Quyết định 62/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp

thuộc tính Quyết định 62/2002/QĐ-BKHCNMT

Quyết định 62/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:62/2002/QĐ-BKHCNMT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phạm Khôi Nguyên
Ngày ban hành:09/08/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ KHOA HỌC,CÔNG NGHỆ

VÀ MÔI TRƯỜNG

---------------

Số: 62/2002/QĐ-BKHCNMT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Hà Nội , ngày 09 tháng 08 năm 2002



QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG


Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;

Căn cứ Chỉ thị số 36/CT- TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Môi trường,

 


QUYẾT ĐỊNH:


Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3.Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các Ban Quản lý khu công nghiệp, các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong khu công nghiệp và doanh nghiệp khu công nghiệp và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG




 
PHẠM KHÔI NGUYÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)

 

Chương 1:

NHƯNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Quy chế này quy định việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp) nhằm bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp.

Điều 2.Quy chế này được áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng do khu công nghiệp gây ra.

Điều 3.Trong Quy chế này, các thuật ngữ "Khu công nghiệp", "Khu chế xuất", "Khu công nghệ cao, "Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh", "Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, "Doanh nghiệp khu công nghiệp" được hiểu theo quy định tại Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao). Các thuật ngữ liên quan khác được hiểu thống nhất như sau:

1. Bảo vệ môi trường khu công nghiệp là các hoạt động nhằm giữ cho môi trường bên trong và vùng xung quanh khu công nghiệp được trong sạch, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do các hoạt động của khu công nghiệp gây ra cho môi trường;

2. Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, các công trình công cộng, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, sân bãi, kho tàng, hàng rào, cây xanh, bãi lưu giữ và khu xử lý chất thải rắn (nếu có), hệ thống phòng ngừa và ứng cứu sự cố;

3. Giám sát môi trường là các hoạt động quan sát, lấy mẫu, đo đạc và phân tích các thông số, các chỉ tiêu môi trường nhằm xác định trạng thái môi trường ở từng thời điểm khác nhau và so sánh chúng với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam;

4. Các thuật ngữ khác: môi trường, thành phần môi trường, chất thải, chất gây ô nhiễm, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học được hiểu tương tự như ở Điều 1 và Điều 2 của Luật Bảo vệ môi trường. Thuật ngữ "Chất thải nguy hại" được hiểu theo quy định tại Quy chế Quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4.Việc tổ chức quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam bao gồm từ lúc xét duyệt dự án đến giai đoạn thi công xây dựng và trong suốt quá trình hoạt động của khu công nghiệp.

Điều 5.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường căn cứ vào Quy chế này và những văn bản quy phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường soạn thảo và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố Trung ương trực thuộc ban hành những quy định hướng dẫn cụ thể về bảo vệ môi trường cho các khu công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn môi trường bên trong và khu vực xung quanh khu công nghiệp.

 

 

 

Chương 2:

GIAI ĐOẠN XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 6.

Việc xem xét lựa chọn vị trí khu công nghiệp phải dựa trên quy hoạch tổng thể được duyệt của tỉnh/thành phố mà khu công nghiệp đó trực thuộc và cần tính tới các điều kiện, yếu tố môi trường, đảm bảo tính khả thi về bảo vệ môi trường và ứng cứu sự cố.

Điều 7.Việc quy hoạch mặt bằng và thiết kế kỹ thuật khu công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

1. Các cụm công nghiệp được phân khu hợp lý, đảm bảo tính tối ưu về mặt tương tác lẫn nhau cũng như giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường xung quanh;

2. Đảm bảo mạng lưới thoát nước mưa tách riêng với mạng lưới thoát nước thải công nghiệp của các cơ sở thành viên khu công nghiệp, các công trình đầu mối và nước thải sinh hoạt;

3. Có trạm xử lý nước thải tập trung với thiết kế kỹ thuật được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo toàn bộ lượng nước thải của khu công nghiệp ở giai đoạn hoạt động ổn định được xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng;

4. Có trạm trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với thiết kế kỹ thuật được cấp thẩm quyền phê duyệt;

5. Có hệ thống ứng cứu sự cố môi trường (cả về phương tiện, kỹ thuật lẫn nhân sự), đảm bảo sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố trong khu công nghiệp;

6. Phần diện tích đất dành cho mục đích trồng cây xanh phòng hộ môi trường không thấp hơn mức tối thiểu theo các Quy chuẩn xây dựng hiện hành và phải được phân bố hợp lý cùng với các loại giống cây trồng phù hợp;

7. Có diện tích dự trữ để mở rộng và/hoặc xây dựng các công trình xử lý bổ sung trong hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp khi tiêu chuẩn thải được điều chỉnh khắt khe hơn do nhu cầu bảo vệ an toàn chất lượng môi trường nước của các nguồn tiếp nhận.

Điều 8.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư khu công nghiệp của mình theo các quy định hiện hành trình Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét.

Điều 9.Trường hợp có nhu cầu khai thác nước ngầm và/hoặc nước mặt tại chỗ để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải lập phương án khai thác trình cơ quan chức năng xem xét theo luật định. Sự chấp thuận của các cơ quan chức năng cho phép khai thác là căn cứ để Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp.

Điều 10.Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tiến hành thẩm định và cấp quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nếu xét thấy đủ điều kiện.

Chương 3:

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 11.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp chỉ được phép tiến hành thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sau khi dự án được cấp quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 12.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường trong suốt giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp như đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê chuẩn.

Điếu 13.Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, chủ đầu tư và các đơn vị thi công phải chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu vi phạm các quy định hiện hành thì sẽ bị xử lý theo luật định.


Chương 4:

XÉT DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 14.Dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa được cấp quyết đinh phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường được xem như là các dự án riêng biệt trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và các thủ tục môi trường như Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 175/CP của Chính phủ quy định.

Điều 15.Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đã được cấp quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tiến hành đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cùng với những cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường trong suốt thời gian hoạt động của dự án trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trong giai đoạn xin cấp phép đầu tư.

Điều 16.Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải phù hợp với những ngành nghề đăng ký trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.


Chương 5:

GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 17.Khu công nghiệp chỉ được chính thức đưa vào hoạt động khi có đủ các điều kiện đảm bảo môi trường sau đây:

1. Đã có quy hoạch chi tiết phân khu cụm công nghiệp;

2. Đã có hệ thống cấp điện, nước đảm bảo cho nhu cầu sử dụng theo từng giai đoạn phát triển;

3. Đã xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước mưa và thoát nước thải riêng biệt;

4. Đã có trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng;

5. Đã có địa điểm và các phương tiện cần thiết sẵn sàng cho việc trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại với điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn cho môi trường;

6. Đã có các phương tiện và nhân sự sẵn sàng cho việc ứng cứu các sự cố môi trường.

Điều 18.Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có khu công nghiệp theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện được nêu tại Điều 17 của Quy chế này. Trong trường hợp khu công nghiệp nằm trên địa bàn quản lý của nhiều hơn 1 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thì các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 19.Trong quá trình phát triển khu công nghiệp, theo tốc độ đầu tư của các dự án vào khu công nghiệp, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp phải tiếp tục hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng về môi trường và phải hoàn tất toàn bộ hệ thống này khi khu công nghiệp đã có 70% diện tích đất quy hoạch được khai thác và sử dụng.

Điều 20.Mỗi dự án xin đầu tư vào khu công nghiệp chỉ được phép chính thức đi vào hoạt động khi các hạng mục công trình xử lý và/hoặc lưu trữ chất thải đã được xây dựng hoàn chỉnh và vận hành thử đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác nhận.

Điều 21.Tất cả các doanh nghiệp khu công nghiệp có hoạt động phát sinh các chất ô nhiễm không khí phải thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý cục bộ ngay tại nguồn thải đạt Tiêu chuẩn Việt Nam đối với khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Điều 22.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có hoạt động gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép tại khu sản xuất phải có biện pháp chống ồn đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều 23.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có nước thải có nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá giới hạn của Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp quy định phải thực hiện việc xử lý cục bộ nước thải của mình đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải của khu công nghiệp; nghiêm cấm xử lý nước thải bằng biện pháp pha loãng hoặc cho thấm vào đất.

Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng nước thải được phép xả vào mạng lưới thoát nước thải của khu công nghiệp.

Điều 24.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm thu gom toàn bộ nước thải từ các doanh nghiệp khu công nghiệp vào mạng lưới thoát nước thải, dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và xử lý đạt các tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài khu công nghiệp.

Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm thu gom và xử lý toàn bộ nước mưa chảy tràn trong phạm vi khu công nghiệp vào mạng lưới thoát nước mưa của khu công nghiệp để tránh các hiện tượng ngập úng và phải xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường bên ngoài khu công nghiệp.

Điều 25.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn về mặt mới trường tất cả toàn bộ chất thải rắn thải ra từ các doanh nghiệp khu công nghiệp. Việc phân loại, lưu trữ tạm thời chất thải rắn tại từng doanh nghiệp khu công nghiệp do chính các doanh nghiệp khu công nghiệp thực hiện theo các quy định cụ thể của khu công nghiệp.

Điều 26.Việc xử lý chất thải rắn của khu công nghiệp có thể tiến hành ngay bên trong hàng rào (nếu khu công nghiệp có đủ điều kiện và được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng) hoặc ở bên ngoài hàng rào khu công nghiệp thông qua hợp đồng trách nhiệm giữa Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp với các cơ quan chuyên trách xử lý chất thải rắn.

Điều 27.Các loại chất thải nguy hại sinh ra trong khu công nghiệp phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý đảm bảo đúng kỹ thuật và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 28.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có sản phẩm, tàng trữ và vận chuyển các chất phóng xạ, các nguồn phát xạ ion hóa, các chất độc hại, các chất dễ cháy nổ phải tuân theo các quy định hiện hành của Việt Nam.

Điều 29.Việc xuất nhập khẩu các nguyên vật liệu, hóa chất độc hại, chủng vi sinh vật của các doanh nghiệp khu công nghiệp phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Điều 30.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng, thu gom và xử lý chất thải của mình theo hợp đồng thỏa thuận.

Điều 31.Khi sự cố môi trường xảy ra, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh khẩn trương triển khai các biện pháp ứng cứu khắc phục và báo cáo ngay cho Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nhằm điều động nhân lực, phương tiện để nhanh chóng giải quyết hậu quả tại chỗ và thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ, phối hợp cùng giải quyết.

Điều 32.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm quan trắc chất lượng môi trường bên trong và khu vực xung quanh khu công nghiệp theo đúng chương trình quan trắc môi trường mà Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường về vị trí, tần suất và các chỉ tiêu cần quan trắc; lập báo cáo định kỳ 6 tháng lần về kết quả quan trắc môi trường gửi Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Chương 6:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 33.Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường giao Cục Môi trường trực tiếp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, gồm các nội dung sau đây:

1. Tổ chức việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa có quyết định phê chuẩn Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp thẩm định tại Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ và những quy định tại Thông Tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư và các quy định liên quan khác;

2. Tổ chức việc thẩm định các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, trạm trung chuyển, lưu giữ và bãi chôn lấp chất thải nguy hại của khu công nghiệp;

3. Đề xuất việc điều chỉnh tiêu chuẩn thải cho phép đối với các khu công nghiệp;

4. Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng báo cáo thường niên về hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam;

5. Chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường khu công nghiệp, giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp và ra quyết định xử phạt các trường hợp vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường trong phạm vi thẩm quyền;

6. Làm đầu mối quản lý, cung cấp thông tin hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ xử lý và quản lý môi trường khu công nghiệp;

7. Đề xuất việc khen thưởng các khu công nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường;

8. Phối hợp với các cơ quan chức năng:

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;

Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư cho bảo vệ môi trường các khu công nghiệp;

Xem xét các ngành nghề ưu tiên kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp.

Điều 34.Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách vĩ mô thực hiện nội dung công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp như sau:

1. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp được nêu trong Quy chế này và các quy định pháp luật khác về bảo vệ môi trường;

2. Tổ chức việc xem xét cấp Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các các dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo phân cấp thẩm định tại Nghị định số 175/CP của Chính phủ và những quy định tại Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

3. Giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường của Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và trong suốt giai đoạn hoạt động của khu công nghiệp;

4. Phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, thanh tra môi trường khu công nghiệp, xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp trong phạm vi quyền hạn được giao;

5. Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường khu công nghiệp trong phạm vi quyền hạn được giao hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

6. Đề xuất việc khen thưởng các đối tượng có nhiều thành tích trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường và nỗ lực trong việc đấu tranh nhằm bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Điều 35.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm:

1. Lập dự báo các sự cố môi trường khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng chống sự cố và các biện pháp khắc phục sự cố trình Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;

2. Phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại cho các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý;

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các khu công nghiệp thuộc quyền quản lý của mình tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Điều 36.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khu công nghiệp và báo cáo kịp thời cho Ban Quản lý môi trường khu công nghiệp cấp tỉnh và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường biết về các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp khu công nghiệp để xử lý.

Điều 37.Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng về mặt môi trường do hoạt động của khu công nghiệp thuộc địa phương khác, có quyền và trách nhiệm trình các cơ quan chức năng xem xét giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường phát hiện được trên địa phương mình mà vấn đề ô nhiễm đó được xác định hoặc có khả năng là do ảnh hưởng của khu công nghiệp ở địa phương khác.

Chương 7:

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ MÔI TRƯỜNG

Điều 38.Các doanh nghiệp khu công nghiệp trong quá trình hoạt động nếu thay đổi quy mô, công nghệ sản xuất hoặc công nghệ xử lý chất thải phải báo cáo cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp nơi mình trực thuộc để được xem xét, có ý kiến và kiểm tra bổ sung về môi trường.

Điều 39.Các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường tại cơ sở mình cho Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về các số liệu báo cáo đó. Thời hạn báo cáo là sáu tháng một lần.

Điều 40.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kỳ mỗi năm một lần về hiện trạng môi trường, tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường và tình hình tiếp nhận và hoạt động của các dự án đầu tư vào khu công nghiệp mình với mô tả tóm tắt về ngành nghề kinh doanh, quy mô công suất, tổng lượng và nồng độ của các loại chất thải, biện pháp xử lý chất thải cho Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

 

 

 

Chương 8:

CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 41.Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình thực hiện việc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp.

Điều 42.Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Thanh tra môi trường của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và/hoặc của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện kiểm tra, thanh tra môi trường tại các khu công nghiệp thuộc địa phương mình.

Điều 43.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết cho các đoàn kiểm tra, thanh tra môi trường làm việc.

Điều 44.Các kết quả thanh tra môi trường được gửi đến các đối tượng bị thanh tra để làm cơ sở cho việc khắc phục các vi phạm (nếu có), đồng thời cũng được gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương để làm cơ sở theo dõi, chỉ đạo giải quyết.

Điều 45.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp có hoạt động vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thanh tra trong thời gian quy định.

Chương 9:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM

QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 46.Khi phát hiện thấy có vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động khu công nghiệp gây ra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường sẽ phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan tiến hành điều tra xác định đối tượng gây ô nhiễm môi trường.

Điều 47.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ và các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước Việt Nam.

Điều 48.Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu công nghiệp cố tình gây cản trở công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra môi trường sẽ bị lập biên bản trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc/và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để có quyết định xử lý.

Điều 49.Thời hạn ấn định cho Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp khu công nghiệp vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường thực hiện các yêu cầu trong biên bản xử phạt tối đa là 3 tháng. Nếu hết thời hạn 3 tháng mà các đơn vị này này vẫn không thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong biên bản xử phạt lần trước sẽ bị lập biên bản đề nghị các cấp thẩm quyền ra quyết định tạm ngừng các hoạt động vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường cho đến khi nào thực hiện đầy đủ và đúng theo yêu cầu của đoàn thanh tra.

Điều 50.Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan về những hành vi vi phạm Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy đinh của pháp luật.

Điều 51.Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường sẽ được đề nghị khen thưởng ở các cấp tương ứng theo chế độ khen thưởng hiện hành.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52.Quy chế này cỏ hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Tất cả các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 53.Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Ban Quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu công nghiệp có trách nhiệm thực hiện Quy chế này./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 62/2002/QD-BKHCNMT

Hanoi, August 09, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN INDUSTRIAL PARKS

THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT

Pursuant to the Environmental Protection Law of December 27, 1993;

Pursuant to Directive No. 36/CT-TW of June 25, 1998 of the Political Bureau on enhancing the environmental protection work in the period of national industrialization and modernization;

Pursuant to the Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994 guiding the implementation of the Environmental Protection Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 22/CP of May 22, 1993 on the tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Science, Technology and Environment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/CP of April 24, 1997 issuing the Regulation on industrial parks, export-processing zones and high-tech parks;

At the proposal of the director of the Environment Department,

DECIDES:

Article 1.-To promulgate together with this Decision the Regulation on the protection of the environment in industrial parks.

Article 2.-This Decision takes implementation effect 15 days after its signing.

Article 3.-The State management agencies in charge of environmental protection; the industrial park management boards, the companies which develop infrastructure in industrial parks, export-processing zones and high-tech parks, production and business establishments operating in industrial parks, industrial-park enterprises, and concerned agencies shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER




Pham Khoi Nguyen

 

REGULATION

ON THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN INDUSTRIAL PARKS
(Issued together with Decision No. 62/2002/QD-BKHCNMT of August 9, 2002 of the Minister of Science, Technology and Environment)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Regulation prescribes the uniform management over the protection of the environment in industrial parks, export-processing zones and high-tech parks (hereinafter collectively referred to as the industrial parks) in order to protect the environment inside the industrial parks and in their vicinity.

Article 2.-This Regulation shall apply to all Vietnamese and foreign organizations and individuals carrying out activities related to industrial parks in Vietnam, aiming to prevent and minimize negative impacts caused by industrial parks on the environment and community health.

Article 3.-In this Regulation, the terms "industrial parks," "export-processing zones," "high-tech parks," "provincial-level industrial park management boards," and "industrial park infrastructure development companies" shall be construed as defined in the Regulation on industrial parks, export-processing zones and high-tech parks (issued together with the Government’s Decree No. 36/CP of April 24, 1997). The other relevant terms shall be uniformly construed as follows:

1. Protection of the environment in industrial parks means activities aiming to keep the environment inside industrial parks and in their vicinity clean, to improve the environment, prevent and overcome bad consequences caused by industrial park activities to the environment;

2. Industrial park infrastructure consists of the systems of traffic roads, water supply, power supply, communication, public facilities, water drainage, and concentrated waste water treatment, yards, storehouses, fences, green trees, solid waste matter-storing yards and -treating zones (if any), incident prevention and rescue systems;

3. Environment supervision means activities of observing, sampling, measuring and analyzing environmental parameters and criteria in order to determine the environmental state at different points of time and compare them with Vietnamese environmental standards;

4. Other terms: environment, environment fractions, waste matters, pollutants, environmental pollution, environmental deterioration, environmental incidents, environmental standards, environmental impact assessment, ecological system and bio-diversity shall be construed similarly as in Articles 1 and 2 of the Environmental Protection Law. The term "hazardous waste" shall be construed as defined in the Regulation on the management of hazardous wastes, issued together with the Prime Minister’s Decision No. 155/1999/QD-TTg of July 16, 1999.

Article 4.-The organization of the management and operation of the protection of the environment in the industrial parks must comply with Vietnam’s legislation on environmental protection from the stage of project consideration and approval to the stage of construction and throughout the operating process of the industrial parks.

Article 5.-Based on this Regulation and other legal documents on environmental protection, the provincial industrial park management boards shall coordinate with the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services in compiling and submitting to the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities for promulgation the concrete guiding regulations on environmental protection for industrial parks under their respective management for implementation, with a view to ensuring environmental safety inside the industrial parks and in their vicinity.

Chapter II

THE STAGE OF CONSIDERATION AD APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS ON BUILDING INDUSTRIAL PARKS

Article 6.-The consideration and selection of locations of industrial parks must be based on the approved general plannings of the provinces and cities that manage such industrial parks and take into account environmental conditions and elements, ensuring the feasibility in terms of environmental protection and incident rescue.

Article 7.-The planning of the industrial park grounds and technical designs must satisfy the following requirements:

1. Industrial clusters must be sub-zoned reasonably, ensuring their optimal interactivity and minimizing adverse impacts on the surrounding environment.

2. The rain water drainage networks must be separated from the industrial waste water drainage networks of industrial park member establishments, from key works and the daily-life waste water networks.

3. There are concentrated waste water treatment stations with their technical design already approved by competent bodies, ensuring that all waste water volumes of the industrial parks in the period of stable operation be treated up to the permitted environmental standards before being discharged into the corresponding receiving sources.

4. There are entrepots and/or stations for temporarily storing industrial solid wastes and/or hazardous wastes, with their technical designs approved by competent authorities.

5. There are environmental incident rescue systems (in terms of means, equipment and personnel), ensuring that any incidents occurring in industrial parks be coped with promptly.

6. The land area reserved for planting green trees to protect the environment must not be smaller than the minimum level according to current construction standards, and must be rationally arranged and planted with appropriate plant varieties.

7. There are reserve land areas for expanding and/or constructing additional treatment facilities in the concentrated waste water treatment system of the industrial parks when waste standards are adjusted to be stricter to meet the need to safely protect the water environment quality of receiving sources.

Article 8.-The industrial park infrastructure development companies shall have the task of making environmental impact assessment reports for their industrial park investment projects according to current regulations and submit them to the Ministry of Science, Technology and Environment for consideration.

Article 9.-Where the industrial park infrastructure development companies need to exploit on-spot underground water and/or surface water for supply to production and daily life activities in the industrial parks, they must draw up exploitation plans and submit them to functional bodies for consideration as prescribed by law. The exploitation permission of functional bodies shall serve as a basis for the Ministry of Science, Technology and Environment to consider and approve environmental impact assessment reports of the industrial parks.

Article 10.-Within 60 days after receiving the complete dossiers requesting the evaluation of the environmental impact assessment reports of investment projects on building industrial parks, the Ministry of Science, Technology and Environment shall evaluate and grant the environmental impact assessment report-approving decisions to the projects if it finds them qualified.

Chapter III

THE STAGE OF BUILDING INDUSTRIAL PARK INFRASTRUCTURE

Article 11.-The industrial park infrastructure development companies can start building industrial park infrastructural works only after their projects are granted the environmental impact assessment report-approving decisions.

Article 12.-The industrial park infrastructure development companies shall have the tasks of strictly complying with the environmental protection measures throughout the process of building industrial park infrastructures as committed in the approved environmental impact assessment reports.

Article 13.-In the process of constructing and operating industrial park infrastructures, the investors and constructing units must submit to the periodical and unexpected inspection, supervision and monitoring by the State management agencies in charge of environmental protection, if violating current regulations, they shall be handled as prescribed by law.

Chapter IV

CONSIDERATION AND APPROVAL OF INVESTMENT PROJECTS IN INDUSTRIAL PARKS

Article 14.-The investment projects in industrial parks, which have not yet been granted the environmental impact assessment report-approving decisions, shall be regarded as separate projects in the discharge of the environmental protection responsibility and the environment procedures as provided for by the Environmental Protection Law and the Government’s Decree No. 175/CP.

Article 15.-The investment projects in industrial parks, which have been granted the environmental impact assessment report-approving decisions, must make written registration of satisfaction of environmental standards together with commitments to ensure such standards throughout their operating durations with the State management agencies in charge of environmental protection according to current regulations in the stage of investment license application.

Article 16.-The investment projects in industrial parks must be compatible with the business lines registered in the environmental impact assessment reports already approved by the Ministry of Science, Technology and Environment.

Chapter V

THE STAGE OF OPERATION OF INDUSTRIAL PARKS

Article 17.-Industrial parks shall be officially put into operation only after they fully meet the following environmental conditions:

1. A detailed planning on the sub-zoning of the industrial park cluster has been drawn up;

2. The electricity and water supply systems that satisfy use demands in each development period have been in place;

3. Complete and separate rain water and waste water drainage networks have been constructed;

4. A concentrated waste water treatment station that can ensure the treatment of waste water up to standards before being discharged into corresponding receiving sources has been in place;

5. Locations and necessary equipment have been available and ready for the temporary storing and/or deposit of industrial solid wastes or hazardous wastes under environmentally clean and safe conditions;

6. Means, equipment and personnel have been ready for the handling of environment incidents.

Article 18.-The Science, Technology and Environment Services of the provinces and/or centrally-run cities where exist industrial parks shall, according to their respective tasks and powers, have to consider and examine the satisfaction of the conditions stated in Article 17 of this Regulation. Where an industrial park is situated in an area managed by more than one province or city, the concerned Science, Technology and Environment Services shall have to coordinate with one another in performing this task.

Article 19.-In the process of developing industrial parks, depending on the investment speed of projects in industrial parks, the industrial park infrastructure development companies must continue to improve the infrastructural systems, particularly environmental infrastructures, and must complete these systems when 70% of the planned land area of each industrial park has been exploited and used.

Article 20.-Each project applying for investment in an industrial park shall be permitted to officially commence its operation only after all work items for waste treatment and/or storage have been completely constructed and fully meet the environmental protection requirements during their trial operation as certified by the State management agency in charge of environmental protection in the certification paper attached to the written registration of satisfaction of environment standards.

Article 21.-All industrial-park enterprises engaged in activities which discharge air pollutants must take measures of controlling and treating locally such pollutants right at the sources of pollutants up to the Vietnamese standards on industrial exhaust gas before discharging them into the environment.

Article 22.-Industrial-park enterprises engaged in operations causing noises exceeding the permitted limit at production areas must take anti-noise measures up to the prescribed standards.

Article 23.-Industrial-park enterprises that discharge waste water with the concentration of pollutants higher than the limit prescribed by the industrial park infrastructure development companies must treat locally their waste water up to the permitted standards before discharging it into the waste water drainage networks of the industrial parks; it is strictly forbidden to treat waste water by diluting it or letting it permeate the soil.

The industrial park infrastructure development companies shall specify the quality standards of waste water permitted to be discharged into the industrial parks waste water drainage networks.

Article 24.-The industrial park infrastructure development companies shall have to gather all waste water discharged from industrial-park enterprises into the waste water drainage networks leading to the concentrated waste water treatment stations of the industrial parks, and must treat such water up to the permitted standards before discharging it into the environment outside the industrial parks.

The industrial park infrastructure development companies shall have to gather and treat all rain water spilling within the industrial parks into the rain water drainage networks of the industrial parks in order to avoid inundation, and must treat such water up to the permitted standards before discharging it into the environment outside the industrial parks.

Article 25.-The industrial park infrastructure development companies shall have to coordinate with the functional units in organizing the environmentally safe gathering, transportation and treatment of all solid wastes discharged by industrial-park enterprises. The sorting out and temporary storing of solid wastes at industrial-park enterprises shall be carried out by the industrial-park enterprises themselves according to specific regulations of the industrial parks.

Article 26.-The treatment of solid wastes of industrial parks may be conducted right inside their fences (if such industrial parks meet all conditions and obtain the approval of functional bodies) or outside their fences through responsibility contracts between the industrial park infrastructure development companies and agencies specialized in the solid-waste treatment.

Article 27.-Hazardous wastes generated in industrial parks must be gathered, stored, transported and treated up to technical standards and in accordance with current law provisions.

Article 28.-Industrial-park enterprises that have products of, store and transport radioactive substances, ionized radiation sources, hazardous, flammable and/or explosive substances must fully observe the current regulations of Vietnam.

Article 29.-The export and import of materials and raw materials, hazardous chemicals and/or micro-organisms by industrial-park enterprises must comply with current regulations.

Article 30.-Industrial-park enterprises shall have the responsibility to contribute funding to the industrial park infrastructure development companies to invest in building industrial park infrastructure, gathering and treating their wastes according to contracts.

Article 31.-When environment incidents occur, the industrial park infrastructure development companies shall have to coordinate with the provincial-level industrial park management boards in expeditiously deploying rescue and remedial measures, then immediately report them to the provincial/municipal Peoples Committees in order to mobilize human resources and means to quickly overcome consequences on the spot, and urgently notify competent bodies thereof for support and coordination.

Article 32.-The industrial park infrastructure development companies shall have to observe the quality of the environment inside the industrial parks and in their vicinity strictly according to the environment observation programs already committed by themselves in the environmental impact assessment reports in terms of observation location, frequency and norms; and make bi-annual reports on the environment observation results and send them to the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OVER THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN INDUSTRIAL PARKS

Article 33.-The Ministry of Science, Technology and Environment shall have to perform the uniform State management over environmental protection for industrial parks in the Vietnamese territory; organize, direct and inspect the activities of protecting the environment in the industrial parks.

Within the ambit of its functions, tasks and powers, the Ministry of Science, Technology and Environment shall assign its Environment Department to directly perform the State management over the protection of the environment in the industrial parks, covering the following contents:

1. Organizing the evaluation of environmental impact assessment reports of investment projects on building industrial parks and of investment projects in industrial parks, which have not yet been granted the environmental impact assessment report-approving decisions according to the responsibility decentralization in the Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994 and the provisions of the Science, Technology and Environment Ministry’s Circular No. 490/1998/TT-BKHCNMT of April 29, 1998 guiding and evaluating environmental impact assessment reports of investment projects, and other relevant regulations.

2. Organizing the evaluation of projects on building concentrated waste water treatment plants, entrepots and storehouses as well as burial sites for hazardous wastes of the industrial parks.

3. Proposing the adjustment of permitted waste standards applicable to industrial parks.

4. Organizing and directing the formation of Vietnam’s annual reports on the actual state of the environment in the industrial parks.

5. Directing and organizing activities of supervising, controlling and inspecting the environment in the industrial parks, settling complaints and denunciations about the protection of the environment in industrial parks, and issuing decisions to sanction violations of the environmental protection regulations according to its competence.

6. Acting as the sole agency in managing and supplying information on technical support and technologies for treatment and management of the environment in the industrial parks.

7. Proposing the commendation of industrial parks, which have well performed the environmental protection work.

8. Coordinating with functional bodies in:

- Formulating a master plan on the development of industrial parks, nationwide, which is compatible with the socio-economic development and environmental protection strategy;

- Promulgating policies on investment preferences for the protection of the environment in the industrial parks;

- Considering priority business lines and trades that call for investment into industrial parks.

Article 34.-The provincial/municipal Science, Technology and Environment Services shall be accountable to the provincial/municipal People’s Committees for the State management over the protection of the environment in industrial parks and, at the same time, submit to the direct direction by the Ministry of Science, Technology and Environment regarding professional matters and macro-policies on performing the following State management contents to protect the environment in the industrial parks:

1. Directing and inspecting the implementation of the regulations on the protection of the environment in industrial parks as stated in this Regulation and other law provisions on environmental protection.

2. Organizing the consideration and granting of papers of certification of the written registrations of satisfaction of environmental standards, and the evaluation of environmental impact assessment reports for investment projects in industrial parks according to the responsibility decentralization specified in the Government’s Decree No. 175/CP and the provisions in Circular No. 490/1998/TT-BKHCNMT of the Ministry of Science, Technology and Environment.

3. Supervising the implementation of environmental protection measures by the industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises in the stage of building industrial park infrastructure and throughout the operating duration of the industrial parks;

4. Coordinating with central and local agencies in supervising, controlling and inspecting the environment in industrial parks, handling violations of the regulations on the protection of the environment in the industrial parks according to their vested powers.

5. Receiving and settling disputes, complaints and denunciations about the protection of the environment in industrial parks according to their vested powers, or referring them to competent bodies for handling;

6. Proposing the commendation of subjects that have recorded many achievements in the discharge of the environmental protection responsibility and made great efforts in the fight to protect the environment in industrial parks.

Article 35.-The provincial-level industrial park management boards shall have the responsibility to:

1. Making forecasts on environmental incidents in industrial parks, elaborating plans to prevent and measures to overcome incidents, then submitting them to the provincial/municipal Peoples Committees for approval.

2. Coordinating with the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services in gathering, transporting and treating solid and hazardous wastes in the industrial parks under their respective management.

3. Directing, guiding and urging industrial parks under their respective management to organize the work of protecting the environment in industrial parks.

Article 36.-The industrial park infrastructure development companies shall be tasked to monitor, inspect and oversee the discharge of the environmental protection responsibility by industrial-park enterprises, and promptly report to the provincial-level industrial park environment management boards and the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services for handling acts of violation committed by industrial-park enterprises.

Article 37.-The People’s Committees of the provinces and centrally cities where the environment is adversely affected by activities of industrial parks situated in other localities shall have the right and responsibility to submit to functional bodies for consideration and settlement environment pollution problems detected in their respective localities, which are certainly or probably caused by industrial parks in other localities.

Chapter VII

REGIME OF REPORTING ON THE ENVIRONMENT

Article 38.-If in their course of operation the industrial-park enterprises change the production scales and/or technologies or waste-treating technologies, they must immediately report such to the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services, the provincial-level industrial park management boards and the industrial park infrastructure development companies that manage them for the latter to consider, give opinions and conduct additional examination of the environment.

Article 39.-The industrial-park enterprises shall have to periodically report on the actual state of the environment in their establishments to the provincial-level industrial park management boards and the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services and, at the same time, take legal accountability for these reported statistics. Reports shall be made once every six months.

Article 40.-The industrial park infrastructure development companies shall have to periodically report once a year on the actual state of the environment, the situation of performance of the environmental protection work as well as the situation of receipt and operation of investment projects in their industrial parks, with the brief description of the business lines and trades, the capacity scope, total volume and concentration of assorted wastes, and the waste-treating measures, to the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services and the provincial-level industrial park management boards.

Chapter VIII

REGIME OF SUPERVISION AND INSPECTION OF THE ENVIRONMENT IN THE INDUSTRIAL PARKS

Article 41.-The State management bodies in charge of environmental protection shall, within the scope of their respective powers and responsibilities, have to supervise and inspect periodically or unexpectedly production and business activities of the industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises.

Article 42.-The provincial-level industrial park management boards shall have to coordinate with the environment inspectorate of the Ministry of Science, Technology and Environment and/or the provincial/municipal Science, Technology and Environment Services in supervising and inspecting the environment in industrial parks in their respective localities.

Article 43.-The industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises shall have to create favorable conditions and supply adequate and necessary information and materials for the environment supervision and inspection teams in their work.

Article 44.-The environment inspection results shall be sent to the inspected subjects for serving as a basis for remedying violations (if any) and concurrently to the State management agencies in charge of environmental protection and local authorities for use as a basis for monitoring and direction of the settlement thereof.

Article 45.-The industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises that conduct activities in violation of the Regulation on the protection of the environment in the industrial parks must seriously abide by the requests of inspectors within the prescribed time limits.

Chapter IX

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS OF THE REGULATION ON THE PROTECTION OF THE ENVIRONMENT IN INDUSTRIAL PARKS

Article 46.-When detecting environment pollution caused by activities of industrial parks, the State management bodies in charge of environmental protection shall coordinate with the provincial-level industrial park management boards and concerned agencies in investigating and identifying the environment polluters.

Article 47.-The industrial park infrastructure development companies and industrial parks that violate the Regulation on the protection of the environment in the industrial parks shall be subject to administrative sanctions in the field of environmental protection under the Government’s Decree No. 26/CP of April 26, 1996 and current legal documents of the Vietnamese State.

Article 48.-If industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises that deliberately obstruct the environment monitoring, supervision and inspection work, their acts shall be recorded in writing for submission to the provincial/municipal Peoples Committees and/or the Ministry of Science, Technology and Environment for handling decisions.

Article 49.-The time limit set for the industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises to abide by the requests stated in the sanctioning records shall be three months at most. Past the three-month time limit, if these units still fail to strictly abide by the requests stated in the sanctioning records, their failure shall be recorded in writing and proposals shall be made to competent bodies to issue decisions to stop activities violating the environmental protection regulations till these units fully and properly abide by the requests of the inspection teams.

Article 50.-Organizations and individuals shall be entitled to complain and denounce to the State management agencies in charge of environmental protection and concerned bodies about acts of violation of the Regulation on the protection of the environment in industrial parks. The agencies that receive complaints and/or denunciations shall have to consider and settle them according to law provisions.

Article 51.-If organizations and individuals operating in industrial parks record good merits in the environmental protection work, they shall be proposed for commendation by agencies at corresponding levels according to the current commendation regime.

Chapter X

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 52.-This Regulation takes effect 15 days after its signing. All previous regulations contrary to this Regulation shall be hereby annulled.

Article 53.-The provincial/municipal People’s Committees, the functional agencies, the State management agencies in charge of environmental protection, the provincial-level industrial management boards, the industrial park infrastructure development companies and industrial-park enterprises shall have to implement this Regulation.

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER




Pham Khoi Nguyen

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 62/2002/QD-BKHCNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất