Quyết định 2106/QĐ-GTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam

thuộc tính Quyết định 2106/QĐ-GTVT

Quyết định 2106/QĐ-GTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2106/QĐ-GTVT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Bùi Văn Sướng
Ngày ban hành:23/08/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 2106/QĐ-GTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2106/QĐ-GTVT NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ BỐC DỠ, GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN HÀNG HOÁ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;

- Để phù hợp với hoạt động thực tiễn của các cảng biển Việt Nam trong cơ chế thị trường;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành "Thể lệ bốc dỡ, giao nhận vào bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam".
Điều 2.- Quyết định này huỷ bỏ Quyết định số 2073 QĐ/VT ngày 6/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.- Ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỂ LỆ
BỐC DỠ, GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN HÀNG HOÁ
TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-GTVT ngày 23/8/1997
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
1. Thể lệ này quy định những nguyên tắc về việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam.
2. Cảng biển Việt Nam là cảng biển đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố cho tàu thuyền ra vào hoạt động theo quy định của pháp luật, sau đây gọi tắt là cảng.
Điều 2.-
1. Thể lệ này được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản tất cả các loại hàng hoá tại cảng.
2. Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá tại cảng được thực hiện theo quy định của Thể lệ này và các quy định của pháp luật về Hải quan, Thuế vụ, Kiểm dịch, Y tế... có liên quan.
Điều 3.- Trong Thể lệ này, các từ ngữ sau đây được hiểu là:
a. "Hàng nhập khẩu" là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển từ nước ngoài đến cảng và dỡ tại cảng của Việt Nam.
b. "Hàng xuất khẩu" là hàng hoá được đưa ra cảng để bốc xuống tàu biển vận chuyển ra nước ngoài.
c. "Hàng nội địa" là hàng hoá được vận chuyển bằng tàu biển giữa các cảng Việt Nam và được bốc xuống tàu hoặc dỡ lên khỏi tàu tại các cảng đó.
d. "Bốc hàng" là đưa hàng từ cảng hoặc hàng từ phương tiện vận chuyển khác đến cảng để xếp hàng đó lên tàu.
c. "Dỡ hàng" là đưa hàng từ tàu lên cảng hoặc phương tiện khác.
e. "Người giao hàng", "Người nhận hàng", "Người thuê vận chuyển" được hiểu như quy định tại Điều 61 và Điều 93 Bộ Luật hàng hải Việt Nam, sau đây gọi là Chủ hàng.
g. "Người vận chuyển" được hiểu như quy định tại Điều 61 Bộ Luật hàng hải Việt Nam.
h. "Người được uỷ thác" là tổ chức hoặc cá nhân được chủ hàng hoặc người vận chuyển uỷ quyền để thực hiện việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng.
CHƯƠNG II
HỢP ĐỒNG BỐC DỠ, GIAO NHẬN, BẢO QUẢN HÀNG HOÁ
Điều 4.- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá tại cảng được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa cảng với chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được uỷ thác. Hợp đồng phải được lập theo quy định của pháp luật.
Điều 5.- Các tổ chức, cá nhân có khối lượng hàng ít không chủ động ký hợp đồng được thì việc bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng được thực hiện theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật của Việt Nam.
CHƯƠNG III
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
Điều 6.- Việc giao nhận hàng hoá các bên được quyền lựa chọn phương thức có lợi nhất và thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hoá là nhận bằng phương thức nào thì giao bằng phương thức ấy.
Phương thức giao nhận gồm:
1. Giao nhận nguyên bao, kiện, bó, tấm, cây, chiếc.
2. Giao nhận nguyên hầm cặp chì.
3. Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích theo phương thức cân, đo, đếm.
4. Giao nhận theo mớn nước.
5. Giao nhận theo nguyên container niêm chì.
6. Kết hợp các phương thức giao nhận nói trên.
7. Các phương thức giao nhận khác.
Điều 7.-
Trách nhiệm giao nhận hàng hoá là của chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác với người vận chuyển. Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng hoá đảm bảo được định mức xếp dỡ của cảng. Nếu việc giao nhận hàng không đáp ứng định mức xếp dỡ của cảng thì cảng được phép dỡ hàng lên kho bãi cảng (đối với hàng nhập) hoặc yêu cầu chủ hàng tập kết trước hàng vào kho bãi cảng (đối với hàng xuất), chủ hàng phải thanh toán chi phí phát sinh cho cảng.
Điều 8.- Trong trường hợp người nhận hàng hoặc người được uỷ thác nhận hàng không thực hiện việc nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển hoặc theo định mức bốc dỡ hàng hoá được cảng chính thức công bố, thì người vận chuyển và cảng có quyền lập biên bản, dỡ hàng lên khỏi tàu và ký gửi vào kho bãi cảng. Người nhận hàng có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí có liên quan.
Điều 9.- Trong trường hợp có hàng hoá phải lưu kho bãi của cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải giao nhận trực tiếp với người vận chuyển đồng thời giao nhận với cảng khối lượng hàng hoá lưu kho bãi cảng.
Nếu người được chủ hàng uỷ thác là cảng thì cảng phải thực hiện theo hợp đồng uỷ thác đã ký kết với chủ hàng.
Điều 10.-
1. Hàng hoá thông qua cảng phải có đầy đủ ký, mã hiệu hàng hoá theo quy định hiện hành, trừ hàng rời, hàng trần giao nhận theo tập quán thương mại.
2. Đối với hàng container: số hiệu container phải rõ ràng, tình trạng kỹ thuật vỏ còn nguyên vẹn và còn nguyên niêm chì.
3. Đối với hàng nguyên hầm cặp chì: phải còn nguyên niêm chì.
4. Nếu những yêu cầu tại khoản 1, 2, 3 Điều này không đảm bảo gây nên nhẫm lẫn, chậm trễ trong giao nhận thì cảng được miễn trách nhiệm.
Điều 11.-
Cảng giao hàng cho người nhận hàng theo nguyên tắc:
- Người nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và có chứng từ thanh toán các loại cước phí cho cảng.
- Người nhận hàng phải nhận liên tục trong một thời gian nhất định khối lượng hàng hoá trong một vận đơn hoặc giấy gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương hoặc một lệnh giao hàng.
- Cảng giao nhận hàng hoá cho người nhận hàng theo phương thức giao nhận quy định tại Điều 6 của Thể lệ này.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao, kiện hoặc dấu xi chì con nguyên vẹn.
- Trường hợp hàng hoá giao nhận theo phương thức nguyên bao, kiện, bó, tấm, cây, chiếc, nếu có rách vỡ phát sinh thì giao nhận theo thực tế số hàng rách vỡ phát sinh. Tình trạng hàng hoá rách vỡ phải được xác lập bằng văn bản và có chữ ký của các bên liên quan.
Điều 12.-
Trước khi ký nhận hàng với cảng, người nhận hàng phải kiểm tra hàng hoá hoặc tình trạng kỹ thuật và niêm chì của container ngay tại kho bãi của cảng. Nếu hàng hoá do cảng chuyển đến kho bãi của người nhận hàng theo hợp đồng uỷ thác thì chủ hàng phải kiểm tra hàng hoá trước khi ký nhận tại kho của chủ hàng.
Cảng không chịu trách nhiệm về những hàng hoá bị hư hỏng hoặc mất mát mà người nhận hàng phát hiện sau khi đã ký nhận với cảng.
Điều 13.-
Những giấy tờ về hàng hoá người vận chuyển phải giao cho cảng:
1. Đối với hàng nhập khẩu:
- Lược khai hàng hoá 02 bản - Sơ đồ hàng hoá 02 bản - Chi tiết hầm hàng 02 bản - Hàng quá khổ quá tải (nếu có) 02 bản
Các loại giấy tờ trên giao cho cảng trước 24 giờ khi tầu đến vị trí đón trả hoa tiêu. Nếu cảng là người được uỷ thác thì còn phải giao cho cảng 01 bộ vận đơn.
Trường hợp hàng hoá trong container lưu tại kho bãi cảng, người nhận hàng phải giao cho cảng:
- Lệnh giao hàng (có dấu xác nhận của Hải quan) 01 bản - Bản sao vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương 01 bản
- Giấy mượn vỏ container (nếu muốn đưa container về kho
của chủ hàng để rút, đóng hàng) 01 bản
2. Đối với hàng xuất khẩu (kể cả hàng hoá trong container):
- Lược khai hàng hoá 05 bản - Sơ đồ hàng hoá 02 bản
(giao cho cảng trước 08 giờ bốc hàng xuống tàu)
3. Đối với hàng nội địa:
a. Tại cảng bốc hàng:
- Giấy vận chuyển hàng 05 bản
(giao cho cảng trước 24 giờ tàu đến vị trí bốc hàng)
- Sơ đồ hàng hoá 02 bản
(giao cho cảng trước 08 giờ bốc hàng xuống tàu)
b. Tại cảng dỡ hàng:
- Giấy vận chuyển hàng hoá 02 bản - Sơ đồ hàng hoá 02 bản Các giấy tờ này giao cho cảng chậm nhất 08 giờ trước khi tàu đến vị trí dỡ hàng.
Trong trường hợp cảng là người được uỷ thác giao nhận hàng với tàu thì ngoài các giấy tờ quy định trên còn phải giao cho cảng 01 bộ vận đơn.
4. Đối với hàng quá cảnh, hàng chuyển tải, hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất: phải được ghi rõ loại hàng trong vận đơn, lược khai hàng hoá hoặc các chứng từ có liên quan khác theo quy định của pháp luật đối với loại hàng đó.
5. Đối với hàng hoá cầm giữ hàng hải: người vận chuyển phải xác nhận bằng văn bản đó là hàng hoá cấm giữ hàng hải.
Các giấy tờ quy định tại Điều này phải giao cho cảng kịp thời, nếu không cảng không chịu trách nhiệm về thời gian tầu chờ đợi để bốc dỡ hàng hoá.
CHƯƠNG IV
BỐC DỠ HÀNG HOÁ
Điều 14.-
Việc bốc dỡ hàng hoá trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được uỷ thác muốn đưa người và phương tiện của mình vào cảng để bốc dỡ hàng hoá thì phải được sự đồng ý của cảng và phải trả các chi phí có liên quan cho cảng theo thoả thuận.
Điều 15.-
Cảng phải công bố định mức bốc dỡ cho từng loại hàng, từng loại tàu khác nhau trên cơ sở khả năng bốc dỡ thực tế của cảng.
Các bên liên quan có thể thoả thuận định mức bốc dỡ với cảng nhưng không được thấp hơn định mức đã công bố.
Điều 16.-
Khi bốc dỡ những loại hàng hoá phải bảo vệ đặc biệt hoặc hàng nguy hiểm thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải báo cáo cho cảng biết những đặc điểm của hàng hoá để có những biện pháp bốc dỡ thích hợp và nếu cần chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải trực tiếp hướng dẫn cảng việc bốc dỡ hàng hoá đó.
Điều 17.-
1. Tàu phải chăm lo đủ ánh sáng trong hầm hàng và các nơi cần thiết khác cũng như các trang thiết bị làm hàng khác để đảm bảo an toàn cho việc bốc dỡ hàng hoá.
2. Cảng có quyền từ chối hoặc đình chỉ việc bốc dỡ hàng hoá trong các trường hợp tàu không đủ điều kiện an toàn để làm hàng. Trong trường hợp này, cảng và các bên có liên quan phải lập biên bản xác nhận các vi phạm quy định về đảm bảo an toàn bốc dỡ hàng hoá.
Điều 18.-
Cảng có quyền từ chối không nhận bốc dỡ những hàng hoá không có kỹ mã hiệu hoặc ký mã hiệu không rõ ràng hoặc bao bì không đảm bảo an toàn trong khi bốc dỡ. Trường hợp hàng hoá có trọng lượng thực tế không đúng với trọng lượng đã ghi trên lược khai hàng hoá của tàu thì chủ hàng phải chịu mức cước xếp dỡ cao hơn mức cước quy định đối với phần trọng lượng vượt quá so với lược khai hàng hoá (mức cước này do Cảng quy định). Nếu vì sai trọng lượng mà gây thiệt hại đến phương tiện thiết bị xếp dỡ của cảng thì chủ hàng có trách nhiệm bồi thường cho cảng.
CHƯƠNG V
BẢO QUẢN HÀNG HOÁ
Điều 19.-
1. Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hoá lưu kho bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp với từng vận đơn, từng lô hàng.
2. Cảng có quyền từ chối việc nhận bảo quản và lưu kho bãi cảng đối với hàng hoá không có ký mã hiệu hoặc kỹ mã hiệu không rõ ràng hay bao bì không bảo đảm an toàn cho việc lưu giữ hàng hoá.
3. Trường hợp phát hiện hàng lưu ở kho bãi cảng có hiện tượng bị hư hỏng, cảng phải báo cáo ngay cho chủ hàng đến giải quyết đồng thời tiến hành nhưng biện pháp cần thiết để ngăn chặn và hạn chế tổn thất. Chủ hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh cho cảng nếu không chứng minh được rằng những biện pháp do cảng tiến hành là không cần thiết.
Điều 20.-
1. Thời gian hàng hoá phải lưu kho bãi của cảng do chủ hàng hoặc người vận chuyển hoặc người được uỷ thác thoả thuận với cảng thông qua hợp đồng.
Nếu quá thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng 7 ngày mà chủ hàng không thanh toán mọi chi phí cho cảng hoặc không ký hợp đồng gia hạn thêm thời gian lưu kho bãi thì cảng thông báo cho chủ hàng bằng văn bản. Sau 15 ngày (theo dấu bưu điện) mà chủ hàng không trả lời hoặc không có phương án giải quyết thoả đáng thì cảng được xử lý số hàng hoá đó theo quy định của pháp luật.
2. Cước, phí lưu kho bãi cảng được tính theo nguyên tắc luỹ tiến theo thời gian.
CHƯƠNG VI
THANH TOÁN, BỒI THƯỜNG, THƯỞNG PHẠT
Điều 21.-
Việc thanh toán cước, phí, lệ phí và các chi phí khác có liên quan đến bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hoá tại cảng căn cứ vào các quy định của pháp luật và hợp đồng đã kỹ kết giữa cảng và các bên liên quan.
Điều 22.-
Mọi vi phạm pháp luật và hợp đồng đã ký có gây thiệt hại cho phía bên kia thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại đó.
Những thiệt hại đều phải được chứng minh bằng giấy tờ hợp pháp và việc bồi thường thiệt hại được tính bằng tiền.
Điều 23.-
Trước, trong và sau khi dỡ hàng ra khỏi tàu, nếu nghi ngờ hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất do người giao hàng hoặc người thuê vận chuyển hoặc người vận chuyển gây ra thì người nhận hàng hoặc người được uỷ thác phải lập biên bản với người vận chuyển để làm cơ sở đòi bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
Điều 24.-
1. Trong quá trình bốc dỡ, hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất do người bốc dỡ của cảng gây ra thì cảng phải bồi thường cho chủ hàng.
2. Hàng hoá lưu tại kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất, các bên liên quan phải lập biên bản, có xác nhận của cảng và có kết luận của giám định đối với hàng hoá đó.
3. Cảng bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại nếu không chứng minh được cảng không có lỗi.
Điều 25.-
Hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại gồm:
- Biên bản xác nhận hàng hoá bị hư hỏng giữa các bên liên quan.
- Biên bản giám định tổn thất hàng hoá của cơ quan giám định.
- Giấy xác nhận hàng hoá thiếu hụt của cảng hoặc chứng từ chưa giao hàng của cảng, nếu hàng lưu kho bãi cảng.
- Vận đơn hoặc hoá đơn mua hàng hoặc giấy gửi hàng, hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương.
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc giải quyết bồi thường (nếu cần)
Điều 26.-
Bên bị thiệt hại đòi bồi thường tổn thất phải gửi hồ sơ cho bên bồi thường trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đã nhận xong hàng hoặc từ ngày người nhận hàng nhận được chứng từ không đủ cơ sở pháp lý để đòi chủ tàu bồi thường, nếu cảng là người được uỷ thác giao nhận với tàu.
Sau 15 ngày (theo dấu bưu điện) kể từ ngày nhận được hồ sơ đòi bồi thường, bên bồi thường phải trả lời cho bên đòi bồi thường biết chấp nhận hoặc không chấp nhận bồi thường
Điều 27.-
Trong thời gian 90 ngày kể từ ngày bên bị khiếu nại nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, hai bên phải thương lượng giải quyết xong. Nếu không đạt được kết quả thì các bên có quyền khiếu nại lên cơ quan xét xử do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật (nếu không có thoả thuận).
Điều 28.-
Bồi thường tổn thất hàng hoá theo nguyên tắc:
- Mất nguyên bao, nguyên kiện phải bồi thường nguyên bao, nguyên kiện.
- Mất mát hoặc hư hỏng một phần phải bồi thường phần hư hỏng, mất mát, chủ hàng phải nhận phần hàng còn lại.
- Tiền bồi thường hàng hoá căn cứ vào thời giá của hàng hoá đó tại nơi và lúc bồi thường, nếu các bên liên quan không có thoả thuận khác.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 2106/QD-GTVT
Hanoi , August 23, 1997
 
DECISION
PROMULGATING THE REGULATION ON THE LOADING AND DISCHARGE, DELIVERY AND RECEIPT AND PRESERVATION OF CARGOS AT VIETNAM�S SEA-PORTS
THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
Pursuant to Decree No.22-CP of March 22, 1993 of the Government on the tasks, powers, State management responsibility and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
To conform with the actual operation of Vietnam’s sea-ports under the market mechanism;
At the proposals of the Head of the Legal Department of the Ministry of Communications and Transport and the Head of the Maritime Department of Vietnam,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate the "Regulation on Loading and Discharge, Delivery and Receipt and Preservation of Cargos at Vietnam’s Sea-ports"
Article 2.- This Decision shall replace Decision No.2073-QD/VT of October 6, 1991 of the Minister of Communications and Transport and takes effect 15 days after its signing.
Article 3.- The Head of the Maritime Department of Vietnam shall have to guide and supervise the implementation of this Decision.
Article 4.- The Head of the Ministry’s Office, the Head of the Legal Department- Transport, the Head of the Maritime Department of Vietnam and the heads of the related agencies and units shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Bui Van Suong
 
REGULATION
ON THE LOADING AND DISCHARGE, DELIVERY AND RECEIPT AND PRESERVATION OF CARGOS AT VIETNAM�S SEA-PORTS
(issued together with Decision No.2106/QD-GTVT of August 23, 1997 of the Minister of Communications and Transport)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. This Regulation lays down the principles for loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at Vietnam’s sea-ports.
2. Vietnam’s sea-ports are those announced by the competent State agency for the entry or exit of vessels under the provisions of law, which shall be called hereafter as ports for short.
Article 2.-
1. This Regulation shall apply to all organizations and individuals involved in the loading and discharge, delivery and receipt and preservation of all kinds of cargo at ports.
2. The loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at ports shall comply with the provisions of this Regulation and the related provisions of law regarding customs, taxation, quarantine, health care, etc.
Article 3.- In this Regulation, the terms below shall be construed as follows:
a/ "Import cargo" is the cargo transported by a sea-going vessel from overseas to a Vietnamese port and discharged thereat.
b/ "Export cargo" is the cargo carried to a port to be loaded on board a sea-going vessel then transported overseas.
c/ "Domestic cargo" is the cargo transported by a sea-going vessel from and to a Vietnamese port to be loaded or unloaded thereat.
d/ "Loading" is the act of carrying cargos from ports or from transport means to ports for loading on board ships.
e/ " Discharge" is the act of carrying cargos from ships to ports or onto other transport means.
f/ "Shipper", "Cargo recipient", "Charterer" shall be construed as provided for in Articles 61 and 93 of the Maritime Code of Vietnam, hereafter referred to as cargo owner.
g/ "Carrier" shall be construed as provided for in Article 61 of the Maritime Code of Vietnam.
h/ "Consignee" is an organization or individual consigned by the cargo owner or the carrier to perform the service of loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at a port.
Chapter II
CONTRACT ON THE LOADING AND DISCHARGE, DELIVERY AND RECEIPT AND PRESERVATION OF CARGO
Article 4.-
The loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at a port shall be performed on the basis of a contract between the port and the cargo owner, the carrier or the consignee. Such contract must be made in accordance with the provisions of law.
Article 5.- For organizations or individuals that possess small amounts of cargos and do not sign a contract on its own initiative, the loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at the port shall comply with international practice and Vietnamese law.
Chapter III
DELIVERY AND RECEIPT OF CARGO
Article 6.- The parties to a contract shall be entitled to select the most advantageous mode of delivery and receipt of cargos under their agreement stated clearly in the contract. The general principle for cargo delivery and receipt is that the mode of receipt shall be the mode of delivery.
Modes of delivery and receipt include:
1. Delivery and receipt in whole bag, package, bundle, sheet, roll or piece
2. Delivery and receipt with lead seal intact
3. Delivery and receipt according to quantity, weight or volume determined by weighing, measuring or counting
4. Delivery and receipt according to water lines
5. Delivery and receipt in containers with lead seal intact
6. Combining the above-said modes of delivery and receipt
7. Other modes of delivery and receipt.
Article 7.- The cargo delivery and receipt responsibility rests with the cargo owner or his/her consignee and the carrier. The cargo owner shall have to organize the delivery and receipt of cargo according to the port’s loading and unloading norms. If the delivery and receipt of cargos do not meet the port’s loading and discharge norms, the port shall be entitled to discharge the cargo at its warehouse or yard (for import cargos) or request the cargo owner to gather the cargo in front of its warehouse or yard (for export cargo) and the cargo owner shall have to pay all the cost arising therefrom to the port authority.
Article 8.- In case the cargo recipient or the consignee fails to receive the cargo as agreed upon in the transportation contract or fails to comply with the cargo loading and discharge norms officially announced by the port, the carrier and the port shall be entitled to make a record thereof, discharge the cargo from the vessel and deposit it at the port’s warehouse or yard. The cargo recipient shall have to pay all related costs.
Article 9.- In case the cargo is kept at the port’s warehouse or yard, the cargo owner or his/her consignee shall have to deliver to or receive directly to or from the carrier and the port the amount of cargos kept at the port’s warehouse or yard.
If the cargo owner’s consignee is a port, such port shall have to comply with the consignment contract it has signed with the cargo owner.
Article 10.-
1. Cargos transported through ports must carry the signs and marks as prescribed by current regulations, except for bulk or unpacked cargos, that must be delivered and received according to trade practice.
2. With regard to cargos in containers: the containers numbers must be clearly written and their covers technical conditions and lead seals must be intact.
3. With regard to cargos in holds with lead seal: the lead seal must be intact.
4. If the requirements mentioned in Items 1, 2 and 3 of this Article are not met, thus causing mistake or delay in the delivery and receipt of cargo, the port shall be exempt from any liability therefor.
Article 11.- The port shall deliver the cargo to the cargo recipient according to the following principles:
- The cargo recipient shall have to produce valid documents certifying his/her right to receive the cargo together with vouchers of his/her payment of all charges and freights to the port.
- The cargo recipient shall have to uninterruptedly within a certain period of time receive the amount of cargos stated in a bill of lading, a waybill, a document on the transportation of cargo of equivalent value or a cagro delivery order.
- The port shall deliver the cargo to the cargo recipient in accordance with the mode of delivery and receipt stipulated in Article 6 of this Regulation.
- The port shall not take responsibility for the cargos inside bags and packages if such bags and packages as well as the lead seals thereon remain intact.
- In case the cargo is delivered and received in whole bags, packages, sheets, rolls or pieces, if any is torn or broken, the delivery and receipt shall be made according to the actual number of torn or broken cargos. The state of torn or broken cargos must be recorded in a document to be signed by the parties concerned.
Article 12.- Before signing the receipt of cargo from the port, the recipient shall have to check such cargo or its technical conditions and the containers lead seals right at the port warehouse or yard. If the cargo is carried by the port to the cargo recipient’s warehouse or yard under a consignment contract, the cargo owner shall have to check the cargo before signing the receipt thereof at his/her warehouse.
The port shall not take responsibility for any damage or loss to the cargo that is detected by the cargo recipient after he/she has signed the receipt thereof with the port.
Article 13.- Papers related to the cargo that must be handed over by the carrier to the port:
1. For import cargo:
- A brief declaration of the cargo: 02 copies
- The cargo scheme: 02 copies
- Description of the cargo hold: 02 copies
- Oversize or overload cargo (if any): 02 copies
The above-mentioned papers shall be handed over to the port 24 hours before the vessel arrives at the place where the pilot is taken and return. If the port is also the consignee, it must also be given one copy of the bill of lading.
In case the cargo in containers is deposited at the port warehouse or yard, the cargo recipient shall have to produce to the port:
- The cargo delivery order (with seal of certification by the Customs): 01 copy
- A copy of the bill of lading or the equivalent waybill: 01 copy
- The paper on borrowing the empty containers (if he/she wants to carry the containers to the cargo owner’s warehouse for cargo loading or discharge): 01 copy
2. For export cargo (including cargo in containers):
- A brief declaration of the cargo: 05 copies
- The cargo scheme: 02 copies
(to be handed to the port 8 hours before loading the cargo on board the vessel)
3. For domestic cargo:
a/ At the port of loading:
- The permit for the transportation of cargo: 05 copies
(to be handed to the port 24 hours before the vessel arrives at the place of loading)
- The cargo scheme: 02 copies
(to be handed over to the port 8 hours before the cargo is loaded on board the vessel)
b/ At the port of discharge:
- The permit for the transportation of cargo: 02 copies
- The cargo scheme: 02 copies
These papers shall be handed to the port at least 8 hours before the vessel arrives at the place of discharge.
If the port is assigned with delivery and receipt of cargos with a vessel, it must also be given a copy of the bill of lading besides the above-said papers.
4. With regard to cargo in transit, cargo transferred from one means of transport to another, cargo transferred across the border or cargo temporarily imported for re-export: the type of the cargo must be stated clearly in the bill of lading which shall be attached to a brief description of the cargo or relevant vouchers as stipulated for such cargo by law.
5. With regard to cargo under maritime bailment: the carrier shall have to certify in writing that such cargos are under maritime bailment.
All papers prescribed in this Article must be handed in time to the port. If not, the port shall not take responsibility for the time the vessel has to wait for the loading and discharge of cargos.
Chapter IV
LOADING AND DISCHARGE OF CARGO
Article 14.- The loading and discharge of cargo within a port shall be organized by such port.
In case the cargo owner, the carrier or the consignee wants to send his/her personnel and means to the port for the loading and discharge of cargo, there must be consent of the port and all related costs must be paid to the port as agreed upon.
Article 15.- The port shall announce the loading and discharge norms for each kind of cargo and each kind of vessel, based on its actual loading and discharge capacity.
The parties concerned may negotiate the loading and discharge norms with the port, which, however, must not be lower than the announced norms.
Article 16.- Regarding the loading and discharge of cargos that need special protection or are classified as dangerous cargos, the cargo owner or the consignee shall have to inform the port of the cargo’s characteristics so that the latter may take proper measures to load and discharge such cargos, and if necessary, the cargo owner or the consignee shall have to directly provide guidance for the port in loading and discharging such cargos.
Article 17.-
1. The vessel shall have to provide enough lighting for the cargo hold and other places as well as the other cargo-handling equipment and facilities so as to ensure safety for loading and discharge of the cargo.
2. The port shall have the right to refuse or suspend the loading and discharge of cargo if the vessel fails to meet the safety conditions for the handling of such cargo. In this case, the port and the parties concerned shall have to make a record certifying the violations of the regulation on the safety of loading and discharge of cargos.
Article 18.- The port shall have the right to refuse the loading and discharge of the cargos that bear no signs and marks or bear unclear signs and marks or if the packages are not safe for loading and discharge. If the cargo’s actual weight does not conform with that stated in the brief declaration of the cargo, the cargo owner shall have to pay the loading and unloading charge at a level higher than the prescribed one, for the excess weight of the cargo (such level of charge shall be determined by the port). If any damage is caused to the port’s loading and unloading facilities due to incorrect weight, the cargo owner shall have to pay compensation to the port.
Chapter V
PRESERVATION OF CARGOS
Article 19.-
1. The port shall have to preserve the cargos kept at its warehouse or yard according to proper technical requirements and to each bill of lading and each lot of cargo.
2. The port shall have the right to refuse preserving and keeping at its warehouse or yard those cargos that bear no signs and marks or unclear signs and marks or the packages do not meet the safety for depositing cargos.
3. In case the cargos kept at its warehouse or yard show signs of decay, the port shall have to immediately inform the cargo owner thereof so that the latter may come over to settle the matter and at the same time to take necessary measures for the prevention and limitation of losses. The cargo owner shall pay all arising costs to the port if he/she cannot prove that the measures taken by the port are not necessary.
Article 20.-
1. The time of keeping the cargo at the port warehouse or yard shall be agreed upon between the cargo owner, the carrier or the consignee and the port through a contract.
Seven days beyond the payment deadline prescribed in the contract if the cargo owner still fails to pay all costs to the port or sign another contract for the extension of the cargo deposit time, the port shall send a written notice to the cargo owner. After 15 days (based on the postal seal), if the cargo owner fails to reply or take any appropriate measures, the port shall be entitled to dispose of the cargo as prescribed by law.
4. The charge and fee for keeping cargos at the port warehouse or yard shall be calculated according to temporally progressional.
Chapter VI
PAYMENT, COMPENSATION, REWARD AND FINE
Article 21.- The payment of freight, fee, charge and other costs related to the loading and discharge, delivery and receipt and preservation of cargos at a port shall be based on the provisions of law and contract signed between the port and the parties concerned.
Article 22.- A party that violates law and the signed contract, thus causing losses to the other party, shall have to pay compensation for such losses.
All losses must be proved by valid papers and compensation shall be calculated in cash.
Article 23.- Before, during and after discharging a cargo from a vessel, if there is any suspicion of damage or loss caused to the cargos by the shipper, the charterer or the carrier, the cargo recipient or the consignee shall, together with the carrier, have to make a record thereon which shall serve as a basis for claim of damages.
Article 24.-
1. In the course of loading and discharge, if any damage or loss is caused to the cargo by the port’s workers, the port shall have to pay damages to the cargo owner.
2. If the cargo kept at the port warehouse or yard is damaged or lost, the concerned parties shall have to make a record thereon with the port’s certification and the expert’s conclusion regarding such cargo.
3. The port shall have to pay damages to the party that suffers from damage or losses, if it fails to prove that it is not at fault.
Article 25.- The dossier claiming compensation for damage or losses shall include:
- A record certifying the cargo’s damage, made by the parties concerned.
- A record on the expertise of the cargo losses made by the expertizing agency.
- The paper certifying the loss of cargo made by the port or the voucher certifying that the port has not delivered the cargo, provided that such cargo is kept at the port’s warehouse or yard.
- The bill of lading, the purchase receipt or the waybill, or the equivalent voucher for the transportation of the cargo.
- Other documents or materials related to the settlement of compensation (if necessary).
Article 26.- The party that suffers from damage or loss and claims compensation shall have to send the dossier to the compensating party within 30 days after receiving the cargo or after the cargo recipient has received a voucher that lacks legal grounds for claiming compensation from the ship owner, if the port is assigned the delivery and receipt of cargo to and from the vessel.
15 days (according to the postal seal) after receiving the dossier claiming compensation, the compensating party shall have to inform the claimant of its acceptance or non-acceptance of the claim.
Article 27.- Within 90 days after the claimant receives the dossier claiming compensation, the two parties shall have to negotiate and settle the claim. If no result is yielded, they shall be entitled to lodge their complaints to a judicial body agreed upon by the parties in the contract or provided for by law (if no agreement is reached).
Article 28.- The compensation for damage or losses caused to cargos shall be made on the following principles:
- If a whole bag or package is lost, compensation shall be paid in a whole bag or package.
- If part of the cargo is damaged or lost, compensation shall be paid for such part of cargo and the cargo owner shall also receive the remaining parts of the cargo.
- The conpensation amount shall be based on the cargo’s price at the place and time of compensation, if the parties do not otherwise agree upon.
 

 
FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Bui Van Suong
 
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2106/QD-GTVT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất