Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học

thuộc tính Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT

Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:26/2020/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành:26/08/2020
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 11/10, hiệu trưởng THPT chuyên không được quy định thêm bài kiểm tra với môn chuyên

Ngày 26/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo đó, từ 11/10, hiệu trưởng THPT chuyên không được quy định thêm bài kiểm tra với môn chuyên. Thay vì trước đây theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đối với môn chuyên.

Bên cạnh đó, bổ sung thêm quy định về xét công nhận danh hiệu học sinh như sau: Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.

Ngoài ra, Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 11/10/2020.

Xem chi tiết Thông tư26/2020/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

_____________

Số: 26/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

_________

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 6 như sau:
"b) Kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số đối với các môn học còn lại:
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Đánh giá bằng điểm số kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Kết quả đánh giá theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.".
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 6 như sau:
"a) Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học;".
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
"Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá
1. Các loại kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b) Kiểm tra, đánh giá định kì:
- Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
+ Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.
2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì
a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;
b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;
c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3.".
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
"Điều 8. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm
1. Trong mỗi học kì, số ĐĐGtx, ĐĐGgk và ĐĐGck của một học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm cả chủ đề tự chọn) như sau:
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
- Môn học có từ 35 tiết trở xuống/năm học: 2 ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 ĐĐGtx;
- Môn học có từ trên 70 tiết/năm học: 4 ĐĐGtx.
b) Kiểm tra, đánh giá định kì:
Trong mỗi học kì, một môn học có 01 (một) ĐĐGgk và 01 (một) ĐĐGck;
2. Điểm các bài kiểm tra, đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
3. Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có lí do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu, với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì hoặc cuối năm học.
4. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.".
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 10 như sau: "
a) Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này như sau:

ĐTBmhk =

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx + 5

 
TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
"Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả giáo dục môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung được đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân; không đánh giá những nội dung môn học, môn học hoặc nội dung giáo dục được miễn.
3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả giáo dục của môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá theo kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân.".
7. Bổ sung khoản 3 vào Điều 15 như sau:
"3. Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật
Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.".
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
"Điều 18. Xét công nhận danh hiệu học sinh
1. Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
2. Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
3. Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.".
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1khoản 2 Điều 19 như sau:
"1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên; tham gia kiểm tra, đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Đối với hình thức kiểm tra, đánh giá bằng hỏi - đáp, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của học sinh trước lớp; nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn đánh giá bằng nhận xét) vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh thì phải thực hiện ngay sau đó.
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và điểm số), xếp loại nhận xét môn học (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học và trực tiếp vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh, học bạ.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 21 như sau:
"4. Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì các môn học theo quy định tại Quy chế này; kiểm tra, đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 16 Quy chế này; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểm tra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kì nghỉ hè.".
Điều 2. Bãi bỏ một số điểm và thay thế một số từ, cụm từ tại một số Điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Bãi bỏ điểm cđiểm d khoản 1 Điều 6.
2. Thay thế cụm từ "cho điểm" tại Điều 9 bằng cụm từ "đánh giá".
3. Thay thế cụm từ "số lần" tại gạch đầu dòng thứ nhất điểm a khoản 2 Điều 10 bằng cụm từ "số điểm".
4. Thay thế cụm từ "cho điểm" bằng cụm từ "điểm số" tại khoản 1khoản 2 Điều 11.
5. Thay thế cụm từ "Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007" tại khoản 5 Điều 12 bằng cụm từ "Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012".
6. Thay thế cụm từ "của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn" tại khoản 1, khoản 2khoản 3 Điều 13 bằng cụm từ "của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ".
7. Thay thế cụm từ "của một môn học nào đó" tại khoản 6 Điều 13 bằng cụm từ "của duy nhất một môn học nào đó".
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2020.
2. Thông tư này thực hiện từ năm học 2020 - 2021 đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo các quyết định sau đây:
a) Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
b) Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp trung học cơ sở;
c) Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp trung học phổ thông;
d) Quyết định số 2092/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình môn Tiếng Pháp Ngoại ngữ 2;
đ) Quyết định số 3452/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt Chương trình các môn học trong Chương trình song ngữ Tiếng Pháp (gồm các môn Tiếng Pháp, Toán bằng Tiếng Pháp, Vật lí bằng Tiếng Pháp);
e) Quyết định số 3735/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông thí điểm môn Tiếng Hàn-Ngoại ngữ 2 cấp trung học;
g) Quyết định số 2744/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông thí điểm môn Tiếng Nhật-Ngoại ngữ 1 hệ 10 năm cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;

Ban Tuyên giáo trung ương;

- Kiểm toán nhà nước;

- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Bộ trưởng;

- Như Điều 4 (để thực hiện);

- Cổng TTĐT Chính phủ;

- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Độ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

_____________

No. 26/2020/TT-BGDDT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, August 26, 2020

 

CIRCULAR

On amending and supplementing a number of articles of the Regulation on assessment and classification of students in lower secondary schools and upper secondary schools, attached to the Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2011, of the Minister of Education and Training

_________

 

Pursuant to the Education Law dated June 14, 2019;

Pursuant to the Government's Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, on defining functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Minister of Education and Training's Decision No. 16/2006/QD-BGDDT dated May 05, 2006, on promulgating the General Education Program;

At the proposal of the Director of the Secondary Education Department,

The Minister of Education and Training hereby promulgates the Circular on amending and supplementing a number of articles of the Regulation on assessment and classification of students in lower secondary schools and upper secondary schools, attached to the Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2011, of the Minister of Education and Training.

 

Article 1. Amending and supplementing a number of articles of the Regulation on assessment and classification of students in lower secondary schools and upper secondary schools, attached to the Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2011, of the Minister of Education and Training

1. To amend and supplement Point b, Clause 1, Article 6 as follows:

“b) Combination with the assessment by comments and scores for the remaining subjects:

- Assessment by commenting on the progress of attitudes, behavior, and learning outcomes of performing learning tasks of students in the learning process and educational activities provided in the General Education Program issued by the Minister of Education and Training.

- Assessment by scoring the performance of the requirements of knowledge and skill standard for each subject in the General Education Program issued by the Minister of Education and Training. The assessment result shall be scored on a 10-point scale; if using other scales, such result must be converted to this scale.”.

2. To amend and supplement Point a, Clause 2, Article 6 as follows:

"For subjects assessed by both comments and scores: To comment on the progress of attitudes, behavior, and learning outcomes after each semester and academic year. To calculate the grade point average of subjects after each semester and academic year;”.

3. To amend and supplement Article 7 as follows:

Article 7. Types of tests and assessments; point coefficients of tests and assessments

1. Types of tests and assessments

a) Regular tests and assessments:

- Regular tests and assessments shall be carried out during the teaching and educating process, to check and assess the process and performance outcomes of students' learning and practicing tasks according to the subject programs and educational activities in the General Education Program issued by the Minister of Education and Training;

- Regular tests and assessments shall be carried out in the direct or online forms, through questions and answers, writing, presentations, experiments, and learning products;

- The number of regular tests and assessments shall not be limited by the regular test and assessment points as prescribed in Clause 1, Article 8 of this Circular.

b) Periodic tests and assessments:

- Periodic tests and assessments shall be carried out after each educational stage to assess the learning and practicing outcomes and the fulfillment of learning tasks of students according to the subject programs and educational activities specified in the General Education Program issued by the Minister of Education and Training;

- Periodic tests and assessments comprise mid-term tests, assessments and end-of-term tests, assessments, including Tests (paper tests or computer-based tests), practices, and learning projects.

+ Time for a periodic paper or computer-based test or assessment shall range from 45 minutes to 90 minutes, particularly for specialized subjects, such time shall be 120 minutes maximum. A test shall be developed on the matrix and specification basis, according to the required levels of subjects and educational activities specified in the General education program issued by the Minister of Education and Training.

+ For a practice and learning project, the guidance and criteria for assessment shall be provided before implementing it.

2. Point coefficients of regular and periodic tests and assessments

a) Regular test and assessment points (hereinafter referred to as DDGtx) shall be calculated by the coefficient of 1;

b) Mid-term test and assessment points (hereinafter referred to as DDGgk) shall be calculated by the coefficient of 2;

c) End-of-term test and assessment points (hereinafter referred to as DDGck) shall be calculated by the coefficient of 3.”.

4. To amend and supplement Article 8 as follows:

Article 8. Test points, reviews, and scoring

1. In each semester, the number of DDGtx, DDGgk, and DDGck of a student for each subject, educational activity (including chosen topics) shall be prescribed as follows:

a) Regular tests and assessments:

- A subject has 35 class hours or less per an academic year: 2 DDGtx;

- A subject has from more than 35 class hours to 70 class hours per an academic year: 3 ĐĐGtx;

- A subject has from more than 70 class hours per academic year: 4 DDGtx.

b) Periodic tests and assessments:

In each semester, every subject shall have 01 (one) DDGgk and 01 (one) DDGck;

2. Test and assessment points are integers or decimal numbers taken to the first decimal number after being rounded.

3. Students who do not have enough test and assessment points as prescribed in Clause 1 of this Article but have plausible reasons shall be tested and assessed in compensation with the forms, knowledge and skill levels, and time equivalent to the missing tests and assessments.  Such compensation tests and assessments shall be completed in each semester or at the end of the academic year.

4. In case that students do not have enough test and assessment points as prescribed in Clause 1 of this Article and plausible reasons or have plausible reasons but fail to attend the compensation tests and assessments, they shall be scored point of 0 (zero) for the missing tests and assessments.”.

5. To amend and supplement Point a, Clause 1, Article 10 as follows:

“a) Grade point average of a semester (DTBmhk) is the arithmetic average of the regular, mid-term and end-of-term test and assessment points with coefficients specified in Clause 2, Article 7 of this Circular. To be specific:

DTBmhk =

TDDGtx + 2 x DDGgk + 3 x DDGck

The number of DDGtx + 5

 

TDDGtx: The total points of regular tests and assessments.”.

6. To amend and supplement Article 14 as follows:

Article 14. Assessment of students with disabilities

1. The assessment of educational outcomes for students with disabilities shall be based on the principle of promotion and encouragement for the efforts and progress of students.

2. For students with disabilities learning according to the inclusive education method, educational outcomes of subjects or educational activities required in the general education programs that are satisfied by students with disabilities shall be assessed like those of normal students but with mitigation requirements for learning outcomes. Subjects or educational activities for which the students with disabilities are not able to meet general requirements shall be assessed according to the performance of the Personal Education Plan; not to assess exempted subject contents, subjects, or educational contents.

3. For students with disabilities learning according to the specialized education method, educational outcomes of subjects or educational activities required in the specialized education programs that are satisfied by students with disabilities shall be assessed according to the requirements for specialized education. Subjects or educational activities for which the students with disabilities are not able to meet specialized requirements shall be assessed according to the performance of the Personal Education Plan.”.

7. To add Clause 3 to Article 15 as follows:

“3. Considering promotion for students with disabilities

The principal shall base on the students with disabilities’ learning outcomes of subjects and educational activities to consider the promotion for students with disabilities who learn according to the general education programs or, shall base on the performance outcomes of the Personal Education Plan in case students with disabilities fail to meet the general education programs for considering promotion.”.

8. To amend and supplement Article 18 as follows:

Article 18. Review of the recognition of students

1. Students shall be recognized as good students of the semester or academic year if they achieve good conduct and learning capacity.

2. Students shall be recognized as fair students of the semester or academic year if they achieved with fair conduct and learning capacity or more.

3. Students with outstanding achievement or advancement in learning and practicing shall be awarded certificates of merit by the principal.”.

9. To amend and supplement Clauses 1 and 2, Article 19 as follows:

“1. To carry out regular and periodic tests and assessments according to the principal’s assignment; to directly record grade points or comment levels (for subjects assessed by comments) in the book of monitoring and assessing students. For the tests and assessments carried out in the form of questions and answers, teachers must give comments, consult the response of students before the class. If deciding to score or comment (for subjects assessed by comments), such grade points and comment levels must be recorded in the book of monitoring and assessing students immediately.

2. To calculate the average grade points (for subjects assessed by scoring and comments), classify comments (for subjects assessed by comments) by the semester, the academic year, and directly record in the book of monitoring and assessing students and school reports.”.

10. To amend and supplement Clause 4, Article 21 as follows:

“4. To organize the periodic tests and assessments of the subjects as prescribed in this Regulation; to re-test and re-assess subjects as specified in Article 16 of this Regulation; to approve and publish a list of students to be passed their grade after having the results of the re-tests of subjects, the conduct results in the summer vacation.".

Article 2. Repealing a number of Points and replacing some words and phrases specified in a number of articles of the Regulation on assessment and classification of students in lower secondary schools and upper secondary schools, attached to the Circular No. 58/2011/TT-BGDDT dated December 12, 2011, of the Minister of Education and Training

1. To repeal Points c and d, Clause 1, Article 6.

2. To replace the phrase “scoring” in Article 9 by the phrase “assessment”.

3. To replace the phrase “number” at the first dash of Point a, Clause 2, Article 10 by the phrase “points”.

4. To replace the phrase “scoring” by the phrase “grade points” in Clauses 1 and 2, Article 11.

5. To replace the phrase “the Decision No. 69/2007/QD-BGDDT dated November 14, 2007” in Clause 5, Article 12 by the phrase “the Circular No. 40/2012/TT-BGDDT dated November 19, 2012”.

6. To replace the phrase “of one of the two subjects: Math and Literature” in Clauses 1, 2 and 3, Article 13 by the phrase “of one of the three subjects: Math, Literature and Language”.

7. To replace the phrase “of any subject” in Clause 6, Article 13 by the phrase “of only one subject”.

Article 3. Effect

1. This Circular takes effect on October 11, 2020.

2. This Circular shall be applied from the 2020 - 2021 academic year, for students of both lower secondary schools and upper secondary schools who study according to the General Education Program issued together with the following Decisions:

a) The Minister of Education and Training’s Decision No. 16/2006/QD-BGDDT dated May 05, 2006, on promulgating the General Education Program;

b) The Minister of Education and Training’s Decision No. 01/QD-BGDDT dated January 01, 2012, on promulgating the Pilot English Language Program for lower secondary schools;

c) The Minister of Education and Training’s Decision No. 5209/QD-BGDDT dated November 23, 2012, on promulgating the Pilot English Language Program for upper secondary schools;

d) The Minister of Education and Training’s Decision No. 2092/QD-BGDDT dated May 20, 2011, on promulgating the French Language Program (as the second language);

dd) The Minister of Education and Training’s Decision No. 3452/QD-BGDDT dated August 18, 2010, on approving the Subject Program in the French Bilingual Program (including French language, learning Math and Physics in French);

e) The Minister of Education and Training's Decision No. 3735/QD-BGDDT dated September 22, 2016, on approving the Pilot Korean Language Program for upper secondary schools (as the second language);

g) The Minister of Education and Training’s Decision No. 2744/QD-BGDDT dated September 09, 2019, on promulgating the Pilot Japanese Language Program for lower and upper secondary schools (as the first language for 10 years).

Article 4. Responsibilities of implementation

The Chief of Office, Director of the Secondary Education Department, Director of the Quality Control Department, Heads of relevant units under the Ministry of Education and Training; Chairperson of People's committees of provinces and centrally-run cities; Directors of Departments of Education and Training; Heads of Education and Training Divisions and relevant organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

Nguyen Huu Do

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 26/2020/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 26/2020/TT-BGDDT PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?

Thông tư 26 quy định mới về đánh giá học sinh trung học như thế nào?

Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có một số quy định mới liên quan đến đánh giá học sinh trung học như:

- Thay đổi tiêu chí công nhận học sinh giỏi gồm: 

+ Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 01 trong 03 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét lọai Đ.

- Điểm của các bài kiểm tra là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số (trước đây: mỗi hình thức kiểm tra tương ứng với cách tính điểm kiểm tra khác nhau);

... 

Thông tư 26 có hiệu lực từ ngày nào?

Thông tư 26 có hiệu lực từ ngày 11/10/2020.

Thông tư 26 hết hiệu lực từ ngày nào?

Thông tư 26 hết hiệu lực từ ngày 05/9/2021 và bị thay thế bởi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất