Thông tư 05/2003/TT-BKH của Bộ Kê hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ

thuộc tính Thông tư 05/2003/TT-BKH

Thông tư 05/2003/TT-BKH của Bộ Kê hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:05/2003/TT-BKH
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Võ Hồng Phúc
Ngày ban hành:22/07/2003
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Đầu tư, Xây dựng

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quản lý các dự án quy hoạch - Nhằm nâng cao khả năng lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ, ngày 22/07/2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 05/2003/TT-BKH, hướng dẫn về mặt nội dung công tác này. Theo đó, các loại dự án sau: mạng lưới đường quốc lộ, mạng lưới đường sắt quốc gia, mạng lưới viễn thông, hệ thống bệnh viện khu vực, trung tâm y tế chuyên sâu, hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên... cần phải lập quy hoạch. Nội dung thẩm định dự án cần có cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học tin cậy, sự phù hợp, tính thống nhất, tính khả thi của dự án với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội... Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư05/2003/TT-BKH tại đây

tải Thông tư 05/2003/TT-BKH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯƯ SỐ 05/2003/TT-BKH
NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - Xà HỘI LàNH THỔ

 

Căn cứ Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư này hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ như sau:

 

PHẦN I
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH
CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

 

I. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

 

1. Các loại ngành, lĩnh vực sau đây cần lập quy hoạch

(1) Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế:

Mạng lưới đường quốc lộ;

Mạng lưới đường sắt quốc gia;

Hệ thống cảng biển;

Hệ thống sân bay trên toàn quốc;

Mạng lưới viễn thông;

Sử dụng tổng hợp các nguồn nước của các lưu vực sông lớn;

Hệ thống điện quốc gia.

(2) Lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội:

Hệ thống trường cao đẳng, đại học và dạy nghề;

Hệ thống bệnh viện khu vực, trung tâm y tế chuyên sâu;

Hệ thống bảo tàng;

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao quốc gia.

(3) Các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, các sản phẩm chủ lực:

Danh mục cụ thể do Bộ quản lý ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ quy hoạch.

(4) Lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường:

Cơ sở nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ quốc gia;

Hệ thống khu công nghệ cao;

Hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

(5) Các lĩnh vực khác:

Quy hoạch sử dụng đất;

Quy hoạch trồng và bảo vệ rừng;

Quy hoạch các khu công nghiệp.

Các ngành và lĩnh vực nói trên (từ (1) đến (5)) sau đây gọi chung là "ngành".

2. Nội dung chủ yếu của dự án quy hoạch phát triển ngành gồm:

2.1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển ngành sản xuất và sản phẩm chủ lực:

a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành.

b) Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước.

c) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực, đầu tư, khoa học - công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất.

d) Xây dựng quan điểm, mục tiêu và luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động).

đ) Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt.

e) Những vấn đề về bảo môi trường.

g) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách; đề xuất các phương án thực hiện theo các giai đoạn phát triển (nhất là giai đoạn 5 năm đầu tiên).

h) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện quy hoạch.

2.2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm:

a) Dự báo nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội; vai trò của ngành;

b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch;

c) Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;

d) Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện;

2.3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội bao gồm.

a) Xác định nhu cầu của dân cư về các dịch vụ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội theo từng giai đoạn quy hoạch;

b) Dự báo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học, công nghệ của khu vực tác động tới nhu cầu của dân cư và phát triển kết cấu hạ tầng xã hội trong thời kỳ quy hoạch;

c) Luận chứng các phương án phát triển và phân bố kết cấu hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ;

d) Luận chứng các giải pháp, công trình đầu tư ưu tiên và tổ chức thực hiện;

đ) Luận chứng giải pháp và chính sách nhằm đảm bảo cho dân cư được thụ hưởng các dịch vụ của kết cấu hạ tầng xã hội;

 

II. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

 

1. Căn cứ lập các dự án quy hoạch phát triển ngành

Trên cơ sở đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm, các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức lập quy hoạch phát triển ngành.

2. Trình tự lập và trình dự án quy hoạch phát triển ngành

Bước 1: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến việc lập quy hoạch phát triển ngành; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch phát triển ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường có liên quan, nếu thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung.

Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành (nếu trước đây đã có quy hoạch thì khi đánh giá hiện trạng cần so sánh với mục tiêu quy hoạch đề ra).

Bước 3: Dựa vào các mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các phương án phát triển và giải pháp chủ yếu đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển ngành. Dự kiến danh mục công trình đầu tư của quy hoạch ngành.

Bước 4: Xây dựng báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch phát triển ngành.

Bước 5: Cơ quan quản lý nhà nước trình quy hoạch lên cấp có thẩm quyền để thẩm định và phê duyệt.

 

III. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH

 

1. Nội dung thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành

a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tư liệu sử dụng để lập quy hoạch và nội dung quy hoạch;

b) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn, các chỉ tiêu phát triển tổng hợp và phương án bố trí hợp lý các nguồn lực);

c) Tính thống nhất của các quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng (đối chiếu, kiểm tra về sự ăn khớp của các loại quy hoạch này theo các chỉ tiêu chủ yếu, các yếu tố có liên quan theo thời gian và không gian);

d) Tính khả thi của các phương án phát triển của quy hoạch, các giải pháp thực hiện quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch (Vốn đầu tư, khoa học-công nghệ và môi trường, nhân lực, cơ chế, chính sách và khả năng vận hành hợp tác trong điều kiện thị trường trong nước, khu vực, quốc tế khi thực hiện dự án).

2. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành

2.1. Hồ sơ của cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch và cơ quan tổ chức thẩm định, gồm:

a) Tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch của cơ quan lập quy hoạch;

b) Báo cáo quy hoạch lập theo nội dung quy định (báo cáo chính kèm theo các bản vẽ, bản đồ tỷ lệ 1/500.000 - 1/1.000.000 (10 bộ));

c) Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt (kèm theo các tờ bản đồ thu nhỏ khổ A3 (25 bộ));

d) Các báo cáo chuyên đề kèm theo các bản đồ tỷ lệ 1/500.000 - 1/1.000.000 (mỗi chuyên đề 25 bộ);

đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.

2.2. Hồ sơ của cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, gồm:

a) Báo cáo thẩm định;

b) Các văn bản (bản sao) về ý kiến của các Bộ ngành, cơ quan, các địa phương có liên quan, của các nhà khoa học, của các chuyên gia phản biện;

c) Dự thảo quyết định phê duyệt (trong trường hợp đề nghị phê duyệt quy hoạch).

3. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ lực trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với những quy hoạch ngành Thủ tướng giao cho Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định sẽ thực hiện quy định riêng.

+ Các Bộ ngành tổ chức thẩm định các quy hoạch thuộc thẩm quyền của mình.

+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án quy hoạch phát triển ngành, các quy hoạch phát triển sản phẩm chủ lực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thẩm định. Bộ trưởng của các Bộ quản lý ngành phê duyệt các quy hoạch ngành có yêu cầu quy hoạch nhưng không thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Tổ chức thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành

+ Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định về quy trình thẩm định và tổ chức bộ máy thực hiện công tác thẩm định các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành.

Quá trình tổ chức thẩm định có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và các cơ quan, tổ chức tư vấn được mời tham gia thẩm định quy hoạch.

+ Các Bộ, ngành, địa phương liên quan được yêu cầu sẽ nghiên cứu và phát biểu ý kiến về những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình. Đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền quy định của Thủ tướng Chính phủ, ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ và văn bản yêu cầu có ý kiến về quy hoạch.

+ Các cơ quan, tổ chức tư vấn được mời thực hiện thẩm định, phản biện những nội dung chuyên môn của quy hoạch thực hiện trên cơ sở ký hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về các kết quả thẩm định của mình.

+ Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định có thể yêu cầu cơ quan trình quy hoạch giải trình, bổ sung quy hoạch; cơ quan lập, trình quy hoạch có trách nhiệm giải trình bổ sung làm rõ bằng văn bản.

+ Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch phát triển ngành không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

5. Nội dung phê duyệt dự án quy hoạch phát triển ngành

Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch căn cứ hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giao tổ chức thẩm định để xem xét và quyết định việc phê duyệt các dự án quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của quyết định phê duyệt gồm:

a) Định hướng phát triển chủ yếu và các mục tiêu chính của quy hoạch;

b) Các giải pháp lớn để đạt mục tiêu quy hoạch như giải pháp về cơ cấu, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, cơ chế chính sách; định hướng hợp tác phát triển;

c) Danh mục dự án đầu tư 5 năm và 10 năm (kể cả các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên);

d) Phương hướng tổ chức không gian;

đ) Đào tạo nguồn nhân lực;

e) Chương trình hành động.

 

PHẦN II
HƯỚNG DẪN VỀ NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH
CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI LàNH THỔ

 

I. NỘI DUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI LàNH THỔ

 

1. Các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội (KT-XH), các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng).

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh).

Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thị xã và huyện, quận thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện).

2. Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước có trước, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

3. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng

3.1. Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển vùng.

- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển.

- Yêu cầu và vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển KT - XH chung của cả nước.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũng như những hạn chế của vùng.

- Kiểm kê, đánh giá phát triển dân số và phân bố dân cư gắn với yêu cầu phát triển KT - XH và các giá trị văn hoá nhân văn phục vụ phát triển.

- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

3.2. Xác định vị trí, vai trò của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.

- Luận chứng xác định động lực, mối quan hệ gắn kết giữa vùng với các vùng bên ngoài và cả nước để xác định phạm vi và mục tiêu chủ yếu của vùng một cách phù hợp.

- Lựa chọn các mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của những ngành, sản phẩm có lợi thế so sánh trong nước và trong khu vực.

- Xác định các mục tiêu xã hội: tăng chỗ làm việc, giảm đói nghèo, giáo dục đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ- khám chữa bệnh, phát triển văn hoá, thể thao, giảm tệ nạn xã hội.

- Xác định các tác động môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường phát triển bền vững.

3.3. Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng phát triển các ngành, các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 5 năm đầu và cho thời kỳ quy hoạch).

3.4. Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng.

- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông.

- Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện.

- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, cấp nước, bảo vệ môi trường.

- Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hôị chủ yếu (bệnh viện, cơ sở y tế chuyên sâu, trường đại học cao đẳng và dạy nghề; cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp vùng).

3.5. Lựa chọn phương án phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư trong vùng.

3.6. Luận chứng các giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.

- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

- Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Giải pháp về tổ chức thực hiện.

4. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh

Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH vùng, các nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần cụ thể hơn.

4.1. Khi phân tích và dự báo các yếu tố và điều kiện phát triển cần chú trọng yếu tố thị trường và xác định các lợi thế so sánh so với các tỉnh khác và có tính tới cạnh tranh quốc tế.

4.2. Trong phần xác định vị trí, vai trò của tỉnh đối với các tỉnh, thành phố kề cận, vùng lớn và cả nước cần làm rõ:

- Mức độ đóng góp của tỉnh vào GDP và tốc độ tăng GDP của vùng lớn cũng như của cả nước.

- Vai trò của tỉnh trong việc phát triển các sản phẩm quan trọng, xuất khẩu cho nền kinh tế quốc gia.

4.3. Đối với nội dung tổ chức KT - XH trên địa bàn tỉnh cần đi sâu nghiên cứu:

- Phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn.

- Phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù.

- Phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá.

- Phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe.

- Phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo.

4.4. Khi xây dựng các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh cần đặc biệt làm rõ: chương trình, dự án đầu tư trọng điểm; biện pháp bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện quy hoạch.

5. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện

Ngoài những nội dung đã nêu trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh, nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện cần cụ thể hoá thêm đối với xây dựng hệ thống điểm dân cư, quy hoạch sử dụng đất, phương án giải quyết việc làm, hình thành các chương trình đầu tư, xây dựng danh mục dự án đầu tư trọng điểm cho các giai đoạn phát triển.

II. TRÌNH TỰ LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI LàNH THỔ

 

1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

- Chiến lược phát triển KT - XH của cả nước.

- Các chủ trương phát triển KT - XH của Đảng và Chính phủ.

- Các quy hoạch ngành và quy hoạch sản phẩm chủ lực của cả nước.

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng lớn làm căn cứ cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh làm căn cứ cho việc lập quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.

2. Trình tự lập quy hoạch tổng phát triển KT - XH lãnh thổ

- Bước 1: Đánh giá tác động (hay chi phối) của chiến lược phát triển KT - XH của cả nước và tác động của khu vực đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ quy hoạch. Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển.

- Bước 2: Xác định vai trò của lãnh thổ quy hoạch đối với cả nước và đối với lãnh thổ lớn hơn mà nó nằm trong đó.

- Bước 3: Xác định mục tiêu, các phương án phát triển và tổ chức KT - XH theo lãnh thổ (như nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ đã nêu ở các điểm 2, 3, 4 của phần II). Đồng thời, luận chứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể KT - XH lãnh thổ theo các phương án đã được lựa chọn.

 

III. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI LàNH THỔ

 

1. Nội dung thẩm định

1.1. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng.

- Thẩm định độ tin cậy, cơ sở pháp lý của tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quy hoạch.

- Thẩm định mức độ phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng với chiến lược phát triển KT - XH cả nước về các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, định hướng cơ cấu kinh tế và các sản phẩm chủ lực, về các vấn đề liên vùng, liên ngành.

- Thẩm định về sử dụng tài nguyên:

+ Đất, nước, tài nguyên khoáng sản, lao động.

- Thẩm định tính khả thi của quy hoạch:

+ Thẩm định về phương hướng phát triển hệ thống đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng quan trọng.

+ Thẩm định các tính toán về các điều kiện đảm bảo thực hiện được mục tiêu quy hoạch.

+ Thẩm định về các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Thẩm định về tính thống nhất giữa quy hoạch vùng với quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và với quy hoạch xây dựng.

1.2. Đối với các dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh.

- Thẩm định độ tin cậy, cơ sở pháp lý của tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quy hoạch.

- Thẩm định mức độ phù hợp của quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh với chiến lược phát triển KT - XH của cả nước, với chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của vùng và với quy hoạch phát triển ngành. Cụ thể về: Tốc độ tăng trưởng GDP, danh mục các sản phẩm chủ lực, giá trị và tốc độ tăng xuất khẩu, GDP/người, về tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo và mức độ giảm ô nhiễm môi trường. Đánh giá tính khả thi của các chỉ tiêu nêu trên.

- Thẩm định về cơ cấu kinh tế và mức độ phù hợp của nó với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể về:

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành.

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế.

- Thẩm định về phương hướng phát triển ngành:

+ Nhóm ngành công nghiệp.

+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

+ Nhóm ngành dịch vụ và xã hội.

- Thẩm định phương hướng tổ chức lãnh thổ đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài và yêu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng của đất nước.

- Thẩm định các điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch (cơ chế, chính sách, vốn, lao động).

1.3. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.

- Thẩm định sự phù hợp của quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các sản phẩm chủ lực, các mục tiêu về xã hội, bảo vệ môi trường.

- Thẩm định về phương hướng phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng.

1.4. Đối với các quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

Các nội dung thẩm định đối với các quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ bao gồm:

- Thẩm định về mục tiêu điều chỉnh.

- Thẩm định về cơ cấu kinh tế, phương hướng phát triển ngành và sản phẩm quan trọng được điều chỉnh.

- Thẩm định các điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của quy hoạch điều chỉnh.

2. Hồ sơ thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

2.1. Hồ sơ của cơ quan nhà nước có trách nhiệm lập quy hoạch trình cấp phê duyệt quy hoạch và cơ quan tổ chức thẩm định gồm:

a) Tờ trình người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền lập quy hoạch;

b) Báo cáo chính về quy hoạch được lập theo nội dung quy định (kèm theo các bản vẽ, bản đồ (10 bộ));

c) Các báo cáo chuyên đề kèm theo các bản đồ thu nhỏ khổ A3 (mỗi chuyên đề 10 bộ);

d) Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt (kèm theo bản đồ khổ A3, 25 bộ);

đ) Các văn bản pháp lý có liên quan.

2.2. Hồ sơ của cơ quan thẩm định trình cấp phê duyệt quy hoạch gồm:

a) Báo cáo thẩm định;

b) Các văn bản (bản sao) về ý kiến của các Bộ ngành, cơ quan, các địa phương có liên quan, của các nhà khoa học, của các chuyên gia phản biện;

c) Dự thảo quyết định phê duyệt.

3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

3.1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các lãnh thổ đặc biệt.

- Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện.

- Chủ tịch UBND huyện phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn huyện.

3.2. Thẩm quyền tổ chức thẩm định dự án quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.

- HĐTĐ Nhà nước về các dự án đầu tư thẩm định các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập và các quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các quy hoạch do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm định các quy hoạch do UBND cấp huyện lập.

- UBND huyện tổ chức thẩm định các dự án quy hoạch trên địa bàn huyện.

4. Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

Trong quá trình thẩm định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mời các bộ ngành, địa phương có liên quan và các tổ chức tư vấn, các nhà khoa học tham gia thẩm định trên cơ sở thực hiện hợp đồng với cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định.

Cơ quan tổ chức thẩm định căn cứ vào ý kiến của các Bộ ngành, các địa phương, các tổ chức tham gia thẩm định có thể yêu cầu cơ quan trình quy hoạch giải trình, bổ sung quy hoạch; cơ quan lập, trình quy hoạch có trách nhiệm giải trình bổ sung làm rõ bằng văn bản.

Thời gian thẩm định các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

5. Nội dung phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ căn cứ hồ sơ, tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, báo cáo thẩm định của cơ quan được giao tổ chức thẩm định để xem xét quyết định việc phê duyệt quy hoạch.

Nội dung chủ yếu của quyết định gồm:

a) Định hướng phát triển chủ yếu và các mục tiêu lớn của quy hoạch;

b) Các giải pháp lớn để đạt mục tiêu quy hoạch như giải pháp về cơ cấu, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, cơ chế chính sách; định hướng hợp tác phát triển;

c) Danh mục dự án đầu tư 5 năm và 10 năm (kể cả các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên);

d) Phương hướng tổ chức không gian;

đ) Đào tạo nguồn nhân lực;

e) Chương trình hành động.

PHẦN III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH

 

1. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch bao gồm:

+ Nhà nước thống nhất quản lý về quy hoạch phát triển các ngành, các sản phẩm chủ lực và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH hội lãnh thổ.

+ Các Bộ ngành TW có trách nhiệm hướng dẫn về việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch theo quy định; nghiên cứu ban hành định mức kinh phí liên quan đến việc lập và quản lý quy hoạch.

+ Các cơ quan quản lý quy hoạch có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện quy hoạch; xem xét kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch kịp thời.

+ Các chương trình, các dự án đầu tư phải được thực hiện theo quy hoạch được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch được duyệt phải xin ý kiến và được sự đồng ý của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo phân cấp.

2. Trách nhiệm tổ chức lập và điều chỉnh dự án quy hoạch

2.1. Đối với quy hoạch phát triển ngành.

Các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm lập và điều chỉnh các quy hoạch ngành theo chức năng. Để đảm bảo tính thống nhất trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ và các quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ quản lý ngành với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và với các địa phương có liên quan trong quá trình lập, điều chỉnh các dự án quy hoạch.

2.2. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm lập và điều chỉnh các dự án quy hoạch tổng thể phát triển các vùng KT - XH, các vùng kinh tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt.

- UBND tỉnh có trách nhiệm lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh.

- UBND huyện có trách nhiệm lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện.

2.3. Đối với việc điều chỉnh quy hoạch.

- Theo định kỳ 5 năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch một cách kịp thời theo chức năng.

- Cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch sẽ quyết định điều chỉnh quy hoạch.

3. Công khai hoá quy hoạch

Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch. Khi quy hoạch đã được phê duyệt, cơ quan quản lý nhà nước phải công bố công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch (trừ những quy hoạch cần bảo mật).

4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các dự án quy hoạch

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch lãnh thổ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển (bao gồm các quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch do ngành và địa phuơng phê duyệt) và báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ hoặc báo cáo trực tiếp Thủ tướng Chính phủ.

HĐND, UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các quy hoạch phát triển trên địa bàn và báo cáo về UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Vốn lập các dự án quy hoạch

- Các quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ và quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch được sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước ghi trong kế hoạch hàng năm.

- Đối với các quy hoạch phát triển KT - XH lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực trong khi chưa có khung giá định mức chính thức thì áp dụng khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tạm thời tại Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Vốn để lập quy hoạch bao gồm kinh phí lập và thẩm định quy hoạch. Vốn để lập, thẩm định các quy hoạch cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ lực, quy hoạch xây dựng đô thị quan trọng được cân đối từ vốn ngân sách Trung ương. Quy hoạch tỉnh, huyện và điểm dân cư nông thôn được sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vốn hàng năm cho công tác lập quy hoạch cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng và hướng dẫn các Bộ quản lý ngành và các địa phương tổ chức thực hiện. Khi cần thiết có thể vận động tài trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế.

 

PHẦN IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư hướng dẫn này nếu thấy có vấn đề gì cần trao đổi, đề nghị các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên hệ và trao đổi trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 05/2003/TT-BKH

Hanoi, July 22, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE CONTENTS, ORDER OF ELABORATION, EVALUATION AND MANAGEMENT OF BRANCH DEVELOPMENT PLANNING AND TERRITORIAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OVERALL PLANNING PROJECTS

Pursuant to the Government's Decree No. 61/2003/ND-CP of June 6, 2003 defining the functions, tasks and powers of the Ministry of Planning and Investment;

Pursuant to the Government's Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 amending and supplementing a number of articles of the Construction and Investment Management Regulation promulgated together with the Government's Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and the Government's Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 promulgating the Construction and Investment Management Regulation;

The Ministry of Planning and Investment promulgates this Circular guiding the contents, order of elaboration, evaluation and management of branch development plannings and territorial socio-economic development overall plannings as follows:

Part I

CONTENTS, ORDER OF ELABORATION, EVALUATION OF BRANCH DEVELOPMENT PLANNING PROJECTS

I. CONTENTS OF BRANCH DEVELOPMENT PLANNINGS

1. The following branches and domains shall be subject to elaboration of plannings

(1)- Economic infrastructure domain:

- The network of national highways;

- The network of national railways;

- The system of seaports;

- The national system of airports;

- The telecommunications network;

- The combined use of water sources of the basins of large rivers;

- The national power grid.

(2)- Social infrastructure domain:

- The system of colleges, universities and vocational training schools;

- The system of regional hospitals and specialized medical centers;

- The system of museums;

- The national system of sport material and technical foundations.

(3)- Important economic-technical branches, key products:

In each planning period, the specific lists shall be submitted to the Prime Minister by the branch-managing ministries in coordination with the Ministry of Planning and Investment.

(4)- Science, technology and environmental protection domain:

- National institutes for scientific and technological research and development;

- The system of high-tech parks;

- The system of national gardens, nature conservation zones.

(5)- Other domains:

- The land use planning;

- The forest planting and protection planning;

- The planning on industrial parks.

The above-mentioned branches and domains (from (1) to (5)) are hereinafter referred collectively to as "branches."

2. Principal contents of branch development planning projects include:

2.1. Principal contents of production branch and key-product development plannings:

a/ Determining the position and role of the branch in the national economy and the branch's development objectives.

b/ Analyzing and forecasting the branch's development factors, including all market factors and requirements on the competitiveness of products and services.

c/ Analyzing and evaluating the actual situation of the branch development and distribution in different territories. Analyzing the structure of the branch, key products, investment, science-technology,

d/ Formulating viewpoints, objectives and justifying plans on development of the branch's structure, key products and major conditions to guarantee the achievement of the branch's objectives (investment, technology, labor).

e/ Justifying plans on the branch's distribution in different territories, especially for key projects.

f/ Environmental protection issues.

g/ Determining mechanism- and policy-related solutions, putting forward implementation plans for different development stages (particularly for the first five-year stage).

h/ Drawing up the list of key investment works and projects and organizing the implementation of plannings;

2.2. Principal contents of the plannings on economic infrastructure branches include:

a/ Forecasting socio-economic development demands, the branch's role;

b/ Anticipating scientific and technological advances and the regional infrastructure development which may exert impacts on the development of the country's infrastructure in the planning period;

c/ Justifying plans on development of infrastructure across the country and in different territories;

d/ Justifying solutions, priority investment works and organizing the implementation thereof.

2.3. Principal contents of the plannings on social infrastructure branches include:

a/ Identifying the population's demands for social infrastructure services in each planning period;

b/ Forecasting the regional socio-economic development level and scientific and technological advances which may exert impacts on the population's demands and socio-economic development in the planning period;

c/ Justifying plans on development and distribution of social infrastructures nationwide and in each territory;

d/ Justifying solutions, priority investment projects and the organization of the implementation thereof;

e/ Justifying solutions and policies aiming to ensure the population's access to social infrastructure services.

II. ORDER OF ELABORATION OF BRANCH DEVELOPMENT PLANNINGS

1. Bases for the elaboration of branch development planning projects

On the basis of the socio-economic development line and policies of the Party and the State, the national socio-economic development strategy, the branch development strategies and the socio-economic development overall plannings of large regions and key economic regions, the specialized management ministries shall organize the elaboration of branch development plannings.

2. Order of elaboration and submission of branch development planning projects

Step 1: To synthesize the available research findings related to the elaboration of the branch development planning; on this basis to analyze and evaluate development factors and conditions and anticipate their impacts on the branch development planning.

Step 2: To analyze and evaluate the actual situation of the branch development (to compare it with the objectives set by the previous planning, if any).

Step 3: On the basis of the set objectives of the national socio-economic development strategy, domestic and international market factors and the capability of various resources to justify the viewpoints and objectives of the branch development for the milestone years of the planning period. To project the list of the branch planning's investment project.

Step 4: To compile a general report on the branch development planning project.

Step 5: The State management body submits the planning to competent authorities for evaluation and approval.

III. EVALUATION AND APPROVAL OF BRANCH DEVELOPMENT PLANNING PROJECTS

1. Contents of evaluation of a branch development planning project

a/ Legal bases, scientific grounds, reliability of information, data and materials used in the elaboration of the planning and contents of the planning;

b/ Compatibility of the planning with the socio-economic development strategy (development viewpoints, orientations and objectives for each period, general development targets and the plan on rational distribution of resources);

c/ Uniformity of territorial plannings, branch plannings and construction plannings (comparing and checking the compatibility of these plannings against major targets and relevant temporal and spatial factors);

d/ Feasibility of development plans of the planning, measures to implement the planning and manage the implementation of the planning (investment capital, science, technology and environment, human resources, mechanisms, policies and possibility of cooperation in the context of domestic, regional and international markets when the project is executed).

2. Dossiers of evaluation of branch development planning projects

2.1. Dossiers of State bodies responsible for elaborating plannings and submitting them to competent authorities for approval and evaluating agencies consist of:

a/ The planning-elaborating agency's written presentation to the person competent to approve the planning;

b/ The planning report, with the prescribed contents (the principal report is enclosed with drawings and maps with a scale of 1/500,000 - 1/1,000,000 (10 sets));

c/ A summary report on the planning submitted for approval (enclosed with miniature maps of A3 size (25 sets));

d/ Topical reports, enclosed with maps with a scale of 1/5000,000 - 1/1,000,000 (25 sets/topic);

e/ Relevant legal documents.

2.2. Dossiers to be submitted by evaluating agencies to authorities competent to approve the plannings consist of:

a/ The evaluation report;

b/ Documents (copies) on the comments of the concerned ministries, branches, agencies and localities, scientists and critics;

c/ The draft approval decision (in case of request for approval of the planning).

3. Competence to evaluate and approve branch development plannings

+ The Ministry of Planning and Investment shall evaluate branch development planning and key-product planning projects and

+ The ministries and branches shall evaluate plannings falling under their respective jurisdiction.

+ The Prime Minister shall approve the branch development planning and key-product development planning projects evaluated by the Ministry of Planning and Investment. The ministers of the branch-managing ministries shall approve the plannings of the branches subject to planning, which do not fall under the approving competence of the Prime Minister.

4. Evaluation of branch development planning projects

+ The ministers, the branch heads, the provincial-level People's Committee presidents shall decide on the process of evaluation and organize the apparatuses for evaluating planning projects falling under the approving competence of the ministers or branch heads.

The concerned ministries, branches and localities and consulting agencies and/or organizations shall be invited to participate in the process of evaluation.

+ The concerned ministries, branches and localities shall, upon request, study and give comments on matters falling within the ambit of their respective functions and tasks. For plannings prescribed to fall under the competence of the Prime Minister, the ministries, branches and localities shall send their comments to the Ministry of Planning and Investment within 15 working days after receiving the dossiers and written requests for comments on the plannings.

+ The invited consulting agencies and/or organizations shall evaluate and criticize specialized contents of the plannings under the contracts signed with the agencies competent to evaluate the plannings and be accountable for their evaluation results.

+ Basing themselves on the comments of the ministries, branches and localities as well as organizations participating in the evaluation, the evaluating agencies may request the planning-submitting agencies to explain and supplement the plannings; the planning-elaborating and -submitting agencies shall have to give written additional explanations to clarify the plannings.

+ The time limit for evaluating branch development planning projects shall not exceed 45 working days, counting from the date the evaluating agencies receive the complete and valid dossiers, excluding the time for dossier supplementation and revision.

5. Contents of approval of branch development planning projects

The authorities competent to approve plannings shall base themselves on the dossiers and written presentations requesting the approval of the plannings, the evaluation reports of the agencies assigned to evaluate the plannings to consider and decide on the approval of the planning projects.

Principal contents of an approval decision include:

a/ Major development orientations and principal objectives of the planning;

b/ Major solutions to achieve the planning's objectives such as those concerning the structure and orientations for development of key branches and domains, mechanisms, policies; orientations for development cooperation;

c/ The list of 5-year and 10-year investment projects (including priority investment programs and projects);

d/ Spatial organization orientations;

e/ Human resource training;

f/ Program of action.

Part II

GUIDANCE ON THE CONTENTS AND ORDER OF ELABORATION AND EVALUATION OF TERRITORIAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OVERALL PLANNING PROJECTS

I. CONTENTS OF TERRITORIAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OVERALL PLANNINGS

1. Kinds of territorial socio-economic develop-ment overall plannings

- The national socio-economic development overall planning.

- Development overall plannings for socio-economic regions, key economic regions, special territories (referred collectively to as regional socio-economic development overall plannings).

- Socio-economic development overall plannings for provinces and centrally-run cities (referred collectively to as overall provincial socio-economic development plannings).

- Socio-economic development overall plannings for provincial towns, capitals, rural and urban districts (referred collectively to as district socio-economic development overall plannings).

2. Branch development plannings and territorial socio-economic development overall plannings are closely interrelated. The national branch development planning shall be elaborated first, serving as a basis for territorial socio-economic development overall plannings.

3. Contents of regional socio-economic development overall plannings

3.1. Analyzing, evaluating and forecasting regional development factors.

- Geographic position, territorial relationships and capability to bring these factors into full play for development planning.

- Requirements and position of the planned region in the national socio-economic development strategy.

- Analyzing and evaluating the natural conditions, natural resources and forecasting the possibilities to exploit them; comparative advantages as well as limitations of the region;

- Inventorying and evaluating the population growth and distribution in association with the socio-economic development requirements and cultural and humanity values in service of development;

- Analyzing and evaluating the system of economic and social infrastructures in terms of level of satisfaction of development requirements;

- Analyzing and evaluating the actual situation of the region's socio-economic development situation.

3.2. Determining the position and role of the region in the national economy of the whole country, then justifying the regional development objectives and viewpoints.

- Justifying and determining the motive force, close relationships between the region and other regions as well as the whole country in order to properly determine the development scope and major objectives of the region.

- Selecting economic objectives: GDP growth, gross GDP, export value and the region's ratio of contribution to the whole country, per-capita GDP, productivity and competitiveness of branches and products enjoying comparative advantages in the country and the region.

- Determining social objectives: increasing employment; reducing hunger and poverty; education, vocational training, healthcare, medical examination and treatment, cultural development, sports; reducing social evils.

- Identifying environmental impacts: minimizing environmental pollution, building an environment for sustainable development.

3.3. Selecting economic structures and development orientations for branches and key products, and selecting investment structures (including priority investment programs and projects for the first 5 years and the whole planning period).

3.4. Selecting infrastructure development plans.

- Selecting the plan on development of the traffic network.

- Selecting the plan on development of power sources and transmission network.

- Selecting the plan on development of irrigation, water supply and environmental protection works.

- Selecting the plan on development of major social infrastructure (hospitals, specialized medical establishments, universities, colleges and vocational training schools; regional-level scientific and technological research institutions).

3.5. Selecting the plan on development of the system of urban centers and population quarters in the regions.

3.6 Justifying the solutions to materialize the planning:

- Solutions to mobilize investment capital.

- Solutions to train human resources.

- Scientific and technological solutions.

- Policy- and mechanism-related solutions.

- Solutions to organize the materialization.

4. Contents of provincial socio-economic development overall plannings

In addition to the aforesaid contents of the regional socio-economic development overall plannings, the contents of the provincial socio-economic development overall plannings should be more specific.

4.1. In analyzing and forecasting development factors and conditions, importance should be attached to market factors and determining comparative advantages compared with other provinces, with international competition being taken into account.

4.2. In determining the position and role of each province in juxtaposition with adjacent provinces and cities, larger regions and the whole country, the following should be clarified:

- The province's contribution to GDP and GDP growth rate of the larger region as well as the whole country.

- The province's role in the development of important products and exports in the national economy.

4.3. For the content on the socio-economic organization in the province, the following should be studied in depth:

- Development of the system of urban centers and rural population spots.

- Development of the system of industrial parks and clusters; economic commercial zones and specific economic zones.

- Development of commodity plant and animal areas.

- Development of the education and training network (including vocational training), the medical and healthcare system.

- Development of difficulty-hit areas in association with population stabilization, hunger elimination and poverty alleviation.

4.4. In drawing up solutions, mechanisms and policies with a view to achieving the objectives of the provincial socio-economic development overall plannings, special importance should be attached to making clear: key investment programs and projects; environmental protection measures and organization of the planning implementation.

5. Contents of district socio-economic development overall plannings

Apart from the aforesaid contents of the provincial socio-economic development overall plannings, it is necessary to further concretize the building of a system of population spots, the land use planning, employment plans, the formulation of investment programs and a list of key investment projects for different development periods.

II. ORDER OF ELABORATION OF TERRITORIAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OVERALL PLANNINGS

1. Bases for the elaboration of territorial socio-economic development overall plannings

- The national socio-economic development strategy.

- The Party's and the Government's socio-economic development undertakings.

- The national branch plannings and key-product plannings.

- The large region's socio-economic development overall planning shall serve as a basis for the provincial socio-economic development overall plannings; the provincial socio-economic development overall plannings shall serve as a basis for the elaboration of district socio-economic development overall plannings.

2. Order of elaboration of territorial socio-economic development overall plannings

- Step 1: To assess the impacts (or dictate) of the national socio-economic development strategy and of the region on the territorial socio-economic development overall planning.

- Step 2: To determine the role of the territory covered by the planning in the whole country and the larger territory in which it is located.

- Step 3: To determine the objectives and plans for the territory-based socio-economic development and organization (like the contents of the territorial socio-economic development overall plannings already stated at Points 2, 3 and 4 of Part II).

III. EVALUATION AND APPROVAL OF TERRITORIAL SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OVERALL PLANNINGS

1. Contents of evaluation

1.1. For regional socio-economic development overall plannings

- Evaluating the reliability and legal grounds of materials and data used in the planning.

- Evaluating the compatibility of the regional socio-economic development overall plannings with the national socio-economic development strategy in terms of economic growth targets, economic structure orientation and key products, inter-regional and inter-branch matters.

- Evaluating the use of natural resources:

+ Land, water, mineral resources and labor.

- Evaluating the feasibility of the plannings:

+ Evaluating the orientation for development of the system of urban centers and the system of crucial infrastructures.

+ Evaluating the calculations on the conditions to ensure the achievement of the plannings' objectives.

+ Evaluating environmental protection measures.

- Evaluating the harmony between the regional plannings and the provincial plannings, branch plannings and construction plannings.

1.2. For provincial socio-economic development overall planning projects:

- Evaluating the reliability and legal grounds of materials and data used in the planning.

- Evaluating the compatibility of the provincial socio-economic development overall plannings with the national socio-economic development strategy, the regional socio-economic development overall plannings and with the strategies and the branch development plannings, specifically in terms of GDP growth rate, list of key products, export value and growth rate, per-capita GDP, the job creation and labor restructuring, unemployment reduction, hunger elimination and poverty reduction, level of education universalization, population growth rate, percentage of trained labor and the level of reduction of environmental pollution.

- Evaluating the economic structure and its compatibility with the industrialization and modernization requirements, specifically:

+ Economic structure by branch.

+ Economic structure by economic sector.

- Evaluating branch development orientations:

+ Groups of industries.

+ Groups of agricultural, forestry and aquatic branches.

+ Groups of services and social branches.

- Evaluating the territorial organization orientation, ensuring the long-term development requirements as well as the country's economic development and defense requirements.

- Evaluating the conditions to ensure the achievement of the plannings' objectives (mechanisms, policies, capital and labor).

1.3. For district socio-economic development overall plannings:

- Evaluating the compatibility of the district socio-economic development overall plannings with the provincial socio-economic development overall plannings in terms of economic growth rate, key products, social objectives and environmental protection.

- Evaluating the orientations for urban and infrastructure development.

1.4. For adjusted territorial socio-economic development overall plannings:

The contents of evaluation of adjusted territorial socio-economic development overall plannings include:

- Evaluating the adjusted objectives.

- Evaluating the adjusted economic structures, branch development orientations and important products.

- Evaluating the conditions to ensure the achievement of the adjusted plannings' objectives.

2. Dossiers of evaluation of territorial socio-economic development overall plannings

2.1. Dossiers of State bodies responsible for elaborating plannings and submitting them to planning-approving authorities and evaluating agencies consist of:

a/ The written presentation of the authorities competent to elaborate the planning to the person competent to approve the planning;

b/ The principal report on the planning, with the prescribed contents (enclosed with drawings and maps (10 sets);

c/ Topical reports, enclosed with miniature maps of A3 size (10 sets/topic);

d/ A summary report on the planning submitted for approval (enclosed with A3-sized maps, 25 sets);

e/ Relevant legal documents.

2.2. Dossiers of evaluating agencies to be submitted to the planning-approving authorities consist of:

a/ The evaluation report;

b/ Documents (copies) on the comments of the concerned ministries, branches, agencies and localities, scientists and critics;

c/ The draft approval decision.

3. Competence to evaluate and approve territorial socio-economic development overall plannings

3.1. Competence to approve territorial socio-economic development overall plannings

- The Prime Minister shall approve the development overall plannings of socio-economic regions, key economic regions, provinces, centrally-run cities and special territories.

- The provincial-level People's Committee presidents shall approve the district socio-economic development overall plannings.

- The district-level People's Committee presidents shall approve plannings in their respective districts.

3.2. Competence to evaluate territorial socio-economic development overall plannings

- The State Council for Evaluation of Investment Projects shall evaluate territorial socio-economic development overall plannings elaborated by the Ministry of Planning and Investment and other plannings assigned by the Prime Minister, which fall under the approving competence of the Prime Minister.

- The Ministry of Planning and Investment shall evaluate the plannings elaborated by the People's Committees of the provinces or centrally-run cities and submitted to the Prime Minister for approval.

- The People's Committees of the provinces or centrally-run cities shall elaborate the plannings elaborated by the district-level People's Committees.

- The district-level People's Committees shall evaluate planning projects in their respective districts.

4. Evaluation of territorial socio-economic development overall plannings

In the evaluation process, competent State bodies shall invite the concerned ministries, branches and localities, consulting organizations and scientists to participate in the evaluation on the basis of contracts signed with the agencies competent to organize the evaluation and take responsibility for the evaluation results.

Basing themselves on the opinions of the ministries, branches and localities as well as organizations participating in the evaluation, the evaluating agencies may request the planning-submitting agencies to give additional explanations on the plannings; the planning-elaborating and -submitting agencies shall have to give written additional explanations to clarify the plannings.

The time limit for evaluating territorial socio-economic development overall planning projects shall not exceed 45 working days, counting from the date the evaluating agencies receive the complete and valid dossiers, excluding the time for dossier supplementation and revision.

5. Contents of approval of territorial socio-economic development overall planning projects

The authorities competent to approve territorial socio-economic development overall plannings shall base themselves on the dossiers and written presentations requesting the approval of the plannings, the evaluation reports of the agencies assigned to evaluate the plannings to consider and decide to approve the planning.

Principal contents of a decision include:

a/ Major development orientations and main objectives of the planning;

b/ Major solutions to attain the planning's objectives such as those concerning structure and orientations for development of key branches and domains, mechanisms, policies; orientations for development cooperation;

c/ The list of 5-year and 10-year investment projects (including priority investment programs and projects);

d/ Spatial organization orientations;

e/ Human resource training;

f/ Program of action.

Part III

STATE MANAGEMENT OVER THE PLANNING WORK

1. Contents of State management over the planning work include:

+ The State shall perform the uniform management over the planning of development of branches, key products and territorial socio-economic development overall plannings.

+ The ministries and central branches shall guide the elaboration, evaluation and approval of plannings according to regulations; study and issue funding norms related to the elaboration and management of plannings.

+ The planning-managing agencies shall be tasked to examine, supervise and inspect the materialization of plannings; consider and propose competent authorities to adjust plannings in time.

+ Investment programs and projects must be implemented according to the approved plannings; where no relevant planning is approved yet, they must be submitted to persons competent to approve plannings according to decentralization for comments and approval.

2. Responsibilities for elaborating and adjusting planning projects

2.1. For branch development plannings.

The branch-managing ministries shall have to elaborate and adjust branch plannings according to their respective functions. In order to ensure harmony between territorial socio-economic

2.2. For territorial socio-economic development overall plannings

- The Ministry of Planning and Investment shall be responsible for elaborating and adjusting overall planning projects for development of socio-economic regions, key economic regions and special territories.

- The provincial-level People's Committees shall be responsible for elaborating and adjusting provincial socio-economic development overall plannings.

- The district-level People's Committees shall be responsible for elaborating and adjusting district socio-economic development overall plannings.

2.3. For the adjustment of plannings.

- Once every 5 years or upon request, State bodies shall adjust plannings in a timely manner according to their respective functions.

- Authorities competent to approve plannings shall decide to adjust plannings.

3. Publicization of plannings

To gather public comments in the process of elaborating plannings. When plannings have been approved, the State management bodies must widely publicize them on the mass media for the people to know and supervise the implementation of plannings (except for plannings that need to be kept secret).

4. Examination, supervision and inspection of the implementation of planning projects

The Ministry of Planning and Investment and branch-managing ministries shall be responsible for examining, supervising and inspecting the materialization of branch development plannings and territorial plannings, which have been approved by the Prime Minister, then report the situation to the Prime Minister.

The People's Councils and People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall be responsible for examining, supervising and inspecting the materialization of development plannings (including plannings approved by the Prime Minister, by branches and by localities) and report the situation to the Ministry of Planning and Investment for sum-up and submission to the Prime Minister, or directly to the Prime Minister.

The district-level People's Councils and People's Committees shall be responsible for examining, supervising and inspecting the implementation of development plannings in their respective localities and reporting the situation to the provincial-level People's Committees for sum-up and report to the Ministry of Planning and Investment.

5. Capital for elaboration of planning projects

- For territorial socio-economic development overall plannings and branch and key-product development plannings subject to approval by the Prime Minister, their elaboration shall be funded with the State budget capital incorporated in annual plans.

- For territorial socio-economic development overall plannings and branch and key- product development plannings for which the official funding norms are not available, the provisional bracket of prices and expenditure norms for the elaboration of plannings prescribed in Decision No. 519/2002/QD-BKH of August 26, 2002 of the Minister of Planning and Investment shall be applied.

- The capital for the elaboration of plannings comprises the funding for the elaboration and evaluation of plannings. The capital for the elaboration and evaluation of national plannings, territorial plannings, branch and key-product plannings, and important urban construction plannings shall come from the central budget. The funding for the elaboration of provincial, district and rural population spot plannings shall come from the local State budget. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall have to arrange annual capital for the elaboration of national plannings, territorial plannings, branch plannings and construction plannings and guide the branch-managing ministries and localities in organizing the implementation thereof. When necessary, financial support of foreign countries and international organizations may be mobilized.

Part IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

2. In the course of implementation of this guiding Circular, if having any issues that need to be further discussed, the ministries, branches, provinces and centrally-run cities shall contact and discuss directly with the Ministry of Planning and Investment.

 

 

MINISTER OF PLANNING AND INVESTMENT




Vo Hong Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 05/2003/TT-BKH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất