Quyết định 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 -2015

thuộc tính Quyết định 1033/QĐ-TTg

Quyết định 1033/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 -2015
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1033/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành:30/06/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt các chỉ tiêu giáo dục vùng ĐBSCL đến năm 2015 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1033/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011 - 2015 nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của vùng và cả nước. 
Cụ thể, về giáo dục mầm non, toàn vùng phấn đấu đến năm 2015, huy động từ 10 - 12% trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ; từ 70 - 75% số trẻ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, trên 98% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 và 100% số tỉnh, thành phố trong vùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. 
Đối với giáo dục phổ thông, đến năm 2015, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tối thiểu 99% ở tiểu học, 85% ở trung học cơ sở và 60% ở trung học phổ thông. Đồng thời, các huyện có từ 10.000 người dân tộc thiểu số trở lên phải thành lập được trường phổ thông dân tộc thiểu số; thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú ở những nơi có điều kiện và phấn đấu có từ 10 - 12% số học sinh dân tộc thiểu số được học nội trú. 
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm; toàn vùng có 22 trường cao đẳng nghề, 35 trường trung cấp nghề và mỗi quận/huyện có ít nhất 01 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. 
Mục tiêu về giáo dục đại học, toàn vùng cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bình quân 190 sinh viên/1 vạn dân. Các tỉnh phải bảo đảm cho phát triển giáo dục đại học; xây dựng ký túc xá cho khoảng 80% sinh viên chính quy (100% sinh viên diện chính sách và người dân tộc) được ở ký túc xá vào năm 2015… 
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 

Xem chi tiết Quyết định1033/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------------
Số: 1033/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG
 SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 135/TTr-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 về việc ban hành Quyết định về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2011-2015 nhằm tạo bước đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của vùng và cả nước.
Điều 2. Các chỉ tiêu cụ thể:
1. Giáo dục mầm non: đến năm 2015, huy động từ 10 - 12% trẻ dưới 3 tuổi đi nhà trẻ; từ 70 - 75% số trẻ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo, trong đó trên 98% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1; 100% số tỉnh, thành phố trong vùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
2. Giáo dục phổ thông: đến năm 2015, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tối thiểu 99% ở tiểu học, 85% ở trung học cơ sở và 60% ở trung học phổ thông.
3. Giáo dục dân tộc: đến năm 2015 đối với các huyện có từ 10.000 người dân tộc thiểu số trở lên phải thành lập được trường phổ thông dân tộc nội trú; thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú ở những nơi có điều kiện; phấn đấu có từ 10 - 12% số học sinh dân tộc thiểu số trong tổng số học sinh dân tộc đang học ở giáo dục trung học được học nội trú.
4. Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp: tăng quy mô tuyển sinh hàng năm từ 10 đến 12%; huy động khoảng từ 10 đến 15% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.
5. Dạy nghề: đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, bình quân đào tạo 445.000 lượt người/năm; toàn vùng có 22 trường cao đẳng nghề, 35 trường trung cấp nghề và mỗi quận/huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề.
6. Giáo dục đại học: đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đến năm 2015 bình quân đạt 190 sinh viên/1 vạn dân; đảm bảo cơ cấu hợp lý theo các ngành kinh tế, xã hội có thế mạnh của vùng.
7. Giáo dục thường xuyên: tất cả các huyện đều có Trung tâm giáo dục thường xuyên; mỗi tỉnh, thành phố có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 100% xã, phường có Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả.
Điều 3. Các giải pháp chủ yếu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long
1. Hoàn thiện mạng lưới trường học, thực hiện kiên cố hóa, chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học ở tất cả các cấp học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
a) Giáo dục mầm non:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng trường học mới cho các xã chưa có trường mầm non; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất các điểm trường lẻ để tăng quy mô huy động trẻ ra lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh, sân chơi, đồ chơi ngoài trời và các công trình phụ trợ thiết yếu khác, từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất nhà trường.
b) Giáo dục phổ thông:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình kiến cố hóa trường, lớp học; từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn, thư viện, khu giáo dục thể chất, nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ thiết yếu khác, tiến đến chuẩn hóa trường học.
- Đầu tư phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020.
- Ưu tiên đầu tư cho trường học ở vùng biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, học tập của học sinh các dân tộc ở các tỉnh biên giới nước ta và Campuchia.
c) Giáo dục thường xuyên:
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, tỉnh.
- Tăng cường trang thiết bị, phương tiện và kinh phí để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
d) Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp:
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện mạng lưới các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; đầu tư thành lập mới một số trường trung cấp chuyên nghiệp ở những tỉnh có đủ điều kiện, yêu cầu cao phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
đ) Dạy nghề:
- Đầu tư đồng bộ các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trong đó mỗi trường có từ 2 đến 5 nghề đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt với những nghề gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
- Rà soát để đầu tư nâng cấp trường cao đẳng sư phạm kỹ thuật thành trường đại học sư phạm kỹ thuật khi có đủ điều kiện theo quy định; tăng cường đầu tư cho 03 trường trung cấp nghề dân tộc nội trú ở các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang và các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện;
e) Giáo dục đại học:
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, từng bước hiện đại hóa các trường đại học, cao đẳng trong vùng.
- Rà soát, sắp xếp và thành lập mới các trường đại học, cao đẳng phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng của vùng, trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và điều kiện thành lập trường theo quy định. Dự kiến đến năm 2015 nâng cấp và thành lập mới từ 10 đến 12 trường đại học (trong đó có 05 trường tư thục) và 11 trường cao đẳng (chủ yếu là nâng cấp từ trường trung cấp y tế, văn hóa - nghệ thuật, giao thông vận tải của các tỉnh).
- Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ cho việc thành lập mới các trường đại học; ưu tiên đầu tư, tạo cơ chế phù hợp cho Trường đại học Cần Thơ và một số trường đại học khác hiện đại hóa cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả vùng.
- Các tỉnh đảm bảo đất cho phát triển giáo dục đại học. Xây dựng ký túc xá cho khoảng 80% sinh viên chính quy (trong đó 100% sinh viên diện chính sách và sinh viên người dân tộc) được ở ký túc xá vào năm 2015.
- Ưu tiên đầu tư phân hiệu Trường đại học Nha Trang tại Kiên Giang và hỗ trợ Trường Đại học Trà Vinh xây dựng Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ; hình thành khoa văn hóa dân tộc tại một số trường đại học, cao đẳng của các tỉnh trong vùng.
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
a) Mỗi địa phương và từng cơ sở đào tạo trong vùng xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đảm bảo chất lượng. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề theo đề án của Chính phủ và Đề án MêKông 1000.
b) Đổi mới chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên theo hướng đáp ứng nhu cầu của giáo viên, lấy cơ sở giáo dục làm đơn vị bồi dưỡng.
c) Thực hiện việc đánh giá cán bộ quản lý trường học theo chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; các trường đại học sư phạm đưa học phần quản lý giáo dục vào chương trình đào tạo.
d) Mở khoa dạy tiếng dân tộc ở một số trường cao đẳng sư phạm để đào tạo giáo viên dạy tiếng, chữ viết dân tộc thiểu số cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
đ) Xây dựng kế hoạch đào tạo và tuyển dụng giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo. Huy động cán bộ khoa học, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư người lao động có tay nghề cao ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tham gia dạy nghề và xây dựng chương trình dạy nghề.
3. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá
a) Triển khai đại trà chương trình giáo dục mầm non mới, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Tập trung chỉ đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, đặc biệt đối với học sinh dân tộc nói chung và học sinh người Khmer nói riêng. Đẩy mạnh việc dạy tiếng dân tộc thiểu số trong trường hợp đển đến năm 2015 nâng tỷ lệ học sinh học tiếng dân tộc lên ít nhất 5,5% so với tổng số học sinh dân tộc thiểu số trong vùng.
b) Tăng cường dạy học 2 buổi/ngày ở giáo dục mầm non, tiểu học, các trường phổ thông dân tộc nội trú, các trường trung học phổ thông chuyên và mở rộng sang giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện. Duy trì nề nếp, kỷ cương, kỷ luật quản lý chuyên môn; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục văn hóa dân tộc.
c) Triển khai các chương trình đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm học tập cộng đồng.
d) Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đánh giá kết quả học sinh gắn với chuẩn đầu ra.
đ) Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo hướng bám sát các ngành nghề là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long. Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng và chủ động lựa chọn loại hình học nghề sau phổ thông phù hợp với thị trường lao động.
e) Thành lập khoa sư phạm dạy nghề tại một số trường cao đẳng nghề để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề cho giáo viên, giảng viên dạy nghề trong vùng.
4. Giải pháp về tài chính:
- Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long, phấn đấu mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề của vùng đến năm 2015 đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Điều 4. Một số chính sách
1. Chính sách đối với người học
- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên cho học sinh, sinh viên, học viên là người dân tộc thiểu số nói chung và người Khmer nói riêng (ưu tiên về điều kiện tuyển sinh, cử tuyển, dự bị, đào tạo theo địa chỉ).
- Tiếp tục thực hiện chính sách: miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Bổ sung đối tượng hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Người lao động sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
- Bổ sung một số chính sách đặt hàng dạy nghề đối với người học các nghề để thúc đẩy đưa công nghiệp về nông thôn, giải quyết việc làm, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn và các nghề khó tuyển sinh.
2. Chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện chính sách bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục và đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo quy định hiện hành.
- Bổ sung đối tượng giáo viên dạy nghề thường xuyên xuống thôn, phum, sóc dạy nghề được hưởng phụ cấp lưu động như giáo viên thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục. Đối tượng giáo viên dạy nghề cho học sinh, sinh viên học nghề nội trú được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt; đối tượng giáo viên ở các cơ sở dạy nghề vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long
Chịu trách nhiệm quy hoạch và bảo đảm quỹ đất tối thiểu theo quy định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Quyết định này theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng chỉ đạo thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Quyết định này; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với học sinh, sinh viên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong vùng.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng chỉ đạo thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề, người dạy, người học và cán bộ quản lý trong lĩnh vực dạy nghề.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối và xây dựng phương án phân bổ các nguồn vốn đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có giải pháp khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long.
5. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan xây dựng phương án phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban VH, GD, TN, TN&NĐ của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b)
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1033/QD-TTg

Hanoi, June 30, 2011

 

DECISION

ON DEVELOPMENT OF EDUCATION, TRAINING AND VOCATIONAL TRAINING IN THE MEKONG RIVER DELTA DURING 2011-2015

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposal of the Minister of Education and Training in Report No. 135/TTr-BGDDT of March 28, 2011, on promulgation of the decision on development of education, training and vocational training in the Mekong river-delta during 2011 2015.

DECIDES:

Article 1.Development of education, training and vocational training in the Mekong river delta during 2011 -2015 aims to create a breakthrough in raising all-sided education quality and meeting human resource requirements for quick and sustainable socio economic development of the region and the country.

Article 2.Specific targets:

1. Preschool education: By 2015. 10-12% of under-3 children will go to kindergarten: and 70-75% of children aged between 3-5 to preschool, including over 98% of 5-year-old children going to preschool in preparation for grade 1; 100% of provinces and cities in the region will reach preschool education universalization standards for 5-year-old children.

2. General education: By 2015. at least 99% of children of eligible age will go to primary school, to lower secondary school and 60% to upper secondary school.

3. Education for ethnic minority people: By 2015, districts with 10,000 ethnic minority inhabitants or more shall establish ethnic boarding schools, and semi-boarding schools in areas where conditions permit. To strive that 10-12% of the total number of ethnic minority pupils in upper secondary education w ill study at boarding schools.

4. Professional secondary education: To increase annual enrollment by 10-12%; to mobilize around 10-15% of lower secondary school graduates to go to professional secondary school.

5. Vocational training: By 2015, the rate of trained labor will reach 40%, with 445,000 people being trained annually on average. The region will have 22 vocational colleges and 35 intermediate-level vocational schools. Each urban/rural district will have at least 1 vocational training center or intermediate-level vocational school.

6. Tertiary education: To intensify training of highly qualified human resources to reach the ratio of 190 students/10.000 people on average by 2015. To ensure a reasonable training structure based on the region s advantageous socio-economic sectors.

7. Continuing education: All districts will have continuing education centers. Each province or city will have 1 provincial-level continuing education center. All communes and wards will have effectively operating community learning centers.

Article 3.Major solutions for development of education, training and vocational training in the Mekong river delta

1. To improve the school network, to solidity and standardize physical foundations of schools and classrooms at all educational levels, meeting requirements for improvement of all-sided education quality.

a/ Preschool education:

- To prioritize construction of schools in communes without preschools: to attach importance to investment in physical foundations of scattered schools to increase children s enrollment in deep-lying, remote and ethnic minority areas:

- To build sufficient classrooms, functional rooms, toilets, playgrounds and outdoor toys and other essential support works, incrementally standardizing physical foundations of schools.

b/ General education:

- To continue the program on school and classroom solidification; to step by step completely build the system of functional rooms, subject learning rooms, libraries, physical training sections, administration sections and other essential support works, incrementally standardizing schools:

- To develop the system of upper secondary schools for gifted students under the scheme approved by the Prime Minister;

- To assure conditions for effective implementation of the scheme on foreign language teaching and learning in the national education system during 2008-2020;

- To prioritize investment in schools in border areas, to create favorable exchange and learning conditions for ethnic pupils in border provinces of the country and Cambodia.

c/ Continuing education:

- To attach importance to investment in physical foundations and equipment to raise teaching and learning quality and effectiveness in district- and provincial-level continuing education centers:

- To increase equipment, means and funds to raise effectiveness of community learning centers.

d/ Professional secondary education:

- To review, adjust and supplement the network of professional secondary training institutions: to establish professional secondary schools in provinces with sufficient conditions and high requirements for channeling pupils after finishing lower secondary education to meet these provinces human resource training demands:

- To assure physical foundations, equipment and teachers to meet requirements for raising training scale and quality of professional secondary education.

e/ Vocational training:

- To make comprehensive investment in intermediate-level vocational schools and vocational colleges, each of which will train in 2-5 trades up to national standards, especially for trades identified in the region s socio­economic development strategy:

- To review technical teachers colleges for upgrading into universities those that fully meet prescribed conditions: to increase investment in 3 intermediate-level vocational boarding schools for ethnic students in Tra Vinh, An Giang and Kien Giang provinces and district-level public vocational training centers: to further support investment in existing vocational training institutions.

f/ Tertiary education:

- To increase physical foundations and equipment for and incrementally standardize universities and colleges in the region:

To review, arrange and establish universities and colleges in conformity with the regional master plan on university and college network on the basis of fully satisfying establishment criteria and conditions under regulations. By 2015, to upgrade and establish between 10-12 universities (including 5 private ones) and 11 colleges (mostly upgraded from health, culture and arts and transport secondary schools of provinces);

- To create favorable conditions on land and to attract lecturers of doctoral degree for new universities; to prioritize investment and adopt appropriate mechanisms for Can Tho University and some others to modernize their physical foundations and develop lecturers and training programs up to the level of developed countries in the region. To build Can Tho city into a regional center for quality human resource training:

- Provinces shall assure land for tertiary education development. To build dormitories to accommodate around 80% of formal students (including 100% of students being policy beneficiaries and ethnic people) by 2015:

- To prioritize investment in Nha Trang University s branch in Kien Giang province and support Tra Vinh University to form a faculty of southern Khmer language, culture and arts; to form ethnic culture faculties in some universities and colleges of provinces in the region.

2. To develop the contingent of teachers and education administrators

a/ Each locality and training institution in the region shall formulate its plan to develop quality teachers, lecturers and education administrators of all levels with sufficient number and reasonable structure. To intensify training of lecturers of master and doctoral degrees for universities, colleges, professional secondary schools, vocational colleges and intermediate-level vocational schools under the Government s scheme and Mekong 1000 scheme;

b/ To renew continuing training programs for teachers of preschool, general and continuing education toward meeting teachers demands and conducting training at educational institutions;

c/ To evaluate performance of school administrators by standards on principals and of teachers by professional standards. Teachers universities shall include education administration into training programs;

d/ To establish ethnic language faculties in some teachers colleges to train teachers of ethnic minority language and script for ethnic minority areas;

e/ To formulate plans to train and recruit vocational trainers to meet requirements on number of trainees, quality and structure of training. To mobilize scientists, technicians, engineers and skilled employees of state enterprises and agencies to participate in vocational training and develop vocational training programs.

3. To renew education contents and methods, examination and evaluation

a/ To widely implement the new preschool education program, to universalize preschool education for five-year-old children, to prepare good Vietnamese for children before attending grade 1. To direct teaching, examination and evaluation by standard knowledge and skills under training programs suitable to target pupil groups, especially for ethnic pupils in general and Khmer pupils in particular. To intensify teaching of ethnic languages at schools to raise the rate of pupils learning ethnic languages to at least 5.5% of the total number of ethnic minority pupils in the region;

b/ To increase full-day teaching at preschools, primary schools, ethnic boarding schools, upper secondary schools for gifted students, and upper secondary schools where conditions permit. To maintain order, discipline and rules on teaching and learning management; to increase education about ethics, values, living skills and national culture;

c/ To implement programs to meet learners needs; to update technological knowledge, skills and transfer at continuing education centers and community learning centers;

d/ To further renew professional secondary training programs and evaluate student performance in association with output standards;

e/ To renew and develop vocational training programs, manuals and materials in the direction of closely reflecting advantageous trades of the Mekong river delta To raise effectiveness of vocational orientation at lower and upper secondary schools to help pupils properly and proactively select forms of vocational training after finishing general education to meet labor market needs.

f/ To form vocational trainers faculties at some vocational colleges to train in vocational training skills and raise qualifications and skills for vocational teachers and lecturers in the region.

4. Financial solutions;

- To further prioritize investment in education, training and vocational training in the Mekong river delta, striving that state budget spending for education, training and vocational training in the region will account for 20% of the total state budget spending for education, training and vocational training for provinces and centrally run cities.

- To increasingly raise non-state budget resources for development of education, training and vocational training.

Article 4.Policies

1. Policies for learners

- To continue priority policies for pupils, students and learners being ethnic minority people in general and Khmer people in particular (priority in conditions for enrollment. selection-based enrollment, pre-education. learner-based training).

- To continue policies on school fee exemption and reduction and learning expense supports under the Government s Decree No. 49/2010/ND-CP of May 14. 2010; lunch allowance supports under the Prime Minister s Decision No. 239/QD-TTg of February 9.2010; and credit for pupils and students under the Prime Ministers Decision No. 157/2007/QD-TTg of September 27. 2007. and other policies under the State s current regulations.

- To add pupils of ethnic boarding schools to beneficiaries of vocational training policies under the Prime Minister s Decision No. 267/ 2005/QD-TTg of May 31.2005. After receiving vocational training, laborers may take loans from the national employment fund to set up self-employed businesses.

- To supplement policies on vocational training on order for learners of trades which promote industrialization in rural areas and generate employment and quickly restructure rural labor, and of trades for which enrolment is difficult.

2. Policies for teachers and education administrators

- To implement regimes and policies for teachers and education administrators under current regulations.

- To reserve the preferential allowance regime for teachers assigned to education and training administration work and the seniority allowance regime for teachers under current regulations.

- To provide vocational teachers who frequently provide training in villages and hamlets with mobility allowances like teachers engaged in illiteracy eradication and educational universalization. Teachers who provide vocational training for boarding pupils and students are entitled to policies applicable to teachers of specialized schools. Teachers of vocational training institutions providing both theoretical and practical training are entitled to trade-based preferential allowance.

Article 5.Organization of implementation

1. People s Committees of Mekong river delta provinces and cities

To plan and assure minimum land areas under regulations for educational, training and vocational training institutions; to formulate programs and plans to implement this Decision under current regulations on decentralization of education, training and vocational training management.

2. The Ministry of Education and Training

To assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, sectors and localities in the region in. directing, guiding, inspecting, reviewing and regularly reporting to the Prime Minister on. and to coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in assuring funds for, fulfillment of the objectives of this Decision: to coordinate with concerned ministries and sectors in guiding policies applicable to pupils, students, teachers and education administrators in the region.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and localities in the region in, directing, guiding, inspecting, reviewing and regularly reporting to the Prime Minister on implementation; to coordinate with concerned ministries and sectors in guiding policies applicable to vocational training institutions, trainers, learners and administrators in the vocational training sector.

4. The Ministry of Planning and Investment

To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and -Social Affairs and concerned agencies in. summarizing, balancing and formulating plans to allocate investment funds for submission to competent authorities for consideration and decision: to adopt solutions for encouraging and attracting domestic and overseas investors to invest in education, training and vocational training in the Mekong river delta.

5. The Ministry of Finance

To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and concerned agencies in, formulating plans to allocate regular budget funds for education, training and vocational training in the Mekong river delta for submission to competent authorities for consideration and decision.

Article 6.This Decision lakes effect on the date of its signing.

Article 7.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People s Committees shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Thien Nhan

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1033/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất