Quyết định 538/QĐ-TTg Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến 2030

thuộc tính Quyết định 538/QĐ-TTg

Quyết định 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:538/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:01/04/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Điện lực

TÓM TẮT VĂN BẢN

EVN phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ đầu tư lớn hơn 30%

Ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 538/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đặt ra mục tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh đến năm 2030 như sau: Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi, đồng thời bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần; Tỷ lệ đầu tư lớn hơn 30%; Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 01 lần.

Bên cạnh đó, EVN cũng đặt ra mục tiêu về việc cung cấp điện. Cụ thể, EVN phấn đấu chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân. Đồng thời xây dựng Hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực, bảo đảm cấp điện an toàn. Cụ thể, năm 2025 đáp ứng các tiêu chí N-1 đối với các vùng phụ tải quan trọng; Năm 2030 đáp ứng tiêu chí N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng…

Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định538/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_______________

Số: 538/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2021

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đền năm 2045

___________________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

Căn cứ kết quả thẩm định “Chiến lược phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6569/BKHĐT-KTCN ngày 05 tháng 10 năm 2020;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ thông thường và nhiệm vụ sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ công ích. Tận dụng mọi cơ hội để chủ động thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp số.

2. Phát triển đồng bộ và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối, kinh doanh điện, chú trọng tính hiệu quả tiên tiến, bền vững lâu dài của hệ thống điện quốc gia và các tiêu chí về độ an toàn, tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng. Đảm bảo khả năng truyền tải công suất nguồn điện, nhất là các nguồn năng lượng tái tạo.

3. Gắn kết hài hòa mối quan hệ giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội được Chính phủ giao đồng bộ và phù hợp với vai trò, năng lực và lĩnh vực hoạt động của EVN; giữa khai thác sử dụng tài nguyên môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại tới môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

4. Phát triển trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng dịch vụ cung cấp điện và năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn tài nguyên và nhiên liệu.

5. Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển con người, xây dựng lực lượng lao động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật lao động; đảm bảo đời sống và quyền lợi người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động phát triển kiến thức, kỹ năng, đề xuất và các ý tưởng sáng tạo.

II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

Phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh mua bán điện năng, tư vấn điện là ngành, nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo; làm nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Về kết quả sản xuất kinh doanh:

- Kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm có hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần.

- Tỷ lệ tự đầu tư lớn hơn 30%.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn lớn hơn hoặc bằng 1 lần.

2. Về cung cấp điện:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo điện cho nền kinh tế và đời sống nhân dân theo chỉ tiêu quy định trong các Quy hoạch phát triển điện quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, đồng bộ với nguồn điện và cung cấp cho các phụ tải, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, cụ thể:

+ Đến năm 2025: Đáp ứng tiêu chí N-1 đối với các vùng phụ tải quan trọng.

+ Đến năm 2030: Đáp ứng tiêu chí N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng và tiêu chí N-l đối với lưới điện 220 kV.

+ Đến năm 2045: Đáp ứng tiêu chí N-l đối với lưới điện 110 kV.

- Đảm bảo cung cấp điện cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo bằng điện lưới và nguồn điện tại chỗ.

3. Tham gia và đóng góp tích cực để phát triển và hoàn thiện thị trường bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Tỷ lệ tổn thất điện năng: Phấn đấu giảm tổn thất điện năng về mức ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.

5. Phấn đấu tăng năng suất lao động bình quân từ 8% đến 10%/năm. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng năm 2025 đạt trên mức phấn đấu của quốc gia (45 - 50%).

6. Nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Đến năm 2025: EVN hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.

- Phát triển các hệ thống điều độ tiên tiến, ứng dụng rộng rãi công nghệ lưới điện thông minh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu điều khiển từ xa, không người trực vận hành đối với 100% các trạm biến áp 110 kV trong giai đoạn 2021 - 2025 và 100% các trạm 220 kV giai đoạn 2025 - 2030.

- Trong giai đoạn đến năm 2030 phát triển được 01 tổ chức khoa học công nghệ, với 1 - 2 phòng thí nghiệm. Giai đoạn 2030 - 2045, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện đạt mức tiên tiến, ngang tầm với các nước đang phát triển trong khu vực.

7. Nâng cao chất lượng phân phối điện năng và dịch vụ khách hàng: có hệ thống quản lý khách hàng toàn diện, cung cấp các dịch vụ khách hàng chất lượng cao. Nâng cao chất lượng phân phối điện và dịch vụ khách hàng: Đến năm 2025, SAIDI ≤ 300 phút/năm, SAIFI ≤ 3 lần/năm (tính cả số lần cắt điện theo kế hoạch); chỉ số tiếp cận điện năng (thời gian giải quyết thủ tục của đơn vị Điện lực) nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 (nam trong 3 nước dẫn đầu). Đến năm 2030, phấn đấu SAIDI ≤ 100 phút/năm và SAIFI ≤ 2,5 lần/năm (tính cả số lần cắt điện theo kế hoạch); chỉ số tiếp cận điện năng (thời gian giải quyết thủ tục của đơn vị Điện lực) nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 và duy trì vị trí này cho giai đoạn 2030 - 2045.

8. Hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Phấn đấu đến năm 2025 trở đi nằm trong nhóm các nước ASEAN-3 về dịch vụ khách hàng và duy trì vị trí này trong suốt giai đoạn đến 2045.

9. Về tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường:

- EVN phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tiết kiệm điện tối thiểu 2% (điện năng so với cùng kỳ năm trước) ở giai đoạn 2020 - 2025.

- Thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR), giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện tối thiểu 1.000 MW (vào năm 2025) và 2.000 MW (vào năm 2030).

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo. Tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường. Rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.

a) Phát triển các dự án nguồn điện trên cơ sở khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triền bền vững.

- Tiếp tục khai thác hiệu quả tài nguyên nước theo hướng mở rộng các nhà máy thủy điện lớn đang vận hành; nghiên cứu khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện có cột nước thấp.

- Đầu tư các nhà máy nhiệt điện theo công nghệ hiện đại, hiệu quả, tuân thủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Đầu tư các nhà máy nhiệt điện than được giao theo quy hoạch được phê duyệt gắn với đầu tư hạ tầng tiếp nhận than trong nước và nhập khẩu. Nghiên cứu giải pháp trộn than để nâng cao hiệu quả vận hành nhà máy.

- Thực hiện thủ tục để khởi công các dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên được giao giai đoạn sau năm 2020.

- Nghiên cứu, đề xuất các trung tâm phân phối khí hóa lỏng (LNG) để cung cấp nhiên liệu cho phát điện, đồng bộ với tiến độ vận hành và nằm trong khu vực các nhà máy điện sử dụng LNG tại các Trung tâm điện lực theo quy hoạch được phê duyệt để tối ưu hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành.

- Nghiên cứu, phát triển các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,..) tại các khu vực có tiềm năng, phù hợp với năng lực truyền tải của lưới điện, đảm bảo khai thác hiệu quả.

- Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống tích điện tại một số khu vực có nhiều nhà máy điện mặt trời, khu vực hải đảo.

- Phối hợp và tạo điều kiện khuyến khích để thúc đẩy phát triển các dự án điện mặt trời áp mái. Tập trung đầu tư hệ thống điện mặt trời phân tán, có hệ thống tích điện tập trung tại các khu vực khó tiếp cận với lưới điện quốc gia hoặc đầu tư điện lưới không hiệu quả.

b) Đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đồng bộ với phát triển nguồn điện, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả.

- Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đảm bảo đồng bộ với phát triền nguồn điện, phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực và lộ trình phát triển thị trường điện.

- Các dự án đầu tư phải gắn liền với mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.

- Xây dựng các mạch vòng lưới siêu cao áp xung quanh các vùng trung tâm phụ tải để tăng độ linh hoạt và tin cậy cung cấp điện, ứng dụng các công nghệ trạm GIS, trạm biến áp số, trạm biến áp ngầm, đường dây nhiều mạch,.. để giảm diện tích chiếm đất. Áp dụng đưa thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ công nghệ mới ở các nhà máy, trạm biến áp đồng bộ với hạ tầng.

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ cấp điện áp lớn hơn 500 kV và truyền tải điện một chiều.

- Nâng cao năng lực của hệ thống truyền tải, đảm bảo thông tin liên lạc, điều độ vận hành phục vụ cho phát triển hoàn chỉnh thị trường điện và nhu cầu chất lượng ngày càng cao của các phụ tải.

- Phát triển lưới điện thông minh, chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để tích hợp các nguồn điện phân tán.

- Áp dụng các giải pháp cấp điện bằng lưới hệ thống, lưới điện độc lập cấp điện không nối lưới trên cơ sở hiệu quả và bền vững, kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo.

- Phát triển cân đối cơ cấu chiều dài đường dây theo tương quan thích hợp ở các cấp điện áp; tương quan dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp cho từng vùng, miền.

c) Đầu tư phát triển nguồn, lưới điện phải chú trọng gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn lực, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa, đất rừng khi đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện thông qua các giải pháp về kỹ thuật như nâng chiều cao cột, sử dụng cột đơn thân, sử dụng các biện pháp thi công, vận hành tiên tiến,... Đồng thời chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.

d) Phối hợp thúc đẩy các dự án điện được đầu tư theo hình thức PPP;

- Tham gia với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc lập, thẩm định quy hoạch các trung tâm điện lực, lựa chọn công nghệ, nhiên liệu phù hợp trong việc quy hoạch đầu tư các dự án nguồn điện.

- Tập trung phát triển nguồn điện đã có trong quy hoạch, được giao làm chủ đầu tư đảm bảo tiến độ phát điện để kịp thời bổ sung nguồn cho hệ thống. Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án PPP thực hiện đúng cam kết, báo cáo kịp thời với Chính phủ, các bộ, ngành trong trường hợp các dự án PPP không đúng tiến độ để kịp thời có giải pháp đảm bảo đủ nguồn điện.

- Kịp thời triển khai hệ thống lưới truyền tải, đáp ứng tiến độ giải tỏa công suất cho các dự án PPP. Phối hợp, đề xuất với Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt đầu tư xây dựng lưới truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các dự án PPP.

đ) Xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại trong đó có hệ thống quản trị rủi ro, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều kiện thực tế của EVN.

2. Vận hành hệ thống điện và thị trường điện an toàn, tin cậy, hợp lý, đáp ứng các quy định về điều kiện của các cấp độ thị trường điện Việt Nam. Đảm bảo chi phí sản xuất và chi phí mua điện hợp lý, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường điện.

a) Vận hành, khai thác an toàn, hiệu quả và tối ưu hóa hệ thống điện:

- Thực hiện Nghị quyết số 55/NQ-TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia về DSM giai đoạn 2018 - 2020, định hướng tới năm 2030, Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025, EVN tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm quản lý tốt phía nhu cầu phụ tài điện (DSM), sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với các mục tiêu: (i) Giảm áp lực cho EVN về đầu tư, xây dựng nguồn và lưới điện, vận hành hệ thống điện chủ động, an toàn, tin cậy và hiệu quả; (ii) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các đơn vị điện lực trong thị trường bán lẻ điện bằng việc cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ hiệu quả năng lượng, tiết kiệm điện, năng lượng tái tạo, phù hợp với chiến lược phát triển của nhiều công ty điện lực trên thế giới; (iii) EVN tiếp tục là đơn vị đi đầu, đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện đồng thời thực hiện các giải pháp, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tới khách hàng sử dụng điện; (iv) Tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về DSM nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng điện tiết kiệm điện; tăng cường tuyên truyền và thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) để tạo thói quen cho khách hàng sử dụng điện. Tuyên truyền về sử dụng các thiết bị, công nghệ và dịch vụ tiết kiệm năng lượng một cách rộng rãi; (v) Khuyến khích thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn điện mới và năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, sinh khối,...) nhằm đa dạng hóa các nguồn điện, góp phần giảm áp lực cho EVN trong đầu tư xây dựng nguồn điện mới, hướng tới sử dụng năng lượng sạch và phát triển năng lượng bền vững; (vi) Nghiên cứu và kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành ban hành các cơ chế, chính sách về DSM, đặc biệt là cơ chế thương mại nhằm khuyến khích khách hàng tham gia tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho EVN triển khai các chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Cơ chế thu hút nguồn vốn thực hiện các chương trình DSM thông qua xã hội hóa.

- Điều hành có hiệu quả các nhà máy điện (đặc biệt là các nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh), đảm bảo cung cấp điện nhằm giảm chi phí mua điện, điều tiết hồ chứa phục vụ nhiệm vụ chống lũ, cấp nước cho hạ du theo quy định và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Khai thác hiệu quả các nhà máy nhiệt điện than, đảm bảo hệ số khả dụng cao, suất tiêu hao than thấp, nâng cao các chỉ tiêu về độ tin cậy. Cải tạo, nâng cấp các nhà máy nhiệt điện than có thời gian vận hành cao.

- Vận hành lưới điện truyền tải và phân phối với sự tích hợp các nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, đảm bảo an toàn, tin cậy, ổn định, linh hoạt và giảm tổn thất hệ thống.

- Thực hiện phương thức vận hành ổn định, an toàn trong hệ thống, bố trí kế hoạch sửa chữa các nhà máy điện hợp lý; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, nâng cao năng lực khai thác thiết bị; hạn chế sự cố, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, giảm tổn thất điện năng nhằm huy động tối đa và có hiệu quả các nguồn điện; huy động một cách hợp lý công suất, điện năng các nhà máy thủy điện, các nguồn điện mua của các nhà máy điện độc lập và các nguồn điện dự phòng của khách hàng.

b) Vận hành hiệu quả thị trường điện, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh theo các cấp độ; giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh và minh bạch:

- Điều hành thị trường điện linh hoạt, hợp lý, tuân thủ các quy định của thị trường theo các cấp độ.

- Hoàn thành cơ sở hạ tầng thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực và bộ máy vận hành của thị trường điện đáp ứng các giai đoạn phát triển của thị trường điện theo đúng lộ trình.

- Xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường tạo động lực cho các đơn vị kinh doanh phân phối điện phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Xây dựng lại các bộ định mức vật tư, chi phí trong từng khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối điện nhằm kiểm soát chặt chẽ chi phí đồng thời với các giải pháp tăng năng suất lao động, kiểm soát nội bộ nhằm giảm chi phí giá thành trong từng khâu sản xuất và kinh doanh. Thực hiện các chương trình tiết kiệm điện để tối ưu trong công tác đầu tư, khai thác hệ thống điện và điều hành thị trường điện. Thực hiện các chương trình nghiên cứu quản lý nhu cầu và điều chỉnh phụ tải, thúc đẩy mô hình các công ty dịch vụ năng lượng ESCO, pin năng lượng mặt trời áp mái nối lưới,...

3. Cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, hướng tới việc cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trở thành doanh nghiệp có khâu kinh doanh và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp, hiện đại.

a) Cải tiến công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

b) Hiện đại hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. Triển khai ứng dụng công nghệ đo đếm, truyền dữ liệu và xử lý dữ liệu khách hàng, ứng dụng công nghệ thông minh cho phép trao đổi thông tin dữ liệu theo phương thức hai chiều giữa nhà cung cấp dịch vụ điện với khách hàng.

c) Thực hiện các biện pháp giảm thời gian tiếp cận điện năng, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục của điện lực và đề xuất, kiến nghị các bộ ngành, địa phương giảm thủ tục liên quan.

d) Hoàn thiện, hiện đại hoá công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lưới đang vận hành, trang bị thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa nóng để giảm tối thiểu số lần và số giờ cắt điện.

đ) Thực hiện công tác thu tiền điện bằng các hình thức tiên tiến, thanh toán các dịch vụ điện lực mọi lúc mọi nơi.

e) Nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện qua ngân hàng.

4. Đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư tại các doanh nghiệp khác; đủ khả năng thu xếp vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.

a) Phát triển Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên thành các doanh nghiệp có tín nhiệm tài chính cao để giảm chi phí huy động vốn cho các dự án điện, tự huy động vốn và giảm dần bảo lãnh của Chính phủ.

- Thực hiện nghiêm và triệt để công tác quản trị tài chính, hiện đại hóa hệ thống quản trị tài chính để quản trị chặt chẽ bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh của Tập đoàn.

- Thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

- Tái cơ cấu đầu tư tài chính, cơ cấu đầu tư vốn vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện, tái cơ cấu các khoản vay.

- Nâng cao hệ số tín nhiệm cho EVN và một số đơn vị thành viên.

- Rà soát lại các khoản vay để tái cấu trúc nợ vay theo hướng đảm bảo khả năng trả nợ của từng dự án.

b) Đảm bảo thu xếp đủ vốn đầu tư cho nhu cầu đầu tư nguồn và lưới điện theo kế hoạch.

- Chủ động huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện.

- Đa dạng hóa công tác thu xếp vốn bao gồm vốn vay thương mại quốc tế, vay tín dụng xuất khẩu song song với vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.

- Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn mới. Nghiên cứu mục tiêu, phạm vi và phương thức hỗ trợ tài chính của các quỹ, ngân hàng khu vực hoặc toàn cầu để đánh giá tính phù hợp và xem xét khả năng thu xếp vốn vay từ các tổ chức này.

- Áp dụng thí điểm mô hình huy động tài chính theo hình thức Tài trợ Dự án (Project Financing) thông qua việc hình thành các công ty con đặc biệt (Special Purpose Vehicle- SPV) theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu phương án kiểm soát và hạn chế rủi ro trong vay nợ nước ngoài bằng đồng ngoại tệ (đàm phán với nhà tài trợ giảm dần tỷ trọng các khoản vay nợ nước ngoài có lãi suất thả nổi nhằm hạn chế các rủi ro biến động tỷ giá, biến động lãi suất, đặc biệt với đồng USD; nghiên cứu khả năng tăng tỷ trọng các khoản vay bằng đồng nội tệ để giảm thiểu rủi ro ngoại hối phát sinh do việc vay nợ bằng ngoại tệ).

c) Đảm bảo tỷ lệ sở hữu phù hợp của Công ty mẹ tại các khối phát điện, kinh doanh bán lẻ điện (đặc biệt đối với các công ty cổ phần khối phát điện) để có cơ sở tái cầu trúc khoản đầu tư tài chính (thoái vốn, bán nhà máy,...) thực hiện bổ sung vốn từ có đầu tư nhà máy mới phù hợp với lộ trình phát triển nguồn điện của Nhà nước.

- Từng bước giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty cổ phần phát điện đã hoạt động ổn định, không bắt buộc phải nắm cổ phần chi phối để huy động vốn trả nợ vay hoặc cho các dự án đầu tư mới.

- Nghiên cứu phương án bán toàn bộ nhà máy đối với các nhà máy điện sau khi đi vào hoạt động cho các nhà đầu tư bên ngoài để huy động vốn cho các dự án đầu tư mới đảm bảo phù hợp với kế hoạch giảm nợ công của Chính phủ và EVN có cơ sở bổ sung vốn tự có thực hiện các dự án điện mới.

- Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc EVN trong danh mục nhà nước không cần giữ 100% vốn.

d) Tập trung vốn đầu tư vào các công ty sản xuất, truyền tải, phân phối điện và dịch vụ phụ trợ có hiệu quả kinh tế cao; thoái vốn tại các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ.

đ) Kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận, góp phần đảm bảo tình hình tài chính của EVN lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn.

e) Kiên định thực hiện các giải pháp về tài chính, giá điện để tiến tới cân bằng tài chính bền vững, kinh doanh có lợi nhuận.

5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ; xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất phù hợp với giá trị cốt lõi của EVN; thúc đẩy năng lực sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững, quá trình hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của Tập đoàn.

a) Đổi mới tư duy trong việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, gắn với việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ; có cơ chế chính sách để động viên, khuyến khích kịp thời, phát huy tốt năng lực sở trường công tác, sự sáng tạo của mỗi cán bộ ở từng vị trí công tác; xây dựng môi trường công tác, làm việc có văn hóa, văn minh và hiện đại.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích trọng dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt chế độ tiền lương, các chế độ ưu đãi, chính sách đào tạo, khuyến khích trong học tập, trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.

- Rà soát, sắp xếp, tổ chức tinh gọn, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ để tiết giảm lao động và tăng năng suất lao động.

- Xây dựng quy hoạch phát triển và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực nguồn điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh, khoa học công nghệ của ngành điện. Chú trọng quy hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt, công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Tạo cơ hội học tập và phát triển công bằng cho người lao động.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật, tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, công nghệ hiện đại và gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất. Đào tạo bổ sung, đón đầu cho những lĩnh vực còn thiếu, còn yếu.

- Thực hiện cơ chế đánh giá kết quả thực hiện công việc theo hiệu quả, năng suất và chất lượng, trên cơ sở áp dụng hệ thống bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard-BSC) và hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất (KPI).

- Thực hiện cơ chế, chính sách để giải quyết lao động dôi dư, lao động lớn tuổi, sức khỏe không đáp ứng yêu cầu công việc để tuyển dụng lao động thay thế có trình độ, năng lực.

- Động viên, khen thưởng kịp thời, đúng đối tượng để tạo động lực cho các cán bộ công nhân viên, người lao động. Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích lợi ích vật chất.

- Thực hiện cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu; kiên quyết xử lý các vi phạm về công tác quản lý lao động.

b) Tăng cường các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, quản lý tri thức để nâng cao hiệu quả đào tạo:

- Xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp để nâng cao tinh thần tự học của cán bộ công nhân viên, xây dựng quy đinh chung về đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ chuyên gia trong toàn EVN, tạo các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ xử lý các vấn đề phức tạp về kỹ thuật, tài liệu hóa và số hóa các kiến thức của chuyên gia để xây dựng thành kho tài sản tri thức của EVN.

- Xây dựng, chuẩn hóa hệ thống chức danh theo vị trí công việc đối với viên chức quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp bậc công nhân kỹ thuật, khung năng lực cho các vị trí, hoàn thiện chương trình đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng các chương trình đào tạo khung, ngân hàng đề thi.

c) Hợp tác đào tạo với nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của EVN trong thời gian tới như năng lượng mới và tái tạo, quản lý và vận hành thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học và công nghệ ngành điện.

- Chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các trường, viện, trung tâm đào tạo uy tín nước ngoài để tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng công tác của cán bộ. Chú trọng đào tạo sau đại học, chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực mũi nhọn như quản lý hệ thống điện, truyền tải, sửa chữa nhà máy điện, tự động hóa và công nghệ thông tin...

- Tổ chức các chương trình trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm quản lý, vận hành với các tổ chức quốc tế; cải cách ngành điện; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ để có khả năng tham gia các chương trình đào tạo và làm việc độc lập với đối tác nước ngoài.

6. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của Tập đoàn, không ngừng nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực; nghiên cứu, ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN, chú trọng nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin của EVN.

a) Tổ chức cơ sở nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.

- Thành lập Trung tâm đào tạo và Nghiên cứu khoa học với đội ngũ chuyên gia nghiên cứu có trình độ, kinh nghiệm để nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện lực, nghiên cứu ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN.

- Trong giai đoạn chưa thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, đội ngũ nghiên cửu của EVN phối hợp với các tổ chức khoa học công nghệ bên ngoài để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của EVN.

b) Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa và đổi mới công nghệ thiết bị điện để phát triển năng lượng cho trước mắt cũng như lâu dài.

- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng. Xác định mô hình và lộ trình công nghệ nguồn và lưới điện thích hợp, đảm bảo phát triển ổn định và phù hợp với điều kiện, khả năng đầu tư của EVN, giá thành hợp lý và bảo vệ môi trường. Các công trình năng lượng được xây dựng mới phải có công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của EVN; từng bước nghiên cứu nâng cấp, cải tạo công trình hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và môi trường.

- Nghiên cứu nâng cao tính năng của một số thiết bị liên quan đến đốt than anthraxit Việt Nam và than trộn nhằm nâng cao hiệu quả, tăng hệ số vận hành của các nhà máy cũ đang vận hành. Sử dụng than hiệu quả bằng cách cải tiến thiết bị đốt và xem xét việc áp dụng thông số trên siêu tới hạn (USC - Ultra Super Critical) trên cơ sở kinh nghiệm của Tập đoàn và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.

- Nghiên cứu phương án xử lý than nội địa để đáp ứng chất lượng ổn định, phù hợp với các điều kiện hoạt động hiệu quả của các lò mới, cải thiện, nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thời gian hiệu chỉnh lò.

- Sử dụng thiết bị đo lường điều khiển tiên tiến cho nhà máy nhiệt điện mới: nhà máy mới xây dựng phải có hệ thống đo lường, điều khiển tự động hiện đại, hoạt động ổn định, dễ dàng cập nhật, nâng cấp và phải ngăn ngừa được sự cố lớn xảy ra, tăng độ tin cậy của nhà máy, tăng cao độ sẵn sàng góp phần nâng cao hiệu suất của nhà máy.

- Nghiên cứu tích hợp và quản lý các nguồn năng lượng phân tán. Nghiên cứu việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, diesel, pin tích trữ năng lượng.

- Phát triển công nghệ xây dựng các đường dây nhiều mạch cùng hoặc khác cấp điện áp nhằm giảm diện tích hành lang tuyến.

- Ứng dụng vật liệu mới; sử dụng các loại cách điện mới tiên tiến như composite, vật liệu siêu dẫn.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các loại dây dẫn chịu nhiệt để nâng cao khả năng tải của dây dẫn trên không, sử dụng dây dẫn hợp kim, dây dẫn nhôm lõi bằng sợi carbon đề giảm độ võng, giảm kích thước cột.

c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.

d) Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức khoa học và điện lực quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và khoa học điện lực nói riêng. Xây dựng các chương trình hợp tác nghiên cứu với nước ngoài về các công nghệ nhà máy điện hiệu suất cao, dùng các bộ khử bụi tĩnh điện hiệu suất cao, giảm phát thải các nhà máy nhiệt điện, đảm bảo các tiêu chuển và quy định của pháp luật về môi trường.

đ) Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN như: công nghệ hạ tầng hội tụ, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ mobile computing, công nghệ IoT,... bảo đảm an toàn và an ninh thông tin.

- Ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông dùng riêng đáp ứng nhu cầu của hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, vận hành thị trường điện, điều hành/vận hành hệ thống điện của EVN. Nghiên cứu, phát triển hệ thống viễn thông dùng riêng của EVN theo hướng hiện đại, đảm bảo dung lượng và độ dự phòng phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu về viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của EVN.

- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp và hiện đại hóa đối với nguồn và lưới điện hiện có, cải tiến công tác quản lý, kinh doanh và dịch vụ khách hàng.

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý và điều hành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành Điện.

- Ứng dụng công nghệ mới để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động bằng các giải pháp: (i) Hiện đại hóa công tác quản lý nhà máy điện, trạm biến áp thông qua đầu tư trang thiết bị điều khiển từ xa; (ii) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; (iii) Nâng cao trình độ công nghệ thông tin để giảm dần biên chế vận hành trong các nhà máy điện, trạm biến áp tiến tới trạm biến áp không người trực vận hành.

- Triển khai hệ thống SCADA/EMS cho Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia/điều độ miền và dần hoàn thiện hệ thống SCADA/DMS cho các Tổng công ty Điện lực.

- Sử dụng công nghệ điều khiển hiện đại để đảm bảo vận hành tối ưu hệ thống điện. Hiện đại hóa hệ thống điều độ, vận hành, thông tin liên lạc, điều khiển và tự động hóa phục vụ điều độ lưới điện trong nước và liên kết khu vực.

- Ứng dụng công nghệ đo đếm tiên tiến - thông minh (Smart Metering) để theo dõi sử dụng điện của khách hàng, chống thất thoát trong kinh doanh điện, phục vụ nghiên cứu dự báo phụ tải và các yêu cầu của quản lý điều hành; sử dụng công nghệ công tơ đọc dữ liệu, thu nhận dữ liệu từ xa; tự động hóa lưới phân phối gắn liền với dịch vụ khách hàng và quản lý nhu cầu.

- Triển khai các trung tâm điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa cho lưới điện của các đơn vị.

- Nghiên cứu mô đun hóa trạm biến áp phân phối, trạm biến áp di dộng hợp bộ. Xây dựng và trang bị đồng bộ các hệ thống rơle bảo vệ lưới trung áp, tự động hóa lưới phân phối (DAS), hệ thống quản lý lưới phân phối (DMS), SCADA lưới phân phối.

- Sử dụng công nghệ chẩn đoán trạng thái thiết bị theo điều kiện vận hành (condition-based), chẩn đoán trực tuyến, sửa chữa đường dây nóng nhằm nâng cao chất lượng vận hành và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện.

7. Đẩy mạnh thực thi văn hóa doanh nghiệp, giữ gìn và phát triển thương hiệu EVN trở thành thương hiệu mạnh, là đối tác tin cậy, là nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

a) Xây dựng và phát triển thương hiệu EVN trên nền tảng tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN ngày càng được hoàn thiện.

- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các hợp đồng, cam kết với các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước.

- Cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng công tác chăm sóc khách hàng sử dụng dịch vụ, củng cố và phát triển sự tin tưởng và thân thiện của khách hàng.

b) Giữ gìn và nâng tầm thương hiệu trên nguyên tắc hoàn thành các nhiệm vụ, trách nhiệm được giao góp phần hoàn thành chiến lược và các mục tiêu, nhiệm vụ trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

- Đảm bảo thực thi đầy đủ hệ giá trị cốt lõi, các chuẩn mực đạo đức trong văn hóa ứng xử, các quy tắc giao tiếp ứng xử trong toàn EVN.

- Xây dựng Tầm nhìn/Sứ mệnh/Khẩu hiệu/Hệ giá trị cốt lõi và những Cam kết của EVN được quy định trong Tài liệu Văn hóa EVN. Toàn Tập đoàn hướng tới xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đảm bảo tính công bằng và minh bạch; xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn giỏi chuyên môn, phong cách và lề lối làm việc chuyên nghiệp hiệu quả, hành vi ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự mang lại sự hài lòng cho đối tác và khách hàng; xây dựng thành công hình ảnh EVN và đơn vị trở thành một đối tác tin cậy, thân thiện, hết lòng vì khách hàng.

c) Phát triển thương hiệu EVN gắn liền với công tác quan hệ cộng đồng và thực thi Văn hóa EVN nhằm góp phần giữ gìn và quảng bá hình ảnh EVN trở thành một thương hiệu tin cậy trong cộng đồng xã hội.

8. Thực hiện tốt công tác truyền thông và quan hệ cộng đồng trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Tập đoàn, tạo sự hiểu biết, chia sẻ, thông cảm, tin tưởng của khách hàng, nâng cao uy tín và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của Tập đoàn trong cộng đồng xã hội trong nước và quốc tế.

a) Thực hiện thống nhất trong nhận thức, hành động của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Tập đoàn về công tác truyền thông và quan hệ cộng đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của mỗi đơn vị, từ cấp cơ sở đến Tập đoàn, là trách nhiệm của từng cấp ủy Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và của mỗi cán bộ công nhân viên.

- Xây dựng quy chế, quy định, tài liệu hướng dẫn, sổ tay quản trị khủng hoảng truyền thông và phổ biến rộng rãi trong toàn Tập đoàn để hoạt động truyền thông và quan hệ cộng đồng được tổ chức thực hiện bài bản, thống nhất từ Tập đoàn đến đơn vị.

- Giáo dục bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của cán bộ công nhân viên, lấy việc thực thi Văn hóa EVN và giáo dục truyền thống ngành Điện lực Việt Nam làm đòn bẩy, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tụy, ứng xử văn minh.

b) Tạo dựng được sự đồng thuận, thấu hiểu, chia sẻ của cộng đồng về hình ảnh EVN là Tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, công khai minh bạch. Tạo dựng hình ảnh một Tập đoàn kinh tế nhà nước luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, an ninh quốc phòng.

c) Chuyên nghiệp hóa hoạt động truyền thông và quan hệ cộng đồng trong đó tập trung xây dựng tốt mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; cải tiến, nâng cao chất lượng các ấn phẩm truyền thông; tăng cường năng lực chuyên môn của cán bộ truyền thông và quan hệ cộng đồng đảm bảo tính chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả.

- Phân cấp thực hiện các hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện khách hàng và các hoạt động an sinh xã hội, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động và tạo hiệu ứng truyền thông tổng thể.

- Xây dựng hình ảnh lãnh đạo Tập đoàn và lãnh đạo các đơn vị thống nhất về cách thức biểu hiện từ nội bộ EVN đến sự xuất hiện trước công chúng. Hình ảnh lãnh đạo là biểu hiện không những của riêng người lãnh đạo mà còn là sự đại diện hình ảnh của cả Tập đoàn, tạo niềm tin và thiện cảm của công chúng dành cho doanh nghiệp.

- Củng cố công tác quản trị khủng hoảng truyền thông. Chủ động truyền thông để đưa ra những thông tin, thông điệp chính thống từ Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông để truyền tải thông tin về Tập đoàn đến các đối tượng một cách hiệu quả nhất, đẩy mạnh việc từng bước xây dựng nội dung tổ chức tuyên truyền về hoạt động của Tập đoàn trên mạng xã hội.

- Xây dựng các kênh truyền thông đại chúng mục tiêu để sử dụng thống nhất trong hoạt động truyền thông cho Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

- Phát triển các kênh truyền thông nội bộ theo từng giai đoạn để đảm bảo mạng truyền thông nội bộ có tính tương tác hai chiều trực tiếp, có đầy đủ tính năng như một mạng xã hội trong nội bộ Tập đoàn.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức các ấn phẩm, các trang thông tin điện tử của EVN và các đơn vị.

d) Thực hiện công tác quan hệ cộng đồng theo phương châm “Minh bạch - Chủ động - Kịp thời - Thân thiện”. Các hoạt động quan hệ cộng đồng phải được thực hiện bài bản, có kế hoạch rõ ràng và có đánh giá thuyết phục bằng hiệu quả cụ thể qua từng năm.

- Tổ chức đào tạo bỗ sung các kiến thức cơ bản về ngành Điện cho đội ngũ phóng viên theo dõi ngành.

- Chủ động phối hợp, hợp tác với các cơ quan thông tấn báo chí, tiếp xúc với các cơ quan quản lý, các tổ chức đoàn thể xã hội để báo cáo, cung cấp thông tin, giải thích để đông đảo các tầng lớp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, hiểu đúng, hiểu đủ về Tập đoàn.

- Lựa chọn tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, tổ chức các sự kiện có ý nghĩa xã hội cao nhằm quảng bá hình ảnh của Tập đoàn.

9. Bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu với bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực của EVN là chính, đồng thời phát huy hiệu quả của các nguồn lực bên ngoài.

a) Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản; vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn.

- Xác định các lĩnh vực tiềm năng, phù hợp để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ để khai thác tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang bị, giảm thiểu tác động đến môi trường.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường, bảo đảm quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện. Không nhập khẩu hoặc triển khai các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả thấp.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ người lao động trong EVN. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của EVN. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường trong doanh nghiệp. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các đơn vị.

- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng.

- Khuyến khích sử dụng các công nghệ mới ở các nhà máy nhiệt điện: nhiệt điện sử dụng công nghệ lò hơi siêu và trên siêu tới hạn, nhiệt điện khí hóa than, tua bin khí hiệu suất cao; công nghệ xử lý chất thải,... để nâng cao hiệu suất và bảo vệ môi trường. Không phát triển các nhà máy điện mới sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp. Áp dụng các biện pháp tuyên truyền để hạn chế các thiết bị, công nghệ cũ tiêu thụ nhiều năng lượng.

b) Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực đội ngũ quản trị rủi ro trong lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, trong đó thích ứng, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.

c) Tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.

- Các công trình năng lượng được xây dựng mới phải có công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện của EVN.

- Lập kế hoạch đánh giá hiện trạng công nghệ của các nhà máy điện than hiện có, đồng thời đánh giá các mức độ đáp ứng yều cầu bảo vệ môi trường về khí thải, nước thải và chất thải rắn.

- Từng bước nâng cấp, cải tạo hệ thống công nghệ thiết bị và lắp đật bổ sung các hệ thống xử lý môi trường đối với các nhà máy nhiệt điện than hiện có để đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, kinh tế và môi trường.

- Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm đảm bảo vận hành ổn định và nâng cao hiệu suất xử lý của các hệ thống bảo vệ môi trường giảm thiểu tối đa mức độ tác động.

- Sử dụng than hiệu quả bằng cách áp dụng đốt trộn than, cải tiến thiết bị đốt và xem xét việc áp dụng thông số trên siêu tới hạn (USC - Ultra Super Critical) trên cơ sở kinh nghiệm của Tập đoàn và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới.

- Nghiên cứu các biện pháp nhằm tối đa khả năng tái sử dụng nước thải sau xử lý nhằm hạn chế tối đa lượng nước thải phát sinh cũng như tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.

- Xây dựng lộ trình dừng vận hành và đầu tư thay thế các nhà máy nhiệt điện than đã hết đời sống kinh tế và không đủ điều kiện nâng cấp công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và môi trường.

d) Triển khai thực hiện công tác xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện

- Tìm kiếm các giải pháp hiệu quả, bền vững với các đối tác có đủ năng lực, có phương án khả thi, sẵn sàng hợp tác với các nhà máy nhiệt điện để tiêu thụ tro, xỉ trong dài hạn.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, hướng dẫn kỹ thuật cho việc xử lý, tái sử dụng tro, xỉ tại Việt Nam và tăng cường tuyên truyền, thúc đẩy thị trường tiêu thụ tro xỉ, gạch không nung và các vật liệu xây dựng sản xuất từ tro, xỉ.

- Thực hiện các giải pháp về kỹ thuật kiểm soát chế độ vận hành tin cậy, ổn định, tối ưu tổ máy, đảm bảo chất lượng tro, xỉ đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng

10. Mở rộng và tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế quá trình phát triển nội lực, nâng cao năng lực thể chế, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hợp tác quốc tế trên tinh thần phát triển bền vững.

a) Mở rộng hợp tác, trao đổi điện năng với các nước trong khu vực ASEAN và các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) hướng tới mục tiêu hình thành liên kết hệ thống điện ASEAN, GMS.

- Nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu về tiềm năng khai thác các cơ hội đầu tư, kinh doanh của EVN tại thị trường nước ngoài, tập trung vào thị trường năng lượng ASEAN.

- Xây dựng các chương trinh trao đổi chuyên gia trong khuôn khổ hợp tác GMS nhằm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi học tập và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về quy hoạch, quản lý, vận hành hệ thống điện, hỗ trợ tích cực cho công tác chuẩn bị thiết lập và tổ chức hoạt động Trung tâm Điều phối điện năng khu vực.

- Thông qua các diễn đàn hợp tác ASEAN và GMS về mua bán, trao đổi năng lượng, xúc tiến thêm hợp tác đầu tư trong các dự án thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo, hợp tác trao đổi chuyên gia trong khu vực,...

b) Duy trì các đường dây liên kết hiện hữu để mua bán điện với các nước trong khu vực bao gồm: Lào, Trung Quốc, Campuchia.

c) Tăng cường nhập khẩu điện từ các nước trong khu vực, đặc biệt là cho khu vực phía Nam. Đàm phán các PPA theo hướng mở để EVN có thể linh hoạt huy động theo nhu cầu, cắt giảm sản lượng điện nhập khẩu vào những thời điểm nguồn điện trong nước dư, đáp ứng linh hoạt nhu cầu của hệ thống điện Việt Nam.

d) Duy trì và mở rộng liên kết lưới điện khu vực tiến hành song song với huy động tối ưu các nhà máy điện trong hệ thống. Linh hoạt tận dụng lợi thế về giá điện nhập khẩu trong từng thời kỳ để kết hợp hài hòa giữa lượng điện sản xuất trong nước và nhập khẩu.

- Đối với Lào:

+ Tập trung nhập khẩu điện từ Lào qua các đường dây 220 kV hiện hữu (Xekaman 1,3, Xekaman Xanxay và một số nhà máy thủy điện khu vực Nam Lào).

+ Tiếp tục bổ sung quy hoạch và thực hiện đầu tư các công trình lưới điện phục vụ liên kết đấu nối các nguồn điện từ Lào bán trực tiêp về Việt Nam, tiến độ hoàn thành đồng bộ với các công trình nguồn điện phía Lào.

+ Nghiên cứu khả năng, giải pháp đầu tư hoặc tham gia đầu tư các nhà máy điện tại Lào.

- Đối với Campuchia: tiếp tục duy trì liên kết bán điện cho Campuchia qua các tuyến đường dây 220kV và đường dây trung thế hiện có. Trong trung/dài hạn, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về phương án nhập khẩu điện từ Campuchia trên cơ sở đánh giá đầy đủ về chi phí - hiệu quả khi thực hiện nhập khẩu điện từ Campuchia, cân nhắc sản lượng điện/thời điểm Campuchia có khả năng bán điện cho Việt Nam (các tháng mùa mưa) và giá trị công trình EVN phải đầu tư để thu gom công suất các nhà máy điện của Campuchia đấu nối về Việt Nam.

- Đối với Trung Quốc: duy trì mua điện từ Trung Quốc qua các đường dây 220 kV, 110 kV hiện có; nghiên cứu phương án liên kết giữa 2 hệ thống điện Việt Nam và Trung Quốc qua trạm Back To Back.

đ) Tăng cường vai trò của EVN trên các diễn dàn năng lượng/ngành điện thế giới và khu vực; phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược nước ngoài trên cơ sở các cam kết hỗ trợ và phục vụ lợi ích lâu dài của cả hai bên, đặc biệt chú trọng tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu dài hạn (than nhập, LNG,...).

- Thiết lập mối quan hệ và tham gia đóng góp tích cực trong các tổ chức, hiệp hội quốc tế (IEC, ISO,..) nhằm học hỏi, tạo kênh truy cập, thu thập thông tin tham chiếu quốc tế.

- Tích cực tham gia và đóng góp cho các diễn đàn, hợp tác quốc tế về năng lượng, đóng góp xây dựng cho các diễn đàn, hội thảo dưới hình thức các bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất hợp tác.

- Chủ dộng tham gia các diễn đàn, hội thảo chuyên đề quốc tế đảm bảo đúng đối tượng có lĩnh vực và trình độ chuyên môn phù hợp, có khả năng lĩnh hội và truyền đạt thông tin tốt nhằm đảm bảo và nâng cao được vai trò dại diện của EVN tại các diễn đàn hợp tác quốc tế.

- Ưu tiên lựa chọn và xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các Tập đoàn, tổ chức nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp nhiên liệu dài hạn (than, LNG,...) cho EVN; lĩnh vực đầu tư, triển khai các dự án nhiệt điện than, khí, các dự án điện sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới dưới hình thức ký kết các Thỏa thuận hợp tác chiến lược với các cam kết hợp tác, hỗ trợ lâu dài về tài chính, công nghệ, chuyên gia,... nhằm tận dụng, học hỏi các kinh nghiệm tiên tiến của nước bạn để áp dụng linh hoạt vào lộ trình phát triển của EVN theo từng thời kỳ.

e) Chủ động đề xuất với các nhà tài trợ về khả năng cung cấp Hỗ trợ kỹ thuật nghiên cứu phát triển ứng dụng tự động hóa, hiện đại hóa trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện, ứng dụng và phát triển lưới điện thông minh, có thể đi kèm dự án đầu tư (Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án) hoặc độc lập dưới dạng các viện trợ không hoàn lại nhằm tăng cường năng lực cho đối tượng tiếp nhận.

g) Mở rộng hợp tác với các đối tác, nhà thầu nước ngoài về cung cấp nhiên liệu nhà máy điện; đầu tư, triển khai các dự án điện.

- Tăng cường hợp tác với một số nước, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tiềm năng LNG lớn như Mỹ, Nga, Australia, Malaysia, Indonesia, để xúc tiến khả năng nhập khẩu LNG từ những nước này do hiện nay và trong tương lai đây là những nước xuất khẩu LNG lớn nhất trong khu vực và có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu.

- Chủ động tìm kiếm và thúc đẩy hợp tác với các đối tác từ Indonesia, Australia là những quốc gia có tiềm năng lớn về xuất khẩu than (lợi thế về khoảng cách địa lý, trữ lượng than, khả năng bốc xếp, vận chuyển,...) để xác định thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy điện của Việt Nam.

- Chủ động, kịp thời trong nắm bắt thông tin về các xu hướng phát triển năng lượng và đầu tư năng lượng trên thế giới; các công nghệ phát triển điện lực.

- Đề xuất với các đối tác có kinh nghiệm trong phát triển các nguồn năng lượng như điện sinh khối, khí sinh học, rác thải, địa nhiệt, năng lượng đại dương... để thúc đẩy các hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của nước bạn và đề xuất khả năng áp dụng tại Việt Nam.

h) Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cổ phần hóa ngành điện và các hỗ trợ chuẩn bị cho thị trường điện bán lẻ cạnh tranh từ năm 2021.

Tìm kiếm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có đủ tiềm lực tham gia đầu tư trong quá trình cổ phần hóa ngành điện (lĩnh vực phát điện và bán lẻ điện) và chủ động đề xuất với đối tác nước ngoài về khả năng hợp tác nâng cao năng lực quản lý, vận hành cho EVN và các đơn vị thành viên khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được vận hành thí điểm vào năm 2021 và vận hành chính thức vào năm 2023.

i) Hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên của ngành điện về phát triển nhiệt điện, LNG, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, có thể bao gồm cả năng lượng hạt nhân theo chỉ đạo của Chính phủ từng thời kỳ và lĩnh vực truyền tải, phân phối điện.

- Tổ chức các khóa đào tạo về quy định về đầu tư nước ngoài, thương mại quốc tế, hợp đồng giao dịch quốc tế.

- Hợp tác trong lĩnh vực cơ khí điện lực thông qua hợp tác liên doanh trong sản xuất thiết bị và dịch vụ sửa chữa, vận hành nhằm tối ưu hóa hệ thống.

k) Quản lý chặt chẽ việc ký kết và thực hiện các biên bản, thỏa thuận hợp tác với các tổ chức nước ngoài ngay từ khâu phê duyệt chủ trương hợp tác, kế hoạch thực hiện, giám sát và đôn đốc thực hiện đến khâu đánh giá hiệu quả hợp tác.

- Xây dựng nguyên tắc chung trong ký kết và thực hiện các Biên bản ghi nhớ, các thỏa thuận hợp tác với nước ngoài như: thẩm quyền ký kết; xác định một số lĩnh vực trọng điểm ưu tiên ký kết; xác định trách nhiệm trong tổng hợp, quản lý và thực hiện các biên bản, thỏa thuận đã ký.

- Định kỳ theo quý tổ chức rà soát và báo cáo Hội đồng thành viên tình hình và kết quả triển khai các Biên bản, thỏa thuận hợp tác đã ký với các đối tác nước ngoài.

- Việc tiếp tục ký kết các Biên bản, thỏa thuận hợp tác nước ngoài mới thực hiện một cách có chọn lọc, phù hợp với các định hướng ưu tiên của EVN trong thời gian tới. Không ký kết các Biên bản, thỏa thuận hợp tác chung chung mang tính chất hình thức, không có hoạt động hợp tác kèm theo lộ trình thực hiện cụ thể.

- Ưu tiên cho các hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng mới, truyền tải và phân phối điện. Xem xét mở rộng khả năng ký kết Biên bản, thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng tái tạo với các đối tác có nhiều kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo như Đức, Ấn Độ, Đan Mạch...

- Xem xét, cân nhắc kỹ các nội dung: Quy định về cam kết bảo mật thông tin và quy định về các trường hợp bất khả kháng nhằm hạn chế tối đa các chi phí, nghĩa vụ có thể phát sinh khi xảy ra sự kiện bất khả kháng; các vssn đề nhạy cảm (ngoại giao, chính trị,....) nhằm tránh rủi ro tiềm ẩn có thể làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hợp tác/dự án đang triển khai.

l) Mở rộng hợp tác với các đối tác, tổ chức tài chính để đảm bảo khả năng huy động vốn của EVN trong tương lai.

11. Phát triển lĩnh vực tư vấn xây dựng điện của EVN có đủ năng lực thực hiện và đảm bảo chất lượng dịch vụ đối với tất cả các loại hình dự án điện, đặc biệt là các dự án năng lượng mới và tái tạo, trong tất cả các khâu tư vấn, từ khảo sát, lập quy hoạch đến thiết kế, giám sát thi công và quản lý xây dựng. Từng bước triển khai các hoạt động tư vấn xây dựng điện ra thị trường nước ngoài để mở rộng phạm vi và thị trường hoạt động, tạo cơ hội phát triển cho các đơn vị trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện của EVN.

a) Nâng cao năng lực các tổ chức tư vấn xây dựng điện trong EVN để tham gia tư vấn trong toàn bộ các khâu của các loại hình dự án điện, đủ khả năng làm tổng thầu EPC đối với tất cả các dự án điện tại Việt Nam.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực các đơn vị tư vấn xây dựng điện do EVN tiếp tục nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Thoái vốn tại các đơn vị tư vấn EVN không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng, ưu tiên lao động trẻ; xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ, để thu hút đội ngũ nhân lực có chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu công việc; xây dựng và hiệu chỉnh thường xuyên hệ thống mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh để tuyển dụng đúng người, đúng việc.

- Tăng cường công tác đào tạo định hướng, đào tạo trong công việc để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ nhân lực trẻ; thường xuyên bố trí nhân lực trẻ hỗ trợ các dự án lớn, dự án mới để học hỏi kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho lao động trẻ có năng lực được tham gia học tập nâng cao trình độ, năng lực trong công tác tư vấn cũng như chú trọng trong việc đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động.

- Từng bước trang bị đúng, đủ các trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu công việc của dơn vị.

b) Các đơn vị tư vấn xây dựng điện của EVN thực hiện mở rộng thị trường tư vấn trong cả nước, từng bước tiếp cận với các thị trường nước ngoài, có khả năng đảm đương công tác tư vấn một cách độc lập, kể cả thực hiện hợp đồng EPC.

Nghiên cứu đánh giá phân tích thị trường, định giá sản phẩm cụ thể để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Xây dựng các giải pháp tài chính cụ thể theo từng giai đoạn sản xuất kinh doanh để tổ chức thực hiện; thực hiện tốt việc quản trị dòng tiền; xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch chi phí phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của EVN để đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN.

b) Theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển của EVN, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc trong quá trình thực hiện; tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, ban hành cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho EVN phát triển bền vững.

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho EVN trong quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện cho đất nước.

2. Bộ Công Thương:

a) Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách trong đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo các dự án đầu tư được đưa vào vận hành đúng tiến dộ.

b) Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhập khẩu năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện, đặc biệt là than, khí.

c) Chủ trì triển khai các điều kiện cần thiết cho hoạt động và phát triển của thị trường điện lực, đảm bảo thị trường điện hoạt động thực chất và có hiệu quả, tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển hệ thống điện.

d) Chủ trì xây dựng chính sách quản lý nhu cầu tiêu thụ điện của khách hàng.

đ) Chủ trì xây dựng hệ thống khung pháp lý, tiêu chuẩn để hạn chế những công nghệ lạc hậu, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều điện như luyện kim, xi măng.

3. Bộ Tài chính:

Phối hợp Bộ Công Thương xây dựng các chính sách về giá điện theo cơ chế thị trường.

4. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan: có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các quan điểm, mục tiêu và các nội dung của Đề án Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong toàn Tập đoàn nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao từ EVN đến các đơn vị thành viên, từ cán bộ lãnh đạo các đơn vị đến người lao động trong quá trình triển khai thực hiện.

b) Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm phù hợp để thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

c) Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

6. Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam:

a) Thực hiện đầu tư và đưa các dự án điện vào vận hành đúng tiến độ.

b) Đảm bào sản lượng và chất lượng than cung cấp cho các nhà máy điện theo hợp đồng và kế hoạch đã thống nhất.

7. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

a) Thực hiện đầu tư và đưa các dự án điện vào vận hành đúng tiến độ.

b) Đảm bảo sản lượng và chất lượng dầu, khí cung cấp cho các nhà máy điện theo hợp đồng và kế hoạch đã thống nhất.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Ưu tiên đảm bảo đủ quỹ đất cho các công trình điện đã được duyệt trong quy hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án điện.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ: KTTH, NN, TCCV, TKBT, Cục KSTT;

- Lưu: VT, CN (2)

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

Trịnh Đình Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

__________

No. 538/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - To freedom - Happiness

_____________

Hanoi, April 01, 2021

 

 

DECISION
Approving the Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030,
with a vision toward 2045

___________________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administration dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Electricity dated December 3, 2004; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Electricity dated November 20, 2012;

Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business at Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government's Decree No. 10/2019/ND-CP dated January 30, 2019 on the exercise of rights and performance of responsibilities of the State owner’s representatives;

Pursuant to the Government's Decree No. 26/2018/ND-CP dated February 28, 2018 on the Charter for Organization and Operation of Vietnam Electricity;

Based on results of the appraisal of the "Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030, with a vision toward 2045" conducted by the Ministry of Planning and Investment, which are stated in the Report No. 6569/BKHDT-KTCN dated October 5, 2020;

At the request of the Chairperson of the Commission for the Management of State Capital at Enterprises,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030, with a vision toward 2045 (hereinafter referred to as the Strategy) with the following contents:

I. DEVELOPMENT PERSPECTIVES

1. The Vietnam Electricity (EVN) is an enterprise of which 100% charter capital is held by the State and an important material force of the State economy, contributing to economic development and realization of social progress and equality. The economic group shall be operated by the market mechanism, consider economic efficiency as its main evaluation criterion, self-control and take self-responsibility, and equally compete with the enterprises of other economic sectors in accordance with the legal regulations. It shall ensure publicity, transparency, and accountability. It shall separate the task of producing and trading ordinary commodities and services from the task of producing and supplying public commodities and services. It shall take advantage of every opportunity to proactively transform into a digital business.

2. To deploy the synchronous and reasonable development in depth and breadth of the power generation – transmission – distribution and business, focus on the advanced, long-term sustainable efficiency of the national power system and other criteria for power supply safety and reliability, and power quality. To ensure the transmission capacity of power sources, especially renewable energy sources.

3. To harmonize the relationship between the implementation of political and social tasks assigned by the Government synchronously and consistently with EVN's role, capacity, and sectors of operation; between the exploitation and use of environmental resources and the responsibility to protect the environment, minimize harm to the environment and respond to climate change.

4. To develop based on scientific and technological advances to gradually modernize technical facilities in order to improve the efficiency of production and business, the quality of electricity supply services and labor productivity, and the efficient use of resources and fuel.

5. To develop production and business in association with the human development goal, to build a professional workforce with good professional qualifications and skills, with a sense of responsibility and labor discipline; to ensure the lives and interests of its employees, encourage and create conditions for the employees to develop their knowledge, skills, suggestions, and creative ideas.

II. DEVELOPMENT STRATEGY

The Vietnam Electricity shall be developed into a strong economic group with sustainable, efficient and profitable business; the State capital invested in EVN and EVN capital invested in other enterprises shall be preserved and developed. The Vietnam Electricity shall be developed with a high level of technology, modern management and specialization; producing, transmitting, distributing, buying and selling electricity and providing electricity consultancy services shall be considered as its main lines of business. The production and business shall be closely linked with science, technology, research and development, and training; playing a key role in rapidly and sustainably developing Vietnam's Electric power industry to effectively compete and integrate into the international economy; operational efficiency of the Vietnam Electricity shall be maximized.

III. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Regarding production and business results:

- Annual production and business results are effective and profitable; the State capital invested in EVN and EVN capital invested in other enterprises are preserved and developed.

- The paid debt to equity ratio is less than 3 times.

- Self-investment rate is greater than 30%.

- Short-term solvency is greater than or equal to 1 time.

2. Regarding power supply:

- To take main responsibility in ensuring electricity for the economy and people's lives according to the according to the norms set forth in the national power development planning (PDPs) for each period approved by the Prime Minister.

- To develop smart, effective power grids synchronized with the power plants which can provide for additional loads with regional interconnectivity, ensuring safe and stable power supply, specifically:

+ By 2025: Meeting N-1 criteria for important load centers.

+ By 2030: Meet N-2 criteria for extremely important load centers and N-l criteria for 220 kV power grids.

+ By 2045: Meeting N-l criteria for 110 kV power grids.

- To ensure power supply for people in remove areas and islands by power grids or located sources.

3. To actively participate and contribute to the development and completion of a competitive electricity wholesale and retail market based on the roadmap, conditions, and structure of the electric power industry to form and develop electricity market levels in Vietnam, then report the results to competent authorities for approval.

4. Power loss rate: To reduce electricity losses to straight level with the advanced countries in ASEAN.

5. To increase the average labor productivity by 8% to 10% per year. Contribution of total factor productivity (TFP) to the growth in 2025 will be above the national target level (45-50%).

6. To promote efficiency in applying scientific and technological advances of the Fourth Industrial Revolution.

- By 2025: EVN will complete its transformation into a digital enterprise.

- To develop advanced dispatching systems, widely apply smart grid technology. To complete the goal of remote control and unmanned operation for 100% of 110 kV substations in the 2021 - 2025 period and 100% of the 220 kV substations in the period 2025 - 2030.

- By 2030, to develop 01 science and technology organization, with 1-2 laboratories. In the 2030 - 2045 period, facilities and equipment for research and application of electrical engineering of the laboratories will reach an advanced level and on a straight level with the advanced countries in the region.

7. To promote quality of electricity distribution and customer services: have a comprehensive customer management system, provide high-quality customer services. To promote the quality of electricity distribution and customer services: By 2025, SAIDI ≤ 300 minutes/year, SAIFI ≤ 3 times/year (including the number of power cuts as planned); the Access-to-electricity Index (the time for carrying out procedures at electricity units) is in the group of ASEAN-3 countries (among the top 3 leading countries). By 2030, SAIDI ≤ 100 minutes/year and SAIFI ≤ 2.5 times/year (including the number of power cuts as planned); the Access-to-electricity Index (the time for carrying out procedures at electricity units) is in the group of ASEAN-3 countries and sustain this position in the 2030-2045 period.

8. To modernize and specialize activities on business and customer service so as to be in the group of ASEAN-3 countries regarding customer service from 2025 up and sustain this position up to 2045.

9. Regarding energy saving and use of clean and environmentally friendly energy:

- EVN shall coordinate with the People's Committees of provinces and municipalities to implement the Prime Minister’s Directive No. 20/CT-TTg with the goal of saving electricity at least 2% (compared to that of the same period in the previous year) in the 2020-2025 period.

- To implement demand response (DR) programs, reduce peak load capacity of the power system by at least 1,000 MW (by 2025) and 2,000 MW (by 2030).

IV. DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. To invest in developing power plants and grids in accordance with the approved PDP to ensure quality, progress, and efficiency. Investing in the power system development must ensure synchronization and rationality from generation to transmission, distribution, and business with a large capacity to integrate renewable energy power plants. EVN must access to advanced technology to ensure safety, reliability, and environmental protection; make overall review and plan to deploy as soon as possibly upgrading technologies of the existing coal thermal power plants to meet the requirements of environmental protection and conform to the concrete conditions at each stage.

a) To develop power source projects based on efficient exploitation, resource saving, environmental protection, and sustainable development.

- To continue to efficiently exploit water resources in the direction of expanding currently operating large hydroelectric plants; research on the possibility of building hydroelectric plants with low water column.

- To invest in thermal power plants with modern and efficient technology, meeting the criteria of environmental protection. To invest in the assigned coal-fired thermal power plants in accordance with the approved PDP associated with investing in infrastructure to receive domestic and imported coal. To research coal mixing solutions to improve operation efficiency of the plants.

- To carry out procedures to launch assigned projects on construction of power plants using natural gas after 2020.

- To study and propose the establishment of liquefied natural gas (LNG) distribution centers to fuel power generating units, synchronized with the operational progress, and located around ​​power plants using LNG at the Electricity Centers in accordance with the approved PDP, in order to optimize the efficiency of investment, management and operation.

- To research and develop power plants using renewable energy sources (wind, solar...) in potential areas to conform to the transmission capacity of the power grids and ensure efficient exploitation.

- To research and apply electric charge systems in some areas with many solar power plants and islands.

- To coordinate and create incentives to promote the development of rooftop solar power projects. To focus on investment in distributed solar power systems with centralized storage systems in areas where it is difficult to access the national grid or the investment in the grid is ineffective.

b) To invest in the system of transmission and distribution grids synchronously with the development of power sources, in line with socio-economic development plans of the country and localities, ensuring safe and efficient operation.

- To develop the system of transmission and distribution grids synchronously with the development of power sources, in accordance with the electricity development planning and the electricity market development roadmap.

- Investment projects must be attached to production and business objectives, plans, and demands of the market.

- To build ultra-high-voltage grid circuits around load centers to increase flexibility and reliability of power supply, to apply GIS technology, digital substations, underground substations, multiple-circuit lines… to reduce ​​land occupation. To apply new control equipment and technology protection equipment in power plants and substations synchronously with the infrastructure.

- To research and apply technology of voltage greater than 500 kV and direct current transmission.

- To promote the capacity of the transmission system, ensure information flow and dispatching for the complete development of the electricity market and the need for higher quality of loads.

- To develop smart grid, prepare modern information technology infrastructure to integrate distributed power sources.

- To apply grid system power supply and independent off-grid power supply solutions for efficiency and sustainability, combined with the use of new and renewable energy sources.

- To balance the length of power lines in correlation with appropriate voltage levels; the capacity of the substations at the voltage level of each area and region.

c) To invest in the development of power sources and grids in association with the efficient use of natural resources and forces, and in accordance with the PDPs and plans on use of land and minerals. To minimize the use of rice and forest land for investment and construction of power grid projects by using technical solutions, such as raising the height of power poles, using monopoles, using advanced construction and operation methods... while paying attention to environmental protection.

d) To coordinate in promoting power projects invested in the form of PPP:

- To join with the Government, ministries, sectors, and local authorities in elaborating and appraising master plans of electricity centers, to select suitable technologies and fuels when planning investment in power source projects.

- To focus on developing power sources mentioned in the PDPs, of which EVN is assigned as the project owner, to ensure power generation as scheduled in order to promptly add more power sources to the system. To monitor and urge PPP project investors to strictly comply with their commitments, and report promptly to the Government, ministries and sectors about PPP projects which are not on schedule in order to promptly take solutions to ensure adequate electricity supply.

- To timely deploy the transmission grid system in order to release the capacity of PPP projects as scheduled. To coordinate with and make proposals for the Government and competent agencies in special cases of construction investment in transmission grids in order to release the capacity of PPP projects.

dd) To develop and apply a modern enterprise management system, including a risk management system, which meets international standards and complies with Vietnam's laws and EVN's practical conditions.

2. To operate the power system and electricity market in a safe, reliable, and reasonable manner to meet the conditions of Vietnam's electricity market levels. To ensure reasonable costs of power generation and purchase, to promote the sustainable development of the electricity market.

a) To operate safely and efficiently, and optimize the power system:

- Following the Politburo's Resolution No. 55/NQ-TW dated February 11, 2020 on orientations of the Vietnam’s national energy development strategy to 2030 with a vision toward 2045, the Prime Minister’s Decision No. 279/QD-TTg dated February 8, 2018 approving the National Program for Demand Side Management (DSM) for the 2018 - 2020 period, with a vision toward 2030, the Prime Minister’s Decision No. 280/QD-TTg dated March 13, 2019 approving the National Energy Efficiency Program for the 2019-2030 period, the Prime Minister’s Directive No. 20/CT-TTg dated May 7, 2020 on enhancing electricity saving in the 2020 - 2025 period, EVN shall continue to deploy solutions to well manage the Demand Side Management (DSM), use energy economically and efficiently with the following objectives: (i) To reduce pressure on EVN in terms of investment and construction of power sources and grids, to operate the power system in an active, safe, reliable and efficient manner; (ii) To improve the competitiveness of electricity units in the electricity retail market by providing more energy-efficient, energy-saving, and renewable energy products and services, in line with the development strategies of many power companies in the world; (iii) EVN shall continue to be the leading unit, playing an important role in ensuring power supply and implementing solutions and programs on cost-effective energy and energy-efficiency usage for electricity consumers; (iv) To disseminate and widely advertise the DSM to raise awareness of people and businesses about energy-saving usage; to further popularize and run demand response (DR) programs to change power-using habits of electricity consumers. To encourage the widespread use of energy-saving equipment, technologies and services; (v) To encourage strong development of new electricity sources and renewable energy (wind power, solar, biomass...) to diversify power sources, contributing to reducing pressure on EVN in investing in the construction of new power sources, towards the use of clean energy and sustainable energy development; (vi) To study and advise the Government, ministries and sectors to make mechanisms and policies on DSM, especially commercial mechanisms to encourage the active participation of the consumers and create favorable conditions for EVN to run demand response programs, as well as mechanisms to attract socialized funds for implementing DSM programs.

- To operate effectively power plants (especially large hydroelectric plants, which are of particular importance to national defense and security), ensure power supply to reduce electricity purchase costs, to operate reservoirs to tackle flooding, supply water for downstream areas in according to law provisions, and effectively conduct production and business.

- To efficiently exploit coal-fired thermal power plants, ensure high availability coefficient and low coal consumption rate, and improve reliability indicators. To renovate and upgrade coal-fired power plants with high operating time.

- To operate the transmission and distribution grids integrated with renewable energy sources, ensuring safety, reliability, stability, flexibility and reducing system loss.

- To implement stable and safe operation methods in the system, make reasonable plans for repair of power plants; strengthen technical management, improve equipment exploitation capacity; avoid incidents and reduce fuel costs and power loss in order to maximize and effectively mobilize power sources; rationally mobilize capacities and power of hydroelectric plants, purchased power sources from independent power plants and backup power sources of consumers.

b) To effectively operate the electricity market, gradually form a fully competitive electricity market with multiple levels; reduce production costs, increase competitiveness and transparency:

- To operate the electricity market in a flexible and reasonable manner, in compliance with regulations on market levels.

- To complete the electricity market infrastructure, train human resources and consolidate the operational apparatus of the electricity market in line with development stages of the electricity market as planned in the roadmap.

- To develop a mechanism of electricity wholesale price between the Parent Company and the electricity distribution businesses in accordance with the mechanism for market-based adjustment of electricity retail price in order to motivate electricity distribution businesses to promote their initiative and operational efficiency.

- To re-elaborate the norms of materials and costs in each stage of power generation, transmission, and distribution in order to strictly control costs while implementing solutions to increase labor productivity, promoting internal control to reduce cost prices in each stage of production and business. To implement power saving programs to optimize investment and exploitation of the power system and market operation. To conduct research programs on demand management and demand response, promote models of energy service companies (ESCOs) and on-grid rooftop solar systems...

3. To improve business and customer service towards providing increasingly perfect customer service, meeting the increasing needs of customers, becoming an enterprise with the professional and modern business model and customer service.

a) To improve the business and customer service, gradually improve the quality of services provided to customers.

b) To modernize and apply scientific and technological advances in management, operation, and sale of electricity. To apply technologies of metering, data transmission and customer data processing, apply smart technologies allowing two-way data and information exchange between electricity service providers and customers.

c) To take measures to reduce time for accessing to electricity, shorten time for carrying out electricity-related procedures, propose and recommend ministries, sectors, and local authorities to simplify related procedures.

d) To perfect and modernize the technologies for maintaining and repairing the currently operating grid system, and equipment for live maintenance and repair in order to minimize the number of times and hours of power cuts.

dd) To apply advanced forms of payment of electricity bills and electricity services at any time and place.

e) To increase the rate of electricity bill payment via banking service.

4. To ensure a healthy financial situation of EVN, preserve and develop State capital invested in EVN and EVN's capital invested in other enterprises; be able to arrange investment capital for the investment needs in power plants and grids as planned.

a) To develop the Parent Company - the Group and its member units into enterprises with high financial credit in order to reduce the costs of capital funding for power projects, self-fund and gradually reduce the Government’s guarantee.

- To strictly and thoroughly implement the financial management, modernize the financial management system for strict management in order to ensure the healthy financial situation of the group.

- To strictly deploy measures to control and improve efficiency of loan use.

- To restructure the financial investment and capital investment in electricity production and business enterprises and restructure the loans.

- To raise the credit ratings of EVN and some member units.

- To review and restructure the loans in order to ensure the solvency of each project.

b) To ensure the arrangement of sufficient investment capital for the investment needs in power sources and grids as planned.

- To actively mobilize capital through issuing bonds at home and abroad for investing in electricity projects.

- To diversify capital arrangements, including international commercial loans and export credits along with ODA and foreign concessional loans.

- To actively seek for new funding sources. To study the objectives, scope and modalities of financial assistance of regional or global funds and banks to evaluate the suitability and consider the ability to arrange loans from such institutions.

- To pilot a model of financial mobilization in the form of project financing by establishing special purpose vehicles (SPVs) in accordance with the law provisions.

- To study a plan to control and limit risks in borrowing foreign loans in foreign currencies (to negotiate with donors to gradually reduce the proportion of foreign loans with floating interest rates in order to limit exchange rate fluctuations and interest rate fluctuations, especially those in the USD; to study the possibility of increasing the proportion of loans in the domestic currency in order to minimize foreign exchange risks arising from borrowing loans in foreign currencies).

c) To ensure appropriate ownership ratio of the Parent Company in power generation and retail businesses (especially for power generation joint stock companies) to serve a basis for restructuring the financial investment (divestment, selling the plants...) and self-funding by investing in new plants following the State's power source development roadmap.

- To gradually reduce the shareholding rate in power generation joint stock companies, which are stably operated and not required holding of dominant shares, in order to mobilize funds to repay loans or invest in new projects.

- To study plans to sell the whole power plants after they are put into operation to outside investors in order to mobilize capital for new investment projects, ensuring compliance with the Government’s plan to reduce public debts and serve as a basis for EVN to self-fund new power projects.

- To continue to equitize EVN’s member enterprises of which the State is not required to hold 100% capital.

d) To focus investment capital on companies producing, transmitting, distributing electricity, and providing auxiliary services with high economic efficiency; to divest in weak and unprofitable businesses.

dd) To conduct business with efficiency and profit: To improve the efficiency of production and business in order to ensure efficient and profitable business, contributing to ensuring a healthy financial situation of EVN, creating favorable conditions for capital mobilization.

e) To consistently implement financial and electricity price solutions in order to achieve a stable financial balance and profitable business.

5. To develop and improve the quality of the Group's human resources for meeting the increasing requirements of service quality, capture the technologies; build qualified human resources consistent with EVN's core values; promote creative capacity for sustainable development, modernization, and international integration of the Group.

a) To renew thinking in building and training human resources, associated with the rational use of the contingent of staff; adopt mechanisms and policies to promptly encourage and bring into play the forte capacity and creativity of each officer in each working position; build a modern, civilized, and cultured working environment.

- To improve mechanisms and policies in the direction of encouraging the recruitment of talents and attracting human resources, especially salary regimes, preferential regimes, training policies, and policies for encouraging study and fulfillment of missions and public services.

- To review, arrange, streamline, rationally use human resources in order to improve labor productivity. To develop programs and plans and invest in technology innovation in order to reduce labor force and increase labor productivity.

- To elaborate development planning and plans on training human resources specializing in the fields of power source, transmission, distribution, business, science, and technology for the electric power industry. To pay attention to planning and training officers in key positions and skilled technical workers.

- To create equal learning and development opportunities for employees.

- To diversify training forms in order to improve the qualifications of managers, engineers, technical workers, to acquire and master new and modern technologies, and to associate training with practical production. To provide additional and proactive training for the fields that are still demanding and in the making.

- To implement mechanisms to evaluate task performance based on efficiency, productivity, and quality, applying the Balanced Scorecard (BSC) system and Key Performance Indicator (KPI) system.

- To adopt mechanisms and policies to deal with redundant, old-aged, and disqualified workers in order to recruit qualified and capable workers in replacement.

- To promptly encourage and reward the right subjects to motivate staff and employees. To incorporate spiritual encouragement with material benefits.

- To implement the inspection, supervision and evaluation mechanisms and uphold the responsibility of the leading positions; resolutely handle violations of labor management.

b) To strengthen activities of human resource development and knowledge management in order to improve training efficiency:

- To elaborate career development roadmaps to improve the self-learning spirit of employees, develop general regulations on training, management and use of experts throughout EVN, create forums for experience exchange, assist in handling complex technical issues, convert knowledge of the experts to documents or digitize them into EVN's knowledge base.

- To develop and standardize the system of job titles for professional positions including managerial officials and specialized officers, ranks of technical workers and capacity framework for positions, to complete training programs for managers, to build training frameworks and exam banks.

c) To cooperate in training with foreign countries to improve the quality of human resources in the fields prioritized for development of EVN in the coming time, such as new and renewable energy, electricity market management and operation, training of highly qualified human resources in the fields of management, science, and technology for the electric power industry.

- To actively seek cooperation opportunities with prestigious foreign schools, institutes, and training centers to organize training programs to improve professional qualifications and working skills of the staff. To focus on training postgraduates and technical experts in the key fields, such as power system management, transmission, repair of power plants, automation, and information technology…

- To organize exchanges of experts or exchanges of management and operation experience with international organizations; to conduct reforms of the electric power industry; to develop new and renewable energy; to improve corporate governance capacity.

- To improve foreign language skills for staff to be able to participate in training programs and work independently with foreign partners.

6. To improve the scientific and technological capacity of the Group, constantly research, receive and transfer advanced technologies in the electricity sector; study and effectively apply the achievements of the Fourth Industrial Revolution in EVN's production and business activities, focus on improving efficiency, save energy; and ensure information safety and security for EVN's information systems.

a) To organize scientific research facilities with a contingent of qualified and experienced researchers to research, receive and transfer advanced technologies in the electricity sector, research and effectively apply the results in EVN’s production and business activities.

- To establish the Center for Training and Scientific Research with a contingent of qualified and experienced researchers to research, receive and transfer advanced technologies in the electricity sector, research and effectively apply the results in EVN’s production and business activities.

- When the Center for Training and Scientific Research is not established, EVN's research team shall cooperate with external science and technology organizations to research, apply, receive, and transfer technologies to improve EVN’s business efficiency and labor productivity.

b) To continue to improve, modernize and renew electrical equipment and technologies for immediate and long-term energy development.

- To associate the application of new and modern technologies with the improvement of current technologies in order to improve efficiency and save energy. To identify appropriate models and application roadmap of power source and grid technologies, which ensure stable development in conformity with EVN's conditions and investment capabilities, reasonable prices and environmental protection. Newly built energy projects shall use modern technologies in conformity with EVN's conditions; to gradually study, upgrade and renovate existing works to ensure meeting economic, technical, and environmental standards.

- To study and improve the features of some equipment related to the combustion of Vietnamese anthracite coal and mixed coal in order to improve efficiency and increase the operating coefficients of old currently operating plants. To use coal efficiently by improving the combustors and considering the application of Ultra-Supercritical (USC) technology based on the Group's experience and technical advances in the world.

- To work out plans on treatment of domestic coal to have stable quality, conform to the efficient operating conditions of new furnaces, improve efficiency, and reduce heat-up time in furnace calibration.

- To use advanced measuring and control equipment for the new thermal power plants: Newly built plants must have modern automatic control and measurement system which can be stably operated, easy to update and upgrade, avoid major incidents, increase the plants’ reliability, and uphold the readiness to contribute to improving the plants’ efficiency.

- To study to incorporate and manage distributed energy sources. To study the incorporation of renewable energy sources: solar, wind, diesel, energy storage batteries.

- To develop technologies for building multi-circuit lines of the same level or different voltage levels in order to reduce the area of ​​the transmission line corridors.

- To apply new materials; use new types of advanced insulation such as composites and superconducting materials.

- To research and apply heat-resistant conductors to improve the overhead conductors' load capacity, use alloy conductors or aluminum conductors with carbon fiber cores to reduce deflection and size of the power pylons.

c) To promote technology application in electricity business and customer service.

d) To cooperate and exchange experiences with international science and electricity organizations in the field of science and technology in general and electricity science in particular. To develop research cooperation programs with foreign countries on technologies of high-efficiency power plants using high-efficiency electrostatic dust eliminators to reduce emissions from thermal power plants in accordance with standards and law provisions on the environmental protection.

dd) To research and apply technologies of the 4.0 Industrial Revolution into EVN's production and business activities, such as converged infrastructure, cloud computing, virtualization, artificial intelligence, big data processing, mobile computing, IoT... in order to ensure information safety and security.

- To apply the technologies of the 4.0 Industrial Revolution to build and develop separate-use IT and telecommunications systems meeting the needs of production and business administration, corporate governance, and electricity market operation, power system administration/operation of EVN. To research and develop EVN's separate-use telecommunications system in the direction of modernity, ensuring appropriate capacity and redundancy, meeting all telecommunications and information technology needs for EVN's operations.

- To invest in depth, renovate, upgrade, and modernize the existing power sources and grids, improve the management, business and customer service related to them.

- To promote the application of information technology for production management and administration, thus improving the business efficiency of the electric power industry.

- To apply new technologies to reduce costs and improve labor productivity with the following solutions: (i) To modernize the management of power plants and substations by investing in remote control equipment; (ii) To equip smooth communication system; (iii) To improve information technology in order to gradually reduce the involvement of humans in operating power plants and substations towards substation automation.

- To deploy the SCADA/EMS for the National/Regional Load Dispatch Center and gradually perfect the SCADA/DMS for the Power Corporations.

- To use modern operating technologies to ensure optimal operation of the electricity system. To modernize the system of dispatching, operation, communication, control and automation serving domestic grid dispatching and regional interconnection.

- To apply advanced and smart metering technologies to monitor consumers' electricity usage, prevent loss in electricity business, serve the study of load forecasting and management requirements; to use electricity meters using technologies that can analyze and receive data remotely; to automate the distribution grids associated with customer service and demand management.

- To deploy centers for remote control and switching of equipment for the power grids of the units.

- To research on modularization of distribution substations and mobile kiosk substations. To synchronously build and equip protective relay systems for medium-voltage grids, Distribution Automation System (DAS), Distribution Management System (DMS), SCADA distribution system.

- To use condition-based maintenance and monitoring, online diagnosis, and live repair in order to improve the quality of operation and maintenance of the power distribution system.

7. To promote corporate culture, preserve and develop the brand of EVN to become a strong brand, a reliable partner and a professional service provider.

a) To build and develop the brand of EVN on the basis of organization, management, production, and business activities of EVN which are increasingly completed.

- To perform all contracts and commitments with domestic and foreign partners and partners fully and seriously.

- To provide services meeting the needs and requirements of customers, constantly improve the quality of services and customer service, and develop trust and friendliness with customers.

b) To maintain and uphold the brand on the principle of completing the assigned tasks and responsibilities, contributing to the completion of strategies, objectives, and tasks in the fields of production and business.

- To ensure the full implementation of the core values ​​and ethical standards in the culture of conduct and the codes of behavior throughout EVN.

- To develop its Vision/Mission/Slogan/Core Value and Commitments of EVN as specified in the Document of EVN Culture. The whole Group shall strive to build a friendly working environment, ensure fairness and transparency; build a contingent of employees of the Group with good expertise, effective and professional working style, friendly, civilized, and polite behavior which will bring bout satisfaction to partners and customers; successfully build the image of EVN and its subsidiaries to become reliable, friendly and wholehearted partners of the customers.

c) To develop the brand of EVN associated with community relations and implementation of EVN Culture, contributing to preserving and promoting the image of EVN as a reliable brand in the society.

8. To well perform communication activities and community relations throughout the Group to unite awareness and actions of the leaders and employees of the Group, gain understanding, sharing, sympathy and trust of the customers, improve the Group's reputation and build the Group's good image in the domestic and international communities.

a) To unite awareness and actions of the Group's leaders and employees on communication and community relations as one of the key missions of each subunit, from the grassroots level to the Group-level, as the responsibility of the Party Committee, Trade Union, Youth Union at each level as well as each staff and worker of the Group.

- To develop regulations, rules, guidelines, and communication crisis management manuals, and widely disseminate them throughout the Group for consistent and systematic organization of communication activities and community relations from the Group to the subunit level.

- To educate and foster the ideology, raise the sense of responsibility and ethical qualities of the employees, take the implementation of EVN Culture and the traditional education of the Vietnam’s electric power industry as the leverage to build a contingent of officials and employees with professional working style, dedication, good service attitude, and civilized behavior.

b) To build up the community's consensus, understanding and sharing on the image of EVN as a State-owned economic group operating efficiently and transparently. To build an image of a State-owned economic group always at the forefront in implementing social security, national security, and defense policies.

c) To professionalize communication activities and community relations, focus on building good relationships with media agencies, diversifying forms of communication; improve the quality of communication publications; strengthen the professional capacity of officers in charge of communication activities and community relations to ensure professionalism and effectiveness.

- To decentralize the implementation of sponsorship activities, the organization of customer events and social security activities, the brand promotion, and the building of images of the Group’s and its subunits’ leaders in order to create unity at work and overall media effect.

- To build the uniform images of leaders of the Group and its subunits within EVN and to the public. The images of the leaders shall be considered as the representation of not only the leaders themselves but also the Group, which will create public trust and sympathy for the Group.

- To strengthen the communication crisis management. To actively disseminate official information and messages from the Group and its subsidiaries.

- To diversify forms of communication in order to convey the information about the Group to the audiences in the most effective manner, to promote the gradual building of contents about the Group's activities on social networks.

- To building targeted mass media channels for consistent use in communication activities of the Group and its subsidiaries.

- To develop internal communication channels in stages to ensure that the internal communication network has two-way interaction and all features of a social network within the Group.

- To improve the quality of contents and forms of publications and information websites of EVN and its subunits.

d) To conduct community relations under the motto "Transparency -Activeness - Timeliness - Friendliness". Community relations-related activities shall be conducted methodically with apparent plans and be reviewed of their specific effectiveness over the years.

- To organize training courses to supplement basic knowledge about the electric power industry for reporters in charge of the industry.

- To actively coordinate and cooperate with news agencies as well as contact with management agencies and social organizations so as to report, provide information, and explain information about the Group in order to make the people correctly and fully acknowledge the Group.

- To selectively participate in social, humane, charity activities as well as organize events of high social significance to promote the image of the Group.

9. To protect the environment and actively cope with climate change by the appropriate steps in every period with mainly relying on EVN’s internal forces and, at the same time, promoting the efficiency of external resources.

a) To actively respond to climate change as well as strengthen environmental management and protection, meeting immediate requirements and ensuring long-term benefits, of which long-term benefits are fundamental; to ensure that they are both comprehensive and particular; to take appropriate steps in each stage.

- To identify potential fields suitable for applying cyclic and shared economic models in order to maximize the resources and equipment facilities and minimize the impacts on the environment.

- To improve the effectiveness and efficiency of environmental assessment, to ensure that the planning, plans, and development projects meet the requirements of environmental protection from the stage of formulation, approval, to implementation. Not to import or deploy new investment projects using outdated technologies, causing environmental pollution, and having low efficiency.

- To uphold the sense of responsibility for environmental protection among EVN’s employees. To build criteria and standards for environmental protection in EVN's operations. To form cultural institutions and environmental ethics in the enterprise. To conduct environmental assessment and classification for the subunits.

- To combine the application of new and modern technologies with the improvement of current technologies in order to improve efficiency and save energy.

- To encourage the use of new technologies in thermal power plants: Super-critical and Ultra Super-critical boiler technology, coal gasification, high-efficiency gas turbines; waste treatment technology... to improve efficiency and protect the environment. Not to develop new power plants using old, outdated, and low-efficiency technologies. To take measures on dissemination against the use of old equipment and technologies that consume a lot of energy.

b) To strengthen the organization and improve the capacity of the contingent of risk management in the field of environmental protection and climate change response. To simultaneously adapt to climate change and mitigate impacts of climate change, in which adaptation, proactive prevention and avoidance of natural disasters are the focus.

c) To strengthen environmental protection, control and treat pollution, improve the environment, reserve the nature and biodiversity; review and work out plans to soon deploy technology upgrades of currently operating coal-fired power plants to meet the requirements of environmental protection and conform to specific conditions at each stage.

- Newly built energy projects must use modern technologies in conformation with EVN's conditions.

- To work out plans to assess the current technological status of the currently operating coal-fired power plants, at the same time evaluate the levels of satisfaction of the environmental protection requirements in terms of emissions, wastewater, and solid waste.

- To gradually upgrade and improve the technological system of equipment and install additional environmental treatment systems for currently operating coal-fired power plants in order to meet technical, economic and environmental standards.

- To combine the application of new, modern technologies with the improvement of current technologies to ensure stable operation and improve treatment efficiency of environmental protection systems in order to minimize the impacts.

- To use coal effectively by applying mixed coal combustion, improving combustion equipment, and considering applying the Ultra Super-critical (USC) parameter based on the Group's experiences and technological advances in the world.

- To study measures to maximize the reuse of treated wastewater in order to minimize the amount of the wastewater as well as to save water resources.

- To elaborate a roadmap to terminate the operation and invest in the replacement of coal-fired thermal power plants that have reached their end of economic life and whose technologies are ineligible to be upgraded to meet economic, technical, and environmental standards.

d) To implement the treatment and consumption of ash and slag from thermal power plants

- To seek effective and sustainable solutions with qualified partners that have feasible plans and are ready to cooperate with the thermal power plants to consume ash and slag in the long term.

- To coordinate with State management agencies and local authorities to perfect a system of standards, specifications, regulations and technical instructions for the treatment and reuse of ash and slag in Vietnam as well as to strengthen dissemination about, and promote the consumption market for, ash, slag, unburnt bricks, and construction materials made from ash and slag.

- To implement technical solutions to control the reliable, stable, and optimal operation mode of the generating units, ensure the quality of ash and slag meeting the standards, regulations, and technical instructions for use as raw materials in producing construction materials

10. To expand and strengthen international integration and cooperation in internal resource development, improve the institutional capacity and operational efficiency of the enterprise, contributing to improving national competitiveness; to promote international cooperation in the spirit of sustainable development.

a) To expand cooperation and electricity exchange with countries in the ASEAN and the Greater Mekong Sub-region (GMS) towards the goal of forming ASEAN and GMS power system connectivity.

- To research and evaluate in depth the potential to exploit EVN's investment and business opportunities in foreign markets, focusing on the ASEAN energy market.

- To develop expert exchange programs in the framework of GMS cooperation to enhance mutual support, exchange, and training of highly qualified human resources in planning, management, and operation of the power systems, which will actively support the preparation for the establishment and operation of the GMS Coordination Center for Regional Power Trade.

- Through the ASEAN and GMS cooperation forums on energy trade and exchange, to promote more investment cooperation in hydropower, thermal power, and renewable energy projects, cooperation in exchange of experts in the region...

b) To maintain existing electricity trading connection with countries in the region, including Laos, China, and Cambodia.

c) To increase import of electricity from countries in the region, especially for the Southern region. To negotiate PPAs in an open way so that EVN can flexibly mobilize electricity based on its demands and cut down on imported electricity when domestic power is redundant, thus flexibly meeting the needs of the Vietnamese power system.

d) To maintain and expand regional grid connection in parallel with the optimal mobilization of power plants in the system. To flexibly take advantage of the price of imported electricity in each period to harmoniously use of domestically produced and imported electricity.

- For Laos:

+ To focus on importing electricity from Laos through the current 220 kV lines (Xekaman 1,3, Xekaman Xanxay and some hydroelectric plants in southern Laos).

+ To continue to supplement the planning and implement the investment in power grids connecting power sources from Laos directly sold to Vietnam in a synchronous schedule with the power source projects in Laos.

+ To research on investment possibilities and solutions or participate in investment in power plants in Laos.

- For Cambodia: To continue to maintain the sales of electricity to Cambodia through existing 220kV and medium-voltage lines. In the medium/long term, to follow the Government's policy on the import of electricity from Cambodia based on a full cost-effectiveness assessment when importing electricity from Cambodia, to consider power output/time when Cambodia is able to sell electricity to Vietnam (in rainy season) and the value of works EVN must invest in to collect the capacity of Cambodia's power plants connected to Vietnam.

- For China: To maintain the purchase of electricity from China through existing 220 kV and 110 kV lines; research on the connection between Vietnam and China electricity systems through Back To Back station.

dd) To strengthen EVN's role in regional and global energy/electricity platforms; develop foreign strategic partnerships based on assistance commitments for long-term interests of both sides, with great importance attached to finding foreign strategic partners in providing long-term fuels (imported coal, LNG...).

- To establish relationships and actively participate in international organizations and associations (IEC, ISO...) in order to learn from them, create access channels, and collect international reference information.

- To actively participate in and make contributions to international forums and cooperation mechanisms on energy, contribute to building forums and seminars in the form of speeches, experience sharing, and cooperation initiatives.

- To actively send those with the right expertise and qualifications, can comprehend and well convey information to participate in international forums and seminars in order to ensure and improve EVN's representation at international cooperation forums.

- To prefer selecting and building strategic partnerships with reputable foreign corporations and organizations with experience in the field of long-term fuel supply (coal, LNG...) for EVN; the fields of investment and implementation of coal or gas thermal power projects, renewable and new energy projects in the form of signing strategic cooperation agreements with commitments for long-term cooperation and support in terms of finance, technology, experts,... in order to take advantage of and learn from advanced experiences of other countries and then flexibly apply them to the development roadmap of EVN in each period.

e) To proactively make proposals to the donors about the possibility of providing technical support for the research and development of automation and modernization applications in electricity production, transmission and distribution, the application and development of smart grids, possibly accompanied by investment projects (technical support for project preparation) or independently in the form of non-refundable aid to strengthen the capacity of recipients.

g) To expand cooperation with foreign partners and contractors in supplying fuel for power plants; investing and implementing power projects.

- To strengthen cooperation with a number of countries, especially in the Asia-Pacific region with great LNG potential, such as the US, Russia, Australia, Malaysia, Indonesia, in order to enhance the possibility of importing LNG from these countries because they are, and will be, the largest LNG exporters in the region, and to have plans to increase export volume.

- To proactively seek and promote cooperation with partners from Indonesia and Australia, which are countries with great potential for coal export (with advantages of geographical distance, coal reserves, loading and unloading capacity, transportation...) to identify the market of imported coal for Vietnam's power plants.

- To proactively and timely grasp information on energy development and investment trends in the world; and the electricity development technologies.

- To make proposals to partners with experience in developing energy sources such as biomass power, biogas, waste, geothermal energy, marine energy... on promoting cooperation, to learn from experiences of other countries and suggest the possibility of applying them in Vietnam.

h) To encourage foreign investment in the equitization of the electric power industry and the supports in preparation for a competitive retail electricity market from 2021.

To seek and attract qualified foreign investors to invest in the equitization of the electric power industry (electricity generation and retail) and proactively make proposals to foreign partners on the cooperation in improving management and operation capacity for EVN and its subunits when the competitive electricity retail market is piloted in 2021 and officially operated in 2023.

i) To promote cooperation in the electric power industry's priorities in developing thermal power, LNG, renewable energy, and new energy, possibly including nuclear energy as directed by the Government in each period and in each field of transmission or distribution of electricity.

- To organize training courses on foreign investment, international trade, international transaction contracts.

- To promote cooperation in electrical engineering in the form of partnership in equipment production and maintenance-operation services to optimize the system.

k) To strictly manage the signing and performance of cooperation memoranda and agreements with foreign organizations right at the stage of approving cooperation policy, implementation plan, supervision and expedite evaluate the effectiveness of cooperation.

- To develop general principles in signing and implementing Memoranda of Understanding and cooperation agreements with foreign countries such as: the authority to sign; key priorities in the signing; the responsibility in summarizing, managing, and implementing the signed memoranda and agreements.

- To review on a quarter basis the situation and results of the implementation of the signed cooperation memoranda and agreements with foreign partners and report the results to the Members' Council.

- The continued signing of new foreign cooperation memoranda and agreements shall be selectively implemented, in line with the priority orientations of EVN in the coming time. Not to sign cooperation memoranda and agreements with unclear or impractical contents, without cooperation activities in specific implementation roadmaps.

- To prioritize research cooperation in the fields of renewable energy, new energy, transmission, and distribution of electricity. To consider expanding the possibility of signing memoranda and agreements in the field of renewable energy with partners who have extensive experience in renewable energy development, such as Germany, India, Denmark...

- To carefully consider the following contents: Regulations on commitments to confidentiality and regulations on force majeure events to minimize costs and obligations that may arise when such events occur; sensitive issues (diplomacy, politics...) to avoid potential risks that could affect or disrupt the cooperation/project in progress.

l) To expand cooperation with partners and financial institutions to ensure EVN's ability for capital funding in the future.

11. To develop EVN's power construction consultancy sector with sufficient capacity to perform and ensure service quality for all types of power projects, especially new and renewable energy projects, in all consultancy phases, from surveying and planning to designing, construction supervision and construction management. To gradually implement electricity construction consultancy activities in foreign markets to expand the operating scope and market, creating development opportunities for units in the field of electricity construction consultancy of EVN.

a) To improve the capacity of electricity construction consultancy organizations of EVN to participate in consulting in all stages of power projects, capable of acting as EPC general contractor for all power projects in Vietnam.

- To strengthen the organizational apparatus and improve the capacity of electricity construction consultancy units of which EVN continues to hold dominant shares or capital contributions. To divest capital at consultancy units of which EVN does not need to hold shares or capital contributions under the directions of the Prime Minister.

- To recruit qualified human resources and prefer young workers; formulate and implement remuneration policies to attract high-quality human resources meeting the job requirements; build and regularly adjust job description system and title standards to recruit the right people for the right jobs.

- To strengthen the work-oriented training and on-the-job training to improve the qualifications and capacities of young human resources; regularly assign young human resources to support big projects and new projects to gain experiences. To create conditions for qualified young workers to improve their qualifications and competencies in consulting work as well as to focus on training soft skills for employees.

- To gradually equip correct and sufficient specialized equipment and software to meet the job requirements of the units.

b) To let EVN's electricity construction consultancy units expand the consulting market throughout the country, gradually approach foreign markets, and be able to independently undertake consulting work, including performance of EPC contracts.

To research and analyze market and specifically evaluate the products to make appropriate investment decisions. To develop specific financial solutions for each stage of production and business for organizing the implementation; to well implement cash flow management; to build and supervise the implementation of appropriate cost plans for production and business activities.

Article 2. Organization of implementation

1. The Commission for the Management of State Capital at Enterprises shall:

a) Direct and guide the operation of EVN to well preserve and develop the State capital invested in EVN.

b) Monitor and supervise the implementation of EVN's development strategies, promptly direct and urge such implementation; summarize the results and advise competent authorities to develop and adopt mechanisms and policies to create favorable conditions for EVN to develop sustainably.

c) Create favorable conditions for EVN in the process of production, business, development, and investment, contributing to ensuring power security for the country.

2. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Assume the prime responsibility for formulating mechanisms and policies in investment and development of power sources and grids, ensuring that investment projects are put into operation on schedule.

b) Assume the prime responsibility for building policies, mechanisms, and infrastructure to meet import of primary energy for electricity production, especially coal and gas.

c) Assume the prime responsibility for making necessary conditions for the operation and development of the electricity market, ensuring the practical and effective operation of the electricity market, creating signals to attract investment in electricity system development.

d) Assume the prime responsibility for developing policies to manage customers' electricity demand.

dd) Assume the prime responsibility for building a system of legal frameworks and standards to limit outdated technologies, encourage the use of modern and high-efficiency technologies, especially in industries that consume a lot of electricity such as metallurgy and cement production.

3. The Ministry of Finance shall:

Coordinate with the Ministry of Industry and Trade to develop electricity price policies based on the market mechanism.

4. Relevant ministries, sectors and agencies shall be responsible for organizing the implementation of the Strategy within its assigned functions and tasks and in accordance with current law provisions.

5. Vietnam Electricity shall:

a) Disseminate and educate thoroughly the views, objectives, and contents of the Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030 with a vision toward 2045 throughout the Group, thus creating high consensus from EVN to its subunits, from leaders of the subunits to the employees in the course of implementing the Strategy.

b) Develop appropriate long-term, medium-term plans and annual plans to effectively implement and achieve the goals set out in the Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030 with a vision toward 2045 and submit them to competent authorities for approval and implementation.

c) Annually brief the Prime Minister and the Commission for the Management of State Capital at Enterprises on the implementation of the Development Strategy of Vietnam Electricity to 2030 with a vision toward 2045.

6. The Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation shall:

a) Make investments and put power projects into operation on schedule.

b) Ensure the output and quality of coal to be supplied to power plants according to the agreed contracts and plans.

7. The Vietnam Oil and Gas Group shall:

a) Make investments and put power projects into operation on schedule.

b) Ensure the oil and gas output and quality to be supplied to the power plants according to the agreed contracts and plans.

8. The People's Committees of provinces and municipalities shall:

a) Give priority to ensuring sufficient land fund for electricity works approved in the PDPs.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the project owners in, site clearance, compensation, relocation, and resettlement of citizens for power projects.

Article 3. Effect

1. This Decision takes effect from the date of its signing for promulgation.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government-attached agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and municipalities, the Members' Council of Vietnam Electricity as well as relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

P.P. THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

(signed)

 

Trinh Dinh Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 538/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 538/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường