Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020

thuộc tính Chỉ thị 296/CT-TTg

Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:296/CT-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/02/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đổi mới quản lý giáo dục đại học - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hữu quan cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo; cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Để triển khai công tác đổi mới quản lý giáo dục đại học, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thảo luận trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học: vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời tiến hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, tuyển dụng… Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, xây dựng (hoặc rà soát điều chỉnh) chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011-2015; giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, hỗ trợ việc triển khai đổi mới quản lý giáo dục đại học.

Xem chi tiết Chỉ thị296/CT-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------------

Số: 296/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2010

 

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

 

 

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực to lớn của toàn dân tộc, nước ta đã phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục và đào tạo. Sau 9 năm thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010, giáo dục đại học nước ta đã từng buớc phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế thắng lợi.

Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém: chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội của đất nước; cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học và sự quản lý của các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học. Tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục đại học chưa được phát huy có hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân của tình hình trên, nhưng nguyên nhân căn bản chính là sự yếu kém trong quản lý nhà nước về giáo dục đại học và sự yếu kém trong quản lý của bản thân các trường đại học, cao đẳng.

Trước tình hình đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề triển khai hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.

Việc đổi mới quản lý giáo dục đại học chỉ có thể đạt kết quả thực sự và bền vững khi có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể và sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục đại học phải đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

2. Coi việc đổi mới quản lý giáo dục đại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục đại học và quản lý của các cơ sở đào tạo là khâu đột phá để tạo ra sự đổi mới toàn diện của giáo dục đại học, từ đó đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền vững.

3. Để triển khai công tác đổi mới quản lý giáo dục đại học, Thủ tướng Chính phủ giao:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1. Phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thảo luận trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học: vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

2. Trên cơ sở đối chiếu tình hình phát triển hệ thống giáo dục đại học thực tế và các chỉ tiêu đã được quyết định trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 và Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, rà soát lại các chỉ tiêu phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020; đồng thời tăng cường công tác dự báo để các mục tiêu và chỉ số phát triển giáo dục đại học có tính khả thi, làm cơ sở xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

3. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành; đồng thời xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới về thành lập trường, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, quản lý chất lượng, tuyển dụng, trong đó làm rõ trách nhiệm và chế độ của nhà giáo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, quan hệ giữa Ban Giám hiệu, Hội đồng trường, Đảng ủy, các đoàn thể ở trường để từ đó các trường đại học, cao đẳng thực hiện quyền tự chủ và nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm trước xã hội và nhà nước theo quy định của Luật Giáo dục.

4. Triển khai Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Hướng dẫn và kiểm tra các trường áp dụng mức trần học phí mới theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện tốt các chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên và việc cấp bù học phí được miễn giảm cho các trường.

5. Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch xây dựng các đại học trong các tỉnh, thành phố; quy hoạch và xây dựng ký túc xá sinh viên. Triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai thực hiện đề án xây dựng ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng với mục tiêu đến năm 2011 tạo thêm khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên.

6. Tham mưu cho Chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành quản lý trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Tăng cường bộ máy giúp việc cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

Triển khai việc phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời phát huy cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường, trên cơ sở các quy định của nhà nước và của các trường, tăng cường công tác giám sát và kiểm tra của nhà nước, của xã hội và của bản thân các cơ sở.

7. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các cam kết của các trường đại học, cao đẳng trong đề án thành lập trường về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình nhằm bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo; có cơ chế xử lý nghiêm khắc đối với các trường sau 3 năm thành lập không đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện của một trường đại học, cao đẳng như cam kết của các nhà đầu tư. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

8. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm (2008 - 2010) việc triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội và xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội cấp quốc gia, tại mỗi địa phương và mỗi cơ sở đào tạo.

9. Đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học và cao đẳng, triển khai từng bước việc kiểm định các trường đại học, cao đẳng; xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập.

10. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng thông qua xây dựng tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch cán bộ lãnh đạo trường giai đoạn 2010 - 2015 và tổ chức bồi dưỡng về quản lý giáo dục đại học.

11. Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

12. Hướng dẫn và kiểm tra các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2015, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển đất nước và của giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay.

- Các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012, xây dựng (hoặc rà soát điều chỉnh) chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011 - 2015; theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các cơ chế và chính sách quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn hệ thống giáo dục đại học; thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học do địa phương quản lý xây dựng và thực hiện Chương trình hành động về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ; thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, hỗ trợ việc triển khai đổi mới quản lý giáo dục đại học.

- Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam:

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở chuyên mục tuyên truyền định kỳ về thực hiện Chương trình hành động đổi mới quản lý giáo dục đại học.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổng hợp tình hình và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này của các Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước./. 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ chức Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness

No.: 296/CT-TTg

Hanoi, February 27, 2010

 

 

DIRECTIVE

ON RENEWAL OF TERTIARY ISUCATION ADMINISTRATION DURING 2010-2012

 

THE PRIME MINISTER

 

Since initiating the renewal policy under the Party leadership and with the entire nation's great efforts, our country has seen comprehensive developments in all sectors, including education and training. After 9 years' implementation of the 2001-2010 education development strategy, Vietnam's tertiary education has gradually developed in scale, with diversified types of educational establishments and training forms, more social resources mobilized and positive results, preparing qualified human resources for national industrialization and modernization, making significant contributions to economic growth and social stability and ensuring security, defense and successful international integration.

However, tertiary education has revealed not a few limitations and weaknesses: training quality remains low generally, failing to meet the requirements of national socio-economic development; the mechanisms for state administration of tertiary education as well as administration by universities and colleges contain numerous irrationalities, failing to generate a strong driving force for the promotion of creativity and responsibility of lecturers, administrators and students so as to create radical and fundamental changes in tertiary education. Social and foreign investment potential for tertiary education development has not been tapped up efficiently. This situation can be attributed to numerous causes, of which the poor state administration of tertiary education and poor administration by universities and colleges themselves is the inherent one.

In this circumstance, to implement the Prime Minister's instructions, the Ministry of Education and Training has promulgated an action program on renovation of tertiary education administration during 2010-2012, considering this a breakthrough for quality improvement and comprehensive development of tertiary education, serving as a prerequisite for the implementation of coordinated solutions to the sector's problems, as well as for higher quality and effectiveness of tertiary education.

The renewal of tertiary education administration won't be effective and sustainable without resolute direction by Party committees and authorities at all levels, close coordination among mass organizations and concern of the entire society. Therefore, the Prime Minister instructs:

1. To thoroughly be aware that the expansion of tertiary education must go in parallel with assurance and improvement of training quality. To put an end to the situation of uncontrolled training quality. To create a mechanism and an impetus for the state administration and administration by training  establishments in order to ensure and improve training quality.

2. To consider the renewal of tertiary education administration, including the state administration of tertiary education and administration by training establishments, a breakthrough for the comprehensive renewal of tertiary education, which helps ensure and improve training quality, and improve scientific research efficiency in a sustainable manner.

3. For the renewal of tertiary education administration, the Prime Minister assigns:

- The Ministry of Training and Education:

1. To coordinate with the Vietnam Education Trade Union and the Ho Chi Minh Communist Youth Union in organizing discussions within every tertiary education establishment about why improving training quality is necessary and what to be done to assure and improve training quality in the current period.

2. By comparing the current situation of tertiary education development with the targets approved under the Government's Resolution No. 14/2005/NQ-CP of November 2, 2005, on fundamental and comprehensive renewal of Vietnam's tertiary education during 2006-2020, and the Prime Minister's Decision No. 121/2007/ QD-TTg of July 27, 2007, on planning the network of universities and colleges, to coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in renewing the planning and plans, revising tertiary education development targets through 2020; and concurrently improving forecasts to make tertiary education development targets and indexes feasible, serving as a basis for the formulation of the 2011-2020 education development strategy.

3. To review, amend and supplement promulgated legal documents; and at the same time, formulate and promulgate new ones on school founding, enrolment, training, financial management, quality management and recruitment, clarifying responsibilities and benefits of teachers in training and scientific research, relationships between the Managing Board, School Council, Party Committee and mass organizations in school, thus enabling universities and colleges to exercise their right to autonomy while being accountable to society and the State in line with the Education Law.

4. To implement Resolution No. 35/2009/ QH12 of June 19, 2009, of the XIIth National Assembly on undertakings and orientations for renovation of some financial mechanisms in education and training from the 2010-2011 school year to the 2014- 2015 school year. To guide and inspect schools in the application of new ceiling rates of tuition fees in the direction that increasing tuition fees is associated with specific solutions for higher training quality. To well implement tuition fee reduction policies and credit policies for students as well as the tuition fee refund for schools which give tuition fee exemption to their students.

5. To coordinate with the Ministry of Construction in formulating and implementing plans on building universities in provinces and cities; planning and building student dormitories. To organize the implementation of plans on building systems of universities and colleges in Hanoi capital and Ho Chi Minh City regions. To organize the implementation of plans on building university and college student dormitories, creating 200,000 more places of residence for students by 2011.       

6. To advise the Government on assigning and decentralizing the management of universities and colleges through clarifying responsibilities of the Ministry of Education and Training and other ministries, sectors and provincial-level People's Committees in managing Schools. To strengthen the assisting apparatuses of provincial level People's Committees so as to inspect and supervise universities and colleges in localities.

To step up decentralization of powers to tertiary education establishments while raising their autonomy, accountability and self-control in accordance with the State's and3fieir own regulations and stepping up supervision and inspection by the State, the society* and the establishments themselves.

7. To inspect and urge the realization of universities' and colleges' commitments stated in their founding projects, regarding material foundations, teaching staffs and programs, and textbooks, thus assuring and gradually improving training quality; to impose severe disciplinary penalties on those establishments which, after 3 years since their founding, still fail to meet criteria and conditions of a university or college as committed by the investors. To boost inspection and examination of associated training, in-service training, distance training as well as master and doctorate training.

8. To further promote social demand-based training; to review and appraise 3-year (2008-2010) implementation of demand-based training and formulate demand-based training plans for the whole nation, each locality and each training establishment.

9. To step up the evaluation and accreditation of tertiary education quality in the direction of accelerating self-evaluation by universities and colleges; step by step organizing the accreditation of universities and colleges; setting accreditation criteria «and forming some independent accrediting1 agencies for tertiary education.

10. To improve managerial capacity of university and college rectors and vice rectors through seating criteria for these titles, planning school leaderships during 2010-2015, and organizing refresher courses on tertiary education administration.

11. To improve managerial capacity and effectiveness of scientific research in universities, thus actively contributing to improving training quality and serving socio-economic development.

12. To guide and inspect universities and colleges-in formulating school development strategic* for 2011-2015, meeting the requirements of national development and of tertiary education in the current period.

- Ministries and branches:

To proactively coordinate with the Ministry of Education and Training in directing their attached tertiary education establishments to formulate and implement action programs on renovation of tertiary education administration during 2010-2012, formulate (or revise) the 2011-2015 school development strategy; based

on their state management functions, to conduct additional studies for improving administration mechanisms and policies to meet development requirements of the entire tertiary education system; to notify the Ministry of Education and Training of implementation results for summarization and reporting to the Prime Minister.

- Chairpersons of provincial-level People's Committees:

To coordinate closely with the Ministry of Education and Training in directing education administration agencies and locally managed tertiary education establishments to formulate and implement action programs on renovation of tertiary education administration during 2010-2012; to closely coordinate with the Ministry of Education and Training as well as other ministries and branches in performing the state administration of tertiary education as decentralized by the Prime Minister; and to notify the Ministry of Education and Training of implementation results for summarization and reporting to the Prime Minister.

- The Ministry of Information and Communications:

To coordinate with the Ministry of Education and Training in directing press agencies to propagate and support the renewal of tertiary education administration.

- The Vietnam Television and the Voice of Vietnam radio:

To coordinate with the Ministry of Education and Training in launching periodical programs on the implementation of action programs on renovation of tertiary education administration.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall seriously implement this Directive.

The Minister of Education and Training shall review the implementation and submit to the Government annual reports on the results of implementation of this Directive by ministries, branches and localities nationwide.-

 

 

THE PRIME MINISTER

 

 

NGUYEN TAN DUNG

 

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 296/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất