Quyết định 33/1999/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam

thuộc tính Quyết định 33/1999/QĐ-BGD&ĐT

Quyết định 33/1999/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành "Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam"
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/1999/QĐ-BGD&ĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành:25/08/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 33/1999/QĐ-BGD&ĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 33/1999/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ
CÔNG TÁC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẠI VIỆT NAM"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

- Căn cứ Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 2 tháng 12 năm 1998;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30-3-1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị,

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 1815/QĐ ngày 05-11-1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Tiếp nhận và quản lý lưu học sinh Lào và Campuchia đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam. Những quy định trước đây của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với người nước ngoài học tại Việt Nam trái với các điều khoản của bản "Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam" đều bãi bỏ.

 

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục có người nước ngoài học chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


QUY CHẾ

CÔNG TÁC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẠI VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8/1999
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam quy định việc tiếp nhận và quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hoặc cho phép tiếp nhận. Việc tiếp nhận, quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thanh tra Nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia được thực hiện theo quy định riêngvà không thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

 

Điều 2. Người nước ngoài học tại Việt Nam

1. Người nước ngoài học tại Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là những công dân nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và thực tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh trung học chuyên nghiệp, sinh viên cao đẳng, sinh viên đại học, học viên sau đại học, học viên bồi dưỡng nâng cao trình độ, thực tập sinh, gọi chung là lưu học sinh (LHS).

2. Lưu học sinh gồm hai nhóm:

a. Lưu học sinh được tiếp nhận theo các Hiệp định, thoả thuận giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế, được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng, gọi chung là lưu học sinh theo Hiệp định.

b. Lưu học sinh được tiếp nhận theo Hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gọi chung là lưu học sinh tự túc.

 

Điều 3. Ngôn ngữ dùng trong giáo dục

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức mà lưu học sinh phải dùng trong các cơ sở giáo dục ở Việt Nam. Lưu học sinh khi vào học chính khoá phải đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) theo quy định đối với từng bậc học, trình độ đào tạo. Người nước ngoài đến Việt Nam nghiên cứu, thực tập ngắn hạn (dưới một năm) có thể dùng ngôn ngữ thông dụng (không bắt buộc phải dùng tiếng Việt) nếu cơ sở tiếp nhận cho phép.

 

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC TIẾP NHẬN LƯU HỌC SINH

 

Điều 4. Điều kiện văn bằng

1. Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.

Lưu học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục trung học chuyên nghiệp (THCN ), cao đẳng, đại học và sau đại học phải có văn bằng tốt nghiệp ít nhất tương đương văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng bậc học, cấp học. Học viện sau đại học phải có thời gian công tác thực tế trong ngành dự học ít nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp đại học, trừ những người tốt nghiệp loại khá, giỏi được phía gửi đào tạo đề nghị chuyển tiếp sau đại học.

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ

Lưu học sinh học các khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn đã được thoả thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo, hoặc Hợp đồng đào tạo đã ký kết.

3. Thực tập sinh

Lưu học sinh thực tập theo chuyên ngành, tuỳ theo cấp, bậc thực tập phải có văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ tương ứng với chuyên ngành và cấp bậc thực tập quy định tại cơ sở tiếp nhận thực tập sinh. Riêng thực tập sinh nâng cao trình độ tiếng Việt chỉ cần đã hoặc đang học chuyên ngành tiếng Việt.

4. Ngành năng khiếu

Lưu học sinh học các ngành năng khiếu (văn học, nghệ thuật, mĩ thuật, kiến trúc, thể dục thể thao) ngoài những điều kiện văn bằng quy định tại Điều 4 của Quy chế này, còn phải đạt các yêu cầu khi kiểm tra về năng khiếu đối với từng bậc học, ngành học quy định tại các cơ sở giáo dục ngành năng khiếu của Việt Nam.

 

Điều 5. Điều kiện sức khoẻ và tuổi

1. Điều kiện sức khoẻ

Lưu học sinh phải có đủ sức khoẻ như quy định đối với công dân Việt Nam. Sau khi đến Việt Nam lưu học sinh phải kiểm tra lại sức khoẻ, trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước; mắc các bệnh thông thường sẽ được điều trị trong vòng ba tháng, nếu không đủ sức khoẻ cũng được trả về nước.

2. Điều kiện tuổi

- Học sinh, sinh viên không quá 30 tuổi tính đến ngày nhập học;

- Học viên sau đại học không quá 40 tuổi tính đến ngày nhập học;

- Không hạn chế tuổi đối với thực tập sinh, học viên bồi dưỡng nâng cao trình độ và lưu học sinh tự túc.

 

Điều 6. Hồ sơ của lưu học sinh

Lưu học sinh phải có đầy đủ hồ sơ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, gồm:

- 1 bản tóm tắt lý lịch,

- 1 bản sao các văn bằng cần thiết theo Điều 4 của Quy chế này (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo),

- 1 bản sao học bạ,

- 1 giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng),

- 1 bản đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứư sinh và thực tập sinh),

- 1 giấy chứng nhận nghiệp vụ chuyên môn, năng khiếu, đẳng cấp thể thao hoặc tác phẩm (đối với người học ngành năng khiếu),

- 4 ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

 

Điều 7. Thủ tục tiếp nhận

1. Trước ngày 01 tháng 04, phía gửi đào tạo chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam bản kế hoạch về số lượng lưu học sinh gửi đào tạo các bậc học và ngành nghề kèm theo.

2. Trước ngày 15 tháng 6, phía gửi đào tạo chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam danh sách và ngành học của từng lưu học sinh kèm theo hồ sơ như quy định tại Điều 6 của Quy chế này.

3. Trước ngày 01 tháng 8, Bộ giáo dục và Đào tạo trả lời kết quả tiếp nhận lưu học sinh cho phía gửi đào tạo.

4. Trước ngày 01 tháng 9, học sinh, sinh viên được tiếp nhận phải có mặt tại Việt Nam. Học viên sau đại học, học viên bồi dưỡng nâng cao trình độ và thực tập sinh sẽ có mặt theo lịch thông báo riêng sau khi các cơ sở giáo dục của Việt Nam bố trí được lớp học, giảng viên hướng dẫn.

5. Thủ tục tiếp nhận lưu học sinh tự túc thực hiện theo thoả thuận tại Hợp đồng đào tạo đã ký kết.

 

Điều 8. Chế độ tài chính

Tiêu chuẩn, chế độ đảm bảo sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh (kể cả các chế độ bảo hiểm), tiền vé máy bay lượt đến Việt Nam và lượt về nước (kể cả các trường hợp về nước trước thời hạn với mọi lý do) và các khoản tài chính khác liên quan đến lưu học sinh được giải quyết theo Hiệp định, thoả thuận hoặc Hợp đồng đào tạo đã ký kết.

 

CHƯƠNG III
HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI LƯU HỌC SINH

 

Điều 9. Học dự bị, vào học thẳng

1. Học dự bị

Lưu học sinh nếu chưa biết tiếng Việt sẽ phải học qua chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị, khi học hết chương trình phải được kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi vào học chính khoá. Thời gian học dự bị được quy định căn cứ theo yêu cầu trình độ tiếng Việt của từng bậc học và đối tượng lưu học sinh, nhưng không quá 01 năm học.

- Lưu học sinh kiểm tra trình độ tiếng Việt đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ và được làm thủ tục nhập học theo ngành học tại cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sắp xếp.

- Lưu học sinh theo Hiệp định kiểm tra trình độ tiếng Việt không đạt yêu cầu thì phải về nước hoặc học lại chương trình đào tạo tiếng Việt dự bị theo chế độ tự túc trong thời gian tối đa là một năm học. Trường hợp muốn chuyển cấp học thấp hơn, phải được phía gửi đào tạo đề nghị bằng văn bản với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam xem xét giải quyết .

2. Vào học thẳng

Lưu học sinh có đủ trình độ tiếng Việt hoặc chứng chỉ đã thực tập tiếng Việt tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên và có đủ điều kiện về văn bằng, sức khoẻ và tuổi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quy chế này sẽ được vào học thẳng chính khoá.

 

Điều 10. Thời hạn đào tạo

1. Trung học chuyên nghiệp. cao đẳng, đại học, sau đại học

Thời hạn đào tạo đối với lưu học sinh ở tất cả các bậc học từ trung học chuyên nghiệp đến tiến sỹ được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam.

2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ

Lưu học sinh học các khoá bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp phải thực hiện đúng các yêu cầu về thời hạn, chương trình, nội dung khoá học đã được thoả thuận giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo, sau khi hoàn thành chương trình khoá học sẽ được cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ theo thẩm quyền.

3. Thực tập sinh

Lưu học sinh đến Việt Nam thực tập theo chuyên ngành hoặc thực tập tiếng Việt phải hoàn thành nội dung, chương trình theo đề cương thực tập đúng thời hạn đã được phía Việt Nam chấp nhận, phải báo cáo định kỳ trước Bộ môn hoặc Khoa về kết quả thực tập hoặc phải thi các môn theo chương trình kế hoạch thực tập đã quy định. Sau khi hoàn thành chương trình thực tập sẽ được cơ sở tiếp nhận thực tập cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận.

 

Điều 11. Ngoại ngữ đối với lưu học sinh

- Trong thời gian thực tập, nghiên cứu tại Việt Nam, lưu học sinh phải học hết chương trình tiếng Việt theo quy định chung,

- Học sinh, sinh viên học các ngành Ngoại thương, Ngoại giao, Ngoại ngữ, Du lịch có yêu cầu sử dụng nhiều thứ tiếng và học viên sau đại học, ngoài tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ, phải học một thứ tiếng nước ngoài khác mà cơ sở giáo dục yêu cầu,

- Lưu học sinh có nguyện vọng học thêm tiếng nước ngoài khác bằng kinh phí của mình đều được giúp đỡ tạo điều kiện.

 

Điều 12. Thi, bảo vệ đồ án, khoá luận, luận văn, luận án tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ

Việc học tập, nghiên cứu, kiểm tra, thi, xét lên lớp, thi cuối khoá, bảo vệ đồ án, khoá luận, luận văn, luận án, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ đối với lưu học sinh từ bậc trung học chuyên nghiệp đến tiến sỹ được thực hiện như đối với công dân Việt Nam theo Quy chế đào tạo từng bậc học do Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam ban hành. Ngoài bản gốc văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ bằng tiếng Việt, lưu học sinh được cấp bản tương đương bằng tiếng Anh kèm theo.

 

Điều 13. Chế độ học lưu ban.

1. Trong toàn khoá học, học viên đào tạo thạc sỹ, sinh viên, học sinh, theo Hiệp định được quyền học lưu ban một năm, được bảo vệ lại luận văn, đồ án, khoá luận tốt nghiệp hoặc thi cuối khoá lại một lần. Trong thời gian này lưu học sinh được hưởng các chế độ đang hưởng. Sau năm học lưu ban, nếu vẫn không đủ điều kiện lên lớp, sau khi bảo vệ lại luận văn, đồ án, khoá luận hoặc thi lại cuối khoá, nếu vẫn không đạt thì lưu học sinh phải về nước hoặc học tiếp theo chế độ tự túc.

2. Lưu học sinh theo Hiệp định là nghiên cứu sinh không được tự ý kéo dài thời hạn nghiên cứu, nếu kéo dài thời hạn phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam quyết định trên cơ sở văn bản đề nghị của cơ quan đại diện có thẩm quyền phía gửi đào tạo, giảng viên hướng dẫn và Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục Việt Nam. Thời hạn kéo dài tối đa không quá một năm, nếu vẫn chưa hoàn thành chương trình đào tạo thì lưu học sinh phải về nước hoặc nghiên cứu tiếp theo chế độ tự túc.

 

Điều 14. Chế độ nghỉ học đối với lưu học sinh

Lưu học sinh theo hiệp định không được tự ý nghỉ học, nghỉ thực tập, phải thực hiện đúng Quy chế đào tạo từng bậc học do Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành và nội quy về học tập, thực tập tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Lưu học sinh nghỉ học quá số giờ quy định (có lý do và không có lý do) được giải quyết như đối với công dân Việt Nam theo Quy chế và Nội quy nói trên.

 

Điều 15. Chuyển ngành học và chuyển trường

Lưu học sinh không được tự ý chuyển ngành học, đề tài nghiên cứu, đề cương thực tập hoặc chuyển trường. Nếu có nhu cầu nói trên, lưu học sinh phải có đơn yêu cầu, phải được phía gửi đào tạo đồng ý và đề nghị bằng văn bản với Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam xem xét giải quyết ngay trong năm học thứ nhất. Cơ sở giáo dục chỉ được phép giải quyết để lưu học sinh chuyển ngành học, đề tài nghiên cứu, đề cương thực tập hoặc chuyển trường sau khi có văn bản đồng ý của Bộ Giáo dục và đào tạo.

 

Điều 16. Lưu học sinh tự túc

1. Việt Nam sẵn sàng nhận và đào tạo thuận lợi để người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và thực tập theo chế độ tự túc kinh phí (phải tự trang trải chi phí đào tạo và sinh hoạt trong thời gian học tại Việt Nam). Người học được tự lựa chọn về ngành học, nơi học, giảng viên hướng dẫn, trên cơ sở thoả thuận trực tiếp và ký kết hợp đồng với cơ sở giáo dục của Việt Nam. Các vấn đề liên quan đến lưu học sinh tự túc được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đào tạo và các điều khoản của Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam.

2. Sau khi lưu học sinh theo Hiệp định nhận được thông báo của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam chuyển sang chế độ tự túc, lưu học sinh phải trực tiếp ký Hợp đồng đào tạo với cơ sở giáo dục của Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều này, riêng vé máy bay lượt về nước vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.

 

CHƯƠNG IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC, QUẢN LÝ,
PHỤC VỤ LƯU HỌC SINH

 

Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục có tiếp nhận đào tạo lưu học sinh dự bị.

Các cơ sở giáo dục có tiếp nhận đào tạo lưu học sinh dự bị chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch, giáo trình giảng dạy, học tập dự bị theo các nhóm ngành đào tạo, bậc học và đối tượng lưu học sinh; phối hợp với cơ sở giáo dục chính khoá tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt khi kết thúc chương trình đào tạo dự bị, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt sau khi kiểm tra, báo cáo tình hình và kết quả học tập của lưu học sinh với Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi hoàn thành chương trình khoá đào tạo dự bị.

 

Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục có tiếp nhận đào tạo lưu học sinh theo Hiệp định

1. Chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch và chất lượng chuyên môn trong đào tạo lưu học sinh: bố trí nơi ở, lớp học, giảng viên hướng dẫn; theo dõi, quản lý việc học tập, nghiên cứu; cấp phát văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ theo thẩm quyền; báo cáo tình hình học tập và kết quả học tập của lưu học sinh sau mỗi học kỳ, năm học và toàn khoá học với Bộ Giáo dục và Đào tạo;

2. Phối hợp với cơ sở giáo dục có đào tạo lưu học sinh dự bị tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi tiếp nhận lưu học sinh vào học chính khoá;

3. Phối hợp với cơ quan có trách nhiệm để giải quyết các việc liên quan đến lưu học sinh trong toàn khoá học.

 

Điều 19: Trách nhiệm của cơ sở giáo dục có tiếp nhận đào tạo lưu học sinh tự túc

1. Chỉ nhận đào tạo lưu học sinh tự túc với những ngành mà cơ sở giáo dục được phép đào tạo;

2. Soạn thảo hợp đồng đào tạo, báo cáo Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước khi ký kết với các đối tác nước ngoài;

3. Lập hồ sơ, danh sách lưu học sinh tự túc theo các Hợp đồng đào tạo đã ký kết để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm thủ tục cần thiết với các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến việc tiếp nhận lưu học sinh tự túc;

4. Thực hiện trách nhiệm giáo dục, đào tạo theo các điều khoản đã ký kết trong Hợp đồng đào tạo;

5. Thực hiện việc quản lý thu, chi học phí của lưu học sinh theo chế độ tài chính hiện hành;

6. Gửi lưu học sinh tự túc (nếu cần) đến cơ sở giáo dục có đào tạo tiếng Việt dự bị cho lưu học sinh theo thoả thuận và hợp đồng trực tiếp với cơ sở nhận đào tạo.

 

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở quản lý, phục vụ lưu học sinh

Trung tâm phục vụ học sinh nước ngoài và cơ sở giáo dục có lưu học sinh lưu trú trong ký túc xá có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận, quản lý và chịu trách nhiệm về mặt đời sống vật chất, sinh hoạt của lưu học sinh thuộc phạm vi quản lý;

2. Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời các việc liên quan đến lưu học sinh thuộc phạm vi quản lý;

3. Thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước Việt Nam đối với lưu học sinh và chế độ báo cáo định kỳ về tình hình lưu học sinh với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

CHƯƠNG V
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA LƯU HỌC SINH

 

Điều 21. Bình đẳng trong lưu học sinh

Tất cả lưu học sinh đến Việt Nam học tập, nghiên cứu và thực tập đều bình đẳng về nhiệm vụ và quyền trong học tập, nghiên cứu, thực tập và sinh hoạt.

 

Điều 22. Nhiệm vụ của lưu học sinh

Lưu học sinh có những nhiệm vụ sau đây:

1. Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôn trọng phong tục, tập quán Việt Nam;

2. Thực hiện điều lệ nhà trường, Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam, Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, Nội quy về học tập và sinh hoạt;

3. Thực hiện nhiệm vụ học tập, nghiên cứu theo chương trình, kế hoạch đào tạo quy định tại cơ sở giáo dục;

4. Quan hệ hữu nghị với người Việt Nam, với lưu học sinh các nước khác;

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh;

6. Trong thời gian học tập, nghiên cứu, thực tập ở Việt Nam lưu học sinh theo Hiệp định muốn đến nước thứ ba phải có đơn xin phép, được cơ sở giáo dục đồng ý và giới thiệu để làm thủ tục xuất nhập cảnh sau khi được cơ quan có thẩm quyền của phía gửi đào tạo cho phép bằng văn bản.

 

Điều 23. Quyền của lưu học sinh

Lưu học sinh có những quyền sau đây:

1. Được cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh tôn trọng và đối xử bình đẳng như đối với công dân Việt Nam, được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục;

2. Lưu học sinh theo Hiệp định được cấp học bổng bằng tiền Việt Nam, học bổng được cấp hàng tháng tính từ ngày đến Việt Nam, kể cả thời gian nghỉ hè và một tháng sau tốt nghiệp (tính từ ngày bảo vệ đồ án, khoá luận, luận văn, luận án hoặc thi cuối khoá). Được bố trí chỗ ở trong ký túc xá theo thoả thuận đã ký kết giữa Việt Nam với phía gửi đào tạo;

3. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục, quản lý phục vụ lưu học sinh;

4. Được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh tổ chức;

5. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức như đối với sinh viên Việt Nam.

6. Được khen thưởng nếu có kết quả xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học, được phụ cấp ngành nghề theo quy định hiện hành của Việt Nam ;

7. Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam;

8. Được nghỉ học có thời hạn tối đa một năm học (không nhận học bổng) để giải quyết việc riêng nếu có lý do chính đáng và được phía gửi đào tạo cho phép, được cơ sở giáo dục đồng ý và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chấp nhận;

9, Tập thể lưu học sinh trong cùng một nước, cùng học trong một trường hoặc cùng sinh hoạt trong ký túc xá được cử đại diện để quản lý mọi mặt đối với lưu học sinh của nước mình, làm đầu mối liên hệ với cơ sở giáo dục hoặc quản lý, phục vụ lưu học sinh để giải quyết những việc có liên quan.

 

CHƯƠNG VI
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

 

Điều 24. Khen thưởng và kỷ luật đối với lưu học sinh

1. Khen thưởng

Lưu học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, nghiêng cứu và hoạt động hữu nghị sẽ được khen thưởng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

2. Kỷ luật

Lưu học sinh vi phạm pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ nhà trường, Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam, Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, các Quy chế đào tạo từng bậc học, Nội quy về học tập và sinh hoạt, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo các hình thức:

a. Khiển trách;

b. Cảnh cáo;

Hai hình thức a và b nêu trên do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh quyết định;

c. Đình chỉ học tập, nghiên cứu, thực tập trả về nước;

d. Đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Hai hình thức c và d nêu trên do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh đề nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định.

 

Điều 25. Khen thưởng và kỷ luật đối với cơ sở giáo dục, quản lý, phục vụ lưu học sinh

Tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong đào tạo, quản lý và phục vụ lưu học sinh, hoặc vi phạm các điều khoản của Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam được giải quyết theo quy định chung về khen thưởng và kỷ luật hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------

No.33/1999/QD-BGD&DT

Hanoi, August 25, 1999

 

 

DECISION

ON THE ISSUING OF THE "REGULATION ON ADMINISTRATION OF OVERSEAS STUDENTS IN VIETNAM"

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

In consonance with Education Law No.11/1998/QH10 of December 2, 1998;

In consonance with Government Decree No.15/CP of March 2, 1993, on tasks, rights and responsibilities of ministries and ministerial-level bodies in State control;

In consonance with Government Decree No.29/CP of March 30, 1994, on tasks, rights and organisation of the Ministry of Education and Training; and

In consonance with the proposal of the head of the Politics Department,

DECIDES

Article 1. To attach to this Decision the "Regulation Administration of Overseas Students in Vietnam".

Article 2. The Decision is effective 15 days after the date of signing; and it replaces Decision No.1815/QD of November 5, 1990, of the Minister of Education and Training regarding the issuing of the Regulation on Receiving and Controlling Lao and Cambodian Students in Vietnam. The previous regulations on overseas students in Vietnam of the former Ministry of Universities, Professional High Schools; the former Ministry of Universities, Professional High Schools and Vocational Training; and Ministry of Education and Training, which are contrary to the provisions of the "Regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam" are null.

Article 3. Chiefs of offices, heads of related unit, under Ministry of Education and Training, directors of universities and directors of departments of education and training of localities where overseas students study assume the responsibility to implement this Decision.

 

 

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

 

REGULATION

ON ADMINISTRATION OF OVERSEAS STUDENTS IN VIETNAM
(Attached to Decision No.33/1999/QD-BGD&DT of August 25, 1999, of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of adjustment

The Regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam rules that the receipt and management of training of overseas students in Vietnam who are either directly received by the Ministry of Education and Training or are allowed to study by the ministry. The receipt and management of training of overseas students at educational resources under the ministries of Defense and Police, the State Inspectorate, the Office of Public Prosecutor, the Governmental Cipher Department, the National Politics Institute and the National Administrative Institute are allowed to observe their own regulations and are not subject to the adjustment of this Regulation.

Article 2. Overseas students studying in Vietnam

1. Overseas students who are studying in Vietnam and are subject to the adjustment of this Regulation are foreign citizens entering Vietnam for study, research and practices at educational resources under Vietnam's national educational system. They include professional secondary school students, college students, university students, postgraduates, learners who come to improve professional knowledge, and finally, trainees. They are generally called overseas students.

2. Overseas students are divided into two groups:

a/ Overseas students received in consonance with the agreements between the Socialist Republic of Vietnam and countries and international organisations. They are granted scholarship of the Vietnamese Government and are generally called overseas students under agreement.

b/ Overseas students received in consonance with the educational contract between Vietnamese educational resources and foreign organisations and individuals, or Overseas Vietnamese. They are generally called self-supporting overseas students.

Article 3. Language common in education

Vietnamese is the official language that overseas students must use when studying at educational resources in Vietnam. Overseas students, before entering the main training course, must have the required command of Vietnamese language skills (listening, speaking, reading and writing) according to the detailed regulations applied for each level of education and training. Foreigners coming to Vietnam for short term (less than one year) research and practice will be able to use a common language (using Vietnamese is not required) if the receiving resource allows this.

Chapter II

REQUIREMENTS AND PROCEDURES FOR RECEIVING OVERSEAS STUDENTS

Article 4. Requirement of diplomas

1. Professional secondary school, college, university and post graduation training

Overseas students, before their study at professional secondary school educational resources, colleges, universities and post-graduation resources, must show their graduation certificates which are, at least, similar to those of Vietnam decreed in the Vietnam Education Law and applicable for each level of training. Those overseas students applying for post-graduation in Vietnam must work in the field they are applying for post-graduation for at least three years after their university graduation. This excludes honoured and highly honoured university graduates for whom the sending resource proposes their post graduation right after they graduate from universities.

2. Improving professional qualifications

Overseas students, before attending refresher courses for improving professionalism, must meet all requirements and criteria in consonance with the agreement between Vietnam and the sending resource or with the signed training agreement.

3. Trainees

Overseas trainees must have diplomas or certificates which are correlative to the majors and the levels of training regulated by the trainee receiving resource. In particular, those trainees who drill their Vietnamese language skills must only have been studying Vietnamese.

4. Gifted students

Overseas students who follow aptitude majors (cultures, arts, architecture, physical cultures and sports), apart from requirements of diplomas clarified in Article 4 of this regulation, must pass the examinations of their aptitudes for the field they are applying according to the regulations of Vietnamese gifted student educational resources.

Article 5. Health and age requirements

1. Health requirements

Overseas students must meet the health standards as applied to Vietnamese citizens. After entering Vietnam, overseas students must undergo health examinations. In case of infecting social and dangerous contagious diseases, the overseas student will soon be sent back to his/her home country in accordance with the regulations of Vietnam's Ministry of Health. In cases where the overseas student has common diseases, he/she will receive a three-month treatment. After that, if the treatment is proven ineffective, he/she will be sent back to his/her home country.

2. Age requirements

- Pupils and students, by the date of beginning the study, must not be over 30 years old;

- Post graduate learners, by the date of entering the course, must not be over 40 years old; and

- Age requirements are not applicable for trainees, learners who improve their professionalism, and sell-supporting overseas students.

Article 6. Application procedures of overseas students

Overseas students must have all necessary application procedures in both Vietnamese and English. These include:

- A summarised curriculum vitae;

- A copy of necessary diplomas as decreed in Article 4 of this Regulation (notarised or certified by a relevant body of the sending country);

- A duplicate of school report;

- A certificate of health (granted by a relevant body of the sending country no more than six months before the overseas student enters Vietnam);

- A draft study (applicable for post-graduation applicants and trainees);

- A certificate of professional qualifications, aptitudes, sports titles or works (applicable for gifted students); and

- Four 4 x 6cm photos (should no more than six months before the date of sending application procedures).

Article 7. Reception procedures

1. Before April 1, the sending side must transfer Vietnam's Ministry of Education and Training the plan of numbers of overseas students to be sent for training with such majors as noted in the attached list.

2. Before June 15, the sending side must transfer to Vietnam's Ministry of Education and Training the list of overseas students and their majors attached to the application procedures in accordance with Article 6 of this Regulation.

3. Before August 1, the Ministry of Education and Training replies to the sending side about its result of receipt of overseas students.

4. Before September 1, approved pupils and students must present in Vietnam. Post graduate learners, learners who improve professionalism, and trainees will present according to the schedules of Vietnamese educational resources after they already arrange classes and lecturers.

5. The procedures for receiving sell-supporting overseas students are fulfilled in accordance with the agreement in the signed training contract.

Article 8. Financial regime

Standards and regimes that ensure daily living, studying, examination and treatment of diseases (including the regimes on health insurance), two-way air fares (including the cases where overseas students must return home before the expiration date for any reason) and other expenses relating to overseas students are solved in accordance with the agreement or the signed training contract.

Chapter III

STUDY AND RESEARCH OF OVERSEAS STUDENTS

Article 9. Preparatory study and direct study

1. Preparatory study

- Overseas students who do not know Vietnamese will be required to attend a preparatory Vietnamese language learning programme; and after finishing the programme and before entering the main course, must undergo examinations of their Vietnamese language skills. The term for the preparatory study is identified according to the specific requirements of each level of training and of the overseas students. However, this term must not exceed one academic year.

- Overseas students who pass the examination of Vietnamese language skills will be certified and will fulfil procedures for entering the course at an educational resource arranged by Vietnam's Ministry of Education and Training.

- Under-agreement overseas students who do not pass the examination of Vietnamese language skills will either be forced to return home or finance by themselves the repeating of the preparatory Vietnamese language learning programme within a maximum of one academic year. In cases where the student wishes to study at a lower grade, the sending side must send proposal, in writing, to Vietnam's Ministry of Education and Training for consideration and resolution.

2. Direct study

Overseas students will be allowed to directly enter the main course once they have good command of Vietnamese language or have the certificate which testifies their practice of Vietnamese language in Vietnam for six months or more while satisfying all requirements of diplomas, health and age identified in Articles 4 and 5 of this Regulation.

Article 10. Training term

1. Professional secondary school, college, university and post graduation training

Terms of training applied to overseas students at all grades, ranging from professional secondary school to doctors degree training, will be the same as those applicable for Vietnamese citizens in accordance with the regulations of the Vietnam Education

Law.

2. Improving professional qualifications

Overseas students attending refresher courses for improving professional qualifications must observe the requirements of the training term and course programme in accordance with the agreement between Vietnam and the sending side. After the course is complete, the educational resource, within its competence, will grant certificates.

3. Trainees

Overseas students entering Vietnam for practicing their majors or practicing Vietnamese must finish the outlined programme over the term accepted by the Vietnamese side, and must regularly report to the faculty about the practice result, or must take the examinations as scheduled in the practice programme. After completion of the practice programme, the host resource will grant certificates or testily their complete practice.

Article 11. Foreign language for overseas students

- During their study and research in Vietnam, overseas students must finish the Vietnamese language programme in accordance with the general regulations;

- Apart from Vietnamese and their mother-tongue language, overseas students must learn one more foreign language determined by the educational resource. This is applicable for post graduate students and those students who study such majors such as external trade, foreign affairs, foreign languages and tourism which demand the concurrent use of many languages.

- Overseas students who desire to learn other foreign languages using their own budgets will receive all necessary assistance.

Article 12. Taking examinations, defending designs, theses, essays and graduation theses, and granting certificates

Study; research; examinations; approval of students who will continue the next courses final examinations; defence of designs, essays and theses; certifying graduation; and granting graduation certificates or certificates to overseas students at all grades, ranging from professional secondary school to doctors degree training is applicable as for Vietnamese citizens in accordance with the Regulation on Training at Different Grades issued by Vietnam's Ministry of Education and Training. Apart from the original graduation certificate or certificate written in the Vietnamese language, overseas students are conferred an attached similar certificate written in English language.

Article 13. Repeating of a course

1. During the entire course, under-agreement to-be-masters students and other types of students and learners have the right to repeat the course over a year and the right to repeat their defence of theses, designs, graduation theses or final examination, but only once. During this time, overseas students can continue the regimes they are enjoying. If after a year of repeating the course the student still fails to enter the next course, or it he/she is unable to defend the thesis, design, essay, or it he/she does not pass the final re-examination, he/she must come back to the home country or follow the next sell-supporting course.

2. Under-agreement overseas students who are postgraduates must not self-willingly extend the research term. The extension of the term must be decided by Vietnam's Ministry of Education and Training on the basis of the proposals in writing from a competent representative body of the sending side, from the lecturer and the director of the Vietnamese educational resource. The term can be extended over a maximum of one year. If the training programme is unfinished, the overseas student must either return to his country or continue the next self-supporting course.

Article 14. Overseas students leaving courses

Under-agreement overseas students must not self-willingly leave courses and practice programmes. They must observe the Regulation on Training at Different Grades issued by the Ministry of Education and Training and the Rule on Study and Practice at Vietnamese Educational Resources. Overseas students who exceed the total of hours of permissible absence (with or without reason) are treated as Vietnamese citizens in accordance with the above-mentioned regulation and rule.

Article 15. Changing subjects and universities

Overseas students must not sell-willingly change the major they have been studying or the study they have been researching or change the university. If desired, overseas students must address their request letter and must be approved by the sending side which will propose, in writing, that Vietnam's Ministry of Education and Training consider and solve right in the first academic year. Only alter the approval, in writing, from Ministry of Education and Training, the educational resource is allowed to solve overseas students’ change of the majors, studies and practice draft, or change of universities.

Article 16. Self-supporting overseas students

1. Vietnam welcomes and gives favourable conditions for the sell-supporting study, research and practice in foreigners although they have to cover all living costs and training fees during their stay in Vietnam. Learners are free to choose their favourite majors, place of study and guiding lecturer on the basis of the direct agreement and the Training Contract signed with Vietnamese educational resources. All self-supporting overseas students related issues are solved on the basis of the Training Contract and the provisions of the Regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam.

2. After receiving the notice of Vietnam's Ministry of Education and Training regarding the shifting to the self-supporting study, under-agreement overseas students must directly sign a Training Contract with the Vietnamese educational resource in accordance with the regulations in Point 1 of this Article. In particular, for the return air ticket, stipulations in Article 8 of this Regulation are applicable.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF RESOURCES THAT TRAIN, AUTHORISE AND SERVE OVERSEAS STUDENTS

Article 17. Responsibilities of educational resources that receive and train preparatory overseas students

Educational resources receiving and training preparatory overseas students assume the responsibility for the training programmes and preparatory text books in the categories of groups in training majors, levels of training and objects of training (overseas students). These resources must also join with main course training resources in examining Vietnamese language skills after the preparatory training course ends; grant certificates or certify that overseas students have required command of Vietnamese language skills after examination; and report on the study and study result of overseas students to the Ministry of Education and Training after completing the preparatory training course.

Article 18. Responsibilities of educational resources receiving under-agreement overseas students

1. Take the responsibility for the training programme and plans and professional quality of training overseas students. This relates to arranging accommodation, classrooms and guiding lecturers; overseeing and controlling their study and research: granting graduation certificates or other types of certification according to their competence; and after every semester and every academic year and after the course, reporting to the Ministry in Education and Training about the study and study result of overseas students;

2. Link with the educational resource which trains preparatory overseas students in examining their Vietnamese language skills before receiving them for the main course:

3. Link with responsible bodies in solving all issues in relation to overseas students during the course.

Article 19. Responsibilities of educational resources which receive and train self-supporting overseas students

1. Only receive and train self-supporting oversea students, with such majors that the educational source is authorised to train;

2. Compile the Training Contract, and before the signing with foreign partners, report to the Ministry of Education and Training for approval;

3. Formulate documents and list of self-supporting overseas students in consonance with the signed Training Contract for report to the Ministry of Education and Training, and work with related responsible bodies to fulfil necessary procedure, for the receipt of self-supporting overseas students;

4. Fulfil the responsibilities for education and training in consonance with the provisions in the signed Training Contract

5. Control the revenues from and expenses of study fees of overseas students in accordance with the existing financial regulations; and

6. Send self-supporting overseas students (if necessary) to the educational resource which provides preparatory Vietnamese language courses for overseas students in accordance with the agreement and the direct contract with the training resource.

Article 20. Responsibilities of resources controlling and serving overseas students

The Overseas Students Serving Centre and educational resources that host overseas students in their hostels must take the responsibility:

1. To receive, control and be responsible for material lives of overseas students who are within their scope of authority;

2. To co-ordinate with responsible bodies to promptly solve all issues related to overseas students who are within the scope of their authority; and

3. To observe the policies and regimes of the Vietnamese State towards overseas students and the regime on regular report to the Ministry of Education and Training on the status of overseas students.

Chapter V

OBLIGATIONS AND RIGHTS OF OVERSEAS STUDENTS

Article 21. Equality among overseas students

All overseas students who enter Vietnam for study, research and practice have equal obligations and rights to study, research, practice and live.

Article 22. Obligations of overseas students

Overseas students have obligations as follow:

1. Observe the laws of the Socialist Republic of Vietnam and respect Vietnamese customs;

2. Fulfil the University Rule, the Regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam, the Regulation on Administration of Pupils and Students in training resources, and the Rule on Study and Lives;

3. Fulfil the task of studying and researching in accordance with the training programme and plan stipulated by the educational resource;

4. Maintain friendly relations with the Vietnamese and with overseas students from other countries;

5. Keeping and protecting assets of the educational resource that trains governs and serves overseas students; and

6. During their study, research and practice in Vietnam, under-agreement overseas students who wish to enter the third country must have letter of request and must be permitted by the educational resource. The educational resource provides recommendation for fulfilling visa procedures after the permission, in writing, of the sending, competent body.

Article 23. Overseas students have the following rights:

1. To receive the equal respect and treatment from the educational resource which trains, governs and serves overseas students as towards Vietnamese citizens; to access adequate information necessary for their study and corresponding to the real capacity of the educational resource;

2. Under-agreement overseas students are monthly granted scholarship in the Vietnamese dong which is calculated from the date of entering Vietnam, including the summer holiday and a month after graduation (from the date of defending designs, theses essays or of taking the final examination). They are provided with accommodations in hostels in consonance with the agreement signed between Vietnam and the sending side;

3. To access facilities of overseas students training, governing and serving resources which cater to such purposes as study, cultural activities, physical cultures and sports;

4. To be allowed to partake in cultural, arts and sports festivities of the overseas students training, governing and serving resources;

5. To be allowed to take part in scientific research of the educational resource as for Vietnamese students;

6. To be recognised if they record high-profile result of study and scientific research and to be granted occupational allowance as decreed in the Vietnamese existing regulations;

7. To be allowed to return to their home countries during the summer holiday and other holidays and to be allowed to invite the relatives to visit them in accordance with the Vietnamese regulations;

8. To be allowed to leave study over a maximum of one academic year (without receiving the scholarship) for solving personal businesses if the reasons are acceptable and the absence is permitted by the sending side, the educational resource and Vietnam', Ministry of Education and Training; and

9. The collective of overseas students from the same country who study at the same university or live in the same hostel is allowed to vote its representative who will oversee the collective and contact with the training, governing and serving resource for solving related problems.

Chapter VI

APPRAISAL, REWARDS AND PUNISHMENTS

Article 24. Apprasing, rewarding and punishing overseas students

1. Appraisals and rewards

Overseas students who report outstanding achievements in their study, research and friendly activities will be appraised and rewarded in consonance with the regulations of Vietnam's Ministry of Education and Training.

2. Punishment;

Overseas students will be punished, according to the level of seriousness of the violation once they violate the laws of the Socialist Republic of Vietnam, the University Rule, the Regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam, the Regulation on Administration of Pupils and Students in Training Resources, the Regulation on Training at Different Grades, and the Rule on Study and Lives. The levels of punishment follow:

a/ Blaming

b/ Warning

The director of the resource that trains, governs and serves, overseas students determines levels a/ and b/.

c/ Suspending the study, research and practice, and returning to the sending country:

d/ Proposing prosecution in accordance with the Vietnamese laws.

Levels c/ and d/ are proposed by the director of the resource that trains, governs and serves overseas students and are approved by the Minister of Education and Training.

Article 25. Appraising, rewarding and punishing resources, which train, govern and serve overseas students

Collectives and individuals that report outstanding achievements in training, controlling and serving overseas students, or violate the provisions of the regulation on Administration of Overseas Students in Vietnam will be treated in accordance with the existing general regulation on appraisals, rewards and punishments of the Socialist Republic of Vietnam.

 

 

 

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 33/1999/QD-BGD&DT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe