Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông

thuộc tính Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT

Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:31/2017/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành:18/12/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Học sinh được tư vấn tâm lý tại trường
Tại Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
Theo đó, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn… triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Nội dung tư vấn bao gồm: Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên; Tư vấn, giáo dục kỹ năng ứng xử, phòng, chống bạo lực và xâm hại; Tư vấn khả năng giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè; Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp…
Việc tư vấn được thực hiện thông qua các hình thức: Xây dựng chuyên đề tư vấn tâm lý, bố trí thành bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp; Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ, diễn đàn; Tư vấn trực tiếp tại phòng tư vấn hoặc qua trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và phương tiện thông tin truyền thông khác…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/02/2018.
Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:
Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông

Xem chi tiết Thông tư31/2017/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 31/2017/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2017

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

 

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chng bạo lực học đường;

Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, li sng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường ph thông.

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, hình thức, điều kiện đảm bảo và tổ chức thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.

2. Thông tư này áp dụng đối với người học, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý, nhân viên cơ sở giáo dục phổ thông cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp có dạy chương trình bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông (gọi chung là trường phổ thông) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường.

2. Tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó.

Điều 3. Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh

1. Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

2. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thchất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện

1. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.

2. Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

 

Chương II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH

 

Điều 5. Nội dung

1. Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

2. Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

3. Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mi quan hệ gia đình, thy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

4. Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp (tùy theo cấp học).

5. Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

Điều 6. Hình thức thực hiện

1. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài gilên lớp.

2. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.

3. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

4. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

Điều 7. Công tác phối hợp trong tư vấn tâm lý

1. Phối hợp trong nhà trường

Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

2. Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài

a) Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

b) Phối hợp với các chuyên gia, trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật đtrị liệu tâm lý, xử lý kịp thời các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu;

c) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức về khoa học tâm lý giáo dục, các trường sư phạm đủ điều kiện, chuyên gia, nhà khoa học nhằm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ tư vấn tâm lý về kiến thức, knăng, thái độ đúng đắn, cần thiết để thực hiện công tác tư vấn, tham vấn tâm lý trong nhà trường;

d) Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác để tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý;

đ) Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có chức năng để tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý phù hợp với nhu cầu của học sinh và yêu cầu giáo dục của nhà trường.

 

Chương III. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH

 

Điều 8. Tổ chức, cán bộ

1. Nhà trường có TTư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.

2. Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành). Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý được hưởng định mức giảm tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 9. Cơ sở vật chất, kinh phí

1. Nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng (đối với trường tiểu học có thể bố trí phòng hoặc góc tư vấn tùy theo quy mô và điều kiện nhà trường) đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết đđảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.

2. Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý được lấy từ:

a) Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;

b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Kinh phí chi cho công tác tư vấn tâm lý được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 10. Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường

1. Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

2. Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.

3. Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.

Điều 11. Trách nhiệm của các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư này tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tư vấn tâm lý tại các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

3. Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp về chế độ chính sách liên quan để hỗ trợ, động viên các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm thực hiện công tác tư vấn tâm lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm và các thành viên khác thực hiện công tác tư vn tâm lý trong nhà trường.

5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học hoặc báo cáo đột xuất về việc thực hiện Thông tư này trong các nhà trường thuộc phạm vi quản lý.

Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc triển khai Thông tư này của các sở giáo dục và đào tạo gắn với thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên hàng năm; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông. Chủ trì, phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chỉ đạo, kiểm tra việc bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về tư vấn tâm lý học đường.

2. Các vụ Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Trung học, Giáo dục thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn giảng dạy lồng ghép các nội dung cần tư vấn cho học sinh vào các môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường và các vấn đề khác có liên quan của Thông tư này thuộc phạm vi quản lý.

3. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng đối với giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông.

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo các chuyên ngành về khoa học tâm lý giáo dục

1. Tổ chức khảo sát và xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung giảng dạy về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh để phục vụ hiệu quả nhu cầu của các địa phương, cơ sở giáo dục.

2. Xây dựng tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về tư vấn tâm lý học đường cho cán bộ, giáo viên các trường phổ thông nếu đủ điều kiện.

Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2018.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo các chuyên ngành về khoa học tâm lý giáo dục và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Hội đồng QGGDPT nhân lực;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ki
m toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Cổng Thông tin Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDCTHSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

___________

No. 31/2017/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

_________

Hanoi, December 18, 2017


CIRCULAR

Providing guidance on psychological counseling for students of general education schools

 

Pursuant to the Government's Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2012, defining the functions, tasks, powers, and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, defining functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 80/2017/ND-CP dated July 17, 2017, providing regulations on safe, healthy, friendly, and non-violent education environment;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 1501/QD-TTg dated August 28, 2015, on approving the Scheme on “strengthening the education of revolutionary ideal, ethics and lifestyle for the youths, teenagers and children in the 2015 - 2020 period”;

At the proposal of the Director of the Political Education and Pupil and Student Affairs Department;

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular providing guidance on psychological counseling for students of general education schools.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular prescribes purposes, principles, content, forms, and assurance conditions, and organization of the provision of psychological counseling for students of general education schools.

2. This Circular applies to students, managers, teachers, psychological counselors, and staff of general education institutions at primary, lower secondary, and upper secondary levels, continuing education institutions, and vocational education institutions teaching lower secondary and upper secondary programs (hereinafter referred to as general education schools) and relevant agencies, organizations, and individuals.

Article 2. Interpretation of terms

1. Psychological counseling for students means psychological support, helping students improve their understanding of themselves, their family situations, and social relationships, thereby increasing positive emotions and making decisions on their own upon facing difficulties while studying at schools.

2. Psychology advising for students means the interaction, psychological assistance, and intervention (when necessary) by officers, and counselors towards students facing difficulties in terms of studying, family situations, relationships with others, or understanding of themselves, thereby increasing positive emotions, choosing and making decisions in such situations.

Article 3. Purposes of the psychological counseling for students

1. To prevent, assist and intervene (when necessary) students facing psychological difficulties in studying and life in order to find out appropriate solutions to minimize negative impacts; contribute to creating a safe, healthy, friendly, and non-violent education environment.

2. To support students in training their living skills; improving their wills, confidence, bravery, and attitudes in social relationships; improving their physical and spiritual health, contributing to forming and perfecting their dignity.

Article 4. Principles of implementation

1. To ensure the close coordination among school forces and parents or lawful guardians of students (hereinafter referred to as student parents) and forces outside schools that are involved in psychological counseling for students.

2. To ensure the students' rights to participate in, voluntarily, and autonomously make decisions and information confidentiality in psychological counseling in accordance with law provisions.

 

Chapter II

CONTENTS AND FORMS OF PROVIDING PSYCHOLOGICAL COUNSELING FOR STUDENTS

 

Article 5. Contents

1. Counseling about age, gender, marriage, family, and adolescent reproductive health in compliance with students’ ages.

2. Counseling and educating cultural sensitivity measures and skills to prevent violence, harming, and develop a safe, healthy, and friendly education environment.

3. Counseling to improve the capacity of responding and solving problems arising in relationships with families, teachers, friendships, and other social relationships.

4. Counseling effective learning methods and skills, career orientation (depending on grades).

5. Psychological counseling for students facing difficulties who need timely assistance, intervention, and solution. Introducing and supporting in sending students suffering psychological disorders that are beyond the school counseling ability to establishments or psychologists.

Article 6. Forms of implementation

1. Developing subjects on psychological counseling for students in a separate lecture or including them in class meetings or school assemblies. Organizing and teaching integrated contents of psychological counseling for students in curricular subjects and experience and extracurricular activities.

2. Organizing specialized talks, extracurricular activities, clubs, and forums on topics related to the contents to be counseled for students.

3. Establishing an information channel to provide documents, regularly exchange with student parents of the psychological development and issues to be counseled for students.

4. Advising and counseling by person-to-person or in a group, directly at the counseling room or online via the internal network, school website, email, social network, telephone, and other mass media.

5. Coordinating with relevant organizations and individuals in organizing activities to provide psychological counseling for students.

Article 7. Coordination in psychological counseling

1. Coordination in the school

Officers and teachers in charge of psychological counseling for students shall closely coordinate with form teachers, General Manager of Ho Chi Minh Young Pioneer Organization, Secretary of Ho Chi Minh Communist Youth Union, subject teachers, and other educational forces in the school upon deploying psychological counseling activities for students.

2. Coordination among the school and others

a) Coordination with student parents: Regularly exchange information about students; raise student parents’ awareness about age-specific psychophysiological development and the impact of those changes on students; regularly pay attention to, detect and take timely and appropriate support measures for abnormal expressions of students.

b) Coordination with experts, psychological counseling centers, health establishments, judicial and law enforcement agencies to provide psychotherapy and timely handle students requiring special intervention;

c) Coordination with agencies, organizations related to psychology and education sciences, eligible schools of education, experts, and scientists to foster teachers and counselors in terms of knowledge, skills, attitude necessary to perform psychological counseling and advising works in the school;

d) Coordination with Ho Chi Minh Communist Youth Union and Ho Chi Minh Pioneers’ Organization and other socio-political organizations to organize psychological counseling activities;

dd) Coordination with functional individuals, agencies, and organizations to organize psychological counseling activities according to the students’ needs and schools’ educational requirements.

 

Chapter III

CONDITIONS FOR ENSURING THE PSYCHOLOGICAL COUNSELING FOR STUDENTS

 

Article 8. Personnel and organization

1. The school shall establish a counseling team and appoint officers and teachers to concurrently be in charge of psychological counseling for students. Members of the counseling team: Representative of the school leaders shall act as the head of the team; other members include officers and teachers concurrently in charge of psychological counseling, health staff, officers, and teachers in charge of activities related to Ho Chi Minh Young Pioneer Organization and Ho Chi Minh Communist Youth Union, representatives of student parents and a number of students who are classroom monitors and students in charge of activities related to Ho Chi Minh Young Pioneer Organization and Ho Chi Minh Communist Youth Union.

2. Officers and teachers concurrently providing counseling for students must be experienced and trained in professional psychology and professional psychology (have a professional certificate in school psychology counseling according to the program issued by the Ministry of Education and Training). Teachers who are concurrently providing psychological counseling are entitled to a reduction in teaching hours according to the regulations of the Ministry of Education and Training.

Article 9. School facilities and funding

1. The school shall arrange a separate psychological counseling room (primary schools may arrange a counseling room or corner depending on their size and conditions) to ensure the privacy, accessibility, and appropriateness for the counseling; equip physical foundations, equipment, materials, and documents necessary for the counseling.

2. Funding for psychological counseling:

a) Frequent expenditures of the school;

b) Aids and supports from domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law provisions;

c) Other lawful revenues.

3. Funding for psychological counseling shall be managed and used properly in accordance with law provisions.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

 

Article 10. Responsibility of school principals

1. To establish a counseling team; to prescribe functions, tasks, and mechanisms for coordination, direction, and formulation of plans and organizations of psychological counseling activities for students.

2. To survey, develop initial psychological data for students at the beginning of each training level; to classify, monitor, and update regularly students' psychological characteristics and development.

3. To conduct preliminary and final reviews and report to the immediate superior management agency periodically for each academic year.

Article 11. Responsibility of education and training institutions, education, and training divisions

1. To direct and organize the implementation of this Circular at schools under the management.

2. To guide, examine and supervise the psychological counseling at schools under the management.

3. To research and advise People's Committees at all levels on relevant regimes and policies to support and encourage officers and teachers concurrently providing psychological counseling to perform psychological counseling work in accordance with local socio-economic conditions.

4. To regularly organize fostering and professional training in student psychology counseling for officers and teachers concurrently providing psychological counseling, specialized contracts for psychological counseling work, and officers in charge of activities related to Ho Chi Minh Young Pioneer Organization and Ho Chi Minh Communist Youth Union, form teachers and other members shall conduct psychological counseling in the school.

5. To organize preliminary and final reviews and report to the immediate superior management agency periodically for each academic year or make irregular reports on the implementation of this Circular in schools under the management.

Article 12. Responsibility of units under the Ministry of Education and Training

1. The Political Education and Pupil and Student Affairs Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units in, advising and directing the implementation, inspection, and supervision of the implementation of this Circular by the Departments of Education and Training associated with the implementation of political education tasks and student work every year; periodically organize preliminary and final reviews of psychological counseling work for students in general education schools. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Agency of Teachers and Education Administrators in, directing and inspecting professional training and granting certificates of professional training in school psychology counseling.

2. The Primary Education Department, the Secondary Education Department, and the Continuing Education Department shall coordinate with relevant units in guiding the teaching and integrating the contents to be consulted for students into their subjects and educational activities of schools and other related issues of this Circular under their management.

3. The Agency of Teachers and Education Administrators shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant units and agencies in, developing training programs for teachers who provide psychological counseling for students in general education schools.

Article 13. Responsibility of higher education institutions providing specialized training in educational psychology

1. To organize surveys and develop training plans and teaching content on psychological counseling for students to effectively serve the needs of localities and education institutions.

2. To develop documents and organize training courses, issue certificates of professional training in school psychology counseling for officers and teachers of high schools if eligible.

Article 14. Effect and responsibility for implementation

1. This Circular takes effect on February 02, 2018.

2. People's Committees of provinces and centrally-run cities, education and training institutions, higher education institutions providing specialized training in educational psychology, and relevant units under the Ministry of Education and Training shall implement this Circular.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

Nguyen Thi Nghia

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 31/2017/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 31/2017/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe