Nghị định 110/2006/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

thuộc tính Nghị định 110/2006/NĐ-CP

Nghị định 110/2006/NĐ-CP của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:110/2006/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:28/09/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô - Theo Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/9/2006, Chính phủ quy định: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có đủ các điều kiện sau: Đăng ký kinh doanh ngành vận tải ô tô, Đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh, Đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh: Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải có lý lịch rõ ràng được chính quyền địa phương xác nhận, có Giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện lao động của cơ quan y tế có thẩm quyền, có hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động... Ôtô có niên hạn sử dụng không quá quy định sau: Cự ly trên 300km: không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở khách, 12 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01/01/2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách, Cự ly từ 300km trở xuống: không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách, 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01/01/2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách... Doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi ngoài việc tuân thủ các điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô còn phải đáp ừng thêm các quy định sau: ôtô taxi không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái), có đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì, có hộp đèn với chữ "TAXI" hoặc "Meter TAXI" gắn trên nóc xe, Có phù hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp, ôtô taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm, Có đăng ký màu sơn của xe, biểu trưng của doanh nghiệp và số điện thoại giao dịch với khách... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định110/2006/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 110/2006/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGH ĐNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 110/2006/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 9 NĂM 2006

VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

 

NGHỊ ĐỊNH :

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô trên hệ thống đư­ờng bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối t­ượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Trong trư­ờng hợp Điều ước quốc tế liên quan đến kinh doanh vận tải bằng ô tô mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Các loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô

Kinh doanh vận tải bằng ô tô có các loại hình sau:

1. Vận tải khách theo tuyến cố định.

2. Vận tải khách bằng xe buýt.

3. Vận tải khách bằng taxi.

4. Vận tải khách theo hợp đồng.

5. Vận tải khách du lịch.

6. Vận tải hàng.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dư­ới đây được hiểu như sau:

1. Kinh doanh vận tải bằng ô tô là việc sử dụng xe ô tô để vận tải khách, vận tải hàng có thu tiền.

2. Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình, hành trình quy định.

3. Kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.

4. Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền.

5. Kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải.

6. Doanh nghiệp là các đơn vị kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã.

 

 

Chương II . ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ

 

Điều 5. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đăng ký kinh doanh ngành vận tải ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện phù hợp với loại hình kinh doanh.

3. Đảm bảo số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh:

a) Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải có lý lịch rõ ràng được chính quyền địa phương (cấp phường hoặc xã) xác nhận; có Giấy chứng nhận sức khoẻ đủ điều kiện lao động của cơ quan y tế có thẩm quyền; có hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động;

b) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.

4. Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên.

5. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, của hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định

Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định:

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Đảm bảo đủ số lượng xe thực hiện phương án hoạt động tuyến cố định mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan quản lý tuyến; xe phải có phù hiệu xe chạy tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Ô tô có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:

a) Cự ly trên 300km:

- Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở khách;

- Không quá 12 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng t­rước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

b) Cự ly từ 300km trở xuống:

- Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách;

- Không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

4. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 7. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt

Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt:

1. Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Ô tô có từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng theo tiêu chuẩn quy định, có màu sơn đặc trưng được đăng ký với Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính có liên quan.

3. Có đủ số lượng phương tiện đảm bảo hoạt động vận tải buýt theo biểu đồ vận hành do Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính quy định và đăng ký với Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.

4. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

5. Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải được uỷ quyền ở địa phương chấp thuận tham gia hoạt động vận tải khách bằng xe buýt.

6. Nhân viên phục vụ trên xe buýt phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 8. Điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng taxi

Chỉ các doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây mới được phép kinh doanh vận tải khách bằng taxi:

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Ô tô taxi không quá 8 ghế (kể cả ghế ng­ười lái), có đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh được cơ quan có thẩm quyền kiểm định và kẹp chì, có hộp đèn với chữ "TAXI" hoặc "Meter TAXI" gắn trên nóc xe.

3. Có phù hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Ô tô taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.

5. Có đăng ký màu sơn của xe, biểu trưng của doanh nghiệp và số điện thoại giao dịch với khách.

6. Người lái xe taxi phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận về nghiệp vụ giao tiếp và phục vụ vận tải khách theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 9. Điều kiện kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng

Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng:

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Khi xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản ghi rõ thời gian, điểm đi, điểm đến, số lượng khách, giá cước và tuyến đường xe chạy.

3. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

4. Xe vận tải khách theo hợp đồng phải có phù hiệu xe hợp đồng theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

5. Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 10. Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch

Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải khách du lịch.

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Khi xe hoạt động phải có hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng dịch vụ, chương trình, lịch trình bằng văn bản ghi rõ thời gian, điểm đi, điểm đến, số lượng khách, giá cước và tuyến đường xe chạy.

3. Ô tô có niên hạn sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này và đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ.

4. Xe vận tải khách du lịch phải có phù hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

5. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về du lịch.

Điều 11. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng

Chỉ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau mới được phép kinh doanh vận tải hàng:

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Ô tô sử dụng để vận tải hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người.

3. Ô tô vận tải hàng (trừ xe taxi hàng) phải có hợp đồng vận tải hàng hoá bằng văn bản ghi rõ số hợp đồng, thời gian vận chuyển, điểm đi, điểm đến, khối lượng hàng vận chuyển, tuyến đường và giá cước do doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể ký với chủ hàng hoặc người đại diện của chủ hàng.

 

 

Chương III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Ban hành các quy định có liên quan và quản lý hoạt động của các loại hình kinh doanh vận tải bằng ô tô quy định ở Điều 3 Nghị định này.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc kê khai giá và mẫu vé, niêm yết giá, kiểm tra thực hiện đúng giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô.

3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô.

4. Phối hợp với Tổng cục Du lịch hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này và các quy định khác của ngành du lịch về vận tải khách du lịch.

5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý, theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở địa phương thông báo kịp thời về các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh (hoặc tạm ngừng đăng ký kinh doanh) với Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính để phối hợp quản lý.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Hướng dẫn việc kê khai giá và mẫu vé, niêm yết giá, kiểm tra thực hiện giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch

Hướng dẫn kiểm tra các doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại Điều 10 Nghị định này và các quy định khác của ngành du lịch về vận tải khách du lịch.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý theo dõi, kiểm tra, thanh tra các hoạt động về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Quy định về giá cước xe buýt hoạt động trong phạm vi địa phương.

 

Chương IV. THANH TRA, KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng ôtô

1. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

2. Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc chấp hành quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan tới vận tải đối với các hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

3. Việc tiến hành kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đối với người có thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định của Nghị định này theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này của các tổ chức, cá nhân khác; về hành vi trái pháp luật của người thuộc cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

2. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với những quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hiện đang kinh doanh vận tải theo các loại hình quy định tại Điều 3 của Nghị định này, trong vòng 120 ngày phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

                                                                                                            Nguyễn Tấn Dũng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 110/2006/ND-CP

Hanoi, September 28, 2006

 

DECREE

ON CONDITIONS FOR AUTOMOBILE TRANSPORT BUSINESS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;

Pursuant to the June 29, 2001 Law on Land Road Traffic;

Pursuant to the November 26, 2003 Cooperative Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;

At the proposal of the Minister of Transport,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Decree provides conditions for automobile transport business on the road system of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- Subjects of application

1. This Decree applies to all enterprises and households engaged in automobile transport business in the Vietnamese territory.

2. When a treaty related to automobile transport business to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of that treaty shall be applied.

Article 3.- Forms of automobile transport business

Automobile transport business has the following forms:

1. Passenger transport along fixed routes.

2. Passenger transport by bus.

3. Passenger transport by taxi.

4. Contractual passenger transport.

5. Tourist transport.

6. Cargo transport.

Article 4.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Automobile transport business means the use of automobiles for passenger or cargo transport with the collection of fares or freights.

2. Passenger transport along fixed routes means the business of passenger transport by automobiles along routes with specified terminals of departure and terminals of arrival according to set schedules and itineraries.

3. Passenger transport by bus means the business of passenger transport by automobiles along fixed routes with specified stops for passenger embarkation and disembarkation according to operation charts.

4. Passenger transport by taxi means the business of passenger transport by automobiles according to schedules and itineraries at the passengers' request for fares calculated according to taximeters.

5. Contractual passenger transport means the business of passenger transport by automobiles not along fixed routes but on the basis of transport contracts.

6. Enterprise means a business unit set up under the Enterprise Law or the Cooperative Law.

Chapter II

CONDITIONS FOR AUTOMOBILE TRANSPORT BUSINESS

Article 5.- General conditions for automobile transport business

Enterprises and households engaged in automobile transport business must meet the following conditions:

1. To register for automobile transport business according to the provisions of law;

2. To ensure the quantity and quality of automobiles in conformity with the business form.

3. To ensure sufficient numbers of drivers and stewards in conformity with their business plans:

a/ Drivers and stewards must have clear personal records, certified by local administrations (of ward or commune level), health certificates issued by a competent health agency and written labor contracts signed with the labor user;

b/ Drivers are not banned from driving under the provisions of law.

4. Persons directly managing transport activities of enterprises must have an intermediate or higher professional degree in transport.

5. To have parking lots in conformity with their business scope, meeting the requirements on fire and explosion prevention and combat and environmental sanitation.

Article 6.- Conditions for passenger transport along fixed routes

Only enterprises that fully meet the following conditions may deal in passenger transport along fixed routes:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. To have an adequate number of automobiles for operation on fixed routes already registered with the route management agency; automobiles must display a mark of automobiles running along fixed routes and have an itinerary register according to regulations of the Ministry of Transport.

3. The use duration of automobiles must not exceed the following limits:

a/ For distances of over 300 km:

- Not exceeding 15 years, for automobiles manufactured for passenger transport;

- Not exceeding 12 years, for automobiles of other types converted into passenger cars before January 1, 2002.

b/ For distances of 300 km or less:

- Not exceeding 20 years, for automobiles manufactured for passenger transport;

- Not exceeding 17 years, for automobiles of other types converted into passenger cars before January 1, 2002.

4. Stewards must be trained in professional skills and have certificates granted according to regulations of the Ministry of Transport.

Article 7.- Conditions for passenger transport by bus

Only enterprises that fully meet the following conditions may deal in passenger transport by bus:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. To have automobiles of 17 seats or more, each having an adequate floor area for standing passengers and painted with a particular color as registered with the concerned provincial/municipal Transport Service or Transport and Public Works Service.

3. To have an adequate number of automobiles for bus transport according to operation charts prescribed by, and registered with, the provincial/municipal Transport Service or Transport and Public Works Service.

4. The use duration of automobiles must comply with the regulations of Point b, Clause 3, Article 6 of this Decree.

5. To be permitted to participate in passenger transport by bus by the provincial-level People's Committee or an authorized local agency in charge of state management of transport.

6. Bus stewards must be trained in professional skills and have certificates granted according to regulations of the Ministry of Transport.

Article 8.- Conditions for passenger transport by taxi

Only enterprises that fully meet the following conditions may deal in passenger transport by taxi:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. An automobile used as a taxi must have no more than 8 seats (including the driver's seat) and be equipped with a meter indicating payable fares calculated according to the travelled distance in kilometers and a "TAXI" or "Meter TAXI" light box on the roof.

3. To have a mark granted by a competent agency.

4. The use duration of a taxi must not exceed 12 years.

5. To register automobiles' paint colors, the enterprise's logo and telephone numbers for customers' calls.

6. Taxi drivers must be trained in, and granted certificates of, personal communication skills and passenger transport services according to regulations of the Ministry of Transport.

Article 9.- Conditions for contractual passenger transport

Only enterprises or households that fully meet the following conditions may deal in contractual passenger transport:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. When operating, automobiles must have written transport contracts which clearly state the time and place of departure, place of destination, number of passengers, fare and route.

3. Automobiles must have the use duration compliant with the provisions of Clause 3, Article 6 of this Decree.

4. Automobiles used for contractual passenger transport must carry the mark of contracted automobiles according to regulations of the Ministry of Transport.

5. Stewards must be trained in professional skills and have certificates granted according to regulations of the Ministry of Transport.

Article 10.- Conditions for tourist transport

Only enterprises or households that fully meet the following conditions may deal in tourist transport:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. When operating, automobiles must have written tourist transport contracts or service contracts which clearly state the time and place of departure, place of destination, number of passengers, fares and route.

3. Automobiles must have the use duration compliant with the provisions of Clause 3, Article 6 of this Decree and satisfy standards on technical safety, environmental protection and service quality.

4. Automobiles used for tourist transport must carry the mark according to regulations of the Ministry of Transport.

5. Other conditions as prescribed by tourism law.

Article 11.- Conditions for cargo transport

Only enterprises or households that fully meet the following conditions may deal in cargo transport:

1. To satisfy all conditions prescribed in Article 5 of this Decree.

2. Automobiles used for cargo transport must comply with the provisions of the Government's Decree No. 23/2004/ND-CP of October 13, 2004, providing for the use duration of trucks and passenger cars.

3. Automobiles used for cargo transport (except for cargo taxis) must have written cargo transport contracts signed between the enterprise or household and the cargo owner or a representative of the cargo owner which has a number and clearly states the time for cargo transport, places of departure and destination, volume of to be-transported cargo, route and freight.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND ORGANIZATIONS

Article 12.- Responsibilities of the Ministry of Transport

1. To promulgate regulations on the forms of automobile transport business defined in Article 3 of this Decree and manage those business activities.

2. To coordinate with the Ministry of Finance in guiding the declaration of fare and freight rates and ticket forms, putting up of fare/freight rates and in inspecting the observance of the registered fare/charge rates by enterprises and households conducting automobile transport business according to the provisions of law.

3. To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in managing enterprises and households conducting automobile transport business.

4. To coordinate with the National Tourism Administration in guiding and inspecting enterprises and households dealing in tourist transport to comply with the provisions of Article 10 of this Decree and other provisions of the tourism service regarding tourist transport.

5. To coordinate with provincial/municipal People's Committees in managing, monitoring, inspecting and examining the observance of conditions for automobile transport business stipulated in this Decree and other relevant laws.

Article 13.- Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. To guide competent agencies in granting business registration certificates according to the provisions of Article 3 of this Decree.

2. To coordinate with provincial/municipal People's Committees in directing local agencies in charge of granting business registration certificates to report on enterprises and households having business registration (or having suspended business registration) to provincial/municipal Transport Services or Transport and Public Works Services for coordinated management.

Article 14.- Responsibilities of the Ministry of Finance

To guide the declaration of fare/freight rates and ticket forms and putting up of fare/freight rates and inspect the observance of the registered fare/freight rates by enterprises and households conducting automobile transport business according to the provisions of law.

Article 15.- Responsibilities of the National Tourism Administration

To guide and inspect tourist transport business enterprises and households in compliance with the provisions of Article 10 of this Decree and other regulations of the tourism service regarding tourist transport.

Article 16.- Responsibilities of provincial-level People's Committees

To direct local functional agencies to manage, monitor, inspect and examine the observance of conditions for road transport business according to this Decree and relevant provisions of law. To set bus fares applicable within the localities.

Chapter IV

EXAMINATION AND INSPECTION OF BUSINESS CONDITIONS, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS; COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 17.- Examination and inspection of automobile transport business activities

1. Ministries, branches and provincial-level People's Committees shall organize examination and inspection and handle violations according to their competence.

2. Subject to examination and inspection shall be the observance of this Decree and other provisions of law related to automobile transport business activities defined in Article 3 of this Decree.

3. The examination and inspection of enterprises and households conducting automobile transport business must comply with the current provisions of law.

Article 18.- Complaints and denunciations

1. Organizations and individuals may lodge complaints to competent persons about the implementation of this Decree in accordance with the law on complaints and denunciations.

2. Individuals may denounce to competent state agencies violations of this Decree committed by other organizations or individuals and law-breaking acts committed by persons of state management agencies in accordance with the law on complaints and denunciations.

Article 19.- Commendation, and handling of violations

1. Organizations and individuals that record achievements in the implementation of this Decree are entitled to commendation in accordance with the law on emulation and commendation.

2. All acts in violation of the provisions of this Decree shall, depending on their nature and severity, be administratively sanctioned or examined for penal liability; in case of damage, compensations must be paid according to the provisions of law.

3. Those who abuse their positions or powers to act in contravention of the provisions of this Decree and relevant provisions of law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations according to the provisions of law.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 92/2001/ND-CP of December 11, 2001, on conditions for automobile transport business. Previous regulations contrary to the provisions of this Decree are annulled.

2. Enterprises and households conducting transport business under the forms defined in Article 3 of this Decree are required to satisfy the prescribed business conditions within 120 days after the effective date of this Decree.

Article 21.- Implementation responsibilities

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees and concerned enterprises and individuals shall implement this Decree.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 110/2006/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 32/2006/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung "Quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu" ban hành kèm theo Quyết định số 67/2005/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Giao thông

văn bản mới nhất