Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo sau đại học

thuộc tính Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT

Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo sau đại học
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2000/QĐ-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Minh Hiển
Ngày ban hành:08/06/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 18/2000/QĐ-BGDĐT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

Số: 18/2000/QĐ-BGDĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2000

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 18/2000/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC"

-------------------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lí nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 02 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Sau đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy chế Đào tạo sau đại học".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí và thay thế cho Quyết định số 647/GD và ĐT ngày 14/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo và bồi dưỡng sau đại học. Những quy định trước đây của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo và bồi dưỡng sau đại học trái với các điều khoản của bản "Quy chế Đào tạo sau đại học" đều bãi bỏ. Ông Vụ trưởng Vụ Sau đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.

Điều 3:Các ông (Bà) Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở đào tạo sau đại học và những người tham gia công tác đào tạo sau đại học chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

 

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế đào tạo sau đại học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đại học, cơ sở đào tạo sau đại học, chương trình đào tạo và việc quản lí đào tạo sau đại học; nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học

1. Đào tạo sau đại học dành cho những người đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

2. Đào tạo sau đại học bao gồm đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học.

Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ.

Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.

Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo

1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung.

a. Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo quy định của chương trình tại cơ sở đào tạo.

b. Đào tạo không tập trung là hình thức đào tạo mà người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung.

Khối lượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đào tạo tập trung và không tập trung là như nhau.

2. Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là hai năm, không tập trung là ba năm.

Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến ba năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là năm năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ ba đến bốn năm đối với người có bằng thạc sĩ.

Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học

1. Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:

a. Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

b. Có cơ sở vật chất, kĩ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.

c. Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kĩ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lí, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.

3. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hay không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.

Chương 2

ĐÀO TẠO THẠC SĨ

MỤC 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Điều 5. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ

1. Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hoá những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.

2. Chương trình đào tạo thạc sĩ phải có khối lượng từ 80-100 đơn vị học trình, trong đó một đơn vị học trình được quy định bằng khoảng 15 tiết giảng lí thuyết, 30 đến 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 tiết làm tiểu luận hoặc luận văn. Để tiếp thu được một đơn vị học trình lí thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, học viên phải dành ít nhất 30 tiết chuẩn bị.

3. Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm ba phần:

a. Phần 1 - Kiến thức chung: gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ nhằm trang bị những kiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn.

b. Phần 2 - Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: gồm những môn học bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở và liên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành, kể cả các môn tin học chuyên ngành và phương pháp luận nghiên cứu khoa học của ngành, giúp học viên nắm vững lí thuyết, lí luận và năng lực thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phần này gồm hai nhóm môn học:

- Nhóm môn học bắt buộc: gồm các môn có nội dung thiết yếu của ngành và chuyên ngành, trong đó có một số môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chung cho từng ngành trên cơ sở đề xuất của Hội đồng ngành hoặc chuyên ngành.

- Nhóm môn học lựa chọn (chiếm nhiều nhất 30% khối lượng chương trình đào tạo của phần 2): gồm những môn học nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học trong một chuyên ngành. Việc lựa chọn môn học thích hợp do học viên đề xuất, có sự hướng dẫn của bộ môn hay giảng viên môn học và phải đảm bảo đủ số đơn vị học trình quy định.

c. Phần 3 - Luận văn Thạc sĩ: đề tài luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, kĩ thuật hoặc quản lí cụ thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa và của cơ sở đào tạo chấp thuận.

Điều 6. Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ

Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu và mục tiêu đào tạo của ngành hay chuyên ngành.

Có hai loại cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ:

Loại 1: áp dụng cho chương trình đào tạo chủ yếu nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng thực hành. Cấu trúc này như sau:

Phần 1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo

Phần 2 chiếm 65-70% khối lượng chương trình đào tạo

Phần 3 chiếm 10-15% khối lượng chương trình đào tạo

Loại 2: áp dụng cho chương trình đào tạo những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cấu trúc này như sau:

Phần 1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo

Phần 2 chiếm 50-55% khối lượng chương trình đào tạo

Phần 3 chiếm 25-30% khối lượng chương trình đào tạo

Điều 7. Chương trình khung

Chương trình khung được xây dựng trên cơ sở yêu cầu và cấu trúc chương trình quy định ở Điều 5, Điều 6 Quy chế này. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải nêu rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của chuyên ngành; cấu trúc chương trình đào tạo, tổng số đơn vị học trình; cơ cấu, nội dung cơ bản và phân bổ đơn vị học trình cho các môn học thuộc kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành; phân bổ thời gian đào tạo lí thuyết, thực hành và cách đánh giá từng môn học.

Chương trình khung của từng chuyên ngành do cơ sở đào tạo hoặc nhóm các cơ sở đào tạo xây dựng. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua và Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt khi giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành đó cho cơ sở đào tạo.

Ngoài các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, các môn học còn lại có thể được cơ sở đào tạo điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết nhưng phải được Hội đồng Khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết và lưu giữ tại cơ sở đào tạo để làm căn cứ pháp lí cho tổ chức đào tạo.

MỤC 2 TỔ CHỨC ĐÀO TẠO THẠC SĨ

Điều 8. Tổ chức giảng dạy

1. Việc tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bao gồm việc xác định yêu cầu và nội dung chương trình các môn học, lập kế hoạch giảng dạy căn cứ chương trình khung đã được phê duyệt.

Nội dung môn học phải được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung, hiện đại hoá để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của ngành. Việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cơ bản của môn học phải được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa thông qua và lập thành hồ sơ lưu tại cơ sở đào tạo.

2. Đầu khoá học, cơ sở đào tạo phải thông báo cho học viên về kế hoạch học tập, chương trình đào tạo toàn khoá, kế hoạch kiểm tra, thi, đánh giá từng môn học của các chuyên ngành đào tạo, lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp, quy chế học tập và công nhận tốt nghiệp, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên.

3. Tổ chức giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn của học viên.

4. Để thực hiện kế hoạch giảng dạy, mỗi môn học phải có đề cương chi tiết môn học được bộ môn thông qua. Đề cương chi tiết môn học phải nêu rõ:

a. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy từng phần, chương, mục.

b. Thời gian lên lớp, thực hành.

c. Danh mục tài liệu tham khảo.

d. Yêu cầu về bài tập, tiểu luận, kiểm tra thường kì, thi kết thúc môn học.

e. Trọng số của từng lần kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luận và thi.

g. Họ và tên, học vị, chức danh (phó giáo sư hoặc giáo sư) của các giảng viên môn học.

5. Trưởng bộ môn có trách nhiệm bố trí giảng viên, kiểm tra việc lập và thực hiện lịch trình giảng dạy về lí thuyết, thực hành, bài tập, kiểm tra, tiểu luận, thi các môn học do bộ môn phụ trách ở mỗi khóa đào tạo.

6. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch giảng dạy các môn học của từng chuyên ngành cho mỗi khoá và quản lí việc thực hiện kế hoạch giảng dạy.

7. Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy, việc biên soạn đề cương chi tiết và đánh giá môn học của giảng viên.

Điều 9. Đánh giá môn học

1. Quy định chung

Đánh giá môn học được thực hiện bằng bài tập, kiểm tra thường kì, viết tiểu luận, thi kết thúc môn học. Mỗi môn học phải được đánh giá ít nhất hai lần bằng bài tập hoặc tiểu luận hoặc kiểm tra và thi kết thúc môn học. Kiểm tra và thi kết thúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp.

2. Tổ chức đánh giá môn học

a. Giảng viên phụ trách môn học tổ chức kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học.

Bộ môn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học. Đề thi kết thúc môn học do Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức ra đề hoặc dùng ngân hàng đề thi. Đề thi phải phù hợp với nội dung chương trình môn học.

Hàng năm cơ sở đào tạo phải tổ chức nghiên cứu, phân tích kết quả thi hay kiểm tra các môn học trong chương trình đào tạo để ra đề thi một cách khoa học, đảm bảo tính chính xác và công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

b. Việc chấm kiểm tra thường kì, bài tập, tiểu luận do giảng viên phụ trách môn học đảm nhiệm. Chấm thi kết thúc môn học phải do hai giảng viên đảm nhiệm và thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất thì các giảng viên chấm thi trình Trưởng bộ môn quyết định.

c. Các điểm đánh giá môn học (bao gồm điểm kiểm tra thường kì, điểm bài tập, điểm tiểu luận, điểm thi kết thúc môn học) được chấm theo thang điểm từ 0 đến 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng các điểm đánh giá môn học đã nhân với trọng số của từng điểm đánh giá được quy định trong đề cương chi tiết môn học, lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học được coi là đạt yêu cầu khi điểm môn học từ 5,0 trở lên.

d. Các điểm đánh giá môn học phải được thông báo sau khi chấm xong. Các điểm đánh giá môn học, điểm môn học phải được ghi vào bảng điểm của môn học cho từng khoá đào tạo theo mẫu thống nhất do trường quy định, có chữ kí của các giảng viên chấm thi và Trưởng bộ môn.

e. Các điểm đánh giá và điểm môn học từng môn của mỗi học viên phải được ghi và lưu trong sổ điểm chung của khoá đào tạo.

g. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết sau khi chấm ít nhất là ba năm kể từ khi kết thúc khoá đào tạo. Các hồ sơ tài liệu khác của các kì thi, kiểm tra phải được lưu trữ lâu dài tại cơ sở.

3. Điều kiện dự thi kết thúc môn học

Học viên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điều kiện sau:

a. Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp lý thuyết đã quy định trong đề cương chi tiết môn học.

b. Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, sinh hoạt khoa học.

c. Có đủ các điểm bài tập, kiểm tra thường kì, điểm tiểu luận theo quy định của môn học.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi thực hành được Trưởng bộ môn xem xét bố trí buổi khác; vắng mặt có lí do chính đáng một trong các buổi sinh hoạt khoa học được Trưởng bộ môn xem xét cho nộp báo cáo khoa học thay thế.

Học viên vắng mặt có lí do chính đáng một trong các kì kiểm tra thường kì, kì thi kết thúc môn học được dự kì kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi là thi lần đầu). Lịch của kì kiểm tra, thi bổ sung phải được xác định trong lịch trình giảng dạy. Không tổ chức kiểm tra lại cho những học viên có điểm kiểm tra thường kì đạt dưới 5.

Không tổ chức kiểm tra, thi ngoài các kì kiểm tra và thi nêu trong lịch trình giảng dạy và đã được công bố từ đầu khoá học.

Học viên không đủ điều kiện dự thi kết thúc môn học nào thì phải học lại môn học đó với khoá tiếp sau.

4. Những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lại lần thứ hai. Lịch thi lại phải được ấn định và công bố từ đầu khoá học trong lịch trình giảng dạy và đảm bảo ít nhất sau 4 tuần kể từ kì thi lần thứ nhất. Khi này, điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần thứ hai và phải ghi rõ là điểm lần hai.

Với kết quả thi lại mà điểm môn học vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải học lại môn học đó cùng khoá kế tiếp. Số môn được học lại cùng khoá kế tiếp của một học viên không quá ba môn và học viên phải tự túc kinh phí học tập các môn này. Nếu học viên có bốn môn trở lên phải học lại hoặc nếu học lại từ một đến ba môn mà có điểm môn học của một môn vẫn đạt dưới 5 thì học viên sẽ bị đình chỉ học tập.

5. Các khiếu nại về điểm chấm được giải quyết theo quy định của cơ sở đào tạo trong vòng một tháng sau ngày công bố kết quả.

6. Xử lí vi phạm trong quá trình đánh giá môn học

Việc xử lí vi phạm khi kiểm tra, thi kết thúc môn học thực hiện theo quy chế thi tuyển sinh sau đại học. Học viên sao chép bài tập, tiểu luận của người khác sẽ bị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó.

Điều 10. Luận văn thạc sĩ và người hướng dẫn

1. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ và một người hướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn. Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập để xử lí đề tài. Đối với luận văn thạc sĩ theo cấu trúc chương trình loại 2 cần có những đề xuất mới hoặc kết quả mới.

2. Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có đủ tiêu chuẩn quy định ở Điều 32 Quy chế này. Người có chức danh phó giáo sư, giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học được quyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên trong cùng một thời gian. Người có học vị tiến sĩ được quyền hướng dẫn nhiều nhất 3 học viên trong cùng một thời gian.

3. Học viên được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình quy định cho chuyên ngành.

b. Luận văn được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ.

c. Hiện không bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Điều 11. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ

1. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập. Hội đồng gồm năm thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư phù hợp với chuyên ngành đào tạo của học viên, trong đó số thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo là hai người. Thành phần hội đồng gồm chủ tịch, thư kí, hai người phản biện và uỷ viên.

Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn. Các thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.

Các thành viên hội đồng phải là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với tác giả luận văn.

Không thành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ.

2. Không được tiến hành bảo vệ luận văn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:

a. Vắng mặt chủ tịch hội đồng.

b. Vắng mặt thư kí hội đồng.

c. Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn.

d. Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.

Luận văn phải được bảo vệ công khai. Đối với luận văn có liên quan tới bí mật quốc gia, việc bảo vệ được tiến hành theo hướng dẫn riêng.

3. Cơ sở đào tạo xây dựng quy định về cách cho điểm đánh giá luận văn và hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện. Việc đánh giá luận văn phải đảm bảo đánh giá đúng trình độ kiến thức của học viên, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên có mặt trong buổi bảo vệ được lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn.

Luận văn không đạt yêu cầu khi điểm luận văn dưới 5. Trường hợp này học viên được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai. Lịch bảo vệ lại của khoá học phải được ấn định sau ngày cuối cùng của kì bảo vệ lần thứ nhất từ bốn đến sáu tháng. Kinh phí cho sửa chữa và bảo vệ lại luận văn do học viên thanh toán. Không tổ chức bảo vệ lần thứ ba.

Điều 12. Những thay đổi trong quá trình đào tạo

1. Khi có lí do chính đáng, học viên có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện học viên đang trong thời hạn học tập theo quy định, được cơ sở đang đào tạo đồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học cần bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định.

2. Học viên có thể xin đổi chuyên ngành đào tạo một lần trong cùng ngành, có chung các môn thi tuyển sinh và chung các môn thuộc nhóm môn học bắt buộc của phần kiến thức cơ sở. Việc cho phép đổi chuyên ngành đào tạo chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng và trước khi bắt đầu học phần kiến thức chuyên ngành.

3. Trong những trường hợp đặc biệt với những lí do bất khả kháng, học viên có thể xin tạm ngừng học tập không quá một lần để học với khoá tiếp theo; hoặc xin bảo vệ luận văn vào kì bảo vệ lại hoặc cùng với khoá sau.

4. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo xem xét và quyết định cho học viên được chuyển cơ sở đào tạo, đổi chuyên ngành đào tạo, tạm ngừng học tập, trả về địa phương hoặc nơi công tác những học viên không hoàn thành chương trình học tập hoặc bị đình chỉ học tập theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế này và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết.

Điều 13. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm học tập

Sau khi khoá học kết thúc vào thời gian quy định, Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho những học viên có đủ các điểm môn học và luận văn đạt yêu cầu theo chương trình quy định. Trước khi cấp bằng, Thủ trưởng cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách các học viên của khoá học được duyệt công nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định trong Hướng dẫn tổ chức và quản lí đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học viên tốt nghiệp được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm bảng điểm học tập toàn khoá. Bảng điểm học tập toàn khoá phải ghi rõ tên môn học, số đơn vị học trình môn học, điểm môn học, tổng số đơn vị học trình các môn học, điểm trung bình chung các môn học, tên đề tài luận văn, điểm luận văn và danh sách Hội đồng chấm luận văn.

Chương 3

ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

MỤC 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Điều 14. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ

1. Chương trình đào tạo tiến sĩ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có đủ năng lực độc lập trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.

2. Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm ba phần:

a. Phần 1 - Các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 Quy chế này.

Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không phải học phần này. Nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành.

b. Phần 2 - Các chuyên đề tiến sĩ.

Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh có đủ trình độ giải quyết đề tài luận án.

Hàng năm, Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm phê duyệt danh mục các chuyên đề cho từng chuyên ngành đào tạo. Số lượng chuyên đề cho từng chuyên ngành phải đủ lớn để có thể lựa chọn. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh giúp nghiên cứu sinh lựa chọn các chuyên đề phù hợp và thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành ít nhất ba chuyên đề với tổng khối lượng từ 5 đến 10 đơn vị học trình (quy định về đơn vị học trình như khoản 2 Điều 5 Quy chế này).

c. Phần 3 - Luận án tiến sĩ.

Luận án tiến sĩ phải là một công trình khoa học chứa đựng những đóng góp mới có giá trị trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành, thể hiện khả năng độc lập, sáng tạo nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đóng góp mới của luận án có thể là:

- Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú thêm vốn kiến thức đã có của chuyên ngành.

- Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã có nhằm giải quyết những yêu cầu thiết thực của kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.

MỤC 2 TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Điều 15. Quản lí nghiên cứu sinh

1. Trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh được xem là thành viên của bộ môn hoặc phòng nghiên cứu (sau đây gọi chung là bộ môn) tại cơ sở đào tạo.

2. Bộ môn có nhiệm vụ:

a. Đề nghị người hướng dẫn nghiên cứu sinh và xác định đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

b. Xác định kế hoạch đào tạo nghiên cứu sinh, tạo điều kiện, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.

c. Quản lí nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.

d. Tổ chức các sinh hoạt khoa học thường kì để nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu và các chuyên đề tiến sĩ.

e. Tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Điều 16. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh

1. Trước khi tuyển nghiên cứu sinh, cơ sở đào tạo phải thông báo về người có khả năng tham gia hướng dẫn và các hướng nghiên cứu nhằm tạo điều kiện để thí sinh tìm được người hướng dẫn phù hợp. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 32 Quy chế này và chịu sự chỉ đạo của bộ môn đào tạo.

2. Tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư có nhiều kinh nghiệm trong bồi dưỡng, đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học được quyền độc lập hướng dẫn nghiên cứu sinh nếu được cơ sở đào tạo chấp thuận.

3. Trường hợp nghiên cứu sinh có hai người hướng dẫn thì:

a. Một người là hướng dẫn chính chịu trách nhiệm chủ trì và chỉ đạo tập thể hướng dẫn hoàn thành các nhiệm vụ đã quy định.

b. Một người là hướng dẫn phụ có trách nhiệm tham gia hoạt động chung của tập thể hướng dẫn nghiên cứu sinh do người hướng dẫn chính phân công.

4. Các tiến sĩ khoa học, giáo sư được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 5 nghiên cứu sinh. Các tiến sĩ, phó giáo sư được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 3 nghiên cứu sinh. Trong số nghiên cứu sinh của mỗi người hướng dẫn có không quá 2 nghiên cứu sinh của cùng một khoá.

5. Sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định danh sách người hướng dẫn nghiên cứu sinh và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết.

Điều 17. Tổ chức học tập các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ

Cơ sở đào tạo lập kế hoạch cho nghiên cứu sinh học tập và thi các môn học quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Quy chế này cùng với các lớp, khoá đào tạo thạc sĩ của cơ sở mình hoặc cơ sở khác.

Điều 18. Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ

Các chuyên đề tiến sĩ được thực hiện bằng tự học và tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh. Việc đánh giá và chấm điểm chuyên đề được thực hiện bằng cách nghiên cứu sinh trình bày trước tiểu ban chấm chuyên đề trong một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn. Tiểu ban chấm chuyên đề gồm ba thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, hiểu biết sâu về chuyên đề của nghiên cứu sinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Tiểu ban chấm chuyên đề.

Điều 19. Thực hiện đề tài luận án

Nghiên cứu sinh có trách nhiệm báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, kế hoạch nghiên cứu để thực hiện đề tài luận án khi về sinh hoạt tại bộ môn. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, làm báo cáo khoa học, viết bài báo khoa học, tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài cơ sở đào tạo. Nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia công tác giảng dạy tại trường đại học hoặc hướng dẫn nghiên cứu khoa học tại viện nghiên cứu theo sự phân công của bộ môn.

Điều 20. Nội dung và hình thức luận án

1. Luận án tiến sĩ phải chứng tỏ tác giả đã đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, có đóng góp mới đối với chuyên ngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Quy chế này. Nội dung luận án phải được trình bày khúc chiết, chặt chẽ theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có).

2. Nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu hoặc kết quả của người khác được sử dụng trong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

3. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải báo cáo và xuất trình đầy đủ các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó với cơ sở đào tạo.

4. Về hình thức, luận án phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ, theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Luận án tiến sĩ được phép trình bày trong khoảng 45.000 chữ (khoảng 150 trang, không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục) trên giấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm). Đối với khoa học xã hội thì khối lượng luận án có thể nhiều hơn nhưng không quá 30%.

Tuyệt đối không được tẩy, xoá, sửa chữa trong luận án.

Luận án phải được đóng bìa cứng.

Điều 21. Những thay đổi trong quá trình đào tạo

1. Việc thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng và trong nửa đầu thời gian đào tạo.

2. Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn chỉ thực hiện khi thật cần thiết và chậm nhất là một năm trước khi nghiên cứu sinh hết hạn học tập.

3. Khi có lí do chính đáng, nghiên cứu sinh có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện thời hạn học tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được cơ sở đang đào tạo đồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học hoặc các chuyên đề tiến sĩ bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định.

4. Nghiên cứu sinh được coi là hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn nếu trong thời hạn quy định đã bảo vệ thành công luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Nếu nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn quy định thì chậm nhất ba tháng trước khi hết hạn phải làm đơn xin phép gia hạn học tập. Việc gia hạn học tập chỉ giải quyết khi có lí do chính đáng với các điều kiện đảm bảo trong phạm vi thời gian gia hạn nghiên cứu sinh hoàn thành được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Thời gian gia hạn nhiều nhất là 12 tháng.

5. Khi hết thời hạn đào tạo hoặc đã bảo vệ thành công luận án, nghiên cứu sinh được trả về cơ quan hoặc địa phương. Đối với nghiên cứu sinh chưa hoàn thành luận án thì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có thể trở lại cơ sở đào tạo xin bảo vệ nếu được cơ quan hoặc địa phương đề nghị, người hướng dẫn đồng ý và cơ sở đào tạo chấp thuận. Trong trường hợp này nghiên cứu sinh phải tự túc kinh phí bảo vệ luận án.

6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét quyết định việc điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận án; gia hạn học tập cho nghiên cứu sinh đến sáu tháng; bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn; trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo biết. Việc chuyển cơ sở đào tạo, gia hạn trên sáu tháng, gia hạn cho nghiên cứu sinh là người nước ngoài do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

MỤC 3 TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Điều 22. Đánh giá luận án tiến sĩ

Đánh giá luận án tiến sĩ được tiến hành theo hai bước:

1. Đánh giá luận án ở bộ môn.

2. Bảo vệ luận án cấp nhà nước.

Điều 23. Đánh giá luận án ở bộ môn

1. Sau khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án và chương trình học tập quy định tại Điều 14 Quy chế này, đã công bố nội dung chủ yếu của luận án trong ít nhất hai bài báo trên các tạp chí khoa học, bộ môn tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh.

2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án. Hội đồng gồm 5 đến 7 thành viên có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, trong đó có hai người giới thiệu luận án. Thành viên của Hội đồng chủ yếu là cán bộ của bộ môn và cơ sở đào tạo, có thể mời thêm cán bộ khoa học ngoài cơ sở đào tạo tham gia Hội đồng.

3. Các thành viên của Hội đồng phải đọc và có nhận xét về dự thảo luận án. Đánh giá luận án ở bộ môn là một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, có sự tham dự của nhiều nhà khoa học cùng hoặc gần gũi với chuyên ngành của đề tài luận án và những người quan tâm, nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án để nghiên cứu sinh bổ sung sửa chữa. Nếu luận án đạt yêu cầu và được thông qua ở bộ môn, cơ sở đào tạo chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục cần thiết đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp nhà nước.

4. Việc đánh giá luận án ở bộ môn có giá trị tư vấn cho Thủ trưởng cơ sở đào tạo đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Điều 24. Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

Trong thời gian không quá ba tháng kể từ khi luận án được thông qua ở bộ môn, cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp nhà nước đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Trước khi thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo mời hai chuyên gia phản biện độc lập về luận án. Phản biện độc lập là những nhà khoa học có phẩm chất và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, có uy tín khoa học cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học. ý kiến của phản biện độc lập có giá trị tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xem xét cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án.

Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước gồm 7 thành viên là những nhà khoa học có học vị tiến sĩ (từ ba năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu vấn đề nghiên cứu của luận án. Hội đồng gồm chủ tịch, thư kí, ba người phản biện và các uỷ viên. Số thành viên thuộc cơ sở đào tạo không quá ba người.

Các thành viên của Hội đồng chấm luận án phải là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với nghiên cứu sinh.

Các phản biện phải là người ở các đơn vị khác nhau và không là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận án.

Điều 25. Điều kiện tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước

1. Cơ sở đào tạo phải trực tiếp thực hiện các công việc tổ chức bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh không được tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ này, không được tiếp xúc với các thành viên Hội đồng trước khi bản nhận xét chính thức của họ đã được gửi đến cơ sở đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có đủ các bản nhận xét của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước gửi về cơ sở đào tạo trước ngày bảo vệ 15 ngày.

b. Luận án và tóm tắt luận án đã được gửi đến các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, trưng bầy ở phòng đọc của thư viện cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước ngày bảo vệ để lấy ý kiến.

c. Có ít nhất 10 bản nhận xét tóm tắt luận án của các nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư trong và ngoài cơ sở đào tạo.

d. Thời gian, địa điểm, đề tài luận án bảo vệ đã được đăng trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày bảo vệ.

3. Hội đồng không họp để chấm luận án nếu xẩy ra một trong những trường hợp sau :

a. Vắng mặt chủ tịch hội đồng.

b. Vắng mặt thư kí hội đồng.

c. Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận án.

d. Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.

e. Nghiên cứu sinh đang bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

g. Một trong các điểm a, b, c hoặc d khoản 2 Điều này chưa được thực hiện đầy đủ.

Điều 26. Tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước

1. Luận án phải được bảo vệ công khai. Những đề tài liên quan tới bí mật quốc gia được tổ chức bảo vệ theo hướng dẫn riêng. Việc bảo vệ luận án phải mang tính chất trao đổi khoa học giữa tác giả luận án với những thành viên trong Hội đồng và ngoài Hội đồng, phải bảo đảm tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa học. Mọi thành viên Hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về bản luận án trước khi bảo vệ.

2. Luận án được đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên Hội đồng chỉ được bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành. Phiếu trắng bị coi là phiếu không tán thành. Khi tán thành luận án, căn cứ những đóng góp mới của luận án cho lí luận, ứng dụng hay thực tiễn, người bỏ phiếu có thể cho ý kiến xếp loại luận án đạt xuất sắc hay không.

Luận án được coi là đạt yêu cầu và được Hội đồng thông qua nếu từ 3/4 trở lên số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành. Nếu 100% thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành và xếp loại luận án đạt xuất sắc thì nghiên cứu sinh sẽ được cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét khen thưởng.

3. Hội đồng phải có quyết nghị về luận án, trong đó phải nêu rõ những kết luận khoa học cơ bản của luận án; cơ sở khoa học và độ tin cậy của những luận điểm và những kết luận nêu trong luận án; những điểm mới của luận án; ý nghĩa về lí luận và thực tiễn cùng những đề nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu của luận án; những tồn tại và thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án; mức độ đáp ứng các yêu cầu của luận án tiến sĩ; kiến nghị của Hội đồng với Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh. Quyết nghị của Hội đồng được thông qua bằng biểu quyết công khai.

4. Nếu luận án không được Hội đồng chấm luận án thông qua thì nghiên cứu sinh được phép sửa chữa luận án và đề nghị bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng và muộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất. Thành phần Hội đồng vẫn như cũ. Nếu có thành viên vắng mặt, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bổ sung thành viên thay thế. Kinh phí bảo vệ lần thứ hai do nghiên cứu sinh tự túc. Không tổ chức bảo vệ lần thứ ba.

Điều 27. Thẩm định và cấp bằng tiến sĩ

Sau buổi bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước hai tuần, cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuyển đến Bộ Giáo dục và Đào tạo toàn bộ hồ sơ của buổi bảo vệ luận án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra kết quả bảo vệ luận án. Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng luận án, quá trình đào tạo, quá trình hoạt động của Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án.

Điều 28. Khiếu nại, tố cáo về luận án và bảo vệ luận án

Các cơ quan, tổ chức, những người bảo vệ luận án cũng như những cá nhân khác có thể khiếu nại, tố cáo hoặc góp ý kiến về luận án, về quá trình đào tạo, về quyết nghị của Hội đồng chấm luận án hoặc về việc bảo vệ luận án trong thời hạn hai tháng kể từ ngày bảo vệ.

Đơn khiếu nại, tố cáo gửi về cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo và sẽ được trả lời cho người gửi đơn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Chương 4

BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC

Điều 29. Mục đích của bồi dưỡng sau đại học

Bồi dưỡng sau đại học là phương thức đào tạo không chính quy nhằm cung cấp những kiến thức mới, bổ sung, cập nhật và hiện đại hoá các kiến thức đã học, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đang đặt ra trong công việc và nghề nghiệp của những người đã có bằng đại học hoặc sau đại học. Bồi dưỡng sau đại học được khuyến khích tổ chức đều đặn tại các cơ sở đào tạo sau đại học.

Điều 30. Chương trình bồi dưỡng sau đại học

Chương trình bồi dưỡng sau đại học được xây dựng theo yêu cầu thực tiễn của khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội. Nội dung chương trình bồi dưỡng sau đại học cần thường xuyên đổi mới và bổ sung nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Hàng năm, các cơ sở đào tạo sau đại học có kế hoạch xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng và thông báo rộng rãi về các chương trình bồi dưỡng sau đại học của cơ sở mình.

Điều 31. Nhiệm vụ và quyền lợi khi tham dự bồi dưỡng sau đại học

Người tham dự bồi dưỡng sau đại học phải tự túc kinh phí học tập toàn phần hoặc một phần tuỳ theo khả năng hỗ trợ kinh phí của Bộ chủ quản, địa phương hoặc cơ quan cử đi học.

Kết thúc chương trình bồi dưỡng, người tham dự được Thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học. Giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học có giá trị trong việc đánh giá sự tiến bộ về nghiệp vụ và chuyên môn của người học trong công tác và nghề nghiệp.

Chương 5

GIẢNG VIÊN

Điều 32. Tiêu chuẩn của giảng viên sau đại học

1. Giảng viên sau đại học là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, phụ giảng (hướng dẫn thực nghiệm, bài tập, thảo luận) các môn học thuộc chương trình bồi dưỡng sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án tiến sĩ.

2. Giảng viên sau đại học phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a. Lí lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt.

b. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên các chương trình bồi dưỡng sau đại học và phụ giảng chương trình đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ.

3. Đối với một số ngành còn thiếu người có học vị tiến sĩ, cơ sở đào tạo có thể chọn người có bằng thạc sĩ đồng thời có chức danh giảng viên chính tham gia giảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Ngoài các tiêu chuẩn chung, người hướng dẫn luận văn và luận án phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có khả năng độc lập tiến hành và tổ chức nghiên cứu khoa học, có các công trình khoa học đã được công bố.

- Người hướng dẫn luận án tiến sĩ ít nhất phải có học vị tiến sĩ từ 3 năm trở lên; đã có những đóng góp nhất định trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đang có hướng nghiên cứu và các công trình khoa học đã công bố phù hợp với đề tài, lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

5. Khuyến khích việc mời những nhà khoa học nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn nêu trong khoản 2, 4 Điều này tham gia đào tạo sau đại học ở Việt Nam.

Điều 33. Nhiệm vụ của giảng viên sau đại học

1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch, chương trình đào tạo, các quy định của cơ sở đào tạo và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên, nghiên cứu sinh trong học tập, nghiên cứu.

3. Người hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh có nhiệm vụ:

a. Xác định kế hoạch và chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu.

b. Hướng dẫn và kiểm tra nghiên cứu sinh thực hiện các chuyên đề tiến sĩ.

c. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn, luận án.

d. Định kì nhận xét và báo cáo bộ môn tình hình học tập, nghiên cứu, tiến độ đạt được của nghiên cứu sinh trong từng năm.

e. Xác nhận kết quả đã đạt được, duyệt luận văn của học viên, luận án của nghiên cứu sinh và đề nghị cho học viên, nghiên cứu sinh bảo vệ.

4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Quyền của giảng viên sau đại học

1. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Được hưởng thù lao trong đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương 6

NGƯỜI HỌC

Điều 35. Người học sau đại học

1. Người học sau đại học là người đang theo học chương trình bồi dưỡng sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ (gọi là học viên) và chương trình đào tạo tiến sĩ (gọi là nghiên cứu sinh).

2. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được học tập, nghiên cứu sau đại học khi:

a. Lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b. Đủ điều kiện tham dự và trúng tuyển trong các kì tuyển sinh sau đại học của các cơ sở đào tạo sau đại học hay được công nhận chuyển tiếp sinh.

Các điều kiện tham dự, trúng tuyển và chuyển tiếp sinh được quy định trong Quy chế tuyển sinh sau đại học.

3. Không cho phép người đang học chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở một chuyên ngành hay một cơ sở đào tạo này được theo học hoặc dự thi tuyển ở một chuyên ngành hay một cơ sở đào tạo sau đại học khác.

4. Người nước ngoài học sau đại học tại Việt Nam thực hiện theo Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 36. Nhiệm vụ của người học sau đại học

Người học sau đại học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời gian quy định theo chương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo. Báo cáo đầy đủ và đúng hạn định về kết quả học tập, nghiên cứu cho cơ sở đào tạo.

2. Đóng học phí theo quy định của Chính phủ.

3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lí, công nhân viên của cơ sở đào tạo, chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của cơ sở đào tạo.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ sở đào tạo.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền của người học sau đại học

Người học sau đại học có những quyền sau đây:

1. Được cơ sở đào tạo tôn trọng, đối xử bình đẳng và được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập của mình.

2. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo.

3. Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học.

4. Người học là cán bộ, công chức trong thời gian học tập được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp theo lương do cơ quan cử đi học trả.

5. Được dành thời gian cho việc học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo quy định tại Điều 3 Quy chế này.

6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chương 7

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Điều 38. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo sau đại học

Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

1. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các chuyên ngành, thông qua Bộ chủ quản và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Xây dựng và quản lí chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với các chuyên ngành được phép đào tạo; lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chuyên ngành đào tạo mới.

3. Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được giao và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển; báo cáo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh; ra quyết định công nhận danh sách người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

5. Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được duyệt.

6. Xác định đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh và chính thức đăng kí trong kế hoạch nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo.

7. Tổ chức đánh giá luận án ở bộ môn và bảo vệ luận án cấp nhà nước cho nghiên cứu sinh theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Tạo điều kiện, cung cấp thiết bị, vật tư, tư liệu cần thiết đảm bảo cho việc học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh như đối với cán bộ khoa học kĩ thuật của cơ sở đào tạo.

9. Quản lí quá trình đào tạo, quản lí việc học tập và nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh, quản lí việc thi và cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập.

10. Cấp bằng thạc sĩ và quản lí việc cấp bằng thạc sĩ theo thẩm quyền.

11. Mở các lớp bồi dưỡng sau đại học và cấp giấy chứng nhận.

12. Quản lí kinh phí; khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lí các nguồn lực khác trong đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

13. Tổ chức và quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo sau đại học.

14. Hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học theo quy định của Chính phủ.

15. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định trong đào tạo sau đại học.

16. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo các quyết định công nhận học viên, quyết định công nhận người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, danh sách học viên tốt nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, các quyết định khác theo quy định của Quy chế này, các báo cáo định kì về công tác đào tạo sau đại học của cơ sở theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 39. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học

1. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học bao gồm kinh phí do Nhà nước cấp, tiền thu học phí của học viên và nghiên cứu sinh, tiền đóng góp của các đối tượng không phải là cán bộ, công chức được cử đi học theo chỉ tiêu, các nguồn tài trợ khác.

2. Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còn trong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo.

Những đối tượng khác phải đóng góp chi phí đào tạo. Mức chi phí đóng góp tương xứng với kinh phí Nhà nước cấp để đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

3. Chuyển tiếp sinh từ sinh viên đại học được hưởng kinh phí đào tạo và sinh hoạt phí.

4. Đối với các đề tài luận án tiến sĩ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cử nghiên cứu sinh thì cơ quan đó có trách nhiệm hỗ trợ các điều kiện về kinh phí, vật tư, thiết bị, tư liệu cho nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu.

5. Người học được hưởng kinh phí đào tạo của Nhà nước mà không chấp hành sự điều động công tác sau khi tốt nghiệp phải bồi thường kinh phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

6. Cán bộ, công chức được cơ quan chủ quản cử đi đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ lần thứ hai thì phải tự túc chi phí đào tạo.

7. Thù lao cho giảng viên sau đại học là người nước ngoài được trả như cho giảng viên trong nước từ nguồn tài chính của đào tạo sau đại học. Các chi phí khác do cơ sở đào tạo mời thanh toán.

Chương 8

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Điều 40. Khen thưởng

1. Giảng viên có thành tích đào tạo sau đại học đạt chất lượng cao được cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Kết quả đào tạo nghiên cứu sinh được coi là một trong những cống hiến có giá trị về khoa học trong việc xét công nhận chức danh phó giáo sư, giáo sư và khen thưởng khoa học theo quy định của pháp luật.

2. Người học sau đại học có thành tích học tập hoặc nghiên cứu khoa học xuất sắc được cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học được đề nghị Nhà nước khen thưởng.

3. Tổ chức, cơ sở đào tạo có thành tích trong đào tạo sau đại học được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Xử lí vi phạm

Cá nhân hoặc tổ chức có một trong các hành vi sau đây, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1. Thành lập cơ sở đào tạo sau đại học trái phép.

2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở đào tạo.

3. Tự ý thay đổi chương trình, nội dung giảng dạy đã được quy định; xuyên tạc nội dung đào tạo.

4. Đánh giá sai lệnh, không trung thực về kết quả của người học và chất lượng của luận văn, luận án.

5. Xuất bản và phát hành tài liệu giảng dạy trái phép.

6. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp chứng chỉ, bảng điểm, văn bằng.

7. Sao chép gian lận luận văn, luận án và công trình khoa học của người khác.

8. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo.

9. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở đào tạo hay trong các cơ quan quản lí giáo dục.

10. Sử dụng kinh phí đào tạo sau đại học sai mục đích, làm thất thoát kinh phí đào tạo; lợi dụng hoạt động đào tạo sau đại học để thu tiền sai quy định.

11. Gây thiệt hại về vật chất cho các cơ sở đào tạo hay quản lí đào tạo.

12. Các hành vi khác vi phạm quy chế đào tạo sau đại học.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 18/2000/QD-BGDDT

Hanoi, June 08, 2000

 

DECISION

ISSUING THE POST-GRADUATE TRAINING REGULATION

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 29/CP of March 30, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
Pursuant to December 2, 1998 Education Law No. 11/1998/QH10;
At the proposal of the Director of the Postgraduate Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Postgraduate Training Regulation.

Article 2.- This Decisions takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 647/GDDT of February 14, 1996 of the Minister of Education and Training issuing the Regulation on postgraduate training and fostering. The previous regulations of the Ministry of Tertiary Education and Intermediate Vocational Training, the Ministry of Tertiary Education, Intermediate Professional and Vocational Training and the Ministry of Education and Training on postgraduate training and fostering, which are contrary to the provisions of the Postgraduate Training Regulation are all hereby annulled. The director of the Postgraduate Department of the Ministry of Education and Training shall have to guide in detail the implementation of this Regulation.

Article 3.- The director of the Office, the heads of the relevant units, of the Ministry of Education and Training, the heads of the postgraduate training establishments and those who participate in the postgraduate training shall have to implement this Decision.

 

 

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

 

POSTGRADUATE

TRAINING REGULATION
(Issued together with Decision No. 18/2000/QD-BGDDT of June 8, 2000 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

The Postgraduate Training Regulation provides for training activities in postgraduate education, the postgraduate training institutions, the training programs and the management of postgraduate training; the tasks, rights and responsibilities of organizations and individuals participating in postgraduate training in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.- Postgraduate training objectives

1. Postgraduate training is conducted for university graduates, aiming to equip them with postgraduate knowledge and raise their practicing skills in order to build a contingent of science workers with political and moral qualities, the sense of serving the people, and with high professional qualifications, meeting the country’s requirements of socio-economic, scientific and technological development.

2. Postgraduate training includes master’s training, doctoral training and postgraduate fostering.

Masters must have the firm professional knowledge; the practicing capability and high adaptability to the scientific, technical and economic developments as well as the ability to identify and solve problems related to the specialties they are trained in.

Doctors must have high theoretical and practicing qualifications; the capability to conduct research creatively and independently; the ability to provide instruction for scientific research as well as professional activities, to identify and solve scientific and technological problems.

Postgraduate fostering constitutes a form of training to supplement, update and raise participants’ knowledge to keep pace with the scientific and technological developments in the country and the world.

Article 3.- Training forms and duration

1. Master’s and doctoral training is conducted in two forms of full-time and part-time training.

a/ Full-time training is a form of training where students must fully devote their time to study and research as provided for by the training institutions’ curricula.

b/ Part-time training is a form of training where students may spend part of their time on doing other work; but the total amount of time reserved for their study and research at training institutions must be equivalent to that of the full-time training.

The curriculum volume and content and the training requirements of the full-time and part-time training forms are alike.

2. The time for master’s training shall be two years for full-time training and three years for part-time training.

The time for full-time doctoral training shall be four years for holders of a university degree; between two and three years for holders of a master’s degree. The time for part-time doctoral training shall be five years for holders of a university degree; from three to four years for holders of a master’s degree.

Article 4.- Postgraduate training institutions

1. Postgraduate training institutions are universities and scientific research institutes that are assigned by the Prime Minister the postgraduate training tasks; with universities providing master’s and doctoral training while scientific research institutes providing doctoral training and coordinating with universities in providing master’s training.

2. Conditions for being assigned the postgraduate training tasks:

a/ Having a strong contingent of science workers who hold the degree of doctor or doctor of science or the title of associate professor or professor; the capacity to formulate the training programs and organize the implementation thereof, the capacity to organize supervision and arrange supervisors for Master’s dissertations or doctoral theses.

b/ Having necessary material and technical bases for the study and scientific research of postgraduate trainees and students.

c/ Having experiences in the work of scientific research, training and fostering the contingent of science workers, technicians, as demonstrated in the completion of scientific research projects at doctoral thesis’s level, the fulfillment of research tasks in the projects under the State-level or ministerial-level programs, as well as in good organization of scientific activities and postgraduate fostering classes.

3. Postgraduate training institutions which fail to maintain the conditions stated in Clause 2 of this Article or fail to fulfill or refuse to perform their assigned tasks shall be suspended from performing the postgraduate training tasks.

Chapter II

MASTER’S TRAINING

Section 1. MASTER’S TRAINING PROGRAMS

Article 5.- Requirements for master’s training programs

1. The master’s training programs must assure to supplement and raise postgraduate trainees’ knowledge already studied in universities; modernize their specialty knowledge; enhance their interdisciplinary knowledge; enable them to fulfill their professional work and scientific research in the specialized branches of their study.

2. Each master’s training program must include a volume of between 80 and 100 credits, with a credit being equal to around 15 theoretical lecture periods, 30 to 40 empirical, experimental or seminar periods, 45 to 60 periods for essay or dissertation writing. To absorb one theoretical, empirical or experimental credit students must spend at least 30 preparatory periods.

3. A Master’s training program include three units:

a/ Unit 1- Background knowledge: including philosophy and foreign language courses, which are intended to equip the students with methodological knowledge and means so that they can proceed with the study of subjects in the unit on base and specialized knowledge, and investigation into the dissertation topics.

b/ Unit 2 - Base and specialized knowledge: including study subjects to supplement and improve base and interdisciplinary knowledge, broaden and update specialized knowledge, including specialized informatics and the scientific research methodology of a particular branch, helping students to have a firm theoretical understanding and practicing capability, the capability for practical activities to solve professional problems. This unit consists of two groups of study subjects :

- Group of compulsory study subjects: including those with essential contents of a particular branch and specialty, some of which are generally prescribed by the Ministry of Education and Training for each branch at the proposal of the Council of the Branch or Subject.

- Group of optional study subjects (accounting for a maximum of 30% of the training volume of unit 2), including those intended to meet the different career requirements of students in the same specialized branch of study. Students shall propose their options for appropriate subjects under the guidance of the study subject section or subject lecturers and must ensure the prescribed number of credits.

c/ Unit 3 – Master’s dissertations: Master’s dissertation topics are specific scientific, technical or managerial issues either assigned by training institutions or proposed by the students, agreed upon by their supervisors and approved by the Department’s Scientific and Training Council and the training institutions.

Article 6.- Structure of a master’s training program

The structure of a master’s training program is formulated the basis of the training characteristics, requirements and objectives of a branch or specialized branch of study.

Following are two types of structure of the master’s training program:

Type 1: applicable to training programs intended mainly to equip students with knowledge and practicing skills. This structure is composed of:

Unit 1 accounting for 20% of the volume of the training program;

Unit 2 accounting for 65-70% of the volume of the training program;

Unit 3 accounting for 10-15% of the volume of the training program.

Type 2: Applicable to training programs for those engaged in scientific research work. This structure is composed of:

Unit 1 accounting for 20% of the volume of the training program;

Unit 2 accounting for 50-55% of the volume of the training program;

Unit 3 accounting for 25-30% of the volume of the training program.

Article 7.- The framework program

The framework program is formulated on the basis of the program requirements and structure stated in Articles 5 and 6 of this Regulation. The framework program of each specialized branch of study must clearly state the training objectives and requirements of the specialized branch of study; the training program structure, the total number of credits; the structure, principal contents and credit distribution of different subjects on base and specialized knowledge; time distribution for theoretical training, practice and ways of assessment of each course.

The framework program of each specialized branch of study is developed by each training institution or group of training institutions. The framework program of each specialized branch of study must be adopted by the Scientific and Training Council of the training institution and approved by the Ministry of Education and Training when assigning the specialized training tasks to the training institution.

Apart from the study subjects prescribed by the Ministry of Education and Training, other subjects may be adjusted and/or added when necessary by the training institution provided that such adjustments and/or additions are passed by its Scientific and Training Council, reported to the Ministry of Education and Training and filed at the training institution as the legal basis for organization of training.

Section 2. ORGANIZATION OF MASTER’S TRAINING

Article 8.- Organization of tuition

1. Organization of the tuition of different subjects in a master’s training program rests with the training institution, which includes the determination of the requirements and contents of study subjects, the elaboration of tuition plans on the basis of the framework program already approved.

The subject content must be revised, updated, supplemented and modernized to meet the requirements of scientific and technological development of the branch. The revision and/or supplement of a subject’s basic content must be passed by the Department’s Scientific and Training Council and the dossiers thereof must be filed at the training institution.

2. At the beginning of a study course, the training institution must notify students of the study plan and curricula for the whole course, the plan on the test, examination and assessment of each subject of the specialized branches of study, the timetable for defense of graduation dissertations, rules on study and recognition of graduation, duties and interests of students.

3. Teaching of the subjects in the master’s training program must be effected through the combination of in-class tuition, self-study and self-inquiry, with importance being attached to promoting the students’ practice skills and capability to identify and solve professional problems.

4. In order to implement the tuition plan, a detailed syllabus must be prepared for every study subject and approved by the study subject section. Such a detailed syllabus must clearly identify:

a/ The objectives, contents and teaching methods for each part, chapter and section.

b/ The time for class tuition and practice sessions.

c/ The reading list.

d/ The requirements for assignments, essays, regular tests and final examinations.

e/ Mark proportions of regular tests, assignments, essays and final examination.

f/ Full names, academic degrees, titles (associate-professor or professor) of the subject’s lecturers.

5. The head of the study subject section shall have to arrange lecturers, check the formulation and implementation of the timetable for theoretical teaching and practice, assignments, tests, essays and final examinations of study subjects under the management of the study subject section for each training course.

6. The training institution shall have to work out tuition plans for all subjects of each specialized study branch for every training course and manage the implementation thereof.

7. The head of the training institution shall have to organize the inspection and supervision of the implementation of the tuition plans and timetables, compilation of detailed syllabuses and subject assessment by lecturers.

Article 9.- Subject assessment

1. General provisions

The assessment of study subjects shall be effected through assignments, regular tests, essay writing and final examinations. Each subject must be assessed at least twice through assignments or essays or tests and final examinations. Tests and final examinations may take oral or written form.

2. Organization of subject assessment

a/ Subject lecturers organize regular tests, assignments and essays as required by the subject’s detailed syllabus.

The study subject section and the subject lecturers organize the subjects’ final examinations. The study subject section’s head shall have to organize the preparation of final examinations’ questions or use the bank of examination questions. Examination questions must conform to the subject’s content.

Annually, the training institution must research into and analyze the examination results of various subjects in the training program so as to ensure the scientific preparation of examination questions and the accurate and fair examination and assessment.

b/ Regular test scripts, assignments and essays of a course shall be marked by the subject lecturers. Final examination scripts must be marked by two lecturers, who shall agree upon a common mark. Where they cannot reach agreement on a common mark, they shall submit the case to the study subject section’s head for decision.

c/ The subject-assessing marks (including the regular test, assignment, essay, and final examination marks) shall be given according to a scale of 0 to 10, if a fractional mark is given, only the decimal fraction 0.5 is accepted. The subject mark is the aggregate of the subject-assessing marks already multiplied with their corresponding marking proportions prescribed in the subject’s detailed syllabus, rounded up to one decimal fraction. The subject shall be considered satisfactory if its mark is from 5.0 upward.

d/ The subject-assessing marks must be publicized right after the marking is finished. The subject-assessing marks and the subject marks must be inscribed in the subject mark sheet for each training course according to the uniform form set by the institution, bearing the signatures of markers and head of the study subject section.

e/ Each subject’s assessing marks and overall mark of each student must be inscribed in the general mark registry of the training course.

g/ The head of the training institution shall provide for the preservation of examination scripts, the marking procedures and archiving of marked examination script. Marked examination scripts must be kept at least for three years after the end of the training course. The other dossiers and documents of regular tests and final examinations must be archived at the institutions for a long time.

3. Conditions for sitting the final examinations

Students shall be allowed to sit the final examinations if they meet the following conditions:

a/ Attending at least 80% of the theoretical lecture periods prescribed in the subject’s detailed syllabus.

b/ Participating in all practice sessions and academic activities.

c/ Getting all assignment, regular test and essay marks as prescribed for the subject.

Students who fail to attend one of the practice sessions with plausible reasons shall be considered and arranged for other sessions by the head of the study subject section, who fail to participate in an academic activity for plausible reasons shall be considered and arranged by the head of the study subject section for submission of an academic report instead.

Students who miss one of the regular tests or final examinations for plausible reasons shall be permitted to take the make-ups (in this case they shall be considered as taking the first examination). The timetable of make-ups must be determined in the teaching timetable. Re-examination shall not be organized for students with regular test marks below 5.

Apart from the regular rests and final examinations stated in the teaching timetable and announced right at the start of the training course, no other examinations shall be organized.

Students who are not qualified to sit the final examination for a particular subject shall have to repeat such subject in the next course.

4. Students who fail any subject with unsatisfactory mark(s) may take the second final examination therefor. The reexamination schedule must be fixed and announced in the teaching schedule at the start of the training course and organized at least four weeks after the first examination. For this time, the subject mark shall be recalculated according to the second examination mark and must be clearly inscribed as such.

A student whose subject mark remains unsatisfactory even with the re-examination result must repeat the subject in the next course. The number of subjects in a study course re-taken by a student in the next course must not exceed three and he/she must self-finance the study of such units. A student who has to repeat four subjects or has repeated from one to three subjects but the mark of one of these subjects remains under 5, shall be suspended from study.

5. All mark-related complaints shall be settled according to the regulations of the training institutions within one month after the announcement of the examination results.

6. Handling of breaches in the subject-assessing process

The handling of breaches during regular tests and final examinations shall comply with the regulations on qualifying postgraduate examinations. Students who fraudulently copy others’ assignments or essays shall get mark zero (0) for such assignments or essays.

Article 10.- Master’s dissertations and supervisors

1. The head of the training institution shall issue decisions on assigning the Master’s dissertation topic and one supervisor to every student to complete the dissertation. The content of a dissertation must reveal the student’s theoretical knowledge and practice skills in his/her specialized field of study as well as the methods to deal with the raised question. The dissertation’s findings must prove the author’s capability to apply the research methodology and knowledge absorbed in the study process to dealing with the topic. Master’s dissertations of the program structure of type 2 should contain new proposals or findings.

2. Supervisors of Master’s dissertations must meet all the criteria stated in Article 32 of this Regulation. Holders of the title of associate professor or professor, or the degree of doctor of science may supervise 5 students at most at a time. Holders of the degree of doctor may supervise 3 students at most at a time.

3. Students shall be allowed to defend their Master’s dissertations if they fully meet the following conditions:

a/ Having passed the subjects in the program prescribed for the specialized branch of study.

b/ Obtaining their supervisor’s approval to defend their dissertations.

c/ Not being course to a warning or a more severe form of discipline.

Article 11.- The Master’s Dissertation-Marking Board

1. The Master’s Dissertation-Marking Board shall be set up by decision of the head of the training institution. Such a board has five members who are holders of the degree of doctor or doctor of science or the title of associate professor or professor, compatible to the students’ specialized field of study, two of whom are from outside the training institution. The Board’s composition includes a chairman, a secretary, two critics and a member.

The critics must be knowledgeable about the dissertation’s topic and must not be co-authors with the defenders of the publicized works related to the dissertation’s topic. The Board’s members must be responsible before law for the truthfulness of their comments on and assessments of the dissertation.

The Board’s members must not be parents, spouses, children or siblings of the dissertation’s author.

No board shall be set up for trial defense of any dissertation.

2. The dissertation defense shall not be conducted in one of the following circumstances:

a/ The Board’s chairman is absent.

b/ The Board’s secretary is absent.

c/ The critic who has an opinion disapproving the dissertation is absent.

d/ Two or more members of the Board are absent.

Dissertations must be publicly defended. For dissertations related to national secrets, their defense shall be conducted according to separate guidance.

3. The training institution shall work out the regulations on the way of assessing and marking dissertations and guide the Board’s members to follow. The assessment of a dissertation must ensure the accurate evaluation of the student’s level of knowledge, ability to apply knowledge to solving questions raised by the dissertation topic. The marks given by the Board’s members are on a scale of from 0 to 10, if a fractional mark is given, only the decimal fraction of 0.5 is accepted. The mark of a dissertation is the mean of the marks given by the Board’s members present at the defense ceremony, calculated up to one decimal fraction and not rounded up.

A dissertation is deemed unsatisfactory if it gets a mark below 5. In this case, the student is allowed to rewrite it for the second-time defense. The time for a training course’s second-time defenses must be within from four to six months after the last day of the period of first-time defenses. Students themselves shall bear all costs of rewriting and re-defense of their dissertations. Third-time defense shall not be organized.

Article 12.- Changes in the training process

1. For plausible reasons, students may request for permission to change to other training institutions on condition that they are still in the prescribed study time and theirs request are approved by the training institutions where they are studying and they are admitted by the new institutions. It is the new training institutions that decide whether or not to accept the study results already obtained by the students and determine the additional study subjects they need to take.

2. Students may ask for permission to change their specialized study field in the same branch once, which share the same subjects for entrance examinations as well as the same compulsory subjects of the base knowledge unit. Any change of the specialized branch of study shall be permitted only where there are plausible reasons and before the start of the unit on specialized knowledge.

3. In special cases due to a force majeure event, students may ask for permission to defer their study not more than once and continue their study in the next course; or to defend their dissertations in the re-defense period or with the next course.

4. The heads of training institutions shall consider and decide whether or not to permit students to shift to new training institutions, change their specialized study field, defer their study; to send back to their localities or employing agencies students who fail to complete the training program or who are suspended from study under Clause 4, Article 9 of this Regulation and report such to the Ministry of Education and Training.

Article 13.- Awarding master’s degrees and mark sheets

After the completion of the training course at the prescribed time, the heads of training institutions shall organize the consideration and recognition of graduation for students who have got the pass marks for all study subjects and dissertations as required by the training programs. Before awarding degrees, the heads of the training institutions shall report to the Ministry of Education and Training the list of students who have been recognized as having graduated from training courses according to the form set in the Ministry of Education and Training’s Guidelines on the organization and management of postgraduate training.

Graduates shall be awarded the master’s degrees together with the whole-course mark sheets by the heads of the training institutions. A whole-course mark sheet must clearly inscribe the names of the study subjects, the number of credits of each subject, the subject mark, the total number of credits of all subjects, the overall mark of all subjects, the title and mark of the dissertation, and the list of the members of the Dissertation-Marking Board.

Chapter III

DOCTORAL TRAINING

Section 1. DOCTORAL TRAINING PROGRAMS

Article 14.- Requirements for doctoral training programs

1. The doctoral training programs must assure to help postgraduate students to improve and consolidate their basic knowledge, acquire a deep specialized knowledge, have the capabilities for independent scientific research and creative professional activities.

2. A doctoral training program consists of three units:

a/ Unit 1- The study subjects of the master’s training program prescribed at Points a and b, Clause 3, Article 5 of this Regulation.

Postgraduate students with a master’s degree for the same specialty shall not have to study this unit. Those who have a master’s degree in the course close to that in which they are trained for a doctorate must take necessary additional subjects to acquire the knowledge like those with the master’s degree in the same specialty.

b/ Unit 2 - Doctoral majors

The doctoral majors aim to equip postgraduate students with the scientific research capabilities, update and raise the knowledge relevant to the topics of their theses, helping them to properly treat the thesis topics.

Annually, the heads of the training institutions shall have to approve the list of majors for each specialized branch of training. The number of majors for each specialized branch must be large enough for their options. Supervisors shall help doctoral students to select majors which are suitable and practical for inquiry into their theses’ topics. Each doctoral student must complete at least three majors with a total volume of between 5 and 10 credits (credits are prescribed in Clause 2, Article 5 of this Regulation).

c/ Unit 3- Doctoral theses

The doctoral thesis must be a scientific work containing new valuable contributions in a particular scientific domain, demonstrating the student’s independent and creative scientific research capabilities. Such new contributions may include:

- New findings or proposals that supplement, develop or further diversify the existing knowledge pool of the specialty.

- Creative applications and scientific developments based on existing achievements, aiming to meet the practical socio-economic and scientific-technological requirements.

Section 2. ORGANIZATION OF DOCTORAL TRAINING

Article 15.- Management of doctoral students

1. In the study process, doctoral students are considered members of the study subject section or research bureau (hereinafter collectively called the study subject section) of the training institutions.

2. The study subject section has the tasks of:

a/ Proposing supervisors for doctoral students and define doctoral students’ research topics.

b/ Determining the plans on training doctoral students, creating conditions, monitoring and supervising the implementation thereof.

c/ Managing doctoral students during the study and research process.

d/ Organizing regular academic activities so that students can report on their research results and doctoral majors.

e/ Organizing the assessment of doctoral students’ theses before they can be defended at the State level.

Article 16.- Supervisors of doctoral students

1. Before enrolling doctoral students, the training institutions must announce the list of potential supervisors as well as possible research areas so as to create conditions for candidates to choose appropriate supervisors. Supervisors of doctoral students must meet the criteria set in Article 32 of this Regulation and submit to the direction of the study subject section.

2. Doctors of science, professors and associate professors who are experienced in doctoral fostering and training and scientific research may supervise doctoral students independently if so approved by the training institutions.

3. If a doctoral student is assigned two supervisors:

a/ One of them acts as the principal supervisor assuming the prime responsibility and directing the supervisors’ collective to fulfill the prescribed tasks.

b/ The other acts as the secondary supervisor responsible for participating in the supervisors’ collective’s activities guiding the doctoral students according to the principal supervisor’s assignment.

4. Doctors of science and professors may supervise or participate in supervising 5 students at most at a time. Doctors and associate professors may supervise or participate in supervising 3 students at most at a time. Each supervisor may supervise not more than 2 students of the same course.

5. After the Ministry of Education and Training issues decisions to recognize doctoral students, the heads of the training institutions issue decisions on the lists of supervisors and report them to the Ministry of Education and Training.

Article 17.- Organization of the study of subjects under the master’s training program

Training institutions shall make plans on the doctoral students’ study and examinations of subjects prescribed at Point a, Clause 2, Article 14 of this Regulation with the master’s classes and courses of their own or other institutions.

Article 18.- Carrying out doctoral majors

Doctoral majors shall be carried out by doctoral students through self-study and self-research with the help of their supervisors. The assessment and marking of doctoral majors shall be done through the students’ presentation of their majors before a major-marking sub-committee at an academic symposium. The major-marking sub-committee shall consist of three members who have the degree of doctor or doctor of science or the title of professor or associate professor, and a profound knowledge of the students’ majors. The heads of training institutions shall issue decisions on setting up the major-marking sub-committees.

Article 19.- Carrying out doctoral theses

Doctoral students shall have to report on their research outlines, study plan and research plan for carrying out their thesis when they are dispatched to join the subject section’s activities. In the course of carrying out their thesis, students must participate in all scientific symposiums of the subject section, make scientific reports, write scientific articles, and participate in scientific activities relevant to their research tasks inside and outside the training institutions. Doctoral students must spare some time for taking part in the teaching work at universities or guide scientific research at research institutes according to the assignment of the study subject section.

Article 20.- Thesis content and form

1. A doctoral thesis must show that its author has achieved the objectives and met the requirements regarding knowledge and scientific research methods, made new contributions to the specialty as prescribed at Point c, Clause 14 of this Regulation. The thesis must be written in a cohesive and concise fashion in this order: foreword, chapters, conclusions, list of references and annexes (if any).

2. The sources of materials or other people’s findings used in the thesis must be cited. The use of co-authors’ proposals or results must be also clearly stated. If a thesis uses another person’s materials (quotations, tables, diagrams, formulas, as well as other materials) without referring to the author and material source, it shall not be approved for defense.

3. If the thesis is a scientific work or part of the scientific work done by a collective with its author being the main contributor, such must be reported and all documents showing the consent of all members of the collective must be produced to the training institution.

4. Regarding their presentation, theses must be written in a coherent, explicit and clean fashion in strict accordance with the guidance of the Ministry of Education and training.

A doctoral thesis may be written in around 45,000 words (about 150 pages, excluding drawings, tables, diagrams, references and annexes), printed on A4 paper (210mm x 297mm). Social science theses may be longer but not exceeding 30% of the above limit.

Erasure and correction in theses are strictly forbidden.

Theses must be bound in hard-cover.

Article 21.- Changes in the training process

1. Any change in the thesis’s topic shall be accepted only with plausible reasons and in the first semester of the training program.

2. The addition or change of supervisor shall be made only when it is really necessary and at least one year before the end of the doctoral student’s study duration.

3. When having plausible reasons, students may ask for permission to shift to other training institutions provided that they have at least one year to complete the prescribed study time and their requests are approved by the training institutions where they are studying and the new institutions agree to admit them. The new training institutions shall decide whether or not to accept the study results the students already obtained and determine which additional subjects or majors they need to take.

4. Doctoral students shall be deemed to have completed their training program on time if within the prescribed duration, they have successfully defended their theses before the State-level Thesis-Marking Council.

If a student is unable to complete his/her training program on the prescribed time, at least three months before the deadline, he/she must make a written request for an extension of the study time. The extension shall be granted only when there are plausible reasons and with conditions that, within the extended time, the student shall complete his/her study and research tasks. Any extended time must not exceed 12 months.

5. At the end of the training duration or after having successfully defended their theses, doctoral students shall be sent back to their employing agencies or localities. Those who have not yet finished their theses may, within two years after the end of the training duration, return to the training institutions, asking for permission to defend their theses if it is so proposed by their agencies or localities, agreed by their supervisors and approved by the training institutions. For this case, the doctoral students shall bear all thesis defense costs.

6. The heads of training institutions shall consider and decide the adjustment or change of the thesis topics, the extension of the study duration for doctoral students for up to six months, the addition or change of supervisors, the return of students to their localities or employing agencies and report thereon to the Ministry of Education and Training. The change of the training institution, the extension of the study duration for over six months and the extension thereof for foreign students shall be decided by the Ministry of Education and Training.

Section 3. ORGANIZATION OF ASSESSMENT OF DOCTORAL THESES

Article 22.- Assessment of doctoral theses

Assessment of a doctoral thesis shall be carried out in two steps:

1. Thesis assessment in the study subject section

2. Thesis assessment at the State level.

Article 23.- Assessment in the study subject section

1. After a doctoral student has finished his/her thesis and training program prescribed in Article 14 of this Regulation, announced the principal contents of his/her thesis in at least two articles published in different science journals, the study subject section shall organize the assessment of the student’s thesis.

2. The head of the training institution shall issue a decision on setting up the Thesis-Assessing Board. Such a board shall consist of from 5 to 7 members who hold the degree of doctor or doctor of science or the title of professor or associate professor, of whom two shall act as introducers of the thesis. Most of the Board’s members are staff of the study subject section and the training institution; scientists from outside the training institution may be invited to join the Board.

3. The Board’s members must peruse and comment on the draft thesis. Assessing the thesis in the study subject section is an academic activity of the study subject section, with the participation of many scientists of the same specialty or those close to that of the thesis’s topic, as well as interested people, aiming to assess the achieved results, point to flaws in the content and form of the thesis so that the doctoral student makes supplements and/or revisions. If the thesis is satisfactory and passed by the study subject section, the training institution shall prepare necessary dossiers and formalities for proposing the student’s thesis defense at the State level.

4. The thesis assessment in the course section is of advisory value for the head of the training institution to propose the Minister of Education and Training to permit the student to present his/her thesis before the State-level Thesis-Marking Board.

Article 24.- The State-level Thesis-Marking Board

Within no more than three months after the thesis is passed by the study subject section, the training institution shall have to transfer the dossier proposing the student’s thesis defense at the State level to the Ministry of Education and Training. The Minister of Education and Training shall make a decision on setting up the State-level Thesis-Marking Board.

Before setting up the State-level Thesis-Marking Board, the Ministry of Education and Training shall invite two independent critics of the thesis. Independent critics are scientists who have good ethic qualities, firm professional qualifications in the field of the doctoral student’s thesis topic, high scientific prestige and the ability to defend their own scientific ideas. Opinions of independent critics shall be of advisory value for the Minister of Education and Training in considering whether or not to permit the student to defend his/her thesis.

The State-level Thesis-Marking Board shall consist of 7 members who are scientists with the degree of doctor (for three years or more) or the degree of doctor of science, or the title of professor or associate professor, good ethical qualities, profound knowledge of the thesiss research topic. The Board shall be composed of a chairman, a secretary, three critics and other members. The number of members from the training institution must not exceed three.

Members of the Thesis-Marking Board must not be parents, spouses, children or siblings of the defending doctoral students.

Critics must be from different agencies and must not be co-authors with the doctoral student in the publicized works related to the topic of the thesis.

Article 25.- Conditions for organization of the State-level thesis defense

1. The training institution must directly organize the student’s thesis defense. Students must not participate in the process of preparing for and organizing their defense, not contact any Board members before their official written comments are sent to the training institution.

2. The training institution shall organize the doctoral student’s thesis defense if the following conditions are met:

a/ All written comments of the State-level Thesis-Marking Board’s members have been sent to the training institution 15 days before the thesis defense day.

b/ The thesis and its abstract have been sent to the scientists, scientific organizations and displayed for comments at the reading hall of the training institution’s library at least 30 days before the thesis defense day.

c/ There are at least 10 brief written comments on the thesis made by the scientists holding the degree of doctor or doctor of science or the title of professor or associate professor within and without the training institution.

d/ The time, venue and topic of the thesis to be defended must be announced on the central or local dailies at least 10 days before the thesis defense day.

3. The Board shall not meet to mark the thesis if one of the following circumstances occurs:

a/ Its chairman is absent.

b/ Its secretary is absent.

c/ The critic who has an opinion disapproving the thesis is absent.

d/ Two or more of its members are absent.

e/ The doctoral student is course to a warning or a more severe discipline.

g/ Any of Points a, b, c and d has not been fully complied with.

Article 26.- Organization of the State-level thesis defense

1. Theses must be publicly defended. Those theses involving State secrets shall be defended under a separate guidance. The thesis defense must be an academic discussion between the thesis author and the Board’s members and other participants, ensure academic principles and ethics. All the Board’s members shall have to get to know thoroughly the thesis before the defense takes place.

2. The thesis shall be assessed by secret vote. The Board’s members may only vote approval or disapproval. An abstention vote shall be considered as disapproval. If approving the thesis, on the basis of its new contributions, theoretical, empirical or practical, the voter may grade the thesis as distinction or not.

The thesis shall be considered satisfactory and approved by the Board if at least three quarters of the number of its present members vote for it. If 100% of the Board’s present members cast approval votes and grade the thesis as distinction, the doctoral student shall be considered and commended by the training institution and the Ministry of Education and Training.

3. The Board must make a resolution on the thesis, clearly stating its basic scientific conclusions; scientific bases and reliability of the theoretical perceptions and conclusions presented in the thesis; its new points, the theoretical and practical significance together with the proposals on how to use its research findings; constraints and shortcomings in its form and content; the extent of satisfaction of the requirements for a doctoral thesis; the Board’s recommendations to the Ministry of Education and Training on the recognition and awarding of the doctoral degree to the doctoral student. The Board’s resolution shall be voted by show of hands.

4. If the thesis is disapproved by the Thesis-Marking Board, the doctoral student shall be allowed to revise it and propose for the second defense which should be organized at least 12 months and at most 24 months after the date of the first defense. The composition of the Board shall remain the same. If a member is away, the Ministry of Education and Training shall add a substitute member. The doctoral student shall bear all costs of the second defense. The third defense shall not be organized.

Article 27.- Evaluation and awarding of doctoral degrees.

Within two weeks after the defense of the thesis before the State-level Thesis-Marking Board the training institution shall have to transfer to the Ministry of Education and Training the full dossier of the thesis defense ceremony.

The Ministry of Education and Training shall evaluate the thesis defense results. In case of necessity, the Ministry of Education and Training shall set up a Board to evaluate the thesis’s quality, the training process and, the working process of the State-level Thesis-Marking Board.

The Minister of Education and Training shall consider and decide the recognition the academic title and award the doctoral degrees to the doctoral students who have successfully defended their theses.

Chapter IV

POSTGRADUATE FOSTERING

Article 29.- Objectives of postgraduate fostering

Postgraduate fostering is a mode of informal training aim to provide new knowledge, supplement, update and modernize already learnt knowledge, satisfy the imperative demands arising in the work or profession of people holding university or higher degree. Postgraduate fostering is encouraged to be regularly held at postgraduate training institutions.

Article 30.- Postgraduate fostering program

The postgraduate fostering program shall be formulated to meet the practical requirements of scientific-technological and socio-economic activities. The contents of the postgraduate forstering program should be regularly renewed and supplemented in order to achieve the set objectives. Annually, the postgraduate training institutions shall work out plans on the program formulation and fostering organization and widely announce their postgraduate fostering programs.

Article 31.- Tasks and interests of participants in postgraduate fostering

Participants in postgraduate fostering shall bear all or some expenses for their study, depending on the funding capability of their employing ministries, localities or agencies.

Upon completion of the fostering programs, participants shall be granted postgraduate fostering certificates by the heads of the training institutions. The postgraduate fostering certificates shall be valid for the assessment of participants’ progresses in their work and profession.

Chapter V

LECTURERS

Article 32.- Criteria of postgraduate lecturers

1. Postgraduate lecturers are those who work as lecturers or tutors (guiding practices, assignments and discussions) of the subjects covered by the postgraduate fostering programs, the master’s training programs, and as supervisors of students to carry out master’s dissertations or doctoral theses.

2. Postgraduate lecturers must meet the following criteria:

a/ Having a clear personal record, good political, ethical and personal qualities;

b/ Holding the master’s or higher degree, for lecturers of postgraduate fostering programs and tutors of the master’s training programs; holding the degree of doctor or doctor of science or the title of professor or associate professor, for lecturers of theoretical subjects covered by the master’s training programs, supervisors of master’s degree dissertations or doctoral theses.

3. For several branches where there are few people of doctor degree, the training institutions may select principal lecturers with master’s degree to give the theoretical lectures on subjects under the master’s training programs, but must report such to the Ministry of Education and Training.

4. In addition to the general criteria, supervisors of dissertations or theses must meet also the following criteria:

- Supervisors of master’s degree dissertations must be those who have the capability to independently conduct and organize scientific research and have their scientific works already publicized.

- Supervisors of doctoral theses must be those who have obtained the doctor degree for at least three years; made certain contributions to training as well as scientific research; have plans to conduct research and have publicized scientific works which are relevant to the doctoral students’ research topics or fields.

5. It is encouraged to invite foreign scientists who fully meet the criteria in Clauses 2 and 4 of this Article to participate in the postgraduate training in Vietnam.

Article 33.- Tasks of postgraduate training lecturers

1. To seriously and fully implement the training plans and programs, observe the regulations of training institutions and the Ministry of Education and Training.

2. To regularly improve their teaching methods, raise the training quality, provide advice and help to trainees, postgraduate students in their study and research.

3. Supervisors of trainees and postgraduate students shall have the tasks:

a/ To determine plans and programs for realizing the research topics.

b/ To guide doctoral students to carry out doctoral majors and check their performance.

c/ To organize, guide, monitor, check and urge trainees and postgraduate students to do scientific research and complete their dissertations or theses.

d/ To make periodical comments and reports to the study subject section on the study, research and progresses of their students in each year.

e/ To certify the achieved results, reviewing the trainees’ dissertations or doctoral students’ theses and propose on the student’s defense thereof.

4. Other tasks as prescribed by law.

Article 34.- Rights of postgraduate lecturers

1. To be entitled to receive training and fostering to raise their professional qualifications.

2. To be entitled to postgraduate training remuneration according to the Government’s regulations.

3. Other rights as prescribed by law.

Chapter VI

POSTGRADUATE STUDENTS

Article 35.- Postgraduate students

1. Postgraduate students are those who are following postgraduate fostering programs, master’s training programs (called trainees) and doctoral training programs (called doctoral students).

2. Citizens of the Socialist Republic of Vietnam may pursue postgraduate education or research if:

a/ They have a clear personal record, are not being examined for penal liability;

b/ They are fully qualified for and passed postgraduate entrance examinations organized by postgraduate training institutions or admitted as graduating students.

The conditions for taking and passing examinations, and graduating students are prescribed in the Regulation on Postgraduate Enrolment.

3. Students who are following master’s or doctoral training programs in a specialized branch or at a certain training institution shall not be allowed to concurrently study, or take the entrance examination in another specialized branch or at another postgraduate training institution.

4. Foreigners who pursue postgraduate education in Vietnam shall observe the Ministry of Education and Training’s Regulation on foreign students in Vietnam.

Article 36.- Tasks of postgraduate students

Postgraduate students shall have the following tasks:

1. To fulfill their study and scientific research plans as scheduled in the programs and plans of the training institutions. To report in full and on time their study and research results to the training institutions.

2. To pay tuition fees according to the Government’s regulations.

3. To respect the lecturers, administrators and employees of the training institutions, to abide by the State’s laws, the regulations and rules of the training institutions.

4. To preserve and protect the training institutions’ properties.

5. Other tasks as prescribed by law.

Article 37.- Rights of postgraduate students

Postgraduate students have the following rights:

1. To be respected, equally treated and provided with all information on their study by training institutions.

2. To participate in activities of mass and social organizations in the training institution.

3. To have access to libraries, scientific materials, laboratories, facilities and other material bases of the training institutions and their coordinating establishments in service of their study and scientific research.

4. To receive their salaries and salary-based allowances in full, for students who are State officials and employees, which are paid by their agencies.

5. To devote time to their study and research according to the training program prescribed in Article 3 of this Regulation.

6. Other rights as prescribed by law.

Chapter VII

MANAGEMENT OF POSTGRADUATE TRAINING

Article 38.- Responsibilities of postgraduate training institutions

The training institutions have the following responsibilities:

1. To work out annual enrollment plans and quotas for different specialties, which must be approved by their managing ministries and reported to the Ministry of Education and Training.

2. To develop and manage the training programs, textbooks and teaching plans for the specialties allowed for training; draw up dossiers proposing the Ministry of Education and Training to assign them new specialties for training.

3. To organize annual enrollments according to the assigned quotas and the Ministry of Education and Training’s regulations.

4. To issue decisions on recognizing successful examinees; report and propose to the Ministry of Education and Training to issue decisions on recognizing postgraduate students; to issue decisions on approving the list of supervisors and postgraduate students’ research topics.

5. To organize training according to the approved programs.

6. To identify research topics for postgraduate students and officially register them in their scientific research plan.

7. To organize the assessment of theses in the study subject sections and the State-level thesis defense for doctoral students according to the Ministry of Education and Training’s regulations.

8. To create conditions, supply necessary equipment, supplies and means for the doctoral students in their study and research like for the science workers of the training institutions.

9. To manage the training process, the study and research of trainees and doctoral students, the examination and awarding of certificates and mark sheets.

10. To award the master’s degrees and manage the awarding of the master’s degrees according to their competence.

11. To hold postgraduate fostering classes and grant certificates thereof.

12. To manage their funding; mobilize additional funding sources, use and manage other resources for postgraduate training according to the Government’s regulations.

13. To organize and manage scientific research activities on postgraduate training.

14. To enter into international cooperation in postgraduate training according to the Government’s regulations.

15. To organize supervision and inspection of the observance of the regulations on postgraduate training.

16. To report to the Ministry of Education and Training on their decisions on recognizing trainees, decisions on recognizing supervisors and research topics of doctoral students, the lists of graduate students, decisions on awarding the master’s degrees, and other decisions according to this Regulations, to make periodical reports on their postgraduate training work according to the Ministry of Education and Training’s regulations.

Article 39.- Financial sources for postgraduate training

1. The financial sources for postgraduate training include the funding allocated by the State, tuition fees paid by trainees and postgraduate students, contributions of those who are other than State officials and employees sent to study according to prescribed quotas, other financial sources.

2. State officials and employees who are sent for postgraduate training according to prescribed quotas, who are still in the prescribed study time, even in extended time, shall receive financial support from the State.

Other subjects shall have to pay for training expenses. The level of their payment shall be equivalent to the State’s funding for master’s or doctoral training.

3. Graduating students who proceed directly from university students shall enjoy the training funding and provided with stipends.

4. For doctoral theses carried out at the request of the agencies which send the doctoral students, such agencies shall have to provide support with necessary funding, supplies, equipment and means for the doctoral students in their study and research.

5. Postgraduate students who have enjoyed the States training funding but refuse the postings after their graduation shall have to indemnify the training funding according to the Government’s regulations.

6. State officials and employees who are dispatched by their employing agencies for master’s or doctoral training for the second or more time shall have to bear all training costs.

7. Remuneration for foreign postgraduate lecturers shall be the same as for Vietnamese lecturers, taken from the financial source for postgraduate training. Other expenses shall be covered by the inviting training institutions.

Chapter III

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 40.- Commendation

1. Lecturers who make achievements in providing high-quality postgraduate training shall be commended by the training institutions or the Ministry of Education and Training. The results of the doctoral students’ training shall be regarded as one of the valuable scientific contributions in the consideration and recognition of the title of associate professor or professor and academic commendation according to the law provisions.

2. Postgraduate students who have recorded outstanding achievements in their study or scientific research shall be commended by the training institutions or the Ministry of Education and Training. Those who make exceptionally outstanding achievements in scientific research shall be proposed to the State for commendation.

Article 41.- Handling of violations

Individuals or organizations that commit one of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of their violation, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, and if causing any damage, they shall have to pay compensation according to law provisions:

1. Illegally setting up postgraduate training institutions.

2. Breaching the regulations on organization and activities of training institutions.

3. Changing on their own will the prescribed training programs or contents; distorting training contents.

4. Making wrong or dishonest assessment of students’ study results and the quality of dissertations or theses.

5. Illegally publishing and distributing teaching materials.

6. Forging dossiers, breaching the regulations on enrollment, examination and awarding of certificates, mark sheets or diplomas.

7. Fraudulently copying dissertations, theses and scientific works of other persons.

8. Infringing upon the dignity and bodies of teachers.

9. Disrupting security and order in the training institutions or education management agencies.

10. Using the postgraduate training funding for the wrong purposes, causing loss thereof; taking advantage of postgraduate training activities to collect money in contravention of regulations.

11. Causing material damage to training institutions or training management.

12. Other acts of violating the postgraduate training regulations.

 

 

MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING




Nguyen Minh Hien

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 18/2000/QD-BGDDT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất