Thông tư 68/2012/TT-BTC đấu thầu mua sắm tài sản duy trì hoạt động của cơ quan Nhà nước
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 68/2012/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 68/2012/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 26/04/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đấu thầu-Cạnh tranh |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 68/2012/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH----------------- Số: 68/2012/TT-BTC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2012 |
THÔNG TƯ
Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì
hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
------------------------
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải thực hiện đấu thầu theo các quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản.
Bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Căn cứ thông báo phê duyệt bằng văn bản về nguồn kinh phí, nội dung hàng hoá, dịch vụ mua sắm cho một năm ngân sách hoặc giai đoạn thực hiện đối với từng nội dung, chủng loại hàng hoá, dịch vụ của cấp có thầm quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản theo đúng quy định. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc lựa chọn hình thức đấu thầu không đúng quy định hoặc cố tình quyết định mua sắm tài sản, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu không đảm bảo theo thẩm quyền quy định tại Chương II Thông tư này và phân cấp tại đơn vị.
THẨM QUYỀN TRONG ĐẤU THẦU
Thủ trưởng cơ quan ở trung ương căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định việc phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.
Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình theo quy định.
Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt hoặc tùy từng trường hợp cụ thể, có thể uỷ quyền (hoặc giao) cho cấp dưới phê duyệt hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của cấp mình.
KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU MUA SẮM TÀI SẢN
Việc phân chia mua sắm tài sản thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng, trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
Đối với những loại hàng hoá, dịch vụ yêu cầu phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và quy định của pháp luật có liên quan phải có thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (hoặc trưởng bộ phận, phòng, ban) được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp trên (hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình) giao nhiệm vụ mua sắm tài sản có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 37 Thông tư này.
- Phần công việc đã thực hiện liên quan đến chuẩn bị đấu thầu mua sắm tài sản, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng (nếu có) và các căn cứ pháp lý để thực hiện.
- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Thông tư này. Trong đó, đối với các gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình kế hoạch đấu thầu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về đấu thầu và Thông tư này.
- Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc đã hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 Thông tư này.
Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản phải gửi kèm theo dự thảo Hồ sơ mời thầu và bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch đấu thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 6 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu, đồng thời phê duyệt hồ sơ mời thầu hoặc yêu cầu điều chỉnh Hồ sơ mời thầu (nếu có) làm căn cứ cho cấp dưới tổ chức thực hiện.
Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch đấu thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch đấu thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.
THỰC HIỆN LỰA CHỌN NHÀ THẦU ÁP DỤNG HÌNH THỨC
ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, ĐẤU THẦU HẠN CHẾ VÀ CHỈ ĐỊNH THẦU
Trường hợp gia hạn thời gian thì phải quy định rõ thời điểm đóng thầu, thời hạn nộp hồ sơ mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu mới.
Trường hợp báo cáo bằng điện thoại hoặc trực tiếp thì sau đó bên mời thầu hoàn tất thủ tục bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày đóng thầu.
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân Thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu quy định tại Điều 32 Thông tư này.
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ
ĐỐI VỚI GÓI THẦU DỊCH VỤ TƯ VẤN TRONG TRƯỜNG HỢP
NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung yêu cầu về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; yêu cầu về kinh nghiệm;
- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng theo tiêu chí "đạt", "không đạt" và cần được nêu trong hồ sơ mời quan tâm, bao gồm tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và số lượng chuyên gia; tiêu chuẩn về kinh nghiệm;
- Thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) phải được gửi để đăng tải trên Báo Đấu thầu tối thiểu 3 kỳ liên tiếp. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, bên mời thầu phát hành miễn phí hồ sơ mời quan tâm cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đến trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm. Trường hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm không phát hành hồ sơ mời quan tâm theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu nhận hồ sơ mời quan tâm sẽ bị xử lý theo quy định về cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định hiện hành;
- Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ quan tâm tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm;
- Bên mời thầu đánh giá hồ sơ quan tâm do nhà thầu nộp theo tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn và trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt danh sách ngắn.
Bên mời thầu xác định danh sách ngắn gồm tối thiểu 5 nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có nhu cầu tham gia đấu thầu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phải trình Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
- Danh mục nội dung dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định mua sắm của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế hoặc các quy định khác có liên quan;
Trường hợp gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định mua sắm thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt.
Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành); trong đó phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) làm căn cứ để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
- Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, nhà thầu thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu không đúng quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này;
- Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đấu thầu;
- Không có bản gốc hồ sơ dự thầu;
- Đơn dự thầu không hợp lệ;
- Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định hoặc chào thầu theo nhiều mức giá;
- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm chỉ một trong số các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mua sắm gửi thông báo mời thầu để thực hiện đăng tải (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế) theo Mẫu hướng dẫn (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành) trên Báo Đấu thầu, Trang thông tin điện tử về đấu thầu tối thiểu 3 kỳ liên tiếp. Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác (nếu thấy cần thiết).
Bên mời thầu gửi thư mời thầu tới các nhà thầu trong danh sách mời tham gia đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ, đọc và ghi vào biên bản các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ (nếu có);
+ Các thông tin khác có liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện các nhà thầu, đại diện bên mời thầu, đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất kỹ thuật của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá được quy định của Luật Đấu thầu, của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và tại Thông tư này.
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu. Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên trong liên danh uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu;
- Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh. Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh, chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập; Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ đề xuất kỹ thuật;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.
- Đánh giá về mặt kỹ thuật: Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm hoặc cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật để thực hiện đánh giá về mặt tài chính.
- Đánh giá về mặt tài chính: Mở công khai hồ sơ đề xuất tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật theo trình tự quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 Thông tư này. Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu;
+ Điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu đã đạt mức yêu cầu tối thiểu trở lên;
+ Các thông tin khác liên quan.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc hồ sơ đề xuất tài chính của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá về mặt tài chính được tiến hành theo bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản gốc và bản chụp cũng như về niêm phong hồ sơ đề xuất tài chính. Việc đánh giá về mặt tài chính căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt tài chính nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá tổng hợp: Đánh giá tổng hợp về kỹ thuật và về tài chính theo tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được bên mời thầu trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm để trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này phê duyệt xếp thứ nhất và được mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định.
Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy định. Hồ sơ dự thầu đạt số điểm về mặt kỹ thuật không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật và được bên mời thầu xếp hạng trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm để trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này phê duyệt. Nhà thầu xếp thứ nhất sẽ được mời đến để mở hồ sơ đề xuất tài chính và thương thảo hợp đồng theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Trường hợp đàm phán hợp đồng không thành, bên mời thầu báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm hoặc người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.
QUY TRÌNH LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN CÁ NHÂN
Tùy theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, bên mời thầu xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì bên mời thầu báo cáo người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình sau đây:
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ
ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP
ĐẤU THẦU MỘT GIAI ĐOẠN
- Danh mục nội dung dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết định mua sắm và các tài liệu là cơ sở để quyết định mua sắm;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan; Điều ước quốc tế hoặc văn bản thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn ODA;
- Các chính sách của Nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi nhà thầu trong nước hoặc các quy định khác có liên quan.
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các nội dung theo quy định của Luật Đấu thầu và mẫu hồ sơ mời thầu (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành). Đối với các gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu khẳng định lại các thông tin về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu đã kê khai trong hồ sơ dự sơ tuyển.
- Trường hợp gói thầu cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của gói thầu, hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ, chuyên gia nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu; nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện công việc mà lao động trong nước có khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ.
- Hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hoá. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải nêu nhãn hiệu, catalô của một nhà sản xuất nào đó, hoặc hàng hoá từ một nước nào đó để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về mặt kỹ thuật của hàng hóa thì phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô hoặc xuất xứ nêu ra và quy định rõ khái niệm tương đương nghĩa là có đặc tính kỹ thuật tương tự, có tính năng sử dụng là tương đương với các hàng hóa đã nêu. Chỉ yêu cầu nhà thầu nộp Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất trong trường hợp hàng hoá là đặc thù, phức tạp; trong trường hợp cần thiết, đối với hàng hóa thông thường, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối.
- Hồ sơ mời thầu phải bao gồm các yêu cầu quan trọng (điều kiện tiên quyết) để loại bỏ hồ sơ dự thầu, cụ thể như sau:
+ Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu;
+ Nhà thầu không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Luật Đấu thầu;
+ Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ: có giá trị thấp hơn, không đúng đồng tiền quy định, thời gian hiệu lực ngắn hơn, không nộp theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không đúng tên nhà thầu, không phải là bản gốc và không có chữ ký hợp lệ (đối với thư bảo lãnh của ngân hàng);
+ Không có bản gốc hồ sơ dự thầu, đơn dự thầu không hợp lệ;
+ Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Hồ sơ dự thầu có tổng giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện gây bất lợi cho cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm;
+ Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
+ Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Các yêu cầu quan trọng khác có tính đặc thù của gói thầu.
Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trong hồ sơ mời thầu sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm tài sản gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và cách xác định chi phí trên cùng một mặt bằng (giá đánh giá), cụ thể như sau:
Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu.
Các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại khoản này được sử dụng tiêu chí “đạt”, “không đạt”. Nhà thầu “đạt” cả 3 nội dung nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này thì được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.
Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng các yếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sau đây:
- Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện, công suất, hiệu suất của máy móc thiết bị; mức tiêu hao điện năng, nguyên, nhiên vật liệu; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng; tuổi thọ và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
- Điều kiện tài chính, thương mại;
- Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
- Các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất để kiến nghị trúng thầu.
Trường hợp bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu theo quy định hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào làm hạn chế nhà thầu mua hồ sơ mời thầu sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu xem xét đối với các trường hợp như sau:
- Kiểm tra niêm phong hồ sơ dự thầu.
- Mở, đọc và ghi vào biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu sau đây:
+ Tên nhà thầu;
+ Số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
+ Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu;
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có);
+ Giá trị và thời hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu;
+ Văn bản đề nghị sửa đổi hồ sơ dự thầu (nếu có);
+ Các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu cần được đại diện bên mời thầu, đại diện các nhà thầu, và đại diện các cơ quan liên quan tham dự ký xác nhận.
Sau khi mở thầu, bên mời thầu phải ký xác nhận vào từng trang bản gốc của từng hồ sơ dự thầu và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp giữa bản chụp và bản gốc cũng như về niêm phong của hồ sơ dự thầu.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu tiến hành theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu, theo nguyên tắc đánh giá, trình tự đánh giá quy định của Luật Đấu thầu, của Luật sửa đổi và quy định tại Thông tư này.
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
- Tính hợp lệ của đơn dự thầu: Đơn dự thầu phải được điền đầy đủ và có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thoả thuận liên danh có quy định các thành viên còn lại uỷ quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký;
- Tính hợp lệ của thoả thuận liên danh. Trong thoả thuận liên danh phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu (nếu có);
- Có một trong các loại giấy tờ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định thành lập hoặc Giấy đăng ký hoạt động hợp pháp; Giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất hoặc giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối (nếu có yêu cầu);
- Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu;
- Sự hợp lệ của bảo đảm dự thầu;
- Các phụ lục, tài liệu kèm theo hồ sơ dự thầu.
Đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật được quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về những nội dung chưa rõ, khác thường trong hồ sơ dự thầu. Chỉ những hồ sơ dự thầu được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 Thông tư này phê duyệt đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật mới được xác định giá đánh giá theo quy định tại điểm b khoản này.
Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất. Trường hợp chưa tiến hành sơ tuyển hoặc chưa đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu tại bước đánh giá sơ bộ thì sau khi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá, bên mời thầu tiến hành đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu được xếp thứ nhất. Trường hợp năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp thứ nhất không đáp ứng yêu cầu thì tiếp tục đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu được xếp hạng tiếp theo.
Trong trường hợp gói thầu phức tạp, nếu thấy cần thiết thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư cho phép nhà thầu có hồ sơ dự thầu xếp thứ nhất vào thương thảo sơ bộ về hợp đồng để tạo thuận lợi cho việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng sau khi có kết quả trúng thầu.
Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi khác, lỗi nhầm đơn vị và được tiến hành theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;
- Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi.
- Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng;
- Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá;
- Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phảy) thay cho dấu "." (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam.
Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa.
Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp nhận sửa lỗi nêu trên. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại.
Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI VÀ ĐẤU THẦU HẠN CHẾ
ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP
ĐẤU THẦU HAI GIAI ĐOẠN
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng.
Trong hồ sơ mời thầu giai đoạn 2, cần xác định rõ chi tiết các yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về tài chính (bao gồm giá dự thầu), thương mại cũng như yêu cầu về biện pháp bảo đảm dự thầu.
Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 được bán cho các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn 1 với mức giá bán theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Thông tư này. Việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn 2 được thực hiện trình tự theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
Trình duyệt, thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 37, Điều 38 Thông tư này.
QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH THẦU
Hồ sơ yêu cầu do bên mời thầu lập không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn; không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá đối với gói thầu mua sắm tài sản. Căn cứ quy mô, tính chất của từng gói thầu mà đưa ra yêu cầu cụ thể trong hồ sơ yêu cầu song cần bảo đảm có các nội dung sau đây:
- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực, số lượng chuyên gia; kinh nghiệm của nhà thầu; yêu cầu về nội dung, phạm vi và chất lượng công việc; yêu cầu về thời gian và địa điểm thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác;
- Đối với gói thầu mua sắm tài sản: yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực; yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng hàng hoá, phạm vi, khối lượng công việc, tiêu chuẩn và giải pháp kỹ thuật, chất lượng công việc, thời gian thực hiện; yêu cầu đề xuất về giá; yêu cầu về thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất và các nội dung cần thiết khác; không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.
Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu được nhận hồ sơ yêu cầu.
Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu theo yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu có thể mời nhà thầu đến đàm phán, giải thích, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện của hồ sơ yêu cầu;
Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.
Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu và báo cáo thẩm định, người quyết định phê duyệt hoặc được uỷ quyền theo quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 37, Điều 38 Thông tư này.
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm ký kết hợp đồng.
CÁC HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU KHÁC
Việc áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp phải được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại Điều 21 của Luật Đấu thầu đối với hợp đồng đã ký với nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế. Thời hạn 6 tháng được tính từ khi ký kết hợp đồng gốc đến khi kết quả mua sắm trực tiếp được phê duyệt.
Trường hợp sử dụng hợp đồng đã ký kết của đơn vị khác hoặc trường hợp tổng giá trị mua sắm bổ sung vượt quá giá trị hợp đồng đã ký trước đó phải được cấp trên trực tiếp phê duyệt bằng văn bản trước khi thực hiện.
- Kiểm tra các nội dung về mặt kỹ thuật và đơn giá;
- Cập nhật năng lực của nhà thầu;
- Đánh giá tiến độ thực hiện;
- Các nội dung khác (nếu có).
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mua sắm phê duyệt hồ sơ yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu bao gồm yêu cầu về mặt kỹ thuật như số lượng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, thời hạn cung cấp hàng hoá, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu. Việc đánh giá các yêu cầu về mặt kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” và được thể hiện trong hồ sơ yêu cầu.
- Bên mời thầu phải gửi thông tin để đăng thông báo mời chào hàng 3 kỳ liên tiếp trên các tờ báo để các nhà thầu quan tâm tham dự, cụ thể như sau:
+ Đối với gói thầu có giá gói thầu từ 500 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng; đăng tải trên Báo Đấu thầu và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu;
+ Đối với gói thầu dưới 500 triệu đồng: đăng tải trên một tờ báo viết được phát hành rộng rãi trong một ngành hoặc trong một tỉnh hoặc rộng rãi trong cả nước.
Ngoài việc đăng tải theo quy định trên có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời chào hàng;
- Bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu tới trước thời điểm kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia để bảo đảm nhận được tối thiểu 3 hồ sơ đề xuất từ 3 nhà thầu khác nhau. Thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 5 ngày;
- Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu bằng cách gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc fax. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất;
- Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đề xuất, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các hồ sơ đề xuất gồm các nội dung như: tên nhà thầu, giá chào, điều kiện hậu mãi, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
- Bên mời thầu đánh giá các hồ sơ đề xuất được nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu về mặt kỹ thuật. Hồ sơ đề xuất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật khi tất cả yêu cầu về mặt kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
- Bên mời thầu so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
Thẩm định trong đấu thầu gồm: thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Sở Tài chính hoặc Sở chuyên ngành có liên quan chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch đấu thầu. Việc giao cho Sở Tài chính hay Sở chuyên ngành thẩm định do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị trực tiếp mua sắm quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kiểm tra nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa rõ, không phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu với mục tiêu, phạm vi công việc và thời gian thực hiện , pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác liên quan;
- Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Nội dung khác nếu có.
- Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Tóm tắt nội dung chính của gói thầu;
- Nhận xét về pháp lý, về nội dung còn tồn tại của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; kiến nghị về các nội dung cần sửa đổi để phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Nội dung khác nếu có.
- Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Kiểm tra quy trình và thời gian liên quan tới việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định: thời gian đăng tải thông tin đấu thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời điểm đóng thầu, thời điểm mở thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Kiểm tra nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: biên bản đánh giá và ý kiến nhận xét đánh giá của từng chuyên gia, báo cáo tổng hợp của tổ chuyên gia đấu thầu, đánh giá của tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp (nếu có), sự tuân thủ của việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, mức độ chính xác của việc đánh giá;
- Phát hiện những nội dung còn chưa rõ trong hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, giữa tư vấn đấu thầu, tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp với bên mời thầu.
- Khái quát về dự án và gói thầu: nội dung chính của dự án và gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện và đề nghị của cơ quan trình duyệt về kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Nhận xét về mặt pháp lý, về quá trình thực hiện, về đề nghị của cơ quan trình duyệt;
- Ý kiến về kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Trường hợp phải thuê tư vấn trong quá trình lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu (tư vấn lựa chọn công nghệ; tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu...): nếu chi phí tư vấn dưới 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) thì cơ quan, đơn vị được thực hiện theo phương thức chỉ định thầu; Nếu chi phí tư vấn từ 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên thì thực hiện đấu thầu.
Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 39 Thông tư này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 39 Thông tư này không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình để bù đắp; trường hợp còn dư, được bổ sung kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Minh |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây