Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010)

thuộc tính Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT

Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010)
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:27/2001/QĐ-BGD&ĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành:05/07/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 27/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010)

 

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Căn cứ Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 ban hành Điều lệ trường trung học;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông;

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010)".

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Vụ Trung học phổ thông có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy chế này.

 

Điều 3. Các ông ( bà ) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


QUY CHẾ
CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010)

Ban hành kèm theo quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT
ngày 05 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định tiêu chuẩn, việc tổ chức xét và công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường trung học) đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010.

 

Điều 2. Xét công nhận.

1. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định, các trường trung học công lập, bán công, dân lập, tư thục đạt danh hiệu tiên tiến năm liền kề với năm đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quyền tự đánh giá và đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

 

Điều 3. Thời hạn công nhận.

Thời hạn công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia là 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận.

Trong thời hạn 5 năm, nếu trường đã đạt chuẩn quốc gia mắc những sai phạm về tiêu chuẩn thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm mà được xem xét để tiếp tục công nhận hoặc không công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

 

Điều 4. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm lựa chọn, tập trung đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia trên cơ sở những trường hiện có, đồng thời tham mưu cho địa phương về việc đầu tư xây dựng những trường học mới theo tiêu chuẩn quy định và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

 

 

CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN TRƯỜNG TRUNG HỌC
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

 

Điều 5. Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường.

1. Lớp học.

a. Có đủ các khối lớp của cấp học.

b. Có nhiều nhất là 45 lớp.

c. Mỗi lớp có không quá 45 học sinh.

2. Tổ chuyên môn:

a. Hằng năm tập trung giải quyết được ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học.

b.Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và đạt các chỉ tiêu đề ra về bồi dưỡng trong một năm học, bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng và đào tạo dài hạn.

3. Tổ hành chính - quản trị:

a. Tổ hành chính - quản trị có đủ số người đảm nhận các công việc: hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, kế toán, thủ quỹ, y tế học đường, bảo vệ, phục vụ, thủ kho theo các quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.

b. Có đủ các loại sổ, hồ sơ quản lý; sử dụng đúng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ.

c. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có nhân viên nào bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

4. Các Hội đồng và ban đại diện cha mẹ học sinh:

Hoạt động của các Hội đồng và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể :

a. những trừơng trung học đã có tổ Đảng hoặc chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng phải có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển Đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng.

b. Công đoàn giáo dục, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường được từ cấp huyện trở lên công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiến trong hoạt động ở địa phương.

 

Điều 6. Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

1. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điệu lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên về năng lực và hiệu quả quản lý.

2. Đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định hiện hành trong đó ít nhất có 20% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp huyện trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; không có giáo viên xếp loại yếu về chuyên môn và đạo đức.

3. Có đủ giáo viên hoặc nhân viên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn, được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ. Giáo viên, nhân viên phụ trách từng việc này luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Điều 7. Tiêu chuẩn 3 - Chất lượng giáo dục.

Năm học trước năm đề nghị công nhận và trong 5 năm được công nhận đạt chuẩn quốc gia ít nhất phải đạt các chỉ tiêu sau:

1. Tỷ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%, học sinh lưu ban không quá 5%.

2. Chất lượng giáo dục :

a. Học lực:

Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên.

Xếp loại khá đạt từ 30% trở lên.

Xếp loại yếu, kém không quá 5%.

b. Hạnh kiểm:

Xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên.

Xếp loại yếu không quá 2%.

3. Các hoạt động giáo dục:

Thực hiện đúng quy định của Bộ về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

Mỗi năm học tổ chức được ít nhất 1 lần hoạt động tập thể theo quy mô toàn trường

4. Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong kế hoạch phổ cập giáo dục THCS của địa phương.

 

Điều 8. Tiêu chuẩn 4 - Cơ sở vật chất và thiết bị.

1. Những trường được thành lập trước khi Quy chế này có hiệu lực thi hành:

a. Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp.

b. Cơ cấu các khối công trình trong trường gồm:

b.1. Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn:

- Đủ số phòng học cho các lớp học một ca; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng; bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách hiện hành.- Có phòng thí nghiệm, các phòng thực hành bộ môn Vật lý, Sinh học, Hoá học, phòng Tin học, được trang thiết bị theo quy định tại Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có phòng học tiếng, phòng nghe nhìn.

b.2. Khu phục vụ học tập :

Có thư viện đúng theo tiêu chuẩn quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn giáo dục, phòng hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

b.3. Khu hành chính - quản trị:

Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của các Phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp giáo viên, kho, phòng thường trực.

b.4. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát.

b.5. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý riêng cho giáo viên, cho học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường.

b.6. Có khu để xe riêng cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn.

b.7. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục và nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh.

2. Những trường được thành lập sau khi Quy chế này có hiệu lực thi hành:

Có cơ sở vật chất theo quy định tại chương VI Điều lệ trường trung học và các văn bản hướng dẫn kèm theo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Điều 9. Tiêu chuẩn 5 - Công tác xã hội hoá giáo dục.

Tích cực làm tham mưu cho cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Có nhiều hình thức huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ về giáo dục giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng theo chương VII của Điều lệ trường trung học; huy động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

 

CHƯƠNG III
TỔ CHỨC XÉT VÀ CÔNG NHẬN TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA

 

Điều 10. Hồ sơ.

Những trường trung học đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia phải có hồ sơ gồm :

1. Bản đề nghị được xét công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong chương II của Quy chế, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

3. Các biên bản kiểm tra, văn bản đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia của Hội đồng xét đề nghị cấp huyện, cấp tỉnh.

 

Điều 11. Hội đồng xét đề nghị và đoàn kiểm tra.

Các Hội đồng xét đề nghị cấp huyện, cấp tỉnh, đoàn kiểm tra của Bộ được thành lập hằng năm; thời gian hoạt động được quy định trong Quyết định thành lập để thực hiện việc xét và đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Thành phần, nhiệm vụ của các Hội đồng xét đề nghị cấp huyện, cấp tỉnh và đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như sau:

1. Hội đồng xét đề nghị cấp huyện.

a. Thành phần.

- Chủ tịch: Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

- 2 Phó chủ tịch:

+ Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo làm Phó Chủ tịch thường trực.

+ Chủ tịch công đoàn Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

- Các uỷ viên và thư ký của Hội đồng: gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ định.

b. Thẩm quyền thành lập.

Chủ tịch UBND cấp huỵện quyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị cấp huyện.

c. Nhiệm vụ.

Tổ chức kiểm tra trường trung học cơ sở được đề nghị xét đạt chuẩn quốc gia căn cứ vào hồ sơ do Phòng giáo dục và Đào tạo chuyển đến.

Xét và làm văn bản đề nghị Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh xem xét, công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

2. Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

a. Thành phần.

- Chủ tịch: Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- 2 Phó chủ tịch:

+ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó Chủ tịch thường trực.

+ Chủ tịch Công đoàn giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh.

- Các uỷ viên và thư ký của Hội đồng: gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định.

b. Thẩm quyền thành lập.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

c. Nhiệm vụ.

- Kiểm tra, xét và làm văn bản trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Kiểm tra, xét và làm văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, sau khi đã được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý.

3. Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a. Thành phần.

Gồm đại diện Vụ Trung học phổ thông, Thanh tra giáo dục, Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định.

b. Thẩm quyền thành lập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c. Nhiệm vụ.

- Kiểm tra các trường trung học phổ thông được đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia theo hồ sơ do Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh chuyển lên.

- Xét và làm văn bản trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

4. Cơ quan thường trực.

a. Trong thời gian chưa thành lập các Hội đồng xét đề nghị và đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở cấp huyện, cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo có một cơ quan làm thường trực.

- Cấp huyện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cấp tỉnh: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ Trung học phổ thông.

b. Các cơ quan thường trực có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn các trường trung học có đủ điều kiện lập hồ sơ đề nghị xét công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, tổ chức lễ công nhận đối với những trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận của các trường trung học trong địa phương do mình quản lý.

- Dự kiến danh sách Hội đồng xét đề nghị, đoàn kiểm tra trình các cấp có thẩm quyền quyết định.

- Theo dõi hoạt động, phát hiện và đề nghị xử lý những sai phạm ( nếu có) của những trường đã đạt chuẩn quốc gia.

 

Điều 12. Các bước thực hiện.

1. Đối với trung học cơ sở.

a. Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia của các trường trung học cơ sở và chuyển đến Hội đồng xét đề nghị cấp huyện.

b. Hội đồng xét đề nghị cấp huyện tổ chức kiểm tra, xét và làm văn bản đề nghị gửi lên Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh kèm theo biên bản kiểm tra và hồ sơ quy định tại điều 10 của Quy chế này.

c. Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định công nhận.

2. Đối với trung học phổ thông:

a. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề

nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia, thống nhất bằng văn bản với UBND cấp huyện và chuyển lên Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

b. Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, xét và làm văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia kèm theo biên bản và hồ sơ quy định tại điều 10 của Quy chế này.

c. Đoàn kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp kiểm tra các trường trung học phổ thông theo đề nghị của Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh, xét và làm văn bản trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định công nhận.

3. Sau mỗi đợt xét công nhận, các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản với những trường trung học chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia về các tiêu chuẩn cụ thể để nhà trường có hướng phấn đấu trong năm học sau.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 27/2001/QD-BGDDT

Hanoi, July 05, 2001

 

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON RECOGNITION OF NATIONAL-STANDARD SECONDARY SCHOOLS (THE 2001-2010 PERIOD)

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to the Education and Training Minister’s Decision No. 23/2000/QD-BGDDT of July 11, 2000 promulgating the Regulation on Secondary Schools;
At the proposal of the director of the Secondary Education Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the "Regulation on Recognition of National- Standard Secondary Schools (the 2001- 2010 period)."

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The Secondary Education Department shall have to guide and monitor the implementation of this Regulation.

Article 3.- The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, the director of the Office, the director of the Secondary Education Department, the heads of the concerned units, of the Ministry, and directors of the provincial/municipal Education and Training Services shall have to implement this Decision.

 

 

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

  

REGULATION

ON RECOGNITION OF NATIONAL-STANDARD SECONDARY SCHOOLS (THE 2001-2010 PERIOD)
(Issued together with the Education and Training Minister
s Decision No. 27/2001/QD-BGDDT of July 5, 2001)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation prescribes the criteria and the organization of consideration and recognition of the junior secondary schools and the senior secondary schools (hereinafter referred collectively to as the secondary schools), which are up to the national standards in the 2001-2010 period.

Article 2.- Considering the recognition

1. Basing themselves on the prescribed standards, the public, semi-public, people-founded or private secondary schools which have earned the advanced school title for five consecutive years immediately before the year of proposing the recognition of national-standard schools may make self-evaluation and request the competent authorities to recognize their achievement of the national standards.

2. The Minister of Education and Training shall decide on the recognition of senior secondary schools being up to the national standards.

The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall decide on the recognition of junior secondary schools being up to the national standards.

Article 3.- Recognition time limits

The time limit for recognition of secondary schools reaching the national standards shall be 5 years as from the date of signing the recognition decision.

Within 5 years, if recognized national-standard schools commit standard-related errors, they shall be considered for continued recognition or non-recognition of national-standard schools, depending on the nature and serious of their errors.

Article 4.- Responsibilities of the district Education and Training Sections and the provincial/municipal Education and Training Services

The district Education and Training Sections as well as the provincial/municipal Education and Training Services shall, within the scope of their functions and assigned tasks, have to select and invest in building up national-standard schools on the basis of the existing schools and at the same time advise the local administrations on investing in building up new schools under the prescribed standards and in conformity with the plannings and plans on local education development.

Chapter II

CRITERIA OF NATIONAL-STANDARD SECONDARY SCHOOLS

Article 5.- Criterion 1- The school organization.

1. Class rooms.

a/ Having enough class groups of the educational level.

b/ Having 45 class rooms at most.

c/ Each class room has no more than 45 pupils.

2. Professional teams:

a/ Annually to focus on solving at least one professional content with effect to raise the quality and efficiency of teaching and learning.

b/ To draw up plans on fostering to raise the teachers’ professional levels and achieving the academic years norms set for the fostering, short-term fostering, long-term fostering and training.

3. The bureaucratic-administration team:

a/ The bureaucratic-administration team is adequately staffed for the bureaucratic affairs, administration work, clerical work, archival work, accountancy, cashier, school health work, security, services, store-keeping under the current provisions of the Regulation on Secondary Schools.

b/ Having adequate books, records in service of managerial work, using them strictly according to the provisions of the Regulation on Secondary Schools and the provisions in the instructions on the use of each type of book.

c/ Well fulfilling all tasks, having no personnel disciplined at the warning or heavier level.

4. Various councils and boards of representatives of pupils’ parents

These councils and boards in the schools operate according to plans and schedules so as to achieve the efficiency of practically contributing to raising the educational quality and building up school order and discipline.

5. Party and mass organizations

a/ In schools where exist teams or cells of the Communist Party of Vietnam, these Party organizations must be recognized as reaching the standards of clean, firm and strong Party organizations. In schools where the Party organizations are yet available, plans must be drawn up to achieve concrete norms on admission of new Party members in each academic year and build up the grassroots Party organizations.

b/ The educational service’s trade union organizations, the Ho Chi Minh Communist Youth Union organizations and the Ho Chi Minh Young Pioneers organizations of the schools must be recognized by authorities of the district or higher level as being strong in their organization and progressive in their activities in localities.

Article 6.- Criterion 2 - Administrators, teachers and personnel

1. The principals and deputy-principals must satisfy the criteria prescribed in the Statute of Secondary Schools; well observe the regulation on democracy in activities of schools and be ranked by the immediate educational administration authorities as good or excellent in professional capability and effective in management.

2. Having enough subject teachers reaching the training standards under the current regulations, at least 20% of them reaching the standard of good teaching at the district or higher level and having good morality; having no teachers ranked professionally and morally weak.

3. Having enough teachers or personnel in charge of library, laboratories, subject practicing rooms, who are professionally trained or fostered. These teachers and personnel always well fulfill their tasks.

Article 7.- Criterion 3 - Educational quality

In the academic year preceding the year of proposing the recognition and in five years of recognition as reaching the national standards, the following norms must be achieved:

1. The percentage of annual school dropouts does not exceed 1% and the percentage of class-repeaters does not exceed 5%.

2. Educational quality:

a/ Knowledge standards:

3% or more of the pupils ranked as reaching the excellent knowledge standard.

30% or more of the pupils ranked as reaching the good knowledge standard.

5% or less of the pupils ranked as being at low knowledge standard.

b/ Conduct:

80% or more of the pupils ranked as good or excellent.

Not more than 2% of the pupils ranked as bad.

3. Educational activities:

Strictly complying with the Ministry’s regulations on organization and contents of educational activities inside and outside classrooms.

Each academic year organizing at least one collective activity on the entire school scale.

4. Fulfilling the assigned tasks in the local plans for unversalization of junior secondary education.

Article 8.- Criteria 4- Material foundation and equipment.

1. For schools set up before this Regulation takes effect:

a/ The school premise is a separate area surrounded by fences, having school gate, school signboard, and all sections in the school are rationally arranged, kept clean and beautiful.

b/ The structure of construction blocs in the school includes:

b1. Area of classrooms, study subject- practice rooms:

- Having enough classrooms for one-shift classes; the classrooms are well-ventilated, airy, well lit; the pupils’ tables and chairs as well as the teachers’ desks and chairs and writing boards are up to the current standards.

- Having laboratory, practice rooms for such study subjects as physics, biology, chemistry, informatics, which are equipped under the provisions in the Regulation on educational equipment in pre-schools, general education schools, promulgated by the Ministry of Education and Training.

- Having language-learning rooms, audio-visual rooms.

b2. The study-service area:

Having library of currently prescribed standards for the organization and operation of school library, the tradition room, the physical training and sport ground, the working rooms for the education trade union organization, the Ho Chi Minh Communist Youth Union organization and the Ho Chi Minh Young Pioneers organization.

b3. The bureaucratic- administration area:

Having working rooms for the principal and vice-principals, the school office, teachers meeting hall, warehouse, reception room.

b4. The playground is clean, hygienic and planted with shady trees.

b5. The toilets are arranged separately for teachers, male pupils, female pupils, without causing pollution to the environment inside and outside the school.

b6. Having separate parking lots for teachers, for each class, in the school premise, ensuring order and safety.

b7. Being supplied with enough clean water for teaching-learning activities, educational activities, for daily use by teachers and pupils; being furnished with hygienic water drainage system.

2. For schools set up after this Regulation takes effect:

Their material foundations shall comply with the provisions in Chapter VI of the Charter of Secondary Schools and enclosed guiding documents issued by the Ministry of Education and Training.

Article 9.- Criterion 5 - The work of educational socialization

Actively advising the local Party Committees and administrations on educational work. Applying various forms of mobilizing social forces for the building of a healthy educational environment, contributing to raising the quality of all-sided education; maintaining the close educational ties between the school, pupils’ parents and the communities as provided for in Chapter VII of the Regulation on Secondary Schools; mobilizing the social forces to contribute to building the material foundations of schools.

Chapter III

ORGANIZING THE CONSIDERATION AND RECOGNITION OF NATIONAL-STANDARD SCHOOLS

Article 10.- Dossiers

Secondary schools requesting to be considered and recognized as schools of national standards must compile the dossiers, comprising:

1. The written request for being considered and recognized as national-standard school.

2. The report on the fulfillment of the criteria prescribed in Chapter II of this Regulation, enclosed with the diagram on the structure of construction blocs of the school.

3. The inspection records, the written proposal for being considered and recognized as national-standard secondary school of the district- or provincial-level Consideration and Recommendation Councils.

Article 11.- Consideration and Recommendation Councils and inspection teams

The district- or provincial-level Consideration and Recommendation Councils and the Ministry’s inspection teams shall be set up annually; their operation duration shall be stated in the decisions on their establishment to consider and recommend the recognition of national-standard secondary schools.

The compositions and tasks of the district- or provincial-level Consideration and Recommendation Councils as well as the inspection teams of the Ministry of Education and Training are prescribed as follows:

1. The district-level Consideration and Recommendation Council:

a/ Composition:

- Chairman: A vice-president of the district-level People’s Committee.

- 2 vice-chairmen:

+ The head of the district Education and Training Section acts as the standing vice-chairman.

+ The president of the district-level Educational Service’s Trade Union organization.

- Members and secretary of the Council: shall be representatives of the concerned functional bodies, appointed by the president of the district People’s Committee.

b/ Founding competence

The president of the district-level People’s Committee shall decide on the setting up of the district-level Consideration and Recommendation Council.

c/ Tasks

- Organizing the inspection of junior secondary schools proposed for consideration and recognition of reaching the national standards, based on the dossiers transferred by the district Education and Training Section.

- Considering and proposing in writing the provincial-level Consideration and Commendation Council to consider and recognize the junior secondary schools of national standards.

2. The provincial-level Consideration and Recommendation Council

a/ Composition:

- Chairman: A vice-president of the provincial-level People’s Committee.

- 2 vice-chairmen:

+ The director of the provincial Education and Training Service to act as the standing vice chairman.

+ The president of the provincial-level Educational Service’s Trade Union organization.

- Members and secretary of the Council: shall be representatives of the concerned functional bodies, appointed by the president of the provincial-level People’s Committee.

b/ Founding competence

The president of the provincial-level People’s Committee shall decide on the setting up of the provincial-level Consideration and Recommendation Council.

c/ Tasks:

- Considering and proposing in writing the president of the provincial-level People’s Committee to decide on the recognition of junior secondary schools reaching the national standards.

- Examining, considering and proposing in writing the Ministry of Education and Training to recognize senior secondary schools of national standards, after getting the consent of the president of the provincial-level People’s Committee.

3. The Education and Training Ministry’s inspection team

a/ Composition:

It is composed of representatives of the Secondary Education Department, the Education Inspectorate, the Education and Training Service’s Trade Union, and concerned units of the Ministry, who are appointed by the Minister of Education and Training.

b/ Founding competence

The Minister of Education and Training shall decide the setting up of inspection teams of the Ministry of Education and Training.

c/ Tasks:

- Inspecting the senior secondary schools proposed to be recognized as having reached the national standards according to the dossiers transferred by the provincial-level Consideration and Recommendation Councils.

- Considering and proposing in writing the Minister of Education and Training to consider and decide on the recognition of national-standard senior secondary schools.

4. Standing bodies

a/ Pending the establishment of Consideration and Recommendation Councils and inspection teams of the Ministry of Education and Training, there shall be agencies acting as standing bodies at the district or provincial level and the Ministry of Education and Training

- The district level: The Education and Training Section.

- The provincial level: The provincial/municipal Education and Training Service.

- The Ministry of Education and Training: The Secondary Education Department.

b/ The standing bodies shall have the following tasks:

- Guiding the secondary schools which fully meet the conditions to compile dossiers requesting the consideration and recognition of national-standard schools, organizing recognition ceremonies for schools recognized as having achieved the national standards.

- Receiving dossiers requesting the consideration and recognition of secondary schools in the areas under their respective management.

- Projecting lists of members of the Consideration and Recommendation Councils as well as inspection teams for submission to competent authorities for decision.

- Monitoring the activities, detecting and proposing the handling of, errors (if any) committed by recognized national-standard schools.

Article 12.- Implementation steps

1. For junior secondary schools

a/ The district-level Education and Training Sections shall have to receive and evaluate dossiers of junior secondary schools requesting the consideration and recognition of reaching the national standards, then transfer them to the district-level Consideration and Recommendation Councils.

b/ The district-level Consideration and Recommendation Councils shall organize the examination and consideration and make written recommendations to be sent to the provincial-level Consideration and Recommendation Council, together with the examination records and the dossiers prescribed in Article 10 of this Regulation.

c/ The provincial-level Consideration and Recommendation Councils shall examine and consider them, then submit to the presidents of the provincial-level People’s Committees for considering and deciding on the recognition.

2. For senior secondary schools

a/ The provincial/municipal Education and Training Services shall have to receive and evaluate the dossiers requesting the consideration and recognition of reaching the national standards, reach agreement in writing with the district-level People’s Committees and forward them to the provincial-level Consideration and Recommendation Councils.

b/ The provincial-level Consideration and Recommendation Councils shall organize the examination and consideration, and make written recommendations to be submitted to the Ministry of Education and Training for recognition of national-standard senior secondary schools, enclosed with the examination records and the dossiers prescribed in Article 10 of this Regulation.

c/ The inspection teams of the Ministry of Education and Training shall directly inspect the senior secondary schools recommended by the provincial-level Consideration and Recommendation Councils and make written reports to the Minister of Education and Training for considering and deciding on the recognition.

3. After each round of consideration and recognition, the competent authorities shall have to reply in writing the secondary schools not yet recognized for reaching the national standards regarding specific criteria so that such schools will work out orientations to strive for the recognition in the subsequent academic year.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 27/2001/QD-BGD&DT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất