Quyết định 2427/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 2427/QĐ-TTg

Quyết định 2427/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2427/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/12/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến 2020, ưu tiên đầu tư làm rõ tiềm năng khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó, ưu tiên hàng đầu cho giai đoạn này là điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Mục tiêu của Chiến lược nhằm hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ; hoàn thành công tác điều tra địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000; đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác và dự trữ quốc gia.
Bên cạnh đó, phải thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050 đối với các khoáng sản: Than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, sắt, chì - kẽm, đồng, thiếc, mangan, cromit, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác.
Thủ tướng cũng chỉ đạo, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau khi chế biến đối với khoáng sản có quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước, tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định2427/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------------
Số: 2427/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2011
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm chỉ đạo
a) Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường;
b) Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia.
c) Thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, sử dụng phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh tế;
d) Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, chi xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản quy mô lớn;
đ) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
2. Chiến lược
Ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản về địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai khác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
3. Mục tiêu
a) Hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ; hoàn thành công tác điều tra địa chất, khoáng sản biển tỷ lệ 1/500.000; đánh giá làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác và dự trữ quốc gia;
b) Thăm dò đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến đến năm 2050 đối với các khoáng sản: Than, urani, titan - zircon, đất hiếm, apatit, sắt, chì - kẽm, đồng, thiếc, mangan, cromit, bauxit, cát thủy tinh và một số khoáng sản khác;
c) Khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản;
d) Chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội;
đ) Khuyến khích hợp tác điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến một số loại khoáng sản ở nước ngoài, ưu tiên các khoáng sản ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng.
4. Định hướng phát triển
a) Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
- Ưu tiên hoàn thành công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 trên diện tích lãnh thổ, các hải đảo; điều tra địa chất khoáng sản biển tỉ lệ 1/500.000, chú trọng công tác điều tra, phát hiện khoáng sản ở các khu vực có cấu trúc địa chất thuận lợi cho tạo quặng;
- Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng: Than nâu ở đồng bằng Sông Hồng; bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên; đất hiếm - urani, chì kẽm ở Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ; liti, vàng ở Trung Trung Bộ; đá hoa trắng ở Bắc Bộ; đá ốp lát ở Trung Bộ; urani và một số loại khoáng sản khác trong các cấu trúc có tiền đề và dấu hiệu thuận lợi đến độ sâu 500 m, một số khu vực đến độ sâu 1.000 m.
b) Thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
- Khoáng sản than: Đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300m đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000m. Đầu tư mới và cải tạo, mở rộng khai thác phần sâu một số mỏ ở bể than Quảng Ninh; cải tạo nâng cấp các khu công nghiệp tuyển than tập trung tại Quảng Ninh, Thái Nguyên đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn môi trường; lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng Sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020;
- Khoáng sản phóng xạ (urani): Hoàn thành thăm dò quặng urani ở các mỏ Pà Lừa - Pà Rồng, Khe Hoa - Khe Cao tại Quảng Nam và một số khu vực có triển vọng khác; nghiên cứu công nghệ, hoàn thiện quy trình chế biến urani kỹ thuật và các giải pháp an toàn trong khai thác, chế biến quặng urani, phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho các Nhà máy điện nguyên tử.
- Khoáng sản kim loại
+ Quặng titan - zircon: Thăm dò, khai thác quy mô lớn cung cấp nguyên liệu cho dự án chế biến sâu tập trung tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến sâu quặng titan (rutil nhân tạo, pigment, titan xốp, titan kim loại) theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Hình thành ngành công nghiệp khai khoáng titan - zircon tương xứng với tiềm năng tài nguyên đã phát hiện. Quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản quốc gia theo giai đoạn tại Bình Thuận để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất.
+ Quặng bauxit: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ bauxit vùng Tây Nguyên, Bình Phước đã được điều tra, đánh giá. Triển khai hoạt động khai thác mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ phục vụ nguyên liệu cho 02 dự án sản xuất alumin tại Lâm Đồng, Đắk Nông. Việc triển khai các dự án khai thác, sản xuất alumin khác tại Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước chỉ thực hiện sau khi 02 dự án trên đi vào hoạt động và được đánh giá hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu khả thi dự án sản xuất nhôm tại Việt Nam để triển khai sau năm 2015.
+ Quặng sắt: Triển khai thăm dò đối với các mỏ có tiềm năng tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Quảng Ngãi. Hoạt động khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng, phục vụ dự án sản xuất gang, thép trong nước, không xuất khẩu quặng sắt.
+ Quặng đất hiếm: Hoàn thành công tác thăm dò đối với các mỏ đất hiếm ở Lai Châu, Lào Cai. Triển khai dự án khai thác, chế biến quặng đất hiếm tại mỏ Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).
+ Quặng đồng: Hoàn thành công tác thăm dò các mỏ đồng tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La. Đầu tư mở rộng cơ sở chế biến đồng kim loại tại Lào Cai. Các dự án khai thác phải gắn với địa chỉ sử dụng cho các dự án chế biến trong nước; không xuất khẩu quặng đồng.
+ Quặng chì - kẽm: Thăm dò phần sâu và khu vực mở rộng các mỏ Chợ Điền, Chợ Đồn nhằm bổ sung trữ lượng quặng cho các dự án đang khai thác; hoàn thành thăm dò các mỏ có tiềm năng ở Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng. Việc khai thác quặng chỉ phục vụ cho dự án chế biến sâu thành kim loại chì, kẽm; không xuất khẩu quặng chì - kẽm. Các khu vực quặng mới phát triển tại Bắc Kạn, Cao Bằng đưa vào khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
+ Quặng mangan: Hoàn thành công tác thăm dò tại khu vực có tiềm năng tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng để khai thác làm nguyên liệu cho dự án chế biến feromangan, mangan điện giải EMD phục vụ nhu cầu trong nước; không xuất khẩu quặng mangan và sản phẩm sau chế biến.
+ Quặng cromit: Căn cứ nhu cầu sử dụng sản phẩm chế biến từ quặng cromit trong các ngành công nghiệp đến năm 2030 để cấp khai thác, chế biến phù hợp với nhu cầu sử dụng; cân đối giữa khai thác với dự trữ quốc gia hình thành khu công nghiệp khai thác, chế biến cromit tại Cổ Định, tỉnh Thanh Hóa. Không xuất khẩu quặng cromit và sản phẩm sau chế biến.
+ Khoáng sản vàng: Chỉ thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc. công tác chế biến quặng vàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước; không thăm dò, khai thác vàng sa khoáng.
+ Đối với các loại khoáng sản kim loại khác: Thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với dự án chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến.
- Khoáng sản không kim loại
+ Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng: Thăm dò, khai thác các mỏ phục vụ các dự án xi măng trong quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đã phê duyệt. Không khai thác đá vôi tại khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan.
+ Khoáng sản đá vôi trắng: Khai thác quy mô lớn và chế biến tập trung đá vôi trắng tại Nghệ An, Yên Bái; hạn chế khai thác quy mô nhỏ; không xuất khẩu đá khối.
+ Khoáng sản làm nguyên liệu gốm sứ - thủy tinh: Thăm dò, khai thác các khu vực kaolinh, felspat tại Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Dương, Bình Phước, Kon Tum phục vụ nguyên liệu dự án sản xuất gạch men, gốm sứ. Thăm dò, khai thác các mỏ cát trắng tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Khánh Hòa phục vụ nguyên liệu cho dự án chế biến thủy tinh, khuôn đúc, men frit, gạch không nung.
+ Khoáng sản làm nguyên liệu ốp lát: Thăm dò, khai thác đá granit, gabro ốp lát tại các tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh và các mỏ đá trầm tích ốp lát tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An phục vụ nhu cầu xây dựng. Không xuất khẩu đá khối.
+ Quặng apatit: Hoàn thành thăm dò mở rộng, thăm dò bổ sung đối với các diện tích đã điều tra. Nghiên cứu công nghệ sử dụng quặng loại 2, để đầu tư các dự án chế biến. Việc cấp phép khai thác mỏ phải gắn với các dự án chế biến, sản xuất phân lân, DAP, sản xuất photpho, phân lân nung chảy; không xuất khẩu quặng apatit. Cân đối nhu cầu sử dụng trong nước để điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
- Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường
Khai thác chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường phải gắn với an toàn lao động, bảo vệ cảnh quan và môi trường. Không khai thác vật liệu xây dựng ở chân sườn đồi, núi, dọc theo các tuyến đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan.
- Các khoáng sản nước nóng, nước khoáng
Đẩy mạnh thăm dò xác định trữ lượng, chất lượng các nguồn nước khoáng, nước nóng để khai thác sử dụng có hiệu quả, hợp lý theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Đối với dầu khí: Thực hiện theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu “Phát triển ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đồng bộ, bao gồm: Tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu”.
c) Hợp tác quốc tế: Ưu tiên hợp tác quốc tế, đầu tư ra nước ngoài trong điều tra, thăm dò, khai thác than, quặng sắt, thạch cao, muối mỏ và các loại khoáng sản khác ở nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác với các nước phát triển để tiếp thu công nghệ tiên tiến trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản và trong khai thác, chế biến quặng đất hiếm, titan - zircon, liti…
5. Các chính sách
a) Chính sách bảo vệ, sử dụng và dự trữ tài nguyên khoáng sản
- Sử dụng tài nguyên khoáng sản đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
- Cân đối để bảo đảm dự trữ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển các ngành kinh tế trước mắt và lâu dài;
- Ưu tiên khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản phục vụ sản xuất trong nước; việc xuất, nhập khẩu khoáng sản theo nguyên tắc cân đối, đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản có quy mô lớn.
b) Chính sách khoa học và công nghệ
- Khuyến khích hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản;
- Tăng cường năng lực, đổi mới thiết bị, công nghệ; có chính sách phát triển nguồn nhân lực trìnn độ cao trong quản lý, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
c) Chính sách đầu tư
- Ưu tiên đầu tư nhằm đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Khuyến khích đầu tư công nghệ khai thác, chế biến sâu và thân thiện với môi trường.
6. Các giải pháp
a) Quản lý và quy hoạch
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; nâng cao năng lực quản lý từ Trung ương đến địa phương;
- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương để đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, tạo cơ chế và tái cấu trúc công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản;
- Xây dựng quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và phù hợp với định hướng của Chiến lược; khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
b) Khoa học và công nghệ
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao bằng nhiều hình thức;
- Từng bước ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, thiết bị hiện đại trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
- Nâng cao năng lực công nghệ khai thác hầm lò ở độ sâu lớn;
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm bảo vệ môi trường và không gây lãng phí tài nguyên.
c) Tài chính
- Hàng năm ưu tiên bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản;
- Điều chỉnh các chính sách tài chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu khoáng sản theo hướng chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản có quy mô lớn;
- Xây dựng cơ chế ưu đãi nghề phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo ổn định phát triển nguồn nhân lực cho điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
d) Bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức và thực hiện theo nội dung Chiến lược khoáng sản và xây dựng các chương trình, nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------------------

No.: 2427/QD-TTg

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, December 22, 2011

 

 

DECISION

APPROVING MINERAL RESOURCES STRATEGY TO 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

--------------------

THE PRIME MINISTER

 

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Law on Minerals No.60/2010/QH12 dated November 17, 2010;

Pursuant to the Resolution No.02-NQ/TW dated April 25, 2011 of the Politburoon strategic orientations for mineral resources and mineral exploitation to 2020, with a vision to 2030;

Pursuant to the strategy of Social-Economic Development in period from 2011 - 2020;

At the proposal of Minister of Natural Resources and Environment,

 

 

DECIDES:

 

 

Article 1.To approve the "Strategy for mineral resources to 2020, with a vision toward 2030" with the main contents as follows:

1. Directive viewpoints

a) Minerals are non-renewable natural resources, to be of the assets of national importance; must be managed, protected, exploited and used rationally, economically and efficiently to meet the requirements of industrialization, modernization of the country, sustainable social - economic development in short-term, long-term and maintenance of defense, security and environmental protection;

b) Survey and evaluation of the mineral resources must be implemented in advance to clarify the potential of mineral resources for planning exploration, exploitation, processing, and use of mineral resources and national reserves.

c) Exploration and mining must be associated with the processing and use in accordance with the potential of each type of mineral and needs of all economic sectors;

d) Processing of minerals must use advanced technology, environmental friendly, producing products of high economic value; primarily for domestic demand, for exporting products after processing with high economic value for large-scale minerals;

đ) To promote international cooperation to absorb modern science and apply advanced technologies in the survey, exploration, mining, and mineral processing.

2. Strategy

To prioritize for investment in basic survey of geological minerals both land and sea and islands in order to clarify the potential mineral resources; exploration and exploitation of minerals associated with processing and efficient use. Balance between exploitation with reserve of minerals, sustainable development of mining industry associated with the environmental protection and ensuring national defense - security.

3. Objectives

a) To complete mapping the geology and mineral survey, rate of 1/50,000 per land area; to complete the geological, sea mineral survey, rate of 1/500,000; and assess to clarify the potential mineral resources for exploitation and the national reserve;

b) To explore to meet the needs of mining and processing to 2050 for the minerals: coal, uranium, titanium - zircon, rare earths, apatite, iron, lead - zinc, copper, tin, manganese, chromites, bauxite , glass sand and some other minerals;

c) Mining of mineral must be associated with processing, creating products of high economic value; to 2020 it shall terminate the facilities processing minerals scattered, outdated technology, low economic efficiency and contaminating environment; forming the industry zones processing minerals concentrated with advanced technology, the scale corresponding to potential of each type of mineral;

d) Only export products after processing of high value for the large-scale mineral. The remaining minerals shall be exploited and processed according to domestic demand to strengthen national mineral resource reserves for use as a basis for sustainable social - economic development;

đ) To encourage cooperation of survey, exploration, exploitation, and processing of some minerals in foreign countries, giving priority to the minerals having the need to use in Vietnam.

4. Development Orientation

a) The basic geological surveys of mineral resources


- To prioritize completion of geological mapping and mineral survey, the rate of 1/50,000 on land area, the islands; geological surveys of sea minerals, the rate of 1/500,000, focusing on survey and detection of minerals in the areas of geological structure favorable for creating ore;

- To assess the overall potential of some important minerals: brown coal in the Red River Delta; bauxite, iron laterite in the West Highlands; rare earth - uranium, lead, zinc in the Northwest, Viet Bac, Central; lithium, gold in the central; white marble in the North; paving stones at Central; uranium and some other minerals in the structures having premise and favorable signs to a depth of 500 m, a number of areas to a depth of 1,000 m.

b) Exploration, mining and processing of minerals

- Coal: To promote the exploration of part deeper than 300m for the mines in coal basins of Quang Ninh, Thai Nguyen, Quang Nam; to select some areas of most potential in the Red River Delta, exploration to the depth of 1,000m. To invest newly and renovate, extend the exploitation of the depth of a number of mines in Quang Ninh coal basin; to upgrade industrial zones of coal preparation in Quang Ninh, Thai Nguyen to ensure environmental safety standards; to select trial mining method in some areas of the Red River Delta coal basin to ensure safe environment, not affecting economic - social development on the ground as a basis for proposing solutions to exploit overall coal basin of the phase after 2020;

- Radioactive mineral (uranium): Complete the exploration of uranium ore in the mines Pa Lua - Pa Rong, Khe Hoa - Khe Cao in Quang Nam and some other potential areas; study technology, perfect the technical uranium processing process and safe measures in mining and processing uranium ore, for the demand of raw materials for nuclear power plants.

- Metallic minerals

+ Ores of titanium - zircon: exploration and exploitation of large-scale to supply raw materials for deep processing projects focused in the region of Luong Son, Binh Thuan province. To speed up the construction of deep processing plants of titanium ores (artificial rutile, pigment, sponge titanium, metallic titanium) by using the advanced technology, not polluting the environment; to form the industry mining titan - zircon corresponding to the potential resources discovered. To plan the national mineral reserve area according to the period in Binh Thuan for implementing the social - economic development projects on the ground.

+ Bauxite ore: Complete the exploration of bauxite mines in the West Highlands - Binh Phuoc that have been surveyed and evaluated. To deploy activities of mining Tan Rai and Nhan Co mines for raw material for 02 projects producing alumina in Lam Dong and Dak Nong. The implementation of other projects of exploration, production of alumina in Lam Dong, Dak Nong and Binh Phuoc is only done after 02 above projects put into operation and assessed that it has economic efficiency. To study feasibility of aluminum production project in Vietnam to deploy after 2015.

+ Iron ore: to deploy exploration for potential mines in the province of Yen Bai, Lao Cai, Son La, Ha Giang, Phu Tho, Bac Kan, Quang Ngai. Exploitation activities must be associated with the using address, for domestic steel, pig-iron production projects, not exporting iron ore.

+ Rare earth ore: Complete the exploration for the rare earth mines in Lai Chau, Lao Cai. Deploy projects mining and processing rare earth ore in the mines Dong Pao (Lai Chau) and Phu Yen (Yen Bai).

+ Copper ore: Complete the exploration of the copper mines in Lao Cai, Lai Chau, Yen Bai, Son La. Investment in expansion of the facilities processing metallic copper in Lao Cai. The mining projects must be associated with the using address for domestic processing projects, not exporting copper ore.

+ Lead - zinc ores: To explore the depth and areas extending the mines in Cho Dien, Cho Don to supplement ore reserves for mining projects; complete exploration of potential mines in Dien Bien and Yen Bai, Tuyen Quang, Ha Giang, Cao Bang. The ore mining is only for deep processing project to metals lead, zinc; not exporting ores of lead - zinc. The new ore regions developed in Bac Kan, Cao Bang shall be put into region of national mineral reserves.

+ Manganese ore: To complete the exploration in the potential areas in provinces of Ha Giang, Tuyen Quang, Cao Bang to exploit for used as raw materials for projects processing feromangan, EMD electrolytic manganese for domestic needs; not exporting manganese ore and post-processing products.

+ Chromite ore: Based on the demand for using products made from chromite ore in the industries to 2030 to supply for mining and processing in accordance with user’s needs; balance between exploitation with the national reserve to form industrial zone mining and processing chromite in Co Dinh, Thanh Hoa province. Not exporting chromite ore processing and and post-processing products.

+ Gold: The exploration and exploitation is made only for the original gold mine. the processing of gold ore must be used advanced technology, without adversely affecting the environment, water source; not exploring and exploiting stream gold.

+ For other types of metallic minerals: Implementation of exploration and exploitation must be associated with deep processing projects primarily serving the domestic demand, not exporting ore and post-processing products.

- Non-metallic minerals

+ Minerals used as raw materials for cement: to explore and exploit the mines for cement projects in the cement industry development plan approved. Not exploiting limestone in the area the mountain side along two sides of national highway to protect the landscape.

+ Chalky limestone: large-scale mining and concentrated processing of chalky limestone in Nghe An, Yen Bai; to limit small-scale mining; not exporting piece stone.

+ Minerals used as ceramic - glass raw materials: to explore and exploit in the areas of kaolinh, feldspar in Tuyen Quang, Yen Bai, Phu Tho, Lao Cai, Quang Binh and Thua Thien Hue and Binh Duong, Binh Phuoc, Kon Tum used as material for producing tile, ceramics. to explore and exploit white sand mines in Quang Ninh, Quang Binh and Thua Thien Hue, Quang Tri and Khanh Hoa used as material for the projects processing glass, molds, glaze frit, adobe brick.

+ Minerals used as paving materials: to explore and exploit granite, gabbro in the provinces of Yen Bai, Thanh Hoa, Nghe An, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa and Ninh Thuan and Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Tay Ninh and quarries of tiles sediments in Cao Bang, Thai Nguyen, Yen Bai, Thanh Hoa, Nghe An for construction needs. Not exporting piece stone.

+ Apatite ore: to complete exploration of expansion, supplementation for the areas surveyed. To research technologies using types II ore, for investment in processing projects. The licensing of mining projects must be associated with processing, producing phosphate fertilizer, DAP, phosphorous production, fused phosphate, not exporting apatite ore; to balance the demand for domestic use to adjust the national mineral reserve regions.

- Group of minerals as common construction materials

Mining and processing of minerals as common construction materials must be associated with occupational safety, protection of landscape and environment. Not mining construction materials at the foot of hillsides, mountains, along the national highways to protect the landscape.

- The hot water mineral, mineral water

To promote exploration to identify reserves and quality of mineral water, hot water for exploring, using efficiently, reasonably according to demands of social and economic development.

- For oil and gas: to implement the development strategy of Vietnam Oil and Gas Industry that was approved by the government with the objective of "developing the petroleum industry into the critical economic - engineering sector, synchronization, including: exploration, exploitation, transportation, processing, storage, distribution, service and import and export."

c) International cooperation: Priorities for international cooperation, investment in foreign countries for investigation, exploration, and exploitation of coal, iron ore, gypsum, rock salt and other minerals overseas. To promote cooperation with developing countries to absorb advanced technology in basic geological surveys of mineral resources, mineral exploration and in mining, processing ores of rare earths, titanium - zirconium, lithium...

5. The policies

a) Policy of protection, use and storage of mineral resources

- Use of mineral resources to ensure savings and efficiency, meeting the requirements of sustainable development;

- Balance to ensure that reserves of mineral resources for the needs of economic development in short and long term;

- Priority to the exploitation, processing and use of minerals for domestic production; the import and export of minerals in the principles of balance and ensuring domestic needs of production; only export products after processing of high economic value to large-scale mineral.

b) Policy of Science and Technology

- To encourage the cooperation of transfer of advanced technology, environmental friendly in mining and processing minerals;

- To strengthen capacity and renewal of equipment and technology; policies of high qualified human resource development in the management, survey, exploration, and processing of minerals.

c) Investment policy

- Priority in investment to accelerate the basic geological surveys of mineral resources;

- To diversify investment capital sources for the basic geological surveys of mineral resources;

- To encourage investment in technology of mining and deep processing, and environmental friendliness.

6. The solutions

a) Management and Planning

- To perfect the system of legal documents on minerals; improve management capacity from the central to local levels;

- To ensure close coordination between central and local levels to speed up inspection and examination of mineral activities; strictly handle law violations in mineral activities, create a mechanism and restructure industry of mining and processing minerals;

- To set up minerals planning according to the provisions of the Mineral Law and in accordance with the orientation of the Strategy; to delineate the areas of national mineral reserves.

b) Science and technology

- To train staffs of science and technology of high qualifications in various forms;

- Step by step apply advanced techniques, modern equipment in the survey, exploration, mining and processing of minerals;

- To improve capacity of pit mining technology in great depth;

- To develop technical standards of equipment, technology of mining, processing minerals in order to protect the environment and not wasting natural resources.

c) Finance

- Annually to prioritize the allocation of sufficient funding from the state budget for the basic geological surveys of mineral resources in accordance with planning, plans approved;

- To increase investment for scientific research and application of new technologies in the field of geological surveys of minerals, exploration, mining and processing of minerals;

- To adjust the financial policies related to the export of minerals in the orientation of only exporting products post-processing of high value for large-scale minerals;

- To set up mechanism of occupational incentives in accordance with specific occupations, to ensure stable development of human resources for survey, exploration, mining and processing of minerals.

d) Environmental Protection

To speed up the inspection and supervision of the implementation of the provisions of law on environmental protection; strictly handle violations according to law.

Article 2. Organization of implementation

The ministries, branches and People s Committees of provinces, cities and other concerned organizations and individuals shall, according to functions, tasks, coordinate to organize and follow content of mineral strategy and develop the programs and duties under the action program of the Government in implementation of Resolution No.02-NQ/TW dated April 25, 2011 of the Political Bureau of the strategic orientation of mineral resource and mining industry to 2020, with a vision toward 2030.

Article 3.This decision takes effect from the date of signing.

Article 4.The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People s Committees of provinces and cities under central authority shall implement this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2427/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 59/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Công nghiệp, Điện lực

văn bản mới nhất