Quyết định 2522/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung Điều 14a sau Điều 14; sửa đổi, bổ sung Điều 15, khoản 7 Điều 18 và Điều 19 của Quy định về soạn thảo, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 5580/QĐ-BGDĐT ngày 27/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2522/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2522/QĐ-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phạm Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 17/07/2015 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2522/QĐ-BGDĐT
QUYẾT ĐỊNH
BỔ SUNG ĐIỀU 14A; SAU ĐIỀU 14; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 15, KHOẢN 7 ĐIỀU 18 VÀ ĐIỀU 19 CỦA QUY ĐỊNH VỀ SOẠN THẢO, BAN HÀNH, HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 5580/QĐ-BGDĐT NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Pháp lệnh số 01/2012/UBTVQH13 ngày 22 tháng 3 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
“Điều 14a. Trách nhiệm của lãnh đạo Bộ trong công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng chương trình soạn thảo văn bản.
2. Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách duyệt hoặc cho ý kiến chỉ đạo về đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị đề xuất trước khi soạn thảo chi tiết; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, cho ý kiến xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình soạn thảo; phê duyệt dự thảo để đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
3. Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền) chỉ ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi hồ sơ trình ký có báo cáo bằng văn bản của đơn vị chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế.
4. Thứ trưởng được phân công phụ trách trước khi ký ban hành văn bản phải báo cáo Bộ trưởng về nội dung dự thảo để Bộ trưởng xem xét, quyết định.
5. Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền ký văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 20 của Quy định này, trước khi ký văn bản, phải báo cáo Bộ trưởng về những nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự thảo để Bộ trưởng xem xét, quyết định”.
“Điều 15. Quy trình xây dựng chương trình soạn thảo văn bản
1. Quy trình xây dựng chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ; trên cơ sở nhiệm vụ được giao tại các văn bản cấp trên và phân công của lãnh đạo Bộ, các đơn vị lập danh mục Chương trình soạn thảo văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, đề án và văn bản cá biệt) dự kiến ban hành trong năm kèm theo tóm tắt kế hoạch soạn thảo từng văn bản gửi về Vụ Pháp chế và Văn phòng Bộ;
b) Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Văn phòng Chính phủ tổ chức làm việc để thống nhất danh mục văn bản trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các đơn vị liên quan rà soát danh mục văn bản trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trình Bộ trưởng ký gửi Văn phòng Chính phủ.
2. Quy trình xây dựng chương trình soạn thảo văn bản của Bộ:
a) Trước ngày 10/11 hằng năm, các đơn vị có trách nhiệm lập dự kiến chương trình soạn thảo văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, đề án và văn bản cá biệt) của năm kế tiếp theo thứ tự ưu tiên đưa vào chương trình soạn thảo văn bản: các văn bản trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; văn bản liên Bộ và văn bản thuộc thẩm quyền Bộ trưởng;
Đề nghị xây dựng văn bản phải nêu rõ tên văn bản, sự cần thiết ban hành, thẩm quyền, thời hạn trình, lãnh đạo và chuyên viên đơn vị chủ trì soạn thảo, lãnh đạo Bộ phụ trách.
b) Căn cứ chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề nghị xây dựng văn bản của các đơn vị, Vụ Pháp chế lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản của Bộ và gửi đến các đơn vị có liên quan để lấy ý kiến;
c) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Vụ Pháp chế tiếp thu, chỉnh sửa và tổ chức làm việc trực tiếp với từng đơn vị có đề nghị xây dựng văn bản để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo chương trình xây dựng văn bản, gửi các Thứ trưởng cho ý kiến trước khi trình Bộ trưởng;
d) Bộ trưởng ban hành chương trình soạn thảo văn bản của Bộ hằng năm”.
“7. Trên cơ sở ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo. Trong trường hợp dự thảo văn bản còn có ý kiến khác nhau giữa đơn vị soạn thảo với đơn vị thẩm định văn bản hoặc với đơn vị khác thì đơn vị chủ trì soạn thảo báo cáo, giải trình đầy đủ các ý kiến để Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách xem xét, quyết định.
Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, đơn vị chủ trì soạn thảo phải xin ý kiến Vụ pháp chế về thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Quy định này trước khi gửi Hồ sơ thẩm định”.
“Điều 19. Trình tự soạn thảo thông tư liên tịch
1. Thông tư liên tịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì soạn thảo:
a) Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo văn bản với sự tham gia của Vụ Pháp chế, đại diện các cơ quan phối hợp ban hành văn bản và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Việc lấy ý kiến góp ý trong quá trình soạn thảo được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 18 và Điều 23 của Quy định này;
b) Đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức họp thẩm định, thành phần tham gia gồm Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan và tổ chức pháp chế của cơ quan phối hợp ban hành văn bản cùng thẩm định văn bản.
Trong trường hợp không tổ chức họp thẩm định, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi Hồ sơ dự thảo để Vụ pháp chế thẩm định đồng thời trình lãnh đạo Bộ ký văn bản gửi Hồ sơ dự thảo tới các cơ quan phối hợp ban hành văn bản để tiến hành thẩm định;
c) Đơn vị chủ trì soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, hoàn chỉnh dự thảo và hồ sơ (hồ sơ trình ký phải nêu rõ: những vấn đề tiếp thu, không tiếp thu, lý do không tiếp thu, quan điểm của Ban soạn thảo để lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định), trình Bộ trưởng ký ban hành; phối hợp với đơn vị được giao phối hợp soạn thảo để trình Thủ trưởng cơ quan phối hợp ban hành văn bản cùng ký ban hành.
2. Thông tư liên tịch do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp soạn thảo:
a) Đơn vị được Bộ trưởng giao phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị được giao soạn thảo của Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo; việc lấy ý kiến trong quá trình soạn thảo thông tư liên tịch được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 6, 7, 8, 9 Điều 18 của Quy định này;
b) Vụ Pháp chế thực hiện thẩm định văn bản hoặc tham gia họp thẩm định do Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch tổ chức.
Đơn vị được Bộ trưởng giao chủ trì trong việc phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch phối hợp với đơn vị được giao chủ trì soạn thảo để tiếp thu ý kiến thẩm định, hoàn thiện dự thảo;
c) Đơn vị được Bộ trưởng giao chủ trì trong việc phối hợp soạn thảo Thông tư liên tịch trình Bộ trưởng ký ban hành văn bản sau khi đã tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định và được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo ký.”
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây