Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ

thuộc tính Nghị định 14/2003/NĐ-CP

Nghị định 14/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:14/2003/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/02/2003
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 14/2003/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường bộ về một số quy tắc giao thông đường bộ; về tín hiệu của xe ưu tiên; về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ; về trách nhiệm của các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

 

Điều 2. Xử lý vi phạm

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 3. Khoảng cách khi xe ô tô chạy thành đoàn

Xe ô tô khi chạy thành từng đoàn có tổ chức thì mỗi đoàn không được dài quá 250 mét theo hàng một; nếu có nhiều đoàn thì khoảng cách tối thiểu giữa hai đoàn là 100 mét. Những quy định tại Điều này không áp dụng đối với đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

 

Điều 4. Dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường trong đô thị, người điều khiển phương tiện phải tuân theo quy định tại Điều 19 của Luật Giao thông đường bộ và các quy định cụ thể sau đây:

1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường hoặc hè phố bên phải, bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây trở ngại, nguy hiểm cho giao thông.

2. Cấm dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

 

Điều 5. Xếp hàng hoá trên phương tiện giao thông

1. Hàng hoá xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng trên mặt đường và không gây cản trở cho việc điều khiển xe. Kích thước xếp hàng quy định như sau :

a) Xe ô tô chở hàng không được xếp hàng vượt phía trước và phía sau thùng xe trên 10% chiều dài toàn bộ xe; không được xếp hàng quá bề rộng thùng xe, quá giới hạn chiều cao cho phép của từng loại xe theo quy định;

b) Xe ô tô chở khách không được xếp hàng hoá, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe;

c) Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp không được xếp hàng hoá, hành lý vượt quá bề rộng đèo hàng về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá chiều cao tính từ mặt đất là 2 mét, vượt quá phía sau đèo hàng là 0,50 mét;

d) Xe cơ giới ba bánh (kể cả xe lam), xe thô sơ không được xếp hàng hoá vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe, không được xếp vượt quá bề rộng thân xe. Riêng xe thồ chở hàng hoá, hành lý không được vượt quá 0,40 mét về mỗi bên bánh xe, không vượt phía trước, phía sau xe quá 1 mét. Cấm chở hàng hoá, hành lý trên mui các loại xe cơ giới ba bánh (kể cả xe lam).

2. Khi xếp hàng vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.

 

Điều 6. Một số trường hợp được phép chở người trên xe ô tô chở hàng

1. Xe ô tô chở hàng chỉ được phép chở người trong một số trường hợp sau đây :

a) Chở người đi làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp; khi chở cán bộ, chiến sĩ của lực lượng vũ trang đi làm nhiệm vụ; khi chở người bị nạn đi cấp cứu;

b) Chở công nhân duy tu, bảo dưỡng đường bộ; khi chở người đi thực hành lái xe trên xe tập lái; khi chở người diễu hành theo đoàn;

c) Giải toả người ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc trong trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xe ô tô chở người trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có thùng cố định, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

 

Điều 7. Người đi bộ

Người đi bộ ngoài việc phải chấp hành các quy định tại Điều 30 của Luật Giao thông đường bộ, còn phải chấp hành các quy định sau đây :

1. Không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Khi đi bộ theo đoàn thì phải có người hướng dẫn.

 

Điều 8. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường bộ quy định phải đội mũ bảo hiểm.

 

CHƯƠNG III. TÍN HIỆU CỦA XE ƯU TIÊN

 

Điều 9. Tín hiệu của xe chữa cháy

 

Xe chữa cháy có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ hoặc xanh và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

Điều 10. Tín hiệu của xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp

1. Xe quân sự có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

2. Xe công an có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

Điều 11. Tín hiệu của xe cứu thương

Xe cứu thương có dấu chữ thập màu đỏ trên thành xe, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

Điều 12. Tín hiệu của xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp

1. Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có biển "XE hộ đê" gắn ở kính phía trước của xe và có cờ hiệu hộ đê.

2. Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp và xe cứu nạn giao thông:

a) Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp có biển hiệu riêng;

b) Xe cứu nạn giao thông có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu vàng và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

Điều 13. Tín hiệu của xe cảnh sát dẫn đường

1. Xe ô tô có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh - đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

2. Xe mô tô có đèn phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở phía trước đầu xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

 

Điều 14. Sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên

1. Xe ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên khi đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp.

2. Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe ưu tiên sử dụng còi, cờ, đèn, biển hiệu của xe ưu tiên quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.

 

Điều 15. Tổ chức thực hiện

Các Bộ quản lý xe ưu tiên phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên; kiểm tra việc sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên thuộc ngành mình quản lý theo quy định của Nghị định này.

 

CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, THỂ THAO, DIỄU HÀNH, LỄ HỘI TRÊN ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 16. Thống nhất phương án bảo đảm giao thông

Cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định của pháp luật.

 

Điều 17. Phân luồng giao thông

1. Trường hợp cần hạn chế giao thông hoặc cấm đường để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội thì cơ quan quản lý đường bộ phải ra thông báo phân luồng giao thông và đơn vị tổ chức phải tiến hành việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Trường hợp các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội diễn ra trên đường cùng với các hoạt động giao thông khác thì việc tổ chức phải bảo đảm trật tự, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

3. Uỷ ban nhân dân nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tổ chức tốt việc phân luồng, bảo đảm giao thông tại khu vực diễn ra các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội.

 

Điều 18. Các quy định khác

1. Cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ phải thực hiện đúng các quy định về phạm vi và thời gian sử dụng đường bộ; tuân thủ các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ và giữ vệ sinh môi trường.

2. Sau khi tiến hành xong các hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ, đơn vị tổ chức phải thu dọn các phương tiện, thiết bị và hoàn trả mặt đường như nguyên trạng.

3. Trường hợp do yêu cầu của hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội cần sửa chữa, tăng cường công trình đường bộ ngoài kế hoạch bảo trì đường bộ đã có hoặc khi tiến hành hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội gây hư hại công trình đường bộ phải sửa chữa, khôi phục thì chi phí cho các công việc này được tính trong kinh phí tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

 

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ và các quy định về quản lý khai thác, sử dụng, bảo đảm an toàn và tuổi thọ công trình; tổ chức, hướng dẫn việc lắp đặt đủ các báo hiệu đường bộ; quản lý chất lượng công trình, định kỳ kiểm tra và thông báo kịp thời về tình trạng an toàn kỹ thuật của công trình đường bộ; tổ chức thẩm định về an toàn giao thông đối với các công trình đường bộ từ khi lập dự án, thiết kế, thi công và trong quá trình khai thác; thực hiện các biện pháp kỹ thuật đặc biệt bảo đảm an toàn giao thông tại những vị trí nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn hoặc ùn tắc giao thông; chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông trong mùa mưa, lũ.

2. Quy định tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tổ chức việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới.

3. Tổ chức việc đăng ký, kiểm định an toàn kỹ thuật xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.

4. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

5. Quy định chương trình đào tạo, điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đào tạo lái xe.

6. Quy định tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức việc sát hạch và cấp, đổi giấy phép lái xe.

7. Quy định về tổ chức, quản lý vận tải khách, vận tải hàng bằng đường bộ; quy định về tiêu chuẩn, tổ chức hoạt động của bến xe ô tô khách.

8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của Thanh tra giao thông đường bộ trong cả nước.

9. Phối hợp với Bộ Công an theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông hoặc ùn tắc giao thông.

10. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, về an ninh quốc phòng.

11. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

12. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể việc đổi giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe bị đánh dấu số lần vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Quy định và tổ chức đăng ký, cấp biển số, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trừ các loại xe của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng và xe máy chuyên dùng; quy định và tổ chức kiểm định xe ô tô, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý phương tiện, người lái xe thuộc ngành công an.

Cử cán bộ cảnh sát giao thông là sát hạch viên tham gia các hội đồng sát hạch để cấp giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải.

2. Hướng dẫn việc chỉ huy điều khiển giao thông trên đường bộ; tổ chức, chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người và phương tiện tham gia giao thông.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc đánh dấu số lần vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ trên giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

4. Tổ chức điều tra, xử lý tai nạn giao thông; chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông; đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông.

5. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động và tăng cường lực lượng cảnh sát làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thường xuyên giáo dục lực lượng cảnh sát giao thông nâng cao trách nhiệm, phẩm chất và trình độ nghiệp vụ; khen thưởng kịp thời đi đôi với xử lý nghiêm khắc những cán bộ, chiến sĩ có hành vi tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ.

6. Tham gia thẩm định về an toàn giao thông đối với công trình đường bộ trước khi đưa vào khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật.

7. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về giao thông đường bộ và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

8. Tổ chức bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, về an ninh quốc gia.

 

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức quản lý, kiểm tra phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ trong lực lượng quân đội, bảo đảm phương tiện và người điều khiển phương tiện trong quân đội thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

3. Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng kiểm soát quân sự trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

4. Tham gia bảo vệ công trình đường bộ đặc biệt quan trọng.

 

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Bảo đảm kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ.

3. Hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, bảo đảm toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được sử dụng cho công tác bảo đảm an toàn giao thông theo kế hoạch được duyệt.

4. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng khoản tiền thu phạt theo đúng quy định.

 

Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin

1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ.

2. Chỉ đạo các cơ quan văn hoá thông tin, báo chí Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân.

3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép quảng cáo không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị.

 

Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng

Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

 

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Tổ chức biên soạn sách giáo khoa về pháp luật giao thông đường bộ, đưa vào giảng dạy trong các trường học và cơ sở đào tạo khác, phù hợp với ngành học, cấp học.

2. Đề ra các biện pháp giáo dục học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các trường phối hợp với các cơ quan liên quan đề ra biện pháp chấm dứt tình trạng học sinh chưa đủ tuổi quy định của pháp luật đi học bằng xe mô tô, xe gắn máy, hoặc điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe.

 

Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thanh tra, kiểm tra cơ sở đào tạo lái xe theo quy định.

2. Hướng dẫn cơ sở dạy nghề trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và hướng dẫn việc cấp chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ.

 

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

1. Chỉ đạo công tác quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung phải bảo đảm khai thác an toàn, hiệu quả các tuyến đường bộ.

2. Xét duyệt theo thẩm quyền hoặc hướng dẫn lập và hướng dẫn xét duyệt các đề án quy hoạch và xây dựng đô thị, khu dân cư bảo đảm diện tích đất cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.

3. Hướng dẫn việc phối hợp xây dựng, sửa chữa các công trình ngầm bảo đảm không gây ùn tắc giao thông và mất an toàn trong giao thông đô thị.

4. Hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm dịch vụ thương mại, văn hoá và khu dân cư bảo đảm có diện tích đỗ xe phù hợp với quy mô, tính chất của từng công trình.

 

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khoẻ và việc tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe.

2. Chỉ đạo việc tổ chức mạng lưới cấp cứu y tế trên các tuyến đường hay xảy ra tai nạn giao thông.

3. Tổ chức huấn luyện cấp cứu cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và những người làm công tác sơ cứu ban đầu.

4. Xây dựng hệ thống thông tin cấp cứu về tai nạn giao thông.

 

Điều 29. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi biện pháp cần thiết để thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông ở địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các ngành thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ; giao nhiệm vụ và kiểm tra ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc bảo vệ công trình đường bộ, hành lang an toàn đường bộ ở địa phương (kể cả các quốc lộ đi qua địa phương).

3. Quy định cụ thể việc cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông; tổ chức giải toả lòng đường, hè phố bị chiếm dụng; cấm cho thuê hè phố, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.

4. Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp dưới thực hiện quy hoạch sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán cho nhân dân nhưng không được vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông.

5. Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch cải tạo, mở rộng đường thuộc địa phương quản lý phù hợp quy hoạch được duyệt nhằm khắc phục ùn tắc giao thông; có biện pháp trong tổ chức giao thông như : Hạn chế hoặc cấm lưu hành một số loại phương tiện; phân luồng, phân tuyến, quy định phạm vi và thời gian hoạt động của một số loại phương tiện; thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân áp dụng đối với thành phố, thị xã của địa phương.

6. Quy hoạch và chỉ đạo thực hiện quy hoạch xây dựng bến xe, bãi đỗ xe; quản lý hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe.

7. Quản lý vận tải đường bộ theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

8. Đề xuất chính sách ưu tiên phát triển vận tải khách công cộng; tổ chức quản lý vận tải khách công cộng trong đô thị;

9. Tổ chức các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích vận tải khách công cộng bằng xe buýt; quy định các cơ quan, doanh nghiệp có số lượng lớn cán bộ, công nhân viên mà không có tuyến xe buýt chạy qua phải tổ chức xe đưa đón cán bộ, công nhân viên.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

 

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 14/2003/ND-CP

Hanoi, February 19, 2003

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAND ROAD TRAFFIC LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 29, 2001 Land Road Traffic Law;

At the proposal of the Minister of Communication and Transport,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Decree specifies a number of articles of the Land Road Traffic Law on some land road traffic rules; on signals of priority vehicles; on organization of cultural and sport activities, processions and/or rituals on land roads; on the responsibilities of the ministries, branches and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees) in ensuring land road traffic order and safety.

Article 2.- Handling of violations

Individuals and organizations that commit acts of violating this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law.

Chapter II

SPECIFYING A NUMBER OF LAND ROAD TRAFFIC RULES

Article 3.- Distance between vehicles in convoys

When vehicles run in organized convoys, each convoy must not be longer than 250 meters in single line; if there are many convoys, the minimum distance between two convoys shall be 100 meters. The provisions of this Article shall not apply to police-led vehicle convoys.

Article 4.- Stopping, parking vehicles on urban thoroughfares

When stopping or parking vehicles on urban thoroughfares, the means operators must abide by the provisions of Article 19 of the Land-Road Traffic Law and the following specific regulations:

1. To stop or park vehicles close to the right curbs or pavements, the nearest vehicle wheels must not be more than 0.25 meters away from the curbs or pavements and not cause obstacles and danger to traffic.

2. Not to stop or park vehicles on sewage lids, telephone, high-voltage cable shelter lids and places for fire engines to be fed with water.

Article 5.- Loading cargoes on traffic means

1. Cargoes loaded on vehicles must be tidily and firmly tied up, not to let them drop on roads, not to let them be dragged on road surfaces and not to obstruct the handling of vehicles. The dimensions for cargo loading are specified as follows:

a) Cargo vehicles must not be loaded with cargoes beyond the car trunks to the front and to the back more than 10% of the vehicles’ length; beyond the vehicles’ width and/or beyond the permitted height prescribed for each type of vehicle;

b) Passenger cars must not be loaded with cargoes beyond the cars’ outside dimensions;

c) Motorbikes, mopeds and vehicles must not be loaded with commodities and luggage 0.30 meter beyond the width of the luggage carriers to each side, beyond the height of 2 meters from the ground and 0.50 meter beyond the luggage carriers to the back.

d) The motorized three-wheelers (including lambrettas) and rudimentary vehicles must not be loaded with commodities in excess of 1/3 of the length of vehicles’ bodies to the front and the back and/or beyond the width of the vehicles’ bodies. Particularly pack-bikes must not carry commodities beyond 0.40 meters to each side of the wheels and beyond 1 meter to the front and to the back of the vehicles. It is forbidden to carry commodities and luggage on the roofs of motorized three-wheelers (including lambrettas).

2. When commodities are loaded beyond the vehicles’ length to the front and/or the rear, there must be red signal pennants in the daytime and red signal lamps in the nighttime.

Article 6.- Cargo vehicles are allowed to carry people in a number of cases

1. Cargo vehicles are allowed to carry people in a number of the following cases:

a) Carrying people for the performance of the tasks of natural disaster prevention and combat or urgent tasks; carrying officers and men of the armed forces for the performance of tasks; carrying accident victims for emergency treatment;

b) Carrying road maintenance workers; carrying practicing drivers on driving-practice vehicles; carrying people in procession;

c) Removing people from danger areas or in other urgent cases under the provisions of law.

2. Vehicles carrying people in cases prescribed in Clause 1 of this Article must be mounted with fixed trunks and ensure safety when joining in traffic.

Article 7.- Pedestrians

In addition to the provisions in Article 30 of the Land Road Traffic Law, the pedestrians must also abide by the following regulations:

1. They must not cling to running traffic means; when carrying bulky commodities, they must ensure safety and not obstruct people and means joining in traffic.

2. When walking in groups, there must be guides.

Article 8.- Wearing crash helmets when sitting on motorbikes, mopeds

Persons who operate or sit on two-wheeled motorbikes, three-wheeled motorbikes or mopeds must wear crash helmets when riding on land roads prescribed for compulsory crash helmet wearing.

Chapter III

SIGNALS OF PRIORITY VEHICLES

Article 9.- Signals of fire engines

The fire engines are furnished with rotary lamps on their roofs emitting red or blue light and with horns to blow priority signals.

Article 10.- Signals of military vehicles, police vehicles on urgent missions

1. Military vehicles are mounted with rotary lamps on roofs emitting red light, with military pennants at the heads of the vehicles to the left of the drivers and with horns to blow the priority signals.

2. Police vehicles are mounted with rotary lamps on roofs emitting blue or red light, with police pennants at the heads of the vehicles to the left of the drivers and with horns to blow priority signals.

Article 11.- Signals of ambulances

The ambulances bear crosses in red on their sides, are furnished with rotary lamps on roofs emitting red light and with horns to blow priority signals.

Article 12.- Signals of dyke protection vehicles, vehicles on missions to overcome consequences of natural disasters or emergency state

1. Vehicles performing the task of dyke protection carry the signboard "XE HO DE" (dyke protection vehicle) stuck to the vehicles' front windscreens and fly the dyke protection pennants.

2. Vehicles performing the tasks of overcoming consequences of natural disasters or emergency state and traffic accident rescue vehicles:

a) Vehicles performing the tasks of overcoming consequences of natural disasters or emergency state shall bear separate signboards;

b) Traffic accident rescue vehicles are furnished with rotary lamps on roofs emitting yellow light and with horns to blow priority signals.

Article 13.- Signals of road-clearance police vehicles

1. Cars are mounted with rotary lamps on roofs emitting blue-red lights, with police pennants at the heads of cars to the left of the drivers and with horns to blow priority signals.

2. Motorbikes are furnished with blue or red light-emitting lamps on front or rear forks, with police pennants at the heads of the vehicles and with horns to blow priority signals.

Article 14.- Using priority vehicles' signals

1. The priority vehicles may use priority signals only when they are on urgent missions.

2. Land road traffic means other than the priority vehicles are strictly forbidden to use priority vehicles’ horns, pennants, lamps and/or signboards, prescribed in Articles 9, 10, 11, 12 and 13 of this Decree.

Article 15.- Organization of implementation

The ministries which manage priority vehicles shall coordinate with the Ministry of Science and Technology in specifying standards of horns and lamps of the priority vehicles; inspect the use of signals of priority vehicles under their respective management according to the provisions of this Decree.

Chapter IV

ORGANIZATION OF CULTURAL AND SPORT ACTIVITIES, PROCESSIONS, RITUALS ON LAND ROADS

Article 16.- Agreeing on plans to ensure traffic

Agencies and organizations wishing to use land roads for cultural and/or sport activities, processions and/or rituals must get the written agreement of the competent road-managing agencies on plans to ensure traffic before applying for permission to organize cultural and/or sport activities, processions, rituals as provided for by law.

Article 17.- Dividing traffic flows

1. In case of necessity to restrict traffic or shield off roads for organization of cultural and/or sport activities, processions and/or rituals, the road-managing agencies shall have to issue announcements to divide traffic flows and the organizing units must publish such announcements on the mass media.

2. Where the cultural and/or sport activities, processions and/or rituals take place on roads simultaneously with other traffic activities, the organization thereof must ensure order and safety for people and means joining in traffic.

3. The People's Committees of the localities where the cultural and/or sport activities, processions and/or rituals are held shall have to direct the local functional agencies in well organizing the division of traffic flows, ensuring traffic in areas where cultural and/or sport activities, processions and/or rituals take place.

Article 18.- Other regulations

1. Agencies and organizations which organize cultural and/or sport activities, demonstrations and/or rituals on land roads must strictly comply with the regulations on the scope and time of using land roads, abide by the regulations on ensuring traffic order and safety, protecting land road works and keeping the environment sanitation.

2. After completing the cultural and/or sport activities, demonstrations and/or rituals on land roads, the organizing units must remove all means, equipment and return the road surfaces to the original state.

3. In cases where due to the requirements of cultural and/or sport activities, processions and/or rituals, land road works need to be repaired or strengthened outside the already approved maintenance plans or where the cultural and/or sport activities, demonstrations and/or rituals cause damage to roads which need to be repaired and restored, the expenses for these works shall be covered with the funding for organization of cultural and/or sport activities, processions and/or rituals under the provisions of law.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, BRANCHES AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE’S COMMITTEES IN ENSURING LAND ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY

Article 19.- Responsibilities of the Ministry of Communication and Transport

1. To promulgate technical standards of road works and regulations on management of the exploitation and use of the works and ensure their safety and life; organize and guide the placement of adequate road signs; manage the work quality, periodically inspect and promptly notify the technical safety conditions of land road works; organize the appraisal of traffic safety for land road works from the time of formulating the projects thereon, designing and construction and in the process of exploitation thereof; apply special technical measures to ensure traffic safety at dangerous places where accidents or traffic congestion are likely to happen; direct the work of ensuring traffic in rainy and flood seasons.

2. To prescribe the quality and technical safety standards of motorized land road traffic means; organize the inspection and granting of certificates of technical safety inspection and environment protection for motorized vehicles.

3. To organize the registration for inspection of technical safety for special-use vehicular machinery joining in land road traffic.

4. To prescribe conditions, standards and granting of licenses for land road motorized vehicle registration establishments.

5. To specify the training programs, conditions, standards and granting of licenses for drivers- training establishments.

6. To prescribe standards of driver- testing centers; organize driving tests and grant or change driving licenses.

7. To prescribe the organization and management of passenger transportation, cargo transportation by land; to prescribe the standards, organization and operation of passenger-car stations.

8. To inspect, examine and handle violations according to its competence; organize, direct and inspect the activities of land-road traffic inspectorate throughout the country.

9. To coordinate with the Ministry of Public Security in monitoring and analyzing the causes of serious and particularly serious traffic accidents; to work out effective measures to limit traffic accidents and congestion.

10. To coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in protecting land-road works of particular socio-economic, security and defense importance.

11. To coordinate with the concerned ministries and branches in propagating, disseminating and guiding the legislation on land-road traffic and ensuring land road traffic order and safety.

12. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in specifying the change of driving licenses when they are marked for violations of the land road traffic legislation.

Article 20.- Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. To stipulate and organize the registration, number-plate granting, withdrawal of registration papers and number plates of land road motorized vehicles, except the army's vehicles used for defense purposes and special-use vehicular machinery; provide for and organize the registration and inspection of automobiles, drivers' training and tests, granting driving licenses and management of means and drivers of the public security sectors.

To designate traffic police being testers to join the councils of tests for granting driving licenses of the communication and transport service.

2. To guide the land-road traffic control command; organize and direct the work of patrol, control and handling of violations against people and means participating in traffic.

3. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in specifying the marking of violations of the land road traffic legislation on the driving licenses of operators of land road motorized traffic means.

4. To investigate and handle traffic accidents; to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in making statistics on, monitoring, analyzing, and concluding on the causes of, traffic accidents; propose, and organize the implementation of, measures to prevent traffic accidents.

5. To guide, inspect and reorganize activities and strengthen the police force performing the task of ensuring land road traffic order and safety. To regularly educate the traffic police force to raise the sense of responsibility, quality and professional qualifications; to timely commend and reward and severely handle officers and soldiers who commit negative acts while performing their tasks.

6. To participate in appraising traffic safety for land-road works before they are put into exploitation and use in accordance with the provisions of law.

7. To coordinate with the concerned ministries and branches in propagating, disseminating and guiding the land road traffic legislation and ensuring land-road traffic order and safety.

8. To organize the protection of land-road works of particular socio-economic, security and/or defense importance.

Article 21.- Responsibilities of the Ministry of Defense

1. To organize the management and inspection of military vehicles and operators of land-road traffic motorized vehicles of the army, which are used for defense purposes.

2. To propagate, disseminate and educate land- road traffic legislation among the army, ensuring that army personnel and means operators strictly observe the law provisions on land-road traffic and submit to the inspection and control by forces ensuring land road traffic order and safety.

3. To organize, guide and inspect the performance of tasks by the military police force in the work of ensuring land-road traffic order and safety.

4. To participate in protecting particular important land-road works.

Article 22.- Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To ensure funding for the work of ensuring traffic order and safety at the proposals of the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Public Security and the provincial-level People's Committees.

2. To assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Communications and Transport and the concerned ministries and branches in guiding and organizing the implementation of collection of fines for administrative violations regarding land-road traffic.

3. To guide the management and use of fines for administrative violations in land-road traffic, ensuring that the total amount collected from sanctions against administrative violations in land-road traffic is used for the work of ensuring traffic safety according to the approved plans.

4. To organize the inspection and control of the management and use of fine amounts strictly according to regulations.

Article 23.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information

1. To work out plans for propagation and dissemination of land-road traffic legislation.

2. To direct culture and information agencies, central and local press agencies to regularly propagate and disseminate legislation on land-road traffic, educate the sense of observance of the legislation on traffic order and safety to people of all strata.

3. To guide the licensing of advertisements without affecting land-road traffic safety and urban traffic safety.

Article 24.- Responsibilities of mass media agencies

The central and local mass media agencies must have special columns or programs for propagation and dissemination of the legislation on traffic order and safety.

Article 25.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training

1. To organize the compilation of textbooks on the land-road traffic legislation for teaching in schools and other training establishments, suitable to the study disciplines and levels.

2. To work out measures to educate pupils and students in strictly observing the law provisions on traffic order and safety; to direct schools to coordinate with the concerned agencies in working out measures for putting an end to the situation that pupils under the law-prescribed ages go to school by motorbikes, mopeds or operate motorbikes without driving licenses.

Article 26.- Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. To coordinate with the Ministry of Communications and Transport in inspecting and checking drivers- training establishments according to regulations.

2. To guide vocational-training establishments in fostering knowledge about the land-road traffic legislation and guide the granting of certificates for operators of special-use vehicular machinery participating in traffic.

Article 27.- Responsibilities of the Ministry of Construction

1. To direct the planning on urban centers and concentrated population quarters, which must ensure the safe and efficient exploitation of land road routes.

2. To approve according to its competence or to guide the elaboration and approval of projects on planning and construction of urban centers and population quarters, ensuring necessary land areas for construction of urban traffic infrastructure.

3. To guide the coordination in construction and repair of underground works, not to cause traffic congestion and urban traffic unsafety.

4. To guide the granting of permits for construction of working offices, schools, hospitals, cultural and trade service centers, and population quarters, ensuring land areas for vehicle-parking suitable to the size and nature of each work.

Article 28.- Responsibilities of the Health Ministry

1. To assume prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in prescribing health criteria and the organization of periodical health checks for drivers.

2. To direct the organization of medical emergency networks along roads prone to traffic accidents.

3. To organize the first-aid training for traffic police, traffic inspectors and first-aid people.

4. To build up systems of information on traffic accident emergency.

Article 29.- Responsibilities of the provincial-level People's Committees

1. To direct and organize the application of every necessary measure to establish and maintain traffic order and safety in their respective localities, considering this a central task, and regularly inspecting the implementation by various levels and branches under their respective management.

2. To organize the application of measures to prevent, check and handle acts of violating land-road works, infringing upon land road safety corridors; to task and inspect the subordinate People's Committees in the protection of land-road works and land road safety corridors in the localities (including national highways running through localities).

3. To specify the permission of temporary use of parts of street pavements, road beds, without affecting traffic order and safety; organize the clearance of illegally occupied road beds and street pavements; not to lease street pavements and/or road beds in any form for business activities.

4. To direct the subordinate People's Committees in observing the planning on arrangement of marketplaces and business locations for people without violating the regulations on traffic order and safety.

5. To work out and implement plans on rennovation and expansion of roads under local management in compatibility with the approved plannings in order to overcome traffic congestion; to take measures to organize traffic such as restricting or banning the circulation of a number of means; arranging traffic flows and routes, prescribing the scope and time for operation of some types of vehicles; the office hours of agencies, organizations, enterprises.

To propose and organize the implementation of policies and measures to restrict the number of personal traffic means, applicable to cities and towns of the localities.

6. To draw up and direct the implementation of plannings on construction of car terminals, parking yards; to manage the operation of car terminals and parking yards.

7. To manage land-road transport according to the decentralization and guidance of the Ministry of Communications and Transport.

8. To propose priority policies for mass transit development; to organize the management of urban mass transit.

9. To organize public-utility State enterprises for bus transportation activities; to stipulate that agencies and enterprises with large number of employees, which are located in areas where busses do not pass through, must arrange cars to carry their officials and employees.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication on the Official Gazette.

To annul Decree No.36/2001/ND-CP of July 10, 2001 of the Government on ensuring land road traffic order and safety and urban traffic order and safety.

Article 31.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 14/2003/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất