Quyết định 49/2002/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 49/2002/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 49/2002/QĐ-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 05/12/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 49/2002/QĐ-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 49/2002/QĐ-BGDĐT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG DẠY NGHỀ, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và tài chính và Hiệu trưởng các trường có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG DẠY NGHỀ, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2002/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Khái niệm và mục đích
1. Đào tạo liên thông là quá trình đào tạo cho phép công nhận và chuyển đổi kết quả học tập và rèn luyện của người học từ một trình độ này tới một hay một số trình độ khác hoặc trong các ngành khác nhau của cùng một trình độ thuộc hệ thống giáo dục và đào tạo.
2. Quy định về đào tạo liên thông nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho những trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí điểm đào tạo liên thông.
Điều 3. Đối tượng được đào tạo liên thông
1. Những người đã tốt nghiệp hệ chính quy các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng có nhu cầu học tập nâng cao.
2. Những người đã tốt nghiệp những khoá đào tạo chính quy tại nước ngoài với trình độ tương đương dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng của Việt Nam và phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận.
Điều 4. Nguyên tắc chung và điều kiện thực hiện đào tạo liên thông
1. Các trường được phép tổ chức đào tạo liên thông phải thoả mãn điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
2. Chương trình đào tạo phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau:
- Chương trình đào tạo được thiết kế theo nguyên tắc mềm và phát triển theo hướng kế thừa và tích hợp để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ ở các trình độ khác.
- Chương trình đào tạo phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội dung, phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện và phương pháp đánh giá theo trình độ và theo ngành đào tạo tương ứng.
- Chương trình đào tạo được thiết kế phải phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Ở giai đoạn thí điểm, chương trình đào tạo được ghi trong thoả thuận đào tạo liên thông phải trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo để phê duyệt.
3. Các thủ tục tuyển chọn và tổ chức đào tạo phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ và công khai, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người.
4. Ngành nghề đào tạo liên thông và chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực của từng ngành kinh tế và của địa phương cũng như điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
5. Danh mục ngành đào tạo liên thông dọc phải đảm bảo tính nhất quán về tên gọi, nội dung chương trình và thuộc Danh mục ngành đào tạo đã được Nhà nước ban hành.
Chương II: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 5. Nhiệm vụ của các trường tham gia đào tạo liên thông
1. Các trường dự định thí điểm đào tạo liên thông phải hoàn tất mọi thủ tục ghi tại Điều 11 của Quy định này.
2. Các trường tổ chức đào tạo liên thông phải chủ động nguồn tuyển sinh và nguồn lực phục vụ cho đào tạo.
3. Các trường tổ chức đào tạo liên thông phải xây dựng chương trình đào tạo theo các yêu cầu ghi tại khoản 2, Điều 4.
4. Tổ chức các khoá đào tạo liên thông thí điểm theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Thực hiện nghiêm túc những văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến đào tạo (thi tuyển, dạy, học, thi kiểm tra đánh giá, mức thu học phí…
Điều 6. Quyền hạn của các trường tham gia thí điểm đào tạo liên thông
1. Mọi cơ sở dạy nghề, đào tạo trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân đều có quyền liên kết với nhau để đào tạo liên thông trên những nguyên tắc đã thoả thuận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chỉ tiêu đào tạo liên thông thí điểm được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao riêng và không thuộc chỉ tiêu đào tạo cho năm lập kế hoạch tuyển sinh.
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ
Điều 7. Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo liên thông
Các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thành lập các Hội đồng xây dựng chương trình đào tạo liên thông. Tổ chức và cơ chế hoạt động của Hội đồng do Hiệu trưởng nhà trường quy định.
Điều 8. Hội đồng liên thông quốc gia
Hội đồng liên thông theo ngành ở các trình độ đào tạo trong phạm vi quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập. Tổ chức và hoạt động của các Hội đồng này theo quy định trong điều lệ Hội đồng đào tạo liên thông quốc gia do Chủ tịch hội đồng ban hành.
Điều 9. Nguyên tắc liên kết và thoả thuận trong đào tạo liên thông
1. Hai trường liên kết với nhau để đào tạo liên thông phải có bản thoả thuận cam kết về những nội dung liên quan đến đào tạo liên thông. Những nội dung này bao gồm:
- Trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;
- Cam kết thực hiện những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những vấn đề liên quan;
- Thoả thuận khung về những vấn đề hai bên cùng quan tâm và các kế hoạch hợp tác khác liên quan đến đào tạo.
2. Việc công nhận chất lượng đào tạo giữa trường chuyển đi và trường chuyển đi và trường tiếp nhận người học do các trường tự chịu trách nhiệm. Các vụ liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cùng với cơ sở đào tạo giám sát chất lượng chương trình đào tạo, quá trình tổ chức đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ đào tạo.
3. Chương trình đào tạo phải được thực hiện đúng với nội dung ghi trong bản thoả thuận liên kết đào tạo liên thông.
4. Trường nhận người học chuyển đến sẽ áp dụng tiêu chuẩn tuyển chọn của chính trường đó và dựa theo kết quả thi tuyển của thí sinh.
5. Trường tiếp nhận và trường chuyển người học đi phải thường xuyên thông báo cho nhau về những vấn đề liên quan đến thoả thuận đào tạo liên thông. Mỗi trường không được tự ý thay đổi những điều kiện đã thoả thuận mà không tham khảo ý kiến của phía trường đối tác.
6. Một trường có thể đàm phán và ký kết thoả thuận đào tạo liên thông với nhiều trường. Mỗi bản thoả thuận đào tạo liên thông chỉ có giá trị đối với hai trường cùng ký kết thoả thuận.
7. Việc đàm phán và ký kết thoả thuận do các đại diện được uỷ quyền từ mỗi trường.
8. Thoả thuận đào tạo liên thông được soạn thảo theo mẫu đính kèm Quyết định này(*) và là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ xin phép đào tạo liên thông.
9. Người đã tốt nghiệp tại một trường mà muốn học lên trình độ cao hơn ở trường khác trong khi trường đó không có liên kết đào tạo liên thông với trường mình, thì người học phải làm đơn xin đăng ký tuyển chọn theo mẫu rồi yêu cầu trường đã học xác nhận trước khi gửi hồ sơ đến trường thực hiện đào tạo liên thông.
10. Người đã tốt nghiệp ở một trường nhưng hiện tại trường đó đã giải thể hoặc không đào tạo ngành mà người học đã tốt nghiệp, trường tiếp nhận người học phải tổ chức thi tuyển theo quy định.
11. Trong trường hợp cần thiết, người học phải theo học những khoá đào tạo bổ sung bắt buộc để đủ kiến thức theo học ở trình độ cao hơn. Trên cơ sở thảo thuận với trường chuyển người học đi, trường tiếp nhận người học đến có trách nhiệm tổ chức các khoá học bổ sung này.
Điều 10. Công nhận kết quả học tập của người học giữa hai trường thoả thuận đào tạo liên thông
1. Việc thừa nhận kết quả học tập của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân phải căn cứ vào sự tương đương về nội dung đào tạo, yêu cầu học tập, thời gian đào tạo và thực tế thi kiểm tra tại thời điểm đào tạo.
2. Việc công nhận văn bằng chứng chỉ đào tạo của những người tốt nghiệp từ nước ngoài về để được vào học trong các trường cao đẳng và đại học tại Việt Nam phải căn cứ vào sự tương đương nội dung chương trình đào tạo, kết quả học tập, thời gian đào tạo và thực tế thi kiểm tra đánh giá. Tên gọi bằng cấp và bảng điểm được dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, phải công chứng tại Việt Nam hoặc phải trình bản gốc của văn bằng cho cơ sở đào tạo khi có yêu cầu.
3. Tuỳ theo quy trình đào tạo tại mỗi trường, người học có thể được công nhận kết quả học tập theo tín chỉ, học phần, chương trình môn học và kết quả toàn khoá học để được miễn trừ.
4. Nếu một trường từ chối công nhận kết quả học tập của một thí sinh đã tốt nghiệp ở một trường khác thì phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ những lý do để từ chối. Thời gian trả lời cho đương sự trong vòng một tháng kể từ ngày ký nhận được yêu cầu.
Điều 11. Thủ tục đăng ký đào tạo liên thông thí điểm
1. Những trường dự định thí điểm đào tạo liên thông phải làm hồ sơ trình Ban chỉ đạo Xây dựng chương trình liên thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản. Hồ sơ trình gồm có:
- Tờ trình Bộ Giáo dục và Đào tạo có kèm ý kiến đề nghị của cơ quan chủ quản. Nội dung tờ trình phải nêu rõ: ngành đào tạo (khẳng định nhu cầu đào tạo); cơ sở đào tạo; tổ chức quá trình đào tạo; đối tác liên kết (nếu có); chỉ tiêu đào tạo đề nghị; tiêu chí, hình thức và điều kiện tuyển chọn; học phí; điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và những cam kết đảm bảo chất lượng.
- Thoả thuận đào tạo liên thông giữa các bên.
- Chương trình đào tạo.
- Kế hoạch đào tạo.
2. Sau khi nhận được hồ sơ gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ phận thường trực Ban chỉ đạo Xây dựng chương trình liên thông (Vụ Đại học và Vụ Trung học chuyên nghiệp - dạy nghề) sẽ có ý kiến bằng văn bản trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép đào tạo thí điểm.
3. Quyết định trả lời chính thức cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 điều này.
Điều 12. Tổ chức các khoá đào tạo liên thông thí điểm
1. Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở nội dung đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo, điều kiện giảng dạy và thực hành để đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo (theo chuẩn trình độ). Thời gian đào tạo liên thông từ trình độ trung học chuyên nghiệp đến trình độ cao đẳng không dưới một năm 6 tháng và không quá hai năm. Thời gian đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng đến trình độ đại học không dưới một năm sáu tháng và không quá hai năm.
2. Các môn học tiên quyết do các trường tự quy định dựa theo chương trình đào tạo được phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần phải tổ chức các khóa học bổ sung kiến thức cho những người đã trúng tuyển để có thể theo học được ở trình độ cao hơn, nhà trường phải tổ chức các khoá học này trước khi bắt đầu tiến hành đào tạo liên thông. Thời gian đào tạo các khoá bổ sung kiến thức không vượt quá 2 tháng và không tính vào thời gian đào tạo liên thông quy định tại khoản 1 điều này.
4. Tổ chức đào tạo liên thông thí điểm phải theo hình thức đào tạo tập trung chính quy.
Điều 13. Quản lý đào tạo liên thông
1. Vụ Đại học và Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề có trách nhiệm quản lý chương trình đào tạo liên thông, hướng dẫn giúp các trường phát triển chương trình đào tạo và giám sát việc thực hiện các quy định.
2. Mỗi trường phân công một bộ phận với các chức năng tổ chức liên kết, xây dựng chương trình, xác định các khoá đào tạo liên thông, tư vấn hướng dẫn người học, giám sát, đánh giá và báo cáo quá trình thực hiện.
Điều 14. Lưu giữ hồ sơ đào tạo
Những hồ sơ liên quan đến đào tạo liên thông cần thống nhất lưu giữ để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giám sát và thanh tra khi cần thiết. Hồ sơ lưu trữ gồm:
- Hồ sơ chuẩn bị các thủ tục để đào tạo liên thông;
- Kế hoạch lên lớp và sổ theo dõi lớp học sinh, sinh viên của giảng viên;
- Theo dõi thực hiện kinh phí và học phí của học sinh, sinh viên;
- Kết quả thi kiểm tra từng học kỳ;
- Học bạ và sổ lưu cấp văn bằng, chứng chỉ.
Điều 15. Giám sát và đánh giá
Nhà trường phải giám sát theo các tiêu chí sau đây:
- Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp, bỏ học, lưu ban, kỷ luật;
- Số học sinh, sinh viên nhận việc sau một năm từ khi ra trường;
- Những điều chỉnh trong quá trình đào tạo về chương trình, tổ chức dạy và học, thực tế thi kiểm tra đánh giá;
- Những kiến nghị cần thiết.
Điều 16. Chế độ báo cáo
1. Mỗi năm một lần, khi kết thúc năm học các trường tổ chức liên kết đào tạo liên thông phải gửi báo cáo về việc thực hiện chương trình đào tạo liên thông theo những tiêu chí đánh giá trên cho các đối tác đào tạo, cơ quan quản lý cấp trên và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ngoài những số liệu đánh giá, nội dung báo cáo phải thể hiện những phân tích của nhà trường xung quanh các vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tao.
Chương IV: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI HỌC
Điều 17. Trách nhiệm của người học
1. Người học muốn tham dự thi tuyển vào học trong các chương trình đào tạo liên thông cần phải điền vào một bản đăng ký dự thi và nộp đủ hồ sơ, lệ phí theo yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết, người học phải xuất trình bản chính của chứng chỉ hoặc văn bằng đã được cấp.
2. Người học phải tham dự một kỳ thi tuyển với một môn chuyên môn và một môn cơ sở.
3. Khi được tuyển vào học, người học phải đóng học phí theo quy định chung của Nhà nước.
4. Người học phải tuân thủ mọi quy chế đào tạo khác.
Điều 18. Quyền của người học
1. Người học được tuyển chọn theo nguyên tắc:
Người tốt nghiệp đạt loại giỏi sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp. Kết quả thi tuyển sẽ được cộng thêm từ 1-2 điểm do Hiệu trưởng quyết định điểm cộng này; người tốt nghiệp loại khá sẽ được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có kinh nghiệm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo từ 2 năm trở lên mới được thi tuyển.
Người học thuộc diện chính sách, khi thi tuyển được ưu tiên theo các Quy chế tuyển sinh hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Người học phải được cung cấp thông tin trước lúc bắt đầu khoá học của họ tại trường chuyển đi về những khoá học tương thích, điều kiện tiên quyết, hình thức thi kiểm tra, và những yêu cầu khác mà trường chuyển đến sẽ dựa trên đó để tuyển chọn.
3. Người học có quyền yêu cầu cơ sở giáo dục đào tạo cung cấp các điều kiện giáo dục với chất lượng như đã thông báo.
Chương V: THI, KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 19. Tổ chức thi kiểm tra tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học
Việc thi và kiểm tra phải thực hiện theo các quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng đối với hệ chính quy.
Điều 20. Công nhận tốt nghiệp
1. Việc công nhận tốt nghiệp tuân theo Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành tại Quyết định số 04/1999/QĐ-BGDĐT ngày 11/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Người học trước đây đã tốt nghiệp loại hình đào tạo chính quy thì trên văn bằng tốt nghiệp các khoá đào tạo liên thông sẽ được ghi nguyên loại hình đào tạo chính quy. Trong đào tạo liên thông, không được phép chuyển đổi tên gọi loại văn bằng từ hệ đào tạo không chính quy thành hệ đào tạo chính quy
Điều 21. Không công nhận tốt nghiệp
Không cấp văn bằng tốt nghiệp và không công nhận văn bằng trong những trường hợp sau:
1. Hồ sơ đăng ký thi tuyển không trung thực;
2. Người học không hoàn thành chương trình đạo;
3. Cơ sở đào tạo không tuân thủ các quy định về thi tuyển, thực hiện chương trình đào tạo và tổ chức quá trình đào tạo như đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
-------------------------------------
(*)Không in mẫu
THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No: 49/2002/QD-BGDDT | Hanoi, December 05, 2002 |
DECISION
PROMULGATING THE PROVISIONAL REGULATION ON JOB-TRAINING - INTERMEDIATE VOCATIONAL- TERTIARY ACCREDITATION
THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
Pursuant to the Government’ s Decree No.86/2002/ND-CP of November 05, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Government’s Decree No.43/2000/ND-CP of August 30, 2000 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law;
At the proposals of the directors of the Department for Universities and the Department for Intermediate Vocational Training and Job-Training,
DECIDES
Article 1.-To promulgate together with this Decision the Provisional Regulation on Job-Training- Intermediate Vocational- Tertiary Accreditation.
Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 3.-The directors of the Office, the Department for Universities, the Department for Intermediate Vocational Training and Job Training, the Department for Planning and Finance and the principals of relevant schools shall have to implement this Decision.
| MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
PROVISIONAL REGULATION
ON JOB TRAINING- INTERMEDIATE VOCATIONAL- TERTIARY ACCREDITATION
(Issued together with Decision No. 49/2002/QD-BGDDT of December 5, 2002 of the Minister of Education and Training)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-Concepts and purposes
1. Accreditation means a training process which allows the recognition and transfer of study and training results of trainees from one level to one or several other levels or in other branches of the same level within the educational and training system.
2. The Regulation on accreditation aims to create legal bases for intermediate vocational training schools, colleges and universities to draw up their training programs, organize the training process and recognize the study results, professional knowledge and skills of trainees so that their accreditation processes take place smoothly with high quality and high efficiency.
Article 2.-Regulation scope
This Regulation shall apply to schools which are permitted by the Ministry of Education and Training to experiment the accreditation.
Article 3.-Subjects entitled to accreditation
1. Persons who have graduated from formal courses of job-training schools, intermediate vocational schools and colleges, and wish to further their studies.
2. Persons who have graduated from overseas formal training courses at levels equivalent to the job-training, intermediate vocational and college levels of Vietnam, which must be recognized by the Ministry of Education and Training.
Article 4.-General principles and conditions for conducting accreditation
1. Schools which are allowed to organize accreditation must satisfy the conditions on the training quality.
2. The training programs must be elaborated on the following principles:
- They are designed according to soft principles and developed along the direction of inheritance and accumulation so as to minimize the time for re-study of the knowledge and skills they have already accumulated from other study levels.
- They must truthfully reflect the training objectives, study requirements, contents, teaching and learning methods, training duration, implementation plans and evaluation methods based on qualification and corresponding training disciplines.
- The designed training programs must suit the conditions on ensuring the training quality.
- At the experimental stage, the training programs must be inscribed in accreditation agreements to be submitted to the Ministry of Education and Training for approval.
3. The procedures to recruit trainees and organize the training must ensure the principles of fairness, democracy and publicity, creating equal opportunity for every people.
4. The accreditation disciplines and quotas shall be approved annually by the Ministry of Education and Training on the basis of personnel requirement of each economic branch and each locality as well as the conditions on ensuring the training quality of schools.
5. The lists of accreditation disciplines must ensure the consistency in program contents and belong to the list of the training disciplines already titles and promulgated by the State.
Chapter 2
TASKS AND POWERS OF SCHOOLS
Article 5.-Tasks of schools engaged in accreditation
1. Schools which plan to experiment the accreditation must complete all procedures prescribed in Article 11 of this Regulation.
2. Schools which organize the accreditation must take initiative in creating sources of recruited trainees and resources in service of the training.
3. Schools which organize the accreditation must elaborate their training programs according to the requirements stated in Clause 2 of Article 4.
4. To organize experimental accreditation courses at the request of the Ministry of Education and Training.
5. To strictly observe other legal documents relating to training (recruitment examinations, teaching, learning, evaluation tests, tuition rates,…).
Article 6.-Powers of the schools engaged in experimental accreditation
1. All job-training, intermediate vocational training and tertiary education establishments within the national education system are entitled to align with one another for accreditation on the principles agreed upon under the regulations of the Ministry of Education and Training.
2. The experimental accreditation quotas shall be separately assigned by the Ministry of Education and Training and not included in the training quotas for recruitment planning year.
Chapter 3
IMPLEMENTATION ORGANIZATION AND EVALUATION SUPERVISION
Article 7.-Councils for elaboration of accreditation programs
Intermediate vocational training schools, colleges and universities shall set up Councils for elaboration of accreditation programs. The organization and operation mechanism of the Councils shall be prescribed by the school principals.
Article 8.-The National Accreditation Council
The Councils for branch accreditation at various training levels on the national scale shall be decided under decisions of the Minister of Education and Training. The organization and operation of these Councils shall comply with the provisions in the Charter of the National Accreditation Council, promulgated by the chairman of the Council.
Article 9.-The principles for alignment and agreement in accreditation
1. The alignment between two schools for accreditation must be recorded in a written agreement on the contents relating to the accreditation. These contents shall include:
- The responsibility for elaboration and organization of implementation of the training programs;
- The commitment to observe the Education and Training Ministrys regulations on relevant matters;
- The framework agreement on matters of mutual concern of the two parties and other cooperation plans related to training.
2. The recognition of the training quality between the trainee- transferring school and the trainee-receiving school shall be undertaken by the schools themselves. The relevant departments of the Ministry of Education and Training shall have to join the training establishments in supervising the quality of training programs, the process of organizing the training and the issuance of training diplomas and certificates.
3. The training programs must strictly comply with the contents inscribed in the agreements on accreditation cooperation.
4. The trainee- receiving schools shall apply their own recruitment criteria and base themselves on the recruitment examination results obtained by such trainees.
5. The trainee- receiving school and the trainee- transferring school must regularly inform each other of matters related to the accreditation agreement. Each of them must not alter at its own will the agreed conditions without consultation with its partner.
6. A school may negotiate and sign accreditation agreements with many schools. Each accreditation agreement is only valid for the two schools which sign the agreement.
7. The negotiation and signing of an agreement shall be effected by representatives authorized by two schools.
8. The accreditation agreement is compiled according to set form issued together with this Decision and is an important document in the dossier of application for accreditation.
9. For persons who have graduated from one school and wish to continue with higher studies at another school while the latter does not enter into accreditation cooperation with their school, they must make their applications for recruitment registration, made according to set form, with certification by the school where they studied, before sending their dossiers to the accreditation schools.
10. For persons who have graduated from one school which has dissolved or dropped the training in the disciplines which they have graduated from, the trainee-receiving schools must organize recruitment examinations as prescribed.
11. In case of necessity, trainees must take compulsory supplementary training courses in order to acquire enough knowledge for higher studies.
On the basis of the agreement reached with the trainee- transferring school, the trainee-receiving school shall have to organize such supplementary training courses.
Article 10.-Mutual recognition of trainees study results between two schools in accreditation agreement
1. The recognition of the study results of trainees within the national education system must be based on the equivalent in training contents, study requirements, training duration and actual tests at the time of training.
2. The recognition of training diplomas and certificates of persons who have graduated from overseas training courses for their entrance into colleges or universities in Vietnam must be based on the equivalent in the training program contents, study results, training duration and actual evaluation tests. The translations of diploma appellations and mark sheets from foreign languages into Vietnamese must be notarized in Vietnam or the originals thereof must be produced to the training establishments when so requested.
3. Depending on the training process in each school, trainees may have their study results recognized according to credits, units, subject study programs and whole course results in order to enjoy immunities.
4. If a school refuses to recognize the study results of a trainee who has graduated from another school, it must make a written reply, clearly stating the reasons therefor. The time limit for making reply to the involved parties shall be one month as from the date of receiving their requests.
Article 11.-Procedures for experimental accreditation registration
1. Schools which plan to experiment the accreditation must submit their dossiers to the Steering Committee for Elaboration of Accreditation Program of the Ministry of Education and Training after getting the approval from their managing agencies. Such a dossier shall include:
- A report to the Ministry of Education and Training with the proposal of the managing agency. The report must clearly state the training discipline (confirming the training demand); the training establishment; the organization of the training process; the alignment partner (if any); the proposed training quotas; the recruitment criteria, forms and conditions; tuition fees; conditions on ensuring training quality and commitments to ensure quality.
- The accreditation agreement between the parties.
- The training program.
- The training plan.
2. After receiving the dossiers addressed to the Ministry of Education and Training, the standing body of the Steering Committee for Elaboration of Accreditation Program ( The Department for Universities and the Department for Intermediate Vocational Training and Job-Training) shall submit its written opinions to the leadership of the Ministry of Education and Training for issuing decisions to permit the experimental training.
3. The decisions officially replying the training establishments shall be issued within 30 days as from the date of receiving full dossiers as provided for in Clause 2 of this Article.
Article 12.-Organization of experimental accreditation courses
1. The training duration shall be determined on the basis of the training contents, methods of organizing the training, teaching and practicing conditions to achieve the training objectives (according to qualification standards). The duration for accreditation from the intermediate vocational level to the collegial level shall not be less than one year and six months and not exceed two years. The duration for accreditation from the collegial level to the university level shall not be less than one year and six months and not exceed two years.
2. The compulsory study subjects shall be determined by the schools on the basis of the approved training programs.
3. In cases where it is necessary to organize supplementary courses for persons who have passed the recruitment examinations so as to enable them to further their study at higher levels, the schools shall have to organize such courses before starting the accreditation. The duration of a supplementary training course shall not exceed two months and not be calculated into the accreditation duration prescribed in Clause 1 of this Article.
4. The experimental accreditation must be organized in form of formal concentrated training.
Article 13.-Management of accreditation
1. The Department for Universities and the Department for Intermediate Vocational Training and Job Training shall have to manage the accreditation programs, guide and assist schools in developing the training programs and supervise the implementation of regulations.
2. Each school shall assign a section with the function to organize the alignment, draw up programs, determine accreditation courses, advise and guide trainees, supervise, evaluate and report on the implementation process.
Article 14.-Archival of training dossiers
Dossiers related to accreditation should be uniformly archived in order to serve the study, supervision, evaluation and inspection when necessary. The to be archived dossiers shall include:
- Dossiers on preparation of accreditation dossiers;
- The lecturing plan and roll-call books of the lecturers;
- The book of monitoring of implementation of funding and tuition fees of trainees and students;
- Semester examination results;
- Result books and diploma and certificate-granting books.
Article 15.-Supervision and evaluation
The schools must supervise the following criteria:
- The number of trainees and students, who have graduated, dropped out, repeated a class or been disciplined;
- The number of trainees and students who get jobs one year after their graduation;
- Adjustments in the training process regarding the programs, organization of teaching and learning, actual evaluation tests;
- Necessary recommendations.
Article 16.-Reporting regime
1. Once a year at the end of a school- year, schools aligned in accreditation must send their reports on the implementation of the accreditation programs according to the above evaluation criteria to training partners, superior managing bodies and the Ministry of Education and Training.
2. Apart from the evaluation figures, the report contents must express the schools analyses of the training quality and efficiency.
Chapter 4
RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF TRAINEES
Article 17.-Responsibilities of trainees
1. Trainees who wish to sit for accreditation recruitment exams must fill in the exam registration papers and fully submit dossiers and fees as required. In case of necessity, trainees must produce the originals of their granted certificates or diplomas.
2. The trainees must sit for a recruitment exam with one specialized subject and one basic subject.
3. When recruited, the trainees must pay tuition fees according the general regulations of the State.
4. The trainees must abide by all other training regulations.
Article 18.-Rights of trainees
1. Trainees shall be recruited on the following principle: Persons who graduated excellent shall be entitled to take a recruitment exam immediately after their graduation. The exam results shall be added with 1 to 2 points to be decided by the school principals. Persons who graduated good shall be entitled to take a recruitment exam immediately after their graduation; persons who graduated medium must have at least two years’ working experiences in their trained specialties so as to be able to take the recruitment exams.
Trainees entitled to social policies shall be given priority according to the current enrollment regulations issued by the Ministry of Education and Training when they take the recruitment exams.
2. Trainees, before starting their training courses at the transferring schools, must be provided with information on compatible training courses, the pre-conditions, forms of examinations and other requirements on which the receiving schools shall base to recruit trainees.
3. Trainees may request the educational and training establishments to supply educational facilities with quality as announced.
Chapter 5
EXAMINATIONS, TESTS AND GRADUATION RECOGNITION
Article 19.-Organizing examinations and tests at intermediate vocational training schools, colleges and universities
The examinations and tests must comply with the current regulations of the Ministry of Education and Training, applicable to formal training.
Article 20.-Graduation recognition
1. The recognition of graduation shall comply with the Regulation on organizing formal college and university training, examinations, tests and graduation recognition, issued together with Decision No. 04/1999/QD-BGD of February 11, 1999 of the Minister of Education and Training.
2. Trainees who have graduated from formal accreditation courses shall have their graduation diplomas written with such formal training form. In accreditation, it is forbidden to change the diploma appellation from informal training system to formal training system.
Article 21.-Non-recognition of graduation
Graduation diplomas shall not be granted and graduation shall not be recognized in the following cases:
1. The dossiers of registration for recruitment are untruthful;
2. Trainees have failed to complete their training programs;
3. The training establishments fail to abide by the regulations on recruitment exams, fail to implement the training programs and organize the training process as already registered with the Ministry of Education and Training.
| MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây