Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự

thuộc tính Nghị định 33/2020/NĐ-CP

Nghị định 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:33/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:17/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Dân sự

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ 01/5, người mua được tài sản bán đấu giá có 30 ngày để nộp tiền
Đây là quy định mới được Chính phủ thay đổi tại Nghị định 33/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Cụ thể, người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Quy định mới đã tăng gấp đôi thời gian để người mua được tài sản bán đấu giá có thể chuẩn bị tiền nộp, bởi Nghị định 62/2015/NĐ-CP trước đó chỉ cho phép người mua nộp trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày đấu giá thành.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng bổ sung quy định mới về việc xuất cảnh của người phải thi hành án. Theo đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, có yêu cầu của người được thi hành án.

Thứ hai, có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/5/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

Xem chi tiết Nghị định33/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

-------

Số: 33/2020/NĐ-CP

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

-----------------

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự
1. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành án đối với khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước không yêu cầu thi hành án thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án.”
2. Điểm b khoản 3Điểm đ khoản 4 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm b khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn.”
b) Điểm đ khoản 4 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi hình thức, chuyển giao bắt buộc, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì phải có văn bản hợp pháp chứng minh thời gian chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án.”
3. Khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án, đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận thi hành án. Thỏa thuận phải bằng văn bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia. Đương sự phải chịu trách nhiệm về nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.
Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung quyết định thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận, đề nghị của đương sự để tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành án mà đương sự thỏa thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với nội dung thỏa thuận đó theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đương sự thỏa thuận đình chỉ thi hành án sau thời điểm tài sản đã được bán đấu giá thành hoặc đã bán cho đồng sở hữu hoặc người được thi hành án đã đồng ý nhận tài sản để trừ vào tiền thi hành án mà chưa giao được tài sản cho họ thì việc thỏa thuận phải được sự đồng ý của người trúng đấu giá, người mua tài sản hoặc người nhận tài sản.
Sau khi có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại đối với nội dung đã đình chỉ thi hành.
4. Khi đương sự có yêu cầu, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến và ký tên vào văn bản thỏa thuận trong trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Việc chứng kiến thỏa thuận phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp phát hiện thỏa thuận vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án thì Chấp hành viên từ chối chứng kiến thỏa thuận nhưng phải nêu rõ lý do từ chối vào biên bản thỏa thuận.”
4. Khoản 1khoản 3 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung đối với các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định, trừ các trường hợp sau đây:
a) Có người được trả lại tiền, tài sản thì ra một quyết định thi hành án đối với người đó.
b) Có người phải thi hành nhiều khoản khác nhau thì ra một quyết định thi hành án đối với người đó.
c) Một người vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ thì ra một quyết định thi hành án đối với người đó.
3. Các khoản thu khác cho Nhà nước thuộc diện cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án quy định tại điểm c khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự bao gồm: Khoản truy thu thuế; khoản viện trợ cho Nhà nước; khoản bồi thường cho Nhà nước, cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng; khoản thu nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước.”
5. Khoản 1khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án cho mỗi yêu cầu thi hành án. Trường hợp trong bản án, quyết định có một người phải thi hành án cho nhiều người và các đương sự yêu cầu thi hành án vào cùng thời điểm thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều yêu cầu.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định, nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án theo đúng nội dung bản án, quyết định.
4. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án đối với bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự trong trường hợp bản án, quyết định không xác định rõ khoản phải thi hành hoặc không xác định rõ người phải thi hành án, trừ các trường hợp:
a) Giao quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tài sản mà tại thời điểm yêu cầu thi hành án, người được thi hành án không được trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản;
b) Giao quyền nuôi dưỡng người chưa thành niên mà tại thời điểm yêu cầu thi hành án, người được thi hành án không được trực tiếp nuôi dưỡng;
c) Giao quyền thăm nom, chăm sóc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng lao động cho người được thi hành án không trực tiếp nuôi dưỡng.”
6. Khoản 2khoản 6 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trường hợp cần xác minh làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin.
Việc ủy quyền xác minh của cơ quan thi hành án dân sự phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung ủy quyền và nội dung cần thiết khác. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm về kết quả xác minh theo nội dung ủy quyền, trả lời bằng văn bản về kết quả xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy quyền trong thời hạn sau đây:
a) Đối với việc xác minh tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì thời hạn gửi kết quả xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
b) Đối với việc xác minh các loại tài sản và thông tin khác, thời hạn trả lời kết quả xác minh không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được ủy quyền.
6. Việc thi hành án chưa có điều kiện quy định tại khoản 5 Điều này được thống kê riêng để theo dõi. Khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì Chấp hành viên tiến hành xác minh và tổ chức thi hành án theo quy định tại khoản 4 Điều này.”
7. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trường hợp người được thông báo là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì việc thông báo cho họ thông qua người thân thích được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu được nhận thông báo bằng điện tín, fax, email hoặc hình thức khác thì việc thông báo trực tiếp có thể được thực hiện theo hình thức đó nếu không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.”
8. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.
Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải thi hành án lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định tuyên xử lý để thi hành án hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.”
9. Khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Căn cứ bản án, quyết định được thi hành hoặc kết quả xác minh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Nơi có tổng giá trị tài sản lớn nhất.
3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì phải ủy thác khoản phải thi hành án đó đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.
Trường hợp tài sản đang xử lý để thi hành án nhưng có tranh chấp và đã được tòa án thụ lý giải quyết mà đương sự có tài sản ở địa phương khác thì ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản để thi hành án.
Cơ quan thi hành án nơi ủy thác phải thường xuyên cập nhật, theo dõi và thông báo ngay cho cơ quan thi hành án nhận ủy thác biết kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án để phối hợp tổ chức thi hành án. Cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác phải kịp thời thông báo tiến độ, kết quả xử lý tài sản cho cơ quan ủy thác thi hành án để theo dõi, phối hợp trong việc tổ chức thi hành án.
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì Chấp hành viên sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
Các quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, quyết định tạm hoãn xuất cảnh và các quyết định về thi hành án khác liên quan đến khoản ủy thác có hiệu lực cho đến khi có quyết định thay thế của cơ quan nhận ủy thác.”
10. Khoản 1khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Chấp hành viên tổ chức định giá tài sản để thực hiện việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án theo quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người phải thi hành án không tự nguyện giao tài sản hoặc không tự nguyện thanh toán giá trị tài sản theo nội dung bản án, quyết định khi đã hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự;
b) Có ít nhất một trong các đương sự có đơn yêu cầu định giá tài sản và đã nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản;
c) Tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá trị tài sản khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Người có đơn yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, kèm theo đơn yêu cầu định giá tài sản. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định được áp dụng tại địa phương hoặc giá thị trường phổ biến của tài sản giống hệt hoặc tương tự với tài sản cần định giá tại địa phương hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu định giá tài sản của đương sự và tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản, Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Chi phí định giá do người yêu cầu định giá chịu.”
11. Khoản 1khoản 6 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trường hợp tài sản đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà phát sinh các giao dịch liên quan đến tài sản đó thì tài sản đó bị kê biên, xử lý để thi hành án. Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đối với tài sản đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đối với tài sản đó.
Trường hợp có giao dịch về tài sản mà người phải thi hành án không sử dụng toàn bộ khoản tiền thu được từ giao dịch đó để thi hành án và không còn tài sản khác hoặc có tài sản khác nhưng không đủ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có giao dịch về tài sản nhưng chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản theo quy định. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự, trường hợp cần tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự.
Trường hợp có giao dịch về tài sản kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành viên không kê biên tài sản mà thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự và có văn bản thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
b) Trường hợp có các giao dịch khác liên quan đến tài sản mà không chuyển giao quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người khác thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7a Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo lập nơi ở mới thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.”
12. Khoản 1, khoản 3 và Khoản 5 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trước khi bán đấu giá tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung mà có nhiều chủ sở hữu chung đề nghị mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định thì Chấp hành viên thông báo cho các chủ sở hữu chung đó thỏa thuận người được quyền mua. Nếu không thỏa thuận được thì Chấp hành viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người được mua tài sản.
3. Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng thì tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản.
Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.”
13. Khoản 1điểm a khoản 5 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 1 Điều 49 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Trường hợp thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự thì những người được thi hành án đã yêu cầu theo các bản án, quyết định đang do cơ quan thi hành án đó tổ chức thi hành tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế hoặc có biên bản về việc tự nguyện giao tài sản được ưu tiên thanh toán.
Trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này thì Chấp hành viên thực hiện thủ tục về thi hành án đối với những người đã yêu cầu thi hành án; tổ chức giao tiền, tài sản cho những người đã yêu cầu hoặc những người được thi hành án có mặt tại thời điểm thanh toán tiền, trả tài sản. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người được thi hành án khác theo bản án, quyết định đó được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật về dân sự.”
b) Điểm a khoản 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Khoản tiền, tài sản chưa xác định được địa chỉ của người được nhận hoặc khoản tiền hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà người được thi hành án đã yêu cầu thi hành án không đến nhận.
Sau khi gửi tiền, tài sản, nếu người được nhận tiền, tài sản đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự chi trả tiền, tài sản cho người được nhận. Phần lãi tiền gửi được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho người được nhận.
Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc 01 năm, kể từ ngày thông báo đối với trường hợp thu được tiền sau thời điểm 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không đến nhận thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định sung công quỹ nhà nước và chuyển nộp số tiền, tài sản đó vào ngân sách nhà nước.”
14. Khoản 3 Điều 50 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Đối với việc thi hành án có yêu cầu ủy thác tư pháp thì xử lý như sau:
a) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ mà nhận được đủ kết quả theo yêu cầu thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nhận được kết quả ủy thác tư pháp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc ủy thác tư pháp lần thứ hai. Nếu đã ủy thác tư pháp lần thứ hai mà kết quả không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
b) Trường hợp hết thời hạn quy định tại điểm a khoản này mà không có kết quả hoặc có thông báo về việc không thực hiện được việc ủy thác tư pháp thì việc thông báo văn bản đã ủy thác và các văn bản khác trong quá trình thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự.
c) Trường hợp ủy thác tư pháp về việc giao trả giấy tờ, tài liệu liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự, nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp không có kết quả hoặc đương sự không đến nhận thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm a khoản này hoặc hết thời hạn theo thông báo thì cơ quan thi hành án làm thủ tục gửi cho người đó; trường hợp không xác định được địa chỉ người nhận thì gửi cho cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu hoặc cơ quan đại diện của nước có cơ quan, tổ chức đã ban hành giấy tờ, tài liệu.”
15. Khoản 1, điểm e khoản 2 và khoản 4 Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Khoản 1 và khoản 4 Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Người phải thi hành án chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án theo bản án, quyết định thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có yêu cầu của người được thi hành án;
b) Có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.
Việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì việc tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp nhận được thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để điều chỉnh thông tin.
4. Việc giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành, khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn hoặc khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
b) Điểm e khoản 2 Điều 51 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.”
16. Khoản 3 Điều 66 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm tra viên sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”
17. Khoản 2 Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của Thư ký thi hành án sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.”
Điều 2. Bãi bỏ Điểm b Khoản 2 Điều 64.
Điều 3. Quy định chuyển tiếp
Đối với việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

Ban Bí thư Trung ương Đảng;

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

Văn phòng Tổng Bí thư;

Văn phòng Chủ tịch nước;

Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;

Văn phòng Quốc hội;

Tòa án nhân dân tối cao;

Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, PL(2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

-------

No. 33/2020/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

Hanoi, March 17, 2020

 

 

DECREE

On amending and supplementing a number of Articles of the Government’s Decree No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments

-----------------

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Enforcement of Civil Judgments dated November 14, 2008;

Pursuant to the Law on amending and supplementing a number of Articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments dated November 25, 2014;

At the proposal of the Minister of Justice;

The Government hereby promulgates the Decree on amending and supplementing a number of Articles of the Government’s Decree’s No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

Article 1. To amend and supplement a number of Articles of the Government’s Decree’s No. 62/2015/ND-CP dated July 18, 2015 on detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Enforcement of Civil Judgments

1. To amend and supplement Clause 3, Article 3 as follows:

“3. After 01 year from the effective date of a court judgment or court decision, if the agency, organization or enterprise that is
judgment creditor does not request enforcement of the judgment, the direct managing agencies and organizations; the agency representing the owner of such agency, organization or enterprise shall provide instructions on requesting enforcement for the state-owned money, property.”

2. To amend and supplement Point b, Clause 3 and Point dd, Clause 4, Article 4 as follows:

a) To amend and supplement Point b, Clause 3, Article 4 as follows:

“b) The litigant does not receive a court judgment or court decision not because of their fault; the litigant is working in a bordering area or island and unable to request the enforcement on schedule; the litigant has an accident or disease that causes him/her to lose his/her consciousness; the litigant dies without an inheritor; an organization undergoes amalgamation, merger, division, separation, dissolution, transformation of its form, compulsory transfer, transfer of all shares or contributed capital without identifying another organization or individual entitled to request enforcement as prescribed by law or the litigant fails to request the enforcement before the deadline because of fault of the adjudicating authority, civil judgment enforcement authority or another organization or individual.”

b) To amend and supplement Point dd, Clause 4, Article 4 as follows:

“dd) In case of amalgamation, merger, division, separation, dissolution, transformation of its form, compulsory transfer, transfer of all shares or contributed capital, in order to be able to request a judgment enforcement to be enforced, an organization and individual is required to have a lawful document proving the unidentified time.”

3. To amend and supplement Clauses 2, 3 and 4, Article 5 as follows:

“2. Where the civil judgment enforcement authority has issued an enforcement order, the litigants are still entitled to reach an agreement on judgment execution. The agreement must be in writing and specify the time, location, agreement contents, time limit to execute the agreement, legal consequences for failure to implement it, and bear the involved parties’ signatures or confirmations. A litigant shall be responsible for the agreement contents that do not violate the prohibition of law, contrary to social ethics, is not true to the facts, affect the legitimate rights and interests of a third person or evade fees of judgment enforcement.

If the parties fail to implement the agreement, the civil judgment enforcement authority shall base on the contents of the judgment enforcement decision and the executed results as in the agreement or the litigant’ proposal to enforce the judgment, except for the cases as prescribed in Clause 3 of this Article.

3. Where the litigants reach an agreement to request the civil judgment enforcement authority not to implement part or all of the judgment enforcement decision, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue a decision to suspend the implementation of part of or all of the decision in accordance with Point c Clause 1 Article 50 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

If the litigants reach an agreement to suspend the judgment enforcement after the time the property has been auctioned or sold to the co-owners or the judgment creditors have agreed to receive the properties to deduct from the judgment enforcement money, and the property hasn t been delivered to them yet, the agreement must be agreed upon by the winning bidder, the buyer of the property or the recipient.

After having the decision of suspension of judgment enforcement of the head of the civil judgment enforcement authority, a litigant is not entitled to request to re-enforce with the contents that have been suspended from execution.

4. The enforcement officer shall witness and sign the agreement at the request of the litigants in the cases as prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article. Such witness must be carried out at the office of the civil judgment enforcement authority. When detecting that the agreement is illegal or immoral or impractical and thus affects the lawful rights and interests of a third party or is meant to avoid enforcement costs, the enforcement officer is entitled to refuse to witness the agreement and provide the reasons of refusal in the agreement.”

4. To amend and supplement Clauses 1 and 3, Article 6 as follows:

“1. The head of a civil judgment enforcement authority may issue a single order for automatic enforcement of certain portions of a court judgment or court decision, except for the following cases:

a) If any person is returned money or property, a judgment enforcement decision shall be issued to that person.

b) If any person is returned many different amounts of money and property, a judgment enforcement decision shall be issued to that person.

c) If any person has both rights and obligations at the same time, a judgment enforcement decision shall be issued to that person.

3. Other revenues for the State which are that are automatically collected by the judgment enforcement authorities as prescribed in Point c, Clause 2, Article 36 of the Law on Enforcement of Civil Judgments includes: Tax arrears, assistance for the State and compensations provided for the State, State agencies or the enterprises that the State holds 100% of charter capital in cases of infringing upon economic management order or corruption; revenues collected directly into the State budget.”

5. To amend and supplement Clauses 1 and 4, Article 7 as follows:

“1. For each request for enforcement, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue an enforcement order. Where there is one judgment debtor for many people under a court judgment or court decision and the litigants request enforcement at the same time, the head of the civil judgment enforcement authority shall issue a single enforcement order.

In case many people receive a specific property or receive a sum of money under a judgment or decision, but only one or several of them request judgment enforcement, the head of the civil judgment enforcement shall issue a decision to execute the judgment strictly according to the contents of the judgment or decision.

4. The judgment enforcement authority is entitled to refuse of judgment enforcement for a judgment and decision that does not give rise to the litigants’ rights and obligations in accordance with Point a, Clause 5, Article 31 of the Law on Enforcement of Civil Judgments in case the judgment and decision does not clearly determine the amount of judgment enforcement or does not clearly identify the judgment debtors, except for the following cases:

a) Assigning the right to own, use and manage properties which the judgment creditor must not directly manage and use at the time of requesting for judgment enforcement;

b) Assigning the right to nurture the minors whom the judgment creditor must not directly nurture at the time of requesting for judgment enforcement;

c) Assigning the right to visit and take care of a minor, a person who loses his/her civil act capacity, a person who is incapable of working for the judgment creditor who does not directly nurture them.”

6. To amend and supplement Clauses 2 and 6, Article 9 as follows:

“2. Where information about the judgment debtor’s property, residence, workplace or other information related to the civil judgment enforcement has to be verified, the head of the civil judgment enforcement authority may authorize in writing another civil judgment enforcement authority that has such information to verify.

The letter of authorization shall specify the authorizing contents and other necessary contents. Head of judgment enforcement authority that is authorized shall be responsible for the verification results according to the authorizing contents, reply in writing about the verification results to the authorized judgment enforcement authority in the following time limits:

a) For verification of real property or personal property that has to be registered, the verification result shall be sent within 30 days from the authorization date. In case of difficulty and complication, the time limit may be extended but not exceeding 45 days from the authorization date.

b) For verification of other property and information, the verification result shall be sent within 15 days from the authorization date.

6. The judgment enforcement without conditions as prescribed in Clause 5 of this Article shall be separately listed for monitoring. If there is any new information about the execution conditions of the judgment debtor, the enforcement officer shall verify and organize to enforce a court’s judgment or decision in accordance with Clause 4 of this Article.”

7. To amend and supplement Clause 2, Article 12 as follows:

“2. In case the notified person with related rights and obligations is absent, a notification shall be sent to their relatives in accordance with Clause 2, Article 40 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

A notification may be sent by fax, email or another manner at the request of the litigant or person with related rights and obligations as long as it does not obstruct the civil judgment enforcement authority.”

8. To amend and supplement Clause 1, Article 13 as follows:

“1. The enforcement officer shall select to apply the appropriate measures to ensure the enforcement of judgments and forcible measures according to the contents of the court judgment or decision, the enforcement order, the nature and extent of obligations of the civil judgment enforcement; the judgment debtor’s capacity, the litigant’s written requests and local conditions.

The enforcement officer is entitled to apply measures to ensure the enforcement of judgments and forcible measures in case of implementation of a decision on application of temporary emergency measures as prescribed in Article 130 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

The application of measures to ensure the enforcement of judgments and forcible measures must be suitable for the judgment debtor’s obligations and judgment enforcement charges in accordance with law provisions, except for the case the judgment debtor only has one piece of property whose value is far higher than his/her liability and such property cannot be divided or it will significantly lose its value if divided; security properties have been judged or decided to handle them for judgment enforcement or the cases as prescribed in Clause 4, Article 24 of this Decree.

If the litigants and persons who are managing, using and preserving properties do not comply with the request of the  enforcement officers, the  enforcement officers shall, depending on each specific case, enforce the unlocking or opening of packages; force out of houses, construction works, land-attached assets or other necessary measures to check the current status, appraise prices, auction of properties or hand over properties to other individuals and organizations for preservation in accordance with law provisions.

After applying the forcible measures, if the delivery of the property cannot be performed as prescribed in Article 58 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, the head of the civil judgment enforcement authority shall make a written request and send to the commune-level People s Committees for coordination and support of preservation while the property is not yet processed.”

9. To amend and supplement Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 16 as follows:

“1. The head of the civil judgment enforcement authority shall entrust another civil judgment enforcement authority where the judgment debtor’s property or head office is located, or where the judgment debtor works or resides.

2. In case judgment debtor’s properties are located in more than one place, the civil judgment enforcement authority shall entrust in the following order:

a) Under the agreement of litigants;

b) Where the property is sufficient to satisfy the judgment;

c) Where the most total valuable properties are located.

3. In case where a judgment or decision declaring security property for a specific payable under enforced judgments and such property is located in another area, the civil judgment enforcement authority must entrust such payables for another civil judgment enforcement authority where the property is located.

In case the property is being processed for judgment enforcement but there is a dispute and it is accepted by the court and the litigant has property in another locality, the civil judgment enforcement authority shall entrust the civil judgment enforcement authority where the property is located to enforce a court’s judgment or decision.

The entrusting judgment enforcement authority must regularly update, follow and notify the entrusted judgment enforcement authority about the dispute settlement results of the court for the organization of judgment enforcement. The entrusted judgment enforcement authority shall promptly notify the process and result of handling of the property to the entrusting judgment enforcement authority to follow and coordinate in organization of judgment enforcement.

4. The entrustment decision of judgment enforcement shall specify the authorized contents, fulfilled obligations, unfulfilled obligations and information necessary for the entrustment.

The civil judgment enforcement authority must send the entrustment decision together with the court judgment or decision, copies of distraint records, property seizure and other relevant documents, if any. Where more than one civil judgment enforcement authority is entrusted, the enforcement officer must send the copies of the judgment or decision and relevant documents bearing stamp of the entrusting civil judgment enforcement authority to the entrusted civil judgment enforcement authorities.

Decisions on application of the measures to ensure the enforcement of judgments, decisions on temporary suspension of exit and other decisions on judgment enforcement related to the authorized payables shall be effective until the replacement documents are issued by the entrusted authority.”

10. To amend and supplement Clauses 1 and 2, Article 17 as follows:

“1. The enforcement officer shall organize to evaluate the property price for the judgment enforcement in case of a change to property price at the time of judgment enforcement according to Article 59 of the Law on Enforcement of Civil Judgments when fully meet the following conditions:

a) A judgment debtor does not want to hand over the property or pay the property value according to the contents of the court judgment or decision when the time limits as prescribed in Clause 1, Article 5 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

b) There are at least one of the litigants requesting for evaluate the property price and already paid the advances for the property valuation;

c) At the time of judgment enforcement, the property price increases or decreases by 20% or more in comparison to the value of the property when the court judgment or decision takes legal effect.

2. The person requesting property valuation shall be responsible for providing documents proving the change of property price, attached with an application for property valuation. Such documents may be the price bracket imposed by a competent State authority in locality or the popular market price of identical or similar property in the same area or actual transfer price of the same kind of property in the area.

Within 05 working days from the receipt of the request for property valuation and documents proving the change of property price of the litigant, the enforcement officer shall follow valuation procedures in accordance with Article 98 of the Law on Enforcement of Civil Judgments. The valuation cost shall be paid by the person requesting the valuation.”

11. To amend and supplement Clauses 1 and 6, Article 24 as follows:

“1. Where preventive measures, temporary emergency measures, security measures and forcible measures have been taken but there is a transaction related to such property, it shall be seized and settle to satisfy the judgment. The enforcement officer shall request the court to nullify such transaction or request a competent authority to invalidate every document concerning to the transaction related to such property.

In case there is transaction related to the property and the judgment debtor does not use the whole money from such transaction for the judgment enforcement and there is no other property, or there is another property but it is not enough to secure the obligations of judgment enforcement, such property shall be handled as follows:

a) In case of having transactions on properties but such properties’ ownership or use rights have not yet been transferred, the enforcement officer shall distrain and handle the properties according to regulations. When distraining a property, if there is any dispute, the enforcement officer shall comply with Clause 1, Article 75 of the Law on Enforcement of Civil Judgments. In case it is required to declare a transaction invalid or request the competent agency to cancel papers related to the transaction, the provisions of Clause 2, Article 75 of the Law on Enforcement of Civil Judgments shall be complied with.

In case there is transaction related to the property from the date on which the court judgment or decision takes legal effect, but such property s ownership or use rights have been already transferred, the enforcement officer shall not distrain the property and comply with the provisions of Clause 2, Article 75 of the Law on Enforcement of Civil Judgments and notify in writing to relevant agencies, organizations and individuals for coordination in temporary suspension of registration, transferring of the right of use or ownership, or change the property status.

The property settlement shall comply with decisions of court or the competent authority.

b) In case there are other transactions related to the property and such property s ownership or use right is not transferred to another person, the enforcement officer shall distrain and handle the property for the judgment enforcement. The legal rights and interests of people involved in the transaction shall comply with the provisions of law on civil and other relevant laws.

6. Where the judgment debtor voluntarily hand over his/her property as prescribed in Point a, Clause 1, Article 7a of the Law on Enforcement of Civil Judgments to fulfill his/her obligations of payment, the enforcement officer shall make a record on voluntarily handing over the property. Such record serves as a base for the enforcement officer to hand over the property according to the agreement or organize to evaluate the property price, sell it and determine the payment order of priority. The valuation cost, liquidation cost and other relevant costs shall be paid by the judgment debtor.

Where the judgment debtor voluntarily hand over his/her only house but it is still not sufficient to fulfill his/her obligations of judgment enforcement and he/she is not able to lease another house or find another residence, the enforcement officer shall follow instructions in Clause 5, Article 115 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

12. To amend and supplement Clauses 1, 3 and 5, Article 27 as follows:

“1. Before the first auction of property under common ownership, if more than one joint owner wishes to buy the judgment debtor’s share of property at the set price, the enforcement officer shall request the joint owners to reach an agreement with the person holding the right to buy the property. If an agreement cannot be reached, the enforcement officer shall select a buyer by drawing lots.

2. In cases where there are many properties auctioned for the judgment enforcement in the same auction, the civil judgment enforcement authority shall request the auction organization to conduct an auction in the order of the most valuable property. Where the collected money is sufficient for the performance of obligations and the expenses as prescribed, the auction of the remaining properties shall not be continued.

The successful bidder shall transfer money to the account of the civil judgment enforcement authority within 30 days from the wining date and must not extend it.

Within 30 days, or 60 days for complicated and difficult cases, from the day on which the successful bidder fully transfers the payment, the civil judgment enforcement authority shall deliver possession of the property to the successful bidder unless there is a force majeure event.

The auctioneering body shall cooperate with the civil judgment enforcement authority in delivering possession of property to the successful bidder. Any organization or individual that illegally intervenes or obstructs the delivery of property possession shall pay compensation for any damage.

5. After ending the auction, if the successful bidder refuses to buy the property or had signed the sale contract but has not paid any other amounts after deducting the auction costs, the deposit shall be transferred to the state budget and used to cover late payment interest, advance compensation, enforcement costs and other relevant costs.

Where the successful bidder fails to fully or punctually pay for the property under the contract, the payment shall be dealt with in accordance with the contract of purchasing of auction property and regulations of law on sale contract.

The civil judgment enforcement authority shall hold an auction as prescribed by law.”

13. To amend and supplement Clause 1 and Point a, Clause 5, Article 49 as follows:

a) To amend and supplement Clause 1, Article 49 as follows:

“1. In case of payment of judgment enforcement money under the provisions of Point b, Clause 2, Article 47 of the Law on Enforcement of Civil Judgments, the judgment debtors that have requested according to the judgments and decisions currently performed by such judgment enforcement authority up to the time of issuance of the enforcement decision or the record of voluntary delivery of assets shall be prioritized for payment.

Where many persons receive a specific property or receive a sum of money under the provisions of Clause 1, Article 7 of this Decree, the enforcement officer shall carry out the procedures on judgment enforcement for those who have requested the judgment enforcement; organize the delivery of money and property to the persons who have requested or the judgment debtors presenting at the time of payment of money or return of properties. The other judgment creditors rights and obligations according to such court judgment or decision shall be settled as agreed or in accordance with provisions of law on civil.”

b) To amend and supplement Point a, Clause 5 as follows:

“a) The recipient’s address is not determined or the money is going to expire in 15 days from the notification date, except for the case as prescribed in Clause 3 of this Article in which the judgment creditor does not show up to receive it.

If the recipient shows up to receive the money or property after it is sent to a bank account or warehouse, the civil judgment enforcement authority shall give it to the recipient. The amount given to the recipient is inclusive of the deposit interest.

If the judgment creditor does not show up to receive the money or property within 05 years from the effective date of the judgment and decision, or within 01 year from the notification date if money is collected after 05 years from the effective date of the judgment and decision, the heads of the civil judgment enforcement authority shall issue a decision on remitting to the State fund and transfer such money and property to the State budget.”

14. To amend and supplement Clause 3, Article 50 as follows:

“3. In case of judicial assistance request in the process of civil judgment enforcement:

a) Within 06 months from the day on which the Ministry of Justice sends a valid judicial entrustment dossier, if civil judgment enforcement authority receives sufficient results as required, it shall execute the judgment enforcement in accordance with provisions of law.

In case of receiving the judicial entrustment results but such results do not meet requirements; the judgment enforcement authority shall execute the judgment enforcement for the second time. If the judicial entrustment has been conducted for the second time but the results fail to meet the requirements, civil judgment enforcement authority shall comply with the provisions at Point b of this Clause.

b) If past the time limit as prescribed in Point a of this Clause but there is no result or any notification about the failure to carry out the judicial entrustment, the notification of entrusted documents and other documents in the judgment enforcement shall comply with Article 43 of the Law on Enforcement of Civil Judgments.

c) In case of judicial entrustment about the handover of papers and documents related to the property and personal identities of the litigants, if the performance of legal entrustment does not work or the litigants do not come to receive it, then within 10 days from the expiry date of the time limit as prescribed in Point a of this Clause or the time limit expires according to the notification, the judgment enforcement authority shall carry out the procedures to send them to such person. In case the recipient s address is not be determined, such papers and documents shall be sent to the issuing agency or organization or the representative agency of the country where the agency or organization issued such documents and papers.”

15. To amend and supplement Clause 1, Point e, Clauses 2 and 4, Article 51 as follows:

a) To amend and supplement Clauses 1 and 4, Article 51 as follows:

“1. A judgment debtor that hasn t completed his/her obligations according to the court judgment or decision shall be temporarily suspended to exit, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.

The head of a civil judgment enforcement authority shall make a decision on the temporary suspension of exit and send to the immigration management agency in one of the following cases:

a) Having request of the judgment creditor;

b) There are grounds to show that the exit affects the lawful rights and interests of the State, organizations and individuals or to ensure judgment enforcement.

The temporary suspension of exit, extension, clearance and cancellation of exit suspension shall comply with the law on entry and exit.

For the judgment debtor is an organization, agency, the regulations on suspension of exit shall apply to its legal representative, unless otherwise prescribed by law. In case of receiving notification on the change of the legal representative of the organization and agency or cases as prescribed in Clause 4 of this Article, the civil judgment enforcement authority shall send a document to the immigration management agency for adjustment of information.

4. The clearance and cancellation of exit suspension shall be carried out if the judgment is canceled under a cassation or reopening procedures or the basis for the suspension is no longer exists or according to other cases as prescribed in Clause 2 of this Article.”

b) To amend and supplement Point e, Clause 2, Article 51 as follows:

“e) A police authority or diplomatic mission has made a written request for permission for the judgment debtor’s exit in case he/she commits a serious, very serious or extremely serious crime and has a fatal disease or does not have property or income in Vietnam while the exit is not accepted by the judgment creditor or the judgment creditor’s address is not available or the judgment creditor is a foreigner who has repatriated, or in other special cases.”

16. To amend and supplement Clause 3, Article 66 as follows:

“3. The Minister of Justice shall stipulate the professional standards of enforcement inspectors after reaching an agreement with the Minister of Home Affairs.”

17. To amend and supplement Clause 2, Article 71 as follows:

“2. The Minister of Justice shall stipulate the professional standards of enforcement secretaries after reaching an agreement with the Minister of Home Affairs.”

Article 2.To repeal Point b, Clause 2, Article 64.

Article 3. Transitional provisions

Regarding judgments that have not completely been enforced before the effective date of this Decree but enforcement procedures have been followed in accordance with the Law on Enforcement of Civil Judgments and its guiding documents, the enforcement results shall be recognized; the next enforcement procedures shall be followed in accordance with this Decree.

Article 4. Effect

This Decree takes effect on May 01, 2020.

Article 5. Implementation responsibility

The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of agencies affiliated to the Government, the People’s Committees of provinces and central affiliated cities, relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 33/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 33/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất