Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ

thuộc tính Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2017/TT-BGDĐT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Bùi Văn Ga
Ngày ban hành:04/04/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thay đổi điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 04/04/2017 tại Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT.
Cụ thể, từ ngày 18/05/2017, người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên, thay vì chỉ cần bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên như quy định hiện hành. Ngoài ra, người dự tuyển còn phải đáp ứng các điều kiện như: Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển; Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp hoặc chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên, được cấp trong thời hạn 02 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển…
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, theo đó, từ ngày 18/05/2017, khối lượng học tập trình độ tiến sĩ được xác định theo tín chỉ, tối thiểu 90 tín chỉ với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, 120 tín chỉ với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học, thay vì quy định 03 - 04 năm tập trung liên tục như quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng cho phép các trường được tuyển sinh trình độ tiến sĩ 01 lần hoặc nhiều lần trong năm; thông báo tuyển sinh phải được công khai trên trang thông tin điện tử của trường và phương tiện thông tin đại chúng khác trước khi tổ chức thi tuyển, xét tuyển ít nhất 03 tháng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/05/2017.

Xem chi tiết Thông tư08/2017/TT-BGDĐT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

Số: 08/2017/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Quyết định số 418/QĐ -TTg ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 5  năm 2017 và thay thế Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ hoặc được phép đào tạo trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;

- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY CHẾ

TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm: tuyển sinh; tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo; tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền của cá nhân và các đơn vị liên quan; luận án, đánh giá và bảo vệ luận án; thẩm định quá trình đào tạo, chất lượng luận án và cấp bằng tiến sĩ; khiếu nại, tố cáo, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này áp dụng đối với các đại học quốc gia, đại học vùng, học viện, trường đại học (bao gồm các trường đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng) được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ và viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo), các tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Quy chế này không áp dụng đối với các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của nước ngoài do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng và các chương trình liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam với các cơ sở đào tạo của nước ngoài do hai bên cùng cấp bằng.
Điều 3. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo ở trình độ tiến sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định hiện hành, đáp ứng các điều kiện sau:
a) Khối lượng học tập tối thiểu 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp thạc sĩ và tối thiểu 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học;
b) Chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của người tốt nghiệp trình độ tiến sĩ phải đạt Bậc 8 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Khung trình độ quốc gia).
2. Kết cấu chương trình đào tạo bao gồm: các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ và luận án tiến sĩ.
3. Các học phần bổ sung nhằm hỗ trợ nghiên cứu sinh có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để thực hiện đề tài nghiên cứu.
a) Đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ: căn cứ vào các học phần đã tích lũy ở trình độ thạc sĩ, kiến thức cần cập nhật, bổ sung và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu, giám đốc các đại học, học viện, hiệu trưởng các trường đại học, viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là thủ trưởng cơ sở đào tạo) xác định số học phần và khối lượng tín chỉ nghiên cứu sinh cần phải học bổ sung.
b) Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ: các học phần bổ sung bao gồm các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc ngành hoặc chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành) tương ứng, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn; có khối lượng kiến thức tối thiểu 30 tín chỉ để đảm bảo nghiên cứu sinh đạt chuẩn đầu ra Bậc 7 của Khung trình độ quốc gia và yêu cầu của lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.
4. Các học phần ở trình độ tiến sĩ (bao gồm các học phần bắt buộc và tự chọn) nhằm nâng cao trình độ lý luận ngành hoặc chuyên ngành (sau đây gọi chung là ngành), phương pháp nghiên cứu và khả năng ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, trong đó:
a) Tiểu luận tổng quan yêu cầu nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, từ đó rút ra mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tiến sĩ;
b) Các chuyên đề tiến sĩ yêu cầu nghiên cứu sinh nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ;
c) Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành từ 06 học phần đến 09 học phần ở trình độ tiến sĩ với khối lượng từ 14 tín chỉ đến 20 tín chỉ, trong đó tiểu luận tổng quan và 02 hoặc 03 chuyên đề tiến sĩ do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định là những học phần bắt buộc.
5. Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.
6. Cơ sở đào tạo được sử dụng chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 36 Luật giáo dục đại học.
Chương II
TUYỂN SINH
Điều 4. Phương thức và thời gian tuyển sinh
1. Phương thức tuyển sinh: theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 34 Luật giáo dục đại học.
2. Số lần tuyển sinh trong năm: 01 lần hoặc nhiều lần.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ vào quy định của Quy chế này và các quy định liên quan chịu trách nhiệm xây dựng đề án tuyển sinh (tham khảo mẫu tại Phụ lục I), đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, thời gian tổ chức tuyển sinh, các điều kiện đảm bảo chất lượng và những thông tin cần thiết khác.
Điều 5. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
2. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
đ) Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành ngôn ngữ Anh phải có chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh.
4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của cơ sở đào tạo.
5. Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành dự tuyển do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.
Điều 6. Hồ sơ dự tuyển
1. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
a) Đơn xin dự tuyển.
b) Lý lịch khoa học.
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp).
d) Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này và thâm niên công tác (nếu có).
đ) Đề cương nghiên cứu (theo mẫu do cơ sở đào tạo quy định, nếu có).
e) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
g) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức).
h) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Điều 7. Thông báo tuyển sinh
1. Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và phương tiện thông tin đại chúng khác trước khi tổ chức xét tuyển, thi tuyển ít nhất 03 tháng, trong đó nêu rõ:
a) Điều kiện dự tuyển;
b) Danh mục ngành phù hợp được xét tuyển đối với từng ngành đào tạo trình độ tiến sĩ; danh sách người hướng dẫn đáp ứng quy định tại Điều 11 của Quy chế này;
c) Chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành đào tạo;
d) Hồ sơ dự tuyển theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này và thời gian nhận hồ sơ, lệ phí dự tuyển;
đ) Kế hoạch và phương thức tuyển sinh, thời gian công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học;
e) Học phí, các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu sinh trong quá trình học tập (nếu có);
g) Các yêu cầu và thông tin cần thiết khác.
2. Nội dung thông báo tuyển sinh do thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành và phù hợp với đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Điều 8. Tổ chức tuyển sinh và công nhận nghiên cứu sinh
Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 34 Luật giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc tổ chức tuyển sinh, tiêu chuẩn, số lượng, nhiệm vụ và quyền của các cá nhân và tập thể tham gia tổ chức tuyển sinh; phê duyệt danh sách người trúng tuyển và ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
Chương III
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Điều 9. Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo
1. Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật giáo dục đại học, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ đảm bảo tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định liên quan.
2. Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ:
a) Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Luật giáo dục đại học và điểm d, khoản 4, Điều 2 Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và đảm bảo hoàn thành khối lượng học tập tối thiểu theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy chế này;
b) Trong trường hợp đặc biệt, nghiên cứu sinh được rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
3. Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.
4. Việc tổ chức dạy và học các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ phải được triển khai tại cơ sở đào tạo, nơi nghiên cứu sinh đang theo học. Trong trường hợp cơ sở đào tạo không đào tạo chương trình có học phần cần bổ sung cho nghiên cứu sinh thì gửi nghiên cứu sinh theo học ở các cơ sở đào tạo khác đã được phép đào tạo chương trình có học phần này theo thỏa thuận giữa các cơ sở đào tạo.
5. Nghiên cứu khoa học là bắt buộc trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ, thời gian nghiên cứu khoa học được bố trí trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Những thay đổi trong quá trình đào tạo:
a) Việc thay đổi đề tài luận án được thực hiện khi nghiên cứu sinh, người hướng dẫn đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Quy chế này, trong thời gian quy định tại các điểm a, b và c, khoản 7 Điều này;
b) Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn được thực hiện chậm nhất trước 12 tháng tính đến ngày kết thúc khoá học theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh (bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu có), trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Việc chuyển cơ sở đào tạo được xem xét trong trường hợp thời hạn học tập của nghiên cứu sinh còn tối thiểu 12 tháng theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh và cơ sở chuyển đến đang triển khai đào tạo ngành tương ứng ở trình độ tiến sĩ. Sau khi có sự đồng ý của cơ sở đang đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến tiếp nhận và ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh với thời gian đào tạo là thời gian học tập còn lại theo quyết định công nhận nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo trước (bao gồm cả thời gian gia hạn, nếu có). Việc công nhận kết quả học tập đã tích luỹ và các học phần mà nghiên cứu sinh cần bổ sung (nếu có) do thủ trưởng cơ sở đào tạo chuyển đến quyết định.
7. Hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, gia hạn và rút ngắn thời gian học tập:
a) Nghiên cứu sinh được xác định hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn nếu luận án đã được Hội đồng đánh giá cấp trường, viện thông qua trong thời gian quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này;
b) Trong trường hợp nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn, trước khi hết hạn, nghiên cứu sinh phải làm thủ tục xin gia hạn học tập. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời gian này, nghiên cứu sinh phải theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo.
Hết thời gian gia hạn, nếu luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua (bao gồm cả trường hợp cho phép đánh giá lại theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này) thì thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định cho nghiên cứu sinh thôi học. Kết quả học tập của chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ không được bảo lưu.
c) Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được rút ngắn thời gian học tập nếu nghiên cứu sinh hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo theo quy định của Quy chế này.
Chương IV
TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁC CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
Điều 10. Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ
1. Tiêu chuẩn giảng viên:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học;
b) Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp với các học phần đảm nhiệm trong chương trình đào tạo;
c) Đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc đã và đang tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ trở lên;
d) Là tác giả chính tối thiểu 02 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
2. Giảng viên thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định tại các Điều 55, Điều 58 Luật giáo dục đại học và các quy định liên quan.
Điều 11. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh
1. Tiêu chuẩn người hướng dẫn độc lập:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học;
b) Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chuyên môn phù hợp với đề tài luận án hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; đối với người chưa có chức danh giáo sư, phó giáo sư thì phải có tối thiểu 03 năm (36 tháng) làm công tác nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy kể từ khi có quyết định cấp bằng tiến sĩ;
c) Đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên;
d) Là tác giả chính tối thiểu 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí thuộc danh mục các tạp chí của cơ sở dữ liệu ISI Thomson Reuters hoặc của cơ sở dữ liệu Scopus - Elsevier (sau đây gọi chung là danh mục các tạp chí ISI - Scopus) hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành; hoặc là tác giả chính của tối thiểu 02 báo cáo đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện, hoặc 02 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
đ) Trường hợp chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, ngoài việc phải đáp ứng quy định tại điểm d khoản này phải là tác giả chính của thêm 01 bài báo hoặc công trình khoa học đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI - Scopus;
e) Có năng lực ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu và trao đổi khoa học quốc tế;
g) Người hướng dẫn độc lập phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc là nhà khoa học người nước ngoài, nhà khoa học Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo.
2. Mỗi nghiên cứu sinh có tối đa 02 người hướng dẫn, trong đó:
a) Người hướng dẫn chính phải có đầy đủ các tiêu chuẩn qui định tại khoản 1 Điều này;
b) Người hướng dẫn phụ phải có các tiêu chuẩn tối thiểu qui định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
c) Ít nhất phải có một người là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo.
3. Nhiệm vụ và quyền của người hướng dẫn:
a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền theo quy định tại các Điều 55, Điều 58 Luật giáo dục đại học;
b) Tại cùng một thời điểm, người có chức danh giáo sư được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 05 nghiên cứu sinh; người có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 04 nghiên cứu sinh; người có bằng tiến sĩ được hướng dẫn độc lập, đồng hướng dẫn tối đa 03 nghiên cứu sinh;
c) Không được hướng dẫn hoặc đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh mới nếu trong vòng 06 năm (72 tháng) tính đến thời điểm được giao nhiệm vụ có 02 nghiên cứu sinh có luận án không được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua, bao gồm cả việc đánh giá lại luận án quy định tại Điều 22 của Quy chế này (nếu có);
d) Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá, theo dõi và đôn đốc nghiên cứu sinh thực hiện nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học;
đ) Thông qua luận án của nghiên cứu sinh, đề nghị để luận án được đánh giá ở đơn vị chuyên môn và tại Hội đồng cấp trường, viện nếu luận án đã đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế này;
e) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền của nghiên cứu sinh
1. Thực hiện quy định tại các Điều 60, 61 Luật giáo dục đại học.
2. Xây dựng kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học toàn khoá và từng học kỳ, được người hướng dẫn và đơn vị chuyên môn thông qua.
3. Định kỳ báo cáo tiến độ, kết quả đạt được theo quy định của cơ sở đào tạo.
4. Được tiếp cận các nguồn tài liệu, sử dụng thư viện, các trang thiết bị thí nghiệm phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án.
5. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.
Điều 13. Nhiệm vụ và quyền của đơn vị chuyên môn
1. Thông qua kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh; tạo điều kiện, hỗ trợ, đôn đốc, giám sát và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
2. Quản lý nghiên cứu sinh trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại đơn vị chuyên môn.
3. Tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ cho nghiên cứu sinh.
4. Tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh ở đơn vị chuyên môn; xem xét thông qua hoặc không thông qua đề nghị đưa luận án ra đánh giá ở Hội đồng cấp trường, viện trên cơ sở quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 16 của Quy chế này.
5. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định.
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền của cơ sở đào tạo
1. Xây dựng, ban hành và công bố công khai quy định chi tiết của cơ sở đào tạo về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ theo các quy định của Quy chế này và các quy định liên quan.
2. Công bố công khai thông tin liên quan đến tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
3. Tổ chức thực hiện tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ, đánh giá luận án của nghiên cứu sinh và quản lý quá trình đào tạo, cấp bằng tiến sĩ theo kế hoạch và các quy định hiện hành.
4. Đảm bảo đủ các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất cần thiết cho giảng viên, người hướng dẫn, nghiên cứu sinh và hội đồng đánh giá luận án (bao gồm cả nhiệm vụ sử dụng công cụ công nghệ thông tin để kiểm tra và rà soát việc sao chép luận án, chuyển kết quả cho Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện để Hội đồng xem xét, đánh giá, kết luận).
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học ở quy mô quốc gia và quốc tế, xuất bản các tạp chí nghiên cứu khoa học có phản biện của cơ sở đào tạo.
6. Xây dựng chính sách cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
7. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về tuyển sinh, đào tạo trình độ tiến sĩ.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và lưu trữ bao gồm:
a) Sau mỗi đợt tuyển sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức tuyển sinh và kết quả tuyển sinh kèm theo các quyết định công nhận nghiên cứu sinh trúng tuyển (theo mẫu tại Phụ lục III);
b) Vào tháng 12 hằng năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo tiến sĩ, cấp bằng tiến sĩ, chỉ tiêu và kế hoạch tuyển nghiên cứu sinh từng ngành của năm tiếp theo (theo mẫu tại Phụ lục IV);
c) Vào ngày cuối cùng của các tháng chẵn trong năm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách trích ngang nghiên cứu sinh đã hoàn thiện hồ sơ quá trình đào tạo và luận án đã được thông qua tại Hội đồng đánh giá bảo vệ luận án cấp trường, viện trong 02 tháng trước đó (theo mẫu tại Phụ lục V);
d) Lưu trữ và bảo quản hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 27/2016/TT - BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục.
Chương V
LUẬN ÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ BẢO VỆ LUẬN ÁN
Điều 15. Yêu cầu đối với luận án tiến sĩ
1. Đáp ứng quy định tại khoản 5, Điều 3 của Quy chế này và quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo về khối lượng, hình thức, cách trình bày luận án, quy định trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo (tham khảo mẫu tại Phụ lục VI).
2. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:
a) Trích dẫn đầy đủ và chỉ rõ nguồn tham khảo các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác (nếu có);
b) Trong trường hợp luận án sử dụng nội dung công trình khoa học của tập thể mà nghiên cứu sinh là đồng tác giả thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả khác cho phép nghiên cứu sinh được sử dụng kết quả của nhóm nghiên cứu;
c) Tuân thủ các quy định khác của pháp luật sở hữu trí tuệ.
Điều 16. Đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn
1. Điều kiện để nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn:
a) Đã hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ quy định tại các khoản 3, 4 Điều 3 của Quy chế này;
b) Đã công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện;
c) Được tập thể hoặc người hướng dẫn nghiên cứu sinh đồng ý cho đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn.
2. Việc đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là hình thức sinh hoạt khoa học được tổ chức 01 lần hoặc nhiều lần, cho đến khi luận án được đề nghị đưa ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện; các thành viên của đơn vị chuyên môn, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên và những người quan tâm có quyền tham gia (trừ trường hợp luận án bảo vệ theo chế độ mật).
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn, quy trình và phương thức đánh giá, số lượng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của những nhà khoa học được mời nhận xét luận án; đáp ứng các quy định sau:
a) Số lượng nhà khoa học được mời nhận xét luận án tối thiểu là 05 người có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, có chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh; có sự tham gia của các nhà khoa học ở trong và ngoài cơ sở đào tạo. Số lượng nhà khoa học tham gia đánh giá lần sau (nếu có) phải đảm bảo trùng tối thiểu hai phần ba (2/3) với tổng số nhà khoa học được mời nhận xét luận án đã tham gia ở lần đánh giá trước để nhận xét quá trình hoàn thiện luận án của nghiên cứu sinh; trong đó, phải có mặt những người có ý kiến chưa đồng ý đưa luận án ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá cấp trường, viện;
b) Luận án chỉ được đề nghị đưa ra đánh giá ở Hội đồng đánh giá cấp trường, viện khi có tối thiểu ba phần tư (3/4) số nhà khoa học được mời nhận xét luận án ở lần đánh giá cuối cùng tán thành (ghi trong phiếu nhận xét luận án).
Điều 17. Phản biện độc lập luận án
1. Luận án của nghiên cứu sinh được gửi lấy ý kiến của 02 phản biện độc lập trước khi được đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện.
2. Phản biện độc lập là những nhà khoa học, chuyên gia ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài; có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án; không có quan hệ cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột với nghiên cứu sinh; không có liên hệ hợp tác, hỗ trợ nghiên cứu sinh và người hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện luận án.
3. Danh sách phản biện độc lập là tài liệu mật của cơ sở đào tạo.
4. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết tiêu chuẩn đối với phản biện độc lập; trình tự, quy trình lựa chọn, gửi lấy ý kiến và xử lý ý kiến phản biện độc lập; yêu cầu về trách nhiệm bảo mật đối với cán bộ, công chức, người phản biện và đối với thông tin, tài liệu liên quan đến phản biện độc lập theo quy định hiện hành.
Điều 18. Điều kiện và hồ sơ đề nghị đánh giá luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện
1. Điều kiện để nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện:
a) Luận án của nghiên cứu sinh được đơn vị chuyên môn đề nghị được đánh giá ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện;
b) Luận án của nghiên cứu sinh được các phản biện độc lập quy định tại Điều 17 của Quy chế này tán thành;
c) Nghiên cứu sinh không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
2. Hồ sơ đề nghị đánh giá luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện gồm:
a) Toàn văn luận án;
b) Tóm tắt luận án;
c) Trang thông tin về những điểm mới của luận án bằng tiếng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định của cơ sở đào tạo;
d) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả qui định tại điểm b, khoản 2 Điều 15 Quy chế này (nếu có);
đ) Văn bản của đơn vị chuyên môn đề nghị cho phép nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường,viện;
e) Bảng điểm các học phần bổ sung (nếu có), các học phần của chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan;
g) Quyết định công nhận nghiên cứu sinh và minh chứng những thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có);
h) Bản nhận xét của 02 phản biện độc lập;
i) Những tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
3. Nghiên cứu sinh có trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản  2 Điều này; các tài liệu còn lại do cơ sở đào tạo tập hợp.
Điều 19. Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện
1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện, quy định chi tiết về tiêu chuẩn và nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Hội đồng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
2. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài;
b) Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, có chuyên môn phù hợp với đề tài nghiên cứu hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh;
c) Có công trình nghiên cứu, có uy tín và kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh, trong đó người phản biện phải có tối thiểu 01 bài báo hoặc báo cáo khoa học đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện hoặc trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.
3. Số lượng thành viên Hội đồng:
a) Hội đồng gồm 07 thành viên; trong đó: số thành viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư tối thiểu là 05 người; số thành viên đã tham gia đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn tối đa không quá 03 người; số thành viên là cán bộ của cơ sở đào tạo tối đa không quá 03 người;
b) Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định số lượng giáo sư, phó giáo sư, số lượng thành viên là cán bộ của cơ sở đào tạo trong trường hợp tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh các ngành đang triển khai đào tạo thí điểm tại cơ sở.
4. Hội đồng gồm chủ tịch, thư ký, 03 phản biện và các uỷ viên; chủ tịch Hội đồng phải là giáo sư hoặc phó giáo sư ngành phù hợp với đề tài luận án của nghiên cứu sinh; các phản biện không được là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận án; đại diện tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh có thể được mời tham gia Hội đồng với tư cách là ủy viên.
5. Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột của nghiên cứu sinh không tham gia Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện.
Điều 20. Đánh giá luận án ở cấp trường, viện
1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định thời hạn, điều kiện, trình tự, thủ tục tổ chức buổi đánh giá luận án ở cấp trường, viện đảm bảo những quy định sau:
a) Luận án phải được đánh giá công khai trừ những luận án được phép đánh giá theo chế độ mật quy định tại Điều 21 của Quy chế này;
b) Thời gian, địa điểm tổ chức đánh giá luận án, tóm tắt và toàn văn luận án, trang thông tin về những điểm mới của luận án bằng Việt và tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo chậm nhất 20 ngày trước ngày bảo vệ trừ những luận án được phép đánh giá theo chế độ mật quy định tại Điều 21 của Quy chế này;
c) Không tổ chức họp Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện trong trường hợp chủ tịch hoặc thư ký hoặc có từ 02 thành viên Hội đồng trở lên vắng mặt;
d) Luận án được đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu (tán thành hoặc không tán thành), luận án không được thông qua nếu có từ 02 thành viên Hội đồng có mặt tại buổi bảo vệ trở lên bỏ phiếu không tán thành;
đ) Hội đồng phải có quyết nghị về luận án, trong đó nêu rõ: kết quả đánh giá luận án của các thành viên Hội đồng; những đóng góp mới của luận án về lý luận và thực tiễn; những thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án; tính trung thực của kết quả nghiên cứu; kết luận của Hội đồng về việc không thông qua luận án và lý do hoặc thông qua luận án (bao gồm cả yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, nếu có), kiến nghị công nhận trình độ, cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh;
e) Biên bản buổi đánh giá luận án cấp trường, viện được toàn thể  thành viên Hội đồng có mặt thông qua và có chữ ký xác nhận của chủ tịch và thư ký Hội đồng.
2. Trong trường hợp cần thiết (vì lý do khách quan hoặc do có thành viên đề nghị không tham gia Hội đồng), thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định về việc thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện và thời hạn liên quan đến hoạt động của Hội đồng được tính từ ngày quyết định cuối cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên có hiệu lực.
Điều 21. Đánh giá luận án theo chế độ mật
1. Trong trường hợp đề tài luận án liên quan đến bí mật quốc gia thuộc danh mục bí mật nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quy định thì thủ trưởng cơ sở đào tạo phải xác định tính chất mật của đề tài ngay sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kèm theo căn cứ xác định tính chất mật của đề tài và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý bằng văn bản.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về các quy định bảo mật trong quá trình tổ chức đào tạo, nghiên cứu, thực hiện luận án, tổ chức đánh giá luận án, quản lý hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy chế bảo mật của Nhà nước.
3. Nghiên cứu sinh thực hiện các luận án được xác định là mật quy định tại khoản 1 Điều này không phải thực hiện quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 16 và điểm b, khoản 1 Điều 20 của Quy chế này.
4. Ngoài quy định tại khoản 3 Điều này, nghiên cứu sinh thực hiện luận án theo chế độ mật phải đảm bảo tất cả các quy định khác của Quy chế này.
Điều 22. Đánh giá lại luận án ở cấp trường, viện
1. Trong trường hợp luận án của nghiên cứu sinh không được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua ở lần đánh giá thứ nhất, nghiên cứu sinh được phép sửa chữa luận án và đề nghị được bảo vệ luận án lần thứ hai.
2. Thành phần Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện lần thứ hai phải có tối thiểu 05 thành viên đã tham gia Hội đồng lần thứ nhất nhưng không được vắng mặt thành viên Hội đồng có ý kiến không tán thành luận án.
3. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định chi tiết thời hạn, quy trình, thủ tục đối với việc đánh giá luận án ở cấp trường, viện lần thứ hai.
4. Không tổ chức đánh giá lại luận án lần thứ ba.
Chương VI
THẨM ĐỊNH QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, CHẤT LƯỢNG LUẬN ÁN VÀ CẤP BẰNG TIẾN SĨ
Điều 23. Thẩm định quá trình đào tạo và chất lượng luận án
Việc thẩm định quá trình đào tạo, chất lượng luận án được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Thẩm định ngẫu nhiên tối đa 20% hồ sơ quá trình đào tạo, chất lượng luận án đã được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua trong báo cáo của cơ sở đào tạo quy định tại điểm c, khoản 8 Điều 14 Quy chế này.
2. Thẩm định khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo về hồ sơ quá trình đào tạo, nội dung và chất lượng luận án.
Điều 24. Hồ sơ thẩm định quá trình đào tạo và chất lượng luận án
1. Hồ sơ thẩm định quá trình đào tạo
a) Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh có đầy đủ minh chứng về điều kiện dự tuyển tại Điều 6 của Quy chế này;
b) Hồ sơ đề nghị đánh giá luận án ở Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện của nghiên cứu sinh quy định tại khoản 2 Điều 18 của Quy chế này;
c) Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ của nghiên cứu sinh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Quy chế này;
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Hồ sơ thẩm định nội dung, chất lượng luận án
a) Luận án tiến sĩ đã xoá thông tin về nghiên cứu sinh, người hướng dẫn nghiên cứu sinh và cơ sở đào tạo;
b) Tóm tắt luận án đã xoá thông tin về nghiên cứu sinh, người hướng dẫn nghiên cứu sinh và cơ sở đào tạo;
c) Bản sao các bài báo công bố kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh theo quy định;
d) Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
Điều 25. Quy trình thẩm định quá trình đào tạo và chất lượng luận án
1. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở đào tạo quy định tại điểm c, khoản 8 Điều 14 của Quy chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo bằng văn bản danh sách những trường hợp cần thẩm định của cơ sở đào tạo và nội dung yêu cầu thẩm định cụ thể.
2. Trong thời gian tối đa 60 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ sở đào tạo theo quy định tại Điều 24 của Quy chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định.
3. Quá trình đào tạo đạt yêu cầu thẩm định khi hồ sơ thẩm định đảm bảo các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, quy trình tổ chức đánh giá luận án của Quy chế này.
4. Nội dung, chất lượng luận án được thẩm định bằng hình thức lấy ý kiến đánh giá của 03 nhà khoa học có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, có bằng tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ, có kinh nghiệm chuyên môn, am hiểu đề tài và lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
a) Luận án đạt yêu cầu thẩm định nếu tối thiểu hai trong ba ý kiến thẩm định luận án tán thành;
b) Trong trường hợp luận án không đạt yêu cầu thẩm định qui định tại điểm a khoản này hoặc có đơn thư tố cáo về nội dung và chất lượng luận án thì Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định luận án, uỷ quyền thủ trưởng cơ sở đào tạo nghiên cứu sinh tổ chức họp Hội đồng thẩm định luận án có sự giám sát của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 26. Hội đồng thẩm định luận án
1. Hội đồng thẩm định luận án gồm 07 thành viên, trong đó có tối thiểu 04 thành viên chưa tham gia đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn, chưa là phản biện độc lập hoặc chưa là thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện; có các nhà khoa học tham gia thẩm định không tán thành luận án theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Quy chế này.
2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định luận án như tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này.
3. Hội đồng thẩm định luận án có chủ tịch, thư ký và các ủy viên.
4. Hội đồng chỉ họp khi có mặt tối thiểu 06 thành viên bao gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên hội đồng có ý kiến không tán thành luận án (nếu có).
5. Nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định: xem xét, đánh giá và quyết nghị về nội dung, chất lượng luận án hoặc làm rõ những nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo.
6. Luận án không đạt yêu cầu thẩm định khi có từ 02 thành viên Hội đồng có mặt trở lên không tán thành.
7. Trong trường hợp luận án không được Hội đồng thẩm định thông qua, thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức và chủ trì đối thoại giữa Hội đồng thẩm định luận án và Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số lượng thành viên của hai Hội đồng dự họp tối thiểu là 12 người, trong đó chủ tịch, phản biện, thư ký và các thành viên có ý kiến không tán thành của hai Hội đồng phải có mặt. Luận án không được thông qua nếu có từ 03 thành viên có mặt tại buổi đối thoại trở lên không tán thành. Kết quả cuộc họp đối thoại là kết quả thẩm định cuối cùng về nội dung, chất lượng luận án.
Điều 27. Xử lý kết quả thẩm định
1. Đối với luận án đạt yêu cầu thẩm định theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 25 Quy chế này hoặc được Hội đồng thẩm định thông qua nhưng yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện cùng với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh xem xét, quyết định các điểm cần sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của người thẩm định hoặc Hội đồng thẩm định.
2. Đối với luận án không được Hội đồng thẩm định thông qua:
a) Trong trường hợp nghiên cứu sinh chưa được cấp bằng tiến sĩ, nghiên cứu sinh được phép sửa đổi, bổ sung và đề nghị đánh giá lại luận án theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này;
b) Trong trường hợp nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ thì cơ sở đào tạo xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Quy chế này.
3. Đối với hồ sơ quá trình đào tạo chưa đạt yêu cầu thẩm định, căn cứ thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng cơ sở đào tạo bổ sung hoàn thiện hồ sơ và giải trình.
4. Trong thời gian tối đa 02 tháng (60 ngày) kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả thẩm định, thủ trưởng cơ sở đào tạo có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý kết quả thẩm định theo các nội dung nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này với các minh chứng kèm theo.
Điều 28. Cấp bằng tiến sĩ
1. Điều kiện để nghiên cứu sinh được xét cấp bằng tiến sĩ:
a) Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện thông qua đủ 03 tháng (90 ngày);
b) Nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung luận án theo quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường, viện và được người hướng dẫn, đơn vị quản lý đào tạo, chủ tịch Hội đồng xác nhận (nếu có);
c) Nếu là trường hợp cần thẩm định theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại khoản 1 Điều 25 thì kết quả thẩm định phải đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 và điểm a, khoản 4 Điều 25 và khoản 1 Điều 27 của Quy chế này; hoặc chưa nhận được kết quả thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đã hết thời hạn thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 25 của Quy chế này;
d) Đã đăng trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản in và file pdf) toàn văn luận án và tóm tắt luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của thủ trưởng cơ sở đào tạo sau khi đã bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện và Hội đồng thẩm định (nếu có).
2. Hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ của nghiên cứu sinh gồm:
a) Biên bản của buổi đánh giá luận án ở cấp trường, viện;
b) Quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện;
c) Biên bản kiểm phiếu, phiếu đánh giá của tất cả các thành viên Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện có mặt tại buổi đánh giá;
d) Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn hoặc tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh;
đ) Danh sách có chữ ký của các thành viên Hội đồng đánh giá luận án  cấp trường, viện có mặt tại buổi đánh giá luận án của nghiên cứu sinh;
e) Giấy biên nhận đã nộp luận án và tóm tắt luận án của Thư viện Quốc gia Việt Nam;
g) Minh chứng công bố công khai ngày đánh giá luận án trừ những luận án được đánh giá theo chế độ mật quy định tại Điều 21 Quy chế này;
h) Các tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo tập hợp hồ sơ xét cấp bằng tiến sĩ và tiến hành thủ tục cấp bằng cho nghiên cứu sinh khi nghiên cứu sinh đáp ứng đầy các đủ điều kiện qui định tại khoản 1 Điều này và lưu trữ hồ sơ cấp bằng theo quy định.
4. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức kiểm tra quá trình đào tạo, chất lượng luận án, việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá luận án cấp trường, viện trước khi tổ chức cuộc họp thường kỳ Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo để thông qua danh sách nghiên cứu sinh được xét cấp bằng tiến sĩ và ra quyết định cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh.
Chương VII
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 29. Khiếu nại, tố cáo
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nghiên cứu sinh có quyền khiếu nại, tố cáo về những vi phạm trong tuyển sinh, tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, đánh giá luận án và cấp bằng tiến sĩ.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
Điều 30. Thanh tra, kiểm tra
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo trình độ tiến sĩ của các cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành.
2. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm công tác tuyển sinh; công tác tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo; quy trình tổ chức đánh giá và bảo vệ luận án; cấp bằng tiến sĩ và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ sở đào tạo. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo.
Điều 31. Xử lý vi phạm
1. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm trong tuyển sinh, tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo, đánh giá luận án và cấp bằng tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo xử lý hoặc trực tiếp xử lý theo thẩm quyền.
2. Việc thu hồi bằng tiến sĩ được thực hiện theo quy định hiện hành và trong những trường hợp sau:
a) Gian lận trong hồ sơ dự tuyển khiến người được cấp bằng không còn đảm bảo điều kiện dự tuyển và điều kiện công nhận nghiên cứu sinh;
b) Sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận án mà nếu cắt bỏ những nội dung đó thì luận án không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 15 của Quy chế này;
c) Luận án không được Hội đồng thẩm định thông qua theo quy định tại khoản 7 Điều 26 Quy chế này.
3. Trong trường hợp nghiên cứu sinh bị phát hiện có những vi phạm khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, tạm ngừng học tập, đình chỉ học tập đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Việc xác định luận án vi phạm tại điểm b, khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm định do thủ trưởng cơ sở đào tạo thành lập theo quy định tại Điều 26 của Quy chế này.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 32: Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các khoá tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung môt số điều theo Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối với các khóa tuyển sinh kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018, quy định về tiêu chuẩn người hướng dẫn nghiên cứu sinh tại điểm d, khoản 1 Điều 11 và quy định về điều kiện nghiên cứu sinh được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn tại điểm b, khoản 1 Điều 16 của Quy chế này được thực hiện như sau:
a) Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành I (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính của tối thiểu 01 bài báo bằng tiếng nước ngoài đăng trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
b) Người hướng dẫn những đề tài thuộc Nhóm ngành II (quy định tại Phụ lục VII) là tác giả chính tối thiểu 01 báo cáo hoặc công trình khoa học đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc ít nhất một chương sách tham khảo có mã số chuẩn quốc tế ISBN do các nhà xuất bản nước ngoài phát hành hoặc 01 bài báo đăng trong tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh;
c) Nghiên cứu sinh thực hiện những đề tài thuộc Nhóm ngành I (quy định tại phụ lục VII) phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 02 bài báo hoặc báo cáo, trong đó có 01 bài báo bằng tiếng nước ngoài trên các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước hoặc trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín của nước ngoài;
d) Nghiên cứu sinh thực hiện những đề tài thuộc Nhóm ngành II (quy định tại Phụ lục VII) phải công bố nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án trong tối thiểu 02 bài báo hoặc báo cáo, trong đó có 01 báo cáo đăng trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.
3. Đối với các khóa tuyển sinh kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 trở đi, người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải thực hiện quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 11 và nghiên cứu sinh phải thực hiện quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 16 của Quy chế này. 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày        tháng        năm……


ĐỀ ÁN

Tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ

1. Thông tin chung về cơ sở đào tạo

1.1. Tên trường, địa chỉ trang thông tin điện tử  của cơ sở đào tạo...

1.2. Thông tin về tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo cho đến thời điểm xây dựng đề án (số lượng ngành/chuyên ngành đào tạo, quy mô sinh viên, các kết quả nghiên cứu....)

1.3. Những thông tin cần thiết khác....

2. Các nội dung cụ thể của đề án

2.1. Đối tượng tuyển sinh

2.2. Phương thức tuyển sinh

2.3. Chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành hoặc chuyên ngành

2.4. Điều kiện và năng lực nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo: các hướng nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu đang triển khai, các điều kiện hỗ trợ nghiên cứu...

2.5. Tổ chức tuyển sinh: thời gian và số lần tuyển sinh/năm

2.6. Chính sách ưu tiên: ưu tiên đối với các đối tượng theo quy định

2.7. Học phí và chính sách hỗ trợ tài chính

2.8. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

3. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

3.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

3.2. Danh sách giảng viên cơ hữu đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh theo các ngành hoặc chuyên ngành

3.3. Các dự án nghiên cứu hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp trong và ngoài nước

3.4. Kiểm định chất lượng

3.5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng khác ....

4. Những thông tin cần thiết khác

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

BẢNG THAM CHIẾU CÁC CHỨNG CHỈ TIẾNG NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Stt

Chứng chỉ

Trình độ

1

TOEFL iBT

45 - 93

2

IELTS

5 - 6.5

3

Cambridge examination

CAE 45-59

PET Pass with Distinction

4

CIEP/Alliance française diplomas

 

TCF B2

DELF B2

Diplôme de Langue

5

Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2

Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)

6

TestDaF

TDN3- TDN4

7

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK level 6

8

Japanese  Language Proficiency  Test (JLPT)

N2

9

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL  - Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ-2

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ TUYỂN SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày        tháng        năm……

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

BÁO CÁO TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH NĂM ……..

Nội dung:

1.                   Tổng hợp đăng kí dự tuyển

2.                   Công tác tổ chức tuyển sinh

3.                   Đánh giá chung về công tác tuyển sinh và những đề xuất, kiến nghị (nếu có)

 

Kèm theo:

Các quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày        tháng        năm……

 

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU SINH NĂM …

I. Số lượng nghiên cứu sinh hiện có

Khoá đào tạo (năm bắt đầu ĐT)

Số, ngày quyết định công nhận NCS

Số lượng nghiên cứu sinh hiện đang học tập tại cơ sở

Số sẽ tốt nghiệp năm sau

Tổng

Loại 3 năm

Loại 4 năm

Ghi chú

Tổng

Loại 3 năm

Loại 4 năm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Kế hoạch chỉ tiêu tuyển mới năm 20....

(Báo cáo và lập biểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh)

III. Báo cáo về các hướng nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu sinh cho kế hoạch tuyển mới

STT

Ngành/chuyên ngành đào tạo

Các hướng nghiên cứu, lĩnh vực NC cần nhận NCS

Họ tên, học vị, chức danh KH người hướng dẫn

Số lượng NCS có thể nhận

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC V

MẪU BÁO CÁO
DANH SÁCH NGHIÊN CỨU SINH BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN CÁC THÁNG TRONG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
--------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày        tháng        năm……

Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo

DANH SÁCH NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ

(Tháng ….         năm ….)

Stt

Họ và tên NCS

Quyết định công nhận NCS

Tên đề tài

Ngành, mã số

Ngày bảo vệ cấp trường, viện

Kết quả bảo vệ

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng cơ sở đào tạo
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC VI

HÌNH THỨC VÀ CẤU TRÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

1. Luận án được viết bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài sử dụng kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14, mã UNICODE.

2. Có cam đoan của nghiên cứu sinh về nội dung luận án.

3. Cấu trúc của luận án gồm:

a) Lý do lựa chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn của đề tài;

b) Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án đã được công bố ở trong và ngoài nước, xác định mục tiêu của đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu;

c) Cơ sở lý thuyết, lý luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu;

d) Kết quả nghiên cứu và phân tích đánh giá;

đ) Kết luận và kiến nghị: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo;

e) Danh mục tài liệu tham khảo được trích dẫn và sử dụng trong luận án theo quy định của cơ sở đào tạo;

g) Danh mục các bài báo/công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh kèm theo văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có);

h) Phụ lục (nếu có).

PHỤ LỤC VII

BẢNG DANH MỤC CÁC NHÓM NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08 /2017/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Nhóm ngành

Mã danh mục cấp II

Mã danh mục cấp III

TÊN GỌI

I

14

 

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

 

1401

Khoa học giáo dục

 

1402

Đào tạo giáo viên

 

1490

Khác

21

 

Nghệ thuật

 

2101

Mỹ thuật

 

2102

Nghệ thuật trình diễn

 

2103

Nghệ thuật nghe nhìn

 

2104

Mỹ thuật ứng dụng

 

2190

Khác

22

 

Nhân văn

 

2201

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam

 

2202

Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài

 

2290

Khác

31

 

Khoa học xã hội và hành vi

 

3101

Kinh tế học

 

3102

Khoa học chính trị

 

3103

Xã hội học và Nhân học

 

3104

Tâm lý học

 

3105

Địa lý học

 

3106

Khu vực học

 

3190

Khác

32

 

Báo chí và thông tin

 

 

3201

Báo chí và truyền thông

 

3202

Thông tin - Thư viện

 

3203

Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng

 

3204

Xuất bản - Phát hành

 

3290

Khác

34

 

Kinh doanh và quản lý

 

3401

Kinh doanh

 

3402

Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm

 

3403

Kế toán - Kim toán

 

3404

Quản trị - Quản lý

 

3490

Khác

38

 

Pháp luật

 

3801

Luật

 

3802

Dịch vụ pháp lý

 

3890

Khác

 

5109

Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

 

5110

Công nghệ kỹ thuật mỏ

 

5190

Khác

76

 

Dịch vụ xã hội

 

7601

Công tác xã hội

 

7602

Dịch vụ xã hội

 

7690

Khác

81

 

Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân

 

8101

Du lịch

 

8102

Khách sạn, nhà hàng

 

8103

Thể dục, th thao

 

8104

Dịch vụ thm mỹ

 

8105

Kinh tế gia đình

 

8190

Khác

84

 

Dịch vụ vận tải

 

8401

Khai thác vn tải

 

 

8402

Dịch vụ bưu chính

 

8490

Khác

 

 

Các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

II

42

 

Khoa học sự sng

 

4201

Sinh hc

 

4202

Sinh học ứng dụng

 

4290

Khác

44

 

Khoa học tự nhiên

 

4401

Khoa học vật chất

 

4402

Khoa học trái đất

 

4403

Khoa học môi trường

 

4490

Khác

46

 

Toán và thống kê

 

4601

Toán học

 

4602

Thng kê

 

4690

Khác

48

 

Máy tính và công nghệ thông tin

 

4801

Máy tính

 

4802

Công nghệ thông tin

 

4890

Khác

51

 

Công nghệ kỹ thuật

 

5101

Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

 

5102

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

 

5103

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

 

5104

Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

 

5105

Công nghệ sản xuất

 

5106

Quản lý công nghiệp

 

5107

Công nghệ dầu khí và khai thác

 

5108

Công nghệ kỹ thuật in

 

5109

Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

 

 

5110

Công nghệ kỹ thuật mỏ

 

5190

Khác

52

 

Kỹ thuật

 

5201

Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật

 

5202

Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

 

5203

Kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

 

5204

Vật lý kỹ thuật

 

5205

Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa

 

5206

Kỹ thuật mỏ

 

5290

Khác

54

 

Sản xuất và chế biến

 

5401

Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

 

5402

Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da

 

5403

Khai thác mỏ

 

5490

Khác

58

 

Kiến trúc và xây dựng

 

5801

Kiến trúc và quy hoạch

 

5802

Xây dựng

 

5803

Quản lý xây dựng

 

5890

Khác

62

 

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

 

6201

Nông nghiệp

 

6202

Lâm nghiệp

 

6203

Thủy sản

 

6290

Khác

64

 

Thú y

 

6401

Thú y

 

6402

Dịch vụ thú y

 

6490

Khác

72

 

Sức khỏe

 

7201

Y học

 

 

7202

Dược học

 

7203

Điều dưỡng - Hộ sinh

 

7204

Dinh dưỡng

 

7205

Răng - Hàm - Mặt (Nha khoa)

 

7206

Kỹ thuật y học

 

7207

Y tế công cộng

 

7208

Quản lý y tế

 

7290

Khác

 

 

Các chuyên ngành của khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

Circular No. 08/2017/TT-BGDDT dated April 4, 2017 of the Ministry of Education and Training on introducing regulations on doctoral enrolment and training

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on Amendments to certain articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 on elaborating and providing guidance on the implementation of certain articles of the Law on Education; the Government s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on the amendments to the Government s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 on elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government’s Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 on revision of Point b Clause 13 Article 1 of the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on amendments to several articles of the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 2, 2006 elaborating and providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Government’s Decision No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and Ministry-level authorities;

Pursuant to the Government s Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 specifying and providing instructions for the implementation of several articles of the Law on Education;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 418/QD – TTg dated March 17, 2016 on approval of the plan for simplification of administrative and regulatory procedures concerning doctoral enrolment and training activities;

In the light of the request of the Director of the Higher Education Department;

The Minister of Education and Training hereby introduces regulations on doctoral enrolment and training.

Article 1.To attach regulations on doctoral enrolment and training.

Article 2.This Circular takes effect on May 18, 2017 and replace the Circular No. 10/2009/TT-BGDDT of the Minister of Education and Training dated May 7, 2009 introducing the Regulations on doctoral training and the Circular No. 05/2012/TT-BGDDT dated February 15, 2012 on amendments to certain articles of the Regulations on doctoral training attached with to the Circular No. 10/2009/TT-BGDDT dated May 7, 2009.

Article 3.The Chief of the Office, the Director of Higher Education Department, Heads of relevant entities affiliated to the Ministry of Education and Training, and Heads of Higher Education Establishments, which are tasked with or obtain permission for the doctoral training, shall be responsible for implementing this Circular./.

For the Minister

The Deputy Minister

Bui Van Ga

 

 

REGULATIONS

ON DOCTORAL ENROLMENT AND TRAINING
(Attached with the Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT of the Minister of Education and Training dated April 4, 2017)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

These Regulations prescribing doctoral enrolment and training activities shall encompass enrolment for and admission to doctoral degree programs; organization and management of training activities; compilation of standards, tasks and rights of relevant individuals and entities; dissertations, dissertation evaluation and defense; assessment of training process, doctoral dissertation quality and doctoral degree conferral; lodging of complaints, accusations, conduct of audits, inspections and imposition of sanctions or disciplinary actions.   

Article 2. Subjects of application

1. These Regulations shall be applied to national universities, regional universities, academies, higher education establishments (inclusive of higher education establishments as members of national universities or regional universities) that are commissioned to offer doctoral training, and scientific research institutes that obtain permission to offer doctoral degree programs (hereinafter referred to as institution), and other related entities and individuals.

2. These Regulations shall not be applied to doctoral degree program, partnership doctoral degree programs between local institutions and overseas ones in which the doctoral degree is awarded by the latter, partnership doctoral degree programs between local and overseas institutions in which the doctoral degree is awarded by both partners.

Article 3. Doctoral degree program

1. Doctoral training program shall be designed, assessed and released at the discretion of institutions in accordance with applicable laws and regulations, and conform to the following requirements:

a) The minimum number of credits required for doctoral students that have achieved master’s degrees and bachelor s degrees is 90 and 120 respectively;

b) Minimum standards for doctoral degree graduation shall involve empirical and theoretical knowledge; awareness, professional practice, interpersonal and behavioral skills; self-initiative and self-discipline in applying knowledge and skills by graduated doctoral students to perform professional tasks which must reach the 8thlevel in the National Qualifications Framework of Vietnam which has been approved under the Prime Minister s Decision No. 1982/QD-TTg dated October 18, 2016 (hereinafter referred to as National Qualifications Framework).

2. Doctoral degree structure shall consist of supplementary courses, doctoral degree courses and doctoral dissertation.

3. Supplementary courses shall be aimed at providing doctoral students with relevant professional knowledge and qualifications in order for them to carry out their research dissertations.

a) With respect to doctoral students who have attained master s degrees, after considering courses that they have already taken for their master s degrees, knowledge to be updated or supplemented and requirements concerning their doctoral research field and dissertation, directors of universities, academies, presidents of higher education establishments, directors of scientific research institutes that have been licensed to offer doctoral degree programs (hereinafter collectively referred to as head of institution) shall define the number of supplementary courses and credits that doctoral students are required to study.

b) With respect to doctoral students who have not obtained any master s degree, supplementary courses of study shall be comprised of doctoral degree courses relative to the academic fields or majors of study (hereinafter referred to as discipline), exclusive of foreign language and dissertation courses; shall equal at least 30 credits in the knowledge volume in order to ensure that they will meet the 7th-level graduation standard within the National Qualifications Framework and requirements of their research fields and topics.   

4. Doctoral degree courses, whether compulsory or elective, shall serve the purpose of promoting their theoretical knowledge in particular areas or majors of study (hereinafter collectively referred to as discipline), developing research methodologies and ability in applying these methodologies, including:

a) Course on the general literature review requires that doctoral students express their capability of analyzing and evaluating domestic and international research projects that directly relate to their particular research topics from which research purposes and tasks in the doctoral dissertation are inferred;

b) Course on doctoral sub-dissertations requires that doctoral students improve their capability of conducting researches and self-researches and updating new knowledge that directly relates to doctoral dissertation topics;

c) Each doctoral student must complete from 06 to 09 doctoral degree courses equivalent to 14 – 20 credits out of which the course on the general literature review and 02 or 03 doctoral sub-dissertations decided by the head of an institution are compulsory.

5. Doctoral dissertation is the result of a scientific research conducted by a doctoral student that contains new theoretical and empirical contributions in a particular area of study, is valuable to development and promotion of scientific knowledge and absolutely deal with all issues raised in the doctoral dissertation topic.

6. Institutions shall be permitted to adopt doctoral training programs developed by overseas institutions under the provisions of Point c, Clause 1, Article 36 of the Law on Higher Education.

Chapter II

ENROLMENT AND ADMISSION

Article 4. Enrolment and admission method and time

1. Enrolment and admission methods shall be subject to Point a, Clause 2, Article 34 of the Law on Higher Education.

2. Annual enrolment frequency: 01 or multiple.

3. Heads of institutions shall, after consulting these Regulations and relevant binding regulations, take responsibility for developing the enrolment and admission plan (according to the Form given in the Appendix I), ensure that all necessary information about enrolment and admission methods, enrolment open times, quality assurance conditions and other information must be provided. 

Article 5. Enrolment requirements

In order to be eligible for enrolling in doctoral degree programs, a doctoral student must meet the following requirements:

1. Hold at least an undergraduate degree with the excellent grade or a master s degree.

2. Be an author of 01 peer-reviewed journal article, paper or presentation relating to an intended research field which is published on the academic journal, or proceedings of seminar or specialized workshops 03 years (36 months) till the date of submission of application for enrolment.

3. If the doctoral student is a Vietnamese national, (s)he must hold one of the language qualifications or certificates as a proof of his/her foreign language competence, including:

a) Undergraduate degree or master’s degree issued by an overseas institution to full-time learners in a visiting country where they have to use English or another language during their learning period;

b) Undergraduate degree in foreign language majors issued by a Vietnamese institution;

c) At least Level-45 TOEFL iBT certificate or at least Level-5.0 IELTS certificate (Academic test) issued by a internationally or locally-accredited testing organization 02 years (24 months) till the date of submission of application for enrolment;

d) If the language used during academic years is another foreign language other than English, (s)he must meet regulations laid down in Point a of this Clause; or if the undergraduate degree in a major in a foreign language other than English, (s)he must meet regulations laid down in Point b of this Clause; if (s)he holds a certificate in a foreign language other than English at the equivalent level (as prescribed by the Appendix II) in accordance with Point c of this Clause which is issued by an internationally- and domestically-accredited testing organization 02 years (24 months) till the date of submission of application for doctoral degree enrolment, (s)he must be able to communicate in English to serve his/her research purposes (e.g. use English to explain issues relating to his/her particular research area to convey what (s)he means to listeners and understand other people’s presentation about their issues relating to his/her particular research area in English).    

dd) Candidates enrolling for the doctoral program in English language must hold another certificate in a foreign language other than English at the equivalent level (as stipulated in the Appendix II) in accordance with Point c of this Clause issued by an internationally- and domestically-accredited testing organization 02 years (24 months) till the date of submission of application of such enrolment; or must meet regulations laid down in Point a of this Clause if they use a foreign language other than English during the learning period; or meet regulations laid down in Point b of this Clause if they have obtained undergraduate degrees in a foreign language other than English.

4. If a doctoral student is a foreign national, (s)he must achieve at least 4th– level qualification in the Vietnamese language as required by the Framework for foreigner’s competence in the Vietnamese language or meet foreign language requirements according to the specific rules of a institution. 

5. Doctoral students must acquire sufficient managerial or supervisory experience and gain a level of seniority relative to specific disciplines in which they wish to enroll in accordance with regulations issued by heads of institutions.

Article 6. Documentation requirements for enrolment in doctoral training programs

1. Application package for enrolment in doctoral training programs shall include:

a) Application form.

b) Academic curriculum vitae.

c) Authenticated duplicate copy of degree or certificate, or a duplicate copy of degree or certificate submitted along with the original copy for verification purposes (in terms of online submission).

d) Written evidence of scientific research experience stipulated by Clause 2 Article 5 of these Regulations and seniority (where appropriate).

dd) Research proposal (according to the form given by a institution where necessary).

e) Recommendation letter including evaluation of professional quality, competence and research ability of doctoral students which is given by at least 01 scientist or scholar holding the title of professor, associate professor or holding the degree of Doctor of Philosophy or the degree of Doctor who has worked with candidates on their research discipline-related activities and have expertise in candidates’ proposed research fields.

g) Written document stating that a doctoral student is allowed to enroll in a doctoral degree program, issued by his/her host institution in accordance with application provisions on training and education of officials or public servants (applicable to the doctoral student who is an official or public servant).

h) Other relevant documents requested by a institution.

2. The number of application documentation: 01 set.

Article 7. Enrolment announcement

1. Enrolment announcement shall be published on the website of a institution and by other means of mass media at least 03 months before the date of admission or admission test, which must clearly state the followings:

a) Enrolment requirements;

b) List of doctoral disciplines open for enrolment that belong to specific doctoral training fields; list of doctoral advisors satisfying requirements set out in Article 11 of these Regulations;

c) Intakes of candidates admitted to specific doctoral disciplines;

d) Documentation requirements for application for admission as referred to in Article 6 hereof, enrolment open time and enrolment fee;

dd) Enrolment and admission plan and method, admission decision notification date and beginning date for study;

e) Tuition fee, policies for tuition fee exemption, reduction and financial support for doctoral students during their learning period (where appropriate);

g) Other necessary requirements and information.

2. Heads of institutions shall be responsible for contents of an enrolment announcement and ensuring compliance with applicable laws and regulations as well as consistence with the enrolment and admission scheme of a institution.

Article 8. Organization of enrolment and admission activities, and recognition of doctoral student status

Pursuant to regulations laid down in Point b, Clause 2, Article 34 of the Law on Higher Education, heads of institutions shall adopt specific regulations on enrolment processes and activities, standards, admission and enrolment numbers, duties and rights of individuals and collectives involved in enrolment and admission activities; approve the list of enrolled or admitted students, and grant a decision on recognition of doctoral student status.   

Chapter III

CONDUCT, ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF TRAINING ACTIVITIES

Article 9. Conduct, organization and management of training activities

1. Pursuant to regulations laid down in Clause 2, Article 37 of the Law on Higher Education, heads of institutions shall adopt specific regulations on conduct, organization and management of doctoral training activities in order to ensure compliance with provisions of these Regulations and other equivalents.  

2. Doctoral training duration:

a) The doctoral training duration that starts from the date of grant of the decision on recognition of doctoral student status shall be subject to provisions laid down in Clause 1, Article 35 of the Law on Higher Education and Point d, Clause 4, Article 2 of the Prime Minister’s Decision No. 1981/QD-TTg dated October 18, 2016 on approval of the Framework of National Education System and ensure that the minimum study load requirements stipulated by Clause 1, Article 3 hereof are satisfied;

b) If circumstances are special shall doctoral students be allowed to get a shortening or extension of their study periods under the provisions of Clause 7 of this Article.   

3. Doctoral training activities shall be carried out according to the formal education system under which doctoral students must take at least 12 months to study full time and in a continuous manner at institutions for the period of 24 initial months that begins from the date of grant of the decision on recognition of doctoral student status.

4. Teaching and taking supplementary courses and doctoral degree courses must occur at the institutions where doctoral students are studying.  In cases where institutions do not offer training programs that encompass supplementary courses that doctoral students wish to take, they must send their doctoral students to other institutions allowed to offer training programs with which these supplementary courses are integrated under the terms and conditions of an agreement between institutions.

5. In the course of working on a doctoral dissertation, it is compulsory that a doctoral student conduct a scientific research for which length of time shall fall within the time frame specified in Clause 2 of this Article.

6. Changes shall be made during the training process as follows:

a) A change of doctoral dissertation shall be allowed to ensure that the doctoral student and his/her advisor manage to complete the training program in accordance with provisions set forth in Clause 1, Article 3 hereof and within the time frame specified in Point a, b and c, Clause 7 of this Article;

b) An assignment of extra advisor or change of advisor shall be allowed within the maximum duration of 12 months till the ending date of study period under the decision on recognition of doctoral student status (inclusive of any extension where applicable) unless otherwise affected by unexpected occurrences; 

c) The request for a change of institution shall be considered for acceptance if a doctoral student’s remaining study period is at least 12 months as stated in the decision on recognition of doctoral student status and the receiving institution is offering a training program in the doctoral degree major similar to the one that (s)he is studying. Upon receipt of agreement from the institution where (s)he is studying, the head of the receiving institution shall receive and make a decision on recognition of doctoral student status with the new training duration equal to the remaining study length of time according to the decision on recognition of doctoral student status issued by his/her previous institution (including any extended time where available). Recognition of accumulated learning outcomes and supplementary courses that doctoral student is requested to take (if any) shall be decided by the head of the receiving institution.

7. The training program shall be considered as already completed within the predetermined duration, and extension and shortening of the study period shall be allowed under the following circumstances:

a) The doctoral student shall be deemed as having completed their training programs within the specified duration if the doctoral dissertation has been approved by the university or academy-level Dissertation Examination Committee (hereinafter referred to as Committee) within the duration specified in Point a, Clause 2 of this Article;

b) Where the doctoral student is unable to complete the training program by the deadline, (s)he must apply for extension of the study period. Maximum extended duration is 24 months.

Within this duration, the doctoral student must study in a continual manner at the institution.

After the extended period ends and if the doctoral student s dissertation is not approved by the university- or academy-level examination committee (even if re-examination is allowed as prescribed by Article 22 hereof), the head of institution shall grant a decision to expel the doctoral student. The learning outcome achieved from the doctoral training program shall be irretrievable.

c) The head of institution shall consider granting a decision to permit the doctoral student a shortening of the study time length if the doctoral student fully completes the training program in accordance with these Regulations.

Chapter IV

STANDARDS, DUTIES AND RIGHTS OF INDIVIDUALS AND ENTITIES CONCERNED

Article 10. Lecturers of doctoral training programs

1. Eligibility standards: The lecturer must:

a) be Vietnamese nationals or aliens meeting regulations laid down in Clause 1 Article 54 of the Law on Higher Education;

b) hold the title of professor, associate professor or hold the degree of Doctor of Philosophy, Doctor s Degree in majors relative to courses undertaken in the training program;

c) act as the leader of grassroots or higher-level scientific and technological assignments, or participate in ministry-level or higher-level scientific and technological assignments, whether in the past or at present;

d) be the principal author of at least 02 articles or scientific works published on specialized academic journals.

2. The lecturer shall have duties and rights referred to in Article 55 and Article 58 of the Law on Higher Education and other relevant regulations.

Article 11. Advisors of doctoral students

1. Individual advisors shall meet the following eligibility standards:

a) be Vietnamese nationals or aliens meeting regulations laid down in Clause 1 Article 54 of the Law on Higher Education;

b) hold the title of professor, associate professor or hold the degree of Doctor of Philosophy and doctorate degree in majors relative to the dissertation topic or the research area of the doctoral student; if an individual advisor has not yet obtained the title of professor or associate professor, (s)he must spend at least 03 years (36 months) in scientific research and lecturing activities from the date of grant of the decision on conferral of his/her doctor s degree; 

c) act as the leader of grassroots- or higher-level scientific and technological assignments, whether in the pass or at present;

d) be the principal author of at least 01 article or scientific work published on the academic journal indexed in the ISI Thomson Reuters or Scopus - Elsevier database (hereinafter referred to as ISI - Scopus Index) or at least one chapter cited in a book with the ISBN code which is published by an overseas publisher; or be the principal author of at least 02 peer-reviewed articles published on the international workshop proceedings, or 02 peer-reviewed articles or scientific works published on the overseas academic journal in the dissertation topic-specific field;

dd) Where the individual advisor has not yet achieved the title of professor or associate professor, in addition to meeting regulations laid down in Point d of this Clause, (s)he must be the principal author of one more article or scientific work published on the academic journal indexed in the ISI – Scopus;

e) Have a good command of foreign language for research and international scientific issue discussion activities;

g) The individual advisor must be a tenured lecturer or academic of a institution, or an overseas scientist or Vietnamese scientist working abroad under a lecturing or scientific research agreement with the institution.

2. Each doctoral student shall be instructed by 02 advisors at maximum, subject to the following provisions:

a) The primary advisor must fully comply with standards set out in Clause 1 of this Article.

b) The secondary advisor must meet minimum standards set out in Point a, b, c Clause 1 of this Article;

c) At least either advisor must be the tenured lecturer or academic of the institution.

3. Duties and rights of the advisor:

a) Have duties and rights referred to in Article 55 and Article 58 of the Law on Higher Education;

b) At the same point of time, a professor may be appointed as the independent or external advisor or co-advisor of no more than 05 doctoral students; an associate professor or person holding the degree of Doctor of Philosophy may be appointed as the independent or external advisor or co-advisor of no more than 04 doctoral students; a person holding the doctorate degree may be appointed as the independent or external advisor or co-advisor of no more than 03 doctoral students;

c) Be disqualified from becoming the advisor or co-advisor to the doctoral student if there are 02 doctoral students whose doctoral dissertations have not been approved by the Dissertation Examination Committee at the university or academy level, including re-examination of these dissertations as specified in Article 22 hereof (where appropriate), for the period of 06 years (72 months) till the date of assignment of dissertation examination tasks;

d) Guide, assist, assess, oversee and encourage the doctoral student to perform their learning and scientific research duties;

dd) Approve the doctoral dissertation, make a request for examination of the doctoral dissertation carried out by the relevant academic unit, university- or academy-level committee provided that doctoral dissertation satisfies requirements set out in Article 15 hereof; 

e) Implement other specified duties and rights.

Article 12. Duties and rights of the doctoral student

1. Implement regulations laid down in Article 60 and Article 61 of the Law on Higher Education.

2. Draw up the study and scientific research plan for the entire program and specific semesters which need to be approved by the advisor and an academic unit.

3. Submit a performance and achievement report on a periodic manner in accordance with regulations adopted by a institution.

4. Have access to materials of all kinds, libraries and laboratory equipment items used for study, scientific research and dissertation writing purposes.   

5. Implement other specified duties and rights.

Article 13. Duties and rights of the academic unit

1. Approve the study and scientific research plan drawn up by the doctoral student; facilitate, support, expedite, monitor and examine execution of the plan.

2. Manage the doctoral student during their study and scientific research activities at the academic unit.

3. Hold periodic meetings about scientific topics attended by the doctoral student.

4. Take necessary actions to examine the doctoral dissertation at the academic unit; consider approving or rejecting the request for examination of the dissertation carried out by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee in accordance with regulations laid down in Point b, Clause 3 Article 16 hereof.

5. Implement other specified duties and rights.

Article 14. Duties and rights of the institution

1. Formulate, issue and publicize specific statutes of the institution on doctoral enrolment and training under the provisions of these Regulations and other equivalents.  

2.Publish information relating to doctoral enrolment and training on the institution’s website.

3. Make necessary arrangements to perform the doctoral enrolment, training and dissertation evaluation activities and manage the doctoral training and doctoral degree awarding process according to the plan and applicable regulations.

4. Provide necessary personnel and facilities for lecturers, advisors, doctoral students and Dissertation Examination Committee (i.e. assign appropriate staff and use appropriate information technology tools to check and detect any sign of dissertation plagiarism and send a review report to the university- or academy-level Dissertation Examination Committee for consideration, evaluation and conclusion). 

5. Hold scientific workshops and seminars on the national and international scale by, and publish peer-reviewed scientific research journals by, the institution.

6. Develop specific policies to ensure the gender equality during the doctoral enrolment and training process in order to make contribution to performing strategic national aims regarding the gender equality in the education and training field.

7. Make necessary arrangements for audit of implementation of regulations on the doctoral enrolment and training process.

8. Duly implement the reporting and filing regime, subject to the following provisions:

a) Upon completion of each enrolment and admission process, submit a report to the Ministry of Education and Training on enrolment and admission activities and results, enclosing decisions on recognition of students admitted to the doctoral training program (according to the Form given in the Appendix III);

b) Submit a evaluation report to the Ministry of Education and Training on doctoral training and doctoral degree conferral activities, criteria and plan for enrolment of doctoral students in specific disciplines in the following year in December every year (according to the Form given in the Appendix IV); 

c) Upon the last days of even months a year, submit a report to the Ministry of Education and Training on the list of resumes of doctoral students that have completed their training profiles and whose dissertations have been approved by the university- or academy-level Dissertation Defense Examination Committee 02 months before (according to the Form given in the Appendix V);

d) Keep and deposit profiles in accordance with the Circular No. 27/2016/TT - BGDDT dated December 30, 2016 of the Ministry of Education and Training on the duration to store and deposit specialized materials and documents in the education field.

Chapter V

DOCTORAL DISSERTATION, DISSERTATION EVALUATION AND DEFENSE

Article 15. Requirements of the doctoral dissertation

1. Meet regulations laid down in Clause 5, Article 3 hereof and provisions adopted by heads of institutions on dissertation contents, form and format, citation and reference index (see the Form given in the Appendix VI).

2. Comply with laws and regulations on intellectual property protection, which is specifically stipulated as follows:

a) Provide full details of references and clearly cite the sources of other author’s research results, conclusions or findings (if any); 

b) If contents of collectively-written scientific papers of which the doctoral student is the co-author are used in the dissertation, the written permission for use of research results, conclusions or findings from other co-authors must be obtained;

c) Comply with other regulations on intellectual property.

Article 16. Evaluation of doctoral dissertation by an academic unit

1. Application requirements for evaluation of doctoral dissertation carried out by an academic unit:

a) Completed supplementary courses and doctoral courses as referred to in Clause 3 and 4 Article 3 hereof;

b) Published at least 02 articles on research findings, conclusions or findings of the dissertation either of which is published on an ISI-Scopus-indexed academic journal, or published at least 02 peer-reviewed presentations or papers on the international conference proceedings or 02 peer-reviewed articles on the overseas journal;

c) Obtain permission from a collective or advisor to apply for dissertation evaluation and examination carried out by an academic unit.

2. Evaluation or examination of a dissertation carried out by an academic unit in the form of a scientific workshop shall be held one time or multiple times till the date of submission of the request for review or examination of the dissertation carried out by university- or academy-level Dissertation Examination Committee; members of an academic unit, doctoral students, learners, students and interested persons shall be entitled to participate in such occasion (unless the dissertation defense is closed).

3. The head of a institution shall issue specific regulations on dissertation evaluation within the remit of an academic unit, evaluation processes, methods, number, standards and roles of scientists or scholars invited to offer any comments on the dissertation; comply with the following provisions:

a) The minimum number of scientists or scholars invited to give their comments on the dissertation is 05 ones who hold the title of professor, associate professor or the degree of Doctor of Philosophy or have expertise relevant to the doctoral student’s research topic or field; scientists or scholars from inside or outside the doctoral student’s institution shall be allowed to attend such evaluation. Two thirds (2/3) of scientists participating in the previous evaluation must be kept unchanged for the following evaluation (where applicable) in order to give their opinions on the process of completing the doctoral dissertation. This is also attended by those disapproving of request for dissertation evaluation carried out by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee;

b) Request for evaluation of the dissertation by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee shall be made only if at least three fourths of scientists invited to the final evaluation give their approval or uncontentious opinions (specified in dissertation comment sheets).

Article 17. Independent or external dissertation review

1. The doctoral student’s dissertation shall be reviewed by 02 independent or external reviewers or examiners before being subject to evaluation carried out by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee.

2. An independent or external examiners or reviewers is a Vietnamese or foreign scientist or expert, gains experience in scientific research activities and expertise relevant to the dissertation topic; is not in relationship with the doctoral student as his/her father, mother, wife, husband, child, natural brother or sister; is not in partnership or collaboration with the doctoral student and his/her advisor during the process of completion of the doctoral dissertation.

3. The list of independent or external reviewers or examiners shall be treated as a confidential document of the institution.

4. The head of institution shall issue specific regulations on standards for independent or external review; processes and procedures for selection, request for reviewing opinions and processing of independent or external reviewing opinions; confidentiality requirements for officials, public officers or employees, reviewers, examiners and security requirements for information or materials relating to independent or external review or examination in accordance with applicable laws and regulations.

Article 18. Eligibility and documentation requirements for request or application for evaluation of a doctoral dissertation carried out by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee

1. Eligibility requirements that a doctoral student must meet to obtain permission for evaluation of his/her dissertation by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee shall be composed of the followings:

a) The academic unit requests evaluation of the dissertation by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee;

b) Independent or external reviewers or examiners referred to in Article 17 hereof has given their uncontentious opinions on or approval of such evaluation;

c) Doctoral students do not serve any criminal sentence or are not subject to any disciplinary action at the degree of at least warning.

2. Application package for evaluation of a doctoral dissertation carried out by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee shall be comprised of the followings:

a) Dissertation full texts;

b) Dissertation abstracts;

c) Pages showing new findings written in Vietnamese and English or any other foreign language as required by the institution;

d) Consent forms issued by co-authors referred to in Point b, Clause 2 Article 15 hereof (where available);

dd) Written request made by an academic unit for grant of a permission for the doctoral student s defending his/her dissertation in front of university- or academy-level Dissertation Examination Committee;

e) Transcript showing scores of supplementary courses (where available), doctoral degree courses, doctoral sub-theses and general literature reviews;

g) Decision on recognition of the doctoral student status and proof of changes made during the training process (where applicable);

h) Separate written comments of 02 independent and external reviewers or examiners;

i) Other documents defined by the training department.

3. The doctoral student shall be responsible for preparing documents referred to in Point a, b, c, d Clause 2 of this Article; the rest of documents shall be synthesized by the institution on its own.

Article 19. University- or academy-level Dissertation Examination Committee

1. The head of institution making a decision on establishment of the university- or academy-level Dissertation Examination Committee shall issue specific regulations on standards and roles of each member of the Committee in accordance with Clause 2, 3, 4 and 5 of this Article.

2. Eligibility standards for committee members:

a) Be Vietnamese citizens or foreign nationals;

b) Hold the title of professor, associate professor or hold the degree of Doctor of Philosophy, doctorate degree and have expertise relevant to the doctoral student’s research topic or the research field;

c) Have published their research papers, earned good reputation and acquired experience in activities relating to the doctoral student’s research field, including a requirement that each reviewer must have at least 01 journal article or scientific paper published on the peer-reviewed overseas scientific journal or peer-reviewed international conference proceedings.

3. Number of Committee members:

a) The Committee shall be composed of 07 members, including at least 05 members holding the title of professor, associate professor; not more than 03 members who have already participated in the dissertation evaluation at the academic unit; not more than 03 members working as officials at the institution;

b) The head of institution shall decide the number of professors, associate professors and the number of members working as officials at the institution in case of evaluation of the doctoral dissertation in the disciplines piloted for training at the institution.

4. The Committee shall be composed of the chair, secretary, 03 reviewers or examiners and other members; the chair of the Committee must hoe the title of professor or associate professor in the discipline relevant to the doctoral student’s dissertation topic; reviewers must not co-author publications related to the dissertation topic of the doctoral student; a representative of the team giving advice to the doctoral student may be invited to join as committee members. 

5. Father, mother, wife or husband, child, natural brother or sister of the doctoral student shall not be admitted to the university- or academy-level Dissertation Examination Committee.

Article 20. Evaluation of a doctoral dissertation at the university or academy level

1. The head of institution shall issue regulations on the time limit, requirements, processes and procedures for holding of a session of evaluation of the dissertation at the university or academy level which meets the following regulations:

a) The dissertation must be subject to open evaluation, except when a dissertation is allowed to be subject to closed evaluation as stipulated by Article 21 hereof;

b) Time and venue of such evaluation, dissertation abstracts and full texts, pages showing new findings written in Vietnamese or English or any other foreign language shall be publicly informed on the institution’s website no later than 20 days before the date of dissertation defense, except when the dissertation is allowed to be subject to closed evaluation as stated in Article 21 hereof;

c) A meeting of the university- or academy-level Dissertation Examination Committee shall not be held in the absence of the committee chair or secretary or at least 2 committee members;

d) The dissertation shall be evaluated in the form of voting (whether in favor or against) in which case it is considered that the dissertation would not be approved if there are at least 02 committee members attending the meeting who cast their dissenting votes;

dd) The Committee must make its resolution regarding the evaluated dissertation which clearly defines comments on the dissertation from committee members; new findings in theoretical and practical aspects; deficiency or imperfectness in contents and representation; integrity; the committee’s conclusions on disapproval and reasons for or approval  of the dissertation (including any recommendations for revision, supplementation where necessary), proposal for recognition of qualification and conferral of doctorate degree;

e) Record of dissertation evaluation session at the university or academy level ratified by all committee members present in that session, verified and signed by the committee chair and secretary.

2. Where necessary (due to objective reasons or when any members make their request for non-participation in the Committee), the head of institution shall make a decision on change of present members or admission of more members into the university- or academy-level Dissertation Examination Committee and duration of the Committee that starts from the date of entry into force of the final decision on change of present members or admission of more members into the Committee.

Article 21. Evaluation of a doctoral dissertation according to the confidentiality or security regime (closed evaluation)

1. If the dissertation topic relating to the national security is included in the list of state secrets defined by competent authorities, the head of institution shall be obliged to determine the confidentiality of that topic promptly after obtaining the decision on recognition of the doctoral student status, submit a report on this to the Ministry of Education and Training, enclosing grounds for determination of confidentiality of that topic, and must receive approval from the Ministry of Education and Training to proceed to write the dissertation.

2. The head of institution shall assume responsibility for security or confidentiality regulations during the process of training, research, dissertation writing, evaluation, relevant document or material storage in accordance with the Government’s security and confidentiality policies.

3. The doctoral student whose dissertation is defined as confidentiality as stipulated by Clause 1 of this Article shall not be subject to provisions set forth in Point b, Clause 1 Article 16 and Point b, Clause 1 Article 20 hereof.

4. Notwithstanding Clause 3 of this Article, the doctoral student carrying out their doctoral dissertation according to security or confidentiality policies shall comply with all other provisions laid down in these Regulations.

Article 22. Re-evaluation of a doctoral dissertation at the university or academy level

1. In cases where the doctoral dissertation is not ratified or approved by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee in the primary evaluation session, the doctoral student shall be allowed to revise their dissertation and request the secondary evaluation.

2. The university- or academy-level Dissertation Examination Committee on the secondary evaluation of the doctoral dissertation shall be composed of at least 05 members who have already participated in the primary evaluation and out of whom committee members giving dissenting opinions on the dissertation must be present.

3. The head of institution shall issue specific regulations on the time limit, process and procedure for the secondary evaluation of the dissertation at the university or academy level.

4. The tertiary evaluation shall not be held.

Chapter VI

ASSESSMENT OF THE TRAINING PROCESS, DISSERTATION QUALITY AND CONFERRAL OF DOCTORATE DEGREE

Article 23. Assessment of the training process, dissertation quality

Assessment of the training process, dissertation quality shall be required when:

1. Random assessment of not more than 20% of documentation on the training process and dissertation quality has been approved by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee in a report made by the institution as stipulated in Point c, Clause 8 Article 14 hereof.

2. Assessment occurs if there is any accusations or complaints regarding the documentation on the training process, contents and quality of the dissertation.

Article 24. Dossiers of assessment of the training process, dissertation quality

1. Dossiers of assessment of the training process

a) Application for enrolment and admission as the doctoral student describing sufficient evidence of eligibility requirements for enrolment and admission, stipulated in Article 6 hereof;

b) Request for evaluation of the dissertation by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee, referred to in Clause 2 Article 18 hereof;

c) Application documents required for conferral of the doctorate degree, defined in Clause 2 Article 28 hereof;

d) 01 set of assessment dossiers is required.

2. Dossiers of assessment of dissertation contents and quality

a) The version of doctoral dissertation from which information about the doctoral student, advisor and institution has been removed;

b) The copy of dissertation abstracts from which information about the doctoral student, advisor and institution has been removed;

c) Duplicate copies of journal articles on research findings as prescribed;

d) 03 sets of assessment dossiers are required.

Article 25. Process for assessment of the training process, dissertation quality

1. Within the permitted duration of 10 business days of receipt of the report from the institution , defined in Point c Clause 8 Article 14 hereof, the Ministry of Education and Training shall inform in writing cases in which assessment by the institution is required and specific assessment requirements.

2. Within the maximum duration of 60 business days of receipt of all required documentation from the institution as stated in Article 24 hereof, the Ministry of Education and Training shall commence assessment and send a written notification of the assessment result.

3. The training process is considered as satisfying assessment requirements only if assessment dossiers conform to provisions on enrolment, admission, organization, conduct and management of training activities, process for carrying out dissertation evaluation provided by these Regulations.

4. Dissertation contents and quality shall be assessed in the form of an opinion poll in which judgments from 03 scientists or scholars holding the title of professor or associate professor, Doctor of Philosophy or doctorate degree, having relevant experience and expertise in the doctoral student’s dissertation topic and research area will be collected.

a) The dissertation is considered as satisfying assessment requirements only if there are two out of three uncontentious opinions;

b) In either case where the dissertation fails to satisfy assessment requirements referred to in Point a of this Clause or there is any letter of accusation regarding dissertation contents and quality, the Ministry of Education and Training shall grant a decision on establishment of the Dissertation Assessment Council, authorize the head of the host institution of the doctoral student to convene the meeting of the Council which is supervised by representatives of the Ministry of Education and Training.

Article 26. Dissertation Assessment Council (hereinafter referred to as Council)

1. The Dissertation Assessment Council shall be composed of 07 members, including at least 04 members who have not yet participated in the dissertation evaluation at the academic unit level, have not yet accredited as independent or external reviewers or examiners, or have not yet accepted as members of the university- or academy-level Dissertation Examination Committee; shall be joined by scientists involved in the assessment process who give their contentious opinions on the dissertation in accordance with Clause 4 Article 25 hereof.

2. Eligibility standards for members of the Dissertation Assessment Council shall be the same as those for members of the university- or academy-level Dissertation Examination Committee provided in Clause 2 Article 19 hereof.

3. The Dissertation Assessment Council shall be composed of the chair, secretary and other members.

4. The Council’s meeting shall take place only if at least 06 members including the chair, secretary and other council members who give their contentious opinions on the dissertation (if any) are present. 

5. The Council shall perform the designated functions such as considering, assessing and resolving on dissertation contents and quality, or justifying accusations or complaints.

6. The dissertation shall be considered as unsatisfying with assessment requirements when there are at least 02 council members giving their dissenting opinions.

7. In the event that the dissertation is not approved by the Council, the head of institution shall hold and preside over a conversation between the Dissertation Assessment Council and the university- or academy-level Dissertation Examination Committee which is attended by representatives of the Ministry of Education and Training. The minimum number of members of both the Council and Committee attending the conversation shall be 12 participants with a requirement that the chairs, reviewers, secretaries and members giving dissenting opinions be present. The dissertation shall not be approved if at least 03 members present in that conversation give their dissenting opinions. Results of the conversation session shall be the decisive result of assessment of dissertation contents and quality.

Article 27. Handling of assessment results

1. If it is determined that the dissertation has satisfied assessment requirements in accordance with Point a, Clause 4 Article 25 hereof or has been approved by the Council with a requirement that it should be revised or supplemented, the Committee shall collaborate with the advisor and doctoral student to review and decide any necessary changes or modification upon the request of the assessor or the Council.

2. If the dissertation is not approved by the Council,

a) When the doctoral student has not yet been awarded the doctorate degree, (s)he shall be allowed to make any revision or modification and request re-evaluation under the provisions of Article 22 hereof;

b) When the doctoral student has been awarded the doctorate degree, the institution shall take necessary actions in accordance with Clause 2 Article 31 hereof.

3. If the dossiers of the training process do not satisfy assessment requirements, based on the notification of the Ministry of Education and Training, the head of institution shall make any required improvement and give explanations.

4. Within the maximum duration of 02 months (60 days) of receipt of the notification of the Ministry of Education and Training regarding the assessment results, the head of institution shall submit a written report to the Ministry of Education and Training on handling of such assessment results according to requirements set out in Clause 1, 2, 3 of this Article, enclosing any relevant evidence.

Article 28. Conferral of the doctorate degree

1. The doctoral student must meet the following eligibility requirements to be awarded the doctorate degree:

a) The doctoral student’s dissertation has been approved by the university- or academy-level Dissertation Examination Committee for at least exactly 03 months (90 days);

b) The doctoral student has completed any revision or modification of the dissertation subject to the resolution of university- or academy-level Dissertation Examination Committee, and certified by the advisor, the host institution and the Committee chair (where applicable);

c) If assessment is required according to the notification of the Ministry of Education and Training, referred to in Clause 1 Article 25 , the assessment results must be satisfying as required by Clause 3 and Point a, Clause 4 Article 25 and Clause 1 Article 27 hereof; or the assessment results achieved from the Ministry of Education and Training have not yet been obtained by the assessment deadline referred to in Clause 2 Article 25 hereof;

d) His/her dissertation full text and synopsis or abstracts as the final version signed by the doctoral student, the advisor and attested by the head of the host institution after completion of any revision or modification requested by the Council and the Committee have been published on the website of the host institution and deposited with the National Library of Vietnam (in print or pdf file format).

2. Documentation requirements for conferral of the doctorate degree shall be specified as follows:

a) Minutes of the dissertation evaluation at the university or academy level;

b) Resolution made by the Committee;

c) Record of vote counting, evaluation forms of all Committee members present in the evaluation session;

d) Comment or evaluation form of the advisor or advising team;

dd) Checklist of Committee members present in the evaluation session, enclosing their signatures;

e) Note of receipt of the dissertation and dissertation abstracts or synopsis issued by the National Library of Vietnam;

g) Evidence of public disclosure of the date of dissertation evaluation, except when a dissertation is allowed to be subject to evaluation according to confidentiality or security policies or closed evaluation as stipulated by Article 21 hereof;

h) Other documents defined by the training department.

3. The institution shall synthesize documentation submitted to apply for award of the doctorate degree and begin conferring the doctorate degree to the doctoral student when the doctoral student has met all statutory requirements set out in Clause 1 of this Article and store or retain records or documents evidencing conferral of the doctorate degree in accordance with applicable laws and regulations. 

4. The head of institution shall be responsible for inspecting the training process, dissertation quality, organization and operation of the Committee prior to convening of the regular meeting of the Scientific and Training Board of the institution in order to approve the list of doctoral students eligible for being awarded the doctorate degree and grant a decision on conferral of the doctorate degree.

Chapter VII

COMPLAINT, ACCUSATION, AUDIT AND VIOLATION RESOLUTION

Article 29. Complaints or accusations

1. Entities, individuals and doctoral students shall be vested with the right to lodge their complaints and make their accusations against violations arising from enrolment, admission, organization and management of training activities, dissertation evaluation and conferral of doctorate degree.  

2. Any complaint, accusation and handling thereof shall be subject to the Law on Complaint and the Law on Accusation.

Article 30. Audit

1. The Ministry of Education and Training shall audit training activities carried out by institutions in accordance with applicable laws and regulations.

2. Audited subject matters shall encompass training activities, organization and management of training activities, process for dissertation evaluation and defense, conferral of doctorate degree and handling of complaints and accusations by institutions.  Audit conclusions and recommendations (if any) shall be notified in writing by the Ministry of Education and Training to the audited institutions.

Article 31. Handling of violations

1. In case of detecting any violation arising from enrolment and admission process, organization and management of training activities, dissertation evaluation and conferral of doctorate degree, the Ministry of Education and Training shall send institutions written requests for handling of these violations or handle them at their discretion within its jurisdiction.

2. Revocation of the doctorate degree shall be subject to applicable laws and regulations and shall take place if:

a) There is any fraudulent act detected in the enrolment application which results in ineligibility for enrolment and admission into the doctoral program as well as for recognition of doctoral student status;

b) There is any illegal duplication or citation found in the dissertation which can lead to failure to meet requirements set out in Article 15 hereof by removal of the duplicated or cited contents;

c) The dissertation has not yet been approved by the Dissertation Assessment Council in accordance with Clause 7 Article 26 hereof.

3. In cases where it is established that the doctoral student has committed other violations, depending on the severity of such violations, they shall be subject to disciplinary actions ranging from reprimand, warning, temporary or indefinite-term study suspension to criminal prosecution.  

4. The Dissertation Assessment Council established by the head of the institution under the provisions of Article 26 hereof shall be vested with the authority to determine whether a doctoral dissertation is in violation of regulations laid down in Point b, Clause 2 of this Article.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

Article 32: Transitional provisions

1. As for doctoral programs into which decisions on admission of doctoral applicants have been made prior to the date of entry into force of this Circular, institutions designing these doctoral programs shall comply with the Regulations on Doctoral Training issued together with the Circular No. 10/2009/TT-BGDDT dated May 7, 2009 of which certain articles are amended according to the Circular No. 05/2012/TT-BGDDT dated February 15, 2012 issued by the Minister of Education and Training.

2. As for doctoral programs for which enrolments are carried out from the date of entry into force of this Circular to end of December 31, 2018, regulations on eligibility standards for the doctoral advisor according to Point d, Clause 1 Article 11 hereof, and regulations on eligibility requirements for the doctoral student’s application for evaluation of the dissertation by the academic unit according to Point b, Clause 1 Article 16 hereof, shall be implemented as follows:

a) The advisor on dissertation topics included in the Major Group I (according to the Appendix VII) must be the principal author of at least 01 article published in a foreign language on journals indexed as one of the scientific and academic journals by the State Council for Professor Title of Vietnam or on overseas prestigious specialized journals in the research fields relevant to the doctoral student’s dissertation topics;  

b) The advisor on dissertation topics included in the Major Group II (according to the Appendix VII) must be the principal author of at least 01 research paper or presentation published on the peer-reviewed proceedings of international conferences or at least one chapter in a ISBN-numbered reference book released by a foreign publisher or 01 article published in a peer-reviewed scientific and academic journal in the scientific research field relevant to the doctoral student’s dissertation topics; 

c) The doctoral student working on dissertation topics included in the Major Group I (according to the Appendix VII) must publish their research contents and findings in at least 02 articles or papers or presentations out of which there must be 01 article published in a foreign language on journals indexed as specialized journals by the State Council for Professor Title of Vietnam, or on overseas accredited specialized journals;  

d) The doctoral student working on dissertation topics included in the Major Group II (according to the Appendix VII) must publish their research contents and findings in at least 02 articles or papers or presentations out of which there must be 01 paper or presentation published on the peer-reviewed proceedings of international conferences or 01 article published on peer-reviewed overseas scientific journals.  

3. As for doctoral programs for which enrolments are carried out from January 1, 2019 onwards, the  doctoral student’s advisor shall comply with Point d, Clause 1 Article 11 and the doctoral student shall comply with Point b, Clause 1 Article 16 hereof.

 


APPENDIX I

(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

NAME OF INSTITUTION
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

 

……, date        month       year……

 

 

 

 

 

 

DOCTORAL ENROLMENT AND TRAININGPROPOSAL

1. General information about the Institution

1.1. The name and the website of the Institution, etc.

1.2. Information about the Institution’s enrolment and training at the Doctoral Level at the time of the Project development (number of majors/specialties, student numbers, research results or findings, etc.)

1.3. Other necessary information

2. Specific details of the Project

2.1. Target students for enrolment

2.2. Method of enrolment

2.3. The enrolment targets based on majors or specialties

2.4. The Institution’s conditions for and capabilities of scientific research: research directions, implemented research topics, supporting facilities for research, etc.

2.5. Enrolment organization: time and frequency of enrolment/year

2.6. Policy on priority: priority given to those identified in the regulations

2.7. Tuition and financial support policies

2.8. Other contents(complying with the current regulations)

3. Information about quality assurance requirements

3.1. Facilities serving the purposes of training and research

3.2. List of tenure lecturers qualified to supervise doctoral students with different majors/specialties

3.3. Research projects in cooperation with other domestic and international training or research institutions or businesses

3.4. Quality accreditation

3.5. Other requirements for quality assurance

4. Other necessary information

 

 

Head of the Institution
(sign and seal)

 

APPENDIX II

TABLE OF REFERENCE IN FOREIGN LANGUAGE CERTIFICATE
(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

No.

Certificate

Level

1

TOEFL iBT

45 - 93

2

IELTS

5 - 6.5

3

Cambridge examination

CAE 45-59

PET Pass with Distinction

4

CIEP/Alliance française diplomas

 

TCF B2

DELF B2

Diplôme de Langue

5

Goethe -Institut

Goethe- Zertifikat B2

Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB)

6

TestDaF

TDN3- TDN4

7

Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK)

HSK level 6

8

Japanese  Language Proficiency  Test (JLPT)

N2

9

ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL  - Test of Russian as a Foreign Language)

ТРКИ-2

 

APPENDIX III

SAMPLE REPORT ON ENROLMENT RESULTS
(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

NAME OF INSTITUTION
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

 

……, date        month       year……

 

To: Ministry of Education and Training

REPORT ON DOCTORAL STUDENT ENROLMENT IN …. (YEAR)

Contents:

1. Collection of registrations

2. Organization of the enrolment

3. General evaluation on the enrolment and suggestions (if any)

 

Attached:

 

Decisions on doctoral student admissions.

 

APPENDIX IV

SAMPLE REPORT ON
ANNUAL TRAINING OF DOCTORAL STUDENTS
(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

NAME OF INSTITUTION
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

 

……, date        month       year……

 

 

 

 

To: Ministry of Education and Training

REPORT ON THE TRAINING OF DOCTORAL STUDENTS IN … (YEAR)

I. The current number of doctoral students

Training Course(beginning year)

Number, date of admission

Number of doctoral students at the Institution

Number of doctoral students completing the course next year

Total

Type 3 years

Type 4 years

Notes

Total

Type 3 years

Type 4 years

Notes

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Plan for the new target number of enrolments in … (year)

(Reports and schedule tables conform to the current regulations on the target setting of enrolments by the Ministry of Education and Training)

III. Report on research directions and doctoral students’ supervisors for the new plan of enrolment.

 

No.

Major/Speciality

Research directions and fields in need of more doctoral students

Full name, degrees, academic titles of the supervisor

Maximum number of doctoral students for admission

 

 

 

 

 

 

 

Head of the Institution
(sign and seal)

 

APPENDIX V

SAMPLE REPORT
LIST OF DOCTORAL STUDENTS SUCCESSFULLY DEFENDING THEIR DISSERTATIONS DURING THE YEAR

(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

NAME OF INSTITUTION
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
---------------

 

……, date        month       year……

 

To: Ministry of Education and Training

LIST OF DOCTORAL STUDENTS SUCCESSFULLY DEFENDING THEIR DISSERTATIONS

(Month ….         year ….)

No.

Doctoral student’s full name

Decision on Doctoral student admission

Dissertation title

Major, Code

Date of defense at the institutional level

Defense result

Notes

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Head of the Institution
(sign and seal)

 

APPENDIX VI

FORMAT AND STRUCTURE OF A DOCTORAL DISSERTATION
(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

1. The doctoral dissertation is written in Vietnamese or in a foreign language, using the font type of Times New Roman with the font size of 13-14, UNICODE.

2. It has the doctoral student’s claim about the truthfulness of the dissertation content.

3. A doctoral dissertation includes:

a) Rationale for the research topic, research question(s), research aims, subjects and scope of the research, research methodology, scientific and practical significance of the research;

b) Literature review: analysis of and evaluation on other previous related studies published either locally or internationally, thus identifying the research aims, core content and research methodology;

c) Theoretical or conceptual framework of approaching the research topic and research methodology;

d) Research findings and discussion;

d) Conclusion and Recommendations: new findings are presented, conclusions are reached from the research findings, and suggestions and recommendations on further research are provided;

e) List of references cited and employed in the dissertation in accordance with the Institution’s Guidelines;

g) List of published journal articles/research works related to the dissertation and accompanying consent forms of co-authors (if any);

h) Appendices (if any).

 

APPENDIX VII

CHART OF CLASSIFICATION OF MAJORS

(Issued with Circular No. 08 /2017/TT-BGDDT on April 04, 2017 by the Minister of Education and Training)

Major Group

Second-Level Sub-major Group

Third-Level Minor Group

MAJORS

I

14

 

Education Science and Teacher Training

 

1401

Education Science

 

1402

Teacher Training

 

1490

Others

21

 

Arts

 

2101

Fine arts

 

2102

Performing arts

 

2103

Audiovisual arts

 

2104

Applied arts

 

2190

 

22

 

Liberal arts

 

2201

Vietnamese linguistics, literature and culture

 

2202

Foreign linguistics, literature and culture

 

2290

Others

31

 

Social and behavioral sciences

 

3101

Economics

 

3102

Politics

 

3103

Sociology and Anthropology

 

3104

Psychology

 

3105

Geography

 

3106

Area studies

 

3190

Others

32

 

Press and Information

 

 

3201

Press and Communications

 

3202

Library and Information studies

 

3203

Archive and Museum studies

 

3204

Publication and Release

 

3290

Others

34

 

Business and Management

 

3401

Business

 

3402

Finance, Banking and Insurance

 

3403

Accounting and Auditing

 

3404

Administration and Management

 

3490

Others

38

 

Law

 

3801

Law

 

3802

Legal Services

 

3890

Others

 

5109

Geological, geophysical and geodetic engineering technology

 

5110

Mining engineering technology

 

5190

Others

76

 

Social services

 

7601

Social works

 

7602

Social services

 

7690

Others

81

 

Tourism, Hotels, Sports and Personal services

 

8101

Tourism

 

8102

Hotels and Restaurants

 

8103

Sports and Physical education

 

8104

Aesthetic services

 

8105

Household business

 

8190

Others

84

 

Transportation services

 

8401

Transportation development

 

 

8402

Postal services

 

8490

Others

 

 

Liberal arts specialties related to security and defense

II

42

 

Life science

 

4201

Biology

 

4202

Applied Biology

 

4290

Others

44

 

Natural science

 

4401

Physical science

 

4402

Earth science

 

4403

Environmental science

 

4490

Others

46

 

Mathematics and statistics

 

4601

Mathematics

 

4602

Statistics

 

4690

Others

48

 

Computer and Information Technology

 

4801

Computer

 

4802

Information Technology

 

4890

Others

51

 

Engineering Technology

 

5101

Architectural engineering technology and construction work

 

5102

Mechanical engineering technology

 

5103

Electricity, electronics and telecommunications engineering technology

 

5104

Chemical, materials, metallurgical and environmental technology

 

5105

Manufacturing technology

 

5106

Industrial management

 

5107

Oil and gas extraction technology

 

5108

Printing engineering technology

 

5109

Geological, geophysical and geodetic engineering technology

 

 

5110

Mining engineering technology

 

5190

Others

52

 

Engineering

 

5201

Mechanical engineering and engineering mechanics

 

5202

Electricity, electronics and telecommunications engineering

 

5203

Chemical, materials, metallurgical and environmental engineering

 

5204

Engineering physics

 

5205

Geological, geophysical and geodetic engineering

 

5206

Mining engineering

 

5290

Others

54

 

Manufacturing and Processing

 

5401

Food and drink processing

 

5402

Fiber, fabric, shoes, and leather manufacturing and processing

 

5403

Mining

 

5490

Others

58

 

Architecture and Construction

 

5801

Architecture and planning

 

5802

Construction

 

5803

Construction Management

 

5890

Others

62

 

Agriculture, Forestry and Aquaculture

 

6201

Agriculture

 

6202

Forestry

 

6203

Aquaculture

 

6290

Others

64

 

Veterinary medicine

 

6401

Veterinary medicine

 

6402

Veterinary services

 

6490

Others

72

 

Health

 

7201

Medicine

 

 

7202

Pharmacy

 

7203

Nursing and Midwifery

 

7204

Nutrition

 

7205

Teeth-Jaw-Face (Dentistry)

 

7206

Medical engineering

 

7207

Public Health

 

7208

Medical management

 

7290

Others

 

 

Natural science, technology and engineering specialties related to national security and defense

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/2017/TT-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1077/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

văn bản mới nhất