Quyết định 3391/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

thuộc tính Quyết định 3391/QĐ-BVHTTDL

Quyết định 3391/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt "Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3391/QĐ-BVHTTDL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Danh Thái
Ngày ban hành:01/10/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

---------------------

Số: 3391/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020"

------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc triển khai xây dựng đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Phê duyệt "Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020" (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - gọi tắt là cấp tỉnh; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - gọi tắt là cấp huyện; xã, phường, thị trấn - gọi tắt là cấp xã; thôn, ấp, tổ dân phố hoặc khu phố - gọi tắt là cấp thôn) tham gia quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án.

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu 1

1. Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án ở 63 tỉnh, thành phố được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương tổ chức

2. Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án các cấp huyện, xã, thôn thuộc địa bàn đề án được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ở các lớp do Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức.

3. Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án các cấp được dự các cuộc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm do Đề án các cấp tổ chức.

4. Các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thực hiện đề án giữa các thôn do cấp xã tổ chức được thực hiện.

Mục tiêu 2: Xây dựng, hỗ trợ tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả đề án

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu 2

5. Xây dựng được bộ tài liệu tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, chỉ đạo, tham gia thực hiện đề án ở tất cả các cấp

6. Tất cả các cấp thuộc địa bàn triển khai thực hiện đề án đều được hỗ trợ tài liệu phục vụ cho việc cung cấp kiến thức, kỹ năng phục vụ việc nâng cao hiệu quả đề án

Mục tiêu 3: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu 3

7. Trung ương có các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình trên 5 báo, đài

8. Mỗi tỉnh, thành phố đều có các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình trên báo, đài địa phương

9. Hàng tháng, các đơn vị cấp thôn đều có các buổi sinh hoạt có nội dung tuyên truyền, giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình.

2. Phạm vi của Đề án:

2.1. Năm 2010:

Đề án được thực hiện thí điểm trong phạm vi hẹp để rút kinh nghiệm cho các năm kế tiếp. Mỗi đơn vị cấp tỉnh chọn 1 đơn vị cấp huyện; mỗi đơn vị cấp huyện chọn 1 đơn vị cấp xã; tại đơn vị cấp xã đó đề án sẽ triển khai thực hiện ở tất cả các đơn vị cấp thôn. Các tỉnh, thành phố sẽ chọn địa bàn đại diện cho đặc trưng cơ bản cần thiết của tỉnh, thành phố.

2.2. Trong các năm 2011- 2012:

Hàng năm đề án sẽ thực hiện theo cách thức:

(1) Địa bàn duy trì: Những xã, phường, thôn, ấp đã triển khai từ năm trước (duy trì thêm 24 tháng);

(2) Địa bàn mở thêm: Mỗi đơn vị cấp tỉnh mở thêm ra 1 đơn vị cấp huyện (theo cách thức thực hiện của năm 2010).

2.3. Định hướng cho các năm 2013- 2020

Sau khi rút kinh nghiệm, đề án được chuẩn hóa, hàng năm đề án sẽ thực hiện theo cách thức của các năm 2011-2012.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Xây dựng tài liệu phục vụ việc triển khai thực hiện đề án

1.1. Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Nội dung tài liệu:

a. Những vấn đề cần tập trung quảng bá, tuyên truyền, giáo dục

- Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình của dân tộc được gia đình gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Những giá trị nhân văn mới hiện nay gia đình cần tiếp thu, đề cao.

b. Những biểu hiện cần phê phán

Sự xuống cấp của các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình; lối sống thực dụng, ích kỷ; tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm; tảo hôn; bạo hành trong gia đình; xâm hại trẻ em; thiếu sự quan tâm trẻ em; thiếu sự quan tâm người già; những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài...

Dự kiến kết quả: Tài liệu cơ bản phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình hiện nay được biên soạn

Đơn vị thực hiện: Vụ Gia đình và các chuyên gia

Thời gian thực hiện: Tháng 1/2010

Dự kiến kinh phí: 250 triệu đồng

1.2. Tài liệu phục vụ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ tham gia thực hiện đề án

Dự kiến kết quả: Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ được biên soạn

Đơn vị thực hiện: Vụ Gia đình và các chuyên gia

Thời gian: Tháng 1/2010

Dự kiến kinh phí: 50 triệu đồng

2. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

2.1. Lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt chỉ đạo, quản lý, thực hiện đề án công tác tại cơ quan Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện do Bộ VHTTDL tổ chức.

Dự kiến kết quả: Lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức.

Đơn vị thực hiện: Vụ Gia đình và các giảng viên

Thời gian: Giữa quý 1/2010

Dự kiến kinh phí: 200 triệu đồng

2.2. Lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý, thực hiện đề án công tác tại cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện do Sở VHTTDL tỉnh, thành phố tổ chức

Dự kiến kết quả: Lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức

Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Cuối quý 1/2010

Dự kiến kinh phí: Do cấp tỉnh bố trí.

2.3. Lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt tham gia chỉ đạo, quản lý, thực hiện đề án công tác tại các cấp xã, thôn do Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức

Dự kiến kết quả: Các lớp do cấp tỉnh tổ chức được mở

Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian: Cuối quý 1/2010

Dự kiến kinh phí: Do cấp tỉnh bố trí.

3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

3.1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng do Trung ương tổ chức, triển khai.

Nội dung: Xoay quanh các vấn đề được xác định tại phần IV, mục 1, khoản 1.1, điểm a, điểm b đề án này.

Hình thức: Các Đài, Báo phối hợp thực hiện sẽ phát, đăng tải dưới hình thức chương trình, hoặc chuyên trang, chuyên mục

Dự kiến kết quả: Các chương trình, chuyên trang chuyên mục, được thực hiện

Đơn vị thực hiện: Vụ Gia đình

Thời gian: Phát, đăng tải từ tháng 1 đến hết năm 2010

Dự kiến kinh phí: 500 triệu đồng

3.2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng do địa phương tổ chức

Nội dung: Xoay quanh các vấn đề được xác định tại phần IV, mục 1, khoản 1.1, điểm a, điểm b đề án này.

Hình thức: Các Đài, Báo phối hợp thực hiện sẽ phát, đăng tải dưới hình thức chương trình, hoặc chuyên trang, chuyên mục

Dự kiến kết quả: Các chương trình, chuyên trang, chuyên mục được thực hiện trên các Đài, Báo địa phương

Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố chủ trì thực hiện

Thời gian: Phát, đăng tải từ tháng 1 đến hết năm 2010

Dự kiến kinh phí: 630 triệu đồng

- Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 630 triệu đồng (10 triệu/tỉnh).

- Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ, các tỉnh, thành phố huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tại địa phương.

4. Tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố)

4.1. Tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt đơn vị cấp thôn - gọi tắt là sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố) - do Bộ VHTTDL hỗ trợ.

Nội dung: Xoay quanh các vấn đề được xác định tại phần IV, mục 1, khoản 1.1, điểm a, điểm b đề án này.

Hình thức: Các nội dung trên thành buổi họp, sinh hoạt chuyên đề hoặc thành một trong các nội dung của các buổi họp, sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố)

Dự kiến kết quả: Việc tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố) do Bộ VHTTDL hỗ trợ được thực hiện 01 lần/tháng/thôn (ấp, tổ dân phố)

Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Từ tháng 1 đến hết năm 2010

Dự kiến kinh phí: Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố 756 triệu đồng (mỗi tỉnh 12 triệu: 100.000đ/tháng/thôn/ấp, bản).

4.2. Tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố) do địa phương hỗ trợ thực hiện

Do khoản kinh phí Bộ hỗ trợ cho hoạt động này chỉ ở mức hạn chế (100.000đ/tháng/thôn), do vậy các địa phương căn cứ tình hình thực tế, huy động, bố trí thêm kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố) tại địa phương

5. Hỗ trợ tài liệu, phương tiện phục vụ việc tuyên truyền giáo dục

5.1. Tài liệu phục vụ việc tuyên truyền giáo dục do Bộ hỗ trợ

Dự kiến kết quả: Tài liệu phục vụ việc tuyên truyền giáo dục do Bộ hỗ trợ được thực hiện

Đơn vị thực hiện: Vụ Gia đình

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí: 126 triệu đồng (hỗ trợ mỗi tỉnh 2 triệu đồng)

5.2. Tài liệu, phương tiện phục vụ việc tuyên truyền giáo dục do địa phương hỗ trợ

Dự kiến kết quả: Tài liệu, phương tiện phục vụ việc tuyên truyền giáo dục do địa phương hỗ trợ được thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí: Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ nói trên, các địa phương huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tại địa phương.

6. Học tập, trao đổi kinh nghiệm

6.1. Học tập, trao đổi kinh nghiệm do cấp tỉnh tổ chức

Dự kiến kết quả: Một cuộc học tập, trao đổi kinh nghiệm được thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí:

- Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố 630 triệu đồng (10 triệu/tỉnh).

- Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ nói trên, các tỉnh, thành phố huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

6.2. Trao đổi kinh nghiệm do cấp xã tổ chức

Dự kiến kết quả: Một cuộc trao đổi kinh nghiệm được thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Xã thực hiện đề án

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí:

- Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố 126 triệu đồng (2 triệu/xã thực hiện đề án).

- Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ nói trên, các địa phương huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

7. Kiểm tra giám sát

7.1. Kiểm tra giám sát do Trung ương tổ chức, thực hiện

Dự kiến kết quả: Việc kiểm tra giám sát do Trung ương tổ chức được triển khai thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Vụ Gia đình

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí: 50 triệu

7.2. Kiểm tra giám sát do cấp tỉnh tổ chức, thực hiện

Dự kiến kết quả: Việc kiểm tra giám sát do cấp tỉnh tổ chức được triển khai thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí:

- Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố 252 triệu đồng (mỗi tỉnh 4 triệu).

- Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ nói trên, các tỉnh, thành phố huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng của hoạt động tại địa phương.

7.3. Kiểm tra giám sát do cấp huyện tổ chức, thực hiện

Dự kiến kết quả: Việc kiểm tra giám sát do cấp huyện tổ chức được triển khai thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Cấp huyện thực hiện đề án

Thời gian: Trong năm 2010

Dự kiến kinh phí:

- Bộ VHTTDL hỗ trợ các quận, huyện thực hiện đề án 126 triệu đồng (mỗi quận, huyện 2 triệu).

- Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ nói trên, các địa phương huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng của hoạt động tại địa phương.

8. Sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện

8.1. Sơ kết, tổng kết đánh giá do Trung ương thực hiện

Dự kiến kết quả: Việc sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả đề án được thực hiện

Đơn vị thực hiện:  Vụ Gia đình

Thời gian: Cuối năm 2010

Dự kiến kinh phí: 150 triệu đồng.

8.2. Sơ kết, tổng kết đánh giá do địa phương thực hiện

Dự kiến kết quả: Việc sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả đề án được thực hiện tại địa phương

Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố

Thời gian: Cuối năm 2010

Dự kiến kinh phí: Bộ VHTTDL hỗ trợ các tỉnh, thành phố 315 triệu đồng (mỗi đơn vị cấp tỉnh 5 triệu đồng). Ngoài kinh phí do Bộ hỗ trợ, các địa phương huy động, bố trí kinh phí để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tại địa phương.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Lãnh đạo, tổ chức, quản lý

1.1. Các địa phương đưa việc tuyên truyền, giáo dục, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình thành một trong những trọng tâm công tác của lĩnh vực gia đình trong năm 2010 và các năm kế tiếp. Hoạt động này được thể chế hóa bằng kế hoạch công tác hàng năm của Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố.

1.2. Gắn việc thực hiện đề án với việc thực hiện Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, với việc phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở.

1.3. Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý đề án các cấp: Để bảo đảm cho việc quản lý và thực hiện hiệu quả, đề án có bộ máy quản lý ở các cấp (trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn). Thành viên Ban quản lý đề án các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Ban quản lý đề án Trung ương do Vụ Gia đình đảm nhiệm; thành viên gồm một số cán bộ, công chức của Vụ Gia đình.

Ban quản lý đề án cấp tỉnh do Giám đốc Sở VHTTDL ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp Sở VHTTDL điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn tỉnh. Thành viên Ban quản lý do Sở VHTTDL quyết định.

Ban quản lý đề án cấp huyện do Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND huyện điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn huyện; Phòng Văn hoá Thông tin huyện làm nhiệm vụ thường trực. Thành viên Ban quản lý do huyện quyết định.

Ban quản lý đề án cấp xã do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND xã điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn xã; Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã; thành viên Ban quản lý do xã quyết định.

Ban quản lý đề án cấp thôn do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập gồm 3 người (Trưởng ban và 2 Phó ban: 1 Phó ban kiêm kế toán, 1 phó ban kiêm thủ quỹ); có chức năng, nhiệm vụ giúp UBND xã điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn các thôn. UBND xã ra quyết định thành lập Ban quản lý đề án các thôn trên cơ sở được đại diện các hộ gia đình trong các thôn bầu (chỉ bầu 2 phó ban). Trưởng thôn kiêm Trưởng ban.

2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ

Huy động sự tham gia của các nhà khoa học, nhà quản lý để xây dựng tài liệu tuyên truyền, cung cấp kiến thức về giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cánh ứng xử trong gia đình và tài liệu tập huấn đào tạo bồi dưỡng cán bộ để phục vụ cho công tác tập huấn, tạo bồi dưỡng cán bộ và cung cấp cho các cuộc sinh hoạt của cơ sở (sinh hoạt thôn, ấp, tổ nhóm).

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp cho cho đội ngũ cán bộ các cấp tham gia đề án có những kiến thức, kỹ năng cần thiết bảo đảm cho việc chỉ đạo, quản lý, tham gia thực hiện đề án và làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cánh ứng xử trong gia đình.

3. Tuyên truyền, giáo dục

Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, ý nghĩa của đạo đức, lối sống cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; về vai trò của các tổ chức, lực lượng xã hội, của gia đình, các thành viên trong gia đình đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc.

Chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình, các thành viên trong gia đình về pháp luật, chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình.

Thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

4. Kinh phí thực hiện đề án

Việc tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình là một trong những hoạt động trọng tâm của lĩnh vực gia đình do Bộ VHTTDL chỉ đạo triển khai thực hiện trong năm 2010 và các năm kế tiếp. Do vậy, nguồn kinh phí thực hiện đề án giai đoạn thí điểm (2009-2012) được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ VHTTDL (Phụ lục 1, 2).

Việc tuyên truyền, giáo dục, các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình cũng là một trong những hoạt động trọng tâm thuộc lĩnh vực gia đình của toàn ngành trong năm 2010 và các năm kế tiếp. Do vậy, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động theo định hướng do đề án nêu ra.

Trong phạm vi thực hiện đề án giai đoạn thí điểm (2009-2012), nguồn kinh phí do Bộ VHTTDL bố trí chỉ là kinh phí bảo đảm, hỗ trợ cho một số hoạt động, ở mức hạn chế, tối thiểu, do vậy, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo, bố trí kinh phí cho các hoạt động chưa có kinh phí bảo đảm của Bộ và bổ sung kinh phí cho các hoạt động khác nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của đề án được triển khai thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước, Bộ VHTTDL, các cơ quan liên quan và các địa phương chủ động tạo điều kiện nhằm huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đề án được thực hiện thật sự chất lượng, hiệu quả.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, các chuyên gia xây dựng tài liệu phục vụ việc triển khai thực hiện đề án; tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng đào tạo cán bộ chủ chốt chỉ đạo, quản lý đề án công tác tại cơ quan Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyến trung ương; hỗ trợ tài liệu, phương tiện phục vụ việc tuyên truyền giáo dục cho cơ sở và các gia đình; kiểm tra giám sát; đánh giá tình hình, kết quả hoạt động hàng năm, 3 năm thực hiện Đề án.

2. Vụ Kế hoạch, Tài chính cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

3. Cục Văn hóa cơ sở lồng ghép việc chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án vào các hoạt động có liên quan do Cục chỉ đạo, triển khai thực hiện.

4. Văn phòng phối hợp với Vụ Gia đình và các đơn vị liên quan tạo điều kiện về cơ chế, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật và chuyên môn để các đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án.

5. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm của lĩnh vực gia đình trong năm 2010 và các năm kế tiếp. Do vậy, Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của đề án, đặc biệt là đối với các hoạt động chưa được Bộ hỗ trợ kinh phí nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của Đề án được triển khai thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

  

Nơi nhận:

Như điều 3;

Bộ trưởng (để báo cáo);

Các Thứ trưởng;

Lưu: VT, Vụ GĐ, TTA (80).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

 

 

 

 

Nguyễn Danh Thái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1:  KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2010

(Kèm theo Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

TT

 

Nội dung hoạt động

Kinh phí

Tổng cộng

TW

thực hiện

Địa phương

thực hiện

1

Xây dựng tài liệu tuyên truyền

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

250

250

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

2

Xây dựng tài liệu tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

50

50

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

3

Tổ chức tập huấn đào tạo bồi dưỡng cán bộ

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

200

200

 

 

- Tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ cấp huyện

 

 

Tự bố trí

 

- Tỉnh tổ chức bồi dưỡng cán bộ cấp xã, thôn

 

 

Tự bố trí

4

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

500

500

 

 

- Địa phương thực hiện: hỗ trợ 10 triệu đồng/tỉnh

630

 

630

5

Tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt tổ nhóm

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện:

 

 

 

 

- Địa phương thực hiện: 100 ngàn/tháng/thôn, ấp (10 thôn, ấp)

756

 

756

6

Hỗ trợ tài liệu cho các địa phương trong tỉnh:

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện: 2 triệu/tỉnh/năm

126

126

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

7

Học tập, trao đổi kinh nghiệm

 

 

 

 

- Học tập, trao đổi kinh nghiệm do cấp tỉnh tổ chức

630

 

630

 

- Giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm do cấp xã tổ chức

126

 

126

8

Kiểm tra giám sát:

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

50

50

 

 

- Cấp tỉnh thực hiện: hỗ trợ 4 triệu đồng/tỉnh

252

 

252

 

- Cấp huyện thực hiện: hỗ trợ 2 triệu đồng/tỉnh

126

 

126

9

Sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình kết quả thực hiện đề án

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

150

150

 

 

- Cấp tỉnh thực hiện: hỗ trợ 5 triệu đồng/tỉnh

315

 

315

 

Tổng cộng

4161

1326

2835

100%

31,87%

68,13%

 

                                 

 

 

 

 

                   

PHỤ LỤC 2:  KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2011, 2012

(Kèm theo Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

TT

 

Nội dung hoạt động

Kinh phí năm 2011

Kinh phí năm 2011

 

Tổng cộng

TW

thực hiện

Địa phương

thực hiện

 

Tổng cộng

TW

thực hiện

Địa phương

thực hiện

I

Hoạt động duy trì địa bàn cũ

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ sinh hoạt tổ nhóm

756

 

756

1512

 

1512

II

Địa bàn mở rộng

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng tài liệu tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

250

250

 

250

250

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

 

 

Tự bố trí

2

Xây dựng tài liệu tập huấn, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

50

50

 

50

50

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

 

 

Tự bố trí

3

Tổ chức tập huấn đào tạo bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

200

200

 

200

200

 

 

- Tỉnh tổ chức tập huấn cấp huyện

 

 

Tự bố trí

 

 

Tự bố trí

 

- Tỉnh tổ chức tập huấn cấp xã, thôn

 

 

Tự bố trí

 

 

Tự bố trí

4

Tuyên truyền trên các báo, đài

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

500

500

 

500

500

 

 

- Địa phương (10 triệu đồng/tỉnh)

630

 

630

630

 

630

5

Tuyên truyền qua sinh hoạt tổ nhóm

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện:

 

 

 

 

 

 

 

- Địa phương: 100 ngàn/tháng/thôn, ấp

756

 

756

756

 

756

6

Hỗ trợ tài liệu cho các địa phương

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện: 2 triệu/tỉnh/năm

126

126

 

126

126

 

 

- Địa phương thực hiện

 

 

Tự bố trí

 

 

Tự bố trí

7

Học tập, trao đổi kinh nghiệm

 

 

 

 

 

 

 

- Do cấp tỉnh tổ chức

630

 

630

630

 

630

 

- Trao đổi kinh nghiệm do cấpxã tổ chức

126

 

126

126

 

126

8

Kiểm tra giám sát:

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

50

50

 

50

50

 

 

- Cấp tỉnh thực hiện (4 triệu đồng/tỉnh)

252

 

252

252

 

252

 

- Cấp huyện thực hiện (2triệu đồng/tỉnh)

126

 

126

126

 

126

9

Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả đề án

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương thực hiện

150

150

 

150

150

 

 

- Cấp tỉnh thực hiện (5 triệu đồng/tỉnh)

315

 

315

315

 

315

 

Tổng cộng

4917

1326

3591

5673

1326

4347

100%

26,97%

73,03%

100%

23,37%

76,63%

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 950/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc Thành lập Hội đồng Khoa học kỹ thuật chuyên ngành để nghiệm thu 04 tập thiết kế điển hình: "Khối phục vụ học tập và phòng học bộ môn (trường trung học phổ thông; trường trung học cơ sở; trường tiểu học và trường mầm non) và Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật (trường mầm non)"

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Khoa học-Công nghệ, Xây dựng

Thông tư 25/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung Danh sách đơn vị chủ quản và đơn vị liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh, Quy định tại Quyết định số 57/2008/QĐ-BGDĐT ngày 14/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh của các cơ sở giáo dục đại học

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, An ninh trật tự, An ninh quốc gia

văn bản mới nhất