Chỉ thị 398/ĐBVN của Bộ Giao thông vân tải về việc cấp giấy phép lưu hành đặc biệt, kiểm tra các loại phương tiện có tải trọng lớn quá giới hạn của cầu đường lưu thông trên đường giao thông công cộng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 398/ĐBVN
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 398/ĐBVN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Bùi Văn Sướng |
Ngày ban hành: | 02/11/1996 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 398/ĐBVN
CHỈ THỊ
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 398/ĐBVN NGÀY 2 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC CẤP
PHÉP LƯU HÀNH ĐẶC BIỆT, KIỂM TRA CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN CÓ TẢI TRỌNG LỚN QUÁ GIỚI
HẠN CỦA CẦU ĐƯỜNG LƯU THÔNG TRÊN ĐƯỜNG
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
Thực hiện pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ban hành theo lệnh 38 L/CTN của Chủ tịch nước ngày 10/12/1994 và Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 25/9/1995 của Chính phủ.
Nhằm cụ thể hoá mục 4 Điều 26 Pháp lệnh về công trình giao thông, mục 1 Điều 5 Nghị định số 36/CP, mục 1-6-c Thông tư 239 TT-PC ngày 30 tháng 9 năm 1995 của Bộ Giao thông vận tải, Bộ sẽ tiến hành công bố quyết định tải trọng cho phép phương tiện lưu hành trên quốc lộ phù hợp với sức chịu của cầu đường ứng với từng tuyến đường đó.
Để làm tốt công tác quản lý tải trọng phương tiện trên đường theo Nghị định số 36/CP, Thông tư 239/TT-PC và các quyết định công bố tải trọng, đồng thời một bước chấn chỉnh lại việc cấp giấy phép lưu hành đặc biệt tránh tuỳ tiện hoặc trái với quy định tại mục 1-4 Thông tư 239 TT-PC cũng như uốn nắn việc xử lý vi phạm trên đường nhằm nâng cao tác dụng ngăn chặn, không bỏ lọt hành vi vi phạm và xử lý chính xác thống nhất trên toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị Cục trưởng cục Đường bộ Việt nam, giám đốc các sở GTVT, Sở GTCC; Tổng Giám đốc khu quản lý đường bộ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tăng cường biện pháp nghiêm cấm các phương tiện khi lưu hành trên đường giao thông công cộng chở hàng vượt quá tải trọng thiết kế của phương tiện ghi trong giấy phép lưu hành, đồng thời khi phương tiện đi trên đường nào còn phải tuân theo tải trọng cho phép theo khả năng cầu đường đã công bố của đường đó. Trường hợp đường chưa công bố tải trọng thì tuân theo biển báo tải trọng cho phép qua cầu đặt trên đường.
2. Các phương tiện lưu hành trên đường bộ được coi là quá tải trọng cầu đường cho phép khi phương tiện vi phạm một trong những trường hợp sau đây:
2.1. Phương tiện vi phạm mục 1-6-b trong Thông tư số 239/TT-PC.
2.2. Phương tiện có tổng trọng tải xe + hàng hoặc tải trọng phân cho một trục sau vượt quá điều kiện tải trọng quy định trong quyết định công bố tải trọng cho tuyến đường đó.
2.3. Phương tiện có tổng trọng tải gồm trọng tải xe + hàng hoặc tải trọng phân cho một trục sau vượt quá một trong các trị số ghi trên biển: Hạn chế trọng lượng phương tiện, hạn chế trọng lượng trên một trục phương tiện đối với đường bộ chưa có quyết định công bố tải trọng.
3. Trường hợp các phương tiện có nhu cầu cần thiết chở những loại hàng không thể tháo rời được vượt tải trọng cho phép theo khả năng cầu đường hoặc các phương tiện khi lưu hành trên đường có kích thước xe + hàng quá khổ thì phải đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xin cấp phép lưu hành đặc biệt và hướng dẫn đường đi cho phù hợp. Việc cấp phép lưu hành đặc biệt phải thực hiện theo quy định tại mục 1-4; 1-6-c và điểm 2 Thông tư 239/TT-PC. Các giấy phép cấp sai thẩm quyền sẽ bị thu hồi và người cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm.
4. Căn cứ nội dung quyết định công bố tải trọng cho phép theo khả năng cầu đường của Bộ giao thông vận tải, khi kiểm tra tải trọng phương tiện đi trên đường phải căn cứ vào cả hai điều kiện tải trọng là tải trọng xe + hàng và tải trọng phân cho trục sau, và phương tiện không được vượt các điều kiện tải trọng đó. Riêng xe MAZ loại một trục sau hoặc phương tiện có nhãn hiệu khác nhưng tương ứng về kỹ thuật, nếu tham gia lưu thông trên đường bộ mà tổng tải trọng phương tiện + hàng cho phép theo khả năng cầu đường bằng hoặc lớn hơn 13 tấn thì khi kiểm tra tải trọng chỉ cần kiểm tra tổng tải trọng, nếu không vượt quá 13 tấn thì được coi là chưa vượt tải trọng cầu đường.
5. Căn cứ vào nội dung các quyết định công bố tải trọng, các đơn vị trực tiếp quản lý cầu đường cần sơn sửa và bổ sung biển báo nhất là các công trình cầu phải đủ biển: Tải trọng xe, Tải trọng trục, khoảng cách giữa các xe (ít nhất bằng chiều dài một nhịp). Ngoài ra tuỳ cầu cụ thể mà có thêm các biển hướng dẫn khác như: Giới hạn ngang, giới hạn chiều cao, tốc độ xe qua cầu... Trong thời gian chưa triển khai xong việc thực hiện điều chỉnh biển báo, khi kiểm tra xe quá tải cần căn cứ vào hai điều kiện tải trọng ghi trong quyết định công bố tải trọng. Trường hợp cầu đường có sự cố phải hạ tải thì ngoài biển tải trọng cho phép còn có rào chắn phân luồng và tổ chức hướng dẫn giao thông. Đồng thời thực hiện các biện pháp khôi phục, sửa chữa đáp ứng tải trọng công bố và báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ cấp trên.
6. Đối với các trạm cân kiểm tra xe quá khổ, quá tải khi thực hiện nhiệm vụ cân xe ngoài các hướng dẫn trên cần phải tuân theo các hướng dẫn về mẫu biểu cân đo, xử phạt và sai số cân như các văn bản số 1065/ATGT ngày 11/9/1996 và số 2555/AT-ĐB ngày 5/9/1996 của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải, Cục đường bộ Việt nam tổ chức phối hợp cùng các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhằm đảm bảo an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông đường bộ.
Yêu cầu Cục trưởng Cục Đường bộ Việt nam, các Giám đốc sở GTVT, Sở GTCC, Tổng giám đốc các Khu quản lý đường bộ, Thủ trưởng các cơ quan đường bộ có liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc báo cáo kịp thời về Bộ để nghiên cứu giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây