Quyết định 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 355/QĐ-TTg

Quyết định 355/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:355/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/02/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ưu tiên nâng cấp quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe
Đây là chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013.
Tại Chiến lược này, Thủ tướng đặt ra mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận chuyển; trong đó ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 04 làn xe dọc trục Bắc - Nam; nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; đồng thời, ưu tiên nâng cấp, phát triển giao thông các tuyến trọng điểm tại cả 03 miền Bắc - Trung - Nam; mở rộng các cảng hàng không quốc tế và cảng cửa ngõ quốc tế...
Về giao thông nông thôn, Thủ tướng chỉ rõ phải duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới nông thôn hiện có đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; sao cho đến năm 2020, tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông, xi măng đạt 100% đối với đường huyện; 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/03/2009.

Xem chi tiết Quyết định355/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------

Số: 355/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

---------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 nàm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

2. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm, vừa có bước đi phù hợp vừa có bước đột phá theo hướng hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Coi trọng công tác bảo trì, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

4. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng ngày càng được nâng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.

5. Kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp, đầu tư theo chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu, chế tạo ô tô và đầu máy, toa xe để sử dụng trong nước và xuất khẩu.

6. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

7. Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn đối với các đô thị lớn (trước mắt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi; phát triển hệ thống giao thông tĩnh; kiểm soát sự gia tăng phương tiện cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.

8. Phát triển giao thông vận tải địa phương, gắn kết được mạng lưới giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt, hiệu quả.

9. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

10. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch đất sử dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

a) Về vận tải

- Phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải:

+ Vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình.

+ Vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa đường dài hoặc trung bình, khối lượng lớn; vận tải hành khách đường dài, hành khách liên tỉnh, liên thành phố, và vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn.

+ Vận tải đường biển chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu thô phục vụ các nhà máy lọc hóa dầu. Nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu lên 25÷30%. Phát triển tuyến vận tải hành khách ven biển, hải đảo.

+ Vận tải đường thủy nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời khối lượng lớn (than, ximăng, phân bón, vật liệu xây dựng...) hàng siêu trường, siêu trọng trong nội địa.

+ Vận tải hàng không chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách đường dài, quốc tế và hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện theo hướng thị trường mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới.

- Tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020:

Tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu HK, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%; đường sắt 1,0÷2,0%; đường thủy nội địa 4,5÷7,5% và hàng không 1,0÷1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0÷70,0%; đường sắt 1,0÷3,0%; đường thủy nội địa 17,0÷20,0%; đường biển 9,0÷14,0% và hàng không 0,1÷0,2%.

- Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường.

b) Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

* Trục dọc Bắc - Nam

- Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển.

- Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao.

- Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình trục nan với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

* Khu vực phía Bắc

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, các tuyến cao tốc hướng tâm và vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, hoàn thiện đầu tư hệ thống đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

- Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có trong khu vực, đưa vào cấp các tuyến đường sắt hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn.

- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT (8.000TEU); tiếp tục phát triển các cảng biển, các bến container và các bến cảng chuyên dùng đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; xây dựng cảng khách tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng chính, bến hàng hóa như Ninh Phúc, Đa Phúc, Việt Trì, Hòa Bình, cảng container Phù Đổng. Nâng cấp, xây dựng mới một số cảng, bến hành khách tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

- Tập trung, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Khai thác an toàn, có hiệu quả cảng hàng không Điện Biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai.

* Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia; đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt: Vũng Áng-Cha Lo (Mụ Giạ), nối các tỉnh Tây Nguyên, phục vụ khai thác và sản xuất alumin-nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với cảng biển.

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

- Chỉnh trị và nâng cấp một số đoạn tuyến sông quan trọng; chú trọng tăng chiều dài các đoạn sông được quản lý, khai thác.

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hóa quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế.

* Khu vực phía Nam

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Nam với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới phía Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại.

- Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1,435m nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á.

- Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép-Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển và khai thác có hiệu quả các cảng, bến trong khu vực theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng luồng tầu mới vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố cho tầu trọng tải 10.000 DWT đầy tải (tầu 20.000 DWT giảm tải) gắn với việc mở rộng, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ - Cái Cui trở thành cụm cảng đầu mối khu vực miền Tây Nam Bộ.

- Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tuyến sông Tiền, sông Hậu. Xây dựng và nâng cấp các cảng thủy nội địa hàng hóa và hành khách. Nâng cao năng lực vận tải đường thủy lên 70÷75% tỷ trọng vận tải trong khu vực Tây Nam Bộ.

- Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo đáp ứng nhu cầu; đảm bảo khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tàu. Khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

c) Về phát triển giao thông vận tải đô thị

- Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16÷26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tầu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25÷30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục giao thông hướng tâm, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, các tuyến tránh đô thị, các đường vành đai đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đường sắt đô thị, đường sắt nội ngoại ô tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học, sử dụng công nghệ và các trang thiết bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera, hệ thống giao thông thông minh (ITS). Nâng cấp hai trung tâm điều khiển giao thông tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư các trung tâm tương tự ở các đô thị khác khi có nhu cầu.

d) Về phát triển giao thông nông thôn

- Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông, xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.

- Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng phát triển giao thông đường thủy.

- Nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng xi măng trong xây dựng nâng cấp đường nông thôn.

- Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân.

đ) Về phát triển công nghiệp giao thông vận tải

- Công nghiệp tàu thủy: tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 100.000 DWT trở xuống; sửa chữa tầu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 150.000 DWT trở xuống.

- Công nghiệp ôtô và xe máy thi công: tập trung lắp ráp chế tạo xe khách, xe ô tô buýt, xe tải nặng, xe tải nông dụng và một số chủng loại xe máy thi công bảo đảm cho nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu.

- Công nghiệp đường sắt: tập trung vào các loại sản phẩm như đóng mới các loại toa xe khách và hàng hiện đại, đủ tiện nghi và đa dạng về chủng loại để sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chế tạo một số phụ tùng, linh kiện và lắp ráp được các loại đầu máy hiện đại.

- Công nghiệp hàng không: tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị chuyên ngành, đảm bảo tự chủ trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho các hãng hàng không trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng hàng không nước ngoài.

2. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.

Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á.

Hệ thống cảng biển đáp ứng tốt nhu cầu thông qua về hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm gắn liền với hệ thống trung tâm phân phối hàng hóa, hệ thống giao thông kết nối đảm bảo tạo thành mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, hiệu quả ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tầu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa. Cơ giới hóa bốc xếp và hoạt động có hiệu quả tại các cảng, bến thủy nội địa. Phát triển mạnh các tuyến đường thủy nội địa ra các đảo.

Cơ bản hoàn thiện mạng lưới cảng hàng không trong cả nước với quy mô hiện đại; cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Long Thành có vai trò và quy mô ngang tầm với các cảng hàng không quốc tế lớn trong khu vực. Hệ thống quản lý hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát theo yêu cầu nhiệm vụ trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam theo đúng kế hoạch không vận của ICAO.

Phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I. Tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 40 ÷ 45%.

III. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP. trong đó ưu tiên cho những công trình trọng điểm. Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách.

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dưới nhiều hình thức như BOT, BT, BTO, PPP. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền... để tăng tính thương mại của các dự án giao thông và trách nhiệm đóng góp của người sử dụng.

- Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá. Nghiên cứu có bước đi phù hợp để phát huy hiệu quả mô hình PPP giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với tài trợ ODA của các nước, các tổ chức quốc tế.

- Nhanh chóng triển khai Quỹ bảo trì đường bộ. Nghiên cứu hình thành Quỹ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông.

- Tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các công trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

3. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

- Nghiên cứu tái cơ cấu vận tải toàn ngành để phát triển hài hòa hợp lý các phương thức vận tải, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải. Hình thành một số doanh nghiệp vận tải có vốn của Nhà nước để phục vụ các tuyến có nhu cầu vận tải lớn như tuyến Bắc - Nam, vận tải hành khách công cộng đô thị, vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng hài đảo và các nhiệm vụ đột xuất khác khi cần thiết.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng và vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với các hình thức phù hợp. Khuyến khích sử dụng phương tiện sản xuất, lắp ráp trong nước.

- Xây dựng hệ thống giá cước, phí, lệ phí làm công cụ điều tiết vĩ mô, định hướng cho việc phát triển hợp lý các phương thức vận tải.

- Phát triển da dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra định kỳ chất lượng phương tiện và chất lượng dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối với vận tải hành khách. Phát triển các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi khách hàng.

4. Giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp giao thông vận tải

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

- Có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng công nghệ, phương tiện kỹ thuật mới.

5. Các giải pháp, chính sách về đảm bảo an toàn giao thông

- Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

6. Các giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong giao thông vận tải

- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức vận tải hợp Iý phát huy lợi thế về vận tải đường thủy, đường sắt; nhanh chóng phát triển vận tải công cộng ở các đô thị, áp dụng vận tải đa phương thức.

- Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả; ứng dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác trong hoạt động giao thông vận tải.

7. Giải pháp, chính sách về hội nhập và cạnh tranh quốc tế

- Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại và phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn dịch vụ để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế.

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách cho phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

8. Giải pháp, chính sách đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải

- Sắp xếp lại các đơn vị quản lý theo mô hình chức năng, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước trong ngành giao thông vận tải nhằm tập trung nguồn lực vào đúng lĩnh vực hoạt động chủ yếu, sản phẩm chủ yếu, tăng cường năng lực cạnh tranh. Trước mắt tập trung vào các Tập đoàn, Tổng công ty.

- Đổi mới quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng phương pháp ứng dụng tin học và tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

9. Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ mới

- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực tư vấn, quản lý, thi công, bảo trì... trong lĩnh vực giao thông vận tải. Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới.

- Hiện đại hóa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ; áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác hệ thống giao thông vận tải.

- Triển khai thực hiện hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu mới phù hợp với kế hoạch và lộ trình chuyển đổi trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương với hướng tiếp cận đi thẳng vào công nghệ cao sử dụng vệ tinh và kỹ thuật số.

- Nâng cao năng lực các Viện nghiên cứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệm trong ngành giao thông vận tải...

10. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động; áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc.

- Đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Có chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi đối với người lao động trong điều kiện lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở các vùng sâu, vùng xa, lao động nặng nhọc, nguy hiểm...

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; định kỳ cập nhật, đề xuất, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Chiến lược phát triển giao thông vận tải, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No.  355/QD-TTg dated February 25, 2013 of the Prime Minister approving the adjusted strategy for development of Vietnam’s transport through 2020, with a vision toward 2030

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

At the request of the Ministry of Transport,

DECIDES

Article 1. Approving the adjusted strategy for Vietnam’s transport development towards 2020, and the orientation towards 2030, in particular:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. Transport is a crucial component in the socio-economic infrastructure, one of the three breakthroughs, of which the investments needs prioritizing in order to develop rapidly and sustainably, for the purpose of creating a foundation for socio-economic development, ensuring National defense and security, and serving the industrialization and modernization of the country.

2. Utilize the geographical advantage and natural resources, especially the marine potential, to develop the transport system reasonably and reduce social costs.

3. Develop comprehensive and focused transport infrastructure, take careful steps and drastic steps in modernization in order to create a complete and continuous network to connect the means of transport, the areas, between rural areas and urban areas nationwide. Emphasize the maintenance and application of developed technologies, improve the productivity, and ensure the efficiency and sustainability when developing the existing transport infrastructure.

4. Develop a modern, safe, and economical transport systems with higher and higher quality, reduce environmental pollution and save energy; apply advanced transport technologies, especially multimodal transport and logistics.

5. Integrate new investment with improvement, upgrade, and in-depth investment in order to increase the efficiency of existing transport facilities, quickly innovate and approach modern technologies, especially in shipbuilding, car manufacture, locomotive and carriage manufacture for domestic use and export.

6. Develop a diplomatic transport system which tightly connect with the domestic transport system in order to take the initiative in regional and international cooperation and integration.

7. Quickly develop the fast and massive means of transport in major cities (Hanoi and Ho Chi Minh city in the short term); develop urban transport towards public transport, ensure the modernity, safety, and convenience; develop the static traffic system; control the increase in number of private vehicles, relieve traffic congestion and ensure urban traffic safety and order.

8. Develop and connect local transport systems with the national transport system, create the continuity and efficiency.

9. Enhance the private participation in the development of transport infrastructure. Mobilize all resources to investing in the development of transport infrastructure. The users of transport infrastructure are responsible for paying fees for the maintenance of and reinvestment in the transport infrastructure.

10. Allocate land for developing transport infrastructure and ensuring traffic safety corridors. The land planning for transport infrastructure must have consistency and tight cooperation among the Ministries, agencies, and local governments.

II. TRANSPORT DEVELOPMENT OBJECTIVES THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

1. Development goals through 2020

By 2020, the Vietnam’s transport system would basically satisfy the demand for transport of the society, ensure the higher and higher quality and reasonable pricing; traffic accidents are controlled and reduced, environmental pollution is minimized; establish a reasonable transport system in general among the means of transport, gradually modernize and develop it in order to make Vietnam a modern industrialized country by 2020.

a) Regarding transport

- Harmoniously and reasonably develop the means of transport:

+ The primary objectives of road transport are goods collection, short-distance or medium-distance freight transport, and passenger transport.

+ The primary objectives of rail transport are long-distance or medium-distance freight transport; long-distance passenger transport in bulk, inter-provincial passenger transports, and public passenger transport in major cities.

+ The primary objectives of sea transport include trans-oceanic freight transport, coastal routes, especially North – South transport, coal transport serving thermoelectric plants, and transport of crude oil serving oil refineries. Increase the market share of export and import transport to 25 – 30%. Develop coastal and island passenger transport routes.

+ Primary objectives of inland water transport are domestic freight transport in bulk (coal, cement, fertilizers, building materials, etc.), and oversize and overweight cargo transport

+ Primary objectives of air transport are long-distance and international passenger and freight transport which have high economic value. Develop air transport into a safe and convenient mean of transport towards the open market, which connects with the regional and international air transport markets.

- The service proportion of different modes of transport by 2020:

The total volume of passenger transport in 6,240 million passengers, 86% - 90% of which is road transport, 1% – 2% is rail transport, 4.5% – 7.5% is inland water transport, and 1% - 1.7% is air transport. The total volume of freight transport in 2,090 million tones, 65% - 70% of which is road transport, 1% – 3% is rail transport, 17% – 20% is inland water transport, 9% - 14% is sea transport, and 0.1% - 0.2% is air transport.

- Develop means of transport suitable to transport infrastructure, types of cargo and passengers, ensuring technical standards on safety and environment.

b) Regarding the development of transport infrastructure

* The North – South axis

- Prioritize the investment in the completion, upgrade, and expansion of Highway 1 with 4 lanes. Concentrate on the investment in building some segments of freeways along the North – South route within an appropriate period of time, with due account taken of the general efficiency of the segments parallel to Highway 1. Invest in and clear the Ho Chi Minh road, and upgrade the segment that crosses Tay Nguyen. Invest in the important segments along the coastal routes associated with sea dykes.

- Focus on upgrading and modernizing the existing North – South railway. Keep considering the potential solutions to make suitable plans for investment in high-speed trains.

- Develop the air network according to fan-shaped models with high frequency of use and good transit services in Hanoi and Ho Chi Minh city.

* In the North

Develop the transport infrastructure in the North, with the epicenter being the Northern key economic region, and focus on the following objectives:

- Finish upgrading and expanding the local segments along Highway 1 with 4 lanes. Build new segments along the North – South freeway, and the freeway segments belonging two corridors and one economic belt Vietnam – China, the convergent freeways and ring roads of Hanoi. Finish upgrading and classifying the remaining highways, clear and upgrade the highways belonging to the Northern ring road system, finish investing in the border patrol road system according to the approved planning.

- Finish upgrading and modernizing the local railroad segments belonging to the North – South railroad, and classify the existing railroads. Consider building new Build new high-speed railroads belonging two corridors and one economic belt Vietnam – China, the routes to harbors and major economic zones.

- Prioritize the investment in building Lach Huyen International Harbor to receive ships up to 100,000 DWT (8,000 TEU); keep developing harbors, container terminals, and specialized ports to satisfy demands in each period; build passenger terminals in Hai Phong and Quang Ninh.

- Complete the classification and ensure the 24/24 operation of important inland water routes. Upgrade and build some new major harbors and freight terminals such as Ninh Phuc, Da Phuc, Viet Tri, Hoa Binh, and Phu Dong Container Terminal. Upgrade and build some new ports and passenger terminals in Hanoi, Hai Phong, and Quang Ninh.

- Prioritize the investments in upgrading and Cat Bi and Noi Bai International Air Ports; Noi Bai Airport is the gateway of the North. Safely and efficiently develop Dien Bien airport; restore Gia Lam, Na San, and Tho Xuan airports to satisfy the demands of socio-economic development. Consider building Quang Ninh and Lao Cai airports.

* In the Middle and Tay Nguyen

Develop the transport infrastructure in the Middle and Tay Nguyen, with the epicenter being the Central key economic region, and focus on the following objectives:

- Finish upgrading and expanding the local segments along Highway 1 with 4 lanes. Build the segments belonging to the North – South freeway. Upgrade and build the roads belonging to the East – West economic corridor, and the horizontal roads that connect the coast to provinces in Tay Nguyen, connect Vietnam’s harbors to neighboring countries such as Laos, Thailand, and Cambodia; classify the remaining highways.  Build the bordering corridor and the border patrol system according to the approved planning.

- Upgrade and modernize the existing railroad segments belonging to the North – South railroad in order to increase the efficiency. Consider building some new railways: Vung Ang – Cha Lo (Mu Gia), which connects the Tay Nguyen provinces, serve the extraction and production of aluminum in Tay Nguyen, and connects Tay Nguyen with harbors.

- Keep building, upgrading, and expanding Nghi Son, Cua Lo, Vung Ang, Da Nang, Dung Quat, and Quy Nhon harbors in order to satisfy the demands in each period. Build specialized harbors serving thermoelectric plants and alumina export. Select and build international passenger terminals in Hue, Da Nang, and Nha Trang. Encourage foreign investor to invest in Van Phong International Transit port.

- Improve and upgrade some important river routes, focus on lengthening the usable river segments.

- Focus on the investments in upgrading, modernizing, and efficiently using Da Nang and Cam Ranh International Airports. Keep upgrading Chu Lai airport to an international freight transit airport of the region. Upgrade Vinh, Phu Bai, Tuy Hoa, Pleiku, and Buon Ma Thuot airports to satisfy demands in each period. Consider developing Lien Khuong Airport into an international airport.

* In the South

Develop the transport infrastructure in the South, with the epicenter being the Southern key economic region, and focus on the following objectives:

- Finish upgrading and expanding the Southern segments along Highway 1 with 4 lanes. Build the freeway segments belonging to the North – South freeway, and the freeways that connect Ho Chi Minh city with the gateways, important junctions, and ring roads of Ho Chi Minh city; clear the South West bordering road; finish upgrading and put into use the remaining highways in accordance with their classifications.

- Upgrade and modernize the existing railroad segments belonging to the North – South railroad in order to increase the efficiency. Consider investing in the new railroad using a gauge of 1.435 m that connects Ho Chi Minh city and Vung Tau, and Ho Chi Minh city with Can Tho; consider building Di An – Loc Ninh railroad to connect with Trans-Asian Railway

- Focus on the investments in building Cai Mep – Thi Vai International Harbor to receive ships up to 100,000 DWT (8,000TEU). Keep investing in the development and efficiently developing the local harbors and terminals in accordance with the approved planning. Build new ship channels into Hau River through Quan Chanh Bo channel for ships up to 100,000 DWT, together with expanding and upgrading Can Tho – Cai Cui harbor to a major harbor in the South West.

- Finish classifying the ships, and ensure the 24/24 operation of the primary water routes form Ho Chi Minh city to South West provinces, the routes along Tien river and Hau river. Build and upgrade the inland freight and passenger terminals. Increase the capacity of water transport to 70% - 75% of transport proportion in the South West.

- Focus on the investments in upgrading and modernizing Tan Son Nhat International Airport. Keep upgrading Ca Mau, Rach Gia, and Con Dao airports to satisfy demands; ensure the efficient development of Can Tho and Phu Quoc International Airports. Consider building Vung Tau airport. Encourage private – public cooperation to boost the investment in building Long Thanh International Transit Airport.

c) Urban transport development.

- Reasonably develop urban transport and public transport infrastructure, allocate 16% - 26% of land for urban transport. Rapidly develop bus systems in major cities; quickly invest in bulk public routes such as elevated railway and subway in order to undertake 25% - 30% of public passenger transport. Control the development of private motorbikes and cars, especially in Hanoi and Ho Chi Minh city.

- Focus on the investments in upgrading, expanding, and building new convergent routes, big intersections, bypasses, and ring roads. Boost the progress of some urban railway projects and suburban railway of Hanoi and Ho Chi Minh city.

- Scientifically organize urban transport using modern technologies and instruments such as signals, control stations, camera systems, and Intelligent Transportation System (ITS). Upgrade two traffic control centers in Hanoi and Ho Chi Minh city; invest in similar centers in other cities where necessary.

d) Regarding rural transport development.

- Maintain, strengthen, and upgrade the existing transport system in accordance with the technical standards of rural roads, satisfying the demands of industrialization and modernization of agriculture and rural areas. The proportion of hard roads, asphalted roads or concrete roads in is 100% for district roads, 70% for commune roads, and 50% for village roads.

- Finish building new roads to centers of communes without roads, to agricultural plantations, forestry plantations, and industrial points.  Step by step build the system of tunnels and over bridges at the intersections along freeways, highways, and local roads, in order to ensure traffic safety. Emphasize the development of water transport in Mekong Delta.

- Consider using local materials, select road structures suitable for the local conditions and climate, prioritize cement when building and upgrading rural roads.

- Reasonably use traditional means of transport; develop small motor vehicles that suit the rural infrastructure and living standards of the majority of people

dd) Regarding transport industry development.

- Shipbuilding industry: focus on the demanded and competitive products to satisfy domestic demands and export. Build ships of 100,000 DWT or lower; repair ships of 150,000 DWT or lower.

- Car and construction vehicle industry: focus on the assembly and manufacture of buses, heavy trucks, agricultural trucks, and some types of construction vehicles to satisfy domestic demands and export.

- Railway industry: focus on building new passenger and freight cars that are modern, convenient, and diverse to serve domestic use and export.  Manufacture some parts, components, and assemble modern locomotives.

- Aviation industry: improve the capability of repairing and maintaining aircrafts, aircraft engines, and specialized equipment; ensure the autonomy when providing aircraft maintenance and repair services for domestic airlines, aiming for providing services for foreign airlines.

2. Vision towards 2030

Basically complete the nationwide transport system by 2030, ensure the connection and reasonable development among the means of transport. The transport and service quality is raised; ensure the fast, safe, and convenient services.

Basically complete the freeways; start building some segments along the North – South high-speed railway.  The technical standards of Vietnam’s road and railway system are consistent and convenient for connecting with the road systems of ASEAN, Greater Mekong Sub-region, and Trans-Asian Railway.

The harbor system is able to satisfy the demand for goods circulation, export and import. The international gateway harbors in key economic regions associated with goods distribution centers and the transport systems are able to create a modern and effective logistics network comparable to that of other developed countries in the region.

Finish classifying, and ensure the 24/24 operation of the ships along inland water routes. Mechanize loading in harbors and inland ports. Rapidly develop water routes to islands.

Basically complete the nationwide system of modern airports; the role and scale of Noi Bai and Long Thanh International Airports are comparable to that of major international airports in the region. The air control system is modern; the communication, navigation, and surveillance devices are able to cover the whole flight information region (FIR) of Vietnam in accordance with the aviation plan of ICAO.

Develop a modern and civilized urban transport system. Step by step develop the bulk passenger transport routes in cities type I. Keep developing the urban railway system in Hanoi and Ho Chi Minh city to reach 40% - 50% of public transport.

III. MAJOR SOLUTIONS AND POLICIES

1. The solutions and policies to generate capital for transport infrastructure development.

- Increase the annual investments in transport infrastructure from the State budget and Government bonds to reach 3.5% - 4.5% of GDP; prioritize crucial works. Issue bonds guaranteed by the Government to invest in some urgent works.

- Mobilize all resources; keep completing the policies and mechanism for attracting all economic sectors, including foreign investors, to invest in transport infrastructure development in various forms such as BOT, BT, BTO, PPP. Amend the regulations on the financial incentives for taxation, pricing, fees and charges, franchise, etc. in order to increase the commerciality of traffic projects and contributing responsibility of users.

- Strongly attract and efficiently use capital from ODA. Encourage sponsors to provide ODA for transport infrastructure development, especially for major works that are widespread and could make breakthroughs. Consider taking appropriate steps to improve the efficiency of PPP model between foreign investors with ODA from other countries and international organizations.

- Quickly establish the Road Maintenance Fund. Consider establishing the Transport Infrastructure Development Fund

2. Solutions for improving the efficiency of investments, the consistency and connection of transport infrastructure development.

- Make focused investments, avoid unfocused investments; make significant change in distributing investments in traffic sectors.

- Focus on the investments in the widespread works that connect the means of transports and the works in the same system in key economic regions and international gateways.

3. Solutions and policies on transport development

- Consider restructuring the entire transport discipline to harmoniously and reasonably develop the means of transport, ensure the socio-economic efficiency, traffic safety, environment protection, and sustainable development.

- Encourage all economic sectors to participate in providing transport services and their ancillary services. Establish some transport enterprises funded by the State to serve the demanded routes such as the North – South route, urban public transport, transport in remote areas, on islands, and other irregular objectives where necessary.

- Support the enterprises that provide public transport services and transport services in remote areas and difficult areas.  Encourage the use of vehicles manufactured or assembled at home.

- Establish a system of fees and charges as an instrument for macro-regulation to orient the reasonable development of means of transport.

- Diversify transport services and their ancillary services, ensure the quality, safety, convenience, and reduction of social cost rapidly develop multimodal transport and logistics services in freight transport.

- Intensify the management and periodic inspection of quality of vehicles and transport services, especially those of passenger transport. Development the associations to protect customers’ interests.

4. Solutions and policies on transport industry development

- Encourage and enable transport industry enterprises to expand their cooperation at home and with foreign partners for raising capital, technology transfers, exchanging management experience, and localization. Focus on the production of competitive products.

- Provide policies to enable enterprises to approach and apply new technologies and instruments.

5. Solutions and policies on traffic safety

- Rapidly implement the National Strategy for Road Traffic Safety by 2020, and the orientation towards 2030.

- Boost the investment in comprehensively improving and upgrading the transport infrastructure, ensure the safety corridor, and eliminate the accident black spots for the purpose of reducing traffic accidents and road casualties.

- Complete the legislative system, strengthen the traffic safety management from central to local government, aiming for the sustainable traffic safety; improve the efficiency of propagation and education, together with intensifying the enforcement of laws on traffic safety.

- Improve the quality of training, testing, and managing vehicle operators; and the quality of vehicle inspection.

- Enhance the rescue works to minimize the damage caused by road accidents.

6. Solutions for environment protection and sustainable transport development

- Step by step control and prevent the increase of environmental pollution due to transport activities.

- Improve the efficiency of energy use in transport on the basis of reasonable transport organization, and take advantage of water and railway transport; rapidly develop public transport in cities, and apply multimodal transport.

- Improve the adaptability to climate change and sea level rise of transport infrastructure.

- Boost the application of technologies and the use of vehicles that effectively consume energy; use clean energy, renewable energy, and other alternative energy in transport.

7. Solutions and policies on international integration and competition

- Comprehensively develop the diplomatic transport infrastructure, vehicles, and loading instruments that conform with the technical standards of developed countries in the region and in the world. Improve the quality of services to ensure the international competitiveness.

- Keep amending and supplementing the legislative system, the institution, and policies to suit the regulations of WTO the international cooperation organizations to which Vietnam is a signatory.

8. Solutions and policies on innovating management and restructuring state-owned enterprises engaged in the transport industry

- Rearrange the management units according to the function models, specify the State management functions of State agencies with business management functions of enterprises.

- Boost the restructuring of state-owned enterprise engaged in the transport industry in order to focus resources on primary activities and products, and improve the competitiveness. Focus on corporations and general companies in the short term.

- Innovate the administrative management of transport by applying IT and international standards (ISO).

9. Solutions and policies on the application of new technologies

- Formulate and complete the standards, regulations, processes, economic and technical norms applicable to the consultancy, management, construction, maintenance of the transport industry. Encourage the application of new technologies and new materials.

- Modernize vehicles and loading instruments; apply advanced transport technologies, especially multimodal transport and logistics services.  Apply information technology to the management, operation, and development of the transport system.

- Put into use the communication, navigation, surveillance, and air control system that suit the transformation plan within the Asia-Pacific area by directly approaching digital technologies using satellites.

- Improve the capability of research centers of the transport industry.

10. Solutions and policies on human resources development 

- Diversify the training; encourage the private participation in training to improve the competence of managers, officials and employees; apply the open enrolment via testing and probation.

- Invest on improving the capability and equipment of training centers, especially training pilots, officers, and crewmembers, to improve the competence of human resources. Enhance the cooperation among the employers and training centers to satisfy the practical demand and efficiently use the trained human resources.

- Provide policies on salary and incentives for workers working in special conditions of the transport industry, especially ones in charge of the maintenance of the transport infrastructure in remote areas, and ones doing hard and dangerous works, etc.

Article 2.Organization of implementation

1. The Ministry of Transport shall preside and cooperate with other Ministries, agencies, and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in implementing the “Strategy for Transport Development by 2020 and the Orientation towards 2030”; periodically update and suggest adjustments to suit the demands of development.

2. Other Ministries, agencies, and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for cooperating with the Ministry of Transport in accomplishing the objective and reaching the targets of the Strategy for Transport Development by 2020, ensure the consistency with the implementation of the local socio-economic development plans.

Article 3.This Decision takes effect on the signing date, and supersedes the Decision No. 35/2009/QD-TTg dated March 03rd 2009, approving the Strategy for Transport development by 2020 and the Orientation towards 2030.

Article 4.The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are responsible for the implementation of this Decision./.

For the Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 355/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất