Quyết định 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 13/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 13/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/01/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 13/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ13/2003/QĐ-TTG
NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2003 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)
I. MỤC TIÊU:
1. Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xã hội. Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
2. Tạo bước phát triển mới trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để hỗ trợ tích cực hơn nữa nhu cầu hiểu biết pháp luật, nâng cao dân trí pháp lý trong cán bộ, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển toàn diện con người Việt Nam, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và trong xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. YÊU CẦU:
1. Kế thừa kết quả, bảo đảm tính liên tục và phát triển trong việc thực hiện các nội dung, hình thức, biện pháp đã được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể để nâng cao tính hướng dẫn thực hiện.
2. Sử dụng, khai thác hiệu quả các hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đang phát huy tác dụng với sự đổi mới trong phương thức thực hiện, bảo đảm tính phù hợp, khả thi; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đại trà, trên diện rộng với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong từng vụ việc cụ thể; từng bước ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Chọn điểm chỉ đạo và đối tượng ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ, từng ngành, từng địa phương.
3. Lồng ghép hợp lý và hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Gắn chặt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật, thực hiện Quy chế dân chủ.
B. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân
a) Nội dung chung cho các tầng lớp nhân dân: tiếp tục phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, nhất là các quy định pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, phòng chống các tệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ môi trường, các chính sách, chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn, miền núi, thành thị; trong đó chú trọng phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
b) Nội dung cho một số đối tượng cụ thể:
- Đối với nông dân: tập trung phổ biến, hướng dẫn các trình tự, thủ tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, trong đó chú trọng quyền liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất; giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải toả, đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai; nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi.
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số: tập trung phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, các trình tự, thủ tục về giao đất rừng, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với phụ nữ: tập trung phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của phụ nữ thuộc các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; quyền bình đẳng nam, nữ trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức
a) Nội dung chung cho cán bộ, công chức: phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.
b) Nội dung cho một số đối tượng cụ thể:
- Đối với cán bộ, công chức các cơ quan quản lý kinh tế: cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế (các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề AFTA, APEC, WTO), điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động chuyên môn.
- Đối với cán bộ, công chức các cơ quan quản lý văn hoá, xã hội: cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành, các quy định pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Đối với cán bộ, công chức các cơ quan bảo vệ pháp luật: cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành, nhất là quy trình, thủ tục, quy tắc khi thực thi công vụ; quy định pháp luật về bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; các thông tin về tình hình thi hành, chấp hành pháp luật.
- Đối với cán bộ chính quyền cơ sở: cần nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; quy định pháp luật về bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; quy chế dân chủ ở cơ sở; các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
Phổ biến kiến thức pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống, học tập của các em; chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em; pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp
a) Đối với người lao động: phổ biến pháp luật về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
b) Đối với người quản lý: phổ biến các quy định, trình tự, thủ tục cần thiết cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; pháp luật về thương mại, tài chính, ngân hàng, hợp tác đầu tư, xuất nhập khẩu, công đoàn, kết hợp phổ biến các chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.
c) Đối với cán bộ công đoàn: phổ biến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công đoàn, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, các quy định pháp luật về công đoàn, đình công.
5. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang nhân dân
a) Trong Quân đội và quốc phòng:
- Đối với sĩ quan, học viên các học viện, nhà trường cần nắm vững những vấn đề cơ bản của lý luận về Nhà nước và pháp luật; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính, kinh tế, xã hội liên quan đến vị trí công tác đang đảm nhiệm, địa bàn đóng quân.
- Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng cần nắm được các văn bản pháp luật thuộc chuyên ngành đang đảm nhiệm, pháp luật về kinh tế, tài chính, lao động, cán bộ, công chức...
- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên cần nắm được các quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ, dự bị động viên; các quy định thuộc lĩnh vực quốc phòng có liên quan; pháp luật về giao thông, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tệ nạn xã hội...
b) Trong lực lượng Công an:
- Đối với cảnh sát giao thông, cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội, xuất nhập cảnh, điều tra, cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến công tác, đặc biệt là các văn bản chuyên ngành, phục vụ công tác chuyên môn; các trình tự, thủ tục thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, xuất nhập cảnh, giao thông, trật tự an toàn xã hội.
- Đối với công an xã, phường cần nắm vững các quy định pháp luật liên quan đến công tác, các quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, hộ khẩu, giao thông, trật tự an toàn xã hội.
II. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHỦ YẾU CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG
Tuỳ từng đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật, điều kiện cụ thể của bộ, ngành, địa phương, việc phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện bằng các hình thức, biện pháp chủ yếu sau đây:
1. Củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương; đặc biệt chú trọng việc xây dựng, củng cố lực lượng tuyên truyền viên pháp luật ở các xã, phường, thị trấn.
- Kiện toàn Tổ hoà giải ở các thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư. Nâng cao vai trò của hoà giải viên trong việc tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
- Đưa nội dung phổ biến pháp luật và vận động chấp hành pháp luật vào hoạt động của thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích.
- Phát huy vai trò của cán bộ Công đoàn tại các doanh nghiệp trong việc phổ biến pháp luật cho người lao động.
- Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, cung cấp đủ tài liệu cần thiết cho lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu của các đối tượng:
- Tích cực huy động và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, tạp chí, tập san chuyên ngành trong phổ biến, thông tin pháp luật cho các đối tượng; tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, trang viết về pháp luật, về gương Người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trong việc chấp hành pháp luật; nâng tính định hướng, hướng dẫn dư luận của báo chí khi phổ biến, thông tin pháp luật. Củng cố và sử dụng có hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc phổ biến, thông tin pháp luật.
- Hoàn thành việc xây dựng Tủ sách pháp luật ở 100% xã, phường, thị trấn; xây dựng và củng cố Tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học. Nâng số lượng đầu sách của Tủ sách pháp luật và có cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, bảo đảm cho việc tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đa dạng hoá các hình thức đưa sách pháp luật đến nhân dân; kết hợp giữa Tủ sách pháp luật với các loại hình đọc sách ở cơ sở như: điểm Bưu điện văn hoá xã, thư viện xã, Tủ sách Bộ đội biên phòng, túi sách pháp luật ở thôn, bản, cụm dân cư.
- Biên soạn, phát hành rộng rãi các loại tài liệu pháp luật phù hợp với từng đối tượng. Biên dịch và xuất bản tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc thiểu số.
- Tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến nội dung pháp luật theo chuyên đề, theo văn bản được ban hành, theo nhu cầu của đối tượng.
- Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật thiết thực, phù hợp với từng đối tượng.
- Đưa nội dung pháp luật vào sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể, các câu lạc bộ, các hội nghề nghiệp.
- Khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật được cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng Internet. Xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử. Xây dựng và đưa vào thực hiện chương trình giải đáp pháp luật qua mạng điện thoại.
3. Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, bậc học:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục pháp luật chính khoá; tăng cường các hoạt động ngoại khoá, có các hình thức phù hợp để học sinh, sinh viên được tham gia hoạt động xã hội, được tiếp cận, tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
- Trang bị đủ sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo cụ trực quan, các phương tiện phục vụ việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường.
4. Mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý:
- Mở rộng diện đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí; tăng cường các hình thức trợ giúp lưu động phù hợp với điều kiện địa lý và trình độ dân trí của người dân trên từng địa bàn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
- Phát triển các loại hình trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể để thực hiện trợ giúp pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thành viên, hội viên.
- Hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp.
- Thực hiện cung cấp thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các trung tâm tư vấn, trung tâm dịch vụ và giới thiệu việc làm, trung tâm hướng nghiệp cho thanh niên.
5. Có các hình thức thích hợp tổ chức và phát động các đợt cao điểm, tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động chấp hành pháp luật theo từng chủ đề, nội dung cụ thể.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
- Trên cơ sở Chương trình này và tình hình thực tế, các bộ, ngành, chủ động xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm để triển khai ở bộ, ngành mình; chú trọng phổ biến, thông tin, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và công dân. Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành.
- Bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chế độ.
- Từng bộ, ngành phải định kỳ 6 tháng, 1 năm tiến hành kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở bộ, ngành mình; thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Ngoài trách nhiệm chung, các bộ, ngành sau đây còn có trách nhiệm:
a) Bộ Tư pháp:
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện tốt Chương trình.
- Chủ trì đề xuất giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Trung ương và địa phương. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Phối hợp với các bộ, ngành biên soạn đề cương phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn triển khai đến các cấp, các ngành; biên soạn và hướng dẫn các cơ quan chức năng biên soạn các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật để cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Tư pháp tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng văn bản về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức triển khai trên địa bàn quản lý, thực hiện tốt vai trò đầu mối phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng Đề án về thành lập Quỹ phổ biến, giáo dục pháp luật từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện chế độ khen thưởng hoặc đề xuất việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Bộ Văn hoá - Thông tin:
- Củng cố, phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về pháp luật của các báo, đài Trung ương và địa phương. Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan định kỳ bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cập nhật thông tin về tình hình thi hành, chấp hành pháp luật cho đội ngũ này. Thường xuyên định hướng thông tin, phổ biến pháp luật của báo chí.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng thời lượng phổ biến, giáo dục pháp luật bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài phù hợp với từng đối tượng, đúng tôn chỉ, mục đích.
- Ưu tiên trợ giá sách, báo, tài liệu pháp luật phổ thông để phục vụ cho nhân dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tăng đầu sách pháp luật trong các Thư viện. Đầu tư, phát triển hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã, thôn, bản.
- Chỉ đạo cơ quan Văn hoá - Thông tin các cấp phối hợp với cơ quan Tư pháp tổ chức biên dịch tài liệu pháp luật sang một số tiếng dân tộc thiểu số; lồng ghép nội dung pháp luật vào hoạt động của các Đội văn hoá thông tin cơ sở, Trung tâm văn hoá thông tin, Nhà văn hoá các cấp; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật trong các đội tuyên truyền, chiếu bóng lưu động.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo công tác giảng dạy pháp luật, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc dạy và học môn giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường.
- Định kỳ tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp giảng dạy pháp luật cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật.
d) Bộ Tài chính:
Chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật ở các bộ, ngành, các cấp.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp:
- Trên cơ sở Chương trình này, hướng dẫn của các bộ, ngành và tình hình thực tế, các địa phương chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm.
- Nâng cao vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương; bố trí cán bộ theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc các cơ quan, đơn vị ở địa phương. Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, lực lượng tuyên truyền viên pháp luật cấp xã ổn định, hoạt động có chất lượng và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, có chế độ đãi ngộ thoả đáng cho đội ngũ này. Tăng cường và củng cố lực lượng hoà giải ở cơ sở.
- Chỉ đạo xây dựng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá ở cơ sở trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Bảo đảm kinh phí từ nguồn ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương theo chế độ.
- Định kỳ hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
4. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ, trực tiếp của các cấp ủy Đảng. Trong quá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia và các cơ quan, tổ chức khác; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức đó phát huy vai trò, tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật.
Ngoài việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng theo Chương trình này, các cơ quan chủ trì dưới đây có trách nhiệm xây dựng, ban hành và thực hiện các Đề án sau:
1. Đề án Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới.
- Cơ quan chủ trì: ủy ban Dân tộc
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh biên phòng), ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Đề án Phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Hội Nông dân Việt Nam, Thanh tra Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Luật gia.
3. Đề án Phổ biến pháp luật cho các tín đồ tôn giáo.
- Cơ quan chủ trì: Ban Tôn giáo của Chính phủ
- Cơ quan phối hợp thực hiện: ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Tư pháp.
4. Đề án Chỉ đạo điểm xây dựng và phát triển các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Bộ Văn hoá - Thông tin, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 13/2003/QD-TTg | Hanoi , January 17, 2003 |
DECISION
APPROVING THE 2003-2007 PROGRAM ON LAW DISSEMINATION AND EDUCATION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Justice Minister,
DECIDES:
Article 1.- To approve the 2003-2007 Program on Law Dissemination and Education.
Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
The Justice Ministry shall have to guide the implementation of this Decision.
Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
THE 2003-2007 PROGRAM ON LAW DISSEMINATION AND EDUCATION
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 13/2003/QD-TTg of January 17, 2003)
A. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS OF THE LAW DISSEMINATION AND EDUCATION PROGRAM
I. OBJECTIVES:
1. To disseminate in time and fully the contents of legislation related to the life of people of various strata, creating conditions for citizens to use laws as a means and tool to protect the legitimate rights and interests of their own, of the State and the society. To raise the officials’ and people’s sense of conscious and active inquiry into, and observance of, laws.
2. To create new steps of development in the work of law dissemination and education in order to more actively satisfy the demand for law understanding, to raise the legal knowledge level among officials and people, thus contributing to the performance of the task of all-sided development of the Vietnamese, raising the disciplines within the State apparatus and in the society, protecting the national security as well as social order and safety, firmly maintaining the socialist orientation, actively effecting the international economic integration, building a law-governed State of the people, by the people and for the people and serving the cause of national industrialization and modernization.
II. REQUIREMENTS:
1. Inheriting the outcomes, ensuring the continuity and development in the implementation of the contents, forms and measures set forth in the 1998-2002 plan on deployment of the law dissemination and education work, promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.03/1998/QD-TTg of January 7, 1998, continuing to implement regularly, continuously and widely the law dissemination and education for various subjects. Selecting legal contents suitable to each kind of subject, geographical area; attaching importance to popularizing specific law provisions to raise the implementation guiding nature.
2. Efficiently using and exploiting forms and methods of law dissemination and education, which are being effective with the renewal of implementation modes, ensuring their conformity and feasibility; combining the en-mass and widespread law dissemination and education with legal consultancy, legal assistance, conciliation, dispute settlement, complaint and denunciation settlement, handling of law violations in each specific case; step by step applying advanced technologies to law dissemination and education suitable to the political, economic and social requirements and tasks in each period, each branch and each locality.
3. Rationally and efficiently incorporating the law dissemination and education into the implementation of socio-economic development programs. More closely linking the work of law dissemination and education with the propagation of the undertakings and policies of the Party and the State; stepping up activities of law making and perfection, organizing the law enforcement, handling law violations, implementing the Regulation on democracy.
B. SUBJECTS, CONTENTS, FORMS AND MEASURES OF LAW DISSEMINATION AND EDUCATION
I. SUBJECTS AND CONTENTS OF LAW DISSEMINATION AND EDUCATION
1. Law dissemination and education for people of various strata
a) General contents for people of all strata: Continuing to popularize extensively and intensively the law provisions directly related to the people’s life, particularly the law provisions on land, complaints, denunciations, traffic safety, drug prevention and combat, social vice prevention and combat, labor, jobs, environmental protection, policies and regimes enjoyed by people, the provisions on implementation of the Regulation on democracy, suitable to the particularities of the rural, mountainous and urban areas; attaching importance to the dissemination of specific rights and obligations to people and the guidance on the implementation thereof according to the law-prescribed order and procedures.
b) Contents for a number of specific subjects:
- For peasants: Concentrating efforts on disseminating and guiding the order and procedures for implementation of rights and obligations of the land users, attaching importance to the rights related to the transfer of the land use rights such as the exchange, transfer, lease, inheritance and mortgage of land use rights; land assignment, land rent, granting of land use right certificates, ground clearance and damage compensation when the State recovers land; handling administrative violations, settling disputes, complaints and denunciations in management and use of land; tax payment obligations, protection of dykes and irrigation works.
- For ethnic minority people: Concentrating efforts on popularizing and guiding the implementation of law provisions on forest protection and development, the order and procedures for forest land assignment, contractual assignment of forests and forestry land, the granting of land use right certificates.
- For women: Concentrating efforts on popularizing and guiding the implementation of law provisions directly related to the women’s rights and obligations in the fields of marriage and family, child protection, care and education; the equality between men and women in political, economic, cultural and social activities as well as in families.
2. Law dissemination and education for officials and public employees
a) General contents for officials and public employees: Popularizing, grasping and studying law provisions on officials and public employees, thrift practice, wastefulness combat, corruption fighting, international economic integration; the implementation of the Regulation on democracy in offices, units; attaching importance to specialized law provisions related to the specialty and profession of each official and public employee.
b) Contents for a number of specific subjects:
- For officials and employees of economic management agencies: They should firmly grasp the specialized law provisions, the legislation on economy, finance, commerce, investment, international economic integration (law provisions related to AFTA, APEC, WTO), international agreements related to professional activities.
- For officials and employees of cultural and social management agencies: They should firmly grasp specialized law provisions, law provisions on prevention and combat of social vices, promotion of traditions, preservation of national cultural identity.
- For officials and employees of law-enforcement agencies: They should firmly grasp the specialized law provisions, particularly the order, procedures and rules for performance of official duties; the law provisions on assurance of democratic freedoms, legitimate rights and interests of citizens; the order and procedures for settlement of complaints and denunciations; the regulation on reception of citizens, information on the situation of law enforcement and observance.
- For officials of grassroots administrations: They should firmly grasp the regulations, orders and procedures directly related to the tasks, powers and responsibility of the grassroots administrations; the law provisions on assurance of democratic freedoms, the legitimate rights and interests of citizens; the order and procedures for settlement of complaints and denunciations; the regulations on reception of citizens; the regulations on grassroots democracy; and legal documents of localities.
3. Law dissemination and education for youth and juniors
Popularizing the law knowledge directly related to their life and study; paying attention to the dissemination and education of the basic rights and duties of children; the legislation on traffic, environmental protection, drug as well as social evil prevention and combat, military obligations.
4. Law dissemination and education for laborers, managers and trade union officials in enterprises
a) For laborers: Disseminating legislation on labor contracts, wages, working time, rest time, labor discipline, material liability when breaking the labor disciplines, labor sanitation and safety, social insurance, procedures for settlement of labor disputes.
b) For managers: Disseminating the regulations, order and procedures necessary for production and/or business activities, establishment and management of enterprises, settlement of business disputes, enterprise bankruptcy, rights and obligations of employers; the legislation on commerce, finance, banking, investment cooperation, export and import, trade union, in combination with the popularization of undertakings and policies on international economic integration.
c) For trade union officials: Disseminating the legislation on rights and obligations of the trade unions, collective labor agreements, labor contracts, labor dispute-settling procedures, law provisions on trade unions and strikes.
5. Law dissemination and education in the people’s armed forces
a) In the Army and defense force:
- For officers, cadets of academies and schools, they should firmly grasp the basic theoretical issues on the State and law; the legal documents on national defense, security, administrative, economic and social management relating to working positions they are holding, to their stationing areas.
- For professional army men, defense workers and employees, they should firmly grasp the legal documents on the specialties they are undertaking, the legislation on economy, finance, labor, officials, public employees...
- For non-commissioned officers and soldiers; militia and self-defense forces, mobilization reserve forces, they should firmly grasp the law provisions on military obligations, militia and self-defense forces, mobilization reserve force; the provisions on relevant defense domains; legislation on traffic, fire prevention and fighting, social evil prevention and combat....
b) In the Police force:
- For traffic police, administrative and social order management police, exit and entry control police, investigating police, they should firmly grasp the law provisions related to their work, particularly specialized legal documents in service of professional work; the orders and procedures for inspection, investigation, handling of administrative violations, settlement of complaints and denunciations, reception of citizens, exit and entry, traffic, social order and safety.
- For commune and ward police, they should firmly grasp the law provisions related to their work, the provisions on order and procedures for inspection, investigation, complaint and denunciation settlement, reception of citizens, household registration, traffic, social order and safety.
II. MAJOR FORMS AND MEASURES OF LAW DISSEMINATION AND EDUCATION FOR ASSORTED SUBJECTS
Depending on the subjects of law dissemination and education, on the concrete conditions of ministries, branches and localities, the law dissemination and education shall be effected in the following major forms and through the following measures:
1. Consolidating and expanding the forces participating in law dissemination and education:
- Raising the efficiency of activities of the contingent of law rapporteurs in the ministries, branches and localities; paying special attention to building up and consolidating the force of law propagators in communes, wards, district towns.
- Consolidating conciliation teams in villages, hamlets, urban population teams, population clusters. Heightening the role of conciliators in participation in law dissemination and education for people.
- Including the contents of law dissemination and law observance mobilization into the activities of youth volunteers and shock youths.
- Promoting the role of trade union officials at enterprises in the popularization of law to laborers.
- Regularly fostering the legal knowledge, law dissemination and education operations, adequately supplying documents necessary for forces participating in law dissemination and education.
2. Developing diversified and convenient forms of information and law dissemination, satisfying the demands of assorted subjects:
- Continuing to mobilize and use the mass media, including newspapers, magazines and specialized reviews for law popularization and information to assorted subjects; increasing the radio and television broadcasting time volumes and newspaper pages on legislation, on good people and good deeds, good models in law observance; enhancing the press’s nature of orientating and guiding public opinions in law dissemination and education. Consolidating and efficiently using the grassroots public-addressing systems for law dissemination and information.
- Completing the building up of law-book cases in 100% of communes, wards and district towns; building up and consolidating the law-book cases in offices, units, enterprises and schools. Increasing the number of books in the law-book cases and work out appropriate mechanism for exploitation and use thereof, thus meeting the officials’ and people’s demands for inquiry into legislation. Diversifying forms of bringing law books to people; combining the form of law-book cases with other forms of book reading in localities such as commune post-culture spots, commune libraries, border guards’ book cases, law-book bags in villages, hamlets, population clusters.
- Compiling and widely distributing legal materials suitable to each type of subjects. Translating and publishing legal documents in ethnic minority languages.
- Organizing training and fostering in, and popularization of, contents of legislation according to specialized subjects, to promulgated documents and/or to demands of subjects.
- Organizing law quizzes and contests, cultural and artistic exchanges and activities with law contents practical and suitable to each type of subjects.
- Incorporating law contents into activities of organizations, mass organizations, clubs, professional associations.
- Efficiently exploiting updated and archived legal documents on wide-range computer networks of the Government, Internet. Building and putting to use electronic law databases. Elaborating and implementing the program on replies to law inquires through telephone networks.
3. Raising the quality of law teaching and learning in schools at various levels and various grades:
- Seriously implementing the formal law education curriculum; increasing extracurricular activities in appropriate forms so that pupils and students can participate in social activities, have access to and inquire into activities of making laws and organizing law enforcement.
- Providing adequate text books, teaching stuffs, reference documents, teaching aids and means in service of law teaching and learning in schools.
4. Broadening and raising the quality of forms of legal consultancy, legal assistance:
- Broadening the scope of subjects eligible for free-of-charge legal assistance; increasing forms of mobile legal assistance suitable to geographical conditions and intellectual levels of people in each geographical area, particularly deep-lying, remote and ethnic minority regions.
- Developing various forms of legal assistance, legal consultancy of socio-political organizations, mass organizations in order to effect the legal assistance, law dissemination and education to their members.
- Forming the legal consultancy networks for enterprises.
- Providing legal information, implementing law dissemination and education through activities of consultancy centers, employment service and recommendation centers, vocational guidance centers for youths.
5. Adopting appropriate forms of organizing and launching drives for intensified law propagation, dissemination and observance mobilization according to specific themes and contents.
C. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government:
- On the basis of this Program and the practical situation, the ministries and branches shall take initiative in drawing up their annual law dissemination and education plans for implementation in their respective ministries or branches, attaching importance to popularizing, informing and guiding the implementation of, legal documents in the fields under their respective management to their attached agencies, units, enterprises and employees; appoint officials fully qualified in legal matters to monitor and implement the work of law dissemination and education in agencies and units within their whole branches.
- Supplying enough funding from the budget sources for the implementation of law dissemination and education according to the prescribed regimes.
- Each ministry and branch shall biannually and annually examine, preliminarily review, review and assess the situation of implementing the work of law dissemination and education in the ministry and branch; notify the Justice Ministry of the law dissemination and education results for sum-up report to the Government.
2. Apart from the general tasks, the following ministries and branches shall also have the responsibilities:
a) The Justice Ministry:
- To assume the prime responsibility for directing, guiding, urging and monitoring various levels and branches to deploy the work of law dissemination and education; to periodically report to the Prime Minister on the implementation schedule and results of, and propose measures to well implement, the Program.
- To assume the prime responsibility for initiating solutions to the perfection of the contingent of officials performing the work of law dissemination and education at the central and local level. To direct, guide and organize the professional fostering for the contingent of officials performing the work of law dissemination and education.
- To coordinate with ministries and branches in compiling programs for popularization and introduction of legal documents and guiding the implementation thereof to various levels and branches; to compile and guide functional bodies to compile documents on law dissemination and education for supply to the contingent of law rapporteurs and propagators. To direct, guide and inspect the building up, management and exploitation of law-book cases in communes, wards, district towns, offices, enterprises, schools.
- To direct and guide the provincial/municipal Justice Services to advise the provincial-level People’s Committees on elaborating documents on law dissemination and education and organizing the implementation thereof in geographical areas under their respective management, to well perform the role of coordinating bodies in the work of law dissemination and education.
- To draw up the scheme on setting up the Law Dissemination and Education Fund from sources of contributions by organizations and individuals inside and outside the country.
- To effect the regime of commendation and reward or propose the commendation and reward of collectives and individuals with outstanding achievements in the implementation of the law dissemination and education program.
b) The Ministry of Culture and Information:
- To consolidate and develop the contingent of law reporters, editors and collaborators of central and local newspapers, radio and television stations. To coordinate with the Justice Ministry and concerned agencies in periodically fostering law knowledge, updating information on law enforcement and observance for this contingent. To regularly orient the law information and popularization by the press.
- To direct the mass media agencies to increase the time and space volumes for law dissemination and education in Vietnamese and foreign languages, suitable to each type of subjects, their respective principles and objectives.
- To prioritize the price subsidy for books, newspapers and documents on universal legislation in service of people in mountainous, deep-lying , remote and/or ethnic minority regions. To increase the titles of law books in libraries. To invest in and develop the public-addressing systems of district, commune, village or hamlet levels.
- To direct the Culture and Information agencies at all levels to coordinate with justice agencies in organizing the translation of legal documents into a number of ethnic minority languages; to include the legal contents into activities of grassroots culture and information teams, culture and information centers and cultural houses at all levels; to build up the contingent of law propagators in the mobile propagation or film projection teams.
c) The Ministry of Education and Training:
- To direct the work of law teaching and regularly inspect and assess the teaching and studying of the civic education and law subjects at schools.
- To periodically organize training in law knowledge, and law-teaching methods for the contingent of teachers of civic education and law subjects.
d) The Finance Ministry:
To assume the prime responsibility for elaborating documents guiding in detail the management and use of law dissemination and education funding in the ministries, branches and levels.
3. The People’s Committees at all levels:
- On the basis of this Program, the guidance of ministries, branches and the practical situation, the localities shall take initiative in elaborating and organizing the implementation of annual plans on law dissemination and education.
- To heighten the role and create favorable conditions for activities of the law dissemination and education coordinating councils of all levels.
- To consolidate the organizations and apparatuses for performing the task of law dissemination and education in their respective localities; to arrange officials to monitor the implementation of law dissemination and education by agencies and units in their respective localities. To direct functional agencies to build up the contingent of law rapporteurs of the provincial and district levels, the contingent of law propagators of the commune level in a stable manner, operating with efficiency, and regularly organize professional fostering and preferential regimes for these contingents. To enhance and consolidate the grassroots conciliation force.
- To direct the building up and raising the efficiency in the exploitation and use of, law-book cases and grassroots cultural institutions in law propagation and dissemination activities.
- To ensure funding from the State budget for the implementation of law dissemination and education in localities according to the prescribed regime.
- To conduct annual preliminary review, final review and assessment of the situation of performance of the work of law dissemination and education in localities.
4. The law dissemination and education work must be placed under the close and direct leadership of the Party Committees of various levels. In the course of deploying the work of law dissemination and education, the ministries, branches and People’s Committees of all levels shall closely coordinate with the Fatherland Front, the Women’s Union, the Youth Union, the Labor Confederation, the Peasants’ Association, the War Veterans’ Association, the Lawyers’ Association and other agencies as well as organizations; create favorable conditions for such agencies and organizations to bring into full play their roles, actively participating in the work of law dissemination and education and mobilizing people of all strata to abide by law.
Apart from deploying the law dissemination and education for various subjects according to this Program, the following sponsoring agencies shall have to elaborate, promulgate and implement the following schemes:
1. The scheme for raising law knowledge of ethnic minority people and people in border regions.
- The sponsoring agency: The Nationality Committee.
- The implementation- coordinating agencies: The Justice Ministry, the Culture and Information Ministry, the Defense Ministry (the Border Guard Command), the Vietnam Fatherland Front Central Committee.
2. The scheme for dissemination and propagation of land legislation.
- The sponsoring agency: The Ministry of Natural Resources and Environment.
- The implementation- coordinating agencies: The Peasants’ Association, the State Inspectorate, the Justice Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, Vietnam War Veterans’ Association, the Lawyers’ Association.
3. The scheme on law dissemination to religious followers.
- The sponsoring agency: The Government’s Religions Committee.
- The implementation-coordinating agencies: The Vietnam Fatherland Front Central Committee, the Mass Agitation and Mobilization Commission and the Ideology and Culture Commission of the Party Central Committee, the Justice Ministry.
4. The scheme on directing the pilot building and development of effective forms of law dissemination and education at the present stage.
- The sponsoring agency: The Justice Ministry.
- The implementation-coordinating agencies: The Culture and Information Ministry, the Ideology and Culture Commission of the Party Central Committee.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây