Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT về giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 10/2016/TT-BKHĐT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 22/07/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Đấu thầu-Cạnh tranh |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/07/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu, cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu thuộc các tổ chức như: Cơ quan quản lý về đấu thầu; Bên mời thầu; Tổ chuyên gia; Cơ quan, đơn vị thẩm định.
Ngoài ra, cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu còn phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Tương tự đối với thành viên đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu; riêng trưởng đoàn phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực đấu thầu. Trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì trưởng đoàn kiểm tra báo cáo người đứng đầu cơ quan kiểm tra bổ sung các chuyên gia vào tham gia đoàn kiểm tra; các chuyên gia này không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.
Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04/01/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/09/2016.
Xem chi tiết Thông tư10/2016/TT-BKHĐT tại đây
tải Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Số: 10/2016/TT-BKHĐT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu, bao gồm:
TỔ CHỨC GIÁM SÁT, THEO DÕI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:
TỎ CHỨC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
- Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra;
- Trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
Nội dung kiểm tra định kỳ được xây dựng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 125 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và điểm a Khoản 4 Điều 95 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Căn cứ theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quy định các nội dung kiểm tra cho phù hợp.
Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra phân công cán bộ phụ trách làm đầu mối (đồng thời là Thư ký của Đoàn khi thành lập Đoàn kiểm tra) thực hiện các công việc chuẩn bị kiểm tra như sau:
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể trao đổi với các đơn vị được kiểm tra và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra.
Cơ quan kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý về đấu thầu hoặc tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu theo các nội dung sau đây:
Căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết. Trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết).
Đơn vị chủ trì kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo Báo cáo kiểm tra trong đó có đề xuất biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra.
Đơn vị chủ trì kiểm tra dự thảo Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trình người đứng đầu cơ quan kiểm tra xem xét, phê duyệt.
Trường hợp đơn vị được kiểm tra có sai sót hoặc vi phạm trong hoạt động đấu thầu, cần có thời gian để khắc phục, đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Kết luận kiểm tra.
Trên cơ sở Kết luận kiểm tra, người đứng đầu đơn vị được kiểm tra chỉ đạo thực hiện Kết luận kiểm tra và báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra theo các nội dung sau:
Tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Kết luận kiểm tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM TRONG GIÁM SÁT, THEO DÕI VÀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát, theo dõi quá trình lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 126 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Khoản 5 Điều 96 Nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Khi tổ chức, cá nhân thực hiện việc giám sát, theo dõi có yêu cầu, nhà thầu, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2016. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 04 tháng 01 năm 2011 quy định chi tiết kiểm tra về công tác đấu thầu.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
PHỤ LỤC 1
(kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016)
Mẫu số 1. Mẫu Quyết định kiểm tra
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ- |
……., ngày ….. tháng ….. năm ……. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiểm tra …….1 tại ……….2
[GHI CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN KIỂM TRA]
Căn cứ ………………. [nêu các căn cứ để thực hiện kiểm tra];
Xét đề nghị của ………….. [ghi chức danh người đứng đầu đơn vị chủ trì kiểm tra];
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Thành lập Đoàn kiểm tra ……..1 tại …………2 gồm các thành viên sau:
1. Ông (Bà) …………………, Trưởng đoàn;
2. Ông (Bà) …………………, Phó trưởng đoàn;
3. Ông (Bà) …………………, Thư ký đoàn;
4. Ông (Bà) …………………, Thành viên;
5. ……………………………….
Điều 2: Tổ chức thực hiện kiểm tra:
1. Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ kiểm tra……..1;
2. Trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra: [ghi rõ trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra];
3. Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ và Kết luận kiểm tra được phê duyệt.
Điều 3: Thời gian kiểm tra: ………….3;
Điều 4: Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra: ……………..4;
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Ông, Bà ………….5 và các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN |
________________
1 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
2 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
3 Ghi cụ thể thời kiểm tra.
4 Ghi các nội dung liên quan đến kinh phí của Đoàn kiểm tra.
5 Ghi chức danh người đứng đầu đơn vị có cá nhân tham gia Đoàn kiểm tra tại Điều 1, đơn vị có liên quan khác.
Mẫu số 2. Mẫu kế hoạch kiểm tra chi tiết 1
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA HOẶC ĐOÀN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
……., ngày ….. tháng ….. năm ……. |
KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHI TIẾT
………..2 tại ………3
1. CĂN CỨ THỰC HIỆN KIỂM TRA:
- Căn cứ …………… [ghi thông tin văn bản đã được ban hành làm cơ sở để tiến hành cuộc kiểm tra này, ví dụ: Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương, ...];
- Căn cứ Quyết định …………. [ghi số, ngày tháng năm của Quyết định, người phê duyệt Quyết định] về việc kiểm tra ……….2 tại ………..3.
II. NỘI DUNG:
1. Đơn vị được kiểm tra:
Các cơ quan, đơn vị tại ………..3 được kiểm tra bao gồm: …………. [ghi tên các chủ đầu tư/ban quản lý dự án... do đơn vị được kiểm tra quản lý].
2. Mục đích của cuộc kiểm tra:
[Ghi rõ mục đích của cuộc kiểm tra liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động đấu thầu].
3. Nội dung và phạm vi kiểm tra:
[Ghi nội dung và phạm vi kiểm tra cụ thể căn cứ vào nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra].
4. Thành phần Đoàn kiểm tra: theo Quyết định …….. [ghi số, ngày tháng năm của Quyết định, người phê duyệt Quyết định] về việc kiểm tra ………2 tại …….3
5. Thời gian, địa điểm và chương trình kiểm tra: …….. [ghi cụ thể thời gian, địa điểm và chương trình kiểm tra].
6. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra: ………. [ghi cụ thể trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra].
III. Cách thức kiểm tra: ……… [ghi cách thức kiểm tra. Ví dụ: thông qua báo cáo của đơn vị được kiểm tra……]
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN |
______________
1 Đối với mua sắm thường xuyên, khi áp dụng Mẫu này, thay cụm từ “chủ đầu tư” bằng “bên mời thầu”, “dự án” bằng “dự toán mua sắm”.
2 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
3 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
Mẫu số 3A. Mẫu Đề cương báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu1
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
(Đính kèm văn bản số _____ ngày _____ tháng _____ năm _____ của _____)
1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về đấu thầu
1.1. Nội dung báo cáo về công tác ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu và phân cấp trong đấu thầu
- Số, ký hiệu văn bản, người ký, ngày ký và nội dung của các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu và phân cấp trong đấu thầu;
- Tình hình triển khai, áp dụng, những vướng mắc, khó khăn, nguyên nhân và hướng khắc phục những vấn đề đã nêu.
1.2. Nội dung báo cáo về hoạt động lựa chọn nhà thầu
a) Tình hình thực hiện chung
- Các gói thầu đã triển khai, giá trị thực hiện
- Tình hình triển khai lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của dự án/gói thầu
- Báo cáo chung về việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu thuộc dự án: căn cứ pháp lý để tổ chức lựa chọn nhà thầu, sự tuân thủ theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, trình tự thực hiện và các mốc thời gian theo quy định, kết quả lựa chọn nhà thầu, số lượng nhà thầu mua/nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
b) Phần số liệu báo cáo
- Tổng hợp tình hình hoạt động đấu thầu theo các lĩnh vực tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp và việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu đối với các dự án có gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (thống kê theo Biểu số 1 đính kèm Đề cương này).
- Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án có gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (thống kê theo Biểu số 2 đính kèm Đề cương này) do đơn vị được kiểm tra làm chủ đầu tư.
2. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia tham gia hoạt động đấu thầu (số lượng, trình độ chuyên môn, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;...).
3. Những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động đấu thầu (nếu có).
4. Kiến nghị của chủ đầu tư (nếu có).
________________
1 Đối với mua sắm thường xuyên, khi áp dụng Mẫu này, thay cụm từ “chủ đầu tư” bằng “bên mời thầu”, “dự án” bằng “dự toán mua sắm”.
Biểu số 1
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU 1
Đơn vị tính: triệu đồng
Lĩnh vực đấu thầu/ Hình thức lựa chọn nhà thầu |
Tổng số gói thầu |
Tổng giá gói thầu |
Tổng giá trúng thầu |
Chênh lệch |
|
Giá trị |
Tỷ lệ (%) |
||||
I. Lĩnh vực đấu thầu |
|
|
|
|
|
1. Tư vấn |
|
|
|
|
|
2. Phi tư vấn |
|
|
|
|
|
3. Hàng hóa |
|
|
|
|
|
4. Xây lắp |
|
|
|
|
|
5. Hỗn hợp |
|
|
|
|
|
Tổng cộng I |
|
|
|
|
|
II. Hình thức lựa chọn nhà thầu |
|
|
|
|
|
1. Đấu thầu rộng rãi |
|
|
|
|
|
2. Đấu thầu hạn chế |
|
|
|
|
|
3. Chào hàng cạnh tranh |
|
|
|
|
|
4. Chỉ định thầu |
|
|
|
|
|
5. Mua sắm trực tiếp |
|
|
|
|
|
6. Tự thực hiện |
|
|
|
|
|
7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt |
|
|
|
|
|
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng |
|
|
|
|
|
Tổng cộng II |
|
|
|
|
|
Ghi chú: Lập bảng thống kê năm, tổng cộng I phải bằng với tổng cộng II
_______________
1 Đơn vị được kiểm tra chỉ tổng hợp số liệu các gói thầu/dự án/dự toán mua sắm do mình làm chủ đầu tư/bên mời thầu và do các đơn vị thuộc mình được lựa chọn để kiểm tra làm chủ đầu tư/bên mời thầu.
Biểu số 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU 1
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên gói thầu |
Giá gói thầu (1) |
Giá trúng thầu (2) |
Hình thức lựa chọn nhà thầu |
Phương thức lựa chọn nhà thầu |
Loại hợp đồng |
Số lượng nhà thầu mua/nhận HSMT, HSYC |
Số lượng nhà thầu nộp HSDT/ HSĐX |
Tên nhà thầu trúng thầu |
Tỷ lệ tiết kiệm (%) = ((1)-(2))/(1)*100% |
Giá hợp đồng hoặc giá thanh lý hợp đồng (nếu có) |
Thời gian lựa chọn nhà thầu từ khi phát hành HSMT/HSYC đến khi có QĐ phê duyệt KQLCNT |
1. Dự án A (1) Gói thầu DVTV……….. (2) Gói thầu xây lắp ……….. (3) Gói thầu MSHH ……….. (4) Gói thầu DVPTV ……….. (5) Gói thầu hỗn hợp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dự án B (1) Gói thầu MSHH ……….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
_______________
1 Đối với mua sắm thường xuyên, khi áp dụng Biểu này, thay cụm từ “dự án” bằng “dự toán mua sắm”.
Mẫu số 3B. Mẫu Đề cương báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU
(Đính kèm văn bản số _____ ngày _____ tháng _____ năm _____ của _____)
1. Tình hình triển khai thực hiện pháp luật về đấu thầu
1.1. Nội dung báo cáo về công tác ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu và phân cấp hoặc ủy quyền trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
- Số, ký hiệu văn bản, người ký, ngày ký và nội dung của các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và phân cấp hoặc ủy quyền trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
- Tình hình triển khai, áp dụng, những vướng mắc, khó khăn, nguyên nhân và hướng khắc phục những vấn đề đã nêu.
1.2. Nội dung báo cáo về hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
a) Tình hình thực hiện chung
- Các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và các dự án đầu tư có sử dụng đất đã tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; giá trị hợp đồng đã ký kết.
- Báo cáo chung về việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư của các dự án: căn cứ pháp lý để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; sự tuân thủ theo hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có), kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; trình tự thực hiện và các mốc thời gian theo quy định; số lượng nhà đầu tư mua/nhận hồ sơ mời sơ tuyển (nếu có), hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và số lượng nhà đầu tư nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà đầu tư; loại hợp đồng dự án được ký kết.
b) Phần số liệu báo cáo
- Tổng hợp tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu đối với các dự án được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu (thống kê theo Biểu số 1 đính kèm Đề cương này).
- Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu (thống kê theo Biểu số 2 đính kèm Đề cương này) do đơn vị được kiểm tra làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền/bên mời thầu.
2. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia tham gia hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (số lượng, trình độ chuyên môn, chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu,...).
3. Những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (nếu có).
4. Kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/bên mời thầu (nếu có).
Biểu số 1
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ 1
Đơn vị tính: triệu đồng
I. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư |
Tổng số dự án |
Tổng vốn đầu tư/Tổng mức đầu tư của dự án2 |
Tổng giá trị hợp đồng đã ký kết |
Tổng giá trị vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án |
1. Đấu thầu rộng rãi quốc tế |
|
|
|
|
2. Đấu thầu rộng rãi trong nước |
|
|
|
|
3. Chỉ định nhà đầu tư |
|
|
|
|
4. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt |
|
|
|
|
II. Dự án đầu tư có sử dụng đất |
Tổng số dự án |
Tổng chi phí thực hiện dự án |
Tổng giá trị hợp đồng đã ký kết |
Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước |
1. Đấu thầu rộng rãi quốc tế |
|
|
|
|
2. Đấu thầu rộng rãi trong nước |
|
|
|
|
3. Chỉ định nhà đầu tư |
|
|
|
|
4. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt |
|
|
|
|
__________________
1 Đơn vị được kiểm tra chi tổng hợp số liệu các dự án do mình làm bên mời thầu.
2 Ghi giá trị được phê duyệt tại Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Đề xuất dự án đối với dự án nhóm C.
3 Ghi giá trị được phê duyệt tại Danh mục dự án có sử dụng đất.
Biểu số 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: triệu đồng
I. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư |
Tổng vốn đầu tư/tổng mức đầu tư của dự án1 |
Loại hợp đồng dự án |
Giá dịch vụ/Vốn góp của Nhà nước/Giá trị nộp NSNN |
Tổng giá trị phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án |
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư2 |
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư |
Số lượng nhà đầu tư mua HSMST (nếu áp dụng sơ tuyển) |
Số lượng nhà đầu tư nộp HSDST (nếu áp dụng sơ tuyển) |
Số lượng nhà đầu tư mua/nhận HSMT/ HSYC |
Số Iượng nhà thầu nộp HSDT/ HSĐX |
Tên nhà đầu tư trúng thầu |
Thời gian lựa chọn nhà đầu tư từ khi phát hành HSMST đến khi có QĐ phê duyệt KQLCNĐT |
1. Dự án A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dự án B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Dự án đầu tư có sử dụng đất |
Tổng chi phí thực hiện dự án3 |
Loại hợp đồng dự án4 |
Giá trị đề xuất của nhà đầu tư |
Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước |
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư2 |
Phương thức lựa chọn nhà đầu tư |
Số lượng nhà đầu tư mua HSMST (nếu áp dụng sơ tuyển) |
Số lượng nhà đầu tư nộp HSDST (nếu áp dụng sơ tuyển) |
Số lượng nhà đầu tư mua/nhận HSMT/ HSYC |
Số lượng nhà thầu nộp HSDT/ HSĐX |
Tên nhà đầu tư trúng thầu |
Thời gian lựa chọn nhà đầu tư từ khi phát hành HSMST đến khi có QĐ phê duyệt KQLCNĐT |
1. Dự án A |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Dự án B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
________________
1 Ghi giá trị được phê duyệt tại Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Đề xuất dự án đối với dự án nhóm C.
2 Ghi rõ hình thức lựa chọn nhà đầu tư đã có sơ tuyển hoặc không sơ tuyển.
3 Ghi giá trị được phê duyệt tại Danh mục dự án có sử dụng đất.
4 Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất thì không tổng hợp nội dung này.
Mẫu số 4. Mẫu văn bản thông báo kiểm tra
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA HOẶC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: V/v kiểm tra ……….1 |
………., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
Kính gửi: …………..2
Căn cứ ……. [ghi thông tin văn bản đã được ban hành làm cơ sở để tiến hành cuộc kiểm tra này, ví dụ: Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương, ...];
Căn cứ Quyết định ……. [ghi số, ngày tháng năm của Quyết định, người phê duyệt Quyết định] về việc kiểm tra ……..1 tại ………….2;
………..3 thông báo tới ……….2 về việc kiểm tra ………….1 (kế hoạch kiểm tra chi tiết kèm theo) và đề nghị ……….2 tạo điều kiện và phối hợp với Đoàn kiểm tra theo các nội dung sau:
1. Báo cáo bằng văn bản theo các nội dung tại Đề cương báo cáo kèm theo và yêu cầu các đơn vị gồm: ………4 chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ việc kiểm tra.
2. Tổ chức cuộc họp giữa Đoàn kiểm tra với ………..2 để công bố Quyết định kiểm tra, đồng thời chỉ đạo các đơn vị nêu trên tham gia đầy đủ tại cuộc họp vào ….…5 và bố trí nơi làm việc khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp tại đơn vị.
Đề nghị ……….2 hỗ trợ và phối hợp thực hiện./.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN KIỂM TRA |
________________
1 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
2 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
3 Ghi tên cơ quan kiểm tra hoặc tên đơn vị chủ trì kiểm tra.
4 Ghi tên các chủ đầu tư/bên mời thầu thuộc đơn vị được kiểm tra được lựa chọn để kiểm tra.
5 Ghi thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp.
Mẫu số 5. Mẫu biên bản công bố Quyết định kiểm tra
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu |
……., ngày ……. tháng ……. năm ……. |
BIÊN BẢN
Công bố Quyết định kiểm tra
[Ghi thời gian, địa điểm công bố Quyết định], Đoàn kiểm tra tiến hành công bố Quyết định kiểm tra ………….1.
I. THÀNH PHẦN:
- Đoàn kiểm tra:
- Ông (Bà) ……….., Trưởng đoàn;
- Ông (Bà) ……….., Phó trưởng đoàn;
Cùng các thành viên Đoàn kiểm tra theo thành lập theo Quyết định số……… ngày ………của ……….
2. Đại diện đơn vị được kiểm tra:
- Ông (Bà) ………, Chức vụ: ………
3. Đại diện lãnh đạo các chủ đầu tư/ban quản lý dự án…… thuộc đơn vị được kiểm tra.
4. Đại diện tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
II. NỘI DUNG:
1. Ông (Bà) ………, Trưởng đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra………1.
2. Ông (Bà) ………, đại diện đơn vị được kiểm tra trình bày báo cáo [nêu tóm tắt nội dung báo cáo của đơn vị được kiểm tra].
3. Ông (Bà) ………, Trưởng đoàn kiểm tra nêu tóm tắt ……… [nêu mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn, thành viên Đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra]; đề nghị …………2 quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư, ban quản lý dự án có liên quan thực hiện nghiêm túc Quyết định kiểm tra, phối hợp với Đoàn kiểm tra trong quá trình Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở.
4. Ông (Bà) …………, đại diện …………2 thống nhất ………… [nêu nội dung, kế hoạch và yêu cầu của Đoàn kiểm tra]; chỉ đạo và yêu cầu ………… [nêu tên các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư/ban quản lý dự án có liên quan] nghiêm túc thực hiện Quyết định kiểm tra, cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra cho Đoàn kiểm tra; giao ………. [nêu tên đơn vị làm đầu mối] hỗ trợ trong quá trình Đoàn kiểm tra làm việc tại cơ sở.
5. Các nội dung khác (nếu có).
6. Ông (Bà) …………., Trưởng đoàn kiểm tra tuyên bố kết thúc Hội nghị.
Việc công bố Quyết định kiểm tra kết thúc vào ………….. [ghi thời gian kết thúc Hội nghị].
TM. ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA |
TM. ĐOÀN KIỂM TRA |
___________________________
1 Ghi số, ký hiệu, ngày ký Quyết định, chức danh người ký Quyết định và nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
2 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
Mẫu số 6. Mẫu văn bản thông báo kết thúc kiểm tra trực tiếp
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu |
……., ngày ……. tháng ……. năm ……. |
THÔNG BÁO
V/v kết thúc kiểm tra trực tiếp tại ………………1
Kính gửi: ……………1
Thực hiện Quyết định kiểm tra ……… [nêu số, ký hiệu, ngày ký Quyết định, chức danh người ký Quyết định và nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra], Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra từ ngày ………………đến ngày ………………2 tại …………1.
Đoàn kiểm tra kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại ………1 vào ngày ………tháng ………năm ………3.
Trong quá trình xây dựng Báo cáo kiểm tra và Dự thảo Kết luận kiểm tra, nếu Đoàn kiểm tra cần xác minh hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu để làm rõ nội dung trước khi ban hành Kết luận kiểm tra, đề nghị ………1 cung cấp đầy đủ, kịp thời.
Đoàn kiểm tra thông báo để ………1 biết./.
Nơi nhận: |
TRƯỞNG ĐOÀN |
____________________
1 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
2 Ghi cụ thể thời gian thực hiện kiểm tra.
3 Ghi cụ thể ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp.
Mẫu số 7A. Mẫu báo cáo kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu 1
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu |
………., ngày ………. tháng ………. năm ………. |
BÁO CÁO KIỂM TRA ………..2 TẠI …………3
PHẦN 1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TRA
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TRA
Phần này nêu khái quát về quá trình thực hiện kiểm tra như sau:
- Các căn cứ tổ chức thực hiện kiểm tra;
- Tên đơn vị được kiểm tra;
- Thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
[- Nêu nội dung kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra chi tiết;
- Nêu tên các dự án/dự toán mua sắm hoặc gói thầu (hoặc chương trình đào tạo) được kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc kiểm tra đào tạo về đấu thầu].
PHẦN 2. KẾT QUẢ KIỂM TRA4
I. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
[Căn cứ vào nội dung kiểm tra để nêu khái quát về tình hình thực hiện]
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
Trên cơ sở nội dung kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra chi tiết và phân công các Trưởng đoàn kiểm tra, Báo cáo kiểm tra cá nhân của các thành viên trong đoàn được xây dựng theo hướng dẫn dưới đây:
A. Báo cáo kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu, phân cấp trong đấu thầu theo các nội dung sau đây:
1. Cơ sở pháp lý của việc ban hành văn bản;
2. Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu;
3. Nội dung văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu, đặc biệt là các nội dung về phân cấp trình, thẩm định và phê duyệt trong đấu thầu, sự phù hợp với các văn bản pháp lý cấp cao hơn;
4. Tình hình thực tế áp dụng văn bản, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
B. Báo cáo kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các nội dung sau đây (chi tiết nội dung kiểm tra theo các biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này):
1. DỰ ÁN 1 [Nêu tên dự án]
Chủ đầu tư [nêu tên chủ đầu tư]
1.1. Khái quát về Dự án và gói thầu [nêu khái quát các nội dung liên quan đến dự án và gói thầu như tên dự án, tổng mức đầu tư, tên gói thầu, giá gói thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà thầu trúng thầu, giá trúng thầu, số lượng nhà thầu mua/nhận hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu...]
1.2. Nhận xét, đánh giá
1.2.1. Về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Nhận xét về trình tự thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt KHLCNT (nhận xét lý do cho việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác với đấu thầu rộng rãi, về nội dung KHLCNT, trình tự, thủ tục trình duyệt KHLCNT).
1.2.2. Về quá trình thực hiện
1.2.2.1. Gói thầu số 1 [ghi tên gói thầu]
a) Về cơ sở pháp lý [ghi quy định cụ thể của pháp luật về đấu thầu được áp dụng cho gói thầu này;
b) Những ưu điểm đã đạt được;
c) Những tồn tại, sai sót [nêu và phân tích cụ thể từng nội dung đồng thời phải có dẫn chiếu cụ thể. Trường hợp có vi phạm thì phải nêu cụ thể vi phạm điều nào, khoản nào của pháp luật về đấu thầu, hậu quả của hành vi vi phạm,....];
d) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
1.2.2.2. Gói thầu số 2 [nội dung báo cáo tương tự như gói thầu số 1]
2. DỰ ÁN 2 [Nêu tên dự án]
(Các dự án tiếp theo, nội dung báo cáo tương tự như dự án 1).
C. Báo cáo kiểm tra đào tạo về đấu thầu theo các nội dung sau đây (chi tiết nội dung kiểm tra theo các biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục 4):
1. CƠ SỞ ĐÀO TẠO [Ghi tên cơ sở đào tạo]
1.1. Điều kiện tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
[ghi rõ các nội dung sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có ngành nghề đầu tư, kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành]:
- Hợp đồng giảng dạy với giảng viên đấu thầu có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Có phòng học, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu;
- Tài liệu giảng dạy phù hợp với Chương trình khung theo quy định tại Điều 7, Mục A và Mục B Phụ lục 1 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016;
- Có tối thiểu 10 đề kiểm tra trắc nghiệm, mỗi đề kiểm tra gồm 60 câu hỏi kèm theo đáp án. Các đề kiểm tra và đáp án phải phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành và chương trình khung].
1.2. Báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
[ghi rõ các nội dung sau:
- Có báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 12 hàng năm (nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016), đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn];
- Đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016;
- Thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch (nếu có) trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch].
1.3. Tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu cơ bản
Các khóa đào tạo được kiểm tra là khóa đào tạo số 1 [nêu địa điểm; ngày, tháng, năm tổ chức khóa đào tạo]; khóa đào tạo số 2 [nêu địa điểm; ngày, tháng, năm tổ chức khóa đào tạo];
1.3.1. Khóa đào tạo số 1 [nêu địa điểm; ngày, tháng, năm tổ chức khóa đào tạo]
- Giảng viên: hợp đồng lao động/hợp đồng giảng dạy, sự phù hợp với điều kiện giảng dạy; thời gian tham gia giảng dạy tại khóa đào tạo;
- Tài liệu giảng dạy (giáo trình và bài giảng): tính đầy đủ về nội dung, hình thức trình bày....;
- Chương trình giảng dạy cụ thể của khóa học: thời lượng khóa học, số lượng học viên;
- Đánh giá kết quả học tập: phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả học tập của các học viên;
- Cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản; cấp lại chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;
- Việc lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo đấu thầu cơ bản;
- Việc đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ.
1.3.2. Khóa đào tạo số 2 [nêu địa điểm; ngày, tháng, năm tổ chức khóa đào tạo]
[Nội dung báo cáo các khóa đào tạo được kiểm tra tiếp theo của cơ sở đào tạo tương tự như khóa đào tạo số 1 tại điểm 2.1 Mục này]
1.4. Nhận xét, đánh giá
1.4.1. Điều kiện tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Nhận xét về sự phù hợp với điều kiện tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu theo các văn bản pháp luật quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
1.4.2. Báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu
Nhận xét về việc báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu của cơ sở đào tạo
1.4.3. Về tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu cơ bản [ghi nhận xét về các nội dung sau:
a) Những ưu điểm đã đạt được;
b) Những tồn tại, sai sót (nêu và phân tích cụ thể từng nội dung đồng thời có dẫn chiếu cụ thể. Trường hợp có vi phạm thì phải nêu cụ thể vi phạm điều nào, khoản nào của pháp luật về đấu thầu, hậu quả của hành vi vi phạm);
c) Kiến nghị, đề xuất (nếu có)].
Trên đây là kết quả kiểm tra về ……………. [nêu tên hoạt động đấu thầu được kiểm tra ghi theo Quyết định kiểm tra] tại ……… [nêu tên đơn vị được kiểm tra] từ ngày ………… đến ngày ………… [nêu thời gian thực hiện kiểm tra]. Đoàn kiểm tra về hoạt động đấu thầu kính báo cáo.
THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA |
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
_______________________
1 Đối với mua sắm thường xuyên, khi áp dụng Mẫu này, thay cụm từ “chủ đầu tư” bằng “bên mời thầu”, “dự án” bằng “dự toán mua sắm”.
2 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra. Đối với việc kiểm tra các hoạt động đấu thầu khác nội dung quy định tại điểm A, B, C Mục II Phần 2 Báo cáo này thì có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung liên quan cho phù hợp.
3 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
4 Căn cứ yêu cầu của từng cuộc kiểm tra mà báo cáo có đầy đủ nội dung các điểm A, B, C hay chỉ có một hoặc một số nội dung.
Mẫu số 7B. Mẫu báo cáo kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu |
………., ngày ………. tháng ………. năm ………. |
BÁO CÁO KIỂM TRA …………1 TẠI ………2
PHẦN 1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TRA
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM TRA
Phần này nêu khái quát về quá trình thực hiện kiểm tra như sau:
- Các căn cứ tổ chức thực hiện kiểm tra;
- Tên đơn vị được kiểm tra;
- Thời gian và địa điểm thực hiện kiểm tra.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
[- Nêu nội dung kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra chi tiết;
- Nêu tên các dự án được kiểm tra].
PHẦN 2. KẾT QUẢ KIỂM TRA3
I. KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
[Căn cứ vào nội dung kiểm tra để nêu khái quát về tình hình thực hiện]
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
Trên cơ sở nội dung kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra chi tiết và phân công của Trưởng đoàn kiểm tra, Báo cáo kiểm tra cá nhân của các thành viên trong đoàn được xây dựng theo hướng dẫn dưới đây:
A. Báo cáo kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, phân cấp hoặc ủy quyền trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo các nội dung sau đây:
1. Cơ sở pháp lý của việc ban hành văn bản;
2. Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
3. Nội dung văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đặc biệt là các nội dung về phân cấp hoặc ủy quyền trình, thẩm định và phê duyệt trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, sự phù hợp với các văn bản pháp lý cấp cao hơn;
4. Tình hình thực tế áp dụng văn bản, những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
B. Báo cáo kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo các nội dung sau đây (chi tiết nội dung kiểm tra theo các biểu mẫu tương ứng tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này):
1. DỰ ÁN 1 [Nêu tên dự án]
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: [nêu tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền].
Bên mời thầu: [nêu tên bên mời thầu].
1.1. Khái quát về Dự án [nêu khái quát các nội dung liên quan đến dự án như tên dự án, tổng vốn đầu tư/tổng mức đầu tư, loại hợp đồng dự án, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian lựa chọn nhà đầu tư, tên nhà đầu tư trúng thầu... ].
1.2. Nhận xét, đánh giá
1.2.1. Về cơ sở pháp lý [ghi quy định cụ thể của pháp luật về đấu thầu được áp dụng cho dự án này;
1.2.2. Những ưu điểm đã đạt được;
1.2.3. Những tồn tại, sai sót [nêu và phân tích cụ thể từng nội dung đồng thời có dẫn chiếu cụ thể. Trường hợp có vi phạm thì phải nêu cụ thể vi phạm điều nào, khoản nào của pháp luật về đấu thầu, hậu quả của hành vi vi phạm];
1.2.4. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)].
2. DỰ ÁN 2 [Nêu tên dự án]
(Các dự án tiếp theo, nội dung báo cáo tương tự như dự án 1).
Trên đây là kết quả kiểm tra về ………..1 tại ……….2 từ ngày ……………. đến ……………. ngày ……………. [ghi thời gian thực hiện kiểm tra]. Đoàn kiểm tra về hoạt động đấu thầu kính báo cáo.
THÀNH VIÊN ĐOÀN KIỂM TRA |
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA |
_______________________
1 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra. Đối với việc kiểm tra các hoạt động đấu thầu khác nội dung quy định tại điểm A, B Mục II Phần 2 Báo cáo này thì có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung liên quan cho phù hợp.
2 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
3 Căn cứ yêu cầu của từng cuộc kiểm tra mà báo cáo có đầy đủ nội dung các mục A, B hay chỉ có một hoặc một số nội dung.
Mẫu số 8A. Mẫu Kết luận kiểm tra đối với lựa chọn nhà thầu
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /………. |
………., ngày ….. tháng ….. năm ……. |
KẾT LUẬN KIỂM TRA1
Về việc thực hiện ………..2 tại ……….3
Căn cứ Báo cáo kiểm tra ngày …………… [điền ngày của Báo cáo] của Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu tại ………….3 theo Quyết định ………… [nêu số, ngày tháng năm của Quyết định, người phê duyệt Quyết định] về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu tại …………3, [nêu tên cơ quan kiểm tra] có kết luận như sau:
A. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu tại ……………3
[Nêu khái quát chung về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu tại các cơ quan, đơn vị thuộc…………….3.
B. Kết quả kiểm tra
I. Danh sách các chủ đầu tư/bên mời thầu, dự án/dự toán mua sắm/gói thầu được kiểm tra
II. Nhận xét
1. Những mặt đạt được
2. Những tồn tại, sai sót
a) Về việc đăng tải thông tin;
b) Về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Về Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu;
d) Về việc đánh giá Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất;
đ) Về thẩm định, phê duyệt trong đấu thầu;
e) Về hợp đồng;
g) Các nội dung khác liên quan.
C. Kiến nghị
[Nêu nội dung các kiến nghị cụ thể đối với đơn vị được kiểm tra].
Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra này đề nghị gửi về …………. [nêu tên cơ quan kiểm tra] trước ngày ……….. [nêu thời hạn] để theo dõi và tổng hợp./.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN KIỂM TRA |
______________________
1 Mẫu Kết luận kiểm tra này chỉ áp dụng trong trường hợp kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà thầu, trường hợp kiểm tra các hoạt động đấu thầu khác thì có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung liên quan cho phù hợp.
2 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
3 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
Mẫu số 8B. Mẫu Kết luận kiểm tra đối với lựa chọn nhà đầu tư
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /…….. |
…….., ngày …… tháng …… năm …… |
KẾT LUẬN KIỂM TRA1
Về việc thực hiện ……..2 tại …….. 3
Căn cứ Báo cáo kiểm tra ngày …………. [điền ngày của Báo cáo] của Đoàn kiểm tra hoạt động đấu thầu tại ………..3 theo Quyết định ………. [nêu số, ngày tháng năm của quyết định, người phê duyệt quyết định] về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu tại ……….3, [nêu tên cơ quan kiểm tra] có kết luận như sau:
A. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu tại ……….3
[Nêu khái quát chung về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu tại các cơ quan, đơn vị thuộc ……………3.
B. Kết quả kiểm tra
I. Danh sách bên mời thầu, dự án được kiểm tra
II. Nhận xét
1. Những mặt đạt được
2. Những tồn tại, sai sót
a) Về việc đăng tải thông tin;
b) Về Hồ sơ mời sơ tuyển (nếu áp dụng sơ tuyển);
c) Về việc đánh giá Hồ sơ dự sơ tuyển;
d) Về Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Về Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu;
e) Về việc đánh giá Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất;
g) Về thẩm định, phê duyệt trong đấu thầu;
h) Về hợp đồng;
i) Các nội dung khác liên quan.
C. Kiến nghị
[Nêu nội dung các kiến nghị cụ thể đối với đơn vị được kiểm tra].
Báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra này đề nghị gửi về …………. [nêu tên cơ quan kiểm tra] trước ngày ……….. [nêu thời hạn] để theo dõi và tổng hợp./.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN KIỂM TRA |
____________________
1 Mẫu Kết luận kiểm tra này chỉ áp dụng trong trường hợp kiểm tra việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trường hợp kiểm tra các hoạt động đấu thầu khác thì có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung liên quan cho phù hợp.
2 Ghi nội dung hoạt động đấu thầu được kiểm tra.
3 Ghi tên đơn vị được kiểm tra.
Mẫu số 9. Mẫu báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /……… |
………., ngày …… tháng …… năm ………. |
BÁO CÁO PHẢN HỒI VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA
Kính gửi: ……………………. [Tên cơ quan kiểm tra]
I. Tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra
[Nêu khái quát chung về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra của đơn vị được kiểm tra].
II. Kết quả thực hiện Kết luận kiểm tra
1. Những tồn tại đã được khắc phục
2. Những tồn tại cần có thời gian để khắc phục
3. Các trường hợp vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định (nếu có)
III. Kiến nghị và đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới
Nơi nhận:
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
________________________
1,2 Riêng đối với các dự án/dự toán mua sắm, gói thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiến hành kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đơn vị được kiểm tra gửi báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tại các đơn vị khác thì đơn vị được kiểm tra chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp tình hình thực hiện Kết luận kiểm tra cho cơ quan kiểm tra.
PHỤ LỤC 2
(kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016)
Mẫu số 1. Kết quả kiểm tra về căn cứ pháp lý
STT |
Tên tài liệu |
Nội dung kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
|
[ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản] |
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
- Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án)1 - Quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh (nếu có) |
|
|
|
2 |
Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán (nếu có)2 |
|
|
|
3 |
Quyết định phân bổ vốn, giao vốn của dự án/dự toán mua sắm |
|
|
|
4 |
Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi (nếu có) |
|
|
|
5 |
- Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu3 - Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh (nếu có)3 |
|
|
|
6 |
Các văn bản pháp lý có liên quan khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của dự án/dự toán mua sắm.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; không phù hợp với yêu cầu của dự án/dự toán mua sắm. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
_______________
1 Đối với mua sắm thường xuyên, bỏ nội dung này và thay bằng “Quyết định mua sắm được phê duyệt”
2 Đối với mua sắm thường xuyên, bỏ nội dung này và thay bằng “Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm”
3 Đối với nội dung này, cần kiểm tra cả việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh.
Mẫu số 2A. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ4
DỰ ÁN/DỰ TOÁN MUA SẮM: …………… [Tên dự án/dự toán mua sắm]
Gói thầu:…………. [Tên gói thầu]
[Ghi giá gói thầu, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDT/HSĐX5 |
|
|
|
2 |
Văn bản trình duyệt HSMT/HSYC |
|
|
|
3 |
Văn bản thẩm định HSMT/HSYC |
|
|
|
4 |
Văn bản phê duyệt HSMT/HSYC |
|
|
|
5 |
Phát hành HSMT/HSYC |
|
|
|
6 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMT/HSYC (nếu có) |
|
|
|
7 |
Văn bản làm rõ HSMT/HSYC (nếu có) |
|
|
|
8 |
Văn bản sửa đổi HSMT/HSYC (nếu có) |
|
|
|
9 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
10 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
11 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
12 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSDT/HSĐX (nếu có) |
|
|
|
13 |
Văn bản làm rõ HSDT/HSĐX (nếu có) |
|
|
|
14 |
Báo cáo đánh giá HSDT/HSĐX |
|
|
|
15 |
Phê duyệt xếp hạng nhà thầu6 |
|
|
|
16 |
Biên bản thương thảo hợp đồng |
|
|
|
17 |
Văn bản trình xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
18 |
Văn bản xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
19 |
Văn bản trình duyệt KQLCNT |
|
|
|
20 |
Văn bản thẩm định KQLCNT |
|
|
|
21 |
Văn bản phê duyệt KQLCNT |
|
|
|
22 |
Văn bản thông báo KQLCNT |
|
|
|
23 |
Hợp đồng |
|
|
|
24 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của gói thầu.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; không phù hợp với yêu cầu của gói thầu. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
_________________
4 Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung trong Biểu mẫu liên quan cho phù hợp.
5 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
6 Không áp dụng đối với gói thầu được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp.
Mẫu số 3A. Kết quả kiểm tra về thời gian trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
STT |
Nội dung kiểm tra |
Thời gian thực tế thực hiện |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Thẩm định KHLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt và các tài liệu kèm theo đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
2 |
Phê duyệt KHLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
3 |
Thẩm định HSMT/HSYC |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
4 |
Phê duyệt HSMT/HSYC |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
5 |
Thông báo mời thầu/gửi thư mời thầu/thông báo chào hàng |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời thầu/gửi thư mời thầu thông báo chào hàng đến ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu] |
|
|
6 |
Phát hành HSMT/HSYC |
[Ghi thời gian thực tế phát hành hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu] |
|
|
7 |
Gửi văn bản sửa đổi HSMT/HSYC đến các nhà thầu (nếu có) |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày phát hành văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu cuối cùng đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
8 |
Đóng thầu |
[Ghi thời điểm đóng thầu] |
|
|
9 |
Mở thầu |
[Ghi thời điểm mở thầu] |
|
|
10 |
Chuẩn bị HSDT/HSĐX |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
11 |
Đánh giá HSDT/HSĐX |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] |
|
|
12 |
Thẩm định KQLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
13 |
Phê duyệt KQLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có báo cáo thẩm định đến ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNT] |
|
|
14 |
Gửi văn bản thông báo KQLCNT cho các nhà thầu tham dự thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNT đến ngày phát hành văn bản thông báo] |
|
|
Ghi chú:
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là tuân thủ thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Cột [4] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là không tuân thủ thời gian quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ (vượt thời gian quy định bao nhiêu ngày...).
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
Mẫu số 4A. Kết quả kiểm tra về đăng tải thông tin trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
STT |
Nội dung kiểm tra |
Phương tiện đăng tải |
Số báo/Ngày đăng tải |
Kết quả thẩm định |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
||||
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu |
|
|
|
|
2 |
Thông báo mời thầu/Thông báo mời chào hàng |
|
|
|
|
3 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
|
4 |
Danh sách ngắn (nếu có) |
|
|
|
|
5 |
Kết quả lựa chọn nhà thầu |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột số [4]: đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan.
- Cột số (5): đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
Mẫu số 2B. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ 7
DỰ ÁN/DỰ TOÁN MUA SẮM: ………. [Tên dự án/dự toán mua sắm]
Gói thầu: …………..[Tên gói thầu]
[Ghi giá gói thầu, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký, phê duyệt văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia đánh giá HSQT/HSDST hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSQT/HSDST8 |
|
|
|
2 |
Văn bản trình duyệt HSMQT/HSMST |
|
|
|
3 |
Văn bản thẩm định HSMQT/HSMST |
|
|
|
4 |
Văn bản phê duyệt HSMQT/HSMST |
|
|
|
5 |
Phát hành HSMQT/HSMST |
|
|
|
6 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMQT/HSMST (nếu có) |
|
|
|
7 |
Văn bản làm rõ HSMQT/HSMST (nếu có) |
|
|
|
8 |
Thông báo gia hạn thời điểm hết hạn nộp HSQT/HSDST (nếu có) |
|
|
|
9 |
Biên bản mở HSQT/HSDST |
|
|
|
10 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSQT/HSDST (nếu có) |
|
|
|
11 |
Văn bản làm rõ HSQT/HSDST (nếu có) |
|
|
|
12 |
Báo cáo đánh giá HSQT/HSDST |
|
|
|
13 |
Văn bản trình duyệt kết quả mời quan tâm/sơ tuyển |
|
|
|
14 |
Văn bản thẩm định kết quả mời quan tâm/sơ tuyển |
|
|
|
15 |
Văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm/sơ tuyển |
|
|
|
16 |
Văn bản thông báo kết quả mời quan tâm/sơ tuyển |
|
|
|
17 |
Văn bản phê duyệt danh sách ngắn |
|
|
|
18 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDT9 |
|
|
|
19 |
Văn bản trình duyệt HSMT |
|
|
|
20 |
Văn bản thẩm định HSMT |
|
|
|
21 |
Văn bản phê duyệt HSMT |
|
|
|
22 |
Phát hành HSMT |
|
|
|
23 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
24 |
Văn bản làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
25 |
Văn bản sửa đổi HSMT (nếu có) |
|
|
|
26 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
27 |
Biên bản mở HSĐXKT |
|
|
|
28 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
29 |
Văn bản làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
30 |
Báo cáo đánh giá HSĐXKT |
|
|
|
31 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách nhà thầu đạt kỹ thuật |
|
|
|
32 |
Báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật |
|
|
|
33 |
Văn bản phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật) |
|
|
|
34 |
Văn bản thông báo danh sách nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật), trong đó mời các nhà thầu đáp ứng về kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất đến mở HSĐXTC |
|
|
|
35 |
Biên bản mở HSĐXTC |
|
|
|
36 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐXTC (nếu có) |
|
|
|
37 |
Văn bản làm rõ HSĐXTC (nếu có) |
|
|
|
38 |
Báo cáo đánh giá HSĐXTC |
|
|
|
39 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu |
|
|
|
40 |
Văn bản phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu |
|
|
|
41 |
Biên bản thương thảo hợp đồng |
|
|
|
42 |
Văn bản trình xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
43 |
Văn bản xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
44 |
Văn bản trình duyệt KQLCNT |
|
|
|
45 |
Văn bản thẩm định KQLCNT |
|
|
|
46 |
Văn bản phê duyệt KQLCNT |
|
|
|
47 |
Văn bản thông báo KQLCNT của gói thầu |
|
|
|
48 |
Hợp đồng |
|
|
|
49 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn thì bỏ các nội dung từ số thứ tự 1 đến số thứ tự 17.
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan: phù hợp với yêu cầu của gói thầu.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; không phù hợp với yêu cầu của gói thầu. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp. Đối với gói thầu không áp dụng mời quan tâm/mời sơ tuyển thì ghi “Không áp dụng” vào các ô liên quan đến thủ tục mời quan tâm/sơ tuyển.
__________________________
7 Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, có thể vận dụng chỉnh sửa các nội dung trong Biểu mẫu liên quan cho phù hợp.
8 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
9 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Mẫu số 3B. Kết quả kiểm tra về thời gian trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
STT |
Nội dung kiểm tra |
Thời gian thực tế thực hiện |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Thẩm định KHLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
2 |
Phê duyệt KHLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
3 |
Thẩm định HSMQT/HSMST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
4 |
Phê duyệt HSMQT/HSMST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
5 |
Thông báo mời nộp HSQT/thông báo mời sơ tuyển |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm/thông báo mời sơ tuyển đến ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời quan tâm/hồ sơ mời sơ tuyển] |
|
|
6 |
Phát hành HSMQT/HSMST |
[Ghi thời gian thực tế phát hành HSMQT/HSMST] |
|
|
7 |
Gửi văn bản sửa đổi HSMQT/HSMST đến các nhà thầu (nếu có) |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày phát hành văn bản sửa đổi HSMQT/HSMST cuối cùng đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
8 |
Thời gian chuẩn bị HSQT/HSDST |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm/hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
9 |
Mở HSQT/HSDST |
[Ghi thời gian trong biên bản mở thầu] |
|
|
10 |
Đánh giá HSQT/HSDST |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày trình duyệt kết quả] |
|
|
11 |
Thẩm định kết quả đánh giá HSQT/HSDST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định ] |
|
|
12 |
Thời gian phê duyệt kết quả mời quan tâm/sơ tuyển |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
13 |
Gửi văn bản thông báo kết quả mời quan tâm/sơ tuyển cho các nhà thầu tham dự thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt KQMQT/ST đến ngày phát hành văn bản thông báo] |
|
|
14 |
Thời gian thẩm định HSMT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
15 |
Thời gian phê duyệt HSMT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
16 |
Gủi thư mời thầu/Thông báo mời thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày gửi thư mời thầu đến ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu] |
|
|
17 |
Gửi văn bản sửa đổi HSMT đến các nhà thầu (nếu có) |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày phát hành văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu cuối cùng đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
18 |
Đóng thầu |
[Ghi thời điểm đóng thầu] |
|
|
19 |
Mở thầu |
[Ghi thời điểm mở thầu] |
|
|
20 |
Chuẩn bị HSDT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
21 |
Đánh giá HSDT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày trình duyệt KQLCNT không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt các nội dung liên quan] |
|
|
22 |
Thẩm định KQLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày trình duyệt KQLCNT đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
23 |
Phê duyệt KQLCNT |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có báo cáo thẩm định đến ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNT] |
|
|
24 |
Gửi văn bản thông báo KQLCNT cho các nhà thầu tham dự thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNT đến ngày phát hành văn bản thông báo] |
|
|
Ghi chú:
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là tuân thủ thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Cột [4] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là không tuân thủ thời gian quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ (vượt thời gian quy định bao nhiêu ngày...).
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp. Đối với gói thầu không áp dụng mối quan tâm/mời sơ tuyển thì ghi “Không áp dụng” vào các ô liên quan đến thủ tục mời quan tâm/sơ tuyển.
Mẫu số 4B. Kết quả kiểm tra về đăng tải thông tin trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
STT |
Nội dung kiểm tra |
Phương tiện đăng tải |
Số báo/Ngày đăng tải |
Kết quả thẩm định |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
||||
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu |
|
|
|
|
2 |
Thông báo mời quan tâm/mời sơ tuyển |
|
|
|
|
3 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) giai đoạn mời quan tâm/mời sơ tuyển |
|
|
|
|
4 |
Danh sách ngắn (nếu có) |
|
|
|
|
5 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
|
6 |
Kết quả lựa chọn nhà thầu |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột số [4]: đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan.
- Cột số (5): đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp. Đối với gói thầu không áp dụng mời quan tâm/mời sơ tuyển thì ghi “Không áp dụng” vào các ô liên quan đến thủ tục mời quan tâm/sơ tuyển.
PHỤ LỤC 3
(kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016)
Mẫu số 1A. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
DỰ ÁN: …………… [Tên dự án]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án đối với dự án nhóm C |
|
|
|
2 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDST/HSDT/HSĐX1 |
|
|
|
3 |
Văn bản trình duyệt HSMST |
|
|
|
4 |
Văn bản thẩm định HSMST |
|
|
|
5 |
Văn bản phê duyệt HSMST |
|
|
|
6 |
Phát hành HSMST |
|
|
|
7 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
8 |
Văn bản làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
9 |
Văn bản sửa đổi HSMST (nếu có) |
|
|
|
10 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
11 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
12 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
13 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
14 |
Văn bản làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
15 |
Báo cáo đánh giá HSDST |
|
|
|
16 |
Văn bản trình duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
17 |
Văn bản thẩm định kết quả sơ tuyển |
|
|
|
18 |
Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
19 |
Văn bản thông báo kết quả sơ tuyển |
|
|
|
20 |
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
21 |
Văn bản thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
22 |
Văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
23 |
Văn bản trình duyệt HSMT |
|
|
|
24 |
Văn bản thẩm định HSMT |
|
|
|
25 |
Văn bản phê duyệt HSMT |
|
|
|
26 |
Phát hành HSMT |
|
|
|
27 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
28 |
Văn bản làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
29 |
Văn bản sửa đổi HSMT (nếu có) |
|
|
|
30 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
31 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
32 |
Biên bản mở HSĐXKT |
|
|
|
33 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
34 |
Văn bản làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
35 |
Báo cáo đánh giá HSĐXKT |
|
|
|
36 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật |
|
|
|
37 |
Báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật |
|
|
|
38 |
Văn bản phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật |
|
|
|
39 |
Văn bản thông báo danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở HSĐXTC |
|
|
|
40 |
Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính |
|
|
|
41 |
Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính |
|
|
|
42 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách xếp hạng nhà đầu tư |
|
|
|
43 |
Văn bản phê duyệt danh sách xếp hạng nhà đầu tư |
|
|
|
44 |
Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng2 |
|
|
|
45 |
Văn bản trình xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
46 |
Văn bản xử lý tình huống (nếu có) |
|
|
|
47 |
Văn bản trình duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
48 |
Văn bản thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
49 |
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
50 |
Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
51 |
Biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng |
|
|
|
52 |
Thỏa thuận đầu tư2 |
|
|
|
53 |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư2 |
|
|
|
54 |
Hợp đồng |
|
|
|
55 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Trường hợp dự án không áp dụng sơ tuyển thì thực hiện việc kiểm tra từ bước trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kiểm tra cơ sở pháp lý của việc không áp dụng sơ tuyển.
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của dự án.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; không phù hợp với yêu cầu của dự án. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
______________________
1 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 14 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
2 Không áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhóm C.
Mẫu số 1B. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng chỉ định thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
DỰ ÁN: …………… [Tên dự án]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án đối với dự án nhóm C |
|
|
|
2 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDST/HSDT/HSĐX3 |
|
|
|
3 |
Văn bản trình duyệt HSMST |
|
|
|
4 |
Văn bản thẩm định HSMST |
|
|
|
5 |
Văn bản phê duyệt HSMST |
|
|
|
6 |
Phát hành HSMST |
|
|
|
7 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
8 |
Văn bản làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
9 |
Văn bản sửa đổi HSMST (nếu có) |
|
|
|
10 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
11 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
12 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
13 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
14 |
Văn bản làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
15 |
Báo cáo đánh giá HSDST |
|
|
|
16 |
Văn bản trình duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
17 |
Văn bản thẩm định kết quả sơ tuyển |
|
|
|
18 |
Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
19 |
Văn bản thông báo kết quả sơ tuyển |
|
|
|
20 |
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
21 |
Văn bản thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
22 |
Văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
23 |
Văn bản trình duyệt HSYC |
|
|
|
24 |
Văn bản thẩm định HSYC |
|
|
|
25 |
Văn bản phê duyệt HSYC |
|
|
|
26 |
Phát hành HSYC |
|
|
|
27 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSYC (nếu có) |
|
|
|
28 |
Văn bản làm rõ HSYC (nếu có) |
|
|
|
29 |
Văn bản sửa đổi HSYC (nếu có) |
|
|
|
30 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
31 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
32 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
33 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐX (nếu có) |
|
|
|
34 |
Văn bản làm rõ HSĐX (nếu có) |
|
|
|
35 |
Báo cáo đánh giá HSĐX |
|
|
|
36 |
Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng4 |
|
|
|
37 |
Văn bản trình duyệt kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
38 |
Văn bản thẩm định kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
39 |
Văn bản phê duyệt kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
40 |
Biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng |
|
|
|
41 |
Thỏa thuận đầu tư4 |
|
|
|
42 |
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư4 |
|
|
|
43 |
Hợp đồng |
|
|
|
44 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Trường hợp dự án không áp dụng sơ tuyển thì thực hiện việc kiểm tra từ bước trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kiểm tra cơ sở pháp lý việc áp dụng hình thức chỉ định thầu không qua sơ tuyển.
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan: phù hợp với yêu cầu của dự án.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan: không phù hợp với yêu cầu của dự án. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
_________________
4 Không áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhóm C.
Mẫu số 2A. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
DỰ ÁN: …………. [Tên dự án]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký, phê duyệt văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Văn bản phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất |
|
|
|
2 |
Văn bản phê duyệt phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng |
|
|
|
3 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDT/HSĐX5 |
|
|
|
4 |
Văn bản trình duyệt HSMST |
|
|
|
5 |
Văn bản thẩm định HSMST |
|
|
|
6 |
Văn bản phê duyệt HSMST |
|
|
|
7 |
Phát hành HSMST |
|
|
|
8 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
9 |
Văn bản làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
10 |
Văn bản sửa đổi HSMST (nếu có) |
|
|
|
11 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
12 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
13 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
14 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
15 |
Văn bản làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
16 |
Báo cáo đánh giá HSDST |
|
|
|
17 |
Văn bản trình duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
18 |
Văn bản thẩm định kết quả sơ tuyển |
|
|
|
19 |
Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
20 |
Văn bản thông báo kết quả sơ tuyển |
|
|
|
21 |
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
22 |
Văn bản thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
23 |
Văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
24 |
Văn bản trình duyệt HSMT |
|
|
|
25 |
Văn bản thẩm định HSMT |
|
|
|
26 |
Văn bản phê duyệt HSMT |
|
|
|
27 |
Văn bản phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) |
|
|
|
28 |
Phát hành HSMT |
|
|
|
29 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
30 |
Văn bản làm rõ HSMT (nếu có) |
|
|
|
31 |
Văn bản sửa đổi HSMT (nếu có) |
|
|
|
32 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
33 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
34 |
Biên bản mở HSĐXKT |
|
|
|
35 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
36 |
Văn bản làm rõ HSĐXKT (nếu có) |
|
|
|
37 |
Báo cáo đánh giá HSĐXKT |
|
|
|
38 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật |
|
|
|
39 |
Báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật |
|
|
|
40 |
Văn bản phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật |
|
|
|
41 |
Văn bản thông báo danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, trong đó mời các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở HSĐXTC |
|
|
|
42 |
Biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính |
|
|
|
43 |
Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính |
|
|
|
44 |
Văn bản trình phê duyệt danh sách xếp hạng nhà đầu tư |
|
|
|
45 |
Văn bản phê duyệt danh sách xếp hạng nhà đầu tư |
|
|
|
46 |
Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng |
|
|
|
47 |
Văn bản trình duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
48 |
Văn bản thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
49 |
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
50 |
Văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
51 |
Biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng |
|
|
|
52 |
Hợp đồng |
|
|
|
53 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Trường hợp dự án không áp dụng sơ tuyển thì thực hiện việc kiểm tra từ bước trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kiểm tra cơ sở pháp lý của việc không áp dụng sơ tuyển.
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của dự án.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; không phù hợp với yêu cầu của dự án. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
______________________
5 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 14 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP.
Mẫu số 2B. Kết quả kiểm tra quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư áp dụng chỉ định thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất
DỰ ÁN: ……….. [Tên dự án]
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Văn bản phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất |
|
|
|
2 |
Văn bản phê duyệt phương án sơ bộ về bồi thường, giải phóng mặt bằng |
|
|
|
3 |
Quyết định thành lập tổ chuyên gia hoặc hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức, đơn vị đánh giá HSDST/HSDT/HSĐX6 |
|
|
|
4 |
Văn bản trình duyệt HSMST |
|
|
|
5 |
Văn bản thẩm định HSMST |
|
|
|
6 |
Văn bản phê duyệt HSMST |
|
|
|
7 |
Phát hành HSMST |
|
|
|
8 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
9 |
Văn bản làm rõ HSMST (nếu có) |
|
|
|
10 |
Văn bản sửa đổi HSMST (nếu có) |
|
|
|
11 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
12 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
13 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
14 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
15 |
Văn bản làm rõ HSDST (nếu có) |
|
|
|
16 |
Báo cáo đánh giá HSDST |
|
|
|
17 |
Văn bản trình duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
18 |
Văn bản thẩm định kết quả sơ tuyển |
|
|
|
19 |
Văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển |
|
|
|
20 |
Văn bản thông báo kết quả sơ tuyển |
|
|
|
21 |
Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
22 |
Văn bản thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
23 |
Văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
24 |
Văn bản trình duyệt HSYC |
|
|
|
25 |
Văn bản thẩm định HSYC |
|
|
|
26 |
Văn bản phê duyệt HSYC |
|
|
|
27 |
Văn bản phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (nếu có) |
|
|
|
28 |
Phát hành HSYC |
|
|
|
29 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSYC (nếu có) |
|
|
|
30 |
Văn bản làm rõ HSYC (nếu có) |
|
|
|
31 |
Văn bản sửa đổi HSYC (nếu có) |
|
|
|
32 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
33 |
Biên bản đóng thầu |
|
|
|
34 |
Biên bản mở thầu |
|
|
|
35 |
Văn bản yêu cầu làm rõ HSĐX (nếu có) |
|
|
|
36 |
Văn bản làm rõ HSĐX (nếu có) |
|
|
|
37 |
Báo cáo đánh giá HSĐX |
|
|
|
38 |
Biên bản đàm phán sơ bộ hợp đồng |
|
|
|
39 |
Văn bản trình duyệt kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
40 |
Văn bản thẩm định kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
41 |
Văn bản phê duyệt kết quả chỉ định thầu |
|
|
|
42 |
Biên bản đàm phán, hoàn thiện hợp đồng |
|
|
|
43 |
Hợp đồng |
|
|
|
44 |
Các nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Trường hợp dự án không áp dụng sơ tuyển thì thực hiện việc kiểm tra từ bước trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và kiểm tra cơ sở pháp lý việc áp dụng hình thức chỉ định thầu không qua sơ tuyển.
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của dự án.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan: không phù hợp với yêu cầu của dự án. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp.
_________________
6 Đối với nội dung này cần kiểm tra các thành viên tham gia tổ chuyên gia có hay không đáp ứng quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 và Điều 14 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP
Mẫu số 3. Kết quả kiểm tra về thời gian trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất
STT |
Nội dung kiểm tra |
Thời gian thực tế thực hiện |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Thẩm định HSMST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
2 |
Phê duyệt HSMST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
3 |
Thông báo mời sơ tuyển |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày đầu tiên đăng tải thông báo mời sơ tuyển đến ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời sơ tuyển] |
|
|
4 |
Phát hành HSMST |
[Ghi thời gian thực tế phát hành HSMST] |
|
|
5 |
Thời gian gửi văn bản sửa đổi HSMST đến các nhà đầu tư (nếu có) |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày phát hành văn bản sửa đổi HSMST cuối cùng đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
6 |
Thời gian chuẩn bị HSDST |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
7 |
Mở HSDST |
[Ghi thời gian trong biên bản mở thầu] |
|
|
8 |
Đánh giá HSDST |
[Ghi tổng số ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình duyệt kết quả] |
|
|
9 |
Thẩm định kết quả đánh giá HSDST |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
10 |
Thời gian phê duyệt kết quả sơ tuyển |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
11 |
Gửi văn bản thông báo kết quả sơ tuyển cho các nhà đầu tư tham dự thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển đến ngày phát hành văn bản thông báo] |
|
|
12 |
Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được văn bản trình duyệt đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
13 |
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
14 |
Thời gian thẩm định HSMT/HSYC |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
15 |
Thời gian phê duyệt HSMT/HSYC |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định đến ngày phát hành văn bản phê duyệt] |
|
|
16 |
Gửi thư mời thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày kể từ ngày gửi thư mời thầu đến ngày đầu tiên phát hành hồ sơ mời thầu] |
|
|
17 |
Gửi văn bản sửa đổi HSMT/HSYC đến các nhà đầu tư (nếu có) |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày phát hành văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu cuối cùng đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
18 |
Đóng thầu |
[Ghi ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
19 |
Mở thầu |
[Ghi thời gian trong biên bản mở thầu] |
|
|
20 |
Chuẩn bị HSDT/HSĐX |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu] |
|
|
21 |
Đánh giá HSDT/HSĐX |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày trình duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư không bao gồm thời gian thẩm định, phê duyệt các nội dung liên quan] |
|
|
22 |
Thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày trình duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đến ngày có báo cáo thẩm định] |
|
|
23 |
Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày có báo cáo thẩm định đến ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNĐT] |
|
|
24 |
Gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho các nhà đầu tư tham dự thầu |
[Ghi tổng số ngày thực tế kể từ ngày ban hành văn bản phê duyệt KQLCNĐT đến ngày phát hành văn bản thông báo] |
|
|
Ghi chú:
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là tuân thủ thời gian theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Cột [4] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra thời gian thực hiện thực tế tại cột số (2) là không tuân thủ thời gian quy định của pháp luật về đấu thầu. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ (vượt thời gian quy định bao nhiêu ngày...).
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp. Đối với gói thầu không áp dụng mời quan tâm/mời sơ tuyển thì ghi “Không áp dụng” vào các ô liên quan đến thủ tục mời quan tâm/sơ tuyển.
Mẫu số 4. Kết quả kiểm tra về đăng tải thông tin trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất
STT |
Nội dung kiểm tra |
Phương tiện đăng tải |
Số báo/Ngày đăng tải |
Kết quả thẩm định |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
||||
|
[1] |
[2] |
[3] |
[4] |
[5] |
1 |
Danh mục dự án PPP hoặc Danh mục dự án có sử dụng đất |
|
|
|
|
2 |
Thông báo mời sơ tuyển |
|
|
|
|
3 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) giai đoạn sơ tuyển |
|
|
|
|
4 |
Đăng tải danh sách ngắn (nếu có) |
|
|
|
|
5 |
Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
|
6 |
Thông báo mời thầu (trường hợp không áp dụng sơ tuyển) |
|
|
|
|
7 |
Thông báo gia hạn thời điểm đóng thầu (nếu có) |
|
|
|
|
8 |
Kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
|
Ghi chú:
- Cột số [4]: đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan.
- Cột số (5): đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số [1] nếu kết quả kiểm tra việc đăng tải tại cột [2] hoặc [3] đối với từng nội dung tại cột số [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
- Trường hợp tuân thủ một phần thì đánh dấu * vào sau nội dung tuân thủ và diễn giải ở cuối Bảng tổng hợp. Đối với gói thầu không áp dụng mời quan tâm/mời sơ tuyển thì ghi “Không áp dụng” vào các ô liên quan đến thủ tục mời quan tâm/sơ tuyển.
PHỤ LỤC 4
(kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22 tháng 7 năm 2016)
Mẫu số 1. Kết quả kiểm tra về cơ sở đào tạo
STT |
Tên tài liệu |
Nội dung kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
|
[ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản (nếu có)] |
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Điều kiện tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu |
|
|
|
1.1 |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có ngành nghề đầu tư, kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành |
|
|
|
1.2 |
Có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia |
|
|
|
1.3 |
Hợp đồng giảng dạy với giảng viên đấu thầu có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia |
|
|
|
1.4 |
Có phòng học, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu |
|
|
|
1.5 |
Tài liệu giảng dạy phù hợp với Chương trình khung theo quy định tại Điều 7, Mục A và Mục B Phụ lục 1 Thông tư số 03/2016/TT- BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
1.6 |
Có tối thiểu 10 đề kiểm tra trắc nghiệm, mỗi đề kiểm tra gồm 60 câu hỏi kèm theo đáp án. Các đề kiểm tra và đáp án phải phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành và chương trình khung |
|
|
|
1.7 |
Nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
2 |
Báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu |
|
|
|
2.1 |
Có báo cáo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu bằng văn bản về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 12 hàng năm (nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016), đồng thời gửi báo cáo dưới dạng tập tin (định dạng Word) đến địa chỉ daotaodauthau@mpi.gov.vn |
|
|
|
2.2 |
Đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
2.3 |
Thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch (nếu có) trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày thay đổi địa chỉ của trụ sở giao dịch |
|
|
|
2.4 |
Nội dung khác (nếu có) |
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
Mẫu số 2. Kết quả kiểm tra việc tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu cơ bản
STT |
Tài liệu |
Nội dung kiểm tra [ghi rõ tên, số, ký hiệu văn bản, ngày ký văn bản, ngày ký văn bản, người ký văn bản (nếu có)] |
Kết quả kiểm tra |
|
Tuân thủ |
Không tuân thủ |
|||
|
|
[1] |
[2] |
[3] |
1 |
Yêu cầu chung đối với việc tổ chức các khóa đào tạo về đấu thầu cơ bản |
|
|
|
1.1 |
Các khóa đào tạo đấu thầu cơ bản phải được tổ chức bởi cơ sở đào tạo có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và do các giảng viên có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia giảng dạy |
|
|
|
1.2 |
Các khóa đào tạo đấu thầu cơ bản được tổ chức tập trung; bảo đảm đủ nội dung chương trình và thời lượng theo quy định tại Điều 7 và Điều 19 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
1.3 |
Số lượng học viên của mỗi lớp đào tạo đấu thầu cơ bản không quá 150 người. |
|
|
|
2 |
Yêu cầu cụ thể về đào tạo đấu thầu cơ bản |
|
|
|
2.1 |
Nội dung chương trình bao gồm đầy đủ các nội dung theo Chương trình khung được quy định tại Mục A và Mục B Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
2.2 |
Thời lượng tối thiểu của mỗi khóa đào tạo đấu thầu cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
2.3 |
Việc cấp chứng chỉ cho các cá nhân tham gia lớp đào tạo đấu thầu cơ bản có đầy đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
2.4 |
Việc lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo đấu thầu cơ bản mà cơ sở đào tạo tổ chức có tuân thủ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
2.5 |
Đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 |
|
|
|
Ghi chú:
- Cột [2] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan.
- Cột [3] đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng văn bản nêu tại cột [1] nếu kết quả kiểm tra nội dung tại cột [1] là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan. Đối với trường hợp này phải nêu tóm tắt lý do không tuân thủ.
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
Circular No. 10/2016/TT-BKHDT dated July 22, 2016 of the Ministry of Planning and Investment on guidelines for supervision and inspection of bidding
Pursuant to the Law on Investment No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013;
Pursuant to Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection;
Pursuant to Government’s Decree No. 30/2015/ND-CP dated March 17, 2015 guiding the implementation of a number of Articles on investor selection of the Law on Bidding;
Pursuant to the Government s Decree No. 116/2008/ND-CP dated November 14, 2008 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;
The Minister of Planning and Investment promulgates a Circular on guidelines for supervision and inspection of bidding.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment
This Circular provides guidelines for supervision and inspection of bidding, including:
1. Supervising the observance of the law on bidding in the course of selection of bidders and selection of investors;
2.Inspecting the promulgation of guiding and directive documents on bidding, allocation of responsibilities in bidding; inspecting the training in bidding; inspecting the formulation and approval for plans for selection of bidders or investors; inspecting the selection of bidders or investors; inspecting the selection of bidders or investors online; conclusion of contracts; inspecting reports on bidding; inspecting supervision and inspection activities associated with bidding and inspecting other activities related to bidding.
Article 2. Subjects of application
1. The Services of Planning and Investment and authorities in charge of bidding management affiliated to Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government and individuals thereof that are responsible for bidding supervision;
2. Organizations and individuals engaging in bidding inspection of inspecting agencies prescribed in Clause 3 Article 125 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection and Clause 3 Article 95 of the Government s Decree No. 30/2015/ND-CP guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Bidding on investor selection and organizations and individuals in the inspected entities.
3. Competent persons, investors, procuring entities and relevant organizations and individuals.
Article 3. Rules for bidding supervision and inspection
1. Rules for bidding supervision:
a) Comply with law and regulations, stay honest, impartial and prompt; and keep information confidential;
b) Do not interfere, harass, or obstruct the selection of bidders, investors; do not affect the responsibilities taking on investors and procuring entities.
2. Rules for inspection:
a) Comply with law and regulations, ensure the accuracy, objectivity, transparency and promptness;
b) Not only carry out inspection independently but also cooperate with and allocate responsibilities between inspecting agencies;
c) Scope, inspected entities, contents and time of inspection conducted by inspecting agencies are not overlapped;
d) In case of overlapped inspected entity, specialized agency or superior agency shall prevail over other agencies.
Article 4. Forms of inspection
1. Regular inspection is to conduct inspection according to an annual plan approved by the head of an inspecting agency.
2. Irregular inspection is to conduct inspection of particular issues (upon difficulties, proposals, discovery of signs of violations against law on bidding, including discovery through national bidding network) at the request of the Prime Minister, Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies in central government, Presidents of People’s Committees of provinces, or heads of inspecting agencies.
Article 5. Methods of inspection
1. Inspection visit means an inspecting agency establishes an inspectorate so as to carry out an inspection visit at an inspected entity s premises.Inspection visit is a method which is substantially applied in bidding.
2. Request for report means an inspecting agency requests an inspected entity to provide a written report on concerned issues. Request for report is a method which is substantially in particular issues that enable the heads of competent agencies to give necessary and timely direction.
3. According to specific tasks, an inspection may be conducted by one or a combination of two methods above.
Article 6. Time limits for bidding inspection
1. For selection of bidders:
a) Time limit for an inspection visit at an inspected entity s premises is within 7 working days from the date on which a decision on inspection is issued. Within 20 days from the closing day of the inspection visit, the inspectorate shall send a report on inspection. The head of the inspecting agency shall approve the inspection findings as prescribed in Article 19 of this Circular within 10 days from the date on which the inspectorate submits the inspection findings draft;
b) In case of an inspection that is complicated and involved in multiple inspected entities, the time limit for the inspection visit at inspected entities’ premises is within 15 days from the date on which the decision on inspection is issued, in which the time limit for inspection visit at each of inspected entities’ premises is within 7 working days. Within 40 days from the closing day of the inspection visit, the inspectorate shall send a report on inspection. The head of the inspecting agency shall approve the inspection findings as prescribed in Article 19 of this Circular within 15 days from the date on which the inspectorate submits the inspection findings draft.
2. For selection of investors:
a) Time limit for an inspection visit at an inspected entity s premises is within 10 working days from the date on which a decision on inspection is issued. Within 30 days from the closing day of the inspection visit, the inspectorate shall send a report on inspection. The head of the inspecting agency shall approve the inspection findings as prescribed in Article 19 of this Circular within 10 days from the date on which the inspectorate submits the inspection findings draft;
b) In case of an inspection that is complicated and involved in multiple inspected entities, the time limit for inspection visit at inspected entities’ premises is within 20 days from the date on which the decision on inspection is issued, in which the time limit for inspection visit at each of inspected entities’ premises is within 10 working days. Within 45 days from the closing day of the inspection visit, the inspectorate shall send a report on inspection. The head of the inspecting agency shall approve the inspection findings as prescribed in Article 19 of this Circular within 15 days from the date on which the inspectorate submits the inspection findings draft.
Article 7. Eligibility requirements for individuals in charge of supervision and inspectorate members
1. An individual in charge of supervision shall satisfy the following requirements:
a) Obtaining a certificate of training in bidding in accordance with law on bidding;
b) Having at least direct 3 years experience in the following entities: Bidding management authorities; procuring entities; groups of specialists, assessment agencies;
c) Achieving foreign language level that satisfy requirements for procurements under international bidding, procurements under projects funded by ODA and concessional loans by sponsors.
2. All of inspectorate members must satisfy requirements prescribed in Clause 1 of this Article, and chief inspector must also have at least direct 5 years experience in bidding. In the special case where it needs to have specialists’ opinions, the chief inspector shall request the head of the inspecting agency to add those specialists to the inspectorate. The specialist is not required to obtain a certificate of training in bidding.
Article 8. Funding for inspection
1. Funding for inspection shall be included in the annual budget estimate for recurrent expenditures made by the agencies in charge of inspection affiliated to Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government; Services of Planning and Investment, agencies affiliated to People s Committees of provinces; People’s Committee of districts prescribed in the Law on State budget and guiding documents.
2. State-owned enterprises shall include funding for inspection in the sources of funds under their management.
Chapter II
SUPERVISION OF BIDDING
Article 9. Contents of supervision of selection of bidders
Contents of supervision of selection of bidders contain:
1. Preparation of selection of bidders: Legal bases for bidding documents, request for proposals of investors, procuring entities; compliance with bidding documents, request for proposals promulgated by the Ministry of Planning and Investment in terms of format and contents;
2. Selection of bidders:Timelimits in selection of bidders, issuance of bidding documents, request for proposals; deadline for submission of bids, bid opening; receipt of bids, proposals;
3. Evaluation of bids, proposals: Quality of evaluation of bids, proposals, the compliance with forms of evaluation of bids, proposals promulgated by the Ministry of Planning and Investment in terms of format and contents; contents of negotiation of contract;
4.Evaluation and approval for resultsof bidder selection: Quality of evaluation, compliance with forms of evaluation of bidder selection results promulgated the Ministry of Planning and Investment in terms of format and contents; adequacy of documents on results of bidder selection for approval;
5. Finalization and conclusion of contract: Process of contract finalization, contents of concluded contract and compliance with legal bases related to conclusion and execution of contract.
Article 10. Contents of supervision of selection of investors
Contents of supervision of selection of investors include:
1.Preparation ofselection of investors: Legal bases for requests for prequalification, bidding documents, request for proposals of procuring entities; compliance with requests for prequalification, bidding documents, request for proposals promulgated by the Ministry of Planning and Investment in terms of format and contents;
2. Evaluation of requests for prequalification, bids, proposals: Quality of evaluation of requests for prequalification, bid-envelopes, proposals; time limit for evaluation;
3.Evaluation and approval forprequalification results,resultsof investor selection: Quality of evaluation, adequacy of documents on prequalification results or results of investor selection for approval; time limit for evaluation and approval for prequalification results, results of selection of investors;
4. Negotiation, finalization and conclusion of contract: Process of preliminary negotiation, negotiation and finalization of contract; investment agreement contents, concluded contract.
Article 11. Procedures for supervision of selection of bidders
1. The competent person shall approve the plan for selection of bidders which clarifies the procurement or project/procurement project subject to supervision and name of person or entity in charge of supervision (hereinafter referred to as supervisor of bidding.
2. Supervisor of bidding in the plan for selection of bidders shall notify investors and procuring entity in written of specific supervision contents, method and require the investors and procuring entity to cooperate and facilitate the supervision.
3. The supervisor is entitled to require the investors and procuring entity to provide materials related to the process of selection of bidders during the supervision. In necessary cases, the supervisor is entitled to participate in the bid opening, bid evaluation meetings of group of specialists or meetings of evaluation group. The supervisor may not intervene in the process of selection of bidders, and affect the fulfillment of responsibilities by the investor or the procuring entity.
4. Any non-compliance acts against law on bidding committed shall be reported in writing to competent persons by the supervisor. The report must specify specific non-compliance acts against the law on bidding committed by the investor or procuring entity and propose remedial measures.
5. According to the report sent by the supervisor, the competent person shall consider deciding appropriate remedial measures to ensure that the process of selection of bidders is gone through promptly and effectively.
Article 12. Procedures for supervision of selection of investors
1. In case of a project with prequalification process, the competent person shall assign a supervisor to engage in the phase of approval for feasibility study report, the phase of project proposal (if the project in the Public-Private Partnerships form group C) or the phase of approval for list of land-used investment projects. In case of a project without prequalification process, the competent person shall assign a supervisor in the phase that the plan for selection of investors is considered for approval.
2. The supervisor shall notify the head of specialized authority affiliated to People s Committee of province or President of People’s Committee of district (authorized person) and procuring entity in written of specific supervision contents, method and require the authorized person and procuring entity to cooperate and facilitate the supervision.
3. The supervisor is entitled to require the investors and procuring entity to provide materials related to the process of selection of investors during the supervision. In necessary cases, the supervisor is entitled to participate in the bid opening, bid evaluation meetings of group of specialists or meetings of evaluation group. The supervisor may not intervene in the process of selection of investors, and affect the fulfillment of responsibilities by the procuring entity.
4. Any non-compliance acts against law on bidding performed shall be reported in writing to competent persons by the supervisor. The report must specify specific non-compliance acts against the law on bidding committed by the procuring entity and propose remedial measures.
5. According to the report sent by the supervisor, the competent person shall consider deciding appropriate remedial measures to ensure that the process of selection of investors is gone through promptly and effectively.
Chapter III.
INSPECTION OF BIDDING
Section 1. PLANS, DECISIONS AND CONTENTS OF INSPECTION OF BIDDING
Article 13. Formulating, modifying and notifying regular inspection plan
1. According to the bidding progress in a year, the entity in charge of inspection shall make a regular inspection plan for the following year, and then submit it to the head of the inspecting agency for approval as the basis for initiating the inspection. A regular inspection plan shall include:
a) A list of inspected entities, a project/plan for procurement (if any) to be inspected;
b) Inspection time;
c) Inspection scope and contents;
d) Inspection cooperating entities (if any).
2. If an approved regular inspection plan needs to be modified, the entity in charge of inspection shall make a modified regular inspection plan and submit it to the head of the inspecting agency for approval.
3.Each regularinspection plan and amendedregularinspection plan (if any) shall be sent to the inspected entities, the Service of Planning and Investment (for regular inspection plan of inspecting agencies in local governments) and the Ministry of Planning and Investment within 10 days from the date on which it is approved provided that each of inspected entities shall receive it at least 15 days before an inspection is initiated.
Article 14. Formulating, submitting and approving decisions on inspection
1. A decision on inspection shall be made according to one of the following bases:
a) A regular inspection plan or a modified regular inspection plan is approved by the head of an inspecting agency;
b) A direction of irregular inspection is made by the Prime Minister, a Minister, Head of ministerial-level agency, Governmental agency, other agency of central government, a President of the provincial People’s Committee or the head of an inspecting agency.
2. A decision on inspection shall be made according to Form No. 1 Appendix 1 issued herewith, which contains:
a) Bases for initiating inspection;
b) Composition of inspectorate (chief inspector, deputy chief inspector, secretary and inspectors);
c) Implementation of inspection, containing:
- Responsibilities of inspectorate;
- Responsibilities of chief inspector and inspectors of inspectorate.
d) Inspection time;
dd) Operating funding of inspectorate;
3. The head of inspection agency shall consider approving the decision on inspection as the basis for initiating the inspection.
Article 15. Contents of regular inspection
Contents of a regular inspection shall be formulated as prescribed in Point a Clause 4 Article 125 of Decree No. 63/2014/ND-CP detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection and Point a Clause 4 Article 95 of Decree No. 30/2015/ND-CP guiding the implementation of a number of Articles on investor selection of the Law on Bidding.
Article 16. Contents of irregular inspection
According to the request for an irregular inspection and the decision on inspection, the chief inspector shall provide appropriate inspection contents.
Section 2. INSPECTION VISIT PROCEDURES
Article 17. Preparation
According to a regular inspection plan or request for irregular inspection, the entity in charge of inspection shall assign an employee acting as a central point (also as a secretary of inspectorate) so as to prepare for inspection as follows:
1. Undertaking a survey to make a specific inspection program, including:
a) Contact with the inspected entity to collect initial information about the investor and procuring entity; project, and estimate for procurement to be inspected[1];
b) Determine members of cooperating entity/entities (if any);
c) Determine composition of inspectorate.
2. Making a decision on inspection and submitting it to the inspecting agency for approval as prescribed in Article 14 of this Circular.
3. Formulating a specific inspection plan and submitting it to the chief inspector for approval after the decision on inspection is made.In case of an inspection that is complicated and related to multiple inspected entities or at the request of irregular inspection, the chief inspector shall consider submitting the specific inspection plan to the head of the inspecting agency for approval. A specific decision on inspection shall be made according to Form No. 2 Appendix 1 issued herewith, which contains:
a) Inspection bases;
b) Inspected entities;
c) Inspection purposes;
d) Inspection contents and scope;
dd) Inspectorate composition;
e) Time, place and program of inspection;
g) Responsibilities of inspected entities;
h) Inspection method.
4. Formulating a report outline using Form No. 3A regarding inspection of selection of bidders, Form No. 3B regarding inspection of selection of investors of Appendix 1 issued herewith in order for the inspected entity to make a report on bidding activities to be inspected.
5. Sending notifications using Form No. 4 Appendix 1 issued herewith to the inspected entity, superior agency of the inspected entity (if any) and entities related to the inspection (if any) (enclosed with specific inspection plan and report outline). The notification shall be sent to the inspected entity within 10 days before the date on which the inspection is initiated.
6. Making budget estimates for the inspectorate according to the decision on inspection as prescribed in Article 8 and Clause 2 Article 14 of this Circular.
Article 18. Conducting inspection
1. According to a specific inspection plan, the chief inspector shall publish the decision on inspection, make a record using Form No. 5 Appendix 1 issued herewith and conduct an inspection.
2. The inspectorate shall gather, research, analyze, and evaluate information and documents related to the inspected bidding activities, make a table of evaluation of every concerned content; inspect and verify information and documents (if necessary); and inspect the results as the basis for inspection findings.
During the inspection, the inspectorate may communicate with inspected entities and undertake an inspection visit if necessary. Depending on the scope and nature of the inspection, the chief inspector shall decide to make a record confirming the inspection contents.
3. The inspectorate shall send a notification using Form No. 6 Appendix 1 issued together with to the inspected entity in terms of the closing of inspection visit at the premises and hand over documents and equipment (if any) that are used in the inspection process.
4. After closing the direct inspection at the premises, the inspectorate shall make a inspection report draft using Form No. 7A regarding inspection of selection of bidders[2], Form No. 7B regarding inspection of selection of investors[3]Appendix 1 enclosed herewith, and then submit to the chief inspector for consideration before send it to the inspected entity. The inspection report draft shall be sent to the inspected entity in writing or concurrently in writing, via fax and email.
5. The inspected entity shall offer opinions about the inspection report draft within 10 days from the date on which the draft is received.In case of an inspection that is complicated and related to multiple inspected entities, the time limit for opinion shall last 20 days. The inspected entity shall provide explanation for its disagreement of contents in the inspection report draft.
6. According to the inspection report draft and consideration of explanation provided by the inspected entity, the chief inspector shall make a complete inspection report and submit to the head of the inspecting agency.
Article 19. Inspection findings
1. According to the complete inspection report, the inspectorate shall make a inspection findings draft using Form No. 8A regarding inspection of selection of bidders, Form No. 8B regarding inspection of selection of investors Appendix 1 enclosed herewith, and then submit to the head of the inspecting agency for consideration.
2.Theinspection findings shall be sent to the inspected entity and its inspected entity (if any) and relevant entities (if necessary).
3.In case of occurrence of a violation against law on bidding, depending on its extent, the head of the inspecting agency shall decide a remedial measure in the inspection findings section or make a request for transferring related documents to inspection or investigation authorities in case of constituting crimes as prescribed in law on criminal as prescribed.
Section 3. REQUEST FOR REPORT PROCEDURES
Article 20. Preparation
The inspecting agency shall request an inspected entity to make a report on implementation of bidding management or implementation of bidding which contains:
1. Purposes, requests;
2. Scope and contents;
3. Outline;
4. Time limit for submission;
5. Responsibilities of inspected entities;
6. Other relevant contents.
Article 21. Processing report
According to a report sent by an inspected entity, the entity in charge of inspection shall gather, research, analyze and evaluate information related to request for report; and verify information if necessary. During the inspection, the entity in charge of inspection may communicate with the inspected entity (if necessary).
Article 22. Inspection report
The entity in charge of inspection shall make an inspection report draft which proposes remedial measures for issues found in the inspection process.
Article 23. Inspection findings
The entity in charge of inspection shall make an inspection findings draft as prescribed in Article 19 of this Circular and submit it to the inspecting agency for approval.
Section. AFTER INSPECTION
Article 24. Supervising the implementation of inspection findings
If an inspected entity commits any nonconformities or violations in bidding that need to be remedied, the entity in charge of inspection shall supervise the implementation of the inspection findings.
Article 25. Reports on implementation of inspection findings
According to the inspection findings, the head of the inspected entity shall implement the inspection findings and send a report on implementation of inspection findings according to the following contents:
1. Eliminate nonconformities in terms of projects/estimates for procurement that are likely to be eliminated;
2. Rectify bidding activities in terms of projects/estimates for procurement, other procurements;
3. Send a report on list of organizations and individuals that incurred penalties for violations of law on bidding;
4. Send a report on implementation of inspection findings using Form No. 9 Appendix issued herewith and send it to the inspecting agency within the time limit prescribed in the inspection findings.
Article 26. Measures for non-implementation of inspection findings
If an entity of an inspected entity and a relevant entity, that is subject to the implementation of the inspection findings, fails to implement or implement inadequately and late, depending on the nature and severity of the violations, such entity shall incur a penalty for administrative violations, disciplinary actions or criminal prosecution in case of constituting crime as prescribed in law on criminal, or make compensation in case of causing damage.
Chapter IV
ALLOCATION OF RESPONSIBILITIES IN SUPERVISION AND INSPECTION OF BIDDING
Section 1. RESPONSIBILITIES OF PARTICIPANTS OF SUPERVISION
Article 27. Responsibilities of supervisors
Supervisors of selection of bidders and selection of investors shall take responsibilities prescribed in Clause 6 Article 126 of Decree No. 63/2014/ND-CP detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection and Clause 5 Article 96 of Decree No. 30/2015/ND-CP guiding the implementation of a number of Articles on investor selection of the Law on Bidding.
Article 28. Responsibilities of investors and procuring entities
1. Publish names and addresses of supervisors in requests for prequalification, the bidding documents, and requests for proposals.
2.Cooperate and enable supervisors to carry out the supervision.
3. Provide truthful reports/documents timely and sufficiently, and take legal responsibility for provided information.
Article 29. Responsibilities of bidders, investors and relevant entities
At the request of a supervisor, the bidder, the investor and the relevant entity shall provide truthful reports timely and sufficiently and take legal responsibility for provided information.
Section 2. RESPONSIBILITIES OF PARTICIPANTS OF INSPECTION
Article 30. Responsibilities of inspectorate, chief inspector and inspectors
1. Responsibilities of an inspectorate:
a) Conduct bidding inspection as prescribed in the decision on inspection;
b) Request inspected entities or relevant entities to provide necessary information;
c) Make inspection report and inspection findings drafts.
2. Responsibilities of a chief inspector:
a) Formulate and approve specific inspection plan;
b) Direct and assign inspectors to conduct inspection as prescribed;
c) Have impartial and wholehearted attitude, do not cause difficulties or harass inspected entities; comply with regulations on anti-corruption.
3. Responsibilities of inspectors:
a) Conduct inspection in accordance with regulations and laws and assignment of chief inspector;
b) Engage in preparation of inspection, make individual inspection reports as assigned and send them to the secretary.
c) Send reports on inspection findings conducted by himself/herself to chief inspector;
d) Have impartial and wholehearted attitude, do not cause difficulties or harass inspected entities; comply with regulations on anti-corruption.
Article 31. Responsibilities of entities of inspected entities
1. Cooperate and enable inspectorate to conduct the inspection.
2. Provide truthful reports and provide documents timely and sufficiently, and take legal responsibility for provided information.
3. Receive inspection report draft from inspectorate and offer proposals and explanation for the inspection report draft.
4. Implement the inspection findings of the inspecting agency.
5. Send reports on implementation of inspection findings to the inspecting agency as prescribed in Article 25 of this Circular.
6. Make a final list of related entities that incurred penalties for violations against law on bidding and send it to the inspecting agency and the Ministry of Planning and Investment (if the inspecting agency is not the Ministry of Planning and Investment).
Article 32. Responsibilities of relevant entities
1. Provide truthful information timely and sufficiently at the request of the inspectorate, and take legal responsibility for provided information.
2. Receive inspection report draft from inspectorate (if necessary) and offer proposals and explanation for the inspection report draft.
Section 3. RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, AGENCIES, LOCAL GOVERNMENT
Article 33. The Ministry of Planning and Investment
1. Responsibilities of the Minister of Planning and Investment:
a) Take charge and conduct supervision of bidding for projects under competence to decide of the Prime Minister or at the request of the Prime Minister;
b) Take charge and conduct inspection of bidding nationwide as prescribed in Clause 2 Article 1 of this Circular;
c) Approve regular inspection plans, decisions on inspection and inspection findings associated to bidding for projects under competence to decide of the Prime Minister and bidding activities in Ministries, agencies, local government, state-owned enterprises under inspection of the Ministry of Planning and Investment;
d) Decide handling measures after inspection (if any);
dd) Send a final annual report of supervision and inspection of bidding nationwide to the Prime Minister.
2. Public Procurement Agency shall conduct the supervision of bidding as prescribed in Point a Clause 1 of this Article and inspection of bidding decided by the Minister of Planning and Investment.
Article 34. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government
1. Responsibilities of Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government:
a) Direct the supervision of procurements under projects/estimates for procurement decided by themselves;
b) Direct the inspection of formulation and approval for plans for selection of bidders, selection of investors, inspection of selection of bidders, selection of investors, conclusion of contracts and other activities related to bidding at agencies/affiliated entities and projects/estimates for procurement decided by themselves;
c) Approve regular inspection plans and send them to the Ministry of Planning and Investment for supervision as prescribed in Clause 3 Article 13 of this Circular; decisions on inspection and inspection findings associated to bidding as prescribed in Point b of this Clause;
d) Assign affiliated agencies in charge of bidding management to take charge and conduct supervision and inspection of bidding;
dd) Decide remedial measures after inspection (if any);
e) Direct to make final report on annual inspection of bidding in inferior agencies/units, bidding activities of projects/estimates for procurement decided by themselves and other relevant information;
g) Make a final list of bidders, organizations/individuals that incurred penalties for violations against law on bidding, other relevant laws during the inspection;
h) Direct agencies to send reports prescribed in Point e and Point g of this Clause to the Ministry of Planning and Investment and the Prime Minister.
2. Agencies assigned to conduct inspection of bidding affiliated to Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government shall conduct inspection decided by their heads.
Article 35. People s Committees of provinces
1. Responsibilities of a President of People’s Committee of province: Take charge, inspect or direct the Service of Planning and Investment and provincial-affiliated agencies to perform the tasks prescribed in Clauses 2, 3, and 4 of this Article.
2. Responsibilities of a Director of the Service of Planning and Investment:
a) Take charge and conduct supervision of bidding for projects/estimates for procurement decided by the province;
b) Inspect the training in bidding, inspect the formulation and approval for plans for selection of bidders, selection of investors, inspect the selection of bidders, selection of investors, conclusion of contracts and other activities related to bidding at provincial-affiliated agencies/ entities and projects/estimates for procurement under management of the province;
c) Approve regular inspection plans and send them to the Ministry of Planning and Investment for supervision as prescribed in Clause 3 Article 13 of this Circular; decisions on inspection and inspection findings associated to bidding as prescribed in Point b of this Clause;
d) Make a final report on implementation of inspection findings for projects/estimates for procurement inspected by the Ministry of Planning and Investment in the province;
dd) Assign an affiliated committee division/department to conduct supervision and inspection of bidding;
e) Send inspection findings to the President of People’s Committee of province;
g) Decide handling measures after inspection (if any);
h) Make a final report on annual inspection of provincial-affiliated agencies and projects/estimates for procurement under management of the province;
i) Make a final list of bidders, organizations/individuals that incurred penalties for violations against law on bidding, other relevant laws during the inspection of the Service of Planning and Investment and other agencies under management of the province;
k) Request entities to send reports prescribed in Point h and Point I of this Clause to the Service of Planning and Investment and the Ministry of Planning and Investment.
3. Responsibilities of a Direct of Services, agencies affiliated to a People s Committee of province:
a) Inspect the formulation and approval for plans for selection of bidders, selection of investors, inspect the selection of bidders, selection of investors, conclusion of contracts and other activities related to bidding at affiliated agencies/ entities and projects/estimates for procurement decided by himself/herself;
b) Approve regular inspection plans and send them to the Service of Planning and Investment within 10 days from the date on which they are approved; decisions on inspection and inspection findings associated to bidding prescribed in Point a of this Clause;
c) Assign an affiliated committee division/department to conduct inspection of bidding;
d) Send inspection findings to the President of People’s Committee of province;
dd) Decide remedial measures after inspection (if any);
e) Make a final report on annual inspection of affiliated agencies and projects/estimates for procurement decided by himself/herself;
g) Make a final list of bidders, organizations/individuals that incurred penalties for violations against law on bidding, other relevant laws during the inspection;
h) Direct agencies to send reports prescribed in Point e and Point g of this Clause to Services and agencies and to the Service of Planning and Investment.
4. Responsibilities of a President of People’s Committee of district:
a) Inspect the formulation and approval for plans for selection of bidders, selection of investors, inspect the selection of bidders, selection of investors, conclusion of contracts and other activities related to bidding for projects/estimates for procurement decided by himself/herself or projects/estimates for procurement which a commune decides or acts as an investor/procuring entity;
b) Approve regular inspection plans and send them to the Services of Planning and Investment as prescribed in Clause 3 Article 13 of this Circular; decisions on inspection and inspection findings associated to bidding as prescribed in Point a of this Clause;
c) Assign an affiliated committee division/department to conduct inspection of bidding;
d) Send inspection findings to the President of People’s Committee of province;
dd) Decide remedial measures after inspection (if any);
e) Make a final report on annual inspection of projects/estimates for procurement decided by himself/herself and projects/estimates for procurement which a commune decides or acts as an investor/procuring entity;
g) Make a final list of bidders, organizations/individuals that incurred penalties for violations against law on bidding, other relevant laws during the inspection;
h) Direct agencies to send reports prescribed in Point e and Point g of this Clause to the People’s Committee of district and to the Service of Planning and Investment.
Article 36. State-owned enterprises
1. Responsibilities of a head of a state-owned enterprise:
a) Inspect the formulation and approval for plans for selection of bidders, selection of investors, inspect the selection of bidders, selection of investors, conclusion of contracts and other activities related to bidding in projects decided by himself/herself;
b) Approve regular inspection plans and send them to the Ministry of Planning and Investment; decisions on inspection and inspection findings associated to bidding as prescribed in Point a of this Clause;
c) Assign an affiliated committee division/department to conduct inspection of bidding;
d) Decide handling measures after inspection (if any);
dd) Make a final report on annual inspection of projects decided by himself/herself;
e) Make a final list of bidders, organizations/individuals that incurred penalties for violations against law on bidding, other relevant laws during the inspection;
g) Direct agencies to send reports prescribed in Point dd and Point e of this Clause to the Ministry of Planning and Investment and the Prime Minister.
2. The division/department assigned to conduct inspection of bidding of a state-owned enterprise shall conduct inspection decided by the head of the state-owned enterprise.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 37. Effect
This Circular takes effect on September 09, 2016, this Circular shall replaces Circular No. 01/2011/TT-BKHDT dated January 4, 2011 on inspection of bidding.
Article 38. Implementation provisions
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government, People’s Committees, relevant organizations and individuals shall implement this Circular.
2. Within 30 days from the effective date of this Circular, Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government, People’s Committees of provinces, districts and state-owned enterprises shall assign tasks of inspection of bidding under their management and send lists of agencies in charge to the Ministry of Planning and Investment for monitoring, managing and administering inspection of bidding nationwide.
3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Planning and Investment for consideration./.
The Minister
Nguyen Chi Dung
[1]In case of an irregular inspection, all tasks prescribed in this Point shall be performed upon the issuance of the decision on inspection prescribed in Clause 2 of this Article.
[2]Inspection contents of selection of bidders shall be accordant with Appendix 2 issued herewith, and inspection contents of training in bidding shall be accordant with Appendix 4 issued herewith.
[3]Inspection contents of selection of investors shall be accordant with Appendix 3 issued herewith.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây