Quyết định 490/QĐ-ĐB của Bộ Giao thông Vận tải ban hành bản quy định tạm thời về quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa cầu ở biên giới quốc gia
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 490/QĐ-ĐB
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 490/QĐ-ĐB |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Ngọc Hoàn |
Ngày ban hành: | 16/04/1994 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 490/QĐ-ĐB
QUYếT địNH
CủA Bộ TRưởNG Bộ GIAO THôNG VậN TảI Số 490/QĐ-ĐB
NGàY 16 THáNG 4 NăM 1994 Bộ TRưởNG Bộ GIAO THôNG VậN TảI
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
- Căn cứ Nghị định số 151/HĐBT ngày 12/5/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
- Xét đề nghị của các ông Giám đốc các Sở GTVT các tỉnh biên giới và ông Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
QUYếT địNH
Điều 1: Nay ban hành bản "Quy định tạm thời về quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa cầu ở biên giới quốc gia" kèm theo Quyết định này để áp dụng trong việc quản lý và sửa chữa cầu ở biên giới do các tỉnh ở biên giới quản lý trên các đường quốc lộ và đường địa phương.
Điều 2: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở GTVT các tỉnh biên giới, có trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký.
QUY địNH
TạM THờI QUảN Lý Và DUY TU SửA CHữA ở CầU
BIêN GIớI QUốC GIA
CHươNG I: NGUYêN TắC CHUNG.
I-1. Quy định chung: Bản quy định tạm thời về quản lý cầu ở biên giới quốc gia nhằm mục đích quy định những nguyên tắc chung nhất về quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng cầu và các công trình phụ trợ khác nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác cầu theo đúng tải trọng thiết kế, đảm bảo các chu kỳ sửa chữa, công tác kiểm tra cầu, nhằm bảo vệ cầu và kéo dài tuổi thọ của cầu, tổ chức giao thông, đảm bảo sự đi lại trên cầu được an toàn, trật tự, sự đi lại và neo đậu, tầu thuyền dưới sông qua khu vực cầu được thông suốt, đảm bảo an toàn của cầu.
Đơn vị quản lý cầu, ngoài việc thực hiện những quy định chung còn phải tuân thủ các quy trình, quy phạm của từng loại cầu, về điều lệ báo hiệu đường bộ, điều lệ quản lý và sửa chữa đường bộ, các quy định về giao thông thuỷ, về pháp lệnh bảo vệ đề điều, về điêu lệ bảo vệ đường bộ (nghị định 230/HĐBT ngày 21/12/1983) và các quy định có liên quan khác.
I-2. Phạm vi quản lý, bảo vệ cầu:
Phạm vi không gian cầu cần phải quản lý quy định như sau:
2-1. Theo chiều dọc cầu là khoảng cách từ đường trung tâm vạch sơn kẻ ngang cầu phần chia 2 nửa cầu thuộc mỗi nước quản lý đến điểm giới hạn ngoài cùng của tường vai mố cầu hoặc hàng rào an toàn đầu cầu, hoặc các bộ phận ngầm dưới đất thuộc phạm vi cầu và hệ thống báo hiệu thuộc về cầu phía Việt Nam.
2-2. Tính từ tim dọc cầu ra hai bên phía sông, trên mặt sông là:
+ Cầu dài trên 60 mét : 150 mét
+ Cầu dài từ 30 mét đến 60 mét : 100 mét
+ Cầu dài dưới 30 mét : 80 mét
- Tính từ đầu cầu trở ra phía đường có bán kính là:
+ Cầu dài trên 60 mét : 100 mét
+ Cầu dài từ 30 mét đến 60 mét : 80 mét
+ Cầu dài dưới 30 mét : 60 mét
2-3. Đối với phía trên không: Tính từ tim mặt cầu, tim mặt đường trở lên là: + 4,5 mét
Riêng đường dây điện cao thế thì tính từ điểm võng thấp nhất của dây đối với mặt cầu, mặt đường là:
+ Đường dây có điện áp dưới 110 KV: 7 mét
+ Đường dây có điện áp từ 110 KV đến 120 KV: 8 mét
2-4. Trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu, đường nghiêm cấm xây dựng lều quán, nhà cửa, kho tàng, công trình (tạm thời hoặc vĩnh cửu), lò vôi, lò gạch, các cột điện tín, điện thoại v.v... (nếu được phép xây dựng phải cách mép nền đường một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao của cột), các kho chứa chất nổ, chất cháy chất độc, và những mỏ khai thác bằng mìn v.v...
Nghiêm cấm neo đậu các tầu, thuyền, ca-nô, sà-lan v.v... trong hành lang bảo vệ cầu. Cấm đốt lửa, phơi các thứ trên mặt cầu, dưới gầm cầu. Cấm dùng chất nổ để đánh cá, phá đá v.v...
Khi có tầu, thuyền v.v... bị trôi vướng vào mố trụ cầu hoặc chìm đắm trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu thì phải tháo gỡ hoặc trục vớt ngay (chủ phương tiện phải thực hiện giải toả/phải/hoặc/chịu thanh toán mọi phí tổn sau khi có thông báo yêu cầu giải toả)
2-5. Công tác an ninh, bảo vệ cầu thực hiện theo quy định đối với cửa khẩu biên giới do các cơ quan chức năng đảm nhiệm. Trong trường hợp có những sự cố kỹ thuật liên quan đến kết cấu của cầu liên quan đến quốc gia bên kia, hoặc phần chung của hai quốc gia, cần báo cáo với cơ quan quản lý có thẩm quyền của cấp trên để bàn bạc cùng với phía bên kia để giải quyết.
CHươNG II. CôNG TáC QUảN Lý CầU:
II-1. Lập hồ sơ quản lý cầu:
Dựa vào hồ sơ hoàn công cầu do đơn vị thi công cung cấp, lập hồ sơ đăng ký và lý lịch cầu gồm:
- Tài liệu kỹ thuật sau khi hoàn công
- Văn bản nghiệm thu, bàn giao cầu
- Văn bản thử tải cầu
- Hồ sơ đo đạc biến dạng của cầu, mố trụ và hệ mốc cao đạc
- Bình đồ tỉ lệ 1/2.000 thể hiện đường đầu cầu, vị trí mố, trụ, gối cầu, các công trình bảo vệ, hướng dòng, chi tiết dầm cầu.
- Bình đồ lòng sông tỷ lệ 1/500 thể hiện phạm vi 100 mét về thượng lưu và hạ lưu so với tim dọc cầu.
- Trắc dọc lòng sông theo dõi xói lở cục bộ ở trụ cầu
- Sổ lý lịch cầu: Ghi chép khái quát trắc ngang sông (trắc dọc cầu), chiều dài, vị trí mố, trụ cầu, kết cấu mố, trụ, khổ cầu, tải trọng, mặt cầu.
Các diễn biến chính hàng năm đối với cầu.
Các đợt sửa chữa lớn, các sự cố đặc biệt
- Sổ kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất
- Sổ ghi chép lưu lượng xe qua cầu
- Sổ ghi chép khối lượng công tác chính về duy tu bảo dưỡng, về sửa chữa vừa và lớn hàng năm
- Các loại sổ đều có ghi rõ họ, tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm quản lý chính, và những người có thẩm quyền kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên.
II-2. Công tác kiểm tra cầu:
2-1. Mục đích của công tác kiểm tra:
- Phát hiện tình hình phát sinh, các hư hỏng, các chướng ngại có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở giao thông, gây ra những biến dạng có hại của các bộ phận của cầu.
- Theo dõi tình hình giao thông trên cầu và dưới lòng sông.
- Kiểm tra các công việc xây dựng khác trên cầu như lắp đặt ống nước, đường dây điện, vi phạm về khổ giới hạn của cầu.
- Tiến hành các công việc phòng vệ, điều tiết giao thông hoặc sửa chữa khi phát hiện ra sự cố khẩn cấp cần khắc phục.
- Công tác kiểm tra gồm: kiểm tra thường xuyên, kiêm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất.
2-2. Công tác kiểm tra thường xuyên:
Kết hợp với công tác tuần tra cầu đường, kiểm tra các bộ phận sau đây của cầu đường:
- Lỗ thoát nước mặt cầu
- Các khe co dãn
- Mặt cầu và đường bộ hành
- Lan can cầu, biển báo trên cầu
- Đường vào cầu, cọc tiêu, biển báo
- Sự đi lại trên mặt cầu, đường bộ hành.
Trong quá trình tuần tra, việc gì có thể làm được thì phải tiến hành ngay, nếu không làm được thì phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý để giải quyết kịp thời.
Khi phát hiện những hư hỏng ở bộ phận nào thì phải đánh dấu và ghi vào sổ theo dõi để báo cáo với cơ quan quản lý để giải quyết.
2-3. Công tác kiểm tra định kỳ: (Do cán bộ kỹ thuật của cơ quan quản lý và tổ trưởng tổ tuần tra phối hợp thực hiện).
- Kiểm tra gối cầu, phần bên dưới mặt cầu và dầm cầu,
- Mố, trụ cầu, các công trình điều tiết dòng chảy, kè bảo vệ,
- Các bộ phận khác của cầu và dưới lòng sông, đường vào cầu.
Tuỳ tình hình cụ thể của từng cầu mà công tác kiểm tra định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần.
Mục đích kiểm tra: đánh giá tình trạng tổng quát của cầu, đánh giá tình trạng duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, sự lưu thông trên cầu và dưới lòng sông, lập kết hoạch duy tu, sửa chữa cho chu kỳ sau.
Các kết quả kiểm tra phải được ghi rõ vào sổ kiểm tra định kỳ có ký tên của người kiểm tra và xác nhận của cơ quan quản lý.
2-4. Công tác kiểm tra đột xuất:
Công tác kiểm tra đột xuất tiến hành khi:
- Cầu có nghi vấn về tải trọng
- Có những hư hỏng đột xuất ảnh hưởng đến an toàn của cầu
- Xảy ra tai nạn giao thông vừa và lớn trên cầu và dưới lòng sông
- Có những vi phạm nghiêm trọng về luật lệ sử dụng và bảo vệ cầu, đe đoạ làm hư hỏng cầu
- Sau bão, lũ lớn có ảnh hưởng đến cầu và khu vực chung quanh phạm vi cầu.
Công tác này do thủ trưởng cơ quan quản lý cầu đường quyết định thành phần kiểm tra với sự giám sát của lãnh đạo Sở GTVT địa phương.
Các kết quả kiểm tra đột xuất được ghi vào sổ kiểm tra cầu, lập biên bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.
2-5. Quản lý giao thông qua cầu và dưới lòng sông:
- Việc giải quyết lưu thông qua cầu cho các loại xe, bộ hành theo quy định của cấp có thẩm quyền. Căn cứ vào các quy định này đơn vị quản lý lắp đặt các biển hướng dẫn, báo hiệu, nội quy đi lại và bảo vệ cầu theo quy định của điều lệ báo hiệu đường bộ. Kiểm tra giấy phép theo các quy định của luật pháp hiện hành.
- Khi cầu có những hư hỏng đột xuất có thể dẫn đến mất an toàn giao thông, án toàn công trình; Khi có tai nạn giao thông trên cầu thì phải kịp thời xử lý như không cho xe tiếp tục vào cầu, giải phóng xe bị ách tắc trên mặt cầu, kịp thời khôi phục lại giao thông.
- Cầu nào có thông thuyền dưới lòng sông, cơ quan quản lý cầu phải phối hợp với cơ quan quản lý đường sông để đặt các báo hiệu trên cầu và dưới lòng sông cho tầu thuyền qua lại khu vực cầu được thông suốt, an toàn và bảo vệ được mố trụ cầu và các công trình phụ trợ khác của cầu trên sông.
2-6. Quản lý việc thu phí qua cầu: Có quy định riêng.
CHươNG III.
CôNG TáC BảO DưỡNG SửA CHữA CầU
III-1. Mặt cầu và đường vào cầu:
1-1. Các hư hỏng thường gặp ở mặt cầu là ống thoát nước bị tắc, lớp mặt cầu, lề người đi bị bong vỡ, lan can bị sứt, gẫy, khe co dãn bị hư hỏng.
1-2. Công việc bảo dưỡng giữ gìn mặt cầu trước hết là phải thường xuyên làm vệ sinh, không để bùn, rác, nước đọng trên mặt cầu, thường xuyên thông lỗ thoát nước, lau chùi lan can (hoặc các thanh dàn) từ dưới mặt cầu trở lên 1mét00 là phạm vi bị bùn đất bắn lên khi xe qua.
Sơn lại vách sơn phân chia làn xe trên mặt cầu khi bị mờ.
1-3. Sau các đợt mưa lớn, nếu thấy chung quanh ống thoát nước có hiện tượng nước ngấm ra bên ngoài, phải trám bịt kín bằng hỗn hợp nhựa đường vôi cát (nếu mặt cầu là bê tông nhựa) hoặc bằng vữa xi măng mác 150 (nếu , mặt cầu là bê tông xi măng)
1-4. Vá sửa những chỗ hỏng, vỡ nhỏ trên mặt cầu bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa.
1-5. Sửa chữa các khe co dãn: Hàn lại các mối hạn bị bong cục bộ hoặc thép bị rách đứt nhỏ. Đục bỏ phần bê tông nhựa bị rạn vỡ, bong bật bằng hỗn hợp bê tông nhựa mới.
1-6. Khi khe co dãn bị hư hỏng nặng, công tác bảo dưỡng không làm được, cần có kết hoạch sửa chữa vừa hoặc lớn để làm lại khe co dãn.
1-7. Bảo dưỡng, sửa chữa lan can: Định kỳ quét vôi (lan can bằng bê tông) cạo rỉ sơn lại những chỗ bị bong tróc (lan can bằng thép). Nếu lan can bị sứt vỡ dùng vữa xi măng mác 100 hàn trát lại. Lan can bằng thép bị bong, rách cục bộ, phải hàn và lại.
Trường hợp thanh hay cột lan can bị hư hỏng, gẫy, mất, phải kịp thời sửa chữa tạm bằng vật liệu hiện có hoặc rào chắn để báo hiệu cho người và xe cộ qua lại an toàn, sau đó phải kịp thời khôi phục lại như cũ.
1-8. Bảo dưỡng, sửa chữa đường hai đầu cầu:
- Thường xuyên làm vệ sinh, không để bùn đất, nước đọng trên mặt đường kể cả bậc lên xuống hai bên đường đầu cầu, giữ gìn không để nước chảy gây xói lở nền đường.
- Sửa các vết lún mặt đường ở chỗ tiếp giáp giữa đường và cầu để xe không bị xóc và đập khi ra vào cầu.
- Thường xuyên tu sửa, quét vôi, sơn lại cọc tiêu và biển báo ở hai đầu cầu, nếu mất phải được thay thế ngay.
III-2. Bảo dưỡng và sửa chữa gối cầu:
2-1. Các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra đối với gối cầu thường là sự khô dầu, kẹt vướng và han rỉ các chi tiết thép do bị bụi bẩn, sự cong vênh, không khít giữa các bộ phận của gối.
Đối với gối cầu bằng cao su là sự biến dạng và lão hoá của cao su.
2-2. Để bảo dưỡng và gìn giữ các gối cầu định kỳ 6 tháng một lần phải làm vệ sinh. Đối với gối cầu bằng thép phải lau chùi sạch sẽ lớp mỡ cũ và các bụi bẩn, kiểm tra các chi tiết gối xem có bị gỉ, mòn không, cần xiết chặt và chấm dầu các bu lông rồi bôi mỡ đặc mới.
Với gối bằng cao su, hàng tháng kiểm tra vệ sinh, ngăn ngừa việc thấm nước, các chất bẩn, các chất có chứa dầu mỡ hoặc những tạp chất có hại khác, cũng như ảnh hưởng của tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh cho cao su bị lão hoá nhanh.
Theo dõi sự biến dạng của gối cao su đến mức độ biến dạng lớn phải đưa vào kế hoạch sửa chữa lớn để thay thế.
III-3. Bảo dưỡng sửa chữa mố, trụ cầu:
3-1. Các hư hỏng thường gặp ở mố trụ cầu các vết nứt vỡ, rạn nứt, sự xói lở nền móng, lún nghiêng lệch và sạt lở 1/4 nón.
Đối với mố trụ bằng cọc BTCT hay cọc thép còn có hiện tượng gỉ ăn mòn,
nứt vỡ xà mũ hay cọc, nứt ở các vị trí thay đổi tiết diện.
3-2. Khi thấy xuất hiện các vết nứt phải làm dấu bằng thạch cao để xem xét việc phát triển của vết nứt. Khi vết nứt đã ổn định, sử dụng các biện pháp sửa chữa bơm phụt hoặc trám để bịt sửa các chỗ nứt vỡ bằng hỗn hợp vữa xi măng, vữa polime xi măng hoặc êpôxi.
Riêng việc bơm phụt bịt kẽ nứt đưa vào kết hoạch sửa chữa lớn và có thiết kế riêng.
3-3. Đối với những chỗ bê tông bị sứt vỡ hoặc rỗ, tùy kích thước to nhỏ, có thể sử dụng bê tông thường với cốt liệu hạt 15-20m/m hoặc dùng vữa polime xi măng để hàn gắn theo kiểu trát mát tít.
3-4. Sau khi vá sửa chỗ sứt vỡ phải tiến hành công tác bảo dưỡng. Đối với trường hợp sử dụng polime xi măng thì sau 1,5 giờ phải tưới nước, rắc xi măng khô và miết phẳng bằng bay và tưới nước 2-3 lần/ngày đêm. Trường hợp sử dụng vữa hoặc bê tông xi măng thường phải tưới nước 5-6 lần/ngày đêm.
3-5. Phải thường xuyên kiểm tra sự xói của dòng chẩy ở thượng và hạ lưu móng mố trụ cầu, chân khay, 1/4nón. Nếu thấy hiện tượng xói cục bộ thì tuỳ theo nguyên nhân phải xử lý hoặc bỏ đá hay rọ đá lắp bằng chỗ xói. Trường hợp thấy xói sâu và lớn báo cáo ngay lên cấp trên để có phương án cứu chữa.
3-6. Sửa chữa 1/4 nón bị sạt lở, trước hết đánh cấp, đắp đất dầm chặt từng lớp, gọt mái dốc theo thiết kế, sau đó lát đá hộc và trát mạch vữa bằng vữa mác 100.
3-7. Để phát hiện mố trụ bị lún, bị biến dạng, định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần kiểm tra lại độ lún bằng máy thuỷ bình hoặc bằng dây dọi và thước đo, khi thấy có hiện tượng khác thường phải báo cáo ngay lên cấp trên, đồng thời tiếp tục theo dõi diễn biến của chúng.
III-4. Công tác thanh thải lòng sông:
4-1. Thường xuyên phát hiện các chướng ngại vật vướng mắc ở mố trụ cầu như cây đổ, cây trôi, tầu, thuyền, bè mảng, kịp thời tổ chức tháo gỡ hoặc trục vớt để thanh thải dòng chảy và thông luồng
4-2. Nếu chướng ngại vật gây xói lở uy hiếp đến mố trụ thì phải vừa tiến hành trục vớt vừa chống xói lở.
CHươNG IV
Tổ CHứC THựC HIệN
IV-1. Bản quy định tạm thời về quản lý và duy tu sửa chữa cầu ở biên giới quốc gia được áp dụng kể từ ngày ký. Các đơn vị quản lý vận dụng để thực hiện và tổ chức học tập cho cán bộ và nhân viên làm công tác quản lý và duy tu sửa chữa cầu. Trong quá trình thực hiện có điểm nào còn chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, báo cáo về Bộ để kịp thời chỉnh lý.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây