Quyết định 87/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt Đề án Phát triển ngành Cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vông nghiệp, nông thôn
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 87/2004/QĐ-BCN
Cơ quan ban hành: | Bộ Công nghiệp |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 87/2004/QĐ-BCN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 06/09/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 87/2004/QĐ-BCN
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 87/2004/QĐ-BCN
NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN
"PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ ĐẾN NĂM 2010 PHỤC VỤ
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN"
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản;
Căn cứ Chương trình hành động của ngành công nghiệp số 2749/CV-KHĐT ngày 22/07/2002 của Bộ Công nghiệp gửi các đơn vị trực thuộc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cơ khí Luyện kim và Hoá chất, Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương;
QUYếT ĐịNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển ngành cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn:
- Phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn phải phù hợp với Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời gắn chặt với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.
- Phát triển một cách có tập trung, có chọn lọc một số phân ngành, một số chủng loại sản phẩm cơ khí như máy động lực; thiết bị phục vụ cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch; thiết bị chế biến (trước hết là thiết bị chế biến các loại nông, lâm, thuỷ sản có sản lượng lớn, có thị trường xuất khẩu nhưng tỷ lệ chế biến hiện còn thấp); thiết bị cơ khí thuỷ lợi; sản xuất phụ tùng thay thế, sửa chữa cho các thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp có thị trường, có khả năng cạnh tranh.
- Phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn dựa vào phát huy nội lực là chính (thông qua việc huy động năng lực của cả ngành trên cơ sở tăng cường chuyên môn hoá, hợp tác hoá); kết hợp huy động tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, trước hết về công nghệ và vốn.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia vào chương trình cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
2. Mục tiêu:
- Cơ giới hoá các khâu và lĩnh vực đòi hỏi nhiều sức lao động; cường độ lao động cao; thời vụ khẩn trương trong nông, lâm, ngư nghiệp. Cơ khí hoá khâu chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Tạo điều kiện ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật; công nghệ; thiết bị tiên tiến vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao mức độ cơ khí hoá trong khâu thuỷ lợi, đảm bảo tưới tiêu nước, chủ động đáp ứng yêu cầu thâm canh các loại cây trồng, chủ động phòng chống, hạn chế và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
- Phát triển các dịch vụ cung cấp và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ nông nghiệp, góp phần cơ giới hoá nông nghiệp, tăng năng suất lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động cho nông dân.
3. Định hướng phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn:
3.1. Đối với khâu sản xuất nông, lâm nghiệp:
a) Về trồng trọt.
- Trang bị các loại máy kéo phù hợp với điều kiện từng địa bàn và quy mô sản xuất.
- Cơ giới hoá việc trồng trọt đối với một số loại cây trồng như cây mía, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây ăn quả.
- Để thực hiện mục tiêu phương hướng trên, dự báo từ nay đến năm 2010 mỗi năm cần khoảng 600-700 máy kéo lớn, 4.000-4.500 máy kéo cỡ trung, 5.000-6.000 máy kéo 2 bánh 6 -12 mã lực, 150-180 máy kéo xích. Hàng năm cần 30.000 - 40.000 chiếc máy nông nghiệp theo sau, gồm các máy làm đất (cày trụ, cày chảo, phay đất, bánh lồng....); gieo trồng; chăm sóc; thu hoạch; sơ chế và bảo quản sau thu hoạch.
- Ngành cơ khí trong nước sản xuất và cung cấp hàng năm khoảng 140.000-150.000 động cơ xăng và điezen để đáp ứng yêu cầu của nông nghiệp, nông thôn.
- Ngành cơ khí trong nước đảm bảo chế tạo phần lớn động cơ, một phần máy kéo cỡ nhỏ và các máy nông nghiệp, hầu hết các loại phụ tùng sửa chữa, thay thế cho các loại máy hiện có.
b) Về chăn nuôi.
Đối với các trại chăn nuôi, tập trung thực hiện cơ khí hoá khâu vệ sinh chuồng trại; cung cấp nước; cung cấp thức ăn; tạo tiểu khí hậu (sưởi ấm, làm mát); tắm rửa gia súc; ấp trứng; vắt sữa; bảo quản và vận chuyển sữa.
c) Về lâm nghiệp.
Trong những năm tới chủ yếu là khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ vốn rừng hiện có. Cần nâng cao mức độ cơ khí hoá các khâu sản xuất giống, từ làm đất đến trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, góp phần thực hiện chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng 5 triệu ha rừng. Từ nay đến năm 2010, các loại máy ủi; máy động lực lớn; xe vận tải nặng phục vụ khai thác, vận chuyển, làm đường trong rừng chủ yếu là nhập khẩu.
Cơ khí trong nước chế tạo 80-100% các máy phục vụ trồng rừng, máy phun thuốc trừ sâu, 50-60% các máy cưa xẻ gỗ, tỉa cành... và làm nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa trung, đại tu và sản xuất một số loại phụ tùng thay thế.
d) Về thủy lợi.
Cần trang bị các máy để đào hồ, đắp đập, nạo vét kênh mương, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Trang bị bơm hướng trục, bơm ly tâm cột nước thấp để tưới tiêu cho vùng đồng bằng, trang bị các bơm có cột đẩy cao để bơm nước phục vụ sinh hoạt và tưới các loại cây công nghiệp, cây ăn quả ở vùng Trung du, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đối với vùng trồng cây công nghiệp có giá trị cao (cà phê, chè...) ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến như bơm tưới phun, tưới ngầm, tưới nhỏ giọt nhằm tiết kiệm nước và bảo đảm yêu cầu nông học.
Để đảm bảo tưới tiêu chủ động, hàng năm cần khoảng 26.000 máy bơm 100-540 m3/h và 1.000 máy bơm cỡ lớn và vừa cho các trạm tiêu úng cố định, các trạm bơm lớn.
Cơ khí trong nước sản xuất toàn bộ các loại máy bơm hướng trục, bơm ly tâm kể cả bơm tưới tiêu phục vụ thuỷ lợi tới 15.000 m3/h với dải cột áp từ 2,5 - 10 m, các loại bơm nước nhỏ với cột đẩy cao. Đẩy mạnh chế tạo các thiết bị phục vụ công trình thuỷ lợi như các loại cửa cống, thiết bị đóng mở cửa cống, cửa van, các loại tuabin thuỷ điện nhỏ và vừa, các ống áp lực và xi phông, cầu trục, cầu lăn, thiết bị chuyên dùng trong thi công kè, đê, thiết bị thả rồng đá..
3.2. Đối với khâu chế biến nông, lâm, thuỷ sản:
a) Lương thực.
* Về bảo quản.
Chế tạo và cung cấp máy móc thiết bị để nâng cấp 140.000 tấn kho hiện có, xây dựng mới khoảng 650.000 tấn kho dự trữ hiện đại, cơ giới hoá khâu bốc dỡ, vận chuyển, kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Cung cấp máy sấy với các kiểu cỡ khác nhau (đối với hộ và liên hộ gia đình: cung cấp máy sấy 0,5 - 2 tấn/mẻ, hộ chuyên làm dịch vụ: cung cấp máy sấy 3-5 tấn/mẻ, với doanh nghiệp chế biến lương thực: cung cấp máy sấy 6-10 tấn/mẻ) để sấy lúa, đặc biệt đối với lúa hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Về chế biến.
Gạo phục vụ nội tiêu: chủ yếu trang bị máy xay xát nhỏ 0,8-1 tấn/h hoặc dây chuyền đơn giản gồm xay xát, sàng phân loại công suất 1-2 tấn/h.
Gạo xuất khẩu: trang bị dây chuyền đồng bộ gồm xay xát, phân loại, đánh bóng, tách hạt màu công suất 100-120 tấn/ca, kết hợp đồng bộ với máy sấy và kho bảo quản.
b) Đường.
- Giai đoạn từ nay đến 2005: Do các nhà máy xây dựng mới chưa phát huy hết công suất (chỉ đạt từ 50 - 80% công suất thiết kế) nên sẽ không đầu tư thêm nhà máy mới. Vì vậy, ngành cơ khí tập trung chế tạo phụ tùng sửa chữa, thay thế cho các nhà máy hiện có và các nhà máy đã có kế hoạch di dời.
- Giai đoạn 2006 -2010: Chế tạo thiết bị cho một số nhà máy mới sẽ đầu tư để phát huy hết lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung, chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
c) Cà phê.
- Trang bị máy móc phù hợp quy mô và công nghệ chế biến (khô hoặc ướt) cho các cơ sở chế biến cà phê. Đối với hộ gia đình và liên hộ, cần trang bị máy xát quả tươi công suất 0,3-1 tấn/h, thiết bị sấy cỡ nhỏ 0,1- 0,5 tấn/mẻ.
- Nghiên cứu, chế tạo thiết bị chế biến với tính năng, công suất thích hợp để trang bị cho các trạm chế biến cà phê ứng với những vùng cà phê có diện tích khoảng 100 ha trở lên. Trang bị xưởng chế biến với công nghệ, thiết bị phù hợp cho các cơ sở chế biến cà phê có sản lượng 1.000-1.500 tấn/năm (chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). Trang bị những dây chuyền thiết bị đồng bộ, hoàn chỉnh, bao gồm sơ chế, phân loại, đánh bóng, đóng bao cho các nhà máy chế biến cà phê công suất 5.000-10.000 tấn/năm, ứng với các vùng cà phê có diện tích khoảng 5.000 ha.
- Nghiên cứu, chế tạo thiết bị chế biến cà phê hoà tan để cung cấp cho 3 nhà máy chế biến cà phê hoà tan (dự kiến đầu tư ở 3 miền) với công suất mỗi nhà máy từ 1.000 - 2.000 tấn/năm, ứng với vùng nguyên liệu có diện tích 1.000 - 1.500 ha để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
d) Cao su.
- Chế tạo thiết bị để phục vụ cho việc cải tạo và nâng cấp các nhà máy chế biến cao su hiện có và trang bị mới 25-30 dây chuyền loại 6.000 tấn/năm. Nâng cấp, đổi mới thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm cao su mủ khô dạng cốm, khối. Trang bị đủ các xe chuyên dùng để vận chuyển mủ nước về nhà máy nhằm giải quyết tốt khâu vệ sinh môi trường tại khu vực chế biến.
- Nâng cao mức độ cơ khí hoá các xưởng chế biến cỡ vừa và nhỏ để sản xuất cao su dạng cốm công suất 3.000-12.000 tấn/năm.
- Chế tạo thiết bị để cung cấp cho các xưởng chế biến cao su cỡ nhỏ công suất 1.200 -1.500 tấn/năm, phục vụ cho cao su tiểu điền.
đ) Chè.
- Đến năm 2005, ngành cơ khí tiến hành nghiên cứu, chế tạo và cung cấp thiết bị để xây dựng 6-8 nhà máy chế biến chè đen công suất 12 tấn búp tươi/ngày và một số nhà máy chế biến chè xanh công suất 6-12 tấn búp tươi/ ngày. Đến năm 2010, chế tạo và cung cấp thiết bị để xây dựng thêm các nhà máy chế biến chè có công nghệ hiện đại với tổng công suất 5.000 tấn búp tươi/ngày.
- Nghiên cứu, chế tạo và trang bị các máy sao và vò chè cỡ nhỏ cho các hộ nông dân.
e) Rau quả.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị và sản xuất phụ tùng thay thế để phục vụ nhu cầu sửa chữa, nâng cấp 22 nhà máy chế biến rau quả hiện có. Chế tạo thiết bị để xây dựng các nhà máy chế biến mới với tổng công suất 250.000 tấn/năm vào năm 2010. Trang bị các dây chuyền chế biến quy mô công nghiệp với công suất 30.000-35.000 tấn/năm, trang bị các dây chuyền làm vỏ hộp lon, bao bì cho các cơ sở chế biến các loại rau quả. Đối với các vùng nguyên liệu tập trung, ngành cơ khí cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị để xây dựng nhà máy chế biến rau quả với qui mô công suất 5.000-10.000 tấn/năm. Đối với vùng nguyên liệu phân tán, ngành cơ khí cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị để xây dựng nhà máy chế biến rau quả công suất nhỏ, khoảng 1.500 tấn/năm.
g) Điều.
- Kết hợp cơ khí và thủ công để chế biến điều. Lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại để đa dạng hoá sản phẩm chế biến từ điều như chế biến bánh kéo cao cấp từ nhân điều, dầu vỏ điều, nước giải khát từ thịt quả điều.
- Nghiên cứu, chế tạo thiết bị để đầu tư mở rộng công suất các cơ sở chế biến điều hiện có. Đến 2005, cần nghiên cứu, chế tạo thiết bị để phục vụ việc xây dựng thêm khoảng 15-20 cơ sở chế biến điều. Giai đoạn 2006-2010, cần chế tạo thiết bị để xây dựng thêm khoảng 50 cơ sở chế biến điều với quy mô tuỳ thuộc vùng nguyên liệu, trung bình 3.000-5.000 tấn hạt/năm là thích hợp.
h) Dừa và dầu thực vật.
- Hiện đại hoá các dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ dừa. Ngoài khâu tinh luyện dầu, cần chú trọng nghiên cứu, chế tạo các dây chuyền thiết bị cho các khâu sản xuất sản phẩm từ dầu dừa. Cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị để nâng cao hiệu suất ép dầu thô. Nâng cấp và đầu tư mới thiết bị để sản xuất shortening, glycerin, axit béo... phục vụ cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác.
- Chế tạo thiết bị để phục vụ việc đầu tư xây dựng các xí nghiệp sản xuất cơm dừa xuất khẩu với tổng công suất 3.000-5.000 tấn/năm, sản xuất than hoạt tính công suất 1.000 tấn/năm.
i) Thịt, sữa và thức ăn chăn nuôi.
* Thịt.
- Nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị chế biến thịt để đầu tư chiều sâu cho 2 nhà máy lớn sản xuất thịt xuất khẩu.
- Trang bị thiết bị giết mổ cho các cơ sở sản xuất thịt có quy mô nhỏ, khoảng 10-20 tấn/ngày. Đối với các thành phố và khu công nghiệp, ngành cơ khí cần nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các dây chuyền thiết bị chế biến thịt đồng bộ, bao gồm các cả thiết bị giết mổ kết hợp với kiểm tra thú y, bảo quản mát, xe chở nguyên liệu và xe lạnh cùng với công nghệ xử lý các phụ phẩm để chế biến các sản phẩm từ thịt như pate, xúc xích, lạp xường...
* Sữa:
- Ngành cơ khí cần nghiên cứu cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến sữa với mục tiêu theo kịp công nghệ tiên tiến của thế giới. Nghiên cứu, chế tạo thiết bị phù hợp để phục vụ việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy sữa, xây dựng một số nhà máy mới ở các tỉnh và thành phố. Ngoài thiết bị chế biến sữa bò, ngành cơ khí cần chú trọng nghiên cứu, chế tạo cả thiết bị chế biến sữa thực vật như sữa đậu nành.
- Tham gia chế tạo thiết bị cho các nhà máy sữa mới sẽ đầu tư ở Lâm Đồng, Hải Phòng, Quảng Ninh...
* Thức ăn chăn nuôi.
Nghiên cứu chế tạo thiết bị hiện đại, kết hợp với chuyển giao công nghệ để xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi có quy mô 30.000-100.000 tấn/năm, đảm bảo chế biến 2 triệu tấn thức ăn công nghiệp vào năm 2005 và 4 triệu tấn vào năm 2010.
k) Gỗ và lâm sản.
- Chế biến gỗ và lâm sản chủ yếu là để phục vụ sản xuất giấy, ván nhân tạo, đồ mộc gia dụng. Ngành cơ khí có thể tham gia chế tạo rất nhiều loại thiết bị, phụ tùng, công cụ cho công nghiệp chế biến gỗ. Trước mắt thực hiện tốt nhiệm vụ chế tạo thiết bị cho nhà máy bột giấy Thanh Hoá, tiếp đó là Bắc Kạn và các nhà máy khác, chế tạo thiết bị cho các dây chuyền sản xuất ván ghép thanh, ván tre, luồng quy mô 1.000-4.000 m3 sản phẩm/năm, thích hợp với từng vùng nguyên liệu.
- Trang bị cho các dây chuyền chế biến nhựa thông qui mô 1.000-1.500 tấn/năm.
l) Chế biến thuỷ, hải sản:
- Tham gia chủ động, tích cực vào việc chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các nhà máy chế biến thuỷ, hải sản.
- Chế tạo, cung cấp các thiết bị, dây chuyền làm nước đá, đá khô với qui mô công suất khác nhau cho khâu bảo quản trong quá trình đánh bắt hải sản.
- Chế tạo thiết bị cho các kho bảo quản đông lạnh.
- Sản xuất, lắp ráp các loại ô tô chuyên dụng (xe đông lạnh).
Ngoài ra, ngành cơ khí cũng phải tham gia chế tạo thiết bị cho chế biến muối...
4. Giải pháp và chính sách phát triển:
a) Một số giải pháp chủ yếu:
- Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai thực hiện những dự án về cơ khí phục vụ nông nghiệp thuộc Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ bổ sung các sản phẩm mới vào Chương trình.
- Từng bước sắp xếp lại hệ thống ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương theo hướng:
+ Củng cố các Tổng Công ty nhà nước (thuộc Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có thể đảm nhiệm tốt vai trò chủ đạo, phát triển mô hình công ty mẹ-công ty con, chuyển dần một số doanh nghiệp cơ khí nông nghiệp thuộc địa phương thành công ty con hoặc doanh nghiệp vệ tinh của các công ty lớn. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ngành cơ khí nông nghiệp.
+ Tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hoá; tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước để có thể chế tạo những sản phẩm phức tạp như máy kéo, máy gặt đập liên hợp, các dây chuyền, thiết bị chế biến...
+ Phát triển mạng lưới đại lý cung ứng thiết bị, phụ tùng, vật tư, nhiên liệu dầu mỡ..., làm tốt dịch vụ bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia sao cho mạng lưới cung ứng rộng khắp tới tận thôn xóm.
- Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu; đổi mới công nghệ, trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất; tận dụng tối đa năng lực đã đầu tư phục vụ sản xuất sản phẩm cơ khí cho nông nghiệp.
- Củng cố các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, từng bước hình thành các cơ sở nghiên cứu, thiết kế đủ mạnh và chuyên sâu về cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đủ khả năng thiết kế những thiết bị và dây chuyền phức tạp.
- Củng cố, phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
- Tổ chức điều tra, nắm bắt, dự báo nhu cầu về thị trường sản phẩm cơ khí nông nghiệp; lựa chọn, xác định kiểu, cỡ máy móc phù hợp điều kiện và tập quán canh tác, quy mô vùng nguyên liệu...; từ đó lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn của từng ngành, từng lĩnh vực để tập trung đầu tư sản xuất. Đối với những máy móc, thiết bị chưa chế tạo được cần có kế hoạch nhập mẫu nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm, tiến tới triển khai chế tạo hàng loạt.
- Khuyến khích, huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, trước hết vào những lĩnh vực chế tạo máy móc, thiết bị, dây chuyền chế biến phức tạp.
- Đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ và mở rộng thị trường trong nước.
a) Các chính sách:
Hiện nay Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà sản xuất, kinh doanh thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp thông qua các đầu mối sau:
+ Quỹ Hỗ trợ phát triển thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư trong nước và cho vay với lãi suất ưu đãi đối với một số ngành trọng điểm như cơ khí, trồng rừng (Nghị định 106/2004/NĐ-CP).
+ Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với lãi suất ưu đãi cho các hộ nghèo, giải quyết việc làm, cho vay phát triển kinh tế khu vực II, III...
Tuy nhiên, việc thực hiện thành công chương trình đưa cơ khí phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân ngành cơ khí, các chính sách của Nhà nước chỉ là hỗ trợ. Mọi doanh nghiệp cơ khí (không chỉ riêng chuyên ngành cơ khí nông nghiệp) phải nhận thức được việc tham gia vào chương trình cơ khí phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nhiệm vụ chính trị của ngành mà trước hết là một cơ hội lớn để phát triển ngành vì thị trường sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn là vô cùng rộng lớn.
Để tạo thuận lợi cho ngành cơ khí thâm nhập thị trường này, ngoài việc tiếp tục thực hiện những chính sách nói trên, Bộ Công nghiệp tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ theo hướng sau:
1. Chính sách hỗ trợ về đầu tư sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp; chế biến nông, lâm, thuỷ sản:
+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ mở rộng danh mục đối tượng được hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP cho một số loại sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn (trước hết đối với nhóm thiết bị canh tác, thuỷ lợi, chế biến).
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chế tạo mặt hàng mới như: đề nghị Nhà nước cho vay không lãi để mua mẫu máy, chế tạo thử, cấp tiền mua thiết kế máy mẫu.
+ Khuyến khích đặc biệt đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp.
+ Ưu tiên cho các cơ sở cơ khí trong nước được nhận các hợp đồng chế tạo thiết bị phục vụ nông nghiệp.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
2. Chính sách về tài chính - thuế:
+ Ưu tiên cho các doanh nghiệp cơ khí sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn được vay đủ nhu cầu vốn lưu động, thủ tục vay đơn giản (nhất là đối với các doanh nghiệp dân doanh) để phục vụ sản xuất.
+ Giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu với các loại vật tư, nguyên liệu sản xuất cơ khí phải nhập khẩu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới.
+ Giảm tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất có thời hạn cho các dự án cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
3. Chính sách hỗ trợ về thị trường:
+ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao (trong khuôn khổ lộ trình hội nhập cho phép) đối với các loại sản phẩm cơ khí nông nghiệp trong nước đã sản xuất được và năng lực sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Xử phạt nghiêm các hành vi nhập khẩu lậu, gian lận thương mại đối với sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
4. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới phục vụ chế tạo thiết bị cơ khí nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản.
+ Đề nghị Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới phục vụ chế tạo thiết bị cơ khí nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản bằng nguồn vốn ngân sách
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Bộ Công nghiệp:
1.1. Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hoá chất:
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp xây dựng Quy hoạch phát triển một số chuyên ngành, nhóm sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn (để thực hiện Quyết định 186/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020).
- Phối hợp với các Cục, Vụ, Viện liên quan nghiên cứu, đề xuất những chính sách cụ thể, nêu tại các điểm 1, 2, 3, 4; mục b; khoản 4; Điều 1 của Quyết định này để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, Hội cơ khí Việt Nam nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hình thành được mạng lưới doanh nghiệp cơ khí sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương, tạo sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp.
- Giúp Bộ trong việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn đúng mục tiêu đề ra và đảm bảo hiệu quả.
- Hướng dẫn các Sở Công nghiệp địa phương và các Tổng Công ty thuộc ngành cơ khí triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn sau khi được phê duyệt.
1.2. Cục Công nghiệp địa phương:
- Phối hợp với các Sở Công nghiệp, các Vụ chức năng, các Tổng Công ty ngành cơ khí triển khai thực hiện các nội dung của Đề án phát triển ngành cơ khí đến năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương; phối hợp với các Sở Công nghiệp nghiên cứu lồng ghép nội dung của Đề án trong quá trình xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp của các địa phương.
- Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn phù hợp yêu cầu và tình hình cụ thể của địa phương.
1.3. Vụ Khoa học & Công nghệ:
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đầu tư đổi mới công nghệ, hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
1.4. Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp:
- Phối hợp, giúp đỡ theo yêu cầu của địa phương, xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, trong đó cụ thể hoá nội dung Đề án cho phù hợp đặc điểm của địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
5. Các Sở Công nghiệp:
- Tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án này tại địa phương.
- Trên cơ sở Đề án này, nghiên cứu, xây dựng Chương trình phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn của địa phương, bao gồm cả việc xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp cơ khí tại địa phương phục vụ cho việc đại tu, sửa chữa, bảo dưỡng và phân phối các sản phẩm cơ khí, trình UBND tỉnh phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.
3. Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hội Cơ khí Việt nam:
- Tham gia xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp hoạt động của các thành viên, hội viên trong việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu KHCN, phân công, hợp tác sản xuất theo nội dung Đề án.
4. Các doanh nghiệp ngành cơ khí:
- Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Đề án này tại doanh nghiệp mình.
- Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp để phát huy thế mạnh và tận dụng năng lực của toàn ngành; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tranh thủ cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong quá trình hội nhập.
- Các Tổng Công ty tích cực phát huy vai trò nòng cốt, chủ đạo của mình, tổ chức phân công sản xuất theo hướng chuyên môn hoá cao, đẩy nhanh việc hình thành các mô hình công ty mẹ-công ty con, doanh nghiệp vệ tinh, phát triển hình thức đặt hàng gia công với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp địa phương; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu-phát triển; lựa chọn và tập trung phát triển một số loại sản phẩm mới theo định hướng nêu trong Đề án này.
5. Các Viện nghiên cứu ngành cơ khí:
- Chủ động rà soát năng lực, tìm hiểu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
- Đào tạo cán bộ chuyên ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
6. Các Trường dạy nghề, các Cơ sở đào tạo nghề cơ khí thuộc Bộ Công nghiệp:
- Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Đào tạo nghề cơ khí cho nông dân, hỗ trợ các địa phương về kiến thức cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Viện trưởng Viện máy và Dụng cụ công nghiệp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện, Giám đốc các Sở Công nghiệp và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE MINISTRY OF INDUSTRY | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2004/QD-BCN | Hanoi, September 6, 2004 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF MECHANICAL ENGINEERING INDUSTRY TILL 2010 IN SERVICE OF AGRICULTURAL AND RURAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION
THE MINISTER OF INDUSTRY
Pursuant to the Government's May 28, 2003 Decree No. 55/2003/ND-CP defining the functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Industry;
Pursuant to the Prime Minister's October 8, 2003 Directive No. 24/2003/CT-TTg on development of agricultural, forest and aquatic product-processing industries;
Pursuant to the industry service's Action Program No. 2749/CV-KHDT of July 22, 2002 sent by the Industry Ministry to its attached units, aimed to materialize the Resolution of the 5th Plenum of the Party Central Committee, IXth Congress;
At the proposals of the director of the Mechanical, Metallurgy and Chemicals Department and the head of the Local Industries Directorate,
DECIDES:
Article 1.- To approve the scheme on development of mechanical engineering industry till 2010 in service of agricultural and rural industrialization and modernization with the following principal contents:
1. Viewpoints on mechanical engineering development in service of agriculture and rural areas:
- Mechanical engineering development in service of agriculture and rural areas must conform to the strategy on development of Vietnam's mechanical engineering industry till 2010, with a vision to 2020, already approved by the Prime Minister, and must be closely associated with plannings on development of economic zones, plannings on development of agriculture, forestry and fishery as well as socio-economic development plannings of localities.
- To intensively and selectively develop a number of sub-sectors and a number of types of mechanical products such as prime movers; equipment for mechanization of soil preparation, harvesting and post-harvest preservation stages; processing equipment (first of all for the processing of agricultural, forest and aquatic products with great outputs, export markets but low processing percentages); hydraulic mechanical equipment; and spare parts for repair of mechanical equipment in service of agriculture and rural areas. To satisfy the domestic demands, and at the same time, encourage the export of mechanical products in service of agriculture that have markets and competitive edge.
- To develop mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas mainly by bringing into play domestic resources (through mobilizing the entire industry's capabilities on the basis of enhancing specialization and cooperation), in association with the maximum mobilization of external resources, first of all, technology and capital.
- To encourage and create favorable conditions for all economic sectors to participate in mechanical engineering programs in service of agriculture and rural areas.
2. Objectives:
- To mechanize production stages and domains that require much manpower, high labor intensity, and seasonal timeliness in agriculture, forestry and fishery. To mechanize the agricultural, forest and aquatic product- processing stages.
- To create conditions for the application of technical progresses, advanced technologies and equipment to agricultural production, forestry and fishery so as to raise labor productivity and production and business efficiency.
- To raise the level of irrigation mechanization, assuring water irrigation and drainage, taking initiative in meeting the intensive farming requirements as well as in preventing, combating, limiting and overcoming consequences of natural calamities.
- To develop services of providing, repairing and maintaining mechanical machines and equipment in service of agriculture, contributing to agricultural mechanization and raising of labor productivity, step by step improving labor conditions for peasants.
3. Orientations for development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas:
3.1. For agricultural production and forestry:
a/ Regarding cultivation:
- To equip tractors suitable to the conditions of each region and production scale.
- To mechanize the farming of such crops as sugarcane, subsidiary crops, short-term industrial plants, long-term industrial plants and fruit trees.
- To achieve the above-mentioned oriented objectives, it is forecast that from now to 2010, around 600-700 large-sized tractors, 4,000-4,500 medium-sized tractors, 5,000-6,000 two-wheeled tractors of 6-12 horse power (HP) and 150-180 caterpillars are needed each year. Annually, 30,000-40,000 trailer farm- machines, including soil-preparing machines (pillar plows, pan-shaped plows, millers, cage wheels…); sowing, tendering and harvesting machines as well as machines for preliminary processing and post-harvest preservation are needed.
- To manufacture and supply around 140,000- 150,000 gasoline or diesel-fueled engines annually by the domestic mechanical engineering industry in order to meet the requirements of agriculture and rural areas.
- To ensure the domestic manufacture of most of engines, a portion of small-sized tractors and agricultural machines, and most of spare parts for repair of existing machines.
b/ Regarding husbandry
For livestock farms, to concentrate on mechanization of sanitation of stables and farms; supply of water and animal feeds; creation of sub-climates (heating, cooling); bathing of domestic animals; egg hatching; milking; preservation and transportation of milk.
c/ Regarding forestry
In the years to come, to focus mainly on zoning off for forest regeneration and protecting the existing forests. To raise the level of mechanization of sapling-production stages, from soil making to forest-planting, tendering and protection, thus contributing to the implementation of the program on greening barren land and bare hills and planting of 5 million hectares of forests. From now to 2010, to mainly import assorted bulldozers, big prime movers; and heavy trucks in service of forest exploitation, transportation and road- building in forests.
The domestic mechanical engineering industry shall manufacture 80-100% of machines in service of afforestation and pesticide-spraying machines, 50-60% of timber-sawing and -cutting machines, and pruning machines...; and undertake the maintenance, repair and overhaul and manufacture a number of spare parts.
d/ Regarding irrigation
To equip machines for reservoir digging, dike building, canal dredging, and building of irrigation projects.
To equip axial pumps and low-water column centrifugal pumps for irrigating and draining in delta areas; and assorted high-water column pumps so as to pump water in service of daily-life activities and watering of industrial trees and fruit trees in midland regions, the Central Highlands and Eastern South. For areas under industrial trees of high value (coffee, tea…), to apply advanced watering technologies such as spray-watering, underground watering and drop-watering in order to save water and meet the agronomic requirements.
To take initiative in irrigation, around 26,000 pumps of a capacity of 100-540 m3/h each and 1,000 large- and medium-sized pumps are needed for fixed floodwater-discharging stations and big pumping stations.
The domestic mechanical engineering industry shall manufacture all kinds of axial and centrifugal pumps, including those in service of irrigation with a capacity of up to 15,000 m3/h and pressure column of between 2.5m and 10m, and assorted small pumps with high pushing column. To boost the manufacture of equipment in service of irrigation projects such as assorted sluice gates, sluice gate- opening and closing equipment, water locks, small- and medium-sized hydro-electric power turbines, pressure pipes and siphons, bridge cranes, roller bridges, and special-use equipment for construction of embankments and dikes, rock cage-releasing equipment, etc.
3.2. For agricultural, forest and aquatic product processing:
a/ Food
* Regarding preservation:
To manufacture and supply machines and equipment in order to upgrade the existing warehouses of 140,000 tons, build modern preservation warehouses with a storing capacity of around 650,000 tons, and mechanize the stages of goods handling, transport and quality control.
To supply dryers of all sizes (0.5-2 tons/batch for households and household group; 3-5 tons/batch for service-providing households; 6-10 tons/batch for food-processing enterprises) for rice drying, especially for summer-autumn rice in Mekong River delta.
* Regarding processing:
Rice for domestic consumption: To equip mainly small rice- millers of a capacity of 0.8-1 ton/h or simple chains covering rice husking, sieving and sorting, of a capacity of 1-2 tons/h.
Rice for export: To equip complete chains that cover rice husking, sorting, polishing and color grain- separating, of a capacity of 100-120 tons/shift, in synchronous combination with dryers and preservation warehouses.
b/ Sugar:
- From now to 2005: As the capacities of newly-built plants have not yet been brought into full play (achieving only 50-80% of the designed capacities), investments shall not be made in building new ones. Therefore, the mechanical engineering industry shall focus on manufacturing spare parts for the existing plants and the to be-relocated plants.
- From 2006 to 2010: To manufacture equipment for a number of new plants so as to bring into full play advantages of raw material regions, chiefly in the Mekong River delta provinces.
c/ Coffee:
- To equip coffee-processing establishments with machines suitable to their processing scales and technologies (dry or wet processing). For households and household groups, to equip fresh fruit-crushing machines of a capacity of 0.3-1 ton/h, and small dryers of 0.1-0.5 ton/batch.
- To study and manufacture processing equipment with suitable properties and capacity so as to equip coffee-processing stations corresponding to coffee-growing areas of 100 ha or more. To equip processing factories with technologies and equipment suitable to coffee-processing establishments that have output of between 1,000 and 1,500 tons/year (mainly in the Central Highlands and Eastern South). To equip synchronous and complete technological chains that cover stages of preliminary processing, sorting, polishing and packaging, for coffee-processing plants of capacity of 5,000-10,000 tons/year, corresponding to coffee-growing areas of around 5,000 ha.
- To study and manufacture instant coffee-processing equipment so as to supply them to three instant coffee-processing plants (expected to be built in 3 regions), each having a capacity of between 1,000 and 2,000 tons/year, corresponding to raw material areas of 1,000-1,500 ha, in service of the domestic market and export.
d/ Rubber:
- To manufacture equipment in service of improvement and upgrading of the existing rubber- processing factories and equip them with 25-30 new technological chains of capacity of 6,000 tons/year each. To upgrade and renovate equipment in order to improve the quality of dry latex in grain or block. To equip sufficient special-use vehicles for the transportation of liquid latex to factories so as ensure environmental hygiene at processing areas.
- To raise the level of mechanization of medium- and small-sized processing workshops of a capacity of 3,000-12,000 tons/year each for the production of grain latex.
- To manufacture equipment for supply to small-sized rubber-processing workshops of a capacity of 1,200-1,500 tons/year each, in service of small-sized rubber plantations.
e/ Tea
- By 2005, the mechanical engineering industry shall have conducted study, manufacture and supply equipment for the construction of 6-8 black tea-processing plants of a capacity of 12 tons of fresh buds/day each and a number of green tea-processing plants of a capacity of 6-12 tons of fresh buds/day each. By 2010, to have manufactured and supplied equipment for the construction of more tea-processing plants with modern technologies and total capacity of 5,000 tons of fresh buds/day.
- To study, manufacture and equip small-sized tea-roasting and -rumpling machines for peasants’ households.
f/ Vegetables and fruits
- To study, design, manufacture equipment and produce substitute spare parts to meet the repairing demand and to upgrade the existing 22 vegetable- and fruit-processing factories. To manufacture equipment for the construction of new processing factories of a total capacity of 250,000 tons/year by 2010. To equip vegetable- and fruit-processing establishments with industrial processing chains of a capacity of 30,000- 35,000 tons/year, as well as can- and package-production chains. For concentrated raw material areas, the mechanical engineering industry should study and manufacture equipment for the construction of vegetable- and fruit-processing plants of a capacity of 5,000- 10,000 tons/year each. For scattered raw material areas, the industry should study and manufacture equipment for the construction of small vegetable- and fruit- processing plants of a capacity of approximately 1,500 tons/year each.
g/ Cashew
- To combine mechanical and manual processing of cashew. To select modern technologies and equipment in order to diversify cashew products such as high-quality cashew-nut cakes, cashew oil and cashew-nut drinks.
- To study and manufacture equipment for investment in the expansion of capacity of existing cashew-processing establishments. By 2005, to have studied and manufactured equipment for the construction of around 15-20 cashew-processing establishments. In the 2006-2010 period, to manufacture equipment for the construction of around 50 cashew-processing establishments of an appropriate capacity of 3,000-5,000 tons of nuts/year on average, depending on the raw material areas.
h/ Coconut and vegetable oil
- To modernize coconut product-production chains. Apart from the stage of oil refinement, attention should be paid to the study and manufacture of equipment chains for the production of coconut oil products. To improve technologies and renovate equipment in order to raise the crude oil-pressing capacity. To upgrade and make new investment in equipment for the production of shortening, glycerin, fatty acid… in service of food industry, pharmaceutical industry and other industries.
- To manufacture equipment in service of investment in the construction of export coconut meat- producing enterprises of a total capacity of 3,000-5,000 tons/year and activated charcoal-manufacturing enterprises of a capacity of 1,000 tons/year.
i/ Meat, milk and animal feeds
* Meat
- To study and manufacture meat-processing machines and equipment for intensive investment in two big export meat- producing factories.
- To supply slaughtering equipment for small-sized meat-producing establishments of a capacity of around 10-20 tons/day each. For cities and industrial parks, the mechanical engineering industry should study, manufacture and supply complete meat-producing equipment chains, including slaughtering devices, in combination with veterinary inspection, cooling preservation, raw material-transporting vehicles and refrigerator cars, as well as byproducts technologies for the processing of meat products such as meat paste, sausages and Chinese sausages.
* Milk:
- The mechanical engineering industry should study the renovation of milk-processing technologies and equipment with a view to catching up with the world's advanced technologies. To study and manufacture proper equipment for investment in upgrading and expansion of dairies and building of a number of new ones in provinces and cities. Apart from cow milk-processing equipment, the industry should pay attention to the study and manufacture of equipment for the processing of vegetable milk, such as soya milk.
- To take part in manufacturing equipment for new dairies to be built in Lam Dong, Hai Phong and Quang Ninh…
* Animal feeds
To study the manufacture of modern equipment in association with technology transfer for the construction of animal feed-processing establishments of a capacity of between 30,000-100,000 tons/year each, ensuring the processing of 2 million tons of industrial feeds by 2005 and 4 million tons by 2010.
j/ Timber and forest products
- To process timber and forest products mainly in service of paper, artificial board and household furniture production. The mechanical engineering industry may participate in the manufacture of various equipment, spare parts and tools for timber-processing industry. In the immediate future, to well perform the task of manufacturing equipment for paper pulp plants in Thanh Hoa, then in Bac Kan and other plants; manufacturing equipment for plank- and bamboo board-production chains of an output of 1,000-4,000 m3 of products/year, corresponding to each raw material area.
- To equip pine-resin processing chains of a capacity of 1,000-1,500 tons/year.
k/ Aquatic and sea product processing:
- To actively take part in the manufacture of equipment and spare parts for aquatic and sea product processing factories.
- To manufacture and supply iced water- and ice-making equipment and chains of different capacities to serve the preservation stage in the fishing process.
- To manufacture equipment for freezing preservation stores.
- To produce and assemble special-use automobiles (refrigerator cars).
Besides, the mechanical engineering industry should also take part in manufacturing equipment for salt processing.
4. Development solutions and policies:
a/ A number of major solutions
- To concentrate on directing the acceleration of the implementation of mechanical engineering projects in service of agriculture under the Program on Key Mechanical Products, already approved by the Prime Minister. To study, select and propose the Prime Minister to add new products into the Program.
- To step by step reorganize the mechanical engineering system in service of agriculture and rural areas, from central to local level, along the following directions:
+ To consolidate the State corporations (under the Ministry of Industry and the Ministry of Agriculture and Rural Development) so that they can well play the leading role; develop the model of parent company-subsidiary company; gradually convert a number of locally-run agricultural mechanical-engineering enterprises into subsidiary companies or satellite enterprises of big companies. To accelerate the equitization of State enterprises in the agricultural mechanical-engineering industry.
+ To reorganize production along the direction of specialization and cooperation; enhance coordination among mechanical engineering enterprises nationwide so that they can manufacture complicated products such as tractors, combined harvesters threshers, processing chains and equipment…
+ To develop an agency network to supply equipment, spare parts, materials, fuels, oil and grease…, to provide warranty and post-sale services. To create conditions for all economic sectors to join in this network, ensuring that it can access all hamlets and villages.
- To boost intensive investment; renovate technologies and equipment in order to raise the production capacity; to maximize the invested capacity in service of the manufacture of agricultural mechanical products.
- To consolidate research and designing institutions, step by step formulating research and designing institutions that are strong enough and specialized in mechanical engineering in service of agriculture and rural areas, being capable of designing complicated equipment and chains.
- To consolidate and promote the role of Vietnam Association of Mechanical Engineering Enterprises.
- To probe into, grasp and forecast market demands for agricultural mechanical products; select and determine machine types and sizes suitable to farming conditions and practices as well as scales of raw material areas; select a number of key products for each branch or domain for investment in the production thereof. For machines and equipment that cannot be made in the country yet, there should be plans on the importation of their prototypes for study and experimental manufacture, then mass manufacture thereof.
- To encourage and mobilize all capital sources for investment in the development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas. To actively call for foreign investments, first of all in the manufacture of machines, equipment and complicated processing chains.
- To step up the combat against smuggling and trade frauds so as to protect and expand the domestic market.
b/ Policies:
So far, the State has adopted a policy on credit support for manufacturers and dealers of machines and equipment in service of agriculture through the following main agencies:
+ The Development Assistance Fund, which shall effect the development investment credit policy for projects entitled to domestic investment promotion and provide soft loans for a number of key branches such as mechanical engineering and forest planting (under Decree No. 106/2004/ND-CP).
+ The Social Policy Bank, which shall provide soft loans for poor households, generate jobs and provide loans for economic development of Regions II and III…
However, the successful implementation of the program on development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas requires, first of all, efforts of the industry itself with support of the State policies. All mechanical engineering enterprises (not only those specialized in agricultural mechanical engineering) must be aware of the fact that their participation in the mechanical engineering program in service of agricultural and rural industrialization and modernization is not only a political task of the industry but first of all, a big opportunity for development of the industry as the market of mechanical products in service of agriculture and rural areas is extremely vast.
To create favorable conditions for mechanical engineering industry to penetrate into this market, apart from continuing the implementation of the above-mentioned policies, the Ministry of Industry shall continue to coordinate with the concerned ministries and branches in submitting to the Government for promulgation a number of support policies along the following directions:
1. The policy on support for investment in the manufacture of machinery in service of agriculture as well as agricultural, forest and aquatic product processing:
+ To propose the Prime Minister to expand the list of subjects entitled to investment preferential mechanisms under Decree No. 106/2004/ND-CP for a number of mechanical products in service of agriculture and rural areas (first of all for the group of farming, irrigation and processing equipment).
+ To support enterprises in the manufacture of new items such as proposing the State to provide interest -free loans for the purchase of machine prototypes, experimental manufacture, and to grant money for the purchase of designs of machine prototypes.
+ To particularly encourage projects of foreign direct investment in the mechanical engineering industry.
+ To give priority to domestic mechanical engineering establishments so that they can receive contracts on manufacturing equipment for agriculture.
+ To expand international cooperation in the manufacture of mechanical products in service of agriculture and rural areas.
2. Financial and tax policies:
+ To give priority to mechanical engineering enterprises that manufacture products in service of agriculture and rural areas to borrow enough working capital with simple borrowing procedures (especially for people-founded enterprises) in service of production.
+ To reduce or exempt import tax for mechanical materials and raw materials which must be imported; to exempt or reduce enterprise income tax for definite terms for new mechanical products.
+ To reduce land-use levies and to exempt land rents for definite terms for mechanical engineering projects in service of agriculture and rural areas.
3. Policy on market support:
+ To apply high import tax rates (within the permitted framework of the integration roadmap) to a number of agricultural mechanical products that can be made in the country to meet the market demand.
+ To strictly sanction acts of smuggling and trade frauds related to mechanical products in service of agriculture and rural areas.
4. Policy on encouragement of, and support for, the transfer and application of new technologies in service of agricultural mechanical equipment manufacturing as well as agricultural and forest product processing
+ To propose the Government to partly support with budget capital the expenses for new technology transfer and application in service of agricultural mechanical equipment manufacturing as well as agricultural and forest product processing.
Article 2.- Organization of implementation:
1. The Ministry of Industry:
1.1. The Mechanical, Metallurgy and Chemical Department:
- To coordinate with the Institute for Industry Policy and Strategy in working out plannings for development of a number of specialties and groups of mechanical products in service of agriculture and rural areas (to implement the Prime Minister's Decision No. 186/2002/QD-TTg approving the strategy for development of Vietnam's mechanical engineering industry till 2010, with a vision to 2020).
- To coordinate with relevant departments and institutes in studying and proposing specific policies mentioned at Points 1, 2, 3 and 4; Item b; Clause 4 of Article 1 of this Decision in order to encourage and support enterprises to manufacture mechanical products in service of agriculture and rural areas.
- To coordinate with Vietnam Association of Mechanical Engineering Enterprises and Vietnam Mechanical Engineering Society in studying and proposing solutions to the creation of a network of mechanical engineering enterprises that manufacture products in service of agriculture and rural areas, from central to local level, thus creating a close and efficient link and cooperation among enterprises.
- To assist the Ministry in directing the implementation of mechanical engineering investment projects in service of agriculture and rural areas in strict compliance with the set objectives and ensuring efficiency.
-To provide guidance for the provincial/municipal Industry Services and mechanical engineering corporations to implement the scheme on development of mechanical engineering industry till 2010 in service of agricultural and rural industrialization and modernization after it is approved.
1.2. The Local Industries Directorate:
- To coordinate with the provincial/municipal Industry Services and functional departments as well as mechanical engineering corporations in materializing the contents of the scheme on development of mechanical engineering industry till 2010 in service of agricultural and rural industrialization and modernization in localities; coordinate with the provincial/municipal Industry Services in studying the integration of the scheme's contents in the course of elaborating, reviewing and adjusting the local plannings on industrial development.
- To take part in elaboration of mechanisms, policies and solutions to encourage and support the manufacture of mechanical products in service of agriculture and rural areas, according to local demands and specific situations.
1.3. The Department of Sciences and Technologies:
- To study and propose mechanisms and policies to encourage and support technology transfer, investment in technology renovation, and product research and development, for enterprises manufacturing mechanical products in service of agriculture and rural areas.
1.4. The Institute for Industry Policy and Strategy:
- To coordinate with, and assist localities at their requests in, working out, reviewing and adjusting local plannings on industrial development, concretizing the scheme's contents to suit the local characteristics.
- To study and propose mechanisms and policies for development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas.
2. The provincial/municipal Industry Services:
- To advise the provincial/municipal People's Committees on directing and organizing the implementation of this scheme in their respective localities.
- Basing themselves on this scheme, to study and work out programs on development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas for their respective localities, that covers the building of networks of locally-run mechanical engineering enterprises in service of the overhaul, repair, maintenance and distribution of mechanical products, then submit them to the provincial/municipal People's Committees for approval and direction of implementation.
3. Vietnam Association of Mechanical Engineering Enterprises and Vietnam Mechanical Engineering Society:
- To take part in elaborating and proposing mechanisms and policies for development of mechanical engineering industry in service of agriculture and rural areas.
- To coordinate activities of their members in boosting scientific research activities, task assignment and cooperation in production according to the scheme's contents.
4. Mechanical engineering enterprises:
- To organize the implementation of this scheme's contents in their respective enterprises.
- To enhance cooperation and link between enterprises so as to bring into play their advantages and make use of the capability of the entire industry; to boost the manufacture of mechanical products in service of agriculture and rural areas; to take advantage of opportunities to get the markets in the integration process.
- The corporations shall actively bring into play their leading role, organizing production along the direction of high-level specialization, accelerating the formulation of the models of parent company-subsidiary company and satellite enterprises, developing forms of placing goods-processing orders with small and locally-run enterprises; boosting research and development activities; selecting and focusing on development of a number of new products along the directions mentioned in this scheme.
5. Mechanical-engineering research institutes:
- To take initiative in reviewing the industry's capabilities, probing into markets and elaborating plans on study, designing and manufacture of products in service of agriculture and rural areas.
- To train mechanical engineering personnel in service of agriculture and rural areas.
6. Mechanical-engineering job-teaching schools and vocational training establishments under the Ministry of Industry:
- To accelerate the training of the contingent of mechanical engineering cadres and workers in service of agriculture and rural areas. To train mechanical engineering skills for peasants, supporting localities in terms of mechanical engineering knowledge in service of agriculture and rural areas.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
Article 4.- The director of the Ministry's Office, the chief inspector of the Ministry, the directors and heads of the Ministry's Departments, the director or the Institute for Industry Policy and Strategy, the director of the Industrial Machine-Tool Institute, the general director of Machinery and Industrial Equipment Corporation, the general director of Vietnam Engine and Agricultural Machinery Corporation, the general director of Vietnam Electrical Equipment Corporation, the directors of the provincial/municipal Industry Services and the heads of concerned units shall have to implement this Decision.
| MINISTER OF INDUSTRY |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây