Quyết định 2233/QĐ-TTg Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2233/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2233/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách, Điện lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2233/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, phạm vi Đề án bao gồm 03 phân ngành năng lượng (than, khí và điện lực) giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam.
Trong đó, lộ trình phát triển thị trường khí giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025 đó là cho phép các nhà thầu, chủ đầu tư của dự án khai thác khí mới (Cá Voi Xanh, Lô B,…) lựa chọn đàm phán khí trực tiếp đến các loại hộ tiêu thụ hoặc bán buôn cho PVN/PVGas. Đồng thời, triển khai vận hành mô hình kinh doanh mới đối với các dự án LNG nhập khẩu (các thành phần tham gia nhập khẩu LNG bán khí trực tiếp đến các khách hàng).
Đối với thị trường than, duy trì mô hình cấp than cho các hộ tiêu thụ như hiện nay, cụ thể: Đối với than cho sản xuất điện, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (trừ các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy…; Đối với than cho các hộ khác ngoài điện, thực hiện đấu thầu cạnh tranh hoặc thông qua thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán than với giá biến động theo thị trường…
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định2233/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 2233/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2233/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
____________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000 và ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung sau:
I. PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Phạm vi Đề án bao gồm 03 phân ngành năng lượng (than, khí và điện lực) giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam.
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội.
b) Chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử, thu hút và đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng; đồng thời khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.
c) Phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông giữa các phân ngành than, khí và điện lực; bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định.
d) Thị trường than: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ đối với việc cung cấp than cho sản xuất điện (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh hợp đồng cung cấp than) và xuất khẩu than; từng bước chuyển đổi thị trường than theo hướng thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện giao dịch, mua bán than, cung cấp các dịch vụ cho việc giao dịch, mua bán than tuân thủ quy định và thông lệ của thị trường.
đ) Thị trường khí: Từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí CNG, LPG và LNG: xây dựng lộ trình, vận hành thị trường cạnh tranh phân phối khí hạ nguồn với việc đưa vào áp dụng quy định quyền được thuê và sử dụng hạ tầng của bên thứ ba; tiếp tục thực hiện các cam kết của Chính phủ và cam kết thương mại đã ký đối với các hệ thống thu gom, phân phối khí phát triển trên cơ sở các dự án khai thác khí trong nước.
e) Thị trường điện: Củng cố phát triển mở rộng thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tạo tiền đề vững chắc để chuyển đổi sang giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
II. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG
1. Lộ trình phát triển thị trường khí
a) Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025:
- Duy trì mô hình thị trường khí như hiện tại đối với việc cạnh tranh khâu khai thác và nhập khẩu khí tự nhiên (bằng đường ống) với một đầu mối thu mua tại thượng nguồn đối với mỗi hệ thống khai thác, phân phối khí (trừ các dự án được Chính phủ phê duyệt cơ chế khác trong hợp đồng mua bán khí); cạnh tranh kinh doanh nhập khẩu và phân phối trên thị trường nội địa (không dùng đường ống) đối với LPG, CNG;
- Cho phép các nhà thầu, chủ đầu tư của dự án khai thác khí mới (Cá Voi Xanh, Lô B....) lựa chọn đàm phán bán khí trực tiếp đến các loại hộ tiêu thụ hoặc bán buôn cho PVN/PVGas;
- Triển khai vận hành mô hình kinh doanh mới đối với các dự án LNG nhập khẩu (các thành phần tham gia nhập khẩu LNG bán khí trực tiếp đến các khách hàng);
- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai quyền được thuê và sử dụng hạ tầng bên thứ ba bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần phải được hoàn thiện trước khi triển khai áp dụng;
- Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn về xây dựng và vận hành kho cảng nhập khẩu LNG, các trang thiết bị vận chuyển LNG, bảo đảm về chất lượng, an toàn thiết kế, thi công, xây dựng và vận hành các công trình khí LNG;
- Thị trường khí trong giai đoạn 2021 đến 2025 cần được xây dựng và phát triển trên nguyên tắc phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam) nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; tận dụng kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng sẵn có và tối ưu đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn bắt đầu nhập khẩu LNG; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia đầu tư hạ tầng nhập khẩu LNG để tăng nguồn lực đầu tư, đa dạng nguồn cung ứng khí đốt cho nền kinh tế quốc dân.
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030:
- Từng bước xây dựng mô hình thị trường cạnh tranh phân phối khí đường ống hạ nguồn với việc đưa vào áp dụng quy định quyền được thuê và sử dụng hạ tầng của bên thứ ba. Cơ quan nhà nước xem xét, chỉ đạo việc xây dựng, áp dụng cước phí sử dụng hạ tầng dùng chung và giám sát công tác nhập khẩu, phân phối khí cho điện;
- Tiếp tục thực hiện các cam kết của Chính phủ và cam kết thương mại đã ký, các hệ thống thu gom, phân phối khí phát triển trên cơ sở các dự án khai thác khí trong nước;
- Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành: đồng thời tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực khí đốt.
c) Giai đoạn từ năm 2031 đến hết năm 2045:
- Tiếp tục duy trì thực hiện các cam kết ở cấp Chính phủ và cam kết thương mại đã ký, còn hiệu lực liên quan đến các dự án khai thác khí trong nước và của các nhà đầu tư nước ngoài (nếu có):
- Vận hành đầy đủ thị trường cạnh tranh trong nhập khẩu, phân phối khí đường ống hạ nguồn và quyền được thuê và sử dụng hạ tầng của bên thứ ba; vận hành đồng bộ thị trường khí Việt Nam với thị trường điện Việt Nam;
- Xây dựng bổ sung hành lang pháp lý để hoàn thiện và vận hành tốt thị trường khí cạnh tranh.
2. Lộ trình phát triển thị trường than
a) Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025:
- Duy trì mô hình các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước; tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh than, đặc biệt là nhập khẩu than.
- Duy trì mô hình cấp than cho các hộ tiêu thụ như hiện nay, cụ thể:
+ Đối với than cho sản xuất điện: Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2019, theo đó, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (trừ các nhà máy nhiệt điện BOT được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than hợp pháp để cung cấp trong suốt thời gian tồn tại của nhà máy, đảm bảo cung cấp đủ, ổn định than cho hoạt động của nhà máy thông qua việc ký hợp đồng mua bán than dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tổng công ty Đông Bắc hoặc các doanh nghiệp cung cấp than khác có nguồn than hợp pháp, đảm bảo giá than cạnh tranh, hiệu quả; các đơn vị cung cấp than chịu trách nhiệm cung cấp than ổn định cho các nhà máy điện (đặc biệt là các nhà máy điện BOT được Chính phủ bảo lãnh Hợp đồng cung cấp than) theo hợp đồng đã ký;
+ Đối với than cho các hộ khác ngoài điện: Thực hiện đấu thầu cạnh tranh hoặc thông qua thỏa thuận và ký hợp đồng mua bán than với giá biến động theo thị trường, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật;
+ Đối với than xuất khẩu: Các đơn vị sản xuất than trong nước thực hiện xuất khẩu loại than chất lượng cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng theo chỉ đạo hàng năm của Thủ tướng Chính phủ.
b) Giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030:
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán than được Chính phủ bảo lãnh và các hợp đồng thương mại than đã ký, còn hiệu lực; thực hiện xuất khẩu than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
- Tiếp tục phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong việc khai thác, sản xuất, kinh doanh than trong nước;
- Từng bước hình thành thị trường than với nhiều người bán và nhiều người mua, đa dạng hóa nguồn than (than sản xuất trong nước, pha trộn và nhập khẩu) và các đầu mối cung cấp than cho các hộ tiêu thụ;
- Nghiên cứu, xây dựng công cụ, hành lang pháp lý để tiến tới hoàn thiện, quản lý và vận hành tốt thị trường than cạnh tranh đầy đủ.
c) Giai đoạn từ năm 2031 đến hết năm 2045:
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán than được Chính phủ bảo lãnh và các hợp đồng thương mại than đã ký, còn hiệu lực; thực hiện xuất khẩu than theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
- Vận hành thị trường than cạnh tranh đầy đủ tại các phân khúc thị trường than, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện giao dịch, mua bán than, cung cấp các dịch vụ cho việc giao dịch, mua bán than tuân thủ quy định và thông lệ của thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực than;
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung công cụ, hành lang pháp lý để hoàn thiện, quản lý và vận hành tốt thị trường than cạnh tranh đầy đủ.
3. Lộ trình phát triển thị trường điện
a) Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025: Củng cố, hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh; triển khai xây dựng và đưa vào vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo tiến độ quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
b) Giai đoạn từ năm 2026: Hoàn thiện, phát triển, mở rộng phạm vi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
III. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp tổng thể
a) Giải pháp về tổ chức, quản lý đối với ngành năng lượng:
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành năng lượng nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc và rào cản về mặt pháp lý;
- Hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành năng lượng phù hợp với các giai đoạn phát triển của thị trường năng lượng (khí, than, điện) và chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Các văn bản quy phạm pháp luật cần được cập nhật kịp thời để phù hợp với thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện, đồng thời phải đảm bảo tính thống nhất, tránh những sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các quy định;
- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng với lộ trình cụ thể, phù hợp các giai đoạn phát triển của thị trường năng lượng, đảm bảo tách bạch rõ giữa các lĩnh vực, các khâu mang tính độc quyền tự nhiên với các lĩnh vực, các khâu có tiềm năng cạnh tranh trong ngành năng lượng nhằm nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, không phân biệt đối xử giữa các thành viên tham gia thị trường năng lượng;
- Phát triển thị trường khí, thị trường than gắn liền với chính sách ưu tiên, ổn định nguồn cung cấp khí, than cho sản xuất điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia;
- Xây dựng chính sách thuế, phí hợp lý cho ngành năng lượng, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng.
b) Giải pháp về quy hoạch phát triển ngành năng lượng:
Khẩn trương thực hiện và hoàn thành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nhiệm vụ lập Quy hoạch tại Quyết định số 1743/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ) và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nhiệm vụ lập Quy hoạch tại Quyết định số 1264/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó đảm bảo tính đồng bộ giữa các phương án quy hoạch phát triển các phân ngành than, khí và điện.
c) Giải pháp về giá năng lượng:
- Từng bước đưa giá năng lượng vận hành theo cơ chế thị trường cạnh tranh, đảm bảo phản ánh đúng các chi phí hợp lý hợp lệ, minh bạch, công khai. Nhà nước chỉ điều tiết mức giá, phí đối với các khâu mang tính độc quyền tự nhiên trong ngành năng lượng, hoặc tại các lĩnh vực, khu vực chưa có cạnh tranh;
- Thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ điện phù hợp với các biến động giá trên thị trường than, khí.
d) Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ:
- Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành năng lượng, đẩy mạnh mức độ tự động hóa trong các khâu vận hành, điều khiển các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng năng lượng; tăng cường đầu tư cho công tác thu thập, phân tích thông tin, công tác dự báo thị trường năng lượng.
đ) Giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức, nhân lực và hợp tác quốc tế:
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trong quản lý, tư vấn, vận hành thị trường năng lượng cạnh tranh;
- Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, xây dựng thể chế chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, cho vay ưu đãi, bảo lãnh tín dụng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng.
2. Giải pháp phát triển thị trường khí
a) Bổ sung quy định về thị trường khí vào Luật Dầu khí và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý ngành công nghiệp khí để hỗ trợ hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng các dự án kho nhập khẩu, phân phối LNG trên thị trường và triển khai lộ trình thị trường khí.
b) Bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo thị trường khí đối với Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án trọng điểm về dầu khí, trong đó Bộ Công Thương đóng vai trò Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, để triển khai thực hiện lộ trình thị trường khí Việt Nam.
c) Thúc đẩy công tác đầu tư các dự án đầu tư khai thác mỏ, cơ sở hạ tầng khí, nhập khẩu khí, điện khí, tái hóa khí LNG đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.
3. Giải pháp phát triển thị trường than
a) Thực hiện cơ chế hợp đồng mua bán than dài hạn đối với các hộ tiêu thụ than lớn; phát triển các hợp đồng điện tử mua bán than; nghiên cứu, thử nghiệm niêm yết than trên các sàn giao dịch hàng hóa với các hợp đồng tương lai, phái sinh.
b) Đối với than nhập khẩu: đẩy mạnh nghiên cứu, tìm hiểu nguồn than nhập khẩu làm cơ sở để xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược nhập khẩu than và đầu tư khai thác than ở nước ngoài; xem xét việc tổ chức thực hiện nhập khẩu than thông qua các doanh nghiệp đầu mối có đủ năng lực và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định nhằm phát huy thế mạnh trong đàm phán khi mua than với khối lượng lớn. Nghiên cứu áp dụng chỉ số giá than trong giao dịch nhập khẩu than cụ thể:
- Giai đoạn từ nay đến năm 2025: Nghiên cứu chỉ số than quốc tế phù hợp cho tham chiếu giá than nhập khẩu về Việt Nam;
- Giai đoạn sau năm 2025: Thí điểm áp dụng và tiếp tục hoàn thiện để triển khai chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu nếu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
c) Điều hành giá bán than trong nước theo cơ chế thị trường, đảm bảo bù đắp đủ chi phí có mức lợi nhuận hợp lý cho đơn vị sản xuất than để đáp ứng nhu cầu đầu tư bổ sung duy trì công suất và đầu tư mở rộng tăng sản lượng than, có tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của than sản xuất trong nước.
d) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh than phù hợp nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu theo từng khu vực và vị trí địa lý, đặc biệt là các cảng phục vụ trung chuyển than, nhập khẩu than.
đ) Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ngành than nhằm:
- Thực hiện các dự án khai thác than tại các khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ (khai thác than dưới các công trình dân dụng, công nghiệp, khu vực chứa nước...);
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành than.
e) Hỗ trợ đầu tư phát triển ngành công nghiệp than gắn với đảm bảo an ninh năng lượng thông qua các giải pháp sau:
- Chính sách hỗ trợ đầu tư thăm dò than một cách thích hợp để phát triển tài nguyên than;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cung ứng và nhập khẩu than.
g) Đổi mới, tái cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh than:
- Tiếp tục duy trì tập trung sản xuất than theo mô hình nhóm công ty để có các tập đoàn/tổng công ty lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Sắp xếp các doanh nghiệp sản xuất than theo hướng hợp nhất một số mỏ có cùng khoáng sản khi khai thác xuống sâu nhằm nâng công suất, tăng năng suất và giảm giá thành sản xuất than.
h) Kịp thời điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách tiền lương, chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội, nhà ở, bảo hiểm để thu hút lao động vào làm tại các mỏ than (đặc biệt là các mỏ than hầm lò).
4. Giải pháp phát triển thị trường điện
a) Hoàn thiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh:
- Thực hiện tái cơ cấu ngành điện theo quy định tại Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thị trường bán buôn điện vận hành minh bạch, công bằng, hiệu quả;
- Hoàn thiện các cơ chế vận hành của thị trường điện giao ngay, các cơ chế hỗ trợ vận hành thị trường điện giao ngay và hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường bán buôn điện, đảm bảo thị trường điện vận hành theo đúng mô hình thiết kế đã được phê duyệt.
b) Xây dựng và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh:
- Nghiên cứu, xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường bán lẻ điện cạnh tranh phù hợp với mô hình thiết kế thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được phê duyệt;
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp lý phục vụ vận hành và điều tiết thị trường bán lẻ điện cạnh tranh;
- Rà soát, nghiên cứu điều chỉnh các quy định pháp lý về cơ chế giá bán lẻ điện phù hợp với thị trường bán lẻ điện. Xóa bỏ các rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch, xác định theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương
a) Chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo triển khai xây dựng và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cho đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành than cho phát triển thị trường than, thiết kế mô hình thị trường than phù hợp lộ trình đã phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế chính sách, văn bản pháp lý phục vụ phát triển thị trường năng lượng theo từng giai đoạn.
c) Chủ trì rà soát, hoàn thành các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tái cơ cấu ngành năng lượng, triển khai thực hiện các giải pháp cần thiết để xây dựng và phát triển thị trường năng lượng theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành chính sách giá năng lượng theo cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
đ) Chủ trì xây dựng kế hoạch xuất khẩu than dài hạn, trung hạn, hàng năm đối với các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan rà soát, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế, phí phù hợp với việc hình thành và phát triển thị trường năng lượng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách về tài chính phục vụ xây dựng phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, thí điểm, triển khai áp dụng chỉ số giá than trong giao dịch than nhập khẩu.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương liên quan chỉ đạo giải quyết kịp thời các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ trong công tác cấp phép thăm dò, khai thác than để đảm bảo tiến độ thăm dò, đầu tư xây dựng mỏ và khai thác than phù hợp các quy hoạch liên quan.
b) Nâng cao chất lượng công tác cấp phép thăm dò, khai thác than để đảm bảo doanh nghiệp được cấp phép có đủ năng lực thực hiện hoạt động thăm dò, đầu tư khai thác than. Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thăm dò để đảm bảo độ tin cậy, công tác khai thác đảm bảo khai thác tối đa tài nguyên than gắn với an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
c) Đẩy mạnh đánh giá tổng thể bể than Đông Bắc, điều tra cơ bản tài nguyên than tại bể than sông Hồng để làm cơ sở quy hoạch, triển khai các đề án thăm dò than.
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó có khoáng sản than) đồng bộ, kịp thời với Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
đ) Nghiên cứu đề xuất cơ chế phù hợp để cho phép các doanh nghiệp được tham gia thực hiện công tác điều tra cơ bản tài nguyên than bằng nguồn chi phí của doanh nghiệp; xem xét cấp giấy phép thăm dò đến đáy tầng than để nâng cao hiệu quả các công tác thăm dò than.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ đầu tư thăm dò than, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhập khẩu than, đầu tư ra nước ngoài để khai thác than phục vụ nhu cầu trong nước.
b) Xây dựng cơ chế chính sách cho phép các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được đàm phán, ký kết các hợp đồng dài hạn nhập khẩu các nguồn năng lượng theo giá thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để khai thác than dưới mức -300 bể than Đông Bắc; khai thác và sử dụng hiệu quả bể than đồng bằng sông Hồng; khai thác than dưới các công trình công nghiệp, dân dụng, khu vực chứa nước; khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn than nhiệt lượng thấp và các sản phẩm khác chế biến than.
6. Bộ Giao thông vận tải
a) Cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống cảng biển, luồng lạch, hệ thống giao thông nội địa theo quy định đáp ứng nhu cầu về vận tải, chuyển tải than xuất nhập khẩu, bảo đảm nguyên tắc sử dụng tối ưu quỹ mặt đất, mặt nước bảo đảm phát triển bền vững ngành công nghiệp khí, than và công nghiệp hàng hải trong tổng thể chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.
b) Thỏa thuận quy hoạch chi tiết đối với các cảng biển chuyên dụng nhập khẩu LNG, trung chuyển than nhập khẩu được đề nghị bổ sung vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
7. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Phối hợp, nghiên cứu, hoàn thiện và tổ chức triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp có liên quan đến ngành than và thị trường than.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố và các khu kinh tế, khu công nghiệp, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, mặt biển (nếu có) có tính đến việc xây dựng các dự án công trình ngành công nghiệp khí và than.
b) Ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước để xây dựng các công trình ngành công nghiệp khí và các công trình ngành than.
c) Chịu trách nhiệm về công tác đền bù, tái định cư giải phóng mặt bằng cho các công trình ngành công nghiệp khí, than và điện theo quy định.
d) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan trong quản lý hoạt động sản xuất than theo quy định của pháp luật; rà soát, cập nhật, điều chỉnh kịp thời ranh giới cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản. Xem xét ưu tiên việc khai thác tối đa tài nguyên than trước khi đầu tư xây dựng các công trình kiên cố trên mặt trong quá trình điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
9. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng
a) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khí:
- Doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam) có vai trò chủ chốt trong việc triển khai mô hình kinh doanh khí, đặc biệt là công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu khí cho sản xuất điện và các hộ tiêu thụ khác trên cơ sở phát huy nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có; xây dựng đơn vị có thương hiệu mạnh về kinh doanh khí mang tính quốc tế từng bước phát triển thị trường trong khu vực và thế giới, tham gia sâu rộng vào tất cả các khâu cung ứng của chuỗi giá trị LNG bao gồm đầu tư vào khâu thượng nguồn, hóa lỏng, vận chuyển và kinh doanh;
- Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm triển khai công tác đầu tư, xây dựng các dự án khí theo quy hoạch và chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các doanh nghiệp được Nhà nước giao triển khai Dự án nhập khẩu LNG có trách nhiệm tổ chức xây dựng các cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu LNG; quản lý vận hành và nhập khẩu LNG theo quy định;
- Chủ trì nghiên cứu phương án khai thác, sử dụng các nguồn khí từ mỏ Cá Voi Xanh, Lô B và các mỏ khác: phương án nhập khẩu LNG, tái hóa khí và cung cấp cho hộ tiêu thụ khí hợp lý và đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhu cầu sử dụng; báo cáo Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc và các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than:
- Thực hiện nhiệm vụ khai thác, cung ứng than theo định hướng trong quy hoạch, kế hoạch và hợp đồng với các đơn vị sử dụng than:
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc: Thực hiện tốt vai trò đầu mối trong việc cung cấp than cho nhu cầu tiêu thụ trong nước phù hợp lộ trình phát triển thị trường than; đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.
c) Tập đoàn Điện lực Việt Nam:
- Đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành thị trường điện theo các cấp độ;
- Triển khai thực hiện các quy định, kế hoạch và tái cấu trúc Tập đoàn theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam; Dầu khí Việt Nam; Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER No. 2233/QD-TTg |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, December 28, 2020 |
DECISION
Approving the Scheme on developing a competitive energy market through 2030, with a vision toward 2045
____________
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;
Pursuant to the Electricity Law dated December 03, 2004 and the Law on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Electricity Law dated November 20, 2012;
Pursuant to the Petroleum Law dated July 06, 1993 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Petroleum Law dated June 09, 2000 and June 03, 2008;
Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;
Pursuant to the Government's Resolution No. 98/NQ-CP dated October 03, 2017 promulgating the Government's Action Program to implement the Resolution No. 10-NQ/TW dated June 03, 2017 of the 12th Party Central Committee, at its 5th session, on private economic development has become an important driving force of the socialist-oriented market economy;
Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020, on orientation of Vietnam's national energy development strategy through 2030, with a vision toward 2045;
Pursuant to the Government's Resolution No. 140/NQ-CP dated October 02, 2020, on promulgating the Government’s Action Program on implementing the Political Bureau’s Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020, on orientation of Vietnam's national energy development strategy through 2030, with a vision toward 2045;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
DECIDES:
Article 1. To approve the Scheme on developing a competitive energy market through 2030, with a vision toward 2045, with the following contents:
I. SCOPE AND OBJECTIVES OF THE SCHEME
The scope of the Scheme including 03 energy sub-sectors (coal, gas and electricity) that play an important and key role in the energy production and consumption chain in Vietnam.
1. General objectives:
To build, form and develop a fair competitive energy market (coal, gas, electricity), according to each phase, with the state’s regulation, ensuring national energy security, contributing to meeting the requirements of socio-economic growth and implementing the Party and State's goals and policies, enhancing international integration.
2. Specific objectives:
a) To ensure national energy security, contributing to maintaining security and national defense and developing the country's independent and autonomous economy; to provide sufficient high-quality energy for socio-economic development.
b) Transforming the energy sector into a state-regulated competitive market mechanism, ensuring a healthy, transparent, fair, non-discriminating, appealing competition, and diversification of investment and business methods in the energy sector; at the same time, to rationally and efficiently exploit and use domestic energy resources.
c) To develop a synchronous and interconnected energy market among sub-sectors of coal, gas and electricity; ensuring transparent and market-regulated energy prices.
d) Coal market: To imply the Government's direction on the supply of coal for electricity production (especially BOT thermal power plants with the Government guarantee for coal supply contracts) and coal export; step by step transform the coal market towards a fully competitive market, market participants perform transactions, purchase and sell coal, provide services for coal trading in compliance with market regulations and practices.
dd) Gas market: To gradually build a legal framework as a basis for implementing a competitive business model for CNG, LPG and LNG gas business activities: building a roadmap, operating a competitive market for downstream gas distribution with the application of the regulations on the right to lease and use a third-party infrastructure; continuing to implement the commitments of the Government and the signed commercial commitments for gas collection and distribution systems developed on the basis of domestic gas exploitation projects.
e) The electricity market: To consolidate the development and expansion of the competitive wholesale electricity market; to create a solid premise for transition to fully competitive electricity retail market according to the roadmap approved by the Prime Minister.
II ROADMAP FOR DEVELOPMENT OF THE ENERGY MARKET
1. Roadmap for development of the gas market
a) The period from 2021 to the end of 2025:
- To maintain the current gas market model for the competition of natural gas extraction and import (by pipeline systems) with an upstream purchasing hub for each gas extraction and distribution system (except for projects approved by the Government with other mechanisms in gas sale and purchase contracts); competition in importing and distributing in the domestic market (without using pipes) for LPG, CNG;
- To permit contractors, investors of new gas exploitation projects (Blue Whale, Block B, etc.) to choose to negotiate to sell gas directly to consumers or wholesalers for PVN/PVGas;
- To implement a new business model for imported LNG projects (participants importing LNG sell gas directly to customers);
- To develop and complete a legal framework as a basis for implementing the right to lease and use third-party infrastructure, including technical, commercial and financial provisions, regulations and standard that need to be completed before applying;
- To develop and promulgate a system of technical and safe standards and regulations on construction and operation of LNG warehouses at ports of entry, LNG transport equipment, ensuring quality, design, execution, construction and operation of LNG gas projects;
- Gas market in the period of 2021 to 2025 should be built and developed on the principle of promoting the leading role of specialized state-owned enterprises (Vietnam Oil and Gas Group and PetroVietnam Gas Joint Stock Corporation) in order to ensure national energy security; should take advantage of experience, available infrastructure and optimize investment, especially in the beginning stage of importing LNG; at the same time, encourage foreign and domestic private enterprises to invest in LNG import infrastructure to increase investment resources and diversify gas supplies for the national economy.
b) The period from 2026 to the end of 2030:
- To gradually build a competitive market model for downstream gas distribution by applying regulations on the right to lease and use third-party infrastructure. The state agency shall consider and direct the construction and application of charges for the use of shared infrastructure and supervise the import and distribution of gas for electricity;
- To continue implementing the Government's commitments and signed commercial commitments, gas collection and distribution systems shall be developed on the basis of domestic gas exploitation projects;
- To continue promoting the core role of specialized state-owned enterprises: at the same time, enhance the attraction of foreign and private enterprises to invest and do business in the gas sector.
c) The period from 2031 to the end of 2045:
- To continue maintaining the implementation of commitments at the Government level and signed and valid commercial commitments related to gas exploitation projects in the country and of foreign investors (if any):
- To sufficiently operate the competitive market in import and distribution of downstream gas pipeline and the right to lease and use third-party infrastructure; synchronously operate Vietnam's gas market and Vietnam's electricity market;
- To develop and supplement a legal framework to complete and well operate the competitive gas market.
2. Roadmap for development of the coal market
a) The period from 2021 to the end of 2025:
- To maintain the model of state-owned enterprises which plays a key role in the exploitation, production and trading of coal in the nation; increase attraction of foreign enterprises and private enterprises to invest and do business in coal trading, especially coal import.
- To maintain the current coal supply model for consumers. To be specific:
+ With regard to coal used for electricity production purpose: To comply with the direction of the Prime Minister in the Directive No. 29/CT-TTg dated December 02, 2019, according to which, the investor of coal-fired power plants (except for BOT thermal power plants with the Government guarantee for coal supply contracts) shall be responsible for supplying legal coal sources in the lifetime of the factory; ensuring a sufficient and stable supply of coal for the plant's operation through the signing of long-term, medium-term and short-term coal trading contracts with the Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited. The North Eastern Corporation or other coal suppliers have legal sources of coal, ensuring competitive and efficient coal price; coal suppliers shall be responsible for providing stable coal to power plants (especially for BOT power plants with the Government guarantee for coal supply contracts) under signed contracts;
+ With regard to coal for consumers used for purposes other than electricity: To carry out competitive bidding or approving agreements and signing coal sale and purchase contracts with market fluctuation prices, ensuring compliance with legal regulations;
+ With regard to coal used for export purpose: Types of high-quality coal that is not needed in Vietnam shall be exported by domestic coal-producing units in accordance with the annual direction of the Prime Minister.
b) The period from 2026 to the end of 2030:
- To continue implementing the coal sale and purchase contracts guaranteed by the Government and the signed and valid coal commercial contracts; and export coal under the direction of the Prime Minister;
- To continue boosting the role of state-owned enterprises specialized in taking the core role in domestic coal mining, production and trading in the country;
- To gradually form a coal market with various sellers and buyers, diversify coal sources (coal produced domestically, blended and imported coal) and focal points supplying coal to consumers;
- To research and develop tools and legal framework to complete, manage and operate a fully competitive coal market.
c) The period from 2031 to the end of 2045:
- To continue implementing the coal sale and purchase contracts guaranteed by the Government and the signed and valid coal commercial contracts; export coal under the direction of the Prime Minister;
- To operate a fully competitive coal market in coal market segments, market participants shall conduct transactions, purchase and sell coal, provide services for coal trading in compliance with market regulations and practices; encouraging foreign and private enterprises to invest and do business in the coal sector;
- To review, adjust and supplement tools and legal framework to complete, manage and operate a fully competitive coal market.
3. Roadmap for development of the electricity market
a) The period from 2021 to the end of 2025: To consolidate and complete the competitive electricity wholesale market; build and put into operation the competitive electricity retail market according to the schedule specified in the Prime Minister's Decision No. 63/2013/QD-TTg dated November 08, 2013 on the roadmap, conditions and structure of the electricity industry to form and develop all electricity market levels in Vietnam.
b) The period from 2026 onwards: Completing, developing and expanding the scope of the competitive electricity retail market.
III SOLUTIONS
1. General solutions
a) Solutions regarding organization and management of the energy sector:
- To improve the capacity of the state management apparatus for the energy sector in order to promptly solve legal problems and barriers;
- To complete the legal framework for the energy sector in accordance with the development stages of the energy market (gas, coal, electricity) and policies to boost the development of renewable energy. Legal normative documents must be updated promptly to suit the realities arising in the implementation process, at the same time ensuring consistency, avoiding overlaps or conflicts among regulations;
- To implement the restructuring of the energy sector with a specific roadmap, suitable for the development stages of the energy market, ensuring clear separation between fields, stages of natural monopoly and those with competitive potential in the energy industry in order to improve transparency, efficiency, and non-discrimination among energy market participants;
- To develop gas and coal markets in association with the policy of prioritizing and stabilizing gas and coal supplies for electricity production in order to ensure national energy security;
- To develop an appropriate tax and fee policy for the energy sector, ensuring harmony of state interests, corporate interests and community benefits.
b) Solutions regarding the planning for energy sector development:
To immediately implement and complete the National Energy Master Plan for the period 2021 - 2030, with a vision toward 2050 2050 (Planning tasks prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 1743/QD-TTg dated December 03, 2019) and the National electricity development planning for the period 2021 - 2030, with a vision toward 2045 (Planning tasks prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 1264/QD-TTg dated October 01, 2019), in which ensuring consistency among development planning options for coal, gas and electricity sub-sectors.
c) Solutions regarding energy price:
- To gradually put energy prices to operate according to the competitive market mechanism, ensuring the correct reflection of reasonable, valid, and public costs. The State shall only regulate prices and fees for natural monopolies in the energy industry, or in non-competitive sectors and regions;
- To adjust electricity retail prices in accordance with price fluctuations in coal and gas markets.
d) Solutions regarding science and technology application:
- To promote the application of scientific and technological advances in all fields of the energy industry, boost automation in the operation and control stages of production lines in order to improve production and business efficiency and protect the environment;
- To build energy database; increase investment in information collection and analysis, and energy market forecasting.
dd) Solutions regarding training, awareness raising, human resources and international cooperation:
- To train and develop human resources to meet the demands of management, consulting, and operating the competitive energy market;
- To strengthen international cooperation to attract investment capital, provide technical assistance and boosting technology transfer, develop institutions and policies, train human resources, provide preferential loans, give credit guarantees, and facilitate access to capital from international financial institutions for projects in the energy sector.
2. Solutions regarding development of the gas market
a) To supplement regulations on the gas market to the Petroleum Law and complete the legal document system of the gas industry to support the preparation of investment and construction of warehouse projects for importing and distributing LNG in the market and implementing the gas market roadmap.
b) To add the task of directing the gas market to the State Steering Committee for key oil and gas projects, in which the Ministry of Industry and Trade shall play the role of standing agency of the Steering Committee to implement the Vietnam gas market roadmap.
c) To promote investment in projects of investment in mining, gas infrastructure, import of gas, gas-fired power, LNG boil-off recycling to meet domestic demand.
3. Solutions regarding development of the coal market
a) To implement the long-term coal sale and purchase contract mechanism for large coal consumers; develop electronic contracts for coal trading; research, test coal listing on commodity exchanges with futures, derivative contracts.
b) As for imported coal: To promote research and explore sources of imported coal as a basis for building and implementing the strategy of coal import and investment in coal mining abroad; consider organizing the implementation of coal import through major coal enterprises that are qualified and meet the coal trading conditions as prescribed in order to promote their strengths in negotiation when buying coal in large quantity. To study to apply coal price index to specific coal import transactions. To be specific:
- From now to 2025: To study international coal index suitable for reference price of coal imported to Vietnam;
- The period from 2025 onwards: To pilot and continue completing the implementation of coal price index in import coal transactions if they are appropriate for specific conditions of Vietnam.
To control the domestic coal selling price according to the market mechanism, ensure to fully offset costs with a reasonable profit margin for coal producers to meet the need for additional investment in capacity maintenance and expansion investment to increase coal production, taking into account economic efficiency - the society of domestically produced coal.
d) To build infrastructure for coal production and trading suitable to export and import demands of each region and geographical location, especially ports serving coal transshipment and coal import.
dd) To encourage domestic and foreign enterprises to enter into joint ventures or associate with coal enterprises in order to:
- Carry out coal mining projects in areas where the coal industry has not yet mastered the technology (coal mining under civil, industrial, water storage areas, etc.);
- Invest in infrastructure construction for coal industry development.
e) To support for investment in the development of the coal industry in association with ensuring energy security through the following solutions:
- Policies to support investment in coal exploration in an appropriate manner for coal resource development;
- Investment in the construction of infrastructure for coal production, supply and import.
g) To renovate and restructure coal production and trading organizations:
- To continue focusing on coal production under the model of group companies to create large corporations/corporations capable of competing in domestic and international markets;
- To promote the implementation of the Enterprise Restructuring Scheme approved by competent authorities;
- To arrange coal-producing enterprises in the direction of consolidating a number of mines with the same mineral down deeply in order to increase capacity, productivity, and reduce coal production costs.
h) To timely adjust and supplement the salary, health care, social welfare, housing, and insurance mechanisms and policies to attract workers to work in coal mines (especially pit coal mines).
4. Solutions regarding development of the electricity market
a) To complete the competitive electricity wholesaling market;
- To implement the restructuring of the electricity industry according to the Prime Minister's Decision No. 168/QD-TTg dated February 07, 2017, ensuring the transparent, fair and efficient operation of the electricity wholesale market;
- To complete the operating mechanisms of the spot electricity market, support mechanisms for the operation of the spot electricity market, and the information technology infrastructure system serving the wholesale electricity market; ensure the electricity market operates in accordance with the approved design model.
b) To build and operate the competitive electricity retail market:
- To study and develop a project to restructure the electricity industry for the competitive electricity retail market in accordance with the approved design model of the competitive electricity retail market;
- To reviewing, supplement and complete legal regulations serving the operation and regulation of the competitive electricity retail market;
- To review, study and adjust legal regulations on electricity retail price mechanism to suit the electricity retail market. To remove barriers to ensure transparent electricity prices, based on the principle of the competitive market in accordance with the Resolution No. 55-NQ/TW dated February 11, 2020 of the Politburo.
Article 2. Organization of implementation
1. The Ministry of Industry and Trade shall
a) Take responsibility for managing and directing the construction and development of a competitive energy market through 2030, with a vision toward 2045. Build and submit to the competent authorities for consideration and approval of projects on coal industry restructuring for coal market development; and designing coal market models in line with the approved roadmap.
b) Preside over, and cooperate with related ministries and branches in, elaborating, amending, supplementing, submitting to competent authorities for promulgation, or promulgating according to competence mechanisms, policies and legal documents for energy market development in each period.
c) Take the charge in reviewing and completing infrastructure conditions, restructuring the energy sector, implementing necessary solutions to build and develop the energy market according to the roadmap approved by the Prime Minister.
d) Preside over, and cooperate with related ministries and branches in, building and submitting to the Government for promulgating a policy on energy prices according to the market mechanism, ensuring the balance of interests between the State, enterprises and consumers.
dd) Take charge of building long-term, medium-term and annual coal export plans for types of coal for which domestic demands do not exist, and submit them to the Prime Minister for consideration and approval.
2. The Ministry of Finance shall
a) Preside over, and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and related ministries and branches in, reviewing and considering legal normative documents on tax and fee policies suitable to the formation and development of the energy market.
b) Preside over, and cooperate with the Ministry of Industry and Trade in, studying and reporting to the Prime Minister financial mechanisms and policies serving the development of the competitive energy market.
c) Preside over, and cooperate with related ministries and branches in, studying, piloting and applying coal price indexes in imported coal transactions.
3. The Ministry of Resource and Environment shall
a) Preside over, and cooperate with relevant local authorities in, directing timely settlement of problems and speeding up the licensing of coal exploration and mining to ensuring the progress of exploration and investment in mine construction and coal mining in accordance with relevant plans.
b) Improve the quality of coal exploration and mining licensing to ensuring licensed enterprises are capable of conducting coal exploration and investment. Improve efficiency and strengthen inspection and supervision of exploration to ensuring reliability, and maximum exploitation of coal resources associated with labor safety and environmental protection.
c) Promote the overall assessment of the Northeast coal basin, the basic investigation of coal resources in the Red River coal basin as a basis for planning and implementing coal exploration projects.
d) Preside over, and cooperate with related ministries and branches in, speeding up the implementation of the master plan on basic geological surveys of minerals in the 2021 - 2030 period, with a vision toward 2050 (including coal minerals), synchronously and timely with the national energy master plan for the period 2021 - 2030, with a vision toward 2050.
dd) Study and propose suitable mechanisms to allow enterprises to participate in the implementation of the basic investigation of coal resources at their own expenses; consider licensing exploration to the bottom of the coal layer to improve the efficiency of coal exploration.
4. Ministry of Planning and Investment shall
a) Preside over, and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance and related ministries and branches in, building and submitting to competent agencies, under their jurisdiction, to support investment in coal exploration, to build infrastructure for coal import, and invest abroad to exploit coal to serve domestic demand.
b) Develop mechanisms and policies to allow economic groups and state corporations to negotiate and sign long-term contracts to import energy sources at market prices and in line with international practices.
5. The Ministry of Science and Technology shall Develop mechanisms and policies to encourage and promote the research, transfer and application of modern science and technology to mine coal at the depth of below -300 at the Northeast coal basin; exploit and effectively use coal basin in Red River Delta; coal mining under industrial, civil, water storage areas; exploit and efficiently use low-calorific coal resources and other coal products.
6. The Ministry of Transport shall
a) Update, adjust and supply the planning for seaports, canals and inland traffic systems in accordance with regulations to meet demands for coal transport and transshipment of import and export; ensuring the principle of optimal use of land and water surface funds, to ensure the sustainable development of the gas, coal and maritime industry in the overall marine economic strategy of Vietnam.
b) Agree on detailed master plan for specialized seaports importing LNG and transshipment of imported coal which is proposed as an addition to the plan for the development of Vietnam's seaport system.
7. The Ministry of Defence, the Ministry of Public Security, the Ministry of Construction, the Ministry of Science and Technology and the State Bank of Vietnam shall Coordinate, study, complete and organize the implementation of specific tasks and solutions related to the coal industry and the coal market.
8. People’s Committees of provinces and centrally run cities shall
a) Coordinate with state management agencies and enterprises in supplementing and completing the socio-economic development planning of the province, city and economic zones, industrial zones, completing planning on land and sea surface use (if any) taking into account the construction of gas and coal industry projects.
b) Give priority to the reserve of land and water surface for the construction of gas industry works and coal industry works.
c) Take responsibility for compensation, resettlement and site clearance for gas, coal and electricity industry works according to regulations.
d) Closely coordinate with relevant agencies and enterprises in the management of coal production activities in accordance with the law; review, update and promptly adjust the borderline prohibiting and temporarily prohibiting mineral activities. Consider giving priority to the maximum exploitation of coal resources before investing in the construction of surface solid works in the process of adjusting land use planning to serve the socio-economic development.
9. Enterprises operating in the energy industry
a) The Vietnam Oil and Gas Group (Petro Vietnam) and enterprises operating in the gas industry:
- Specialized state-owned enterprises (Vietnam Oil and Gas Group, PetroVietnam Gas Joint Stock Corporation) shall play a key role in implementing gas business models, especially the investment in infrastructure construction, gas import for electricity production and other consumers on the basis of promoting available resources and experience; building a strong brand in the international gas business, step by step developing regional and international markets, participating extensively in all supply stages of the LNG value chain, including investment in upstream, liquefaction, transportation and sales;
- Enterprises shall be responsible for the investment and construction of gas projects according to the planning and investment policy approved by the competent authorities;
- Enterprises assigned by the State to implement the LNG import project shall be responsible for organizing the construction of the infrastructure for LNG import; managing, operating and importing LNG according to regulations;
- To preside over studying plans for exploitation and use of gas resources from Blue Whale, Block B and other miners: including plans to import LNG, recycle gas boil-off and provide gas consumers with reasonable and efficient gas consumption, in accordance with demands; reporting to the Ministry of Industry and Trade for consideration and submission to the Prime Minister.
b) The Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited, North Eastern Corporation and coal mining and trading enterprises shall:
- Conduct coal mining and supply tasks in accordance with the planning schemes, plans and contracts with coal users:
- The Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited and the North Eastern Corporation shall: Conduct well the leading role in supplying coal for domestic consumption in accordance with the roadmap for developing the coal market; invest in power source projects according to assigned tasks.
c) The Vietnam Electricity (EVN) shall:
- Invest and complete the information technology infrastructure system serving the operation of the electricity market by levels;
- Implement regulations, plans and restructuring the Group according to the plan approved by the Prime Minister.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities, Directors General of the Vietnam Electricity, Vietnam Oil and Gas Group, Vietnam National Coal - Mineral Industries Holding Corporation Limited, and related agencies and units shall be responsible for implementing this Decision./.
|
FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây