Quyết định 206/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001-2005

thuộc tính Quyết định 206/1999/QĐ-TTg

Quyết định 206/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001-2005
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:206/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành:25/10/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 206/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 206/1999/QĐ-TTG
NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2000 VÀ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2010;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 5485/VP, ngày 15 tháng 6 năm 1999 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên kế hoạch: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.

2. Cơ quan quản lý kế hoạch: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Mục tiêu của kế hoạch:

Từ năm 1999 đến năm 2000 và trong giai đoạn 2001 - 2005 các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long là:

1. Thu hút các cháu trong độ tuổi có nhu cầu vào nhà trẻ/mẫu giáo. Bảo đảm thu hút trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo trước khi vào tiểu học đạt tỷ lệ 60-75% vào năm 2000 và khoảng 80-95% vào năm 2005.

2. Năm 2000 tất cả các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xoá mù chữ, chống tái mù chữ, trên cơ sở đó tiếp tục củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học.

3. Từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở những nơi có điều kiện.

4. Phát triển mạnh các loại hình giáo dục nghề nghiệp. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong khu vực đạt 13 - 14,5% vào năm 2000, 20 - 25% vào năm 2005. Năm 2000 mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường đào tạo nghề, 30% số quận, huyện có trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp. Những tỉnh có đủ điều kiện thì thành lập Trường Trung học Y tế, Trường Trung học Văn hóa - Thể dục thể thao.

5. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng. Nâng số sinh viên trên 1 vạn dân lên 40 vào năm 2000 và khoảng 60 - 70 vào năm 2005.

6. Củng cố mạng lưới trường, lớp. Từng bước xây dựng các trường theo tiêu chuẩn quốc gia. Cơ bản xoá việc học ca 3 vào năm 2001, xây dựng trường phổ thông kiên cố và bán kiên cố đạt tỷ lệ ít nhất 60% vào năm 2000, 80% vào năm 2005.

7. Giải quyết cơ bản nhu cầu giáo viên tiểu học vào năm 2002; giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông vào năm 2005. Tăng quy mô đào tạo giáo viên cho Khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, trường Sư phạm kỹ thuật và các trường sư phạm điạ phương. Phấn đấu đến năm 2003 mỗi bộ môn của các trường sư phạm có ít nhất từ 1 - 3 cán bộ có trình độ sau đại học. Nâng cao trình độ giáo viên ở các trường sư phạm, trường dạy nghề đạt trình độ chuẩn quốc gia vào năm 2005.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao cho các cơ quan sau đây xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện để đạt các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005.

1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Căn cứ mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nêu tại Điều 1 Quyết định này, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, y ban nhân dân các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các địa phương, các cơ quan tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương thường xuyên cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng của giáo dục và đào tạo trong các tầng lớp nhân dân ở các địa phương và huy động mọi lực lượng xã hội tham gia phát triển giáo dục đào tạo.

2. Về thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hỗ trợ về tài chính từ chương trình mục tiêu cho các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang để chậm nhất là trong năm 2000 các tỉnh này đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.

3. Về đào tạo đại học và giáo dục nghề nghiệp:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng xây dựng đề án mạng lưới trường đại học, cao đẳng trong khu vực, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 1999; chỉ đạo xây dựng đề án thành lập trường Đại học An Giang, Trường Đại học dân lập Vĩnh Long, các trường cao đẳng cộng đồng ở Tiền Giang, Đồng Tháp.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; tăng biên chế cán bộ giảng dạy, cán bộ có trình độ sau đại học; đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho Đại học Cần Thơ, ưu tiên Khoa Y và Khoa Sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh liên quan chỉ đạo thành lập mới trường đào tạo nghề ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Đối với các trường đào tạo nghề, trường trung học chuyên nghiệp hiện có, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo mở rộng quy mô đào tạo, diện ngành nghề, chú trọng các nghề gắn với phát triển kinh tế địa phương như nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt hải sản, chế biến lương thực, thực phẩm, điện nông thôn, cơ khí nông nghiệp, đóng tàu, thuyền đánh cá và vận tải, xây dựng, giao thông.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo không chính quy như trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm lao động hướng nghiệp.

4. Về xây dựng cơ sở vật chất trường học:

y ban nhân dân các tỉnh trong khu vực có trách nhiệm cấp đất xây dựng các trường học theo quy hoạch, chỉ đạo thực hiện xã hội hoá giáo dục, đào tạo, động viên nhân dân đóng góp tiền của và công sức cho công tác xây dựng trường, sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước từ các chương trình mục tiêu, các chương trình vay vốn nước ngoài và các nguồn khác trong cân đối ngân sách địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho trường học. y ban nhân dân các tỉnh phải dành khoảng 30 - 40% nguồn thu được để lại cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (thuế sử dụng nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu về xổ số kiến thiết...) để đầu tư cho các công trình trường học, xóa ca 3.

- y ban nhân dân các tỉnh trong khu vực xây dựng cơ chế, chính sách huy động sự đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đặc biệt là để nâng cấp hệ thống trường, lớp ở địa phương.

5. Về vấn đề giáo viên và các trường sư phạm:

- y ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho các Trường Sư phạm. Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khảo sát đánh giá tình hình giáo viên, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng, tăng cường đội ngũ giáo viên cho các trường này đáp ứng nhu cầu đào tạo.

- y ban nhân dân các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh tập trung đầu tư cho các trường Trung học Sư phạm của tỉnh để sớm nâng cấp các trường này thành các trường Cao đẳng Sư phạm, đảm nhận công tác đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở của địa phương.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện phương thức đào tạo tại địa phương một số lớp cao học để nâng cao trình độ giáo viên của các trường sư phạm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có kế hoạch tổ chức và huy động các trường sư phạm trong cả nước, đặc biệt là trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức hỗ trợ các trường sư phạm của khu vực về đào tạo giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giáo viên dạy nghề.

- Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và y ban nhân dân các tỉnh có giải pháp tiếp tục sử dụng hợp lý giáo viên đến tuổi hưu nhưng còn năng lực làm việc, sức khoẻ và tình nguyện tiếp tục làm việc.

6. Về đầu tư cho giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chương trình - kế hoạch đầu tư trọng điểm của Nhà nước về giáo dục đào tạo, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác; xây dựng kế hoạch tăng dần tỷ lệ đầu tư cho giáo dục - đào tạo đồng bằng sông Cửu Long từ 18% (1998) lên 20% vào năm 2000 và khoảng 22% tổng ngân sách giáo dục đào tạo vào giai đoạn 2001 - 2005.

7. Về chính sách ưu đãi

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ủy ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính và ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất chính sách ưu tiên đối với các đối tượng khó khăn trong khu vực.

 

Điều 3. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch này, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

 

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 206/1999/QD-TTg
Hanoi, October 25, 1999
DECISION
RATIFYING THE PLAN FOR EDUCATIONAL AND TRAINING DEVELOPMENT IN THE MEKONG RIVER DELTA REGION TILL THE YEAR 2000 AND FOR THE 2001-2005 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No.01/1998/QD-TTg of January 5, 1998 ratifying the overall planning for socio-economic development in the Mekong river delta region from now till the year 2010;
At the proposal of the Minister of Education and Training in Report No.5485/VP of June 15, 1999 ratifying the plan for educational and training development in Mekong river delta region till the year 2000 and for the 2001-2005 period,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the plan for educational and training development in the Mekong river delta region till the year 2000 and for the 2001-2005 period with the following principal contents:
1. The plan’s name: The plan for educational and training development in the Mekong river delta region till the year 2000 and for the 2001-2005 period.
2. The plan-managing agency: The Ministry of Education and Training.
3. The plan’s objectives:
From 1999 to the year 2000 and in the 2001-2005 period, the objectives of the educational and training development in the Mekong river delta region shall be:
1. To attract children of the age that needs to be enrolled in crèches and pre-school classes. To ensure that the rate of 5-year old children sent to pre-school classes before their enrollment in primary education schools attains 60-75% by the year 2000 and about 80-95% by the year 2005.
2. By the year 2000, all provinces in the Mekong river delta region to achieve the standards of primary education universalization and illiteracy elimination and against illiteracy relapse, and thereby to firmly consolidate the illiteracy elimination result and raise the quality of the primary education universalization.
3. To step by step universalize the junior secondary education in localities where conditions permit.
4. To vigorously develop various forms of vocational training. To strive to raise the rate of trained laborers in the region to 13-14.5% by the year 2000 and 20-25% by the year 2005. By the year 2000, to achieve the objective that each province has at least one job-training school, and 30% of the rural and urban districts have their job-training centers, regular education centers and/or vocational guidance and education centers. In provinces where conditions permit, to establish intermediate medical schools and/or intermediate culture, physical training and sport intermediate schools.
5. To scale up and raise the quality of the university and college training. To increase the number of students per ten thousand people to 40 by the year 2000 and around 60-70 by the year 2005.
6. To consolidate the network of schools and classes. To step by step build schools up to the national standards. To basically eliminate night-time classes by the year 2001, to build solid and semi-solid general education schools, achieving the rate of 60% by the year 2000 and 80% by the year 2005.
7. To substantially satisfy the demand for primary education teachers by the year 2002 and for junior secondary education teachers by the year 2005. To scale up the teacher training for the Pedagogical Department of the Can Tho University, the Technical Teachers’ Training Schools and the local teachers’ training schools. By the year 2003, to achieve the objective that each specialty of the teachers’ training schools has at least 1-3 cadres of post-graduate level. To raise the professional qualifications of lecturers in teachers’ colleges and job-training schools up to the national standards by the year 2005.
Article 2.- Organization of implementation:
To assign the following agencies to work out specific plans and organize the implementation thereof, in order to achieve the objectives of educational and training development in the Mekong river delta region till the year 2000 and for the 2001-2005 period.
1. Regarding the planning of educational and training development in the Mekong river delta region.
Basing themselves on the educational and training development objectives mentioned in Article 1 of this Decision and the overall planning for the socio-economic development of the Mekong river delta region till the year 2010, the People’s Committees of the provinces in the Mekong river delta region shall work out their own plans for educational and training development in the 2001-2005 period.
The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the localities, the propaganda agencies and the central and local mass media agencies in regularly providing relevant information on, propagating the role and effect of the education and training among the people of all strata in the localities in order to raise their awareness thereof, and mobilizing all social forces to participate in the educational and training development.
2. Regarding the primary education universalization and illiteracy elimination:
- The Ministry of Education and Training shall direct and provide financial support taken from the target programs for Soc Trang, Tra Vinh and Kien Giang provinces, so that these provinces shall reach the standards of primary education universalization and illiteracy elimination by the year 2000 at the latest.
3. Regarding the tertiary training and vocational education:
- The Ministry of Education and Training shall coordinate with the concerned ministries and branches and the People’s Committees of the regional provinces in elaborating the plan for building a network of universities and colleges in the region, then submitting it to the Prime Minister in the fourth quarter of 1999; direct the elaboration of the plan for establishment of An Giang university, Vinh Long people-funded university and community colleges in Tien Giang and Dong Thap provinces.
- The Ministry of Education and Training shall devise plan(s) to increase the enrollment quota for the Mekong river delta provinces; to increase the number of lecturers and post-graduate cadres; and invest in the material foundations and other facilities for Can Tho university, with priority being given to the Medical Faculty and the Pedagogical Faculty, in order to meet the training demand.
- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the concerned ministries, branches and the People’s Committees of the concerned provinces in directing the establishment of new job-training schools in Ca Mau, Soc Trang, Tra Vinh and Kien Giang provinces. For the existing job-training and professional intermediate schools, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall direct the expansion of the training scale, the number of specialties and trades, with special attention being paid to those associated with the local economic development such as: agriculture, marine product culture and exploitation, food and foodstuff processing, rural electricity supply, agricultural engineering, building of fishing and transport ships and boats, construction and communication.
- The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in formulating the project for development of a network of part-time education and training establishments, such as: job-training centers, regular education centers and labor and vocational guidance centers.
4. Regarding the building of the schools’ material foundations:
The People’s Committees of the regional provinces shall have to allocate land for building schools under the planning, direct the socialization of the education, training, mobilize the people to contribute their money and labor to the building of schools, and use the State funds from the target programs, foreign-loan programs and other sources in the local budget balance for the building of the schools’ material foundations. The People’s Committees of the provinces shall have to spare around 30-40% of their revenues which have been left to their localities according to the provisions of the Law on the State Budget (the agricultural land use tax, the land use right transfer tax, the revenues from the national construction lottery...) for investment in school projects and elimination of night-time classes.
- The People’s Committees of the regional provinces shall elaborate mechanisms and policies for mobilizing people’s contributions and other capital sources for investment in the educational and training development, especially for the upgrading of the system of local schools and classes.
5. Regarding the issue of teachers and teachers’ training schools:
- The provincial People’s Committees shall direct the branches in continuing to build up the material foundations for the teachers’ training schools. In coordination with the Government Commission for Organization and Personnel, the Ministry of Education and Training shall organize the survey and assessment of the situation on teachers, work out and execute the plans for recruitment thereof and building up of the contingent of teachers for such schools in order to meet the training demand.
- The People’s Committees of Ca Mau, Soc Trang and Tra Vinh provinces shall concentrate their investment in their intermediate teachers’ training schools so as to soon upgrade such schools into teachers’ colleges fully capable of training primary education and junior secondary education teachers for their respective localities.
- The Ministry of Education and Training shall direct the application of the mode of on-spot post-graduate training to raise the qualifications of lecturers of teachers’ training schools in the Mekong river delta region; devise plans to mobilize the teachers’ training schools throughout the country, particularly the Ho Chi Minh City Teachers’ College and the Thu Duc Technical Teachers’ College to support the regional teachers’ training schools in training junior and senior secondary education teachers and job trainers.
- The Government Commission for Organization and Personnel shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the concerned agencies and the People’s Committees of the regional provinces in working out plans to continue rationally employing teachers who have already attained the retirement age but still have working capacity, good health and voluntarily to continue working.
6. Regarding the investment in education and training at the Mekong river delta region.
- The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance in continuing to make priority investment in education and training in the Mekong river delta region in the State’s key investment programs and plans on education and training and other socio-economic development programs; planning the gradual increase of investment in education and training in the Mekong river delta region from 18% (1998) to 20% by the year 2000 and around 22% of the total budget for education and training in the 2001-2005 period.
7. Regarding the preferential policy:
The Government Commission for Organization and Personnel shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Commission for Ethnic Minorities and Mountainous Areas, the Ministry of Finance and the People’s Committees of the regional provinces in proposing preferential policies toward the subjects meeting with difficulties in the region.
Article 3.- To assign the Ministry of Education and Training to monitor and direct the implementation of this plan and periodically report to the Prime Minister on the implementation situation.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 5.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces in the Mekong river delta region shall have to implement this Decision.

  
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 206/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe