Chỉ thị 46/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 46/2008/CT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 46/2008/CT-BGDĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | |
Ngày ban hành: | 05/08/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 01/1/12020, Chỉ thị này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 31/2020/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Chỉ thị46/2008/CT-BGDĐT tại đây
tải Chỉ thị 46/2008/CT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 46/2008/CT-BGDĐT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2008 |
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục. Công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục được triển khai trong vài năm gần đây, đã có những tác động tích cực đến chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Để tiếp tục đẩy mạnh công tác này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thị các cấp quản lý giáo dục, các đơn vị và cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; khẩn trương xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ chốt của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cán bộ quản lý đào tạo của các Bộ, ngành liên quan và cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục; chủ động đề xuất các nội dung về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục vào chương trình giáo dục của các trường sư phạm, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tương ứng với vị trí công tác của mình.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.
3. Tăng cường phát triển đội ngũ chuyên gia về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, lập kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt của ngành về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch đào tạo về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở trong và ngoài nước.
Tăng cường đào tạo cán bộ có trình độ Thạc sĩ về đo lường và đánh giá giáo dục ở trong và ngoài nước. Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo lập kế hoạch cử cán bộ đi học nhằm đảm bảo đến năm 2010 có đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chủ động triển khai công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch của đơn vị mình. Khuyến khích các học viên cao học và nghiên cứu sinh nghiên cứu các đề tài về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Nghiên cứu tạo động lực cho công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trên cơ sở bảo đảm sự hài hoà giữa các lợi ích: Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học, nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; công bố những cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; đề xuất các chính sách cụ thể để triển khai áp dụng từ năm học 2008 - 2009.
5. Xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sở giáo dục và đào tạo; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì soạn thảơ để trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và tăng cường năng lực cho ít nhất ba trung tâm, cơ quan đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó có một đơn vị đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trong năm học 2008 - 2009.
Hướng dẫn các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng thành lập trung tâm (hoặc đơn vị chuyên trách trong phòng chuyên môn) về đảm bảo chất lượng giáo dục, triển khai xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường; hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo thành lập, củng cố và phát triển phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; phối hợp với các dự án nghiên cứu bổ sung các cấu phần đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục để đào tạo nhân lực, xây dựng công cụ và triển khai đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo.
6. Khẩn trương triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Từ năm học 2008-2009, tất cả các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp triển khai tự đánh giá hằng năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp; thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá; định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục; phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 80% số trường đại học, 50% số trường cao đẳng và 30% số trường trung cấp chuyên nghiệp được kiểm định chất lượng. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với kiểm định chương trình giáo dục. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với đánh giá các cơ sở giáo dục trên diện rộng để so sánh, đối chiếu ở nhiều góc độ khác nhau. Triển khai thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, sinh viên đã ra trường, từ các nhà tuyển dụng để có thêm thông tin về chất lượng dạy và học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
Triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. Trong năm học 2008-2009, mỗi sở giáo dục và đào tạo triển khai đánh giá khoảng 2,5% số trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (trung bình mỗi sở có 10 trường) trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm xác định thực trạng chung của các cơ sở giáo dục. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với các đơn vị và các dự án liên quan hỗ trợ cho các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng các trường ở cấp học phổ thông; tiếp tục triển khai áp dụng thí điểm bộ tiêu chí quản lý chất lượng trường trung học phổ thông; kết hợp với Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và các dự án liên quan nghiên cứu thí điểm tăng cường năng lực cho một số sở giáo dục và đào tạo để triển khai đánh giá chất lượng các môn học của học sinh một số khối lớp trong phạm vi của địa phương; nghiên cứu, chuẩn bị triển khai chủ đề của năm học 2009 - 2010 là Năm học đánh giá chất lượng giáo dục. Trong những năm tới, các đơn vị chức năng của Bộ kết hợp với các dự án tiếp tục định kỳ đánh giá chất lượng môn Toán và Tiếng Việt của học sinh khối lớp 5, 7, 9, 11 trong phạm vi cả nước, tiến tới tăng số môn học và khối lớp học được đánh giá; nghiên cứu, hỗ trợ các trường phổ thông cở sở và phổ thông trung học từng bước tham gia “Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA)”, “Xu hướng quốc tế nghiên cứu Toán và Khoa học (TIMSS)”.
7. Thực hiện phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Các cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho các cơ sở giáo dục; giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá; nghiên cứu đề xuất phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho các Bộ, ngành và địa phương.
8. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Khuyến khích các đơn vị liên quan, các trường, trung tâm đăng ký làm thành viên của các tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế, nhất là Mạng lưới chất lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APQN), Mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học (INQAAHE), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp hội quốc tế về đánh giá và các thành tựu giáo dục (IEA ) nhằm trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm quốc tế và có thể so sánh giáo dục của Việt Nam với các nước khác. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chuẩn bị để năm 2009 tổ chức thành công Hội nghị thường niên của APQN tại Việt Nam; có kế hoạch đăng cai tổ chức các Hội nghị quốc tế khác liên quan đến công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Trước mắt, trong tháng 12 năm 2008, tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục các trường đại học; tiếp theo là các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và các trường phổ thông cở sở và phổ thông trung học.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Chỉ thị này phải được phổ biến tới tất cả các cơ quan quản lý giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để quán triệt và thực hiện; giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là đơn vị đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai, thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận: - VP Trung ương Đảng; - VP Quốc hội; - VP Chủ tịch nước; - VP Chính phủ; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ quản lý các cơ sở giáo dục; - Các cơ sở giáo dục; - Các cơ sở giáo dục và đào tạo; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra, Văn phòng và đơn vị thuộc Bộ GDĐT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán Nhà nước; - Công báo; Website Chính phủ; - Website Bộ; - Lưu: VT, PC, KTKĐCLGD. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Bành Tiến Long |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây