Thông tư 08/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng

thuộc tính Thông tư 08/2006/TT-BCN

Thông tư 08/2006/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2006/TT-BCN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:16/11/2006
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Trình tự, thủ tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng - Theo Thông tư số 08/2006/TT-BCN ban hành ngày, Bộ Công nghiệp hướng dẫn: các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm tiêu thụ năng lượng trong Danh mục các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn có quyền đề nghị Bộ Công nghiệp đánh giá và cấp Giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm của mình nếu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Công nghiệp quy định và tiến hành dán nhãn theo quy định... Có 02 loại nhãn dành cho các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khác nhau đó là nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng và nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Trong đó, nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường khi những sản phẩm này có mức sử dụng năng lượng đạt hoặc vượt tiêu chuẩn do Bộ Công nghiệp quy định theo từng thời kỳ. Và nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin để so sánh mức năng lượng tiêu thụ của sản phẩm được dán nhãn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trên nhãn ghi rõ thông tin về mức năng lượng tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại... Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Thông tư08/2006/TT-BCN tại đây

tải Thông tư 08/2006/TT-BCN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 08/2006/TT-BCN NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC DÁN NHÃN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

 

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 80/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010;

Bộ Công nghiệp hướng dẫn trình tự, thủ tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

 Thông tư này hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký, đánh giá, cấp giấy chứng nhận và dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng.

2. Đối tượng áp dụng

Các nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm tiêu thụ năng lượng trong Danh mục các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn có quyền đề nghị Bộ Công nghiệp đánh giá và cấp giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm nếu đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Công nghiệp quy định.

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm sử dụng năng lượng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

a) Danh mục các sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn là danh mục các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn đánh giá được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được bổ sung hàng năm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

b) Nhãn tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán lên sản phẩm tiêu thụ năng lượng có hiệu quả cao nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng lựa chọn khi mua hàng. Nhãn tiết kiệm năng lượng bao gồm hai hình thức:

- Nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường khi những sản phẩm này có mức sử dụng năng lượng đạt hoặc vượt tiêu chuẩn do Bộ Công nghiệp quy định theo từng thời kỳ. Mẫu nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được quy định chi tiết tại phần A, Phụ lục 4 của Thông tư này.

- Nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng là nhãn được dán cho các sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin để so sánh mức năng lượng tiêu thụ của sản phẩm được dán nhãn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trên nhãn ghi rõ thông tin về mức năng lượng tiêu thụ và các quy định cụ thể giúp người sử dụng lựa chọn được sản phẩm có mức tiêu thụ năng lượng tiết kiệm hơn so với sản phẩm cùng loại; quy cách nhãn so sánh tiết kiệm năng lượng được quy định chi tiết tại phần B, Phụ lục 4 của Thông tư này.

c) Dán nhãn tiết kiệm năng lượng là hình thức dán nhãn tự nguyện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

d) IECEE Schemes là phương thức chứng nhận của Uỷ ban quốc tế về thiết bị điện tử đối với hoạt động thử nghiệm thiết bị điện, điện tử.

đ) ILAC (International Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế.

e) APLAC (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) là Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

A. Đơn vị thử nghiệm

Các phòng thử nghiệm sau đây sẽ được xem xét, chỉ định thử nghiệm sản phẩm sử dụng năng lượng để làm cơ sở chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng:

1. Phòng thử nghiệm chuyên ngành đã được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS hoặc các phòng thử nghiệm đã được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thoả ước thừa nhận lẫn nhau (ILAC và APLAC);

2. Phòng thử nghiệm chưa được công nhận theo tiêu chuẩn của hệ thống VILAS nhưng có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng được Bộ Công nghiệp tổ chức kiểm tra, đánh giá và chỉ định thực hiện chức năng thử nghiệm sản phẩm sử dụng năng lượng để dán nhãn tiết kiệm năng lượng, cụ thể như sau:

a) Về năng lực chuyên môn:

- Có nhân viên thử nghiệm được đào tạo đúng chuyên ngành kỹ thuật năng lượng bậc cao đẳng trở lên và có ít nhất hai năm kinh nghiệm thử nghiệm;

- Có Lãnh đạo phòng thử nghiệm tốt nghiệp bậc đại học trở lên các ngành kỹ thuật năng lượng và có ít nhất ba năm kinh nghiệm thử nghiệm.

b) Về trang thiết bị và tiêu chuẩn thử nghiệm:

- Thiết bị thí nghiệm phải đảm bảo hoạt động tốt, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn đúng theo quy định và đủ độ chính xác để thực hiện các chỉ tiêu thử nghiệm;

- Đầy đủ các trang thiết bị và phương pháp thử nghiệm phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm tại Phụ lục 1 của Thông tư này và các tiêu chuẩn khác do Bộ Công nghiệp quy định bổ sung theo từng thời kỳ;

- Tài liệu về tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm phải thể hiện bằng tiếng Việt.

c) Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý hồ sơ bao gồm:

- Hồ sơ đào tạo nhân viên thử nghiệm;

- Hồ sơ theo dõi việc kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị thử nghiệm;

- Hồ sơ lưu giữ kết quả thử nghiệm.

3. Bộ Công nghiệp thừa nhận kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm được chứng nhận theo hệ thống IECEE Schemes.

4. Nguyên tắc chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

a) Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm hàng hoá đối với các yêu cầu về tiêu thụ năng lượng của sản phẩm.

b) Việc thử nghiệm mẫu điển hình phải tiến hành tại phòng thử nghiệm được chỉ định.

c) Giám sát hàng hoá sau chứng nhận mức tiết kiệm năng lượng tại cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hoặc trên thị trường.

B. Trình tự chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

1. Chuẩn bị

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn có nhu cầu được chứng nhận và dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm cần thực hiện các bước sau đây:

a) Lấy mẫu: Doanh nghiệp lấy mẫu điển hình của hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định và gửi tới phòng thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm;

b) Thử nghiệm: Phòng thử nghiệm được chỉ định có trách nhiệm thử nghiệm sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn tương ứng và cấp phiếu kết quả thử nghiệm đúng chủng loại sản phẩm đã thử nghiệm cho doanh nghiệp;

c) Lập hồ sơ kỹ thuật: Hồ sơ kỹ thuật do doanh nghiệp lập bao gồm các tài liệu sau:

- Hồ sơ thiết kế sản phẩm;

- Các thông số kỹ thuật của hàng hoá, đặc biệt là các thông số về chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng;

 - Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá và công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

- Nhãn hàng hoá;

- Các giấy chứng nhận, chứng chỉ khác về hệ thống quản lý chất lượng, chất lượng sản phẩm, đặc tính kỹ thuật (nếu có).

2. Đăng ký

Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng gửi về Bộ Công nghiệp bao gồm:

a) Tờ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng (theo mẫu tại Phụ lục 2);

b) Hồ sơ kỹ thuật (nêu tại điểm c, khoản 1, mục này);

c) Phiếu kết quả thử nghiệm bản chính được cấp bởi đơn vị quy định tại phần A, Mục II hoặc bản sao hợp lệ với thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày cấp.

Thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc dán nhãn sản phẩm tiêu thụ năng lượng được công bố trên trang thông tin điện tử (website: http://www.moi.gov.vn) của Bộ Công nghiệp.

3. Xem xét và đánh giá hồ sơ

Việc xem xét, đánh giá hồ sơ đăng ký được thực hiện theo các bước sau:

a) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, Bộ Công nghiệp xem xét sự phù hợp của các tài liệu trong hồ sơ với yêu cầu của việc chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, nếu hồ sơ phù hợp thì chuyển sang đánh giá kỹ thuật, trường hợp hồ sơ không phù hợp, Bộ Công nghiệp sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hoàn chỉnh;

b) Đánh giá kỹ thuật: Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đăng ký chứng nhận dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng được chuyển sang đánh giá kỹ thuật, Bộ Công nghiệp sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp của phiếu kết quả thử nghiệm với hồ sơ kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá; xác định mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm đạt được so với các tiêu chuẩn đã công bố; chất lượng sản phẩm so với mức trung bình của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trường hợp kết quả đánh giá đạt, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, Bộ Công nghiệp thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết, nêu rõ lý do không đạt để doanh nghiệp có biện pháp khắc phục trong thời hạn chín mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp hết hiệu lực và doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký lại từ đầu.

C. Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

 1. Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được phép dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo đúng chủng loại sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được Bộ Công nghiệp cấp chứng nhận.

2. Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được cấp cho doanh nghiệp với thời hạn tối đa là ba năm.

3. Mẫu Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

D. Dán nhãn tiết kiệm năng lượng

1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp thực hiện in nhãn tiết kiệm năng lượng tại cơ sở in do Bộ Công nghiệp chỉ định và dán nhãn xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng lên sản phẩm sử dụng năng lượng đã đăng ký theo mức tiết kiệm năng lượng xác định trong giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được cấp.

2. Nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng phải in theo mẫu do Bộ Công nghiệp quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.

3. Nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng được in, dán trên sản phẩm hoặc bao gói sản phẩm phải có kích thước phù hợp, không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.

4. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp không được tiếp tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng lên sản phẩm của mình và phải đăng ký chứng nhận lại.

Đ. Chứng nhận lại

1. Doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận lại khi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hết hiệu lực; tiêu chuẩn đánh giá có thay đổi hoặc hàng hoá đánh giá đã được chứng nhận có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

2. Sản phẩm hàng hoá chứng nhận lại nếu đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này sẽ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng mới. Nội dung và thủ tục chứng nhận lại được thực hiện như chứng nhận lần đầu.

III. KIỂM TRA, GIÁM SÁT SAU CHỨNG NHẬN, ĐÌNH CHỈ VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

1. Giám sát sau chứng nhận, báo cáo và kiểm tra

a) Định kỳ sáu tháng một lần các doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận và dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại sản phẩm đã được xuất xưởng và dán nhãn tiết kiệm năng lượng gửi về Bộ Công nghiệp;

b) Định kỳ hoặc bất thường, Bộ Công nghiệp chủ động hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra mẫu điển hình sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có khiếu nại hoặc có biểu hiện nghi vấn về các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, việc kiểm tra mẫu sản phẩm hàng hoá được tiến hành không quá một lần trong một năm. Kinh phí thử nghiệm mẫu điển hình chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm do doanh nghiệp chi trả;

c) Bộ Công nghiệp tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại các phòng thử nghiệm được chỉ định;

d) Bộ Công nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động in, cung cấp nhãn tiết kiệm năng lượng tại các đơn vị in ấn được chỉ định.

đ) Việc kiểm tra tại chỗ phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thanh tra và kiểm tra.

2. Đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Bộ Công nghiệp ra quyết định đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:

a) Dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng giả hoặc tiến hành dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi chưa được cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

b) In sai mẫu và sử dụng sai mục đích nhãn tiết kiệm năng lượng với mục đích khác có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng;

c) Thể hiện trên nhãn tiết kiệm năng lượng sai mức tiết kiệm năng lượng được Bộ Công nghiệp cấp trong giấy chứng nhận;

d) Sử dụng nhãn tiết kiệm năng lượng cho đối tượng sản phẩm khác không phải là sản phẩm đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng;

đ) Tiếp tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho sản phẩm của mình khi giấy chứng nhận đã hết hạn;

e) Có các thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm làm giảm chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng nhưng không đăng ký lại với Bộ Công nghiệp;

g) Không thực hiện việc báo cáo Bộ Công nghiệp về số lượng, chủng loại nhãn tiết kiệm năng lượng đã được dán cho các sản phẩm xuất xưởng;

h) In nhãn tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở in không do Bộ Công nghiệp chỉ định.

Doanh nghiệp bị đình chỉ giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng không được tiếp tục dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho đến khi thực hiện xong các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm.

Quyết định đình chỉ được đồng thời gửi đến doanh nghiệp vi phạm và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

3. Thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Bộ Công nghiệp ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm quy định tại khoản 2 mục này từ hai lần trở lên;

b) Gian dối trong việc gửi kết quả thử nghiệm và hồ sơ đăng ký sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

c) Khi doanh nghiệp bị Bộ Công nghiệp ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp phải thực hiện ngay việc thu hồi hoặc có biện pháp phong tỏa các sản phẩm đã được dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng của mình đang lưu hành trên thị trường đồng thời ngừng ngay việc dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng, gửi báo cáo về Bộ Công nghiệp và đề xuất giải pháp khắc phục.

Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng được đồng thời gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Tổ chức thực hiện

Giao Vụ Khoa học, Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Hàng năm xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp công bố bổ sung Danh mục sản phẩm sử dụng năng lượng được lựa chọn để dán nhãn; các tiêu chuẩn đánh giá; các phòng thử nghiệm được chỉ định đánh giá và các yêu cầu tối thiểu khác đối với sản phẩm như: chất lượng, mỹ quan, công dụng;

b) Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về đánh giá, quy trình đánh giá sản phẩm sử dụng năng lượng phù hợp tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng; hàng năm, xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định xem xét, bổ sung Danh mục sản phẩm được lựa chọn để dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật có liên quan;

c) Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc đăng ký, đánh giá, chứng nhận, cấp chứng nhận và dán nhãn tiết kiệm năng lượng;

đ) Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng thí nghiệm được chỉ định kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

e) Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động tại các cơ sở in nhãn tiết kiệm năng lượng được chỉ định

g) Công bố chi tiết thông tin về thủ tục đăng ký, các biểu mẫu chi tiết cho việc dán nhãn sản phẩm tiêu thụ năng lượng trên trang thông tin điện tử (website: http://www.moi.gov.vn) của Bộ Công nghiệp.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp

a) Doanh nghiệp phải thường xuyên thực hiện và duy trì các biện pháp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm như đã đăng ký và được xác nhận trong giấy chứng nhận;

b) Khi có các thay đổi về thiết kế làm ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công nghiệp các chỉ tiêu công nghệ thay đổi, các tác động tăng hoặc giảm các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng của sản phẩm, thực hiện đăng ký chứng nhận lại theo quy định tại phần Đ, Mục II của Thông tư này;

c) Khi phát hiện hàng hoá của mình có biểu hiện không phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá tương ứng, doanh nghiệp phải chủ động báo cáo về Bộ Công nghiệp đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục đối với hàng hoá đang sản xuất hoặc nhập khẩu, hàng hoá đang lưu thông trên thị trường cũng như hàng hoá đang trong quá trình sử dụng.

3. Trách nhiệm đơn vị in nhãn tiết kiệm năng lượng được chỉ định

Sáu tháng một lần, các cơ sở in nhãn tiết kiệm năng lượng do Bộ Công nghiệp chỉ định tập hợp số liệu báo cáo về Bộ Công nghiệp: tên các đơn vị đặt in, số lượng và chủng loại nhãn tiết kiệm năng lượng đã tổ chức in, cung cấp cho khách hàng.

4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời xử lý./.

 

BỘ TRƯỞNG

Hoàng Trung Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 1

DANH MỤC SẢN PHẨM TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG ĐƯỢC DÁN NHÃN,

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, TIÊU CHUẨN THỬ NGHIỆM VÀ ĐƠN VỊ THỬ NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2006/TT-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

 

TT

Trang thiết bị

Tiêu chuẩn đánh giá

Tiêu chuẩn/phương pháp thử nghiệm sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Đơn vị thử nghiệm

Các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu tối thiểu khác

1

Trang thiết bị chiếu sáng

-        Bóng đèn huỳnh quang T8 (loại 60 cm và 120 cm)

-        Balat đèn huỳnh quang

TCVN 7541-1:2005

TCVN 7541-2:2005

- Phòng thí nghiệm Trung tâm Kỹ thuật 1- Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng

- Phòng thí nghiệm Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang

- Phòng thí nghiệm Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

- Phòng thí nghiệm Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động.

 

2

Động cơ điện 03 pha không đồng bộ (công suất từ 0,55 - 150 kW)

TCVN 7540-1:2005

TCVN 7540-2:2005

- Phòng thí nghiệm Trung tâm Đo lường - Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng

- Phòng thí nghiệm Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungary.

- Phòng thí nghiệm điện Trung tâm đo lường chất lượng quân đội.

 

 

 

 

 

 


 

PHỤ LỤC 2

BẢN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 08 /2006/TT-BCN

ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

 

 

TÊN DOANH NGHIỆP

 


Số:........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

......, ngày.... tháng.... năm 200....

 

TỜ KHAI

ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

 

Kính gửi: Bộ Công nghiệp

 

Tên doanh nghiệp:...................................................................................................

Tên cơ quan chủ quản:.............................................................................................

Trụ sở chính tại:.......................................................................................................

Điện thoại:............................................. Fax:..........................................................

E-mail:.....................................................................................................................

Đề nghị Bộ Công nghiệp đánh giá, chứng nhận để doanh nghiệp được dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng với hình thức...............đối với các sản phẩm tiêu thụ năng lượng được lựa chọn để dán cho sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh:

1) ......

2) ........

Hồ sơ đính kèm bao gồm:...........................................................................

GIÁM ĐỐC

(Ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

- Như trên,

- ........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 3 - GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

 

 

BỘ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

CHỨNG NHẬN

Sản phẩm tiết kiệm năng lượng

 

Sản phẩm:............................

Nhà sản xuất:.......................

 

 

 

Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng/đạt mức so sánh tiết kiệm năng lượng số:......

 

 

 

 

Quyết định số: /QĐ-BCN

Ngày tháng năm

BỘ TRƯỞNG

 

 

(Ghi chú: Nền giấy chứng nhận có thể có trang trí văn hoa)

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



PHỤ LỤC 3 - GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BCN ngày 16 tháng 11 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)

 

BỘ CÔNG NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /CNTKNL-BCN

 

Hà Nội, ngày tháng năm 200..

 

GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

 

 


BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

 

Căn cứ .......................................................................................

Căn cứ .......................................................................................

Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng của .... tại công văn số ngày, tháng , năm ........................

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Chứng nhận sản phẩm .... do nhà sản xuất .....

Trụ sở ..... tại, điện thoại .....

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số .... do .... cấp ngày .....

Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Điều 2: Sản phẩm .... . đạt yêu cầu dán nhãn Xác nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng/ nhãn so sánh sản phẩm tiết kiệm năng lượng mức .....

Trong quá trình tham gia Chương trình dán nhãn sản phẩm tiết kiệm năng lượng ........ phải thực hiện đúng các yêu cầu của Thông tư .... đảm bảo chất lượng và các chỉ tiêu đăng ký về tiết kiệm năng lượng.

Điều 3: Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày .... tháng năm ..../.

 

Nơi nhận:

- Như trờn,

- .........

- Lưu: VT, KHCN.

 

BỘ TRƯỞNG

(Ký tờn, đúng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE MINISTRY OF INDUSTRY
-------
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------
No. 08/2006/TT-BCN
Hanoi, November 16, 2006
 
CIRCULAR
ON GUIDING THE ORDER OF, PROCEDURES FOR ENERGY-SAVING LABELLING FOR ENERGY CONSUMPTION PRODUCTS
Pursuant to the Government's Decree No. 55/2003/ND-CP of May 28, 2003 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Government's Decree No. 102/2003/ND-CP of September 03, 2003 on thrifty and efficient use of energy;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 80/2006/QD-TTg of April 14, 2006 on approving the Electricity-saving program in the period 2006-2010;
The Ministry of Industry guides the order of and procedures for energy-saving product labeling as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Scope of regulation
This Circular guides the order of and procedures for registering, assessing, certificate-issuing and energy-saving labeling for energy-consumption products.
2. Subjects of application
Producers, importers of energy-consumption products prescribed in the List of energy-consumption products being selected for labeling are entitled to request the Ministry of Industry to assess and issue energy-saving certificates for the products that satisfy the technical standards prescribed by the Ministry of Industry.
This Circular is only applicable to organizations and individuals that produce and import energy-consumption products and relevant organizations and individuals.
3. Interpretation of terms
a) The List of energy-consumption products being selected for labeling is the List of products that satisfy the assessment standards prescribed in Annex 1 of this Circular. The list shall be annually supplemented under the Decisions of the Minister of Industry.
b) Energy-saving labels are labels being glued on efficiently energy-consumption products in order to provide information for consumers’ choice when purchasing goods. Energy-saving labels include two forms:
- Labels of energy-saving product verification are labels being glued on circulating products of which the energy-consumption rates reach or exceed the standards promulgated by the Ministry of Industry in each period. The form of labels of energy-saving product verification is prescribed in part A, Annex 4 of this Circular.
- Labels of energy-saving product comparison are labels being glued on products being circulating goods in order to provide consumers with information for comparing energy-consumption rates of labeled products and products of the same kind in the market. The labels must specify information of energy-consumption rates and specific provisions for consumers to select the products with energy-saving rates are higher than products of the same kinds. The specification of labels of energy-saving product comparison is prescribed in section B, Annex 4 of this Circular.
c) Energy-saving labeling is voluntary and outside the regulation scope of the Government's Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006 on goods labeling and relevant legal documents.
d) IECEE schemes is the International electronic equipment Commission’s method of certifying activities of electrical and electronic equipment test.
dd) ILAC means the International Laboratory Accreditation Cooperation
e) APLAC means Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation
II. SPECIFIC PROVISIONS
A. Testing units
The following laboratories shall be considered and appointed to test energy-consumption products to form the basis for certifying energy-saving products:
1. Accredited line laboratories under the standards of the VILAS system, or laboratories accredited by certifying organizations that have signed mutual recognition agreements (ILAC and APLAC);
2. Laboratories not being accredited under the standards of the VILAS system but capable of testing energy-consumption norms shall be inspected, assessed and appointed by the Ministry of Industry to perform energy-consumption product testing for energy-saving labeling. In particular:
a) For professional capability:
- Having the testers trained professionally in energy technology at level of college or higher with at least two years of testing experience;
- Having the laboratory leaders that process Bachelor’s degree of energy technology or higher with at least three years of testing experience.
b) For equipment and testing standards
- Testing equipment must operate well, be maintained, inspected, calibrated rightly as prescribed and its accuracy is sufficient to execute the testing norms.
- Having adequate equipment and testing methods in appropriate with testing standards in Annex 1 of this Circular and other standards supplemented by the Ministry of Industry in each period:
- Having documents of testing standards and process in Vietnamese.
c) Setting up and maintaining the system of dossier management including:
- Dossiers on training testers;
- The monitoring dossiers on testing, calibration and maintaining tested equipments;
- Dossiers on archiving test results.
3. The Ministry of Industry shall accredit the testing results of laboratories certified under the system of IECEE Schemes.
4. Principles of certifying energy-saving products
a) Testing typical samples to assess the conformity of the product for its energy-consumption requirements
b) The typical sample testing must be performed in an appointed laboratory.
c) Supervising goods after certifying energy-saving rates in the producing establishments, warehouses or in the market.
B. Order of certifying energy-saving products
1. Preparation
Enterprises producing and importing goods under the list of energy-consumption products being selected for labeling that have demand of certifying and gluing label of energy-saving product verification or label of energy-saving product comparison must follow these steps:
a) Sampling: Enterprises shall take typical samples of goods under the prescribed standards and send to the appointed laboratory for testing;
b) Testing: the appointed laboratory is responsible to test the products under the corresponding standards and issue the sheet of testing results in accordance with the tested product type to enterprises
c) Making technical dossier: The technical dossier made by enterprises includes the following documents:
- The dossier on product design;
- The technical specification of goods, especially the specification of energy-consumption norms;
- The written announcement of product and goods quality standard and consistent with the energy-saving product standards;
- Goods labels;
- Other certificates of quality control system, product quality or technical property (if any).
2. Registration
The dossier of energy-saving products certification registration being sent to the Ministry of Industry includes:
a) The registration sheet of energy-saving product certification in which specifying the registration for labels of energy-saving product comparison or labels of energy-saving product verification (under the form in Annex 2);
b) The technical dossier (prescribed in point c, clause 1, this section);
c) The original of testing result sheet issued by the units prescribed in part A, Section II or the valid copy within 6 months as from the date of issuance.
The procedures of registration and detailed forms for labeling energy-consumption products shall be announced on the website http://www.moi.gov.vn of the Ministry of Industry.
3. Considering and assessing dossiers
The considering and assessment of registration dossier shall implement as the following steps:
a) Within five working days as from receiving the registration dossier of energy-saving product certification, the Ministry of Industry shall consider the conformity of documents in the dossier with the requirements for energy-saving product certification. If the dossier is conformable, the technical assessment shall be performed. If the dossier is not conformable, the Ministry of Industry shall notify in written to request enterprise supplement and complete dossier.
b) Technical assessment: within five working days after the registration dossier of labeling energy-saving product is forwarded for technical assessment, the Ministry of Industry shall assess the conformity of the testing result sheet with the technical dossiers and assessment standards; identify the energy-consumption rates that the products reached in comparison to the announced standards; the product quality in comparison to the average rates of the products of the same kind; If the assessment result is passed, enterprise shall be issued with the energy-saving product certificates.
If the assessment result is fail, the Ministry of Industry shall notify in written to the enterprise, specifying the reason of fail for enterprise to have measures to overcome within ninety working days as from the date of being notified. When this time limit is up, the registration dossier of energy-saving product certification shall expire and enterprise must implement the registration procedures from the beginning.
C. Energy-saving product certificate
1. Enterprises being issued the energy-saving product certificate are entitled to stick label of energy-saving product verification or label of energy-saving product comparison in accordance with the energy-saving product type certified by the Ministry of Industry.
2. The maximum limit time of energy-saving product certificate is three years
3. The form of Energy-saving product certificate is prescribed in Annex 3 of this Circular.
D. Energy-saving labeling
1. After being issued the energy-saving product certificate, enterprises shall print energy-saving labels at printing establishments appointed by the Ministry of Industry and stick the labels of energy-saving product verification or labels of energy-saving product comparison on the energy-use products registered under the energy-saving rates being defined in the issued energy-saving product certificate.
2. Energy-saving product labels must be printed under the form prescribed by the Ministry of Industry in Annex 4 of this Circular.
3. Energy-saving product labels shall be printed and stick on products or product packages with appropriate size without causing confusion, overlapping or affecting the information written on the goods labels as prescribed by law.
4. When the energy-saving product certificate expires, enterprises are not allowed to stick the energy-saving product labels on their products and must register for re-certification.
DD. Re-certification
1. Enterprises must register for re-certification when the energy-saving product certificate expires, or the assessment standards are changed, or the assessment goods certified having changes in energy-consumption rates.
2. Products being re-certified that fulfill the requirements prescribed in this Circular shall be issued a new energy-saving product certificate. The contents and procedures for re-certification are implemented similarly to the first time certification.
III. POST-CERTIFICATION INSPECTION AND SUPERVISION, SUSPENSION AND REVOCATION OF ENERGY-SAVING PRODUCT CERTIFICATES
1. Post-certification supervisions, inspections and reports
a) Every six months, enterprises being issued certificates and labeling energy-saving product are responsible to make reports to the Ministry of Industry on the quantity and kinds of products that have been output from mill and glued on energy-saving labels;
b) Periodically or irregularly, the Ministry of Industry shall take the initiative or cooperate with relevant Ministries and branches to inspect typical samples of the enterprises’ products. The product sample inspection shall be performed no more than once a year unless complaints are lodged or suspicion manifestations of the energy consumption norms of product. The cost for typical sample test of energy-consumption norms shall be paid by enterprises.
c) The Ministry of Industry shall guide and inspect the implementation of energy-saving products inspection and testing in appointed laboratories;
d) The Ministry of Industry shall inspect and supervise the printing and supply of energy-saving labels in the appointed printing units.
dd) The on-spot inspection must be performed under the law provisions on inspection and examination.
2. Suspending energy-saving product certificates
The Ministry of Industry shall issue decisions on suspending energy-saving product certificates when enterprises commit one of the following acts:
a) Sticking the fake energy-saving product labels or carrying out sticking energy-saving product labels when the energy-saving product certificate has not been issued.
b) Printing being not right with the prescribed form and using energy-saving labels wrongly on purpose, using for other purpose that may cause confusions for customers;
c) Showing on the energy-saving labels is incorrect with energy-saving rates that stated in the Certificate issued by the Ministry of Industry;
d) Using energy-saving labels for other products that have not been registered and issued the energy-saving certificate;
dd) Keeping on sticking energy-saving labels on products when the certificate has expired;
e) Making changes in product design and production that decrease the energy-saving norms without re-registration with the Ministry of Industry;
g) Not making reports to the Ministry of Industry on the quantity and kinds of energy-saving labels that have been stuck for the products outputting from mill;
h) Printing energy-saving labels at printing establishments not being appointed by the Ministry of Industry.
Enterprises having the energy-saving product certificates suspended are not allowed to keep on energy-saving product labeling until the measures of correcting and overcoming violation are completely done.
The decisions on suspension shall be sent to violating enterprises and the Vietnam Standard and Consumers Association (VINASTAS)
3. Revoking energy-saving product certificate
The Ministry of Industry shall issue decisions on revoking energy-saving product certificate when enterprises commit one of the following acts:
a) Committing violations of clause 2 this section twice or more;
b) Having fraudulence in sending test results and dossier on registering products appropriate for energy-saving standards for registration of energy-saving product certification;
c) Enterprises being revoked the energy-saving product certificates under decisions issued by the Ministry of Industry must immediately recall or have measure for blockade on their circulating products that have been stuck energy-saving product labels, simultaneously suspend the energy-saving product labeling, send reports to the Ministry of Industry on overcoming measures suggestion.
The decisions on revoking energy-saving product certificate shall be simultaneously sent to violating enterprises, VINASTAS and posted on means of mass media.
IV. IMPLEMENTATION PROVISIONS
1. Organizing the implementation
The Department of Science and Technology shall perform the following duties:
a) Annually compiling and submitting the announcement about supplementing the List of energy-consumption products selected for labeling to the Minister of Industry; the assessment standards, the laboratories appointed to perform assessment and other minimum requirements for products such as: quality, good - looking and utility;
b) Cooperating with the Directorate for Standards, Metrology and Quality to set up and suggest the Ministry of Science and Technology to promulgate the Vietnam Standard on assessing and the process for assessing the conformity of energy-consumption product with energy-saving standards; annually compiling and submitting Minister of Industry for issuing Decisions on considering and supplementing the List of products selected for energy-saving product labeling and relevant standards, technical provisions;

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 08/2006/TT-BCN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất