Thông tư liên tịch 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản

thuộc tính Thông tư liên tịch 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC

Thông tư liên tịch 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Trần Công Phàn; Trần Tiến Dũng; Nguyễn Trí Tuệ
Ngày ban hành:12/06/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Dân sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn phối hợp thi hành quyết định phá sản

Thông tư liên tịch 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC về phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản đã được Liên bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 12/6/2018.

Thông tư liên tịch này hướng dẫn một số nội dung về phối hợp giải quyết thủ tục phá sản như sau:

- Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc.

- Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên.

- Sau 30 ngày kể từ ngày người mua tài sản nộp đủ tiền mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không giao được tài sản, giấy tờ cho người trúng đấu giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị và bàn giao toàn bộ giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện cưỡng chế giao tài sản, giấy tờ…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.

Xem thêm:
Luật Thi hành án dân sự: 07 nội dung đáng chú ý nhất

Xem chi tiết Thông tư liên tịch07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

Số: 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2018

Căn cứ Luật Phá sản s 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự s26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân s 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân ti cao ban hành Thông tư liên tịch quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này quy định việc phối hợp thực hiện một số vấn đề về trình tự, thủ tục trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.
Chương II
THỦ TỤC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN
Điều 3. Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án
1. Sau khi nhận được thông báo của Tòa án về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là người phải thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc trả lương cho người lao động.
Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
2. Trường hợp Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ việc phá sản, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án nhưng sau đó Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Phá sản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định tạm đình chỉ thi hành án và ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 37 và khoản 3 Điều 49 Luật Thi hành án dân sự.
3. Trường hợp Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Phá sản nhưng sau đó Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật Phá sản và đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 Luật Phá sản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và ra quyết định tiếp tục thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 137 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 4. Thi hành án trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã phá sản là người được thi hành án
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là người được thi hành án theo các bản án, quyết định đã có hiệu lực khác thì cơ quan thi hành án dân sự vẫn tiếp tục tổ chức thi hành theo quy định. Chấp hành viên đồng thời thông báo kết quả thi hành án cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để biết và Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để có phương án phân chia tài sản thu được.
Điều 5. Chuyển giao, ra quyết định thi hành án, thẩm quyền của Chấp hành viên trong việc thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
1. Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản được chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên.
3. Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phần nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản, buộc thực hiện công việc nhất định hoặc không được thực hiện công việc nhất định trong quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, cưỡng chế thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà Thẩm phán đã chỉ định tổ chức thực hiện thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Điều 6. Giải thích quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
Trường hợp quyết định của Tòa án giải quyết phá sản có điểm chưa rõ, khó thi hành, không xác định được nội dung cụ thể thì cơ quan thi hành án dân sự đề nghị Tòa án đã ra quyết định giải quyết phá sản xem xét, giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự.
Điều 7. Phí chuyển tiền
Phí chuyển tiền khi Quản tài viên, Chấp hành viên, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại ngân hàng được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản tại thời điểm thực hiện việc chuyển tiền.
Điều 8. Ủy thác thi hành án
Khi thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ủy thác theo quy định tại các Điều 55, 56 và 57 Luật Thi hành án dân sự và Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp ủy thác toàn bộ quyết định thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản cho duy nhất 01 cơ quan thi hành án dân sự thì cơ quan nhận ủy thác mở một tài khoản đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và thực hiện việc phân chia theo phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản. Trường hợp cơ quan ủy thác thi hành án đã mở tài khoản thì sau khi có thông báo nhận ủy thác, số tiền trong tài khoản (nếu có) được chuyển đến tài khoản mới của cơ quan nhận ủy thác để xử lý theo quy định; tài khoản mà cơ quan ủy thác đã mở được hủy bỏ.
Trường hợp ủy thác một phần quyết định của Tòa án giải quyết phá sản thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành vụ việc theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền, tài sản, cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác phải chuyển số tiền thu được vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác và thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác biết để thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố phá sản. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác hoàn thành sau khi kết thúc việc thi hành án đối với nội dung được ủy thác và chuyển tiền cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác.
Điều 9. Định giá và định giá lại tài sản
1. Việc định giá và định giá lại tài sản trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 73, Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự, các Điều 17, 25 và 26 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
2. Việc định giá và định giá lại tài sản trong trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 122 và Điều 123 Luật Phá sản.
a) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lựa chọn, ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu thanh lý tài sản của Chấp hành viên. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản thanh lý.
b) Trường hợp không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá.
c) Trường hợp Chấp hành viên vẫn không ký được hợp đồng thẩm định giá thì yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản trước khi xác định giá của tài sản thanh lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện tham khảo ý kiến. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Quản tài viên xác định giá tài sản kê biên.
d) Đối với tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản trước khi xác định giá của tài sản thanh lý. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
3. Chấp hành viên căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Phá sản ra quyết định về việc định giá lại tài sản đối với trường hợp thanh lý tài sản. Chi phí định giá lại tài sản thanh lý được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Trường hợp việc định giá lại tài sản do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chuyên môn khác và có văn bản chỉ rõ lỗi của Quản tài viên, chi phí định giá lại tài sản do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu và được trừ vào chi phí Quản tài viên.
Điều 10. Bán tài sản
1. Việc bán tài sản trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự, Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
2. Việc bán tài sản trong trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Phá sản.
a) Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá tài sản thì có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên quyết định việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bán đấu giá tài sản về việc tài sản đưa ra bán đấu giá lần đầu nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc hết thời hạn thông báo bán tài sản nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo bằng văn bản đề nghị Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Chấp hành viên thực hiện việc giảm giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và có văn bản yêu cầu Quản tài viên tiếp tục tổ chức bán đấu giá tài sản.
Điều 11. Chấp hành viên giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
1. Chấp hành viên có trách nhiệm giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 121 Luật Phá sản.
Chấp hành viên giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông qua việc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý báo cáo Chấp hành viên.
2. Nội dung giám sát của Chấp hành viên như sau:
a) Trước khi lựa chọn, thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Chấp hành viên. Nội dung báo cáo nêu rõ tài sản đưa ra thẩm định giá, bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá; lý do lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá. Nếu thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá thì báo cáo phải nêu rõ lý do thay đổi.
b) Trường hợp không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo ngay Chấp hành viên. Nội dung báo cáo nêu rõ tài sản đưa ra thẩm định giá, bán đấu giá; quá trình lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá; lý do không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá.
Trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thì ngay sau khi nhận được các ý kiến tham khảo, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo ngay Chấp hành viên kết quả. Nội dung báo cáo nếu rõ ý kiến của các cơ quan chuyên môn và nêu rõ mức giá mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản lựa chọn.
c) Trước khi xác định giá của tài sản thanh lý, trong trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Nội dung báo cáo nêu rõ tài sản đưa ra xác định giá; lý do cần xác định giá; ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn về giá của tài sản thanh lý.
d) Ngay sau khi bán đấu giá tài sản không thành, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Chấp hành viên. Nội dung báo cáo nêu rõ tài sản đưa ra bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá; quá trình bán đấu giá tài sản; lý do bán đấu giá tài sản không thành.
đ) Trước khi bán tài sản không qua thủ tục bán đấu giá, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên. Nội dung báo cáo nêu rõ tài sản bán không qua thủ tục đấu giá, căn cứ để không đưa ra bán đấu giá.
e) Kết quả bán tài sản
Ngay sau khi bán được tài sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản báo cáo Chấp hành viên kết quả thanh lý tài sản. Đối với những tài sản thanh lý mà không bán được hết trong một lần thì khi bán được phần tài sản nào, Quản tài viên báo cáo Chấp hành viên về phần đó.
Báo cáo kết quả thanh lý tài sản có các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm; tên của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản; văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp thanh lý tài sản tổ chức thực hiện thanh lý tài sản; tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; hình thức bán tài sản; tài sản đã bán được, số tiền bán được; tài sản chưa bán được.
g) Xử lý tiền, tài sản sau khi bán tài sản
Ngay sau khi thu được tiền bán tài sản thanh lý, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có văn bản báo cáo Chấp hành viên và chuyển tiền vào tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự do Chấp hành viên đã mở. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan thi hành án dân sự nhận được tiền, Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền cho các đương sự. Thủ tục thanh toán, xử lý tiền đương sự chưa nhận thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Trường hợp Chấp hành viên phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không khách quan trong quá trình thanh lý tài sản thì Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện đúng quy định hoặc có văn bản đề xuất Tòa án thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Phá sản.
Trường hợp hành vi vi phạm quy định về pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Điều 12. Xử lý đối với tài sản thanh lý đã tổ chức bán trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp hợp tác xã phá sản
Trường hợp Thẩm phán quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật Phá sản nhưng không bán được sau đó Thẩm phán mới ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành thì Chấp hành viên yêu cầu Quản tài viên tổ chức định giá tài sản theo quy định tại Điều 122, 123 Luật Phá sản và bán đấu giá tài sản theo quy định.
Điều 13. Giao tài sản, giấy tờ cho người mua được tài sản thanh lý
1. Sau 30 ngày kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không giao được tài sản, giấy tờ cho người trúng đấu giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị và bàn giao toàn bộ giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện việc cưỡng chế giao tài sản, giấy tờ.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn phức tạp thì không quá 60 ngày kể từ ngày nhận bàn giao từ Quản tài viên, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc cưỡng chế giao tài sản, giấy tờ cho người mua được tài sản thanh lý theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cưỡng chế giao tài sản, giấy tờ.
Điều 14. Phân chia tài sản sau khi bán đấu giá tài sản thanh lý
Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 120 Luật Phá sản năm 2014. Trường hợp giá trị tài sản thanh lý không đủ để thanh toán do không bán được hết tài sản hoặc tài sản giảm giá trị thì sau khi trừ đi các khoản chi phí theo quy định, các đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ tương ứng.
Điều 15. Bàn giao tài sản mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không bán được
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thực hiện thanh lý tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo bằng văn bản với Chấp hành viên về chấm dứt thanh lý tài sản, kèm theo danh sách các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thanh lý được và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Chấp hành viên để xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên thực hiện việc định giá, bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 16. Phí thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
Người được thi hành án trong quyết định của Tòa án giải quyết phá sản phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 60 Luật Thi hành án dân sự và Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
Đối với khoản tiền, tài sản chi trả cho người được thi hành án do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thu được từ việc bán tài sản thanh lý thì cơ quan thi hành án dân sự không thu phí thi hành án.
Điều 17. Đình chỉ và kết thúc thi hành quyết định tuyên bố phá sản.
Việc đình chỉ, kết thúc thi hành quyết định tuyên bố phá sản đối với phần thanh lý tài sản được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.
Việc đình chỉ, kết thúc thi hành quyết định tuyên bố phá sản đối với các nghĩa vụ khác được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Điều 18. Gửi văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản
Văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản phải được gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát, người tham gia thủ tục phá sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.
Điều 19. Giải quyết khiếu nại việc thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản
1. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Quản tài viên có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
2. Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Quản tài viên.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Quản tài viên thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 22 và điểm c khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập theo Luật Phá sản năm 2004 chưa bị giải thể thì Chấp hành viên đề nghị Tòa án có thẩm quyền tiến hành chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 131 Luật Phá sản năm 2014 và khoản 1 Điều 28 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP. Trường hợp Tòa án không chỉ định Quản tài viên thì Chấp hành viên tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Phá sản lăm 2014
Đối với các việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch này.
Điều 21. Hiệu lực thi hành Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2018. Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có biện pháp giải quyết./.

KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN




Nguyễn Trí Tuệ

KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIM SÁT NHÂN DÂN
TI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Trần Công Phàn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG





Trần Tiến Dũng


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân, Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố Trực thu
c Trung ương;
- Cục Thi hành án dân sự Bộ Quốc Phòng;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ, Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, TAND tối cao;
- Lưu: VT Bộ Tư pháp
, VKSND tối cao, TAND tối cao.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE - THE PEOPLE’S SUPREME PROCURACY - THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Joint Circular No.07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC dated June 12, 2018 of the Ministry of Justice, the People’s Supreme Procuracy and the Supreme People’s Court on cooperation in enforcement of court’s decision on bankruptcy settlement

Pursuant to the Law on Bankruptcy No. 51/2014/QH13 dated June 19, 2014;

Pursuant to the Law on Civil Judgment Enforcement No. 26/2008/QH12 dated November 14, 2008 on amendments to the Law No. 64/2014/QH13 dated November 25, 2014;

Pursuant to the Law on Organization of People’s Court No. 62/2014/QH13 dated November 24, 2014;

Pursuant to the Law on Organization of the People’s Procuracy No. 63/2014/QH13 dated November 24, 2014;

Pursuant to Government s Decree No. 96/2017/ND-CP dated August 16, 2017 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Justice;

Pursuant to Government s Decree No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on guidelines for certain articles of the Law on Civil Judgment Enforcement;

Pursuant to Government s Decree No. 22/2015/ND-CP dated February 16, 2015 on guidelines for certain articles of the Law on Bankruptcy in terms of bankruptcy trustees, asset management and liquidation practicing;

The Minister of Justice, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, and the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy promulgate a Joint Circular on cooperation in enforcement of court’s decision on bankruptcy settlement.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

This Joint Circular sets forth the cooperation in certain procedures for enforcing the court’s decision on bankruptcy settlement.

Article 2.Subject of application

This Joint Circular applies to People’s Court, People’s Procuracy, managing authorities of civil judgment enforcement, civil enforcement agencies, bailiffs, bankruptcy trustees, asset management enterprises, enterprises, cooperatives and entities relevant to enforcement of court’s decision on bankruptcy settlement.

Chapter II

PROCEDURES FOR ENFORCEMENT OF COURT’S DECISION ON BANKRUPTCY SETTLEMENT

Article 3. Temporary suspension and suspension of judgment enforcement

1. After receiving a court’s notice regarding acceptance of a petition for initiation of bankruptcy process against an insolvent enterprise or cooperatives which is a judgment debtor (obligated to execute the judgment), the head of civil enforcement agency shall issue a decision on temporary suspension of judgment enforcement against its asset(s), other than a judgment forcing the insolvent enterprise or cooperatives to compensate for lives, health, honor or salaries of employees.

The decision on temporary suspension of judgment enforcement shall be made within 5 working days from the date on which the court’s notice is received.

2. If the court decides not to initiate the bankruptcy process after it accepted the case and the civil enforcement agency issued a decision on temporary suspension of judgment enforcement as prescribed in Clause 1 Article 71 of the Law on Bankruptcy, within 5 working days from receipt of the court’s decision, the civil enforcement agency shall issue a decision on revocation of such a decision on temporary suspension of judgment enforcement and resumption of judgment enforcement as prescribed in Clause 1 Article 37 and Clause 3 Article 49 of the Law on Civil Judgment Enforcement.

3. If the court, subject to Clause 1 Article 86 and Point a Clause 1 Article 95 of the Law on Bankruptcy, issues a decision on suspension of bankruptcy process and suspension of business resumption after it issued a decision on initiation of bankruptcy process and the civil enforcement agency issued a decision on suspension of judgment enforcement as prescribed in Clause 2 Article 71 of the Law on Bankruptcy, within 5 working days from receipt of the court’s decision, the civil enforcement agency shall issue a decision on revocation of such a decision on suspension of judgment enforcement and resumption of judgment enforcement as prescribed in Clause 3 Article 137 of the Law on Civil Judgment Enforcement.

Article 4. Judgment enforcement while enterprise/cooperatives declared bankrupt is a judgment creditor

If an enterprise/cooperatives declared bankrupt is a judgment creditor, the civil enforcement agency shall keep the enforcement as per the law. The bailiff shall give a notice of enforcement result to the bankruptcy trustees, asset management enterprise and the bankruptcy judge to plan the division of collected assets.

Article 5. Transfer, decision on judgment enforcement and authority of bailiff in enforcing the court’s decision on bankruptcy settlement

1. A court’s decision on bankruptcy settlement shall be transferred to the competent civil enforcement agency within 30 days from the date on which it becomes legally effective.

2. Within 3 working days from receipt of the court’s decision on bankruptcy settlement, the head of competent civil enforcement agency shall issue a decision on judgment enforcement and assignment of bailiff(s).

3. The bailiff of civil enforcement agency has authority to enforce the part of civil obligations associated with assets, enforce performance or non-performance of certain tasks in the declaration of bankruptcy, seize assets, transfer the assets to the purchaser as prescribed in the Law on Civil Judgment Enforcement, and request the bankruptcy trustee or asset management enterprise appointed by the judge in writing to liquidate remaining assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt.

Article 6. Explanation of court’s decision on bankruptcy settlement

The civil enforcement agency may request the court that issued a decision on bankruptcy settlement to provide explanation for certain matters that are unclear and difficult to enforce, or unidentifiable as prescribed in Clause 2 Article 179 of the Law on Civil Judgment Enforcement.

Article 7. Fund transfer charge

When the bankruptcy trustee, bailiff, court, or civil enforcement agency deposits proceeds to an account opened at a bank by the court or civil enforcement agency, the charge for such transaction shall be paid from the assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt at the transaction time.

Article 8. Delegation of judgment enforcement

When enforcing a court’s decision on bankruptcy settlement, the civil enforcement agency may delegate the judgment enforcement as prescribed in Articles 55, 56, and 57 of the Law on Civil Judgment Enforcement and Article 16 of Government’s Decree No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on guidelines for the Law on Civil Judgment Enforcement.

If a court’s decision on bankruptcy settlement is totally delegated to a single civil enforcement agency (hereinafter referred to as delegate) from the civil enforcement agency which is competent to enforce the court’s decision on bankruptcy settlement (hereinafter referred to as delegator), the delegate shall open an account in the name of the delegator and then deposit proceeds from the enterprise/cooperatives declared bankrupt to such account and carry out the plan for division of assets stated in the declaration of bankruptcy. In a case that the delegator has opened an account before receiving a notice of acceptance of delegation from delegate, the amount of the account (if any) shall be transferred to the new account of the delegate for further actions; the account of delegator shall be cancelled.

If a court’s decision on bankruptcy settlement is partly delegated to a civil enforcement agency, such delegate shall issue a decision on judgment enforcement as prescribed. Within 3 working days from the date on which an amount of money or assets is collected, the delegate shall transfer it to the account of the delegator and notify such delegator of progress of division of assets as specified in the declaration of bankruptcy. The obligation of the delegate is deemed completed after it finished the judgment enforcement as to the authorized matters and the money transfer to the delegator.

Article 9. Valuation and revaluation of assets

1. The valuation and revaluation of assets in a case where a bailiff is conducting the coercive debt collection against enterprise/cooperatives declared bankrupt shall be carried out as prescribed in Clause 2 Article 73, Article 98, Article 99 of the Law on Civil Judgment Enforcement, Articles 17, 25, and 26 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

2. The valuation and revaluation in a case where a bankruptcy trustee or asset management enterprise is liquidating the remaining assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt shall be carried out as prescribed in Articles 122 and 123 of the Law on Bankruptcy.

a) The bankruptcy trustee or asset management enterprise shall select and conclude a service contract with a valuation organization in the province or central-affiliated city where the assets to be liquidated are located within 5 working days from the date on which a request for liquidation of assets made by the bailiff is received. If the bankruptcy trustee or asset management enterprise is unable to conclude a service contract with a valuation organization in the province or central-affiliated city where the assets to be liquidated are located, another valuation organization outside that province or central-affiliated city is also permitted.

b) If the bankruptcy trustee or asset management enterprise fails to select a valuation organization, it shall send a report to the bailiff. Within 3 working days from receipt of the report of the bankruptcy trustee or asset management enterprise, the bailiff shall select the valuation organization.

c) If the bailiff still fails to conclude a valuation contract, it shall request the bankruptcy trustee or asset management enterprise to seek advice from the finance authority at the same administrative level or a body specialized in the assets to be liquidated before valuating them. Within 3 working days from receipt of request made by the bailiff, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall seek advice from a finance authority or specialized body. The consultation with the finance authority or specialized body shall be made in writing or a record bearing signatures of the bankruptcy trustee or asset management enterprise and the finance authority or specialized body. Within 15 days from receipt of the request of bankruptcy trustee or asset management enterprise but the finance authority or specialized body fails to give opinions in writing, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall request the President of People’s Committee at the same administrative level to direct such specialized agencies to do so in order for the bankruptcy trustee to value the distrained assets.

d) If the assets to be liquidated are at risk of facing destruction or deterioration, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall seek advice from the finance authority or specialized body before valuing them. The consultation with the finance authority or specialized body shall be made in writing or a record bearing signatures of the bankruptcy trustee or asset management enterprise and the finance authority or specialized body.

3. The bailiff shall, subject to Clause 2 Article 123 of the Law on Bankruptcy, consider whether to revalue the assets in case of liquidation of assets. The expenses associated with revaluation shall be paid from the value of assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt. If the bankruptcy trustee or asset management enterprise, during revaluing the assets, commits violations against regulations on bankruptcy, law on valuation of assets leading deviation of the results of valuation, the bailiff shall consult with the court, procuracy, finance authority at the same administrative level and other specialized body and then make a document prescribing the faults of the bankruptcy trustee; in this case, the expenses associated with revaluation shall be borne by the bankruptcy trustee or asset management enterprise and to be deducted from the bankruptcy trustee’s remuneration.

Article 10. Sale of assets

1. The sale of assets in a case where a bailiff conducts the coercive debt collection against enterprise/cooperatives declared bankrupt shall be carried out as prescribed in Article 101 of the Law on Civil Judgment Enforcement, Articles 27 of Decree No. 62/2015/ND-CP.

2. The sale of assets in a case where a bankruptcy trustee or asset management enterprise is liquidating the remaining assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt shall be carried out as prescribed in Articles 122 and 123 of the Law on Bankruptcy.

a) If the bankruptcy trustee or asset management enterprise fails to select an auction organization, it shall send a report to the bailiff. Within 3 working days from receipt of the report of the bankruptcy trustee or asset management enterprise, the bailiff shall select the auction organization.

b) Within 5 working days from receipt of notice from the auction organization that there was no bidder when the assets were put up for initial auction, when the deadline for notice of sale of assets expired, or the auction was unsuccessful, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall request the bailiff in writing to issue a decision on reducing the prices of assets for keeping holding another auction. The bailiff shall reduce the prices as prescribed in law on civil judgment enforcement and request the bankruptcy trustee in writing to keep holding another auction.

Article 11. Bailiff overseeing bankruptcy trustee or asset management enterprise liquidating the remaining assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt

1. The bailiff shall oversee the bankruptcy trustee or asset management enterprise which is liquidating the assets of enterprise/cooperatives declared bankrupt after requesting it to carry out such a liquidation as prescribed in Clauses 1, 2 Article 121 of the Law on Bankruptcy.

The bailiff shall oversee the bankruptcy trustee or asset management enterprise through reports received.

2. The bailiff shall oversee the following matters:

a) Before selecting or replacing the valuation organization or auction organization, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report it to the bailiff. The report shall indicate the assets to be valued or auctioned; name and address of the valuation or auction organization; reasons for selecting the valuation or auction organization. If the valuation or auction organization is replaced, the report must provide explanation for the replacement.

b) If the bankruptcy trustee or asset management enterprise fails to select a valuation or auction organization, it shall send a report to the bailiff immediately. The report shall indicate the assets to be valued or auctioned; process of selection; reasons for failure to select a valuation or auction organization.

If the bankruptcy trustee or asset management enterprise seeks advice from the finance authority or specialized body, it shall report it to the bailiff after receiving the opinions from these authorities/bodies. The report shall indicate the opinions of the specialized body and state the price that the bankruptcy trustee or asset management enterprise selects.

c) Before valuation, if the assets to be liquidated are at risk of facing destruction or deterioration, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report it to the bailiff in writing. The report shall indicate the assets to be valued; reasons for valuation; opinions of the finance authority or specialized body in terms of prices of assets.

d) As soon as practicable after an auction was unsuccessful, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report it to the bailiff. The report shall indicate the assets to be auctioned; name and address of the auction organization; process of auction; reasons for unsuccessful auction.

dd) Before selling the assets without through an auction, the bankruptcy trustee or asset shall report it to the bailiff in writing. The report shall indicate that the assets are not going to be sold through an auction and reasons for not putting them up for auction.

e) Result

Promptly after the assets were sold, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report the result to the bailiff. As for liquidated assets that were not totally sold, the bankruptcy trustee shall report the sold part of these assets to the bailiff.

A report on result shall at least contain: Date; name of bankruptcy trustee or asset management enterprise; a document which requests the bankruptcy trustee or asset management enterprise to carry out the liquidation of assets; name and address of the enterprise/cooperatives declared bankrupt; forms of sale; the sold assets, proceeds; and unsold assets.

g) Dealing with proceeds and assets after sale

As quickly as possible after collecting proceeds from liquidation, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report it to the bailiff and transfer such amount of money to the account in the name of civil enforcement agency opened by the bailiff. Within 10 days from the date on which the civil enforcement agency receives money, the bailiff shall make payments to the involved parties. Procedures for payments and handling of payments that involved parties have not received are specified in the law on civil judgment enforcement.

3. If the bailiff finds that the bankruptcy trustee or asset management enterprise committed violations of law leading compromise of impartiality rule in the course of liquidation practicing, the bailiff shall request it in writing to comply with regulation or request the court to replace the bankruptcy trustee or asset management enterprise as prescribed in Clause 4 Article 17 of the Law on Bankruptcy.

If the violation against law on bankruptcy or law on asset valuation leads a deviation of valuation result, Clause 2 Article 17 of Decree No. 22/2015/ND-CP dated February 16, 2015 on guidelines for the Law on Bankruptcy in terms of bankruptcy trustee and assets management and liquidation practicing.

Article 12. Actions against assets sold before the declaration of bankruptcy

If a judge decided the sale of assets of the insolvent enterprise/cooperatives after initiation of bankruptcy process to secure the bankruptcy costs as prescribed in Clause 6 Article 9 of the Law on Bankruptcy but the assets have not been sold until the judge declared the enterprise/cooperatives bankrupt and transferred the case to the civil enforcement agency for enforcement thereafter, the bailiff shall request the bankruptcy trustee to value the assets as prescribed in Articles 122, 123 of the Law on Bankruptcy and hold an auction as prescribed.

Article 13. Handover of assets and documents thereof to purchasers of liquidated assets

1. Within 30 days after a purchaser (winning bidder) made full payment but the bankruptcy trustee or asset management enterprise fails to hand over assets and documents thereof to the winning bidder, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall request the civil enforcement agency in writing and hand over all documents to it for carrying out the coercive handover of assets and documents.

2. Within 30 days, or within 60 days in case of difficult case, from receipt of request from the bankruptcy trustee, the civil enforcement agency shall carry out the coercive handover of assets and documents thereof to the purchaser as prescribed in law on civil judgment enforcement. The bankruptcy trustee, asset management enterprise and auction organization shall cooperate with the civil enforcement agency in carry out the coercive handover of assets and documents thereof.

Article 14. Division of assets after auction

The bailiff shall implement the plan for division of assets according to the declaration of bankruptcy as prescribed in Point d Clause 2 Article 120 of the Law on Bankruptcy 2014. If the value of liquidated assets is not sufficient to cover all payments as a result that they were partly unsold or deteriorated, such amount shall be firstly deducted from relevant costs as prescribed, and then be paid to creditors at the same order of priority in proportion to their rates of debts.

Article 15. Handover of assets that bankruptcy trustee or asset management enterprise fails to sell

Within 5 working days from the expire date of liquidation as prescribed in Clause 4 Article 121 of the Law on Bankruptcy, the bankruptcy trustee or asset management enterprise shall report the termination of liquidation in writing to the bailiff, enclosed with a list of assets that have not been liquidated, and then hand over all assets and documents thereof to the bailiff for further liquidation as per the law. The bailiff shall value and sell assets of the enterprise/cooperatives declared bankrupt as prescribed in law on civil judgment enforcement.

Article 16. Fee for enforcement of court’s decision on bankruptcy settlement

The judgment creditor in the court’s decision on bankruptcy settlement shall pay an amount of civil judgment enforcement fee as prescribed in Article 60 of the Law on Civil Judgment Enforcement and Circular No. 216/2016/TT-BTC dated November 10, 2016 of the Ministry of Finance on amounts, collection and payment, management and use of civil judgment enforcement fees.

With regard to the amount of money or assets given to the judgment creditor by the bankruptcy trustee or asset management enterprise from the sale of liquidated assets, the civil enforcement agency may not collect a judgment enforcement fee.

Article 17. Suspension and termination of enforcement of declaration of bankruptcy.

The suspension and termination of enforcement of a declaration of bankruptcy as to liquidation of assets are specified in the Law on Bankruptcy.

The suspension and termination of enforcement of a declaration of bankruptcy as to other obligations are specified in the Law on Civil Judgment Enforcement.

Article 18. Forwarding request sent to bankruptcy trustee or asset management enterprise for liquidation of assets

The request sent to the bankruptcy trustee or asset management enterprise for liquidation of assets shall be forwarded to the court, Procuracy, and participants within 3 working days from the date on which the request was made.

Article 19. Handling of complaints against enforcement of court’s decision on bankruptcy settlement

1. An involved party, person with relevant interests and obligations, or the bankruptcy trustee is entitled to file a complaint against a decision or act of the head of civil enforcement agency or bailiff if he/she has grounds for presuming that such decision or act is against the law and infringement of his/her lawful rights and interests in accordance with the Law on Civil Judgment Enforcement.

2. An involved party, person with relevant interests and obligations is entitled to file a complaint against a decision or act of the bankruptcy trustee.

The power to handle complains and denunciation against the bankruptcy trustee is specified in Clause 8 Article 22 and Point c Clause 1, Point dd Clause 2 Article 24 of Decree No. 22/2015/ND-CP.

Chapter III

IMPLEMENTATIONORGANIZATION

Article 20. Transitionalprovisions

If the asset management group established under the Law on Bankruptcy 2004, in a case, has not been dissolved, the bailiff shall request the competent court to appoint a bankruptcy trustee or asset management enterprise as prescribed in Article 131 of the Law on Bankruptcy 2014 and Clause 1 Article 28 of Decree No. 22/2015/ND-CP. If the court fails to appoint a bankruptcy trustee, the bailiff shall keep the judgment enforcement as prescribed in the Law on Bankruptcy 2014.

If a judgment was partly enforced and the remaining part remains un-enforced before the effective date of this Joint Circular but all procedures for judgment enforcement are followed in accordance with the Law on Civil Judgment Enforcement, the Law on Bankruptcy and their guiding documents, the judgment enforcement result shall be recognized; further judgment enforcement shall keep comply with regulations in this Joint Circular.

Article 21.Effect

This Joint Circular takes effect on August 01, 2018.

In case of difficulties that arise during the implementation, civil enforcement agencies, People’s Court and the People’s Procuracy at levels shall report them to the Ministry of Justice, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy for consideration./.

For the Chief Justice of Supreme People’s Court

The Deputy Chief Justice

Nguyen Tri Tue

For the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy

The Deputy Chief Procurator

Tran Cong Phan

For the Minister of Justice

The Deputy Minister

Tran Tien Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 07/2018/TTLT-BTP-VKSNDTC-TANDTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất