1. Hợp đồng FIDIC là gì?
Hợp đồng FIDIC là viết tắt của Fédération Internationale des Ingénieurs – Conseils.
Đây là một trong số hợp đồng mẫu điển hình được ban hành bởi Hiệp hội tư vấn kỹ sư quốc tế (một tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kỹ sư tư vấn trên thế giới thành lập năm 1913, trụ sở chính đặt tại Thuỵ Sỹ).
Hợp đồng FIDIC được nhiều nhà thầu, nhà đầu tư, kỹ sư trên thế giới ưa chuộng và sử dụng.
Hợp đồng FIDIC được sử dụng cho những dự án đầu tư quốc tế có quy mô lớn nhỏ, các bên tham gia đầu tư có thể có quốc tịch, ngôn ngữ khác nhau và đến từ các khu vực khác nhau. Hiện nay các dự án xây dựng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC.
2. Nội dung của hợp đồng FIDIC
Nội dung các quy định trong hợp đồng FIDIC thường làm rõ mối quan hệ giữa các bên tham gia vào hợp đồng và phân chia rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Các rủi ro này được hợp đồng FIDIC chia sẻ công bằng và áp dụng nguyên tắc kiểm soát rủi ro đó.
Đặc trưng của hợp đồng FIDIC là phân phối rủi ro giữa các chủ thể bên tham gia hợp đồng một cách công bằng. Kể từ khi khởi đầu của dự án, người soạn thảo hợp đồng sẽ phân tích rủi ro và xác định hình thức hợp đồng phù hợp với mức độ rủi ro.
Khi được xây dựng và thiết kế, hợp đồng FIDIC có nội dung tôn trọng các đặc thù riêng của từng dự án thể hiện qua hai loại điều kiện là Điều kiện chung và Điều kiện cụ thể.
Điều kiện chung là điều kiện cơ bản của hợp đồng quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, các vấn đề về bảo mật, an toàn lao động, giải quyết tranh chấp, miễn trách nhiệm, luật áp dụng,…
Điều kiện cụ thể là những điều kiện riêng phù hợp với từng dự án cụ thể, các điều kiện này được điều chỉnh theo từng dự án xây dựng và đặc thù của dự án đó.
Mặc dù hợp đồng FIDIC đã cung cấp các điều kiện cụ thể để các bên tham gia hợp đồng không thay đổi việc phân chia rủi ro trong dự án một cách công bằng.
Tuy nhiên, trên thực tế, dựa vào cơ sở lợi ích, hầu hết những người tham gia và soạn thảo hợp đồng thường thay đổi đáng kể các nội dung điều khoản chung của hợp đồng FIDIC.
Vì vậy, phần lớn rủi ro được sang nhà thầu dẫn đến việc dự án bị trì hoãn và vượt quá ngân sách ban đầu đặt ra
Tuy nhiên, các điều khoản của hợp đồng FIDIC không phải lúc nào cũng phù hợp với hoàn cảnh của hợp đồng.
Trong mỗi trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào đặc trưng của nền kinh tế và quy định pháp luật ở quốc gia đang được đầu tư các bên cần có sự cân nhắc trong việc lựa chọn có sử dụng mẫu hợp đồng FIDIC hay không.
3. Phân loại các loại hợp đồng FIDIC
Hiện nay có rất nhiều loại mẫu hợp đồng FIDIC khác nhau để đáp ứng nhu cầu khác của các bên tham gia cùng dự án. Các loại FIDIC này được phân chia theo màu sắc tương ứng với các mô hình đầu tư và kỹ thuật khác nhau.
3.1. Cuốn màu xanh lá
Cuốn màu xanh lá thường dành cho các dự án có chi phí thấp hoặc các dự án diễn ra nhanh chóng, thời gian thi công ngắn, các công việc đơn giản mang tính chất lặp đi lặp lại, tiếp cận dễ dàng.
Thông thường đối với cuốn màu xanh lá thì nhà thầu được yêu cầu thi công công trình phù hợp với thiết kế mà không quan tâm thiết kế đó do chủ đầu tư hay nhà thầu cung cấp. Khi sử dụng cuốn màu xanh lá thì sẽ không có thanh toán hàng tháng hoặc đánh giá hàng tháng.
3.2. Cuốn màu đỏ
Cuốn màu đỏ phù hợp với các dự án xây dựng lớn và phức tạp hơn. Cuốn màu đỏ được thường được khuyến cáo sử dụng trong hợp đồng xây dựng hoặc các công việc kỹ thuật mà chủ đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm phần thiết kế. Trên thực tế cuốn màu đỏ được sử dụng phổ biến nhất cho hợp đồng xây dựng khi hết công việc được thiết kế bởi chủ đầu tư.
Cuốn màu đỏ sẽ do kỹ sư quản lý thay vì nhà thầu hay chủ đầu tư. Kỹ sư sẽ là người chịu trách nhiệm giám sát việc thi công xây dựng và xác nhận thanh toán. Nhà thầu được thiết kế một phần trong dự án, được thanh toán dựa vào số lượng công việc thực tế.
3.3. Cuốn màu hồng
Cuốn màu hồng thường dành cho dự án Chủ đầu tư thiết kế nhưng được các ngân hàng phát triển tài trợ.
Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm thiết kế, nhà thầu được thanh toán dựa vào số lượng công việc thực tế thực hiện.
3.4. Cuốn màu vàng
Cuốn màu vàng được khuyến cáo sử dụng cho với những dự án mà nhà thầu thực hiện phần lớn việc thiết kế. Cuốn màu vàng thường được sử dụng trong các dự án hay công trình xây dựng, kỹ thuật.
Cuốn màu vàng quy định kỹ sư có vai trò quản lý, giám sát công trình và xác nhận thanh toán. Nhà thầu hoàn thành những nghĩa vụ theo tiến độ để hoàn thiện công trình, dự án.
3.5. Cuốn màu cam
Cuốn màu cam dành cho dự án thiết kế xây dựng mà nhà thầu là người chịu trách nhiệm thực hiện gần như toàn bộ. Người tư vấn thực hiện việc quản lý hợp đồng, giám sát sản xuất và lắp dựng tại công trường hoặc xác nhận thanh toán.
3.6. Cuốn màu bạc
Cuốn màu bạc thường dành cho dự án EPC. Trong dự án này, nhà thầu thiết kế và thực hiện dự án, cũng như cung cấp đầy đủ tiện ích cho chủ đầu tư và nhà thầu chịu trách nhiệm cao hơn trong việc thiết kế và thi công công trình, dự án. Khi sử dụng cuốn màu bạc, các thông tin chi tiết về giá, ngày hoàn thành được ưu tiên hàng đầu. Chủ đầu tư sẽ có ưu thế hơn về chi phí so với nhà thầu.
Cuốn màu bạc cũng được sử dụng cho những công trình, dự án được tài trợ vốn riêng rẽ mà chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm thiết kế, thi công, bảo hành và vận hành công trình, dự án và sẽ chuyển trách nhiệm xây dựng cho chủ đầu tư.
3.7. Cuốn màu xanh dương
Cuốn màu xanh dương dành cho dự án, công trình liên quan đến nạo vét, cải tạo và xây dựng phụ trợ. Thông thường, cuốn màu xanh dương được sử dụng để điều chỉnh các hợp đồng toàn bộ công việc thiết kế là của nhà thầu.
3.8. Cuốn màu trắng
Cuốn màu trắng được sử dụng để chỉ định nhà tư vấn cung cấp dịch vụ cho chủ đầu tư. Cuốn màu trắng không phù hợp với các công việc xây dựng và thiết kế. Cuốn màu trắng được sử dụng để chỉ định bên tư vấn cung cấp dịch vụ cho chủ đầu tư.
Trên đây là nội dung cần biết về hợp đồng FIDIC