Thông tư 10/TT-ĐCKS của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thủ tục trình thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản và lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản

thuộc tính Thông tư 10/TT-ĐCKS

Thông tư 10/TT-ĐCKS của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thủ tục trình thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản và lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:10/TT-ĐCKS
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Giã Tấn Dĩnh
Ngày ban hành:13/09/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 10/TT-ĐCKS

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 10/TT-ĐCKS NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN,
BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ LẬP ĐỀ ÁN
KHẢO SÁT, THĂM DO KHOÁNG SẢN

 

Thi hành Luật khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản, ngày 28/01/1997 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký Quyết định số 190/QĐ-TCCB thành lập Hội đồng thẩm định đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản.

Hội đồng thẩm định là cơ quan tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trong việc thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản làm cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp hoặc không cấp giấy phép khảo sát, thăm dò khoáng sản, thẩm định các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thẩm định các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không dẫn đến nghiên cứu khả thi về khai thác hoặc trong trường hợp giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực trước thời hạn.

Để công tác thẩm định thực hiện theo đúng quy định, Thông tư này hướng dẫn cụ thể thủ tục trình thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động khoáng sản và nội dung lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản như sau:

 

I. THỦ TỤC TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN,
BÁO CÁO KHẢO SÁT, THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

 

1. Các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trình duyệt hoặc thẩm định để xin cấp giấy phép khảo sát, thăm dò phải được thành lập theo đúng quy định tại mục II Thông tư này, phải có chữ ký của tác giả đề án, chữ ký và dấu của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khảo sát, thăm dò. Hội đồng chỉ thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ về khảo sát, thăm dò theo "Quy định thủ tục hành chính về giấy phép hoạt động khoáng sản" do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26/02/1997.

2. Đối với các báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, báo cáo khảo sát khoáng sản đá quý, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản có vốn đầu tư nước ngoài khi trình Hội đồng thẩm định phải gửi các văn bản sau đây:

- Công văn trình thẩm định, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát, thăm dò của tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò.

- Ba bản báo cáo lời, trong đó có 01 bản gốc kèm theo đầy đủ các phụ lục, bản vẽ, tài liệu nguyên thuỷ (kể cả các số liệu về toạ độ công trình, về kết quả phân tích mẫu các loại...) v.v...

Bản gốc báo cáo lời và hồ sơ kèm theo phải có chữ ký của tác giả, chữ ký và dấu của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò.

- Bản tóm tắt báo cáo lời nói trên.

- Sau khi thẩm định, tài liệu nguyên thuỷ được trả lại cho tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò để đưa vào hồ sơ tài liệu địa chất nộp cho lưu trữ địa chất theo Quy định về giao nộp và cung cấp tài liệu địa chất và khoáng sản ban hành kèm theo Quyết định số 127/QĐ-ĐCKS ngày 16/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

3. Trong trường hợp Hội đồng xét thấy cần kiểm tra thực địa, tổ chức, cá nhân trình duyệt, thẩm định đề án, báo cáo có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng.

4. Khi bảo vệ đề án, báo cáo tại Hội đồng, tổ chức, cá nhân trình duyệt, thẩm định phải có mặt; trong trường hợp vắng mặt phải có giấy uỷ quyền cho người đại diện.

 

II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN KHẢO SÁT,
THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

 

Bố cục, những chương mục cơ bản của đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản được quy định chi tiết trong phụ lục kèm theo. Những nội dung của từng chương, mục phải được thể hiện chi tiết phù hợp với điều kiện địa chất của từng khu vực xin khảo sát, thăm dò cụ thể.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng thống nhất trong cả nước cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động khoáng sản.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phản ánh kịp thời về Bộ Công nghiệp để xem xét, giải quyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN

NỘI DUNG LẬP ĐỀ ÁN KHẢO SÁT, THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(Phụ lục kèm theo Thông tư số 10/LB-ĐCKS ngày 13/9/1997 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thủ tục trình thẩm định, phê duyệt đề án, báo cáo trong hoạt động
khoáng sản và lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản)

 

MỞ ĐẦU

- Những căn cứ để lập đề án.

- Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng khoáng sản xin khảo sát thăm dò.

 

CHƯƠNG I.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN.

- Vị trí địa lý, toạ độ, diện tích khảo sát thăm dò

- Các thông tin về tự nhiên - kinh tế nhân văn

- Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực khảo sát, thăm dò.

 

CHƯƠNG II.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN DIỆN TÍCH KHẢO
SÁT THĂM DÒ.

- Đặc điểm địa chất khu vực: trình bày những nét chính về đặc điểm địa tầng, kiến tạo, macma có trong vùng thăm dò.

- Đặc điểm khoáng sản, bao gồm:

+ Các biểu hiện, dấu hiệu, tiền đề có liên quan đến khoáng sản.

+ Sự phân bố khoáng sản trong không gian, hình dạng, kích thước thân quặng và thành phần vật chất quặng....

+ Đánh giá sơ bộ triển vọng khoáng sản.

 

CHƯƠNG III.
PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ VÀ KHỐI LƯỢNG
CÁC DẠNG CÔNG TRÌNH

1. Cơ sở lựa chọn phương pháp khảo sát, thăm dò:

- Cơ sở chọn phương pháp (lý do về mục tiêu, loại hình quặng, nguồn gốc, điều kiện thành tạo quặng; thành phần vật chất, mức độ phân bố quặng, mục đích và hiệu quả của phương pháp, tổ hợp các phương pháp).

2. Các phương pháp và khối lượng khảo sát, thăm dò:

- Phương pháp địa chất;

- Phương pháp địa hoá;

- Phương pháp địa vật lý;

- Công tác trắc địa: bao gồm trắc địa địa hình và trắc địa công trình (tỷ lệ phụ thuộc vào diện tích và mục tiêu);

- Công tác khoan và khai đào;

- Công tác địa chất thuỷ văn - địa chất công trình;

- Phương phương lấy, gia công, phân tích các loại mẫu, nơi gửi phân tích và nơi kiểm tra nội bộ, ngoại bộ;

- Công tác bảo vệ môi trường;

- Công tác văn phòng, lập báo cáo kết quả khảo sát thăm dò.

Tất cả các dạng công tác trên nhất thiết phải ghi rõ số lượng, khối lượng và chia cụ thể theo từng giai đoạn, từng năm thực hiện. Các công trình bắt buộc phải thể hiện trên các bản đồ, sơ đồ bố trí công trình.

 

CHƯƠNG IV.
DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG.

Nội dung Chương này là trình bày dự kiến phương pháp, chỉ tiêu tính trữ lượng trên cơ sở dự kiến sử dụng những số liệu sẽ thu thập được trong quá trình thăm dò. Qua đó, có thể dự báo trữ lượng và triển vọng về mục tiêu khoáng sản của diện tích đề án.

 

CHƯƠNG V.
TỔ CHỨC THI CÔNG

Dựa vào các căn cứ địa chất, kinh tế - kỹ thuật và phương pháp, khối lượng trong đề án phải lập kế hoạch, tiến độ thực hiện các dạng công tác theo những giai đoạn, khối lượng và trình tự phù hợp.

Trong thiết kế thi công cũng như áp dụng các phương pháp kỹ thuật phải căn cứ vào các quy trình, quy phạm và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hiện hành.

 

CHƯƠNG VI.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THĂM DÒ

Khi lập dự toán ngoài các căn cứ và danh mục dự toán, cần nêu rõ khả năng các nguồn vốn của chủ đầu tư và khả năng liên doanh, liên kết về tài chính để đáp ứng đầy đủ khối lượng và đảm bảo chất lượng của Đề án.

Dự toán phải nêu rõ các đơn giá sẽ áp dụng, nếu đơn giá nào cần điều chỉnh phải trình bày căn cứ để xác định hệ số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất, nhưng phải có cơ sở pháp lý hoặc cơ quan chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

 

 

KẾT LUẬN

- Dự kiến kết quả thăm dò địa chất và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được.

- Các yêu cầu, kiến nghị khác (nếu có).

 

PHẦN PHỤ LỤC

- Bản đồ (sơ đồ) vị trí giao thông.

- Bản đồ địa chất khu vực, bản đồ khoáng sản và các bản đồ vùng quặng, thân quặng các tỷ lệ.

- Sơ đồ bố trí công trình và lấy mẫu.

- Mặt cắt địa chất, khoáng sản.

- Các biểu, bảng khác liên quan.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INDUSTRY
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 10/TT-DCKS
Hanoi , September 13, 1997
 
CIRCULAR
GUIDING THE PROCEDURES FOR SUBMITTING THE EVALUATION AND RATIFICATION OF PLANS AND REPORTS IN MINERAL ACTIVITIES AND THE ELABORATION OF MINERAL SURVEY OR PROSPECTION PLANS
In furtherance of the Law on Minerals of March 20, 1996 and Decree No.68-CP of November 1st, 1996 of the Government detailing the implementation of the Law on Minerals, on January 28, 1997 the Minister of Industry signed Decision No.190-QD/TCCB on the establishment of the Council for Evaluation of Plans and Reports in Mineral Activities.
The Evaluation Council is a consulting agency to assist the Minister of Industry in evaluating mineral survey or prospection plans which shall serve as a basis for the Minister of Industry to decide whether to issue permits for mineral survey or mineral prospection or not; evaluating reports on the results of prospection of minerals as common building materials; and evaluating reports on the results of mineral prospection that will not lead to the exploitation feasibility study or in case the prospection permit expires ahead of time.
In order to carry out the evaluation in accordance with stipulations, this Circular provides the following detailed guidances on the procedures of submitting the mineral activity plans and reports for evaluation and ratification and on the elaboration of mineral survey or prospection plans as follows:
I. PROCEDURES FOR SUBMITTING THE MINERAL SURVEY OR PROSPECTION PLANS AND REPORTS FOR EVALUATION AND RATIFICATION
1. Mineral survey or prospection plans submitted for ratification or evaluation before being granted mineral survey or prospection permits must be drawn up in accordance with the provisions of Section II of this Circular, affixed with the signature of the plan elaborator, signature and seal of the organization or individual that applies for the mineral survey or prospection permit. The Council shall evaluate a mineral survey or prospection plan only after receiving the full and valid dossier on survey or prospection as prescribed in the "Regulation on administrative procedures on permits for mineral activities" issued by the Minister of Industry together with Decision No.325-QD/DCKS of February 26, 1997.
2. When the reports on the results of prospection of minerals as common building materials, reports on gem survey and reports on the results of mineral prospection funded by foreign investment capital are submitted to the Evaluation Council, they must be attached with the following papers:
- An official dispatch requesting the evaluation and ratification of the report on the mineral survey or prospection results of the organization or individual allowed to conduct the survey or prospection.
- Three written reports, including the original one attached with full appendice, drawings and primary documents (including data on the project's coordinates and on the results of analysis of mineral samples of different types...)
The original report and the attached dossier must be affixed with the signature of its writer, signature and seal of the organization or individual that has been granted the mineral prospection permit.
- A summary of the above-said report.
- After their evaluation, the primary documents shall be returned to the organization or individual that has been granted mineral prospection permit so that the latter includes them into the geological dossier to be submitted to the Geological Archives according to the regulation on the submission and supply of geological and mineral documents issued together with Decision No.127/QD-DCKS of January 16, 1997 of the Minister of Industry.
3. In case the Council deems it necessary to conduct a field inspection, the organization or individual that submits the plan or report for evaluation and ratification shall have to coordinate with and create necessary conditions for the Council at the latter's request.
4. When defending their plan or report before the Council, the organization or individual that submits such plan or report for evaluation or ratification must be present; in their absence, they shall have to delegate power their representative(s) in writing.
II. CONTENTS OF MINERAL SURVEY OR PROSPECTION PLANS
The structure and basic chapters and clauses of a mineral survey or prospection plan are prescribed in details in the enclosed appendix. The contents of each chapter and clause must be specified according to the geological conditions of each specific area applied for survey or prospection.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular takes effect 15 days after its signing applicable in an uniform way nationwide to all domestic and foreign organizations and individuals engaged in mineral activities.
The Vietnam Geological and Mineral Department, the Industrial Services of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to guide and inspect the implementation of this Circular.
In the course of implementation, if any difficulty or problem arises, the organizations and individuals engaged in mineral activities shall have to promptly report it to the Ministry of Industry for consideration and settlement.
 

 
FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER




Gia Tan Dinh
 
GUIDANCE
FOR THE ELABORATION OF PLANS ON MINERAL SURVEY OR PROSPECTION
(Appendix attached to Circular No.10/TT-DCKS of September 13, 1997 of the Ministry for Industry guiding the procedures for submitting mineral activity plans and reports on evaluation and ratification and the elaboration of mineral survey or prospection plans)
INTRODUCTION
- Grounds for the elaboration of the plan
- Objectives, tasks and minerals applied for survey and prospection
Chapter I
NATURAL GEOGRAPHICAL CHARACTERISTICS-HUMAN ECONOMY
- The geographical location, coordinates, area of survey or prospection
- Information on nature, human economy
- The history of geological and mineral study of the area to be surveyed or prospected.
Chapter II
GEOLOGICAL AND MINERAL CHARACTERISTICS OF THE AREA TO BE SURVEYED OR PROSPECTED
- Geological characteristics of the region: main features of the geological stratum, structure and magma of the target area.
- Mineral characteristics, including:
+ Indications, signs and premises related to minerals.
+ Mineral distribution in space, forms and sizes of ores and their material composition...
+ Preliminary evaluation of the mineral reserve.
Chapter III
PROSPECTION METHOD AND PROJECT VOLUMES
1. Grounds for the selection of survey or prospection method:
- Grounds for the selection of method (reasons for the objective, forms, origin and conditions for the formation of ores; material composition and extent of ore distribution, purposes and efficacy of the method or group of methods).
2. Method and volume of prospection:
- Geological method;
- Geo-chemical method;
- Geo-physical method;
- Land survey, including topographical and construction surveys (the ratio shall depend on the area and objectives);
- Drilling and digging;
- Hydrological geology and construction geology;
- Method of extracting, processing and analyzing samples, place where the samples shall be sent for analysis and place of internal and external examination;
- Environmental protection;
- Office work, elaboration of the report on survey or prospection results.
All forms of the above mentioned work must necessary be stated clearly as to their quantities and volumes and must be staggered according to the implementation periods and years. All construction structures must be indicated on maps of the project layout.
Chapter IV
PLANNED METHOD FOR THE CALCULATION OF THE MINERAL RESERVE
This chapter shall present the planned method and norms for the calculation of the mineral reserve on the basis of the planned use of data to be collected in the prospection process. On such basis to make a forecast of the mineral reserve and the expected mineral objectives to be achieved in the planned area.
Chapter V
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
On the basis of the geological, economic-technical conditions and methods as well as the planned volume, the plan and tempo of execution of all forms of work in each period, according to each proper volume and order.
The construction design as well as the application of technical methods must be based on the standards, regulations and current economic and technical norms.
Chapter VI
ESTIMATE OF PROSPECTION COSTS
When making the estimate, besides its grounds and items, it is necessary to clearly state the potential sources of the investor and the potential financial joint ventures and cooperation so as to fully meet the quantitative and qualitative requirements of the plan.
The estimate must clearly state the unit prices to be applied; if adjustment is needed for any unit price, the grounds thereof must be indicated so as to determine the adjustment coefficient suitable to the actual production conditions, which, however, must be made on a legal basis and approved in writing by the investor.
CONCLUSION
- The expected results of geological prospection and economic efficiency.
- Other requests and proposals (if any).
APPENDICE
- A map (diagram) of the traffic.
- A geological map of the region, the map of minerals and maps of ores and ores' composition and the ratios.
- The diagram of the project layout and sample taking.
- The geological and mineral sections.
- Other relevant charts and tables.-
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 10/TT-DCKS DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất