |
Fault detection criteria |
MI activation criteria |
Secondary parameters |
Preconditioning |
Demonstration test |
Catalyst |
Pxxxx |
Oxygen sensor 1 and 2 signals |
Difference between sensor 1 and sensor 2 signals |
3rd cycle |
Engine speed, engine load, A/F mode, catalyst temperature |
Three OBD cycles (3 short ESC cycles) |
OBD test cycle (short ESC cycle) |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
1.3.2. The information required by this appendix may be limited to the complete list of the fault codes recorded by the OBD system where Point D.5.1.2.1. of Annex D to this TCVN 6567:2015 is not applicable as in case of replacement or service components. This information may, for example, be defined by completing the two first columns of the table of Article 1.3.1. above.
The complete information package should be made available to the Approval Authority as part of the additional material requested in Point 55.1.7 of TCVN 6567:2015.
1.3.3. The information required by this appendix shall be repeated in Annex D - Appendix D1 attached to this Regulation.
Where Point D.5.1.2.1. of Annex D to TCVN 6567:2015 is not applicable in case of replacement or service components, the information provided in Annex D - Appendix D1 can be limited to the one mentioned in Point 1.3.2.
Annex D
Test Report of emission from engine
(For heavy reference weight vehicles)
D.1. Name and address of manufacturer/ Importer: …………………………………………………………
D.2. Engine
D.2.1. Mark or make of engine: ………………………….…..…….
D.2.2. Engine manufacture: ……………………………..………..
D.2.3. Engine Type/Model code/Engine model: …………………
D.2.4. Engine number: …………………………………………………….…..
D.2.5. Engine working principle: ……………………..
D.2.6. Cycles: ………………………………………………………………………….
D.2.7. Number and layout of cylinders: …………………
D.2.8. Capacity of cylinder: ………………………………………….cm3
D.2.9. Fuel feed:
D.2.9.1. Fuel injection: Yes/No) ………………………..……
D.2.9.2. Pump: Yes/No …………………………………………
D.2.9.2.1. Make(s) or mark: ……………………………………………………
D.2.9.2.2. Type(s): ………………………………….
D.2.10. Supercharging equipment: Yes/No ………………
D.2.11. Intercooler: Yes/No …………………
D.2.12. Idle speed: ……………………… r/min (rpm. or min-1)
D.2.13. Stated net maximum power: …………kW at ......................... r/min (rpm. or min-1)
D.2.14. Maximum net torque: ..........Nm at ........... r/min (rpm. or min-1)
D.2.15. Description of engine including photographs: .................................................................................................................
D.2.16. Additional pollution control devices (if any)
………………………………………………………………………………………………….…
D.2.16.1. Device Kind:
D.2.16.1.1. Exhaust gas recirculation- EGR): Yes/No ……
D.2.16.1.2. Catalystic converter: Yes/No ………………
D.2.16.1.3. Air injection: Yes/No ………………….……………
D.2.16.1.4. Particulate trap: Yes/No ………………………….…………
D.2.16.1.5. Other: Yes/No ………………………………………..……
D.2.16.2. Description of installation position: …………………
D.3. Emission test:
D.3.1. Applied regulation:……………………………………………
D.3.2. Testing fuel: ……………………………..………………..
D.3.3. Test results
D.3.3.1. Test cycle ESC and ELR
|
Test |
Limits Level 5 |
Test results |
Evaluation |
CO (g/kwh) |
ESC |
|
|
Pass/Failure |
HC (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
|
NOX (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
|
PM (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
|
Smoke (1/m) |
ELR |
|
|
Pass/Failure |
PM determined by a full flow system |
For ESC test: (measured results Nox at mode 14, mode 15 and mode 16, ESC Test
Result NOx (g/kwh) |
Tolerance(%) |
Limits |
Conclusion (Pass/Failure) |
||
|
Measured values |
Interpolated values |
|||
Mode 14 |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
Mode 15 |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
Mode 16 |
-- |
-- |
-- |
-- |
-- |
For test cycle ESC: measured results of 4-th cycle, ELR Test
|
Limits Level 5 |
Test results |
Conclusion (Pass/Failure) |
Smoke (1/m) |
--- |
-- |
-- |
D.3.3.2 result ETC (Test cycle ETC)
|
Limits Level 5 |
Test results |
Evaluation |
CO (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
NMHC (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
CH4 (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
NOX (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
PM (g/kwh) |
|
|
Pass/Failure |
D.3.3.3. OBD Test
Test Item |
Requirements |
Test results |
Evaluation |
… |
|
|
|
|
|
|
Pass/Failure |
… |
|
|
… |
… |
|
|
|
D.4. Conclusion:
D.4.1. Test required:
No. |
Test cycle |
Conclusion |
1 |
Test cycle ESC |
Pass/ Failure/ Not Applicable |
2 |
Test cycle ELR |
Pass/ Failure/ Not Applicable |
3 |
Test cycle ETC |
Pass/ Failure/Not Applicable |
4 |
OBD Test |
Pass/ Failure/ Not Applicable |
D.4.2. This vehicle was tested according to regulation QCVN 109:2021/BGTVT with regard to the emission gaseous pollutants at level 5 for newly assembly - manufactured vehicles and newly imported vehicles).
D.5. Remark:
D.5.1. The results of the test in item D.3.3 refer exclusively to sample engine with engine number mentioned in this report
D.5.2. This report accompanies with essential characteristic of vehicle and engine).
|
(Date) |
Annex D - Appendix D1
Information involved in OBD
(For heavy reference weight vehicles)
1. The information in this appendix is submitted by the engine/vehicle manufacturer in order to facilitate the production of OBD-compatible replacement or service parts, diagnostic instruments, and test equipment, as stated in Annex C - Appendix C1 attached to this Regulation. If the information is protected by intellectual property rights or is proprietary knowledge of the manufacturer or OEM supplier(s), the engine/vehicle maker is not required to provide it.
2. This appendix shall be made nondiscriminatorily available upon request to any interested component, diagnostic tool, or test equipment manufacturer.
3. The data needed by this article must match the data in Annex C - Appendix C1, in accordance with Point 1.3.3. of that Appendix.
3.1. An explanation of the kind and quantity of pre-conditioning cycles utilized to get the vehicle's initial type approval.
3.2. An explanation of the kind of OBD demonstration cycle that was employed to get the vehicle's initial type approval for the OBD system-monitored component.
3.3. A thorough report that lists all sensed components together with the fault identification and MI activation strategy (number of driving cycles or statistical approach), along with a list of relevant secondary sensed parameters for each component the OBD system monitors. An inventory of all OBD output codes and formats employed (along with an explanation of each) in relation to certain powertrain components linked to emissions and specific components uninvolved in emissions, where the component's monitoring is used to ascertain MI activation.
Annex DD
Essential characteristic of vehicle and engine
(For vehicles or engines applying TCVN 6565:2006)
DD.1. Description of the vehicle
DD.1.1. Category of vehicle (M1, N2, ...): ..................................................................
DD.1.2. Mark/ make:............................................... ..............................
DD.1.3. Type/ model code:................................................................
DD.1.4. Name and address of manufacturer:…............
DD.2. Description of engine
DD.2.1. Mark/ make of engine: ............................................................
DD.2.2. Trade mark: ............................................ ..............
DD.2.3. Name and address of manufacturer: …….......
DD.2.4. Engine Type/ Model code/ Engine model: …........................
DD.2.5. Cycle: Four stroke/two stroke/others:……………....
DD.2.6. Bore: .............................................. ............. ..............mm
DD.2.7. Stroke: ..................................... .............................mm
DD.2.8. Cylinder capacity: .....................................................cm3
DD.2.9. Number and layout of cylinders and firing order: ............................................................... ..................................... ..........................
DD.2.10. Combustion system: description..... ............. ..................
DD.2.11. Drawings of combustion chamber and piston crown: ..................................................................... ........................... ..................
DD.2.12. Compression ratio: .......................................... ......... ........................
DD.2.13. Minimum cross-section area of inlet and outlet ports
DD.3. Cooling system: Liquid/air
DD.3.1. Characteristics of Liquid-Cooling System
DD.3.1.1. Nature of liquid:................................................................
DD.3.1.2. Circulating pump: description or make(s) and type(s)
DD.3.1.3. Radiator/ fan system: description: .......
DD.3.1.4. Drive ratio(s):.....................................................................
DD.3.1.5. Max. temperature at outlet:.....................oC
DD.3.2. Characteristics of air-cooling system
DD.3.2.1. Blower system: characteristics or make(s) and type(s):........... ......... .....................
DD.3.2.2. Drive ratio(s):......................................................................
DD.3.2.3. Temperature regulating system: Yes/No. Brief description
DD.3.2.4. Air ducting: Description: ......................... ......... .................
DD.3.2.4. Max. temperature at a characteristic place .................................... ........ ..................oC
DD.4. Air intake system and fuel feed
DD.4.1. Air Intake System
DD.4.1.1. Description and drawings of air intake system and its accessories (heating device, intake silencers air filter, etc.) or make(s) and type(s) if the test is made with complete system as supplied by the vehicle manufacturer, in a vehicle or on a test bench: .......................................................... ...
DD.4.1.2. Maximum permitted depression of air intake at a characteristic place (specify location of measurement
.................................................................................................................................... kPa
DD.4.2. Pressure charger: Yes/No
DD.4.2.1. Description of the pressure charger system:........ .
DD.4.2.2. Characteristics or make(s) and type(s): ........
DD.4.2.3. Max. temperature of the air at the outlet of the intake intercooler ............ .oC
DD.4.3. Injection System
DD.4.3.1. Low Pressure Section
DD.4.3.1.1. Fuel feed
DD.4.3.1.2. Characteristic pressure or make(s) and type(s)
DD.4.3.2. High Pressure Section
DD.4.3.2.1. Description of the injection system:
DD.4.3.2.1.1. Pump: description or make(s) and type(s)
DD.4.3.2.1.2. Delivery .... mm3 per stroke at engine speed of .... rpm at full injection or characteristic diagram ...................................... ..................................................... ................................
a. Mention the method used: on engine/on pump bench ………………………....
b. If boost control is supplied, state the characteristic fuel delivery and boost pressure versus engine speed
DD.4.3.2.1.3. Static injection timing: ...............................................
DD.4.3.2.1.4. Automatic injection advance range……..........
DD.4.3.3. Injection Piping
DD.4.3.3.1. Length: ............................................................... ...............
DD.4.3.3.2. Internal diameter: ...................................................
DD.4.3.4. Injector(s)
DD.4.3.4.1. Make(s): .............................................................................
DD.4.3.4.2. Type(s): .................................................. ...........................
DD.4.3.4.3. Opening pressure: .................................................... MPa
DD.4.3.5. Governor
DD.4.3.5.1. Description of the governor system or make(s) and type(s)
DD.4.3.5.2. Speed at which cut-off starts under full-load: rpm (maximum rated speed)
DD.4.3.5.3. Maximum no-load speed: ......................... .....r/min
DD.4.3.5.4. Idling speed: ........................... ......................r/min
DD.4.4. Cold start system:
Description or make(s) and type(s):
................................................................... ..............................................
DD.4.3.5. Additional anti-smoke devices (if any, and if not covered by another heading)
Description of characteristics)
DD.5. Valve timing
Maximum lift of valves and angles of opening and closing in relation to dead centres) (nominal values)
DD.6. Exhaust system
DD.6.1. Description of exhaust equipment if the test is made with the complete equipment provided by the engine or vehicle manufacturer
……………………………………………………………..........
DD.6.1.1. Specify the back pressure at maximum net power and the location of measurement: ....... kPa
DD.6.1.2. Indicate the effective volume of the exhaust: ……................... cm3
DD.6.2. If the test bench equipment is used, specify the back pressure at maximum net power and the location of measurement: .......................................................................................................................... kPa
Indicate the effective volume of the exhaust(1)(2): ……………………..................cm3
DD.7. Lubrication system
DD.7.1. Description of system:.. .............................................. ..................
DD.7.2. Circulating pump: Yes/No
Description or make(s) and type(s): ......................
DD.7.3. Oil cooler: Yes/No
Description or make(s) and type(s): ......................
DD.7.4. Mixture with fuel: Yes/No
Lubrication oil/fuel ratio:.............. .................
DD.8. Other engine driven auxiliaries
DD.8.1. Auxiliaries necessary for an operation of the engine on test bench, other than the fan
State characteristics, or make(s) and type(s):
............................................................................................... ..................
DD.8.1.1. Generator/ Alternator: Yes/ No: .. .......... ..................
DD.8.1.2. Others:.. ............................................................... ..................
DD.8.2. Additional auxiliaries in operation when test is conducted in a vehicle
State characteristics, or make(s) and type(s):
…………………………………………………………………………..................
DD.8.3. Transmission
State moment of inertia of combined flywheel and transmission at condition when no gear is engaged: .........................................................................................................................
Or description, make(s) and type(s) (for torque converter): .......................................................................
DD.9. Engine performance (declared by the manufacturer)
DD.9.1 Idling speed:.. .................................... ..................r/min
DD.9.2. Maximum rated speed: ............................r/min
DD.9.3. Minimum rated speed:.. ................... ..................r/min
DD.9.4. Max. net torque of engine on bench ……… Nm at ....... rpm
DD.9.5. Max. net power of engine on bench ……….. Nm at ....... rpm
Indicate power absorbed by fan: ....................kW
DD.9.6. Test on Bench
Declared powers at the points of measurement referred to in Annex C Article C2.2 standard TCVN 6565:2006 shall be stated in Table 1
Table 1: Declared speeds and powers of the engine/vehicle (3) submitted for approval
(Speeds to be agreed with the test authority)
Measurement Point (5)
|
Engine speed (r/min) |
Power (4) (kW) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
We undertake that this declaration document is in compliance with engine, vehicle type for type approval and we are full responsible for matter caused by wrong or lack content in this declaration.
|
Date |
Annex E
For vehicles or engines applying TCVN 6565:2006
(Test Report of opacity)
E.1. Vehicle and Engines
E.1.1. Category of vehicle: ……………………………………………
E.1.2. Mark or make of vehicle: ………………………………………
E.1.2.1. VIN: …………………………………………………………
E.1.3. Mark or make of engine: ……………………………………
E.1.3.1. Engine number: ……………………………………………
E.1.4. Vehicle type/model code: ……………………………………
E.1.5. Engine Type/Model code/Engine model: ……………………...
E.1.6. Importer's name and address: ………………………
E.1.7. Manufacturer's name and address: ………………………
E.1.8. Engine submitted for tests on: ………..…………
E.1.9. Testing fuel, including specifications for fuel: …………………………………………………………….
E.1.10. Additional pollution control devices (if any)
E.1.10.1. Device kind:
E.1.10.1.1. Exhaust gas recirculation- EGR: Yes/No
E.1.10.1.2. Catalystic converter: Yes/No
E.1.10.1.3. Air injection: Yes/No
E.1.10.1.4. Particulate trap: Yes/No
E.1.10.1.5. Other: Yes/No
E.1.10.2. Description of installation position: …………………….…
E.2. Opacity test
E.2.1. Applied Regulation: QCVN 109:2021/BGTVT
E.2.2. Test results
E.2.2.1. Opacity
E.2.2.1.1. Test at steady speed: Vehicle on roler dynamometer/ Engine on test bench
Measurement points |
Engine Speed (r/min) |
Power (kW) |
Nominal flow (l/s) |
Measured absorb values (m-1) |
Limits |
Conclusion (Pass/ Failure) |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
For engine type approval, power absorbed by the fan during the tests: …………… kW
E.2.2.1.1. Test at free acceleration:
E.2.2.1.1.1. Engine test in accordance with Annex D TCVN 6565:2006
Percentage of maximum speed |
Percentage of maximum torque at stated speed |
Measured absorb values (m-1) |
Corrected absorb values (m-1) |
100 90 100 90 100 90 |
100 100 90 90 80 80 |
|
|
E.2.2.1.1.2. Engine test according to Part I, or vehicle test according to Part III TCVN 6565:2006
a. Corrected absorb values:..........................m -1
b. Speed at start:.........................................................r/min
E.2.2.2. Stated net maximum power:
…………….. kW at ……………………. r/min (rpm)
E.3. Make and type of opacimeter: ……………
E.4. Principle characteristics of engine type
E.4.1. Engine working principle: ………………………
E.4.2. Cycle: …………………………….……………………
E.4.3. Number and layout of cylinders:…………………………
E.4.4. Capacity of cylinder: ………………………….. cm3
E.4.5. Fuel feed: ………………………………………………..
E.4.6. Supercharging equipment: Yes/No
E.5. Remark: the results of the test in item E.2.2.1.1.1 and E.2.2.1.1.2 refer exclusively to sample vehicle or engine with VIN and engine number (for vehicle) or engine number (for engine) mentioned in this report.
|
……. (Date) |
Annex G
Reference test fuel
G.1. Petrol (E5)
Parameter |
Unit |
Limits (1) |
Test method |
|||||
Minimum |
Maximum |
|||||||
Research octane number, Ron |
|
95.0 |
- |
EN 25164 prEN ISO 5164 |
||||
Motor octane number, Mon |
|
85.0 |
- |
EN 25163 prEN ISO 5163 |
||||
Density at 15°C |
kg/m3 |
743 |
756 |
EN ISO 3675 EN ISO 12185 |
||||
Vapor pressure Reid |
kPa |
56 |
60 |
EN-ISO 13016-1 (DVPE) |
||||
Water content: |
% v/v |
- |
0.015 |
ASTM E 1064 |
||||
Evaporated at 70 °C |
oC |
24 |
44 |
EN-ISO 3405 |
||||
Evaporated at 100 °C |
% v/v |
48.0 |
60.0 |
|||||
Evaporated at 150 °C |
% v/v |
82.0 |
90.0 |
|||||
Final boiling point |
oC |
190 |
210 |
|||||
Residue |
% v/v |
- |
2.0 |
EN-ISO 3405 |
||||
Hydrocarbon analysis: |
|
|
|
|
||||
-Olefins |
% v/v |
3.0 |
13 |
ASTM D 1319 |
||||
-Aromatics |
29.0 |
35.0 |
||||||
-Benzene |
- |
1.0 |
EN 12177 |
|||||
-Saturates |
Report |
ASTM 1319 |
||||||
Carbon/hydrogen ratio |
|
Report |
|
|||||
Carbon/oxygen ratio |
|
Report |
|
|||||
Induction period(2) |
minutes |
480 |
- |
EN-ISO 7536 |
||||
Oxygen content(4) |
% m/m |
Report |
EN 1601 |
|||||
Existent gum |
mg/ml |
- |
0.04 |
EN-ISO 6246 |
||||
Sulfur content(3) |
mg/kg |
- |
10 |
EN ISO/ 20846 EN ISO 20884 |
||||
Copper corrosion |
|
- |
Class 1 |
EN-ISO 2160 |
||||
|
Lead content |
mg/l |
- |
5 |
EN 237 |
|||
|
Phosphorus content |
mg/l |
- |
1.3 |
ASTM D 3231 |
|||
|
Ethanol(5) |
% v/v |
4.7 |
5.3 |
EN 1601 EN 13132 |
|||
Notes:
(1) The values stated in the specifications are "Actual Values". To establish their limit values according to ISO 4259 "Petroleum products - Determination and application of precision data according to test methods" and when assigning a minimum value, taking into account differences smallest equal to 2R above 0; In assigning a maximum and minimum value, the smallest difference is 4R (R- reproducibility).
Although this measure is necessary for technical reasons, the fuel manufacturer must aim for a value of 0 where the maximum specified value is 2R and aim for the average value in the case shown the minimum and maximum limits. If it is necessary to clarify whether the fuel meets the requirements of the specification, the provisions of ISO 4259 should be applied.
(2) The fuel may contain oxidation inhibitors and metal deactivators normally used to stabilize refinery gasoline streams, but detergent/dispersive additives and solvent oils shall not be added.
(3) The actual sulfur content of the fuel used for the Type I Test shall be reported.
(4) Ethanol meeting the specification of prEn 15376 is the only oxidizing component intentionally added to the reference fuel.
(5) Do not intentionally add organic components containing phosphorus, iron, magnesium, or lead to the standard fuel.
G.2. LPG fuels
Parameter |
Unit |
Fuel A |
Fuel B |
Test method |
|||||
Composition |
|
|
|
ISO 7941 |
|||||
C3 content |
per cent vol |
30 ± 2 |
85 ± 2 |
|
|||||
C4 content |
per cent vol |
balance |
balance |
|
|||||
< C3; > C4 |
per cent vol |
max. 2 |
max. 2 |
|
|||||
Olefins |
per cent vol |
max. 12 |
max. 15 |
|
|||||
Evaporation residue |
ppm |
max. 50 |
max. 50 |
ISO 13757 |
|||||
Water at 0°C |
|
free |
free |
visual inspection |
|||||
Total sulfur content |
mg/kg (1) |
max. 50 |
max. 50 |
EN 24260 |
|||||
Hydrogen sulphide |
|
free |
free |
ISO 8819 |
|
||||
Copper strip corrosion |
rating |
Class 1 |
Class 1 |
ISO 6251(2) |
|
||||
Odour |
|
characteristics |
characteristics |
|
|
||||
Motor octane number |
|
≥ 89 |
≥ 89 |
EN 589 Annex B |
|
||||
(1) Value determined under standard conditions of 293.2 K (20 oC) and 101.3 kPa;
(2) his method may inaccurately determine the presence of corrosive material if the sample contains a corrosion inhibitor or other substance that reduces the sample's corrosivity to the copper strip. Therefore, adding such compounds to adversely affect this method is prohibited.
G.3. NG fuels
G.3.1. G20 fuel
Parameter |
Unit |
Basis |
Limits |
Test method |
|
Minimum |
Maximum |
||||
Composition: |
|
|
|
|
|
Methane |
% mole |
100 |
99 |
100 |
ISO 6974 |
Balance(1) |
% mole |
- |
- |
1 |
|
N2 |
% mole |
|
|
|
|
Sulfur content |
mg/m3 (2) |
- |
- |
10 |
ISO 6326-5 |
Wobbe index |
MJ/m3 (3) |
48.2 |
47.2 |
49.2 |
|
G.3.2. G25 fuel
Parameter |
Unit |
Basis |
Limits |
Test method |
|
Minimum |
Maximum |
||||
Composition: |
|
|
|
|
|
Methane |
% mole |
86 |
84 |
88 |
ISO 6974 |
Balance(1) |
% mole |
- |
- |
1 |
|
N2 |
% mole |
14 |
12 |
16 |
|
Sulfur content |
mg/m3 (2) |
- |
- |
10 |
ISO 6326-5 |
Wobbe index |
MJ/m3 (3) |
39.4 |
38.2 |
40.6 |
|
Notes:
(1) Inerts (different from N2) +C2+ /C2+.
(2) Value to be determined at standard conditions (293.2 K (20 °C) and 101.3 kPa).
(3) Value to be determined at standard conditions (273.2 K (0 °C) and 101.3 kPa).
Wobbe index refers to the ratio of the corresponding calorific value of a gas per unit volume and the square root of its relative density under the same reference conditions:
In which:
Hgas = Calorific value of MJ/m3 at 0oC
ρair = Density of air at 0oC.
ρgas = Density of gas at 0oC
Wobbe index is the gross or net index corresponding to the gross or net calorific value.
G.4. B5 diesel
Parameter |
Unit |
Limits (1) |
Test method |
|
Minimum |
Maximum |
|||
Cetene number (2) |
|
52.0 |
54.0 |
EN-ISO 5165 |
Density at 15°C |
kg/m3 |
833 |
837 |
EN-ISO 3675 |
Distillation: |
|
|
|
|
- 50 % vol |
oC |
245 |
|
EN-ISO 3405 |
- 95 % vol |
oC |
345 |
350 |
|
- final boiling point |
oC |
- |
370 |
|
Flash point |
oC |
55 |
- |
EN 22719 |
CFPP |
oC |
- |
-5 |
EN 116 |
Kinematic viscosity at 40 °C |
mm2/s |
2.3 |
3.3 |
EN-ISO 3104 |
Polycylic aromatic hydrocarbons |
per cent m/m |
2.0 |
6.0 |
IP 391 |
Sulfur content(3) |
mg/kg |
- |
10 |
Pr. EN ISO/DIS 14596 |
Copper corrosion |
|
- |
Class 1 |
EN-ISO 2160 |
Carbon residue (10 % DR) |
per cent m/m |
- |
0.2 |
EN-ISO 13070 |
Ash content |
per cent m/m |
- |
0.01 |
EN-ISO 6145 |
Water content |
per cent m/m |
- |
0.02 |
EN-ISO 12937 |
Neutralisation number |
mg KOH/g |
- |
0.02 |
ASTM D 97495 |
Oxidation stability (4) |
mg/ml |
- |
0.025 |
EN-ISO 12205 |
Lubricity (HFRR at 60 °C) Oxidation stability FAME (5) |
µm
h per cent vol |
-
20 4.5 |
400
5.5 |
CEC F-06-A-96
EN 14112 EN 14078 |
Notes
(1) The values stated in the specifications are "Actual Values". To establish their limit values according to ISO 4259 "Petroleum products - Determination and application of precision data according to test methods" and when assigning a minimum value, taking into account differences smallest equal to 2R above 0; In assigning a maximum and minimum value, the minimum difference is 4R (R - reproducibility).
Although this measure is necessary for technical reasons, the fuel manufacturer must aim for a value of 0 where the maximum specified value is 2R and aim for the average value in the case shown. minimum and maximum limits. If it is necessary to clarify whether the fuel meets the requirements of the specification, the provisions of ISO 4259 should be applied.
(2) The cetane number range does not comply with the requirements of the minimum range of 4R. However, in cases of dispute between fuel supplier and user, the terminology in ISO 4529 can be used to resolve such disputes, simulated measurements are provided. in quantities sufficient to achieve the required accuracy are preferred over single determinations.
(3) The actual sulfur content of the fuel used for the Type I Test shall be reported.
(4) Although antioxidant properties are controlled, its shelf life may be limited. Suppliers should advise on storage conditions and shelf life.
(5) The FAME component meets the technical requirements according to the provisions of EN 14214.
(6) Oxidative stability can be demonstrated using EN-ISO 12205 or EN 14112. This requirement shall be evaluated against CEN/TC19 for oxidative stability and test limits.
G.5. Ethanol E85
Parameter |
Unit |
Limits (1) |
Test method(2) |
|
Minimum |
Maximum |
|||
Research octane number, RON |
|
95.0 |
- |
ISO 5164 |
Motor octane number, Mon |
|
85.0 |
- |
ISO 5163 |
Density at 15°C |
kg/m3 |
Report |
ISO 3675 |
|
Vapor pressure Reid |
kPa |
40.0 |
60.0 |
EN-ISO 13016-1 (DVPE) |
Sulfur content(3)(4) |
mg/kg |
- |
10 |
ISO 20846 ISO 20884 |
Oxidation stability |
min |
360 |
- |
ISO 7536 |
Existent gum content |
mg/ml |
- |
0.05 |
ISO 6246 |
Appearance At ambient temperature or 15 °C |
|
Clear and bright, visibly free of suspended or precipitated contaminants |
Visual inspection |
|
Ethanol(7) |
% V/V |
83 |
85 |
EN 1601 EN 13132 EN 14517 |
Higher alcohols (C3-C8) |
% V/V |
- |
2.0 |
|
Methanol |
% V/V |
- |
0.5 |
|
Petrol (5) |
% V/V |
Balance |
EN 228 |
|
Phosphorus |
mg/l |
0.3(6) |
ASTM D 3231 |
|
Water content |
% V/V |
- |
0.3 |
ASTM E 1064 |
Inorganic chloride content |
mg/l |
- |
1 |
ISO 6227 |
pHe |
|
6.5 |
9.0 |
ASTM D 6423 |
Copper strip corrosion (3h at 50 °C) |
Rating |
Class 1 |
- |
ISO 2160 |
Acidity (as acetic acid CH3COOH) |
%m/m (mg/l) |
- |
0.005 (40) |
ASTM D 1613 |
Carbon/hydrogen ratio |
|
Report |
|
|
Carbon/oxygen ration |
|
Report |
|
Notes:
(1) The values stated in the specifications are "Actual Values". In establishing their limit values applied the terminology of ISO 4259 "Petroleum products - Determination and application of precision data relating to test methods" and in fixing a small value minimum, taking into account a minimum difference of 2R above the zero point; In fixing a maximum and minimum value, the smallest difference is 4R (R - regeneration ability).
Despite this measure, necessary for technical reasons, the fuel processing facility still aims at a value of 0 where the maximum value is specified as 2R and towards the average value in the case of quote the minimum and maximum limits. It is necessary to demonstrate whether the fuel meets regulatory requirements, using ISO 4259 terminology.
(2) In case of dispute, the procedure specified in ISO 4259 shall be used and the dispute resolution and interpretation of results shall be based on the accuracy of the test method.
(3) In cases of national dispute concerning sulfur content, either EN ISO 20846 or EN ISO 20884 shall be called up similar to the reference in the national annex of EN 228.
(4) The actual sulfur content of the fuel used for the Type I Test shall be reported
(5) The unleaded petrol content can be determined as 100 minus the sum of the percentage content of water and alcohols.
(6) There shall be no intentional addition of compounds containing phosphorus, iron, manganese, or lead to this reference fuel.
(7) Ethanol to meet specification of prEN 15376 is the only oxygenate that shall be intentionally added to this reference fuel.
Annex H
Flow chart for Type I type approval for light reference mass vehicles
Annex K
Requirements for vehicles that use a reagent for the exhaust after-treatment system
K.1. Introduction
This annex sets out the requirements for vehicles that use catalysts in their exhaust aftertreatment systems to reduce emissions.
K.2. Reagent indication
The vehicle shall include a specific indicator on the dashboard that informs the driver of low levels of reagent in the reagent storage tank and of when the reagent tank becomes empty.
K.3. Driver warning system
K.3.1. Each vehicle must have a warning system that includes a visual warning to the driver when the catalyst level is low, the catalyst tank needs to be refilled soon or the catalyst solution does not meet the quality required by the manufacturer. The warning system may have additional audio warning devices.
K.3.2. The warning system shall escalate in intensity as the reagent approaches empty. It shall culminate in a driver notification that cannot be easily defeated or ignored. It shall not be possible to turn off the system until the reagent has been replenished.
K.3.3. The visual warning shall display a message indicating a low level of reagent. The warning shall not be the same as the warning used for the purposes of OBD or other engine maintenance. The warning shall be sufficiently clear for the driver to understand that the reagent level is low (for example, urea level low, AdBlue level low , or reagent low ).
K.3.4. The warning system does not initially need to be continuously activated; however, the warning shall escalate so that it becomes continuous as the level of the reagent approaches the point where the driver inducement system in Article K.8 comes into effect. An explicit warning shall be displayed (for example, fill up urea ', fill up AdBlue, or fill up reagent ). The continuous warning system may be temporarily interrupted by other warning signals providing important safety related messages.
K.3.5. The warning system shall activate at a distance equivalent to a driving range of at least 2,400 km in advance of the reagent tank becoming empty.
K.4. Identification of incorrect reagent (as recommended by the manufacturer)
K.4.1. The vehicle shall include a refers to of determining that a reagent corresponding to the characteristics declared by the manufacturer and recorded in Annex A attached to this Regulation is present on the vehicle.
K.4.2. If the reagent in the storage tank does not correspond to the minimum requirements declared by the manufacturer the driver warning system in Article 3. shall be activated and shall display a message indicating an appropriate warning (for example, incorrect urea detected, incorrect AdBlue detected, or incorrect reagent detected). If the reagent quality is not rectified within 50 km of the activation of the warning system then the driver inducement requirements of Article K.8 shall apply.
K.5. Reagent consumption monitoring
K.5.1. The vehicle shall include a refers to of determining reagent consumption and providing off-board access to consumption information.
K.5.2. The average catalyst consumption and average catalyst consumption required by the engine system shall be accessible through the data port of the standard diagnostic jack. The data must be complete for the vehicle's immediately preceding 2,400 km run period.
K.5.3. In order to monitor reagent consumption, at least the following parameters within the vehicle shall be monitored:
K.5.3.1. The level of reagent in the on-vehicle storage tank;
K.5.3.2. The flow of reagent or injection of reagent as close as technically possible to the point of injection into an exhaust after-treatment system.
K.5.4. A deviation of more than 50 % between the average reagent consumption and the average demanded reagent consumption by the engine system over a period of 30 minutes of vehicle operation, shall result in the activation of the driver warning system in Article 3., which shall display a message indicating an appropriate warning (for example, urea dosing malfunction , AdBlue dosing malfunction , or reagent dosing malfunction ). If the reagent consumption is not rectified within 50 km of the activation of the warning system then the driver inducement requirements of Article K.8 shall apply.
K.5.5. In case the consumption of the catalyst is interrupted, the driver warning system, as specified in Article K.3 of this Annex shall be activated and display the appropriate warning. This activation is not required if the ECU performs the interrupt, since the vehicle is operating under conditions where vehicle emissions control does not require the use of a catalyst, provided that the manufacturer is clearly indicated when those operating conditions occur.
K.6. Monitoring NOx emissions
K.6.1. As an alternative to the monitoring requirements in Articles K.4 and K.5, manufacturers may use exhaust gas sensors directly to sense excess NOx levels in the exhaust.
K.6.2. The manufacturer shall demonstrate that use of these sensors, and any other sensors on the vehicle, results in the activation of the driver warning system as referred to in Article 3., the display of a message indicating an appropriate warning (for example, emissions too high – check urea , emissions too high – check AdBlue , emissions too high – check reagent ), and the driver inducement system as referred to in Article 8.3., when the situations referred to in Article 4.2., 5.4. or 5.5. occur.
K.7. Storage of failure information (as recommended by the manufacturer or importer)
K.7.1. An indelible PID parameter identification device is used to store the cause for activating the driver guidance device. Each vehicle will have to have a PID device to record the start times of the driver guidance device for at least 800 days or 30,000 km of vehicle driving. Access to the PID device will be through the data port of the standard diagnostic jack required by the generic scan tool.
K.7.2. Malfunctions in the reagent dosing system attributed to technical failures (for example, mechanical or electrical faults) shall also be subject to the OBD requirements in Annex K attached to TCVN 6785:2015.
K.8. Driver inducement system (as recommended by the manufacturer or importer)
K.8.1. The vehicle shall include a driver inducement system to ensure that the vehicle operates with a functioning emissions control system at all times. The inducement system shall be designed so as to ensure that the vehicle cannot operate with an empty reagent tank.
K.8.2. The inducement system shall activate at the latest when the level of reagent in the tank reaches a level equivalent to the average driving range of the vehicle with a complete tank of fuel.
K.8.3. The manufacturer shall select which type of inducement system to install. The options for a system are specified at Points K.8.3.1., 8.3.2., 8.3.3. and 8.3.5 of this Annex.
K.8.3.1. The option “Engine cannot be started after countdown” allows counting down the number of restarts or counting down the distance that can be traveled when the driver guidance system is activated. Countdown is not counted for motors started by a control system such as a start-stop system. Once the driver guidance system is activated, engine restart will be immediately prevented if either of the following occurs, whichever occurs first:
K.8.3.1.1. The reagent tank becomes empty;
K.8.3.1.2. A distance equivalent to a complete tank of fuel has been exceeded since the activation of the inducement system.
K.8.3.2. A no start after refueling system results in a vehicle being unable to start after refueling if the inducement system has activated.
K.8.3.3. A fuel-lockout approach prevents the vehicle from being refueled by locking the fuel filler system after the inducement system activates. The lockout system shall be robust to prevent it being tampered with.
K.8.3.4. A performance restriction approach restricts the speed of the vehicle after the inducement system activates. The level of speed limitation shall be noticeable to the driver and significantly reduce the maximum speed of the vehicle. Such limitation shall enter into operation gradually or after an engine start. Shortly before engine restarts are prevented, the speed of the vehicle must not exceed 50 km/h. Engine restarts shall be prevented immediately after the reagent tank becomes empty or a distance equivalent to a complete tank of fuel has been exceeded since the activation of inducement system, whichever occurs earlier.
K.8.4. Once the inducement system has fully activated and disabled the vehicle, the inducement system shall only be deactivated if the quantity of reagent added to the vehicle is equivalent to 2,400 km average driving range, or the failures specified in Articles K.4, K.5, or K.6 have been rectified. After a repair has been carried out to correct a fault where the OBD system has been triggered under Point K.7.2., the inducement system may be reinitialized via the OBD serial port (for example, by a generic scan tool) to enable the vehicle to be restarted for self-diagnosis purposes. The vehicle shall operate for a maximum of 50 km to enable the success of the repair to be validated. The inducement system shall be fully reactivated if the fault persists after this validation.
K.8.5. The driver warning system referred to in Article K.3 shall display a message indicating clearly:
K.8.5.1. The number of remaining restarts and/or the remaining distance;
K.8.5.1. The conditions under which the vehicle can be restarted.
K.8.6. The driver guidance system must be deactivated when the conditions that allow it to activate no longer exist. The driver guidance system must not automatically stop operating without any reason.
K.8.7. Detailed information fully describing the functional characteristics of the driver guidance system must be provided at the time of certification.
K.8.8. The manufacturer must explain the operation of the warning system and driver guidance system. This is part of the certification requirements of this Regulation.
K.9. Information requirements
K.9.1. Manufacturers must provide new vehicle owners with information about the emissions control system. This information must state that if the emissions control system is not operating properly, the warning system will notify the driver of the error and the guidance system will prevent the vehicle from starting.
K.9.2. The instructions shall indicate requirements for the proper use and maintenance of vehicles, including the proper use of consumable reagents.
K.9.3. The instructions shall clearly state that the consumable catalyst must be refilled during each routine maintenance by the driver. They must instruct the driver how to fill the catalyst tank. The displayed information should also indicate the relative catalyst consumption and the replenishment interval.
K.9.4. The instructions shall specify that use of, and refilling of, a required reagent of the correct specifications is mandatory for the vehicle to comply with the certificate of conformity issued for that vehicle type.
K.9.5. The instructions shall state that it may be a criminal offence to use a vehicle that does not consume any reagent if it is required for the reduction of emissions.
K.9.6. The instructions shall explain how the warning system and driver inducement systems work. In addition, the consequences of ignoring the warning system and not replenishing the reagent shall be explained.
K.10. Operating conditions of the after-treatment system
Manufacturer must ensure that the emission control system always operates under all external environmental conditions, especially in low ambient temperature conditions. At the same time, there must be a method to prevent the catalyst from freezing when the vehicle is parked for 7 days at a temperature of 258 K (-15°C) and the catalyst tank is 50% full. If catalysts are frozen, the manufacturer must ensure that these catalysts are ready for use 20 minutes after starting the machine at 258 K(-15°C), to ensure the correct operation of the post-discharge treatment system.
Annex L
Test type V for Light reference mass vehicles
(Description of the endurance test for verifying the durability of pollution control devices)
L.1. Introduction
L.1.1. This annex described the test for verifying the durability of anti-pollution devices equipping vehicles with positive-ignition or compression-ignition engines. The durability requirements shall be demonstrated using one of the three options specified in Points L.1.2, L.1.3. and L.1.4.
L.1.2. The whole vehicle durability test represents an ageing test of 160,000 km. This test is to be performed driven on a test track, on the road, or on a chassis dynamometer.
L.1.3. The manufacturer may choose to use a bench ageing durability test.
L.1.4. As an alternative to durability testing, a manufacturer may choose to apply the assigned deterioration factors from Table 3 Point 2.6 Article 2 part II of this Regulation.
L.1.5. At the request of the manufacturer or importer, the test facility may conduct type V test using the deterioration factors from Table 3 Point 2.6 Article 2 Part II of this Regulation. On completion of the whole vehicle or bench ageing durability test, the technical service may then amend the type approval results recorded in Annex 2 of this Regulation by replacing the assigned deterioration factors in the above table with those measured in the whole vehicle or bench ageing durability test.
L.1.6. Deterioration factors are determined using either the procedures specified in Points L.1.2. and L.1.3. or using the assigned values in the table referred in sub-paragraph L.1.4. The deterioration factors are used to establish compliance with the requirements of the appropriate emissions limits specified in Tables 1 and 2 of this Regulation during the useful life of the vehicle.
L.2. Technical requirements
L.2.1. As an alternative to the operating cycle specified in Article 6.1. for the whole vehicle durability test, the vehicle manufacturer may use Standard Road Cycle (SRC) specified in Appendix L3 of this annex. This test cycle shall be conducted until the vehicle has covered a minimum of 160,000 km.
L.2.2. Bench Ageing Durability Test
L.2.2.1. Apart from the technical requirements for the bench ageing test specified in Point L.1.3., the technical requirements specified in this section shall apply.
L.2.2.2. The fuel to be used during the test shall be the one specified in Article L.4. of this Annex.
L.2.2.3. Vehicles with Positive Ignition Engines
L.2.2.3.1. The following aging procedure on the test bench will be applied to vehicles equipped with spark ignition engines (including Hybrid vehicles) equipped with catalytic converters, which are considered the vehicle's after-exhaust treatment device.
The bench aging procedure requires the installation of a catalytic converter system with an oxygen sensor on the catalytic converter aging bench.
Bench aging must be carried out according to the standard bench aging cycle (SBC) within the time period calculated from the bench aging time (BAT) equation. The BAT equation requires (input parameter) catalytic converter time-temperature data measured on the standard on-curve cycle (SRC), specified in Annex L - Appendix L3 of the Code This.
L.2.2.3.2. Standard bench cycle (SBC).
Standard catalyst bench ageing shall be conducted following the SBC. The SBC shall be run for the period of time calculated from the BAT equation. The SBC is specified in Appendix L1 of this annex.
L.2.2.3.3. Catalyst time-at-temperature data.
Catalyst temperature shall be measured during at least two full cycles of the SRC cycle as specified in Appendix L.3 of this annex.
Catalyst temperature shall be measured at the highest temperature location in the hottest catalyst on the test vehicle. Alternatively, the temperature may be measured at another location providing that it is adjusted to represent the temperature measured at the hottest location using good engineering judgement.
Catalyst temperature shall be measured at a minimum rate of one hertz (one measurement per second). The measured catalyst temperature results shall be tabulated into a histogram with temperature groups of no larger than 25 °C.
L.2.2.3.4. Bench-ageing time.
The aging time on the test bench will be calculated using the test bench aging time (BAT) equation as follows:
te for a temperature chamber = th * ((R / Tr) - (R / Tv))
Total te is the sum of te across all temperature groups
Aging time on bench = A * (Total)
In which:
A is the catalytic converter aging time correction calculated for degradation from sources other than thermal aging of the catalytic converter. A = 1.1.
R is the thermal activity of the catalytic converter = 17,500
th is the time (hours) measured within the specified temperature range of the catalytic converter temperature chart adjusted to full base life. For example: the chart shows 400 km and the endurance is 160,000 km, so the total chart time is multiplied by 400 (=160,000/400).
Total te is the equivalent time (in hours) to age the catalytic converter at the temperature of Tr on the catalytic converter aging test bench, using the catalytic converter aging cycle to calculate The degradation level is similar to that of the catalytic converter due to deheating at Tv temperature over the entire 160,000 km trip.
Equivalent time (in hours) to age the catalyst at temperature Tr on a catalyst aging bench using a catalyst aging cycle to produce the same amount of catalyst degradation due to Thermal inactivation over 160,000 km.
te for a chamber in equivalent time (in hours) to age the catalytic converter at the temperature of Tr on the catalytic converter aging test bench using the catalytic converter aging cycle to produces the same amount of catalytic converter degradation due to thermal deactivation over 160,000 km.
Tr is the effective reference temperature (in K) of the catalytic converter on the catalytic converter aging test bench during the catalytic converter aging cycle. The effective temperature is a constant temperature, which produces aging similar to that produced at different temperatures during the bench aging cycle.
Tv is the midpoint temperature (K) of the catalytic converter temperature chamber when the vehicle is running on the road.
L.2.2.3.5. Effective reference temperature on the SBC.
The effective reference temperature of the standard bench cycle (SBC) shall be determined for the actual catalyst system design and actual ageing bench which will be used using the following procedures:
L.2.2.3.5.1. Measure the temperature over time of the catalytic converter system in the catalytic converter aging test method on the test bench according to the SBC cycle. The catalytic converter temperature must be measured at the point of highest temperature of the hottest catalytic converter in the catalytic converter system. Or the temperature can be measured at another point as long as it is adjusted to correspond to the temperature measured at the hottest point.
The catalytic converter temperature must be measured with a frequency of at least 1Hz (01 measurement/second) for at least 20 minutes according to the test bench aging test method. The measured catalytic converter temperature value must be plotted in a bar chart with groups no greater than 10°C.
L.2.2.3.5.2. The BAT equation must be used to calculate the effective reference temperature by repeatedly varying the reference temperature (Tr) until the calculated aging time is not less than the actual time shown in the chart of catalytic converter temperature. The calculated temperature result is the effective reference temperature in the SBC cycle for the catalytic converter system and the aging test method on that test bench.
L.2.2.3.6. Catalyst Ageing Bench
The catalytic converter aging test method on the test bench must be based on the SBC cycle and provide appropriate exhaust gas flow, exhaust gas composition and exhaust gas temperature at the catalytic converter inlet.
All bench aging test equipment and procedures must have appropriate information recorded (e.g. measured air mixture ratio and catalytic converter temperature values over time) to ensure that aging actually takes place.
L.2.2.3.7. Required Testing
To calculate the reduction factors, at least two type I tests must be performed before aging the pollution control equipment hardware on the test bench, and after aging is complete, install the pollution control hardware to the vehicle and continue to perform at least two more type I tests.
The manufacturer can perform additional testing. The calculation of the reduction coefficient is based on the calculation method stated in Article L.7 of this Annex.
L.2.2.4. Vehicles with Compression Ignition Engines
L.2.2.4.1 The aging procedure on the test bench below applies to vehicles equipped with compression ignition engines (including Hybrid vehicles).
The aging process on the test bench requires the installation of a post-discharge treatment system on the post-discharge treatment system aging test bench.
Bench aging is performed according to the standard diesel bench cycle (SDBC) with the number of regeneration/desulfurization times calculated from the bench aging endurance (BAD) equation.
L.2.2.4.2. Standard Diesel Bench Cycle (SDBC).
Aging on a standard test bench is carried out according to the SDBC cycle. The SDBC cycle must be run for the time calculated from the BAD equation. The SDBC cycle is described in Annex L - Appendix L2 of this Regulation.
L.2.2.4.3. Regeneration data
The time between regenerations must be measured for at least 10 full cycles of the SRC cycle as described in Annex L - Appendix L3 of this Regulation. Instead, Ki-defined intervals can be used. If applicable, desulfurization intervals will also be considered based on manufacturer data.
L.2.2.4.4. Diesel bench-ageing duration
The aging time on the test bench is calculated using the BAD equation as follows:
Aging time on test bench = duration of regeneration or desulfurization cycles (whichever is longer) equivalent to 160,000 km of travel.
L.2.2.4.5. Ageing Bench
The bench aging test method must follow the SDBC cycle and provide appropriate exhaust gas flow, exhaust gas composition and exhaust gas temperature to the catalytic converter inlet.
The manufacturer must record the number of regenerations or desulfurizations (if any) to ensure that aging has actually occurred.
L.2.2.4.6. Required Testing
To calculate the reduction factors, at least two type I tests must be performed before aging the pollution control hardware on the test bench, and after aging is complete, install the pollution control hardware. Return to the vehicle and continue performing at least two more Type I tests.
Additional testing may be performed by the manufacturer. The calculation of reduction factors must be carried out according to the calculation method stated in Article L.7 of this Annex.
L.3. Test vehicle
The test vehicle must be in good mechanical condition; Engines and pollution control devices must be new. The vehicle may be a type I test vehicle; This test must be performed after the vehicle has run at least 3,000 km in the cycle stated in point L.6.1 of this Appendix.
L.4. Fuel
Endurance testing must be performed with fuel that complies with current Fuel Regulations and is commercially available.
L.5. Vehicle maintenance and adjustments
Maintenance, adjustment and use of control mechanisms of the test vehicle must comply with the manufacturer's recommendations.
L.6. Vehicle operation on track, road or on chassis dynamometer
L.6.1. Operating cycle
During vehicle operation on the test track, on the road or on the test bench, the driving distance must follow the vehicle driving schedule as shown in Figure L.1 below:
Figure L.1. Driving schedule
L.6.1.1. The endurance test schedule includes 11 cycles covering 6 km each.
L.6.1.2. During the first nine cycles, the vehicle was stopped four times in the middle of the cycle, with the engine idling for 15 seconds each time.
L.6.1.3. Accelerate and decelerate normally.
L.6.1.4. There are five decelerations in the middle of each cycle, reducing from the maximum speed of each cycle to 32 km/h and the vehicle is gradually accelerated again until the maximum speed of the cycle is reached.
L.6.1.5. The 10th cycle must be performed at a steady speed of 89 km/h.
L.6.1.7. The 11th cycle must start with maximum acceleration from a stop of up to 113 km/h. At the halfway point, apply the brakes normally until the vehicle stops. This is followed by a 15-second idle period and a second acceleration to maximum speed.
After that, the schedule starts again from the beginning.
The maximum speed of each cycle is given in the following Table:
Table L.1. Maximum speed of each cycle
Cycle |
Cycle speed in km/h |
1 |
64 |
2 |
48 |
3 |
64 |
4 |
64 |
5 |
56 |
6 |
48 |
7 |
56 |
8 |
72 |
9 |
56 |
10 |
89 |
11 |
113 |
L.6.2. Durability testing, or if the manufacturer has selected it, modified durability testing must be conducted until the vehicle is guaranteed to have been driven at least 100,000 miles.
L.3. Test equipment
L.6.3.1. Chassis dynamometer
L.6.3.1.1. When durability testing is performed on a test bench, the test bench must allow the cycle to be performed as specified in point L.6.1 of this Appendix. In particular, it must be equipped with systems that simulate inertia and resistance when the vehicle is running.
L.6.3.1.2. The brake mechanism on the test bench must be adjusted to absorb the power used on the driving wheels at a steady speed of 80 km/h. The methods applied to determine this capacity and to adjust the brake mechanism must be the same as those described in Appendix D - Appendix D7 attached to TCVN 6785:2015.
L.6.3.1.3. The vehicle cooling system should enable the vehicle to operate at temperatures similar to those obtained on road (oil, water, exhaust system, etc.).
L.6.3.1.4. Certain other test bench adjustments and features are deemed to be identical, where necessary, to those specified in Annex D attached to TCVN 6785:2015 (inertia, for example, which may be mechanical or electronic).
L.6.3.2. Operation on track or road
When endurance testing is completed on a test track or road, the vehicle's reference mass must be at least equal to the reference mass used for the tests performed on the test bench.
L.7. Measuring emissions of pollutants
At the start of the test (0 km), and every 10,000 km (±400 km) or more frequently, at regular intervals until having covered 160,000 km, exhaust emissions are measured in accordance with the Type I Test as specified at Point 5.3.1. of TCVN 6785:2015. The limit values to be complied with are those set out in Tables 1 and 2 Article 2 Part II of this Regulation. In case of vehicles equipped with periodically regenerating systems as specified in Article 4.58. Part I of this Regulation, it shall be checked that the vehicle is not approaching a regeneration period. If this is the case, the vehicle must be driven until the end of the regeneration. If a regeneration occurs during the emissions measurement, a new test (including preconditioning) shall be performed, and the first result not taken into account.
All emissions results shall be plotted as a function of the distance run on the system, rounded to the nearest kilometer, and a straight line of best fit applying the least squares method shall be drawn through all these data points. This calculation does not take into account the test results at 0 km.
The data can be accepted for use in calculating the attenuation factor only if the points 6,400 km and 160,000 km interpolated on this line are within the above limits.
The data is still accepted when the best-fit line passing the applied limit has a negative slope (the 6,400 km interpolation point is higher than the 160,000 km interpolation point) but the actual 160,000 km data point is below the limit.
The multiple emission reduction coefficient is calculated for each pollutant as follows:
In which:
Mi1 = mass emission of the pollutant i in g/km interpolated to 6,400 km;
Mi2 = mass emission of the pollutant i in g/km interpolated to 160,000 km.
These interpolated values are performed to a minimum of 4 decimal places before entering the formula to determine the attenuation factor. Results will be rounded to 3 decimal places.
A reduction coefficient less than 01 is considered equal to 01. According to the requirements of the wastewater treatment facility, the additional emission reduction coefficient must be calculated for each pollutant as follows:
D. E. F. = Mi2 – Mi
Annex L - Appendix L1
Standard Bench Cycle (SBC)
1. Introduction
The standard aging process includes aging the catalytic converter and oxygen sensor systems according to the standard bench cycle (SBC) described in this Appendix. The SBC cycle requires the use of aging equipment and an engine that supplies exhaust gases to the catalytic converter. The SBC cycle takes place in 60 seconds and is repeated until the required aging time is reached. The SBC cycle is determined based on the temperature of the catalytic converter, the air-mix ratio (A/F), and the amount of auxiliary air injection in front of the first catalytic converter.
2. Catalyst Temperature Control
2.1. The catalytic converter temperature must be measured at the point of highest temperature in the hottest space inside the catalytic converter. Or you can measure the exhaust gas temperature and then infer the catalytic converter temperature by linearly calculating the correlation data on the catalytic converter design and the aging bench used.
2.2. To control the catalytic converter temperature during ideal operation (seconds 01 to 40 of the cycle) to a minimum temperature of 800°C (±10°C) by selecting speed, load and time suitable ignition point for the engine. To control the catalytic converter to reach a maximum temperature of 890°C (±10°C) during the cycle, the appropriate air mixture ratio must be selected during the “rich” period as described in the table below.
2.3. If the minimum temperature of the catalytic converter differs from the accepted value of 800°C, the maximum temperature must be higher than the minimum temperature of 90°C.
Time (seconds) |
Engine Air/Fuel Ratio |
Secondary Air Injection
|
01 - 40 |
Stoichiometric with load, spark timing and engine speed controlled to achieve a minimum catalyst temperature of 800 °C |
None |
41 - 45 |
Rich (A/F ratio selected to achieve a maximum catalyst temperature over the entire cycle of 890 °C or 90 °C higher than lower control temperature) |
None |
46 - 55 |
Rich (A/F ratio selected to achieve a maximum catalyst temperature over the entire cycle of 890 °C or 90 °C higher than lower control temperature) |
03% (±01%) |
56-60 |
Stoichiometric with load, spark timing and engine speed controlled to achieve a minimum catalyst temperature of 800 °C |
03% (±01%) |
3. Ageing Bench Equipment and Procedures
3.1. Ageing Bench Configuration
The aging bench must provide suitable exhaust gas flow, temperature, air mixture ratio, exhaust gas composition and auxiliary air injection volume at the catalytic converter inlet.
The standard ageing bench consists of an engine, engine controller, and engine dynamometer. Other configurations may be acceptable (for example, whole vehicle on a dynamometer, or a burner that provides the correct exhaust conditions), as long as the catalyst inlet conditions and control features specified in this appendix are met.
Bill aging equipment can divide the exhaust gas flow into multiple streams, as long as each exhaust gas stream meets the requirements stated in this Annex. If the equipment can produce multiple exhaust streams, the multiple catalytic converter system can be aged simultaneously.
3.2. Exhaust System Installation
The entire system of catalytic converter(s) and oxygen sensor(s) along with exhaust gas piping must be installed on the aging equipment. For engines with multiple exhaust streams (such as V6 or V8 engines), each cylinder bank must be installed separately on a test bench arranged in parallel.
For exhaust systems consisting of multiple in-line catalytic converters, the entire catalytic converter system, including: the entire catalytic converter, all oxygen sensors, and associated exhaust manifolds, will be installed as a unified block for aging. Or, each catalytic converter can be aged separately for a suitable period of time.
3.3. Temperature Measurement
The catalytic converter temperature shall be measured with a thermocouple placed at the point of highest temperature inside the hottest catalytic converter. Alternatively, the supply gas temperature can be measured at the point just before entering the catalytic converter intake, and then converted to the temperature inside the catalytic converter by linear transformation from the correlated data. obtained based on the design of the catalytic converter and the bench aging test method used. The catalytic converter temperature must be stored at a rate of 01 Hz (1 measurement/second).
3.4. Air/Fuel Measurement
Provisions must be made to measure the A/F ratio (e.g., wideband oxygen sensor) as close as possible to the inlet and outlet flanges of the catalytic converter. Data from sensors must be saved at a rate of 01 Hz (1 measurement/second).
3.5. Exhaust Flow Balance
Preparations must be made to ensure that a reasonable mass of exhaust gas (measured in grams/second with a tolerance of ±05 grams/second) flows through each catalytic converter system aging on the test bench.
Reasonable flow rate is based on the actual exhaust flow of the original engine installed on the vehicle, at steady state engine speed and pre-selected load according to point 3.6 of this Annex.
3.6. Setup
The engine speed, load, and spark timing are selected to achieve a catalyst bed temperature of 800 °C (±10 °C) at steady-state stoichiometric operation.
The air injection system is set to provide the necessary air flow to produce 3.0 % oxygen (±0.1 %) in the steady-state stoichiometric exhaust stream just in front of the first catalyst. A typical reading at the upstream A/F measurement point (required in Article 5) is lambda 1.16 (which is approximately 3 % oxygen).
With the air injection on, set the Rich A/F ratio to produce a catalyst bed temperature of 890 °C (±10 °C). A typical A/F value for this step is lambda 0.94 (approximately 2 % CO).
3.7. Ageing Cycle
The standard bench aging procedure uses the Standard Bench Aging Cycle (SBC). The SBC cycle is repeated until the aging amount calculated using the ice aging time (BAT) equation is achieved.
3.8. Quality Assurance
The temperatures and A/F ratio in Articles 3.3. and 3.4. of this appendix shall be reviewed periodically (at least every 50 hours) during ageing. Necessary adjustments shall be made to assure that the SBC is being appropriately followed throughout the ageing process.
After the aging process is completed, the temperature values versus time of the catalytic converter obtained during the aging process must be tabulated as a bar chart with temperature groups not greater than 10°C. The BAT equation and the effective reference temperature values calculated during the aging cycle mentioned in point L.2.2.3.4 Annex L must be used to determine whether the catalytic converter aging heat has been met. request or not. The aging on the test bench must be prolonged if the calculated heat does not reach 95% of the required aging heat.
3.9. Startup and Shutdown
Care should be taken to assure that the maximum catalyst temperature for rapid deterioration (for example, 1050 ° C) does not occur during startup or shutdown. Special low temperature startup and shutdown procedures may be used to alleviate this concern.
4. Experimentally Determining the R-Factor for Bench Ageing Durability Procedures
The R-Factor is the catalyst thermal reactivity coefficient used in the bench ageing time (BAT) equation. Manufacturers may determine the value of R experimentally using the following procedures.
4.1 Using the bench aging cycle and appropriate bench aging test hardware, age several catalytic converters (minimum three, of the same design) at different temperatures between normal operating temperature and damage limit temperature. Measure the emissions or catalytic converter inactivation (catalytic converter efficiency) of each exhaust component. Ensure that the final test will result in a value between one and two times the emission standard.
4.2. Estimate the value of R and calculate the effective reference temperature (Tr) for the bench ageing cycle for each control temperature according to Point 2.2.3.4. of Annex L.
4.3. Plot emissions (or catalytic converter inefficiencies) versus aging time for each catalytic converter. Calculate the appropriate straight line using the least squares method through the data. For the dataset to be useful for this purpose, the data must have a common intercept between 0 and 6,400 km. See illustration in the chart below.
4.4. Calculate the slope of the best-fit line for each ageing temperature
4.5. Draw the natural logarithm (ln) (vertical axis) of each slope of each most reasonable line (determined according to step 4.4 of this Annex), according to the inverse of the aging temperature (1/(aging temperature (degree K)) (horizontal axis); calculate the appropriate straight line using the least squares method through the data. The diagonal is the R value. See illustration in the figure below.
4.6. Compare the R coefficient with the initial value used according to the steps mentioned in point 4.1.2 of this Appendix. If the calculated R factor differs from the initial value by more than 05%, select a new R factor between the initial value and the calculated value, then repeat steps from point 4.1.2 to 4.1.6 to calculate new R coefficient. Repeat this process until the calculated R value is within 05% difference from the initially assumed R factor.
4.7. Compare the R-factor determined separately for each exhaust constituent. Use the lowest R-factor (worst case) for the BAT equation.
Annex L - Appendix L2
Standard Diesel Bench Cycle (SDBC)
1. Introduction
For particulate filters, the number of regenerations is important for the aging process. For systems requiring a desulfurization cycle (catalytic converters containing NOx, etc.) this process is also important.
The standard diesel bench aging endurance test procedure includes aging the exhaust aftertreatment system according to the bench aging test method using the SDBC cycle, specified in this Annex. The SDBC cycle requires the use of aging testing on a motorized test bench as the air supply for the system.
During the SDBC cycle, the system's regeneration or desulfurization methods must be under normal operating conditions
2. The Standard Diesel Bench Cycle reproduces the engine speed and load conditions that are encountered in the SRC cycle as appropriate to the period for which durability is to be determined. To speed up the aging process, the engine parameters on the test bench can be adjusted to reduce the number of system loads. Can change fuel injection timing or EGR exhaust gas recirculation method.
3. Ageing Bench Equipment and Procedures
3.1. Aging test method on standard test bench includes: 01 engine, engine control device and test bench. Other settings may be acceptable (e.g., placing the entire vehicle on a test bench or burner to ensure exhaust conditions) as long as the inlet conditions of the exhaust aftertreatment system are met. and control characteristics specified in this Annex.
A single bench aging test method may have the exhaust gas stream divided into multiple streams provided that each exhaust gas stream meets the requirements of this Annex. If the bench has more than one exhaust stream, multiple exhaust aftertreatment systems will be aged simultaneously.
3.2. Exhaust System Installation
The entire after-treatment system together with the exhaust pipes connected to these devices shall be mounted on the test bench. For engines with multiple exhaust streams (such as V6 and V8 engines), each exhaust system coil will be installed separately on the cassette.
The entire post-discharge treatment system will be installed into a unified block for aging. Or each of these devices can be aged separately for a suitable period of time
Annex L – Appendix L3
Standard Road Cycle (SRC)
The standard road cycle (SRC) is a cumulative kilometer cycle. The vehicle can run on a test track or a kinematic test bench that accumulates kilometers.
The cycle includes 07 stages over a total of 06 km. The length of the stages can be varied to match the cumulative distance length of the test track.
Lap |
Description |
Typical acceleration rate m/s² |
|
1 |
(start engine) idle 10 seconds |
0 |
|
1 |
Moderate acceleration to 48 km/h |
1.79 |
|
1 |
Cruise at 48 km/h for ¼ lap |
0 |
|
1 |
Moderate deceleration to 32 km/h |
-2.23 |
|
1 |
Moderate acceleration to 48 km/h |
1.79 |
|
1 |
Cruise at 48 km/h for ¼ lap |
0 |
|
1 |
Moderate deceleration to stop |
-2.23 |
|
1 |
Idle 5 seconds |
0 |
|
1 |
Moderate acceleration to 56 km/h |
1.79 |
|
1 |
Cruise at 56 km/h for ¼ lap |
0 |
|
1 |
Moderate deceleration to 40 km/h |
-2.23 |
|
1 |
Moderate acceleration to 56 km/h |
1.79 |
|
1 |
Cruise at 56 km/h for ¼ lap |
0 |
|
1 |
Moderate deceleration to stop |
-2.23 |
|
2 |
Idle 10 seconds |
0 |
|
2 |
Moderate acceleration to 64 km/h |
1.34 |
|
2 |
Cruise at 64 km/h for ¼ lap |
0 |
|
2 |
Moderate deceleration to 48 km/h |
-2.23 |
|
2 |
Moderate acceleration to 64 km/h |
1.34 |
|
2 |
Cruise at 64 km/h for ¼ lap |
0 |
|
2 |
Moderate deceleration to stop |
-2.23 |
|
2 |
Idle 05 seconds |
0 |
|
2 |
Moderate acceleration to 72 km/h |
1.34 |
|
2 |
Cruise at 72 km/h for ¼ lap |
0 |
|
2 |
Moderate deceleration to 56 km/h |
-2.23 |
|
2 |
Moderate acceleration to 72 km/h |
1.34 |
|
2 |
Cruise at 72 km/h for ¼ lap |
0 |
|
2 |
Moderate deceleration to stop |
-2.23 |
|
3 |
idle 10 seconds |
0 |
|
3 |
Hard acceleration to 88 km/h |
1.79 |
|
3 |
Cruise at 88 km/h for ¼ lap |
0 |
|
3 |
Moderate deceleration to 72 km/h |
-2.23 |
|
3 |
Moderate acceleration to 88 km/h |
0.89 |
|
3 |
Cruise at 88 km/h for ¼ lap |
0 |
|
3 |
Moderate deceleration to 72 km/h |
-2.23 |
|
3 |
Moderate acceleration to 97 km/h |
0.89 |
|
3 |
Cruise at 97 km/h for ¼ lap |
0 |
|
3 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-2.23 |
|
3 |
Moderate acceleration to 97 km/h |
0.89 |
|
3 |
Cruise at 97 km/h for ¼ lap |
0 |
|
3 |
Moderate deceleration to stop |
-1.79 |
|
4 |
Idle 10 seconds |
0 |
|
4 |
Hard acceleration to 129 km/h |
1.34 |
|
4 |
Coast down to 113 km/h |
-0.45 |
|
4 |
Cruise at 113 km/h for ½ lap |
0 |
|
4 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-1.34 |
|
4 |
Moderate acceleration to 105 km/h |
0.89 |
|
4 |
Cruise at 105 km/h for ½ lap |
0 |
|
4 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-1.34 |
|
5 |
Moderate acceleration to 121 km/h |
0.45 |
|
5 |
Cruise at 121 km/h for ½ lap |
0 |
|
5 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-1.34 |
|
5 |
Hard acceleration to 113 km/h |
0.45 |
|
5 |
Cruise at 113 km/h for ½ lap |
0 |
|
5 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-1.34 |
|
6 |
Moderate acceleration to 113 km/h |
0.89 |
|
6 |
Coast down to 97 km/h |
-0.45 |
|
6 |
Cruise at 97 km/h for ½ lap |
0 |
|
6 |
Moderate deceleration to 80 km/h |
-1.79 |
|
6 |
Moderate acceleration to 104 km/h |
0.45 |
|
6 |
Cruise at 104 km/h for ½ lap |
0 |
|
6 |
Moderate deceleration to stop |
-1.79 |
|
7 |
Idle 45 seconds |
0 |
|
7 |
Hard acceleration to 88 km/h |
1.79 |
|
7 |
Cruise at 88 km/h for ¼ lap |
0 |
|
7 |
Moderate deceleration to 64 km/h |
-2.23 |
|
7 |
Moderate acceleration to 88 km/h |
0.89 |
|
7 |
Cruise at 88 km/h for ¼ lap |
0 |
|
7 |
Moderate deceleration to 64 km/h |
-2.23 |
|
7 |
Moderate acceleration to 80 km/h |
0.89 |
|
7 |
Cruise at 80 km/h for ¼ lap |
0 |
|
7 |
Moderate deceleration to 64 km/h |
-2.23 |
|
7 |
Moderate acceleration to 80 km/h |
0.89 |
|
7 |
Cruise at 80 km/h for ¼ lap |
0 |
|
7 |
Moderate deceleration to stop |
-2.23 |
|
The standard road cycle is represented graphically in the following figure:
Annex M
Regression analysis
(For heavy reference weight vehicles equipped with gas or diesel engines)
M.1. Regression line tolerances
|
Speed |
Torque |
Power |
Standard error of estimate (SE) of Y on X |
max 100 r/min |
max 13 (15)(1) % of power map maximum engine torque |
max 08 (15)(1) % of power map maximum engine power |
Slope of the regression line, m |
0.95 to 1.03 |
0.83 to 1.03 |
0.89 to 1.03 (0.83 to 1.03)(1) |
Coefficient of determination (r2) |
min 0.9700 (0.9500)(1) |
min 0.8800 (0.7500)(1) |
min 0.9100 (0.7500)(1) |
Y intercept of the regression line, b |
min 50 r/min |
±20 Nm or ±2 % ((± 20 Nm or ± 3%)(1) of max torque whichever is greater |
±4 kW or ±2 % (± 4 kW or ±3%)(1) of max power whichever is greater |
(1) The data in brackets can be used for testing in type approval for gas engines. |
M.2. Point deletions from the regression analyses are permitted where noted in the table below:
Conditions |
Points to be deleted |
Full load demand and torque feedback < 95 % torque reference |
Torque, power |
Full load demand and speed feedback < 95 % speed reference |
Speed, power |
No load, not an idle point, and torque feedback > torque reference |
Torque, power |
No load, speed feedback ≤ idle speed + 50 r/min and torque feedback = manufacturer defined/measured idle torque ± 02 % of max. torque |
Speed, power |
No load, speed feedback > idle speed + 50 r/min and torque feedback > 105 % torque reference |
Torque, power |
No load and speed feedback > 105 % speed reference |
Speed, power |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây