Thông tư 30/2012/TT-BGDĐT sửa quy định về chức danh giáo sư, phó giáo sư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 30/2012/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 30/2012/TT-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Vũ Luận |
Ngày ban hành: | 11/09/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xét Giáo sư, Phó giáo sư không bắt buộc phải thành thạo ngoại ngữ
Ngày 11/09/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17/07/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).
Tại Thông tư này, Bộ trưởng đã bãi bỏ quy định ứng viên được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS phải thành thạo 01 trong 05 ngoại ngữ: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung và quy định ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh PGS phải thành thạo 01 ngoại ngữ bất kỳ. Như vậy, từ ngày 26/10/2012 trở đi, ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS không bắt buộc phải sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Đồng thời, Bộ trưởng cũng quy định về thâm niên đào tạo đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng. Cụ thể, thâm niên đào tạo đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là 190 giờ chuẩn, đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS là 170 giờ chuẩn. Trong đó, tối thiểu phải có 50% số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp.
Cũng theo Thông tư này, thời gian ứng viên làm chuyên gia giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài được tính là thời gian giảng dạy, đào tạo nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy tại trường hoặc có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/10/2012.
Xem chi tiết Thông tư30/2012/TT-BGDĐT tại đây
tải Thông tư 30/2012/TT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 30/2012/TT-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 2012 |
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc xét công nhận, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm
chức danh giáo sư, phó giáo sư
----------------------------
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư;
Căn cứ Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư” ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2009/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư:
“1. Các loại công trình khoa học quy đổi bao gồm: Bài báo khoa học đã được công bố; báo cáo khoa học tại hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế; sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu; hướng dẫn nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
Nội dung của các công trình khoa học quy đổi phải phù hợp với ngành khoa học mà ứng viên đăng kí để được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.”
Nội dung khoa học của luận án, luận văn do ứng viên hướng dẫn phải phù hợp với ngành khoa học ứng viên đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
a) Nếu có công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài hoặc đã trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện chính cho sinh viên, học viên tham dự các kì thi quốc gia, quốc tế có uy tín đạt giải Nhất hoặc Huy chương Vàng thì được tính là đã hướng dẫn nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
b) Nếu đã trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện chính cho sinh viên, học viên tham dự các kì thi quốc gia, quốc tế có uy tín đạt giải Nhì hoặc Huy chương Bạc thì được tính là đã hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
c) Những công trình nghiên cứu, sáng tác được giải thưởng này nếu đã tính thay thế cho việc hướng dẫn học viên cao học và nghiên cứu sinh thì không được tính điểm công trình khoa học quy đổi .”
a) Có ít nhất 3 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 6 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố;
c) Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc/và sách chuyên khảo.
a) Có ít nhất 5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 10 điểm tính từ các bài báo khoa học đã được công bố;
c) Có ít nhất 3 điểm tính từ việc biên soạn sách phục vụ đào tạo đã được xuất bản, trong đó có ít nhất 1,5 điểm tính từ biên soạn giáo trình hoặc/và sách chuyên khảo.
a) Có ít nhất 1,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 3 điểm tính từ các bài báo khoa học.
a) Có ít nhất 2,5 điểm được thực hiện trong ba năm cuối tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ;
b) Có ít nhất 5,0 điểm tính từ các bài báo khoa học.
“Điều 10. Thâm niên đào tạo
1. Đối với ứng viên là giảng viên thuộc biên chế của cơ sở giáo dục đại học:
a) Thâm niên đào tạo là thời gian làm nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học.
b) Trong từng năm học, ứng viên hoàn thành nhiệm vụ theo quy định về chế độ làm việc đối với giảng viên tại Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008, Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được tính 1 thâm niên đào tạo.
2. Đối với ứng viên là giảng viên thỉnh giảng:
a) Thâm niên đào tạo là thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp và thời gian hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, hướng dẫn học viên làm luận văn thạc sĩ, hướng dẫn sinh viên làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp đại học.
b) Một thâm niên đào tạo đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư thực hiện đủ 190 giờ chuẩn, đối với ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư thực hiện đủ 170 giờ chuẩn. Trong đó, tối thiểu phải có 50% số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp.
3. Khi xác nhận thâm niên đào tạo cho ứng viên, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học phải xác nhận rõ nhiệm vụ giao cho giảng viên thuộc biên chế và giảng viên thỉnh giảng, ghi rõ tên môn học, trình độ đào tạo, khối lượng giảng dạy, nhiệm vụ hướng dẫn luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp đại học, nhận xét về kết quả đào tạo gắn với thời gian làm nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên.
4. Thời gian ứng viên làm chuyên gia giáo dục ở các cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài được tính là thời gian giảng dạy, đào tạo nếu có công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, trong đó có ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy tại trường hoặc có quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài.”
Sau khi công bố công khai ít nhất 7 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở gửi báo cáo kết quả lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước và thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý ứng viên.
Việc tính quy đổi điểm các công trình khoa học của ứng viên phải được ít nhất 03 giáo sư hoặc phó giáo sư cùng ngành chuyên môn xem xét.
Sau thời hạn một tháng kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm báo cáo danh sách giáo sư/phó giáo sư mới được bổ nhiệm lên cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ báo cáo lên cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học và Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: Biên bản họp Hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học, bộ môn, khoa kèm theo Biên bản họp xét đề nghị bổ nhiệm.
“2. Những người đã được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư nhưng không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 5 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) thì bị miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Trình tự miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 21 của Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) và khoản 12 Điều 1 của Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 (sửa đổi, bổ sung khoản 3, 4 và 5 Điều 21 của Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ.”
Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); |
BỘ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây