Nghị định 166/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

thuộc tính Nghị định 166/2004/NĐ-CP

Nghị định 166/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:166/2004/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:16/09/2004
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục - Ngày 16/9/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 166/2004/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Theo đó, xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành, của Uỷ ban Nhân dân các cấp đối với sự nghiệp giáo dục, đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp, đồng thời vẫn đảm bảo tính thống nhất và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định166/2004/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 166/2004/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 166/2004/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2004
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;

ưCăn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ, ngành), Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã).

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề đối với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã được thực hiện theo Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

 

Điều 2. Nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

1. Bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết để thực hiện được các công việc được phân cấp.

3. Xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành, của Uỷ ban nhân dân các cấp đối với sự nghiệp giáo dục đồng thời bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc quyết định và thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định tại: Điều 86, Điều 87 Luật Giáo dục, Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 47, Điều 48, Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước và Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước.

 

Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các Bộ

1. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

2. Các Bộ có cơ sở giáo dục trực thuộc còn có trách nhiệm:

a) Tham gia ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình khung giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

b) Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi và quản lý hệ thống văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Thực hiện quản lý các cơ sở giáo dục trực thuộc về tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện giảng dạy, học tập và các hoạt động khác của các cơ sở giáo dục trực thuộc;

d) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan, tổng hợp chỉ tiêu đào tạo và bồi dưỡng hàng năm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo.

4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan lập dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo đảm tài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nuớc và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

Thực hiện những quy định về quản lý biên chế ngành giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 11 của Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ và thực hiện quản lý viên chức sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo quy định tại Điều 46, Điều 47, Điều 49 của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

 

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn tỉnh và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

2. Quản lý nhà nước đối với các loại hình trường, lớp học được giao theo thẩm quyền.

3. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên cơ sở bảo đảm đúng quy hoạch, điều kiện và thủ tục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tỉnh.

5. Quyết định công nhận trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong việc lập kế hoạch biên chế và thực hiện định mức biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

8. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi và việc cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và phổ cập giáo dục trên địa bàn tỉnh.

10. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.

11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong giáo dục theo quy định của pháp luật.

12. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt tổng biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh hàng năm trên cơ sở định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính của Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trong phạm vi toàn tỉnh:

1. Xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục ở địa phương; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chịu trách nhiệm quản lý các trường trực thuộc: trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cấp tỉnh, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường, lớp dành cho người tàn tật, trường, cơ sở thực hành sư phạm.

3. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.

4. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ du học tự túc trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của pháp luật và phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc các Sở, ngành khác.

6. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục toàn tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý việc này.

7. Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, lập dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật. Sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

8. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn.

9. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc sở quản lý.

10. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn tỉnh.

11. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.

12. Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác theo quy định.

13. Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những quy định cụ thể về quản lý giáo dục, chế độ chính sách đối với nhà giáo và học sinh phù hợp với các quy định của pháp luật.

14. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

16. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền, phân công.

 

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện; chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện:

1. Xây dựng các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án giáo dục đã được phê duyệt; bảo đảm các điều kiện về ngân sách và biên chế giáo viên, cơ sở vật chất và kỹ thuật để thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn.

3. Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật.

4. Chỉ đạo việc xoá mù chữ và phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi.

5. Chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục của huyện theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh về mô hình tổ chức bộ máy và khung biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo; bảo đảm đủ biên chế hành chính cho Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong giáo dục theo quy định của pháp luật.

8. Quyết định số lượng biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong tổng biên chế hành chính của huyện.

 

Điều 8. Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn huyện:

1. Chủ trì xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác của các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục huyện theo quy định của pháp luật.

3. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp hàng năm để Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Tổ chức lập dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện gửi cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật. Sau khi được giao dự toán ngân sách, phối hợp với cơ quan chuyên môn về tài chính, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

5. Chủ trì, phối hợp với các phòng và Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện.

6. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm và sáng kiến của địa phương.

7. Hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.

8. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện xã hội hoá giáo dục.

9. Quản lý, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng tài sản và cơ sở vật chất trường học; việc phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm giáo dục, thiết bị thí nghiệm và các phương tiện giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý.

10. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục.

11. Thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân huyện uỷ quyền, phân công.

 

Điều 9. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Uỷ ban nhân dân cấp xã

Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền về giáo dục trên địa bàn xã và có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

2. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch xây dựng, tu sửa trường lớp trên địa bàn xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt.

3. Phối hợp với nhà trường tổ chức đăng ký, huy động trẻ em đến trường, vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ.

4. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non, lớp tiểu học linh hoạt, lớp tiểu học gia đình trên địa bàn xã.

5. Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đóng trên địa bàn.

6. Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động nhân dân phối hợp với nhà trường giáo dục con em và tham gia bảo vệ, tôn tạo các công trình dành cho hoạt động học tập, vui chơi của học sinh; huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục của xã.

 

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng các Bộ có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 166/2004/ND-CP

Hanoi, September 16, 2004

 

DECREE

DEFINING THE EDUCATION STATE-MANAGEMENT RESPONSIBILITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 2, 1998 Education Law;

Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of the People's Councils and People's Committees;

Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Officials and Public Employees; the April 28, 2000 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees, and the April 29, 2003 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Officials and Public Employees;

At the proposals of the Minister of Education and Training and the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Article 1.- Scope of regulation

1. This Decree defines the responsibilities for State management over education of the ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies (hereinafter referred collectively to as ministries and branches), the People's Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees), the People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals and cities (hereinafter referred collectively to as the district-level People's Committees), and the People's Committees of communes, wards and townships (hereinafter referred collectively to as the commune-level People's Committees).

2. The responsibilities for State management over job-training of the ministries, branches, provincial-level People's Committees, district-level People's Committees and commune-level People's Committees shall comply with the Government's Decree No. 02/2001/ND-CP of January 9, 2001 detailing the implementation of the Labor Code and the Education Law regarding job-training.

Article 2.- Principles for defining education-State management responsibilities

1. Ensuring the uniformity and raising the effectiveness and efficiency of the State management over education.

2. Decentralizing the State management over education while ensuring the compatibility of the assigned tasks, powers, responsibilities, financial sources and personnel with necessary conditions for accomplishment of the decentralized tasks.

3. Defining specific tasks, powers and responsibilities of the ministries, branches and People's Committees of all levels for education while ensuring the activeness, creativity, autonomy and self-responsibility of education management agencies of all levels in deciding and performing the assigned and decentralized tasks.

Article 3.- The Ministry of Education and Training's education State-management responsibilities

The Ministry of Education and Training shall take responsibility for exercising the State management over education according to the provisions of Articles 86 and 87 of the Education Law, the Government's Decree No. 85/2003/ND-CP of July 18, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training, Articles 47, 48 and 49 of the Government's Decree No. 116/2003/ND-CP of October 10, 2003 on recruitment, employment and management of officials and public employees in the State non-business units and Articles 8 and 9 of the Government's Decree No. 71/2003/ND-CP of June 19, 2003 on decentralization of the management of State administrative and non-business payrolls.

Article 4.- The ministries' education State-management responsibilities

1. The ministries shall have to perform State management tasks and exercise State management powers as prescribed in the Government's decrees on their respective functions, tasks, powers and organizational structures; and at the same time, coordinate with the Ministry of Education and Training in ensuring the uniformity of the State management over education.

2. The ministries with attached education establishments shall also have the responsibilities:

a/ To contribute their opinions to the Ministry of Education and Training for the elaboration of framework curricula for tertiary and intermediate vocational education according to the provisions of Clause 3, Article 5 of the Government's Decree No. 43/2000/ND-CP of August 30, 2000 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law.

b/ To direct and inspect attached education establishments in the implementation of the regulations on educational objectives, programs, contents and plans, teachers' criteria and examination regulations, and manage the diploma and certificate system according to regulations of the Ministry of Education and Training;

c/ To manage the organization, payrolls, personnel, finance, assets and material foundations of attached education establishments under law provisions; ensure conditions for teaching and learning activities as well as other activities of attached education establishments;

d/ To examine and inspect the education-law observance by attached education establishments; handle violations of, and settle complaints and denunciations against, attached education establishments according to law provisions.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs and the relevant agencies in, synthesizing the annual training and fostering criteria and incorporating them into the national socio-economic development plan to be submitted to the Prime Minister for approval; and be responsible for the rationality of such criteria, the satisfaction of practical demands and the balance of structure of the trained human resources;

4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and concerned agencies in, estimating, allocating and organizing the use of the State budget; elaborate financial and budget policies, mechanisms, criteria and norms; ensure finance for, and conduct financial and budget supervision and inspection of, the field of education according to the provisions of the State Budget Law and relevant legal documents.

5. The Ministry of Home Affairs shall have the responsibilities:

To comply with the education and training payroll-management regulations provided for in Articles 8, 9 and 11 of the Government's Decree No. 71/2003/ND-CP of June 19, 2003 and exercise the management over education and training officials according to the provisions of Articles 46, 47 and 49 of the Government's Decree No.116/2003/ND-CP of October 10, 2003 on recruitment, employment and management of officials and public employees in the State non-business units.

Article 5.- The provincial-level People's Committees' education State -management responsibilities

The provincial-level People's Committees shall take responsibility for development of the educational cause of their provinces, perform the function of State management over education in provinces and have the following tasks and powers:

1. To map out educational development plannings, plans, programs and projects for provinces and submit them to the provincial-level People's Councils for adoption or to the Prime Minister for approval; ensure the conditions on budget, teacher payrolls, material and technical foundations; and direct and inspect the implementation by the provincial/municipal Education and Training Services, the concerned Services, Departments and branches as well as district-level People's Committees.

2. To exercise, according to their competence, the State management over schools and classes of all kinds assigned to them.

3. To decide on the setting up, merger, division, separation, dissolution and operation termination of senior secondary schools, ethnic minority boarding general education schools, provincial intermediate vocational schools, constant education centers, provincial educational administrator-fostering centers, and comprehensive technical- vocational orientation centers, in strict compliance with the planning, conditions and procedures set by the Ministry of Education and Training.

4. To direct the training and fostering of the contingent of teachers in provinces.

5. To decide on recognition of preschools, primary schools, junior secondary schools and senior secondary schools as satisfying the national standards in strict compliance with regulations of the Ministry of Education and Planning.

6. To define the organizational apparatus, tasks and powers of the provincial/municipal Education and Training Services under the guidance of the Ministry of Home Affairs and the Ministry of Education and Training.

7. To guide and direct non-business education and training units in elaborating payroll plans and complying with education and training payroll norms under the guidance of the Ministry of Education and Training; inspect non-business education and training units in the implementation of the financial, organizational and payroll autonomy and self-responsibility mechanism.

8. To manage and inspect the observance of teachers' criteria, regulations on examination as well as diploma and certificate granting according to law provisions.

9. To organize the realization of undertakings on education socialization and universalization in their provinces.

10. To supervise and inspect the observance of the education legislation in their localities according to law provisions.

11. To settle complaints, denunciations and handle violations in education according to law provisions.

12. To submit to the provincial-level People's Councils for approval the annual total administrative and non-business education and training payrolls of provinces on the basis of the payroll norms promulgated by the competent State agency. To decide on allocation of administrative payroll quotas to the provincial/municipal Education and Training Services.

Article 6.- Responsibilities of the provincial/municipal Education and Training Services

The provincial/municipal Education and Training Services shall assist the provincial-level People's Committees in performing the function of State management over education throughout their respective provinces:

1. To elaborate and submit to the provincial-level People's Committees educational development plannings, plans, programs and projects in localities; organize the implementation of such plannings, plans, programs and projects after they are approved by competent authorities.

2. To take responsibility for management of attached schools: constant education centers, ethic minority boarding general education schools, provincial-level educational administrator-fostering schools, comprehensive technical-vocational education centers, schools and classes for disabled people, pedagogic practice schools and establishments.

3. To assist the provincial-level People's Committees in managing professional affairs, organization, personnel, finance, assets and other educational activities of education establishments in strict compliance with law provisions.

4. To submit to the provincial-level People's Committees dossiers of application for operation licenses of organizations providing self-financed overseas study services in localities according to law provisions. To take responsibility for monitoring and inspecting operations of these organizations under law provisions and assignment by the provincial People's Committee presidents.

5. To guide, direct and inspect Education and Training Sections as well as education establishments of other services or branches in their performance of professional tasks.

6. To direct and inspect attached non-business education units in elaborating payroll plans; synthesize and elaborate educational payroll plans for the entire provinces under the guidance of competent management agencies.

7. To organize the annual drafting of the provincial budget for education to be sent to the provincial/municipal Finance Services and Planning and Investment Services, and estimate expenditures for national target programs according to law provisions. After being assigned budget estimates by the provincial-level People's Committees, to coordinate with the provincial/municipal Finance Services in allocating and assigning budget expenditure estimates, and guiding and inspecting the implementation thereof.

8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial/municipal services, branches and district-level People's Committees in, eradicating illiteracy and universalizing education in their localities.

9. To organize the application of advanced scientific and technological experiences and achievements to education, sum up local experiences and initiatives; manage and direct scientific and technological research activities in schools and education establishments under their management.

10. To guide and direct emulation movements, formulate and popularize good educational models in provinces.

11. To work out and submit to the provincial-level People's Councils and People's Committees solutions to education socialization; direct, guide and inspect the implementation thereof.

12. To manage and direct the building, preservation and use of assets and material foundations of schools, as well as the distribution of textbooks, educational equipment, laboratory equipment and other educational facilities according to regulations.

13. To submit to the provincial-level People's Committees for promulgation or to promulgate according to their competence specific regulations on education management, mechanisms and policies for teachers and pupils in accordance with law provisions.

14. To supervise and inspect the observance of the education legislation; to handle violations and settle complaints and denunciations according to law provisions.

15. To comply with the prescribed reporting regime.

16. To perform other tasks as prescribed by law or authorized or assigned by the provincial-level People's Committees.

Article 7.- The district-level People's Committees' education management responsibilities

The district-level People's Committees shall perform the function of State management over education in districts; be answerable to the provincial-level People's Committees for development of preschool education, primary education and junior secondary education in districts:

1. To elaborate the districts' educational development programs and projects to be submitted to the People's Councils of the same level for adoption; organize, direct and inspect the implementation of the already adopted educational development programs and projects; and ensure conditions on budget, teacher payrolls as well as material and technical foundations for such implementation according to law provisions.

2. To exercise the State management over education establishments in localities.

3. To organize and inspect the observance of law provisions.

4. To direct illiteracy eradication and education universalization in districts and implement regulations on teachers' criteria and examination.

5. To direct and organize the implementation of undertakings on education socialization, the financial and organizational autonomy and self-responsibility mechanism, by district non-business education units according to law provisions.

6. To comply with the Government's regulations and People's Committees' guidance on the model of organizational apparatus and payrolls of Education and Training Sections; ensure enough administrative payroll quotas for Education and Training Sections to perform their assigned functions and tasks.

7. To settle complaints and denunciations and handle violations in education according to law provisions.

8. To decide on payroll quotas for Education and Training Sections within the total district administrative payrolls.

Article 8.- Responsibilities of Education and Training Sections

Education and Training Sections shall have to assist the district-level People's Committees in performing the function of State management over education in districts:

1. To assume the prime responsibility for elaborating and submitting to the district-level People's Committees educational development programs and projects of districts; organize the implementation of such programs and projects after they are approved by competent authorities.

2. To assist the district-level People's Committees in managing the professional affairs, organization, payrolls, personnel, finance, assets and other activities of preschools, kindergartens, primary schools, junior secondary schools, ethic minority semi-boarding general education schools and educational administrator-fostering schools of districts according to law provisions.

3. To guide and inspect public education and training establishments that fall under the district management in elaborating the annual non-business payroll plans so that the district-level People's Committees submit them to competent authorities for decision.

4. To organize the drafting of the districts' annual education budget and expenditures for national education target programs to be sent to the professional agencies of the district-level People's Committees according to law provisions. After being assigned the budget estimates, to coordinate with the district-level People's Committees' finance and planning agencies in allocating the education budget, and guiding and inspecting the use thereof.

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the commune-level People's Committees in, effecting the education universalization in districts.

6. To organize the application of experiences and advanced technological and scientific achievements to education, sum up local experiences and initiatives.

7. To guide and direct the emulation movements of the education branch, formulate and popularize good educational models in districts.

8. To map out and submit to the district-level People's Councils and People's Committees solutions to education socialization; direct, guide and inspect the realization of education socialization.

9. To manage and direct the construction, preservation and use of assets and material foundations of schools; the distribution of textbooks and educational publications, laboratory equipment and other educational facilities under their management.

10. To request the competent authorities to handle violations in the field of education.

11. To perform other tasks as prescribed by law or authorized or assigned by the district-level People's Committees.

Article 9.- The commune-level People's Committees' education -State management responsibilities

The commune-level People's Committees shall exercise, according to their competence, the function of State management over education in communes and have the following tasks and powers:

1. To execute educational development plans in localities.

2. To coordinate with education establishments in localities in elaborating plans on building and repair of schools and classes in communes and submit them to the commune-level People's Committees for approval.

3. To coordinate with schools in registering and encouraging children to go to school and enter grade one at the right age, and finalizing the education universalization program; organize complementary classes, eradicate illiteracy.

4. To build, manage and inspect the operation of crèches, kindergartens and preschool classes, flexible primary school classes and family-based primary education classes in localities.

5. To coordinate with Education and Training Sections in managing kindergartens, preschools, primary schools and junior secondary schools in localities.

6. To organize the realization of education socialization undertaking; formulate a healthy educational environment, mobilize people to coordinate with schools in educating their children and to take part in the protection and maintenance of works for pupils' study and recreation activities; mobilize sources for development of the communes' educational cause.

Article 10.- Implementation provisions

1. The Minister of Education and Training and the concerned ministers shall guide the implementation of this Decree.

2. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 166/2004/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất