Thông tư 32/2012/TT-BCT phát triển dự án điện gió
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 32/2012/TT-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 32/2012/TT-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Dương Quang |
Ngày ban hành: | 12/11/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Điện lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Công trình điện gió phải xa khu dân cư ít nhất 300m
Ngày 12/11/2012, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 32/2012/TT-BCT quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.
Theo đó, bên cạnh các quy định về điều kiện khởi công xây dựng công trình dự án điện gió như phải có Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với số vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20% tổng mức đầu tư, hợp đồng mua bán điện đã ký với bên mua điện…, công trình điện gió phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cụ thể như: Không được vi phạm các di tích khảo cổ, lịch sử, các địa điểm văn hóa, tôn giáo, khu vực sinh thái nhạy cảm; phải nằm cách xa khu dân cư ít nhất 300m; tuabin và cột tháp điện phải có mầu sáng, không phản quang; không được thực hiện quảng cáo trên tuabin điện gió…
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp GCNĐT, nếu chủ đầu tư không khởi công xây dựng hạng mục chính của công trình, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để thu hồi GCNĐT và báo cáo Bộ Công Thương.
Ngoài ra, UBND tỉnh cũng có quyền chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi GCNĐT và không bồi thường thiệt hại nếu sau tối đa 24 tháng kể từ ngày cam kết vận hành trong GCNĐT mà dự án vẫn chưa đi vào vận hành phát điện thương mại.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27/12/2012.
Xem chi tiết Thông tư32/2012/TT-BCT tại đây
tải Thông tư 32/2012/TT-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 32/2012/TT-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2012 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN
ĐIỆN MẪU CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP;
Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định thực hiện phát triển điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
Hồ sơ đề nghị bổ sung dự án vào quy hoạch điện gió bao gồm:
- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);
- Mô tả dự án: vị trí, quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; các nội dung về quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương;
- Báo cáo kết quả đo gió tại các vị trí thuộc phạm vi dự án trong thời gian tối thiểu 12 tháng liên tục theo quy định tại khoản 4, Điều 5 Thông tư này;
- Sơ bộ các giải pháp thực hiện, bao gồm: phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; phương án đấu nối; phương án lắp đặt thiết bị; tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; phương án chung về bồi thường tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; kế hoạch và phương án chi phí;
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng;
- Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
Dự án điện gió chỉ được khởi công xây dựng khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình và đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
Chấm dứt thực hiện dự án điện gió được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau đây:
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
Trước ngày 30 tháng 10 hàng năm, căn cứ vào chi phí và giá điện chung của hệ thống, Tổng cục Năng lượng đề xuất phương án hiệu chỉnh mức giá mua điện ưu đãi từ các dự án điện gió tại điểm giao nhận điện và mức hỗ trợ giá điện báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
- Trường hợp công suất đặt của dự án lớn hơn công suất yêu cầu thực tế của lưới điện khu vực, thì sản lượng điện phát thực tế của năm trước và sản lượng dự kiến phát trong các năm tiếp theo được sử dụng làm cơ sở để xác định đơn giá hỗ trợ. Đối với các dự án khác, sản lượng điện phát lấy theo sản lượng phát thực tế hoặc sản lượng phát dự kiến trong dự án đầu tư đã được duyệt, lấy số lớn hơn;
- Tổng mức đầu tư dự án lấy theo tổng mức đầu tư trong dự án đầu tư được duyệt nhưng không lớn hơn năm mươi mốt (51) triệu đồng/kW (tương đương hai nghìn năm trăm (2.500) USD/kW);
- Chi phí khấu hao theo quy định pháp luật hiện hành.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ đề nghị hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió không nối lưới, Tổng cục Năng lượng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc làm lại hồ sơ.
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ NỐI LƯỚI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2012.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU
CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ NỐI LƯỚI
GIỮA
BÊN BÁN
(Ghi tên)
VÀ
BÊN MUA
(Ghi tên)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2012/TT-BCT ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
MỤC LỤC
Điều 1. Định nghĩa.................................................................................... 4
Điều 2. Giao nhận, mua bán điện và vận hành............................................. 6
Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành nhà máy điện.................................... 9
Điều 4. Lập hoá đơn và thanh toán........................................................... 11
Điều 5. Phối hợp xử lý trong trường hợp bất khả kháng.............................. 13
Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các hành vi vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt
hại và đình chỉ thực hiện hợp đồng............................................................... 14
Điều 7. Giải quyết tranh chấp................................................................... 16
Điều 8. Uỷ thác, chuyển nhượng và tái cơ cấu........................................... 17
Điều 9. Các thoả thuận khác...................................................................... 17
Điều 10. Cam kết thực hiện
Phụ lục A. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN................... 19
Phụ lục B. YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG.......................................... 21
Phụ lục C. HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ THU THẬP SỐ LIỆU.................... 22
Phụ lục D. TIỀN ĐIỆN THANH TOÁN.................................................... 24
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số …/…/QĐ-BCT ngày tháng năm … của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió;
Căn cứ nhu cầu mua, bán điện của hai bên,
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ……. , tại ……………. .
Chúng tôi gồm:
Bên bán: _________________________________________________
Địa chỉ: __________________________________________________
Điện thoại: ____________________Fax: _______________________
Mã số thuế: _______________________________________________
Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________
________________________________________________________
Đại diện: _________________________________________________
Chức vụ: ___________________________(Được sự ủy quyền của ____
________________________________________ theo văn bản ủy quyền
số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______)
Bên mua: _________________________________________________
Địa chỉ: __________________________________________________
Điện thoại: ____________________Fax: _______________________
Mã số thuế: _______________________________________________
Tài khoản: ___________________ Ngân hàng ___________________
________________________________________________________
Đại diện: _________________________________________________
Chức vụ: ___________________________ (Được sự ủy quyền của ____
________________________________________ theo văn bản ủy quyền
số _______________________, ngày _____ tháng _____ năm _______)
Cùng nhau thỏa thuận ký Hợp đồng mua bán điện để mua, bán điện theo các nội dung sau:
Điều 1. Định nghĩa
Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên bán:
2. Bên mua:
3. Bên cho vay là các cá nhân, tổ chức cho Bên bán hoặc Bên mua vay vốn để thực hiện Hợp đồng này. Danh sách Bên cho vay được các bên thông báo cho nhau theo Điều 6 của Hợp đồng này.
4. Bên hoặc các bên là Bên bán, Bên mua hoặc cả hai bên hoặc đơn vị tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong Hợp đồng này.
5. Điểm đấu nối là vị trí mà đường dây của Bên bán điện đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua điện..
6. Điểm giao nhận điện là điểm đo đếm sản lượng điện bán ra của Bên bán điện (điểm đo đếm của Hệ thống đo đếm chính hoặc dự phòng tại Nhà máy điện) được quy định tại Phụ lục C.
7. Điện năng mua bán là điện năng của nhà máy điện phát ra theo khả năng phát lớn nhất có thể của nhà máy đã trừ đi lượng điện năng cho tự dùng của nhà máy điện trong khoảng thời gian nhất định tại Điểm giao nhận điện, tính bằng kWh, được Bên bán đồng ý bán và giao cho Bên mua, theo quy định trong Phụ lục C của Hợp đồng này.
8. Hợp đồng là bao gồm văn bản này và các Phụ lục kèm theo.
9. Lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng là lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng kỳ hạn 01 tháng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
10. Năm hợp đồng là năm được tính theo năm dương lịch 12 tháng tính từ ngày đầu tiên của tháng 01 và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 năm đó, trừ trường hợp đối với năm hợp đồng đầu tiên được tính bắt đầu từ ngày vận hành thương mại và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 của năm đó. Năm hợp đồng cuối cùng kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn Hợp đồng.
11. Ngày đến hạn thanh toán là thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày Bên mua nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện của Bên bán.
12. Ngày vận hành thương mại là ngày Bên bán thông báo cho Bên mua về việc có thể bắt đầu giao điện năng phù hợp với các nội dung của Hợp đồng này hoặc là ngày mà Bên bán bắt đầu giao điện năng cho Bên mua phù hợp với Hợp đồng này và Bên mua phải thanh toán cho lượng điện năng được giao đó.
13. Dự án điện gió nối lưới là dự án điện gió được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia để cung cấp điện năng sản xuất cho lưới điện quốc gia.
14. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện là những quy định, tiêu chuẩn, thông lệ được áp dụng trong ngành điện do các tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc các quy định, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế, các nước trong vùng ban hành phù hợp với quy định pháp luật, khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị, có tính đến điều kiện vật tư, nguồn lực, nhiên liệu, kỹ thuật chấp nhận được đối với ngành điện Việt Nam tại thời điểm nhất định.
15. Quy định vận hành hệ thống điện quốc gia là các quy định pháp luật hiện hành về vận hành hệ thống điện quốc gia bao gồm: Thông tư số 09/2010/TT-BCT ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định trình tự thủ tục lập, phê duyệt và giám sát thực hiện kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia (sau đây gọi là Thông tư 09/2010/TT-BCT); Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải (sau đây gọi là Thông tư 12/2010/TT-BCT); Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối (sau đây gọi là Thông tư 32/2010/TT-BCT) và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế các thông tư này.
16. Trường hợp khẩn cấp là tình huống có thể gây gián đoạn dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng của Bên mua, bao gồm các trường hợp có thể gây ra hỏng hóc lớn trong hệ thống điện quốc gia, có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng kỹ thuật của nhà máy điện.
Điều 2. Giao nhận, mua bán điện và vận hành
1. Giao nhận điện
Kể từ ngày vận hành thương mại, Bên bán đồng ý giao và bán điện năng cho Bên mua, Bên mua đồng ý mua điện năng của Bên bán theo quy định của Hợp đồng này. Phương thức xác nhận sản lượng điện giao nhận tại Phụ lục C của Hợp đồng này.
Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện phát lên lưới của Bên mua theo giá mua điện quy định tại khoản 2 Điều này.
Bên bán được hưởng các lợi ích liên quan đến môi trường theo quy định pháp luật và các điều ước quốc tế.
2. Giá mua bán điện
Giá mua bán điện theo Hợp đồng này được áp dụng theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam tại điểm giao nhận điện là một nghìn sáu trăm mười bốn (1.614) đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tương đương 7,8 UScents/kWh. Bên mua được Nhà nước hỗ trợ giá điện đối với toàn bộ sản lượng điện năng mua bán từ các nhà máy điện gió là hai trăm linh bảy (207) đồng/kWh (tương đương một (1,0) UScents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD tại thời điểm thanh toán.
3. Mua bán điện
Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện với công suất khả dụng của thiết bị và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện. Bên bán không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại trực tiếp của Bên mua do Bên bán không cung cấp đủ điện năng mua bán trong trường hợp không do lỗi của Bên bán. Trường hợp không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên mua mà Bên bán giảm điện năng mua bán với mục đích bán điện cho bên thứ ba, hoặc với mục đích khác mà không nhằm sản xuất điện năng mua bán thì Bên bán không được miễn trách nhiệm pháp lý.
4. Kế hoạch vận hành
a) Trước hoặc vào ngày thực hiện Hợp đồng này, Bên bán cung cấp cho Bên mua biểu đồ khả năng phát điện trung bình năm tại thanh cái nhà máy theo từng tháng phù hợp với thiết kế cơ sở của nhà máy điện và cung cấp các biểu đồ khả năng phát theo số liệu gió của các năm trước.
b) Bên bán cung cấp cho Bên mua kế hoạch sản xuất điện năm, bao gồm:
- Kế hoạch vận hành các tháng trong năm (sản lượng điện và công suất khả dụng);
- Lịch bảo dưỡng sửa chữa tổ máy các tháng trong năm (nếu có).
c) Bên bán phải cung cấp thông tin về kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa và kế hoạch huy động các tổ máy phát điện cho đơn vị điều độ hệ thống điện (theo cấp điều độ có quyền điều khiển) theo quy định pháp luật về vận hành hệ thống điện quốc gia.
5. Ngừng máy
Bên bán thông báo cho Bên mua dự kiến lịch ngừng máy và thời gian ngừng máy để sửa chữa theo kế hoạch và không theo kế hoạch theo quy định về vận hành hệ thống điện quốc gia.
6. Vận hành lưới điện
a) Bên bán có trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị điện lưới điện theo phạm vi quản lý tài sản xác định tại Thoả thuận đấu nối với các đơn vị quản lý lưới điện, đảm bảo phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện quốc gia; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện; và việc mua, bán điện năng theo Hợp đồng mua bán điện.
b) Bên bán phải trao đổi và thống nhất với đơn vị quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia (theo cấp điều độ có quyền điều khiển) về kế hoạch huy động nguồn điện và giải pháp để giảm bớt ảnh hưởng tới truyền tải lưới điện khu vực do các ràng buộc liên quan tới phụ tải và lưới điện khu vực.
7. Gián đoạn trong hoạt động nhận và mua điện
Bên mua không phải thực hiện nghĩa vụ mua hoặc nhận điện trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà máy điện của Bên bán vận hành, bảo dưỡng không phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện quốc gia và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện;
b) Trong thời gian Bên mua lắp đặt thiết bị, sửa chữa, thay thế, kiểm định hoặc kiểm tra lưới điện có liên quan trực tiếp tới đấu nối của nhà máy điện của Bên bán;
c) Lưới điện truyền tải, phân phối đấu nối vào lưới điện của Bên mua có sự cố hoặc các thiết bị lưới điện đấu nối trực tiếp với lưới điện truyền tải, phân phối của Bên mua có sự cố;
d) Lưới điện của Bên mua cần hỗ trợ để phục hồi sau chế độ sự cố phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện quốc gia và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện.
8. Gián đoạn trong hoạt động giao và bán điện
Bên bán có thể ngừng hoặc giảm lượng điện bán và giao cho Bên mua trong trường hợp lắp đặt thiết bị, sửa chữa, thay thế, kiểm định, kiểm tra hoặc thực hiện sửa chữa Nhà máy điện mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao điện năng cho Bên mua.
Trước khi tiến hành ngừng hoặc giảm lượng điện giao cho Bên mua, Bên bán phải thông báo trước cho Bên mua ít nhất mười (10) ngày, trong thông báo phải nêu rõ lý do, dự tính thời gian bắt đầu và thời gian gián đoạn giao điện.
9. Phối hợp
Bên mua có trách nhiệm giảm thiểu thời gian giảm hoặc ngừng việc nhận điện trong các trường hợp tại khoản 7 Điều này. Trừ trường hợp khẩn cấp, khi thực hiện tạm giảm hoặc ngừng việc nhận điện, Bên mua phải thông báo trước cho Bên bán ít nhất mười (10) ngày, nêu rõ lý do, thời điểm dự kiến bắt đầu và thời gian gián đoạn. Trong trường hợp cần thiết, Bên mua phải chuyển cho Bên bán các lệnh điều độ về vận hành nhận được từ đơn vị điều độ hệ thống điện liên quan đến vận hành nhà máy và Bên bán phải tuân thủ các lệnh đó, trừ trường hợp các lệnh đó làm thay đổi đặc điểm phải huy động của nhà máy.
10. Hệ số công suất
Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện đồng bộ với lưới điện của Bên mua để giao điện tại điểm giao nhận, tại mức điện áp và hệ số công suất xác định theo Thông tư 12/2010/TT-BCT và Thông tư 32/2010/TT-BCT tại điểm giao nhận cho Bên mua.
11. Vận hành đồng bộ
Bên bán có trách nhiệm thông báo cho Bên mua bằng văn bản ít nhất ba mươi (30) ngày trước khi hòa đồng bộ lần đầu tiên các tổ máy phát điện tại nhà máy điện của Bên bán với lưới điện của Bên mua. Bên bán phải phối hợp vận hành với Bên mua tại lần hoà đồng bộ đầu tiên và các lần hoà đồng bộ sau.
12. Tiêu chuẩn
Bên bán và Bên mua phải tuân thủ các quy định có liên quan đến giao, nhận điện theo Thông tư 12/2010/TT-BCT và Thông tư 32/2010/TT-BCT, quy định về đo đếm điện và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành điện.
13. Thay đổi ngày vận hành thương mại
Trong thời hạn từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng trước ngày vận hành thương mại được ghi trong Phụ lục A, Bên bán phải xác nhận lại chính thức việc thay đổi ngày vận hành thương mại. Các bên phải có sự hợp tác, Bên mua không được từ chối nếu không có lý do chính đáng.
Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành nhà máy điện
1. Trách nhiệm tại điểm giao nhận điện
Bên bán có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị để truyền tải và giao điện cho Bên mua tại điểm giao nhận điện. Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên bán thực hiện việc lắp đặt này.
2. Đấu nối
a) Bên bán có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị đấu nối để đấu nối nhà máy với lưới điện truyền tải, phân phối phù hợp với Quy định về lưới điện truyền tải, phân phối và các quy định khác có liên quan. Bên bán phải chịu chi phí để nâng cấp hệ thống đo đếm tại trạm biến áp để đo điện năng tác dụng và phản kháng theo hai (2) chiều trên đường dây phân phối nối với nhà máy điện theo quy định tại Phụ lục B của Hợp đồng này.
b) Bên mua có quyền xem xét thiết kế, kiểm tra tính đầy đủ của thiết bị bảo vệ. Bên mua phải thông báo cho Bên bán kết quả thẩm định bằng văn bản trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến thiết kế. Bên mua phải thông báo bằng văn bản tất cả các lỗi thiết kế được phát hiện. Bên bán phải thực hiện các sửa đổi bổ sung do Bên mua đề xuất phù hợp với quy định pháp luật về vận hành hệ thống điện quốc gia và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện.
3. Tiêu chuẩn đấu nối
Các thiết bị của Bên bán và của Bên mua phải được lắp đặt, vận hành và đấu nối theo quy định pháp luật về vận hành hệ thống điện quốc gia và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện.
4. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn đấu nối
Khi có thông báo trước theo quy định, mỗi bên có quyền kiểm tra thiết bị đấu nối của bên kia để đảm bảo việc thực hiện theo quy định pháp luật về vận hành hệ thống điện quốc gia. Việc kiểm tra này không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của bên được kiểm tra. Trong trường hợp thiết bị của bên được kiểm tra không đáp ứng các điều kiện vận hành và bảo dưỡng, bên kiểm tra phải thông báo cho bên được kiểm tra những điểm cần hiệu chỉnh. Bên được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết khi có yêu cầu hiệu chỉnh hợp lý từ bên kiểm tra.
5. Máy phát kích từ
Nếu nhà máy điện của Bên bán có máy phát kích từ, Bên bán phải lắp đặt tụ điện hiệu chỉnh hệ số công suất riêng cho từng máy phát. Các tụ điện đó phải được đóng và cắt đồng thời với mỗi máy phát kích từ. Trị số định mức KVAr của các tụ điện phải đảm bảo giá trị tiêu chuẩn cao nhất nhưng không vượt quá yêu cầu không tải KVAr của các máy phát. Bên bán phải thanh toán cho Bên mua chi phí điện tiêu thụ để vận hành máy phát kích từ trong trường hợp điện tiêu thụ lấy từ lưới điện của Bên mua theo giá điện bán lẻ ở cấp điện áp tương ứng. Khoản thanh toán này theo quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này.
6. Đo đếm
a) Trách nhiệm của Bên bán:
- Lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị đo đếm chính và thiết bị đo đếm dự phòng được sử dụng để đo đếm điện năng và lập hoá đơn;
- Cung cấp địa điểm lắp đặt thiết bị đo đếm, nếu điểm đấu nối tại nhà máy điện.
b) Yêu cầu về thiết bị đo đếm:
- Phù hợp với quy định về đo đếm và các quy định liên quan khác;
- Có khả năng lưu giữ và ghi lại điện năng tác dụng và phản kháng và theo hai chiều;
- Có khả năng truyền các dữ liệu đến các địa điểm theo yêu cầu của Bên mua;
- Được niêm phong kẹp chì, có khả năng ghi và lưu trữ dữ liệu lớn.
7. Ghi chỉ số công tơ
Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số do hai bên thoả thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc và ghi chỉ số công tơ.
Sau khi đã thông báo theo quy định, Bên mua được vào nhà máy điện hoặc nơi lắp đặt thiết bị đo đếm để ghi chỉ số, kiểm tra công tơ và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng này. Việc Bên mua vào nhà máy phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Bên bán. Các nhân viên hoặc Kiểm tra viên điện lực do Bên mua cử đến khi vào nhà máy điện phải tuân thủ các quy định về an toàn và nội quy của nhà máy điện.
8. Kiểm định thiết bị đo đếm
a) Việc kiểm tra, kiểm định thiết bị đo đếm hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị đo đếm phải thực hiện theo quy định về đo đếm điện do tổ chức có thẩm quyền hoặc được uỷ quyền thực hiện. Việc kiểm định được tiến hành trước khi sử dụng thiết bị đo đếm lần đầu để ghi điện năng mua bán của nhà máy điện. Tất cả thiết bị đo đếm được niêm phong, kẹp chì và khoá lại sau khi kiểm định và Bên mua có quyền chứng kiến quá trình này.
b) Tất cả các thiết bị đo đếm điện năng mua bán của nhà máy điện phải được kiểm định hàng năm phù hợp với quy định về đo đếm điện, chi phí kiểm định do Bên bán chi trả. Trường hợp cần thiết, một bên có thể đề xuất kiểm định độ chính xác của bất cứ thiết bị đo đếm nào, chi phí kiểm định sẽ do bên đề xuất thanh toán. Kết quả kiểm định thiết bị đo đếm phải được thông báo cho bên kia biết khi được yêu cầu. Trường hợp thiết bị đo đếm có sai số lớn hơn mức cho phép trong các quy định về đo đếm, Bên bán chịu trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc thay thế và hoàn trả khoản tiền thu thừa cho Bên mua cộng với tiền lãi của khoản tiền thu thừa tính theo lãi suất cơ bản và chi phí kiểm định thiết bị đo đếm điện. Mỗi bên được thông báo trước và có quyền cử người tham gia dỡ niêm phong, kiểm tra, kiểm định và niêm phong kẹp chì công tơ. Trường hợp một bên cho rằng công tơ bị hỏng hoặc không hoạt động thì bên đó phải thông báo ngay cho bên kia, bên có công tơ phải kiểm tra và sửa chữa.
9. Chuyển quyền sở hữu điện
Tại điểm giao nhận điện, quyền sở hữu điện được chuyển từ Bên bán sang Bên mua. Tại điểm này, Bên mua có quyền sở hữu, kiểm soát và chịu trách nhiệm về lượng điện đã nhận. Điện năng được truyền tải bằng dòng điện xoay chiều ba (3) pha, tần số năm mươi héc (50 Hz) với mức điện áp quy định trong Phụ lục C của Hợp đồng này.
10. Vận hành nhà máy điện
Bên bán phải vận hành nhà máy điện phù hợp với quy định về lưới điện truyền tải, phân phối; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 4. Lập hoá đơn và thanh toán
1. Lập hoá đơn
Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số do hai bên thoả thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc chỉ số công tơ vào ngày đã thống nhất để xác định lượng điện năng giao nhận trong tháng. Bên bán sẽ ghi chỉ số công tơ theo mẫu quy định có xác nhận của đại diện Bên mua và gửi kết quả ghi chỉ số công tơ cùng hóa đơn bằng văn bản (hoặc bằng fax có công văn gửi sau hoặc bằng bản sao gửi qua thư) cho Bên mua trong vòng mười (10) ngày làm việc sau khi đọc chỉ số công tơ.
2. Thanh toán
a) Bên mua thanh toán cho Bên bán tiền điện thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và Phụ lục D của Hợp đồng này cho toàn bộ lượng điện năng mua bán không muộn hơn ngày đến hạn thanh toán.
b) Trường hợp Bên mua không thanh toán trong thời hạn nêu trên thì Bên mua có trách nhiệm trả lãi phạt chậm trả cho toàn bộ khoản tiền chậm trả. Lãi phạt chậm trả được tính bằng một phẩy năm (1,5) lần lãi suất giao dịch bình quân liên ngân hàng kỳ hạn một (01) tháng tính từ ngày sau ngày đến hạn thanh toán.
c) Trường hợp Bên mua không cùng đọc chỉ số công tơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán lượng điện năng giao nhận theo quy định.
3. Ước tính lượng điện năng bán
Trường hợp không có đủ dữ liệu cần thiết để xác định lượng điện năng hoặc khoản thanh toán Bên mua nợ Bên bán, trừ các trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này, Bên bán phải ước tính các dữ liệu đó và điều chỉnh khoản thanh toán đúng với thực tế trong các lần thanh toán tiếp theo.
4. Thứ tự áp dụng và thay thế chỉ số công tơ
Để xác định lượng điện năng Bên mua đã nhận và chấp nhận trong một kỳ thanh toán, việc ghi sản lượng điện, lập hoá đơn và thanh toán phải dựa trên các số liệu ước tính theo thứ tự sau:
a) Chỉ số công tơ chính tại nhà máy điện trong kỳ thanh toán, có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này;
b) Chỉ số công tơ dự phòng tại nhà máy điện, khi công tơ dự phòng được sử dụng để đo đếm lượng điện năng giao nhận phải có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này;
c) Khi tất cả các công tơ không ghi lại chính xác lượng điện năng giao nhận, phải ước tính sản lượng điện giao nhận theo các số liệu trung bình tháng (nếu có) của nhà máy điện trong cùng kỳ thanh toán của năm trước năm hợp đồng và phải được điều chỉnh hợp lý cho giai đoạn lập hoá đơn cụ thể theo các số liệu có sẵn tương ứng ảnh hưởng đến việc phát điện của nhà máy điện như thông số về gió, hiệu suất tổ máy, số giờ vận hành, thời gian vận hành của tổ máy phát điện và lượng điện tự dùng (gọi chung là “các Thông số vận hành") trong thời gian công tơ bị hỏng.
Khi không có các số liệu tin cậy, phải ước tính sản lượng điện giao nhận theo lượng điện năng trung bình tháng của nhà máy điện của sáu (06) kỳ thanh toán ngay trước khi công tơ hư hỏng (hoặc ít hơn nếu nhà máy điện vận hành chưa được sáu tháng) và phải được điều chỉnh theo thời gian ngừng máy hoặc theo các Thông số vận hành.
5. Tranh chấp hóa đơn
a) Trường hợp một bên không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần của hóa đơn về sản lượng điện hoặc lượng tiền thanh toán thì có quyền thông báo bằng văn bản tới bên kia trước ngày đến hạn thanh toán. Sau khi có thông báo mà các bên không thỏa thuận giải quyết được thì thời hạn để một hoặc các bên đưa ra tranh chấp là một (01) năm tính từ ngày Bên mua nhận được hóa đơn hợp lệ.
b) Trường hợp việc giải quyết tranh chấp theo khoản 1, 2 Điều 7 của Hợp đồng này mà Bên bán đúng thì Bên mua phải thanh toán cho Bên bán khoản tiền tranh chấp cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ bản, ghép lãi hàng tháng từ ngày đến hạn thanh toán đến ngày thanh toán số tiền tranh chấp.
Nếu Bên mua đúng thì Bên bán phải hoàn lại số tiền tranh chấp đã nhận trước đó cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ bản, ghép lãi hàng tháng từ ngày nhận được khoản thanh toán đến ngày thanh toán khoản tiền tranh chấp.
Tất cả các thanh toán trong mục này phải được thực hiện trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết tranh chấp cuối cùng theo Điều 7 của Hợp đồng này.
Điều 5. Phối hợp xử lý trong trường hợp bất khả kháng
1. Bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Các sự kiện bất khả kháng bao gồm:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của một Bên;
b) Sau ngày vận hành thương mại, Bên bán không thể có được các giấy phép hoặc phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mặc dù đã nỗ lực hợp lý;
c) Thiên tai, hoả hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất;
d) Bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong toả, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không;
đ) Quốc hữu hóa, sung công hoặc tịch thu tài sản của Bên bán theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
e) Những nguyên nhân khác nằm ngoài khả năng kiểm soát và không phải do lỗi của bên viện dẫn sự kiện bất khả kháng.
2. Phối hợp xử lý trong trường hợp bất khả kháng
Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng, bên viện dẫn bất khả kháng phải:
a) Nhanh chóng gửi thông báo bằng văn bản tới bên kia về sự kiện bất khả kháng, nêu rõ lý do, đưa ra những bằng chứng đầy đủ chứng minh về sự kiện bất khả kháng đó và đưa ra dự kiến về thời gian và tầm ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình;
b) Nỗ lực với tất cả khả năng của mình để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng;
c) Nhanh chóng thực hiện các hành động cần thiết để khắc phục sự kiện bất khả kháng và cung cấp bằng chứng để chứng minh việc đã nỗ lực hợp lý để khắc phục sự kiện bất khả kháng;
d) Thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác hại tới các bên trong Hợp đồng;
đ) Nhanh chóng thông báo tới các bên về sự chấm dứt của sự kiện bất khả kháng.
3. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng
Trường hợp không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm sẽ được miễn phần trách nhiệm liên quan tới việc không thực hiện được nghĩa vụ theo Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Thời hạn của sự kiện bất khả kháng
Trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà một bên không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng này trong thời hạn một (01) năm, bên kia có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản, trừ khi nghĩa vụ đó được thực hiện trong thời hạn sáu mươi (60) ngày này.
Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các hành vi vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại và đình chỉ thực hiện hợp đồng
1. Thời hạn của Hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký kết hợp đồng và chấm dứt sau hai mươi (20) năm kể từ Ngày vận hành thương mại. Sau khi chấm dứt Hợp đồng, các nội dung của Hợp đồng này tiếp tục có hiệu lực trong một thời gian cần thiết để các bên thực hiện việc lập hoá đơn lần cuối, điều chỉnh hoá đơn, thanh toán, các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng này.
2. Các hành vi vi phạm hợp đồng của Bên bán
a) Bên bán không thực hiện được Ngày vận hành thương mại như quy định trong Phụ lục A trong thời hạn ba (03) tháng, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Bên bán không thực hiện hoặc tuân thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời gian sáu mươi (60) ngày kể từ khi có thông báo bằng văn bản của Bên mua.
Trường hợp Bên bán hoặc Bên cho vay của Bên bán đã cố gắng khắc phục hành vi vi phạm trong thời hạn sáu mươi (60) ngày trên nhưng việc khắc phục không thể hoàn thành trong thời hạn đó thì Bên bán hoặc Bên cho vay của Bên bán được kéo dài thời hạn khắc phục tới tối đa là một (01) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm của Bên bán. Bên bán phải tiếp tục hoàn thành khắc phục vi phạm trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được nêu tại Điều 5 của Hợp đồng này;
c) Bên bán phủ nhận hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng;
d) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của Bên bán theo Điều 10 của Hợp đồng này.
3. Các hành vi vi phạm Hợp đồng của Bên mua
a) Bên mua không thực hiện hoặc tuân thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ khi có thông báo bằng văn bản của Bên bán.
Trường hợp Bên mua hoặc Bên cho vay của Bên mua đã cố gắng khắc phục hợp lý hành vi vi phạm trong thời hạn sáu mươi (60) ngày nhưng việc khắc phục không thể hoàn thành trong thời hạn đó thì Bên mua hoặc bên cho vay của Bên mua được phép kéo dài thời hạn khắc phục tối đa là một (01) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm của Bên mua. Bên mua phải tiếp tục hoàn thành khắc phục vi phạm trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được nêu tại Điều 5 của Hợp đồng này.
b) Bên mua không thanh toán khoản tiền thanh toán không tranh chấp theo Hợp đồng khi đến hạn và việc không thanh toán này tiếp tục kéo dài hơn chín mươi (90) ngày mà không có lý do chính đáng;
c) Bên mua phủ nhận hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng;
d) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của Bên mua tại Điều 10 của Hợp đồng này.
4. Quy trình khắc phục và giải quyết vi phạm hợp đồng
a) Trường hợp có sự kiện vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm phải gửi thông báo bằng văn bản cho bên vi phạm. Bên vi phạm phải hợp tác để giải quyết sự kiện vi phạm hợp đồng.
b) Bên cho vay của bên vi phạm có quyền chỉ định bên thứ ba hoặc thay thế bên vi phạm để khắc phục vi phạm hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản đến bên bị vi phạm. Trong trường hợp này, việc thay thế không được làm tăng gánh nặng tài chính của bên bị vi phạm. Bên bị vi phạm phải chấp nhận việc thay thế hoặc chỉ định bên thứ ba của Bên cho vay để khắc phục vi phạm hợp đồng. Bên cho vay của bên vi phạm sẽ thông báo bằng văn bản đến bên bị vi phạm về dự kiến khắc phục vi phạm thay Bên vi phạm và thỏa thuận với Bên bị vi phạm một khoảng thời gian hợp lý tính từ khi có thông báo để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng thay bên vi phạm.
5. Bồi thường thiệt hại
a) Bên có hành vi vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
b) Bên bị vi phạm phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
6. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trường hợp sự kiện vi phạm hợp đồng không giải quyết được theo khoản 4 Điều này, bên bị vi phạm có thể tiếp tục yêu cầu bên vi phạm khắc phục vi phạm hoặc có thể đình chỉ thực hiện hợp đồng bằng cách gửi thông báo đến bên vi phạm. Sau khi bên bị vi phạm lựa chọn đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điều kiện của Hợp đồng này, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, trừ các trường hợp được nêu trong khoản 1 của Điều này và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp Bên bán là bên bị vi phạm lựa chọn đình chỉ thực hiện hợp đồng, giá trị bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị sản lượng điện phát thực tế của Bên bán trong thời gian một năm trước đó tính đến thời điểm đình chỉ thực hiện Hợp đồng.
Điều 7. Giải quyết tranh chấp
1. Giải quyết tranh chấp bằng đàm phán
Trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong Hợp đồng này, thì bên đưa ra tranh chấp phải thông báo cho bên kia bằng văn bản về nội dung tranh chấp và các yêu cầu. Các bên sẽ đàm phán giải quyết tranh chấp trong vòng sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên đưa ra tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thanh toán tiền điện được thực hiện trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày có thông báo của bên yêu cầu.
Sau thời hạn nêu trên, nếu không thể thống nhất được, các bên có thể thực hiện giải quyết tranh chấp theo thủ tục được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 của Điều này hoặc theo quy định của pháp luật.
Cơ chế giải quyết tranh chấp này không áp dụng với những tranh chấp không phát sinh trực tiếp từ Hợp đồng này giữa một bên trong Hợp đồng với các bên thứ ba.
2. Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải tại Tổng cục Năng lượng
Sau thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều này mà tranh chấp không được giải quyết bằng đàm phán giữa các bên, một trong hai bên có quyền gửi văn bản tới Tổng cục Năng lượng đề nghị giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Tổng cục Năng lượng chủ trì hòa giải tranh chấp giữa hai bên và thông báo bằng văn bản kết quả hòa giải cho các bên thống nhất thực hiện.
3. Giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực theo quy định của pháp luật
Trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bằng biện pháp đàm phán, hòa giải hoặc một trong các bên không tuân thủ kết quả đàm phán hoặc hòa giải thì một hoặc các bên có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại Thông tư số 40/2010/TT-BCT ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực.
Điều 8. Uỷ thác, chuyển nhượng và tái cơ cấu
1. Uỷ thác và chuyển nhượng
Trong trường hợp Hợp đồng này được uỷ thác hoặc chuyển nhượng thực hiện, quy định về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng tiếp tục có hiệu lực đối với đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền của các bên.
Trong trường hợp Bên bán chuyển nhượng hoặc uỷ thác việc thực hiện Hợp đồng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên mua, trừ trường hợp Bên bán uỷ quyền một phần hoặc toàn bộ cho Bên cho vay nhằm mục đích vay, mua trang thiết bị hoặc xây dựng nhà máy điện. Nếu phần ủy thác của Bên bán có giá trị xấp xỉ giá trị các thiết bị có thể vận hành thì đó là việc ủy thác hợp lệ theo Hợp đồng này.
Bên ủy thác hay chuyển nhượng phải thông báo ngay bằng văn bản tới bên kia về việc ủy thác hay chuyển nhượng.
2. Tái cơ cấu
Trong trường hợp tái cơ cấu ngành điện ảnh hưởng tới các quyền hoặc nghĩa vụ của Bên bán hoặc Bên mua trong Hợp đồng này, thì việc thực hiện Hợp đồng sẽ được chuyển sang cho các đơn vị tiếp nhận. Bên mua có trách nhiệm xác nhận và bảo đảm bằng văn bản về việc các đơn vị tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ mua điện hoặc phân phối điện và các quyền lợi và nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này.
3. Lựa chọn tham gia thị trường điện
Bên bán có quyền lựa chọn tham gia thị trường điện phù hợp với các quy định về thị trường điện cạnh tranh. Trong trường hợp này, Bên bán phải thông báo bằng văn bản trước một trăm hai mươi (120) ngày cho Bên mua, Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực và được đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thông báo theo quy định.
Điều 9. Các thoả thuận khác
1. Sửa đổi Hợp đồng
Các bên không được tự ý sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này, trừ trường hợp có thoả thuận bằng văn bản. Việc sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của Thông tư số ….ngày…tháng…năm của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.
2. Trách nhiệm hợp tác
Bên bán có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới nhà máy điện. Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên bán để có được giấy phép, sự phê chuẩn, sự cho phép và phê duyệt cần thiết từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan tới địa điểm nhà máy, nhiên liệu, kiểm soát những nguồn tài nguyên, đầu tư, truyền dẫn hoặc bán điện năng, sở hữu và vận hành nhà máy điện, kể cả việc cung cấp các tài liệu bổ sung hoặc các tài liệu ở dạng lưu trữ và thực hiện các hoạt động cần thiết hợp lý khác để thực hiện thoả thuận của các bên.
3. Hợp đồng hoàn chỉnh
Hợp đồng này là thoả thuận hoàn chỉnh cuối cùng giữa các bên tham gia và thay thế các nội dung đã thảo luận, thông tin, thư tín trao đổi trước khi ký kết liên quan tới Hợp đồng này.
4. Luật áp dụng
Việc giải thích và thực hiện Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Sự không thực hiện quyền
Việc một bên không thực hiện quyền của mình theo Hợp đồng này tại bất kì thời điểm nào sẽ không làm ảnh hưởng việc thực thi các quyền theo Hợp đồng về sau. Các bên đồng ý rằng việc tuyên bố không thực hiện quyền của một bên đối với bất kỳ cam kết hoặc điều kiện nào theo Hợp đồng, hoặc bất kỳ sự vi phạm hợp đồng, sẽ không được xem như là bên đó từ bỏ quyền tương tự về sau.
6. Tính độc lập của các nội dung hợp đồng
Trường hợp có nội dung nào trong Hợp đồng này được cho là không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc vô hiệu theo phán quyết của toà án, thì các nội dung khác của Hợp đồng vẫn có hiệu lực, nếu phần còn lại thể hiện đầy đủ nội dung mà không cần tới phần bị vô hiệu.
7. Thông báo
Bất kỳ thông báo, hoá đơn hoặc các trao đổi thông tin khác cần thiết trong quá trình thực hiện Hợp đồng này phải nêu rõ ngày lập và sự liên quan đến Hợp đồng. Các thông báo, hoá đơn hoặc trao đổi thông tin phải được lập bằng văn bản và được chuyển bằng các dịch vụ bưu điện hoặc fax. Trường hợp gửi bằng fax thì phải gửi bản gốc đến sau bằng dịch vụ bưu điện với bưu phí đã được trả trước. Thông báo, hoá đơn hoặc các trao đổi thông tin phải được gửi tới các địa chỉ sau:
a) Bên bán: Tổng giám đốc, ________________,
________________, ______________________, Việt Nam;
b) Bên mua: _______________, ______________,
____________________, Việt Nam
c) Trong các thông báo, kể cả thông báo chỉ định bên cho vay, các bên có thể nêu rõ địa chỉ người gửi hoặc người nhận khác theo hình thức quy định tại Khoản này.
d) Mỗi thông báo, hoá đơn hoặc các loại trao đổi thông tin khác được gửi bằng thư, giao nhận và truyền tin theo các cách trên được xem là đã được giao và nhận tại thời điểm chúng được giao tới địa chỉ người nhận hoặc tại thời điểm bị từ chối nhận bởi bên nhận với địa chỉ nêu trên.
8. Bảo mật
Bên mua đồng ý bảo mật các thông tin của nhà máy trong phụ lục Hợp đồng, trừ trường hợp các thông tin này đã được Bên bán hoặc Tổng cục Năng lượng công bố trước đó.
Điều 10. Cam kết thực hiện
Hai bên cam kết thực hiện Hợp đồng này như sau:
1. Mỗi bên được thành lập hợp pháp để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;
2. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng này của mỗi bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có liên quan;
3. Các bên không có hành vi pháp lý hoặc hành chính ngăn cản hoặc làm ảnh hưởng bên kia thực hiện Hợp đồng này;
4. Hợp đồng này quy định nghĩa vụ hợp pháp và bắt buộc đối với các bên theo các nội dung của Hợp đồng;
5. Việc ký kết và thực hiện của một bên trong Hợp đồng này không vi phạm với bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng khác hoặc là một phần văn bản của một Hợp đồng khác mà bên đó là một bên tham gia.
Hợp đồng này được lập thành mười (10) bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bốn (04) bản, Bên bán có trách nhiệm gửi một (01) bản Hợp đồng mua bán điện tới Tổng cục Năng lượng và một (01) bản tới Cục Điều tiết điện lực.
ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (Chức danh)
(Đóng dấu và chữ ký)
(Họ tên đầy đủ) |
ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Chức danh)
(Đóng dấu và chữ ký)
(Họ tên đầy đủ) |
Phụ lục A
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN
(Kèm theo Hợp đồng số …ngày … tháng … năm…)
Phần A. Các thông số chung
- Tên nhà máy điện: __________________________________________
- Địa điểm nhà máy điện: _____________________________________
- Công suất định mức: _____________________________________kW
- Công suất bán cho Bên mua: tối thiểu _______kW; tối đa _______kW
- Công suất tự dùng của nhà máy điện: tối thiểu ____kW; tối đa ___ kW
- Điện năng sản xuất hàng năm dự kiến: ______________________kWh
- Ngày hoàn thành xây dựng nhà máy điện: _______________________
- Ngày vận hành thương mại dự kiến của nhà máy điện: _____________
- Điện áp phát lên lưới phân phối: _____________________________V
- Điểm đấu nối vào lưới phân phối: ____________________________
- Điểm đặt thiết bị đo đếm: ___________________________________
Phần B. Thông số vận hành của công nghệ cụ thể
- Công nghệ phát điện (turbine, máy phát, cánh quạt, cột tháp):
- Đặc tính vận hành thiết kế: __________________________________
- Tốc độ gió trung bình/tháng:________________________
- Đồ thị phân bố năng lượng gió và thời gian không có gió phát điện thương mại:
Phụ lục B
YÊU CẦU ĐẤU NỐI HỆ THỐNG
(Kèm theo Hợp đồng số …ngày … tháng … năm…)
(Được áp dụng riêng lẻ cho từng dự án phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của dự án, bao gồm sơ đồ một sợi của thiết bị đấu nối, và liệt kê đặc điểm của hệ thống đo đếm, điện áp)
Phụ lục C
HỆ THỐNG ĐO ĐẾM VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
(Kèm theo Hợp đồng số …ngày … tháng … năm…)
I. Vị trí lắp đặt và tính năng của hệ thống đo đếm
- Vị trí lắp đặt Hệ thống đo đếm:
Hệ thống đo đếm chính và Hệ thống đo đếm dự phòng được lắp đặt tại Nhà máy điện theo thỏa thuận thiết kế kỹ thuật hệ thống đo đếm điện tại văn bản số .... của ..... (là phụ lục của Hợp đồng).
- Tính năng của Hệ thống đo đếm phải phù hợp với quy định tại Thông tư quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành.
II. Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống đo đếm
Các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đo đếm, yêu cầu kỹ thuật mạch đo đếm, biện pháp niêm phong kẹp chì và yêu cầu về hệ thống thu thập và đọc số liệu công tơ phải phù hợp với quy định tại Thông tư quy định đo đếm điện năng do Bộ Công Thương ban hành
III. Vị trí đo đếm
Hai bên thống nhất sử dụng các vị trí đo đếm hiện tại của Nhà máy điện như sau:
Cụm tổ máy |
Hệ thống đo đếm chính |
Hệ thống đo đếm dự phòng |
[...] |
[...] |
[...] |
[...] |
[...] |
|
[...] |
[...] |
IV. Phương thức xác định sản lượng điện giao nhận
1. Vào ngày mùng một (01) hàng tháng, đại diện hợp pháp của hai Bên sẽ cùng thực hiện chốt chỉ số công tơ và lập biên bản xác nhận chỉ số công tơ tại thời điểm 0h00 ngày mùng một (01) và lượng điện năng giao nhận hàng tháng của tháng trước liền kề.
a) Sản lượng điện Bên bán giao cho Bên mua trong tháng thanh toán được tính theo công thức:
Trong đó:
AGi: Lượng điện năng theo chiều giao tại điểm đo đếm i của hệ thống đo đếm chính tương ứng trong tháng;
AG: Lượng điện năng Bên mua thanh toán cho Bên bán trong tháng thanh toán, (kWh).
b) Sản lượng điện Bên bán nhận từ hệ thống điện quốc gia trong tháng thanh toán được tính theo công thức:
Trong đó:
ANi: Lượng điện năng theo chiều nhận tại điểm đo đếm i của hệ thống đo đếm chính tương ứng trong tháng;
AN: Lượng điện năng Bên bán thanh toán cho [Công ty điện lực ...] theo biểu giá bán điện cho các khách hàng công nghiệp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (kWh).
Phụ lục D
TIỀN ĐIỆN THANH TOÁN
Hàng tháng Bên mua thanh toán cho Bên bán toàn bộ lượng điện năng mua bán trong tháng theo giá điện quy định tại khoản 2 Điều 2 theo công thức sau:
Q = 0,078 * F * Ag * (1+t)
Trong đó:
- Q là tổng tiền điện thanh toán của Bên mua cho Bên bán (đồng);
- AG là điện năng mua bán hàng tháng;
- F là tỷ giá hối đoái đồng/USD (tỷ giá bán) của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán (đồng/USD).
- t là thuế suất thuế giá trị gia tăng (%).
- Chỉ số 0,078 là hệ số điều chỉnh giá mua điện theo biến động của tỷ giá đồng/USD tương đương 7,8Uscents/kWh theo quy định tại Quyết định 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió.
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE No.: 32/2012/TT-BCT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Ha Noi, November 12, 2012 |
CIRCULAR
REGULATION ON IMPLEMENTATION OF WIND POWER PROJECT DEVELOPMENT AND POWER PURCHASE AND SALE CONTRACT FORM FOR WIND POWER PROJECTS
Pursuant to the Decree No. 189/2007/ND-CP dated December 27, 2007 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade and Decree No. 44/2011/ND-CP dated June 14, 2011 of the Government amending and supplementing Article 3 of Decree No. 189/2007/ND-CP;
Pursuant to the Electricity Law No. 28/2004/QH11 dated December 3, 2004;
Pursuant to Decision No. 37/2011/QD-TTg dated June 29, 2011 of the Prime Minister on mechanisms to support the development of wind power projects in Vietnam;
The Minister of Industry and Trade issues the Circular stipulating the implementation of wind power development and power purchase contract form for the wind power projects as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of adjustment and subject of application
1.This Circular provides for the implementation of wind power project development and power purchase contract form for wind power projects in Vietnam (hereinafter referred to as the power purchase contract form).
2. This Circular applies to the following subjects:
a)Wind power project investor;
b)Organizations developingwind power projects for purchase and sale of power;
c) Unit managing and operatingwind power works
d) Power buyer;
e) Other relevant organizations and individuals.
Article 2. Explanation of terms
In this Ciruclar, the terms below are construed as follows:
1.Power buyer is the Vietnam Electricity Group or authorized units.
2.Power seller is the enterprise producing and operating and selling power from wind power projects.
3.Unit managing and operating wind power project is an organization directly engaged in the management and operation of thegrid-connected or off-grid wind power projects.This organization can be an investor or unit leased or assigned to perform the management and operation of wind power projects by the investor.
4.Land for survey, study for ent in wind power project is the area limited to geographical boundaries regulated by the People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities in the written approval for the investors to conduct surveys, studies and assessment of the wind potential to develop wind power investment projects in a permitted time limit. This area is only permitted for use in survey and study activities such as building wind measuring column, geological and topographical survey (if any).
5.Area of land use with term of the wind power project is the total area offoundation and pier of wind turbine, area of protection corridor of wind turbine foundation and pier, corridor of the transmission lines, substations and area of substation protection corridor, construction area ofthe internal road system and operation management house. The area of land use with term shall be assigned to the project investor by the competent authority in the entire life of the project.
6.Area of temporary land use of wind power project is a part of the area which the investor is allowed to use temporarily for the construction of wind power project, including: temporary road for construction, yard for supplies and equipment storage, construction site, worker camps and other ancillary locations. After completion of project, the temporary area of land use which does not belong to the area of land use with term shall be withdrawn by the People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities to be used for other purposes.
7.Safety corridor of wind power project is the corridor of wind tower column, power transmission lines; substation and ancillary items.
8.Safety corridor of wind turbine is a circle with the center as foot of wind tower, the minimum radius equal to the height of the wind tower plus radius of wind turbinerotor.
ChapterII
DEVELOPMENT OF WIND POWER PROJECT
Article 3. List of of wind power projects
1.Prior to November 30 annually, the General Department of Energy shall establish and report to the Minister of Industry and Trade for approving and issuing list of wind power projects which shall be allowed for development in the following year and expected in the five (05) following years.
2. Thewind power project in thelist of wind power projects put into operation annually and in the circle of planning must be consistent with the Planning of national and provincial power development approved in each stage.
3. The list of wind power projects which are made and classified based on the potential of wind power development locally and nation-wide. The number of projects registered must follow the principle of priority to mobilize projects with high economic and financial efficiency, having good plan of connection and capacity clearance into the system, clean surface, project registeredbeforehand shall be considered for development beforehand.
4.The list of wind power projects include the relevant information as: project name, location and area boundaries of wind power project development, the capacity scale of each wind power project, expected plan of connection wind power projects into the national power system, expected progress and timing to put the project into operation.
5.On the basis of Planning of provincial wind power development approved, the list of wind power projects must be updated into the list of power projects in the Planning of provincial power development and must specify the specific connection plan of wind power projects into the national power system.
Article 4. Proposing newwind power project to planning of wind power development
1.The wind power project permitted to be proposed for the project areas and regions not in the list of wind power projects approved.The scale of the proposed wind power projects must be consistent with the approved potential area of national wind power planning or provincial-level wind power planning where there are proposed projects.
2.The investor shall prepare dossier to propose wind power project in accordance with regulations of the law on the works construction investment and sent it to the People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities (hereinafter referred to as provincial-level People s Committees) where the project is located. On the basis of the project proposal, the provincial-level People s Committees shall preparedossier to suggest the additional projects in the wind power development plan (hereinafter referred to asDossier of additional planning proposal) as specified in clause 5 of this Article and make report to the Ministry of Industry and Trade.
3.The General Department of Energy is responsible for organizing assessment ofDossier of additional planning proposal within thirty (30) working days after receiving complete and valid dossier. In case of necessity, the General Department of Energy may hire assessing consultants,opponencyconsultant to serve theassessment. On the basis of the assessment results, the General Department of Energy shall make report to the Minister of Industry and Trade for consideration and decision.
4.Based on the scale of the project, the Minister of Industry and Trade shall consider and approve additional projects in the planning of wind power development and approve the policy of investment project under the authority or submit it to the Prime Minister for approval, adjustment and addition of the planning of wind power development and approval of policy of project investment.
5. Dossier to suggest the additional project in the wind power development plan
The dossier includes:
a) Report of the Chairman of the provincial People s Committee to request the additional project to the planning of wind power project;
b)Basic information about the investor: documents of legal capacity, business registration, key personnel, project implementation experience, financial and technical capacity including lists of the project carried out (including industrial projects and power projects) in the last five years and the enterprise’s audited financial statements of the last three years;
c) Information on the proposed wind power project
- Need to invest in building projects, the advantageous and difficult conditions and mode to exploit and use national resources (if any);
-Project Description: location, scale and project construction area, the work items of the project; contents on industry planning and locality planning;
- Report on wind measurement result at positions within the scope of the project for at least 12 consecutive months as specified in Clause 4, Article 5 of this Circular;
- Preliminary implementation solutions, including: technical plans, technology and capacity; connection and equipment installation plan; implementation progress and mode of project management; common plan on resettlement compensation and plans to support technical infrastructure, if any; plans and cost plans;
- Environmental impact assessment, fire prevention and fire fighting solutions and requirements on security and national defense;
- Total investment of the project; capital arrangement capability, capital resources and the ability to finance capital by progress; analysis and assessment of the social, financial and economic efficiency of the project.
d)Opinion of the area Electric Corporation or power transmission unit (if connected to the power transmission system) onDossier of additional planning proposal.
Article 5. Requirement on wind measurement and report on wind measurement result
1.Wind measurement is made at the representative typical position, within the scope of the project area for at least twelve (12) consecutive months. The number of wind measuring columns must be consistent with the change oftopography of the project area. For projects with expected capacity of more than fifty (50) MW ( area of land used for study and assessment of wind potential is greater than one thousand (1,000) hectares. Investors must install and operate at least two (02) wind measuring columns in the project area.
2.For wind power projects in the list of power projects of the planning of power development or planning of provincial wind power development have been approved, the investor must have the result of study and assessment of wind potential before preparation and approval of investment project. In case of planning of wind power development at all levels with the complete data of wind measurement at the project location, the investor can use this data for the preparation and approval of investment project. In case the planning of wind power development at all levels do not have the complete wind measurement data, the investor must carry out study and assessment of the potential of wind as prescribed.
3.For the newly- proposed wind power projects not included in the list of projects of provincial wind power development planning approved, investors carries out wind measurement as prescribed after obtaining the permission of the provincial People s Committee as the basis for preparation of Dossier of additional planning proposal, approval of policy of investment in wind power projects and preparation of wind power investment project.
4.Report on wind measurementresultincluding the contents of the implementation methodology,time forwind measurementimplementation,mode ofimplementation, equipment description, dataof windmeasurementresultand analysis of wind measurementresult.Thedataof wind measurement up to thestandard andadequate number ofrepresentatives, sufficientinformation on wind speed statistics, wind frequency, wind flower, energy distribution map,airhumidity, solar radiation atmospheric pressure.The data ofwindmeasurementmust be collected from thewind measuringcolumnwith theheight at least sixty (60) m, the frequency of collection of ten (10) minutes /time. The minimum collectioncycle of twelve (12) monthsat the measurement locationswithin the project area at the location of the project.
5.Investor shall submit the Department of Industry and Trade and the General Department of Energy the report on wind measurement result (including original data) within eighteen (18) months from the date permitted by the competent authority to conduct studies and assessment of wind potential at the project location.
Article 6. Project of wind power development investment
1.Investor only prepares wind power investment projects in the list of the wind power projects approved by the Minister of Industry and Trade. The content of wind power investment project in accordance with the current regulations on themanagement of works construction investment and in accordance with provisions in clause 4 of this Article.
2.For wind power projects to be invested in different phases and the total capacity of each phase with the time to be put into operation of power generation in different years, the investor shall prepare investment projects at each stage of the project. Where the time of the operation of the proposed project with expected deviation of over six (6) months compared with the progress specified in the planning of wind power development, the investor shall make report to the General Department of Energy for consideration and approval.
3.The owner’s equity ratio of the wind power projects shall not be less than twenty percent (20%) of the total investment.
4.The content of wind power investment project in accordance with the law on the management of project investment and construction, including the following contents:
a) Report of wind measurement result as prescribed in Clause 4, Article 5 of this Circular;
b) Area of land use for wind power project;
c) Assessment of the effect of the plan on connecting wind power projects for regional power system
d)Plans and cost plans and techniques for dismantling and processing equipment of wind power plant after the completion of the project.
5.Provincial People s Committee shall grant investment certificate to investor after obtaining the written consent from the Ministry of Industry and Trade on the compatibility of wind power project for wind power development planning at all levels and the list of wind power projects approved.
Article 7. Conditions of construction commencement of wind power project
Wind power projects are built only when they meet the conditions prescribed by law on the management of works construction investment and ensure the following conditions:
1. Having investment certificate.
2. Having power purchase contract signed with the buyer.
3.Having connection agreement with power distribution unit or transmission unit
4.Having contract to finance and making capital commitments to ensure the progress of works construction correctly with the approved progress in the works construction investment projects.
Article 8.Termination of wind power project
Termination of wind power project implementation applies to one of the following cases:
1.Within twelve (12) months from the date of issuance of the investment certificate, if the investor does not start the construction of the main items of the works, the provincial-level People s Committee shall consider revoking the investment certificate and make report to the Ministry of Industry and Trade.Where there areplausible reasons, the project can be approved to prolong the progress but not more than twelve (12) months from the progress specified in the investment certificate.
2.A maximum of twenty-four (24) months from the date of commitment of operation in the investment certificate, if the project is not put into operation of power generation, the provincial-level People s Committee shall consider the decision to terminate the investment project, and revoke investment certificate and not take responsibility for compensation for damages to investors and make report to the Ministry of Industry and Trade on the decision to terminate the investment project.
Article 9. Regulation on report and management of operation.
1.Within ten (10) working days from the time the investment project is approved, the investor shall submit a dossier on the complete wind power investment project (including one (01) printing copy and one (01) electronic copy) to the General Department of Energy and the Department of Trade and Industry for management and monitoring of implementation.
2.Within ten (10) working days from the date of issuance of the investment certificate, the provincial-level People s Committee shall send one (01) copy of the investment certificate to the General Department of Energy to monitor management.
3.Within ten (10) working days from the date of signing the power purchase contract with the investor, the seller is responsible for sending one (01) a valid copy of the power purchase contract to the General Department of Energy and the Ministry of Industry and Trade for monitoring and management.
4.During the construction of wind power project, before the 15thdateof the first monthof quarter, the investor must have report on the implementation of projectof the previous quarter, the plan forimplementation ofthe subsequent quarter. Each year, beforeJanuary15,theinvestor musthavereport on the implementation of the project in the previous year and plans for the deployment of next year. Thesereportsof the investor must be sent simultaneously to the General Department of Energy and the Department of IndustryandTradeformanagementand monitoring ofthe implementation.
5.In the operation phase, before May 31 annually, the investor shall make report on the power output generated from wind power plant in the previous year and estimate the power output in the subsequent year and send it to the General Department of Energy for registration of fund to support wind power price for the subsequent year from the Vietnam Environment Protection Fund.
6.After the wind power project is completed and put into commercial operation, the investor must comply with current regulations on management and operation of power projects and environmental protection.
Article 10. Equipment and productivity of wind power farm
1.Anemometer and equipment of wind power project must meet the Vietnamese standards and technical regulations orIEC standardor equivalent standards.
2.Turbine wind is the one which is brand-new, the shipping time is not over five (05) years with appropriate certificate of origin and certificate of production. In case the wind power project uses second hand turbines, it is necessary to make report to the Ministry of Industry and Trade in collaboration with the relevant agencies for consideration and decision.
3. Productivity of wind farm (wind turbine layout) is not lower than ninety percent (90%)
Article 11. Works safety
1.Scope of wind power work includes area of wind tower columns, power transmission lines, substations and other ancillary items.
2.Safety corridor of wind power works, safety corridor of wind turbine and safety corridor of the lines and transformers must comply with standards, technical regulations on electrical equipment, and regulations on high-voltage power grid and laws on power work safety.
3.Strictly prohibiting construction of work items (residential areas, industrial facilities, technical infrastructure, housing, schools, roads, railways, power lines, signal and communication lines…..) which violate safety corridors of wind power work.
Article 12. Land occupancy area
1.Land used in the process of developing wind power projects includes: land area for survey, study and investment in wind power projects; land use area with term of wind power projects; temporary land use area of wind power projects.
2.Land use area for wind power projects must be consistent with the scale of work capacity. The rate of land use with term of wind power projects shall not exceed zero point five (0.5) ha / MW. The temporary land use area of wind power projects is less than zero point seven (0.7 ha / MW). Where the road leading to the project has complex topography and needs widened to facilitate the transportation of turbine and wind column in the construction and operation phase, the provincial People s Committee shall consider and allow rate of land use with term of the wind power projects of up to one (01) ha / MW.
Article 13. Management and use of land in the area of wind power works
1.Land used in the area of wind power works must be consistent with land use planning and does not overlap with the other plannings already approved by competent agencies.
2.Priority is given to the development of wind power projects in thearid and rocky land location with little value of agriculture, aquaculture, sparsely populated or inhabited.
3. Land used with term of wind power projects do not fall into the following categories:
a)Land for inhabitation and land used by agencies;
b) Area of security and national defence;
c) Industrial park and business and production facilities;
d)Area of transportation infrastructure, including airway, railway, road and waterway and other transportation works.
4.After the wind power project is put into operation, the investor must restore the status quo of temporarily occupied area and hand it over to the local government for management.
5. The Provincial-level People’s Committee can allow the land use in the area of wind power project for appropriate purposes (small-scale farming and cultivation) and must ensure the safety of the operation of wind power works.
Article 14. Requirement on environmental protection
1.Wind power works must not violate the archaeological, historical relics and cultural, religious sites, sensitive ecological areas, natural conservation areas.
2. Wind power works must be 300m away from the residential area.
3. The activities of development investment of wind power projects must comply with the current environmental regulations.
4.Wind power projects must not affect the air traffic, radio waves, electronic communications of residential and surrounding works.
5.Turbine and power tower column have bright and non-reflective color. No advertising is done on wind power turbines.
6.Investors are responsible for environmental restoration after the dismantling of the wind power works.
Chapter III
SUPPORT FOR WIND POWER DEVELOPMENT
Article 15. Register to support the annual power price for the grid-connected wind power plant
1.Prior to May 31 each year, the buyer is responsible for report to the General Department of Energy:
a)Generalizing information on the wind power plants which have signed power purchase constracts for the subsequent year (name of the plant, investor, capacity, output, location, size, number of contract, date of signing the contract);
b)The power output purchased from the wind power plant in the previous year;
c)The power output is expected to buy from the wind power plants in the current year and subsequent years of each plant and the expected total amount of money for price support as prescribed.
2.The General Department of Energy shall review, synthesize and report to the Minister of Industry and Trade for consideration and to the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Finance for funding registration to support the power price from the central budget.
Article 16. Adjustment of wind power rate
Prior to October 30 annually, based on the general cost and price of the system, the General Department of Energy shall propose a plan to adjust the rate of preferential power purchase from the wind power projects at the power delivery locations and the level of power price support in order to report to the Minister of Industry and Trade for submission to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 17. Support for off-grid wind power projects
1. Principles and conditions to consider support of off-grid wind power projects:
a)Ensuring economic, social and environmental efficiency.
b) Project completed investment and put into operation;
c)A number of key input data to calculate the power price and the unit price supporting the wind power projects are considered on the following principles:
-Where the installed capacity of the project is greater than the actually required capacity of the area power grid, the actual power output of the previous year and the expected output in the subsequent years are used as the basis for determining the unit price for support. For other projects, the power output shall be taken by the actual or expected output in the approved investment projects, taking larger numbers;
-Total investment in the project shall be taken by the total investment in projects approved but not greater than fifty one (51) million dong / kW (equivalent to two thousand five hundred (2,500) dollars / kW);
-Depreciation cost in accordance with current legislation.
2. Order to register support of power price for off-grid wind power project:
a)Investor of off-grid wind power projects up shall prepare dossier to request support of power price off-grid wind power projects submitted directly or sent by post to the General Department of Energy. The number of records required: ten (10) sets and one (01) CD / DVD / USB containing the file of dossier and the attached documents.
b)Within thirty (30) days after receiving complete and valid dossier, the General Department of Energy is responsible for organizing the appraisal of dossier to make report to the Minister of Industry and Trade for submission to the Prime Minister for consideration and approval.In case of necessity, the General Department of Energy may hireconsultants for appraisal and opponency consultants to serve the appraisal work.
In case the dossier is invalid, within ten (10) working days from the date of receipt of dossier to request support of power price for off-grid wind power projects, the General Department of Energy must notify in writing to the investors to require dossier addition orrepreparation
3. Dossier to request support of power price for off-grid wind power projects includes:
a)Investment projects, including interpretation of the power price plan and the main contents of the necessity and assessment of the effectiveness of supporting plan;
b)Report on the result of study and assessment of wind potential for at least 12 consecutive months at the position within the scope of project;
c) Operation and business plan
d)Plans and cost plans, techniques for dismantling and processing equipment of wind power plant after the project finishing;
dd)Opinion of the provincial People s Committee concerning the content of the dossierto request support;
e)Opinion of the General Electric Company where the projects are possessed on the content of Dossier to request support of project development investment.
Chapter IV
POWER PURCHASE AND SALE CONTRACT FORM FOR GRID-CONNECTED WIND POWER PROJECTS
Article 18. Conditions for application ofpower purchase and sale contract form for wind power projects
1.The use ofpower purchase and sale contract formfor wind power projects is required in the purchase and sale of power between the grid-connected wind power projects and the buyer.
2.The wind power projects with the entire electric power produced from wind energy.
Article 19.Contents of power purchase and sale contract formfor wind power projects
1. The contents ofpower purchase and sale contract form for wind power projects are specified in the Annex issued together with this Circular.
2.The seller and the buyer may only add content of the power purchase and sale contract form to clarify the responsibilities and powers of the parties without changing the basic content of the power purchase and sale contract form.
Chapter V
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 20.Implementation organization
1.The General Department of Energy is responsible for dissemination, guidance and inspection of the implementation of this Circular. In the course of implementation, if any problems arise, the General Department of Energy in collaboration with the relevant units of locality shall review and make proposal to the Minister of Industry and Trade for amending and supplementing this Circular.
2.Provincial-level People’s Committees shall monitor, supervise and inspect the operation of the development of wind power projects in accordance with the wind power development plan approved in conformity with the provisions of this Circular.
Article 21. Effect
This Circular takes effect from December 27, 2012.
| PP. MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây