Quyết định 27/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 27/2000/QĐ-BGD&ĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 27/2000/QĐ-BGD&ĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Minh Hiển |
Ngày ban hành: | 20/07/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 27/2000/QĐ-BGD&ĐT
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 27/2000/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2000
VỀ VIỆC BAN HÀNH
ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 2/12/1998;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ Trường mầm non.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 435/QĐ ngày 29/3/1980 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành Điều lệ Trường mẫu giáo và Quyết định số 260 QĐ/UB ngày 28/4/1977 của Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em Trung ương ban hành Điều lệ tạm thời về tổ chức nhà trẻ.
Điều 3: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2000/QĐ-BGD&ĐT
ngày 20 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của trường mầm non; về tổ chức và cá nhân tham gia giáo dục mầm non.
2. Tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo và các cơ sở giáo dục mầm non khác (nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo) tuân theo các quy định tương ứng của Điều lệ này.
Điều 2. Vị trí của trường mầm non
1. Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
2. Trường mầm non có tư cách pháp nhân và con dấu riêng.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi;
2. Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
3. Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em;
4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
5. Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng đồng;
6. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng;
7. Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn;
8. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Các loại hình trường mầm non:
1. Trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
2. Cơ sở giáo dục mầm non bán công, dân lập, tư thục sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Điều 5. Tên trường
1. Việc đặt tên trường được qui định như sau:
a. Đối với trường công lập: Trường mầm non hoặc mẫu giáo + Tên riêng của trường.
b. Đối với trường ngoài công lập: Trường mầm non hoặc mẫu giáo + tên loại hình trường (bán công, dân lập, tư thục) + Tên riêng của trường.
2. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập trường, con dấu, biển trường và các giấy tờ giao dịch .
Điều 6. Phân cấp quản lý
Trường mầm non, trường mẫu giáo và cơ sở giáo dục mầm non khác do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý và chỉ đạo trực tiếp.
Điều 7. Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường mầm non ngoài công lập.
Các trường mầm non ngoài công lập tuân theo các quy định tương ứng của Điều lệ này và Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành.
Điều 8: Nội quy trường mầm non
1. Căn cứ vào Điều lệ này, từng trường mầm non công lập xây dựng nội qui của trường mình.
2. Căn cứ vào Điều lệ này và Quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, từng trường mầm non ngoài công lập xây dựng nội qui của trường mình.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
Điều 9. Điều kiện thành lập trường
Trường mầm non được xét cấp quyết định thành lập khi:
1. Việc mở trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của địa phương.
2. Trường được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc theo địa bàn dân cư; trường phải có từ 3 nhóm, lớp trở lên với số lượng ít nhất trên 40 trẻ em; trường có thể tập trung ở một điểm hoặc ở nhiều điểm tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nơi.
3. Tổ chức, cá nhân mở trường phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Có cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn quy định tại các Điều 18, 19 và 32 của Điều lệ này.
b. Có cơ sở vật chất trang thiết bị đạt được yêu cầu cơ bản quy định tại Chương VI của Điều lệ này.
c. Có đủ điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 10. Thẩm quyền cho thành lập trường và các cơ sở giáo dục mầm non khác
1. Trường mầm non, trường mẫu giáo do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập.
2. Các cơ sở giáo dục mầm non khác (nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo) do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định thành lập trên cơ sở thoả thuận với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11. Hồ sơ và thủ tục thành lập trường
1. Hồ sơ xin thành lập trường gồm:
a. Đơn xin thành lập trường.
b. Luận chứng khả thi với những những nội dung chủ yếu quy định tại Điều 9 của Điều lệ này.
c. Đề án về tổ chức và hoạt động.
d. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm hiệu trưởng.
2. Thủ tục xét duyệt thành lập trường được quy định như sau:
a. Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với trường mầm non công lập, bán công), tổ chức, cá nhân (đối với trường mầm non dân lập, tư thục) lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này.
b. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ; chủ trì, phối hợp với các cơ quan và Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan tổ chức thẩm định về sự cần thiết thành lập trường và mức độ khả thi của luận chứng quy định tại Điều 9 của Điều lệ này; trình Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường.
Điều 12. Điều kiện thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác
Cơ sở giáo dục mầm non khác được xét cấp quyết định thành lập khi:
1. Việc mở cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non của địa phương;
2. Tổ chức, cá nhân xin thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác có đề án về tổ chức và hoạt động đảm bảo:
a. Có giáo viên theo chuẩn quy định tại Điều 32 của Điều lệ này.
b. Có phòng cho lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bảo đảm các yêu cầu về thiết bị, ánh sáng, vệ sinh phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Điều 13. Hồ sơ và thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác.
1. Hồ sơ xin thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác gồm:
a. Đơn xin thành lập;
b. Đề án về tổ chức và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Điều lệ này;
c. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến đứng đầu cơ sở giáo dục đó.
2. Thủ tục xét duyệt thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác được quy định như sau:
a. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b. Uỷ ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trao đổi thống nhất với Phòng Giáo dục và Đào tạo để quyết định; thông báo kết quả bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập cơ sở giáo dục mầm non khác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 14. Sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường và cơ sở giáo dục mầm non khác
1. Cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường mầm non, trường mẫu giáo, cơ sở giáo dục mầm non khác.
2. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường, cơ sở giáo dục mầm non khác để thành lập trường, cơ sở giáo dục mầm non mới tuân theo các quy định tại Điều 11 và Điều 13 của Điều lệ này.
3. Việc đình chỉ hoạt động, giải thể trường mầm non, trường mẫu giáo, cơ sở giáo dục mầm non khác thực hiện theo quy định chung của Chính phủ.
Điều 15. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, điểm trường
1. Trẻ em ở trường được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a. Trẻ em từ 3 tháng đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa 1 nhóm, quy định như sau:
Từ 3 đến 6 tháng: 15 cháu
Từ 7 đến 12 tháng: 18 cháu
Từ 13 đến 18 tháng: 20 cháu
Từ 19 đến 24 tháng: 22 cháu
Từ 25 đến 36 tháng: 25 cháu.
b. Trẻ em từ 37 tháng đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ em tối đa 1 lớp quy định như sau:
Lớp 3 - 4 tuổi: 25 cháu
Lớp 4 - 5 tuổi: 30 cháu
Lớp 5 - 6 tuổi: 35 cháu.
c. Nếu số lượng trẻ em ít, không đủ để tổ chức nhóm, lớp theo quy định trên thì cho tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép.
2. Mỗi nhóm, lớp có đủ số giáo viên theo quy định, nếu có từ 2 giáo viên trở lên thì hiệu trưởng phân công 1 giáo viên phụ trách chính.
3. Trường có thể gồm nhiều điểm trường được bố trí ở các điểm khác nhau trên cùng địa bàn; mỗi điểm trường nếu có từ 2 nhóm, lớp trở lên thì hiệu trưởng cử 1 giáo viên phụ trách chung.
Điều 16. Tổ chuyên môn
1. Giáo viên trường mầm non được tổ chức thành tổ chuyên môn, bao gồm tổ giáo viên nhà trẻ, tổ giáo viên mẫu giáo hoặc tổ giáo viên theo khối nhóm, lớp. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ một đến hai tổ phó do hiệu trưởng cử.
2. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau:
a. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, giúp tổ viên xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác;
b. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm; tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác của tổ viên;
c. Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hàng tháng.
Điều 17. Tổ hành chính, quản trị
Các nhân viên trường được tổ chức thành tổ hành chính, quản trị giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho các hoạt động của trường.
Điều 18. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng trường mầm non là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường.
Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, bán công hoặc công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Hiệu trưởng trường phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên, có thời gian công tác giáo dục mầm non ít nhất 5 năm; được tín nhiệm về đạo đức và chuyên môn, có năng lực tổ chức và quản lý trường học.
3. Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học;
b. Điều hành các hoạt động của trường; thành lập và cử tổ trưởng các tổ chuyên môn, tổ hành chính quản trị; thành lập các hội đồng trong trường;
c. Phân công, quản lý, kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên; đề nghị khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo các quyền lợi của giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
d. Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường;
đ. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường;
e. Quản lý trẻ em và các hoạt động của trẻ do trường tổ chức; nhận trẻ vào trường; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại trẻ theo các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
g. Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trường và được hưởng các quyền lợi của hiệu trưởng theo quy định;
h. Đề xuất với cấp uỷ và chính quyền địa phương hoặc lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp chủ quản trường; phối hợp với các lực lượng xã hội trong địa bàn nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ của trường.
Điều 19. Phó hiệu trưởng
1. Mỗi trường có từ một đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tich Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm hoặc công nhận theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng; phó hiệu trưởng phải có trình độ từ trung học sư phạm trở lên; có thời gian công tác giáo dục mầm non ít nhất là 3 năm; được tín nhiệm về đạo đức và chuyên môn; có năng lực tổ chức và quản lý.
3. Phó hiệu trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:
a. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc được phân công;
b. Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của trường;
c. Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động của trường khi được uỷ quyền.
d. Theo học các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lý và hưởng các quyền lợi của phó hiệu trưởng theo quy định
Điều 20. Hội đồng giáo dục trường
1. Hội đồng giáo dục là tổ chức tư vấn do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học và làm chủ tịch. Thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn giáo dục và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhcủa trường, các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và trưởng ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường.
Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự các cuộc họp của Hội đồng giáo dục.
2. Hội đồng giáo dục tư vấn cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của trường; tổng kết sáng kiến, kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp cải tiến công tác của trường.
3. Mỗi học kỳ, Hội đồng giáo dục họp ít nhất một lần.
d Hội đồng khác trong trường
1. Hội đồng thi đua và khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vào đầu năm học và làm Chủ tịch. Các thành viên của hội đồng gồm: phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức Đảng, Công đoàn giáo dục và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường, các giáo viên phụ trách chính các nhóm, lớp và tổ trưởng chuyên môn.
Hội đồng thi đua và khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng.
Hội đồng thi đua và khen thưởng họp vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ.
2. Ngoài Hội đồng nêu trên, khi cần thiết, hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn khác. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các Hội đồng này do hiệu trưởng quyết định.
Điều 22. Tổ chức Đảng và đoàn thể trong trường mầm non
1. Tổ chức Đảng trong trường mầm non lãnh đạo trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.
2. Công đoàn giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường mầm non theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Điều 23. Quản lý tài sản, tài chính
1. Việc quản lý tài sản của trường phải tuân theo đúng các quy định của Nhà nước. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường.
2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của trường phải tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước; chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.
CHƯƠNG III
CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ
GIÁO DỤC TRẺ EM
Điều 24. Chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, học liệu và tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và quy định sử dụng chính thức, thống nhất trong cả nước:
- Chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ nhà trẻ từ 3 đến 36 tháng.
- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3 độ tuổi (3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi).
- Chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ mẫu giáo 26 tuần giành cho trẻ em chưa học qua mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, danh mục học liệu và các tài liệu tham khảo được phép sử dụng trong trường.
Điều 25. Thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và biên chế năm học
1. Trường thực hiện chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Trường thực hiện biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
3. Căn cứ vào chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và biên chế năm học, trường xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và thời gian biểu của trường mình phù hợp với đặc điểm địa phương.
Việc tạm thời ngừng đón nhận trẻ trong toàn trường vì những lý do đặc biệt không quy định trong biên chế năm học phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Điều 26. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình:
1. Các hoạt động chung:
- Tổ chức đón, trả trẻ;
- Tổ chức chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường;
- Tổ chức quản lý sức khoẻ và an toàn cho trẻ;
- Tổ chức hoạt động vui chơi;
- Tổ chức hoạt động học tập;
- Tổ chức hoạt động lao động;
- Tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi và tham quan.
2. Tại trường bán trú hoặc nội trú, có thêm các hoạt động tổ chức ăn, ngủ cho trẻ.
3. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.
Điều 27. Hệ thống sổ sách
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động gíao dục trong trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
- Sổ tổng hợp,
- Sổ theo dõi chuyên môn,
- Sổ nghị quyết,
- Sổ kiểm tra đánh giá giáo viên, nhân viên,
- Sổ lưu trữ các văn bản, công văn,
- Sổ quản lý tài sản, tài chính,
- Sổ quản lý chế độ ăn cho trẻ.
2. Đối với giáo viên tại nhóm, lớp:
- Sổ bài soạn,
- Sổ theo dõi trẻ,
- Sổ dự giờ, thăm lớp,
- Sổ theo dõi tài sản nhóm, lớp.
Điều 28. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Việc kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hình thức sau:
- Kiểm tra định kỳ về sức khoẻ trẻ em;
- Đánh giá kết quả phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ của trẻ em căn cứ vào hướng dẫn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
CHƯƠNG IV
GIÁO VIÊN
Điều 29. Giáo viên mầm non
Giáo viên là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường, gồm: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên nhóm, lớp.
Điều 30. Nhiệm vụ của giáo viên
Giáo viên nhóm, lớp có những nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện theo chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo lứa tuổi; thực hiện đúng quy chế chuyên môn và chấp hành nội quy của trường;
2. Bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em;
3. Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ;
4. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ;
5. Rèn luyện đạo đức; học tập văn hoá; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
6. Thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục;
7. Thực hiện các qui định khác của pháp luật.
Điều 31. Quyền của giáo viên
Giáo viên mầm non có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
2. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách qui định đối với nhà giáo;
3. Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình để tham gia quản lý nhà trường;
4. Được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
5. Được hưởng các quyền khác theo qui định của pháp luật;
Điều 32. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là tốt nghiệp trung học sư phạm mầm non.
2. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn qui định tại khoản 1 điều này được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn.
3. Giáo viên có trình độ trên chuẩn được tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
4. Người tốt nghiệp trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chưa qua đào tạo sư phạm muốn trở thành giáo viên mầm non phải qua khoá đào tạo giáo viên mầm non dành riêng cho đối tượng này tại các trường, khoa sư phạm.
Điều 33. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với trẻ em.
2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Điều 34. Các hành vi bị cấm
Cấm giáo viên có các hành vi:
Xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đối xử không công bằng đối với trẻ em.
Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Giáo viên có thành tích được khen thưởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác của Nhà giáo.
2. Giáo viên phạm khuyết điểm, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
CHƯƠNG V
TRẺ EM
Điều 36. Độ tuổi và điều kiện vào trường
Trẻ em được nhận vào trường với các điều kiện sau:
1. Trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trẻ em ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật, trẻ bị thiệt thòi được nhận vào trường ở tuổi cao hơn tuổi quy định.
2. Không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm.
Điều 37. Quyền của trẻ em
Trẻ em có những quyền sau đây:
1. Được nhận vào trường ở nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận;
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được bình đẳng trong chăm sóc, giáo dục toàn diện;
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu do nhà trường tổ chức nếu có điều kiện;
4. Được hưởng những khoản trợ cấp của xã hội nếu có;
5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của trẻ em
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của trẻ em phải lễ phép, có văn hoá, phù hợp với lứa tuổi mầm non.
2. Trang phục của trẻ em phải sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ.
Điều 39. Khen thưởng, nhắc nhở
1. Trẻ em chăm, ngoan được khen theo các hình thức:
- Được tặng phiếu bé ngoan
- Được khen thưởng trong các hội thi
- Được khen thưởng cuối năm học
2. Trẻ em mắc lỗi được giáo viên nhắc nhở và trao đổi với gia đình.
CHƯƠNG VI
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ
Điều 40. Trường học
1. Địa điểm:
a. Trường được đặt tại trung tâm khu dân cư, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, thuận lợi cho trẻ em đến trường
b. Trường phải có tường rào bao quanh; có cổng,biển trường. Biển trường ghi những nội dung sau:
- Góc phía trên bên trái:
Dòng thứ nhất: Uỷ ban nhân dân huyện (tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Ở giữa: Tên trường (theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Điều lệ này)
- Dưới cùng: là địa chỉ của trường, số điện thoại (nếu có)
2. Diện tích mặt bằng:
Diện tích mặt bằng được quy định bình quân tối thiểu từ 10m2/1 trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; từ 6m2/1 trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã (trong đó 50% diện tích là sân vườn).
Cơ cấu khối công trình gồm:
a. Các phòng cho lứa tuổi nhà trẻ;
b. Các phòng cho lứa tuổi mẫu giáo;
c. Phòng hoạt động âm nhạc;
d. Phòng rèn luyện thể chất;
đ. Hội trường;
e. Văn phòng trường;
g. Khối phòng tổ chức ăn;
h. Sân vườn;
i. Hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh.
4. Yêu cầu về thiết kế và xây dựng:
a. Trường được xây dựng theo mẫu thiết kế do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
b. Nhà phải được xây dựng kiên cố;
c. Nhà phải đảm bảo ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;
d. Có đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng;
đ. Nền nhà phải lát gạch men.
Điều 41. Thiết bị đồ dùng, đồ chơi
1. Trường phải có đủ thiết bị đồ chơi, đồ dùng cá nhân theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Trường phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
CHƯƠNG VII
NHÀ TRƯỜNG - GIA ĐÌNH - Xà HỘI
Điều 42. Trách nhiệm của nhà trường
1. Chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ và cộng đồng.
Điều 43. Trách nhiệm của gia đình
1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ nhằm phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Đóng góp các khoản theo quy định đầy đủ và kịp thời.
3. Tham gia các hoạt động của trường, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Điều 44. Ban đại diện cha mẹ trẻ em
1. Ban đại diên cha mẹ trẻ em do cha mẹ trẻ em hoặc người giám hộ trẻ bầu ra để thay mặt cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ giải quyết các mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Các ban đại diện cha mẹ trẻ em ở trường gồm:
a. Ban đại diện của nhóm, lớp do cha mẹ trẻ nhóm, lớp bầu ra có từ 1 đến 3 thành viên, làm nhiệm vụ phối hợp với giáo viên phụ trách nhóm, lớp để động viên các gia đình thực hiện trách nhiệm và quyền của mình đối với việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.
b. Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường do ban đại diện cha mẹ trẻ em các nhóm, lớp bầu ra có từ 3 đến 5 thành viên; các thành viên bầu ra trưởng ban. Ban đại diện cha mẹ trẻ em của trường làm nhiệm vụ phối hợp với Hội đồng giáo dục trường và Hội đồng giáo dục cấp xã góp phần thực hiện các quan hệ phối hợp quy định tại Điều 45 của Điều lệ này.
Điều 45. Quan hệ phối hợp của nhà trường với các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đoàn thể địa phương
Nhà trường phải chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục cấp xã, Ban đại diện cha mẹ trẻ em, các tổ chức và cá nhân có tâm huyết và kinh nghiệm giáo dục trẻ trong cộng đồng nhằm:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
- Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị của trường mầm non và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong cộng đồng.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây